Tự kỷ là một trong những rối loạn phát triển hay gặp ở trẻ em. Trẻ bị mắc tự kỷ không những phát triển chậm về quan hệ xã hội, ngôn ngữ, giao tiếp, học hành mà còn có những rối loạn hành vi ảnh hưởng lớn đến gia đình và xã hội. Trong vài thập kỷ gần đây các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc tự kỷ tăng nhanh chóng. Tỷ lệ mắc tự kỷ theo Baird và cộng sự (1999) là 3‰ [7]; theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh (CDC) năm 2009 tại Mỹ là 1/110 trẻ sơ sinh sống (6,6‰) [9]. Nghiên cứu của Kim và cộng sự tại Hàn Quốc cho tỷ lệ hiện mắc tự kỷ là 1/38 trẻ (2,6%) [10]. Nghiên cứu mô hình tàn tật ở trẻ em của khoa Phục hồi Chức năng Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2000-2007 cho thấy: số trẻ tự kỷ đến khám năm 2007 tăng gấp 50 lần so với năm 2000; số trẻ tự kỷ đến điều trị năm 2007 tăng gấp 33 lần so với năm 2000. Tỷ lệ trẻ tự kỷ đến khám và được chẩn đoán bệnh muộn tại Bệnh viện Nhi Trung ương còn cao (43,86% trên 36 tháng tuổi) [2]. Cho đến nay ở Việt nam các nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng của trẻ tự kỷ còn hạn chế, chưa có những nghiên cứu mô tả lâm sàng một cách toàn diện ở lứa tuổi nhỏ trước 3 tuổi. Do đó nhiều trẻ tự kỷ còn được phát hiện muộn.Chẩn đoán sớm tự kỷ trước 3 tuổi giúp trẻ có nhiều cơ hội được hội nhập xã hội. Vì vậy, để đưa ra được một số khuyến cáo về việc phát hiện sớm tự kỷ, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu: Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng của trẻ tự kỷ từ 18 tháng đến 36 tháng tuổi.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trang 2KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TIỂU LUẬN NHÓM 15
Thời hạn hoàn thành
Hiệu quả hoàn thàn
h
Nhận xét, đánh giá
1
2410260105
2410260014
Trần Quốc Tuấn
Trương Thị Ánh Quỳnh
Nhóm
chỉnh sửa, tổng hợp
Nội dung hoàn chỉnh của bài tiểu luận
thành đúng thời gian
2
2410260104
2410260137
Hoàng Thu Hiền Kiều Thị Loan
Thư ký Tóm tắt
phần
mở đầu
và nội dung chương
1
Nội dung hoàn chỉnh của bài tiểu luận
thành đúng thời gian
3
2410260067
Trần Ngọc Hiếu
Thành viên
Tóm tắt nội dung chương
2
Nội dung hoàn chỉnh của bài tiểu luận
thành đúng thời gian
4
2410260091
Trần Thị Hoàng
Na
Thành viên
Tóm tắt nội dung chương
3
Nội dung hoàn chỉnh của bài tiểu luận
thành đúng thời gian
Xuân Xanh
Thành viên
Tóm tắt nội dung chương
4
Nội dung hoàn chỉnh của bài tiểu luận
thành đúng thời gian
6
2410260047
Nguyễn Đình Thi
Thành viên
Tóm tắt nội dung chương
5
Nội dung hoàn chỉnh của bài tiểu luận
thành đúng thời gian
7
2410260050
Đặng Thị Hoài An
Thành viên
Tóm tắt nội dung chương
6
Nội dung hoàn chỉnh của bài tiểu luận
thành đúng thời gian
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 7
LỜI CAM ĐOAN 8
DANH MỤC VIẾT TẮT 9
DANH MỤC HÌNH 10
DANH MỤC BẢNG 11
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 12
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài: 1
2 Mục tiêu nghiên cứu: 1
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 1
4 Giải thuyết khoa học: 1
5 Nhiệm vụ nghiên cứu: 2
5.1 Khảo sát thực trạng: 2
5.2 Phân tích yếu tố ảnh hưởng: 2
5.3 Đánh giá phương pháp hỗ trợ: 2
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu: 2
6.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu: 2
6.2 Giới hạn khách thể và đia bàn nghiên cứu: 2
7 Phương pháp nghiên cứu: 3
7.1 Phương pháp luận nghiên cứu: 3
7.2 Phương pháp nghiên cứu: 3
8 Đóng góp mới của đề tài: 4
8.1 Về mặt lý luận 4
8.2 Về mặt thực tiễn: 4
9 Cấu trúc đề tài: 4
NỘI DUNG 5
Chương 1 - Cơ sở lý thuyết và tổng quan tài liệu, trình bày khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân và các phương pháp hỗ trợ trẻ tự kỷ cùng với tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 5
1 Cơ sở lý thuyết và tổng quan tài liệu: 5
1.1 Khái niệm và đặc điểm của trẻ tự kỷ: 5
1.2 Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến trẻ tự kỷ: 5
2 Các phương pháp hỗ trợ và can thiệp cho trẻ tự kỷ 5
3 Tổng quan về tình hình nghiên cứu trẻ tự kỷ trên thế giới và ở Việt Nam: 6
3.1 Nghiên cứu trẻ tự kỷ trên thế giới: 6
Trang 43.2 Nghiên cứu trẻ tự kỷ ở Việt Nam: 6
Chương 2 - Phương pháp nghiên cứu, chi tiết hóa các phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu, đối tượng và mẫu nghiên cứu 6
1 Phương pháp thu thập dữ liệu: 6
1.1 Phương pháp điều tra, khảo sát: 6
1.2 Phương pháp phỏng vấn sâu: 6
1.3 Phương pháp quan sát: 7
2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu: 7
2.1 Phương pháp định lượng: 7
2.2 Phương pháp định tính: 8
3 Đối tượng và mẫu nghiên cứu: 8
3.1 Đối tượng nghiên cứu: 8
3.2 Mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu: 8
3.2.1 Xác định quy mô mẫu: 9
3.2.2 Phương pháp chọn mẫu: 9
3.3.3 Tiếp cận đối tượng: 9
3.3.4 Tính toàn diện và đại diện: 9
Chương 3 - Kết quả nghiên cứu, mô tả thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá hiệu quả các phương pháp can thiệp 9
1 Kết quả nghiên cứu: 9
1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: 9
1.1.1 Tuổi của trẻ được nghiên cứu: 9
1.1.2 Giới tính của trẻ được nghiên cứu: 10
1.1.3 Dân tộc của trẻ được nghiên cứu 11
1.1.4 Nơi ở, gia đình của trẻ được nghiên cứu: 12
1.2 Thực trạng trẻ tự kỷ ở thành phố Đà Lạt: 12
2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ tự kỷ tại thành phố Đà Lạt: 13
2.1 Yếu tố gia đình: 13
2.2 Yếu tố giáo dục: 13
2.3 Yếu tố xã hội: 14
2.4 Yếu tố kinh tế 14
3 Đánh giá hiệu quả của các phương pháp hỗ trợ và can thiệp cho trẻ tự kỷ 15
3.1 Trị liệu hành vi ứng dụng (ABA): 15
3.1.1 Mục đích: 15
3.1.2 Các bước tiến hành phương pháp ABA: 15
Trang 55
3.1.3 Đánh giá phương pháp ABA 15
3.2 Trị liệu ngôn ngữ và giao tiếp: 16
3.2.1 Liệu pháp PROMPT 16
3.2.2 Liệu pháp ACC 16
3.3 Chương trình giáo dục đặc biệt: 17
3.4 Trị liệu nghệ thuật (hội họa trị liệu) và âm nhạc 17
3.4.1 Trị liệu nghệ thuật (hội họa trị liệu): 17
3.4.2 Trị liệu âm nhạc 18
4 Những khó khăn và thách thức trong việc nghiên cứu và can thiệp trẻ tự kỷ tại thành phố Đà Lạt: 19
Chương 4 - Thực trạng thái độ của cha mẹ khi có con bị tự kỷ, nhận thức, tình cảm, hành vi của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ ở Tp Đà Lạt 19
1 Thực trạng thái độ của cha mẹ khi có con bị tự kỷ: 19
2 Nhận thức của các bậc cha mẹ khi có con bị tự kỷ ở TP Đà Lạt: 20
2.1 Nhận thức về bản chất của chứng tự kỷ: 20
2.2 Nhận thức của các bậc cha mẹ về nguyên nhân tự kỷ: 22
2.3 Nhận thức của các bậc cha mẹ về biểu hiện của chứng tự kỷ: 22
2.4 Nhận thức của các bậc cha mẹ về khả năng phục hồi ở trẻ tự kỷ: 23
3 Tình cảm của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ ở TP Đà Lạt: 24
3.1 Sự chấp nhận của cha mẹ: 24
3.2 Mong muốn của bậc cha mẹ về con có chứng tự kỷ: 25
4 Hành vi của bậc cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ 25
4.1 Hành vi khắc phục bệnh của trẻ tự kỷ: 25
4.1.1 Yếu tố gia đình: 26
4.1.2 Yếu tố nhà trường: 26
4.1.3 Yếu tố xã hội: 26
4.2 Hành vi trong sinh hoạt hằng ngày đối với con: 27
Chương 5 - Thảo luận, so sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước đó và đề xuất các giải pháp hỗ trợ 27
1 Thảo luận: 27
1.1 So sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước đó: 27
1.2 Bàn luận về những phát hiện quan trọng: 28
2 Đề xuất các giải pháp và chính sách hỗ trợ trẻ tự kỷ tại thành phố Đà Lạt: 28
Chương 6 - Kết luận, kiến nghị, tổng hợp các kết quả và đưa ra các kiến nghị cho các cơ quan chức năng, gia đình và cộng đồng; và cuối cùng là Tài liệu tham khảo, khảo sát và Phụ lục 29
Trang 61 Kết luận và kiến nghị 29
1.1 Kết luận: 29
1.2 Kiến nghị: 29
1.2.1 Đối với các cơ quan chức năng: 29
1.2.2 Đối với gia đình: 29
1.2.3 Đối với cộng đồng: 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
PHỤ LỤC 32
PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI KHẢO SÁT PHỤ HUYNH 32
PHỤ LỤC 3: MẪU QUAN SÁT 35
PHỤC LỤC 4: PHIẾU ĐÁNH GIÁ NĂM DẤU HIỆU “CỜ ĐỎ” 36
PHỤ LỤC 5: PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO BẢNG M-CHAT 37
PHỤ LỤC 6: PHIẾU ĐÁNH GIÁ TỰ KỶ THEO SỔ TAY THỐNG KÊ CHUẨN ĐOÁN DSM-5 39
PHỤ LỤC 8: BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỰ KỶ Ở TRẺ EM (C.A.R.S) 42
Trang 7LỜI CẢM ƠN
Trước hết, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Thạc sĩ “Đinh
Văn Thạch”, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và động viên chúng em trong suốt quá
trình thực hiện đề tài này Sự tận tâm và kiến thức sâu rộng của Thầy đã giúp nhóm em hoàn thiện bài nghiên cứu một cách tốt nhất
Nhóm em
cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy cô trong Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, đã tạo điều kiện và hỗ trợ nhóm em trong quá trình học tập và nghiên cứu
Nhóm em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người đã luôn động viên và hỗ trợ nhóm em về mặt tinh thần cũng như vật chất trong suốt thời gian thực hiện đề tài
Cuối cùng, nhóm em xin cảm ơn các anh/chị trong nhóm nghiên cứu vì đã cùng nhau làm việc chăm chỉ, chia sẻ kiến thức và hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành đề tài này
Một lần nữa, nhóm em xin chân thành cảm ơn tất cả!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 08 năm 2024
Trang 9DANH MỤC VIẾT TẮT
tắt
Nghĩa đầy đủ
Sciences)
Children's Emergency Fund)
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Yếu tố gia đình trong sự phát triển của trẻ tự kỷ 13
Hình 2: Yếu tố giáo dục trong sự phát triển của trẻ tự kỷ 13
Hình 3: Yếu tố xã hội trong sự phát triển của trẻ tự kỷ 14
Hình 4: Yếu tố kinh tế trong sự phát triển của trẻ tự kỷ 14
Hình 5: Các bược tiến hành phương pháp ABA 15
Hình 6: Các trạng thái tâm lý của ba mẹ khi có con bị tự kỷ 19
Hình 7: Mong muốn bậc cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ 25
Hình 8: Mô hình trị liệu giúp trẻ tự kỷ phát triển nhận thức 26
Trang 11DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Phân bố về tuổi của trẻ được nghiên cứu 9
Bảng 2: Phân bố giới tính của trẻ được nghiên cứu 10
Bảng 3: Phân bố về dân tộc của trẻ được nghiên cứu 11
Bảng 4: Phân bố về nơi ở của trẻ được nghiên cứu 11
Bảng 5: Nhận thức các bậc cha mẹ về khái niệm tự kỷ 21
Bảng 6: Nhận thức các bậc cha mẹ về nguyên nhân tự kỷ 22
Bảng 7: Nhận thức các bậc cha mẹ về biểu hiện của chứng tự kỷ 23
Bảng 8: Nhận thức các bậc cha mẹ về các lĩnh vực phát triển của trẻ 24
Bảng 9: Hành vi giúp đỡ bậc cha mẹ trong việc khắc phục bệnh cho con bị tự kỷ 27
Trang 12DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tỷ lệ % phân bố về tuổi của trẻ từ 24 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi 10
Biểu đồ 2: Tỷ lệ % phân bố giới tính của trẻ được nghiên cứu 10
Biểu đồ 3: Tỷ lệ % phân bố về dân tộc của trẻ được nghiên cứu 11
Biểu đồ 4: Tỷ lệ % phân bố nơi ở của trẻ được nghiên cứu 12
Biểu đồ 5: Tổng % nhận thức các bậc cha mẹ về khái niệm tự kỷ 21
Biểu đồ 6: Số lượng và tỷ lệ % nhận thức các bậc cha mẹ về nguyên nhân tự kỷ 22
Biểu đồ 7: Số lượng và tỷ lệ % nhận thức các bậc cha mẹ về biểu hiện của chứng tự kỷ 23
Trang 131 Lý do chọn đề tài:
MỞ ĐẦU
Trẻ tự kỷ là một nhóm đối tượng đặc biệt trong xã hội với những nhu cầu và khó khăn riêng biệt Hiện nay, tỷ lệ trẻ tự kỷ ngày càng gia tăng, đặt ra nhiều thách thức cho gia đình, nhà trường và xã hội trong việc hỗ trợ và can thiệp Thành phố Đà Lạt, một trong những
đô thị phát triển ở miền Trung Việt Nam, cũng không ngoại lệ với tình trạng này Nghiên cứu về trẻ tự kỷ tại đây không chỉ góp phần làm sáng tỏ thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng,
mà còn giúp đề xuất các biện pháp can thiệp hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ và gia đình Do đó, việc chọn đề tài "Nghiên cứu trẻ tự kỷ ở thành phố Đà Lạt" mang tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chính của nghiên cứu là tìm hiểu và đánh giá thực trạng trẻ tự kỷ tại thành phố
Đà Lạt, từ đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ Cụ thể, nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm, hành vi và nhu cầu của trẻ tự kỷ; đánh giá hiệu quả của các phương pháp hỗ trợ và can thiệp hiện nay; và đưa ra các giải pháp cải thiện chất lượng chăm sóc và giáo dục cho trẻ tự kỷ tại địa phương Ngoài ra, nghiên cứu còn mong muốn nâng cao nhận thức của cộng đồng về trẻ tự kỷ, khuyến khích sự tham gia và hỗ trợ từ phía gia đình và xã hội
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các trẻ tự kỷ trong độ tuổi từ 24 tháng tuổi đến
72 tuổi đang sinh sống tại thành phố Đà Lạt
Khách thể nghiên cứu: Trẻ tự kỷ, gia đình trẻ tự kỷ, trường học, trung tâm hỗ trợ trẻ tự
kỷ và cán bộ nhân viên trường tại TP Đà Lạt
4 Giải thuyết khoa học:
Giả thuyết của nghiên cứu này là các yếu tố gia đình, giáo dục, xã hội và kinh tế có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của trẻ tự kỷ tại thành phố Đà Lạt
Trẻ tự kỷ nhận được sự hỗ trợ tích cực từ gia đình sẽ có kỹ năng giao tiếp xã hội tốt hơn Trường học và trung tâm hỗ trợ có chương trình giáo dục đặc biệt sẽ giúp cải thiện hành
vi và kỹ năng của trẻ tự kỷ
Nhận thức và thái độ tích cực từ cộng đồng sẽ giảm bớt sự kỳ thị, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trẻ tự kỷ
Trang 14Điều kiện kinh tế của gia đình ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp cho trẻ tự kỷ
5 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhiệm vụ của nghiên cứu bao gồm:
5.1 Khảo sát thực trạng:
Thu thập và phân tích dữ liệu về số lượng và tình trạng của trẻ tự kỷ tại thành phố Đà Lạt
5.2 Phân tích yếu tố ảnh hưởng:
Xác định và đánh giá các yếu tố gia đình, giáo dục, xã hội và kinh tế ảnh hưởng đến trẻ
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Giới hạn về không gian: Nghiên cứu chỉ giới hạn trong địa bàn thành phố Đà Lạt,
bao gồm các trường học, trung tâm hỗ trợ trẻ tự kỷ và các gia đình có trẻ tự kỷ sinh sống tại
đây Giới hạn về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 6
năm 2023 đến tháng 6 năm 2024, đảm bảo thu thập dữ liệu đầy đủ và chính xác trong giai đoạn này
6.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu tập trung vào:
Đánh giá thực trạng trẻ tự kỷ, các triệu chứng và hành vi đặc trưng
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ tự kỷ
Đánh giá hiệu quả của các phương pháp can thiệp và hỗ trợ hiện nay
Đưa ra các giải pháp và chính sách hỗ trợ cụ thể Các nội dung ngoài phạm vi này, chẳng hạn như nghiên cứu về các rối loạn phát triển khác hoặc các yếu tố môi trường không liên quan trực tiếp đến trẻ tự kỷ, sẽ không được xem xét
6.2 Giới hạn khách thể và đia bàn nghiên cứu:
Giới hạn khách thể: bao gồm việc thu thập dữ liệu từ các trường học, trung tâm hỗ trợ
trẻ tự kỷ và các gia đình có trẻ tự kỷ tại địa phương Nghiên cứu cũng xem xét các yếu tố xã
Trang 15hội, kinh tế và giáo dục ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ tự kỷ, cùng với đánh giá hiệu quả của các phương pháp can thiệp đang được áp dụng
Địa bàn nghiên cứu: Thành phố Đà Lạt, bao gồm các khu vực khác nhau trong thành
phố để đảm bảo tính đại diện và toàn diện của dữ liệu thu thập được
7 Phương pháp nghiên cứu:
7.1 Phương pháp luận nghiên cứu:
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là phương pháp luận khoa học để nhận thức và lí giải các hiện tượng xã hội Nó khẳng định mối quan
hệ tác động lẫn nhau giữa các quá trình xã hội, có tính kế thừa và phát triển trong suốt quá trình
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng, mỗi kết cấu vật chất có muôn vàn mối liên hệ qua lại vớii các sự vật và hiện tượng, quá trình khác của hiện thực, không có mọi sự vật hiện tượng nào trong thế giới khách quan tồn tại riêng rẽ, tách rời mà có mối liên
hệ, tác động qua lại lẫn nhau Khi xem xét mô tả dự án cần chú ý đến bối cảnh xã hội và nhiều yếu tố khác mà nó có liên hệ Mặt khác, chủ nghĩa duy vật biện chứng còn cho rằng các sự vật hiện tượng quá trình cũng như sự phản ánh của chúng luôn biến đổi phát triển không ngừng Vì thế phải đánh giá mô hình theo quá trình vận động và phát triển của nó Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử xem xét các sự vật hiện tượng, các vấn đề xã hội
có tính lịch sử của nó
7.2 Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng kết hợp nhiều phương pháp để đảm bảo tính chính xác và toàn diện Phương pháp điều tra, khảo sát sẽ được sử dụng để thu thập dữ liệu từ các bậc phụ huynh, giáo viên và nhân viên y tế liên quan
Phỏng vấn sâu sẽ giúp làm rõ các vấn đề mà trẻ tự kỷ và gia đình gặp phải trong quá trình chăm sóc và giáo dục
Phương pháp quan sát sẽ được thực hiện tại các trung tâm và trường học để ghi nhận hành vi và phản ứng của trẻ trong các tình huống khác nhau
Dữ liệu thu thập sẽ được phân tích bằng phương pháp định lượng và định tính để đưa ra các kết luận và đề xuất phù hợp
Trang 168 Đóng góp mới của đề tài:
8.1 Về mặt lý luận:
Nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn sâu sắc và toàn diện về các yếu tố ảnh hưởng đến trẻ tự kỷ, đồng thời bổ sung và làm phong phú thêm các lý thuyết về rối loạn phát triển thần kinh Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm cơ sở lý luận cho các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này
8.2 Về mặt thực tiễn:
Nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị cụ thể và khả thi, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ tự kỷ và gia đình họ tại thành phố Đà Lạt Các giải pháp bao gồm nâng cao nhận thức cộng đồng, cải thiện cơ sở hạ tầng hỗ trợ, cung cấp hỗ trợ tài chính và xây dựng các chính sách hỗ trợ từ nhà nước Những đề xuất này có thể áp dụng rộng rãi không chỉ ở
Đà Lạt mà còn ở các khu vực khác có điều kiện tương tự
9 Cấu trúc đề tài:
Đề tài được cấu trúc thành các chương chính như sau:
Chương 1 - Cơ sở lý thuyết và tổng quan tài liệu, trình bày khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân và các phương pháp hỗ trợ trẻ tự kỷ cùng với tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Chương 2 - Phương pháp nghiên cứu, chi tiết hóa các phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu, đối tượng và mẫu nghiên cứu
Chương 3 - Kết quả nghiên cứu, mô tả thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá hiệu quả các phương pháp can thiệp
Chương 4 - Thực trang thái độ của cha mẹ khi có con mang chứng tự kỷ, nhận thức, tình cảm, hành vi của cha mẹ đối với con có chứng tự kỷ ở TP Đà Lạt
Chương 5 - Thảo luận, so sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước đó và đề xuất các giải pháp hỗ trợ
Chương 6 - Kết luận và kiến nghị, tổng hợp các kết quả và đưa ra các kiến nghị cho các
cơ quan chức năng, gia đình và cộng đồng; và cuối cùng là phần Tài liệu tham khảo và Phụ lục
Trang 17NỘI DUNG
Chương 1 - Cơ sở lý thuyết và tổng quan tài liệu, trình bày khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân và các phương pháp hỗ trợ trẻ tự kỷ cùng với tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1 Cơ sở lý thuyết và tổng quan tài liệu:
1.1 Khái niệm và đặc điểm của trẻ tự kỷ:
Tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh đặc trưng bởi sự khiếm khuyết trong giao tiếp
xã hội và hành vi lặp lại Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc hiểu và đáp ứng các tín hiệu xã hội, thiếu kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ và ngôn ngữ, và có những sở thích hạn chế và hành vi lặp đi lặp lại Các đặc điểm này thường xuất hiện trước khi trẻ lên 3 tuổi và kéo dài suốt đời Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của tự kỷ có thể khác nhau rất nhiều giữa các cá nhân
1.2 Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến trẻ tự kỷ:
Nguyên nhân chính xác của tự kỷ vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng có nhiều yếu
tố được cho là góp phần vào sự phát triển của rối loạn này Các yếu tố di truyền, môi trường,
và sinh học đều có thể đóng vai trò quan trọng Nghiên cứu chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa
tự kỷ và một số yếu tố di truyền nhất định Ngoài ra, các yếu tố môi trường như biến đổi khi mang thai, nhiễm trùng và tiếp xúc với các chất độc hại cũng được coi là có thể góp phần Yếu tố sinh học bao gồm sự bất thường trong cấu trúc và chức năng của não cũng đã được nghiên cứu
2 Các phương pháp hỗ trợ và can thiệp cho trẻ tự kỷ:
Có nhiều phương pháp hỗ trợ và can thiệp được áp dụng để giúp trẻ tự kỷ phát triển kỹ năng giao tiếp, xã hội và giảm thiểu hành vi lặp lại Các phương pháp phổ biến bao gồm:
Phương pháp dạy học cấu trúc (TEACCH): TEACCH là Trị liệu và giáo dục trẻ tự kỷ
và những trẻ khiếm khuyết về khả năng giao tiếp
Phương pháp tương tác và giao tiếp với trẻ RLPTK (PESC) :PECS (Picture
Exchange Communication System) là hệ thống giao tiếp thay thế, trong đó người ta sử dụng hình ảnh dưới các hình thức khác nhau thay cho ngôn ngữ để giúp trẻ có thể học
cách giao tiếp
Trị liệu hành vi ứng dụng (ABA): Một phương pháp can thiệp dựa trên nguyên tắc học
hành vi, tập trung vào việc cải thiện các kỹ năng xã hội, giao tiếp và học tập thông qua việc thưởng phạt
Trang 18Trị liệu ngôn ngữ và giao tiếp: Giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp, bao
gồm cả giao tiếp phi ngôn ngữ
Trị liệu nghề nghiệp: Giúp trẻ phát triển các kỹ năng thực tế trong cuộc sống hàng ngày Trị liệu âm nhạc và nghệ thuật: Sử dụng âm nhạc và nghệ thuật để thúc đẩy sự
phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội của trẻ
3 Tổng quan về tình hình nghiên cứu trẻ tự kỷ trên thế giới và ở Việt Nam:
3.1 Nghiên cứu trẻ tự kỷ trên thế giới:
Trên thế giới, nghiên cứu về trẻ tự kỷ đã có những tiến bộ đáng kể, đặc biệt là ở các nước phát triển như Mỹ, Canada, và các nước châu Âu Các nghiên cứu này tập trung vào việc hiểu rõ hơn về nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, và hiệu quả của các phương pháp can thiệp Nhiều chương trình hỗ trợ và can thiệp đã được phát triển và áp dụng rộng rãi, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ tự kỷ và gia đình họ
3.2 Nghiên cứu trẻ tự kỷ ở Việt Nam:
Tại Việt Nam, mặc dù nghiên cứu về trẻ tự kỷ còn hạn chế so với các nước phát triển, nhưng đã có nhiều nỗ lực từ phía các nhà khoa học, nhà giáo dục và các tổ chức xã hội Các nghiên cứu tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào việc xác định tỷ lệ trẻ tự kỷ, đặc điểm của trẻ
tự kỷ tại các địa phương và đánh giá hiệu quả của một số phương pháp can thiệp Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức về nguồn lực, nhận thức của cộng đồng và sự hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng trong việc nghiên cứu và hỗ trợ trẻ tự kỷ
Chương 2 - Phương pháp nghiên cứu, chi tiết hóa các phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu, đối tượng và mẫu nghiên cứu
1 Phương pháp thu thập dữ liệu:
1.1 Phương pháp điều tra, khảo sát:
Phương pháp điều tra, khảo sát là một trong những công cụ chính để thu thập dữ liệu định lượng về trẻ tự kỷ tại thành phố Đà Lạt Các bảng hỏi và phiếu khảo sát sẽ được thiết
kế kỹ lưỡng, bao gồm các câu hỏi về đặc điểm cá nhân của trẻ, các triệu chứng và hành vi đặc trưng của tự kỷ, cũng như các yếu tố môi trường và gia đình có thể ảnh hưởng đến trẻ Phiếu khảo sát sẽ được phát cho các phụ huynh, giáo viên và nhân viên y tế làm việc trực tiếp với trẻ tự kỷ Dữ liệu thu thập sẽ được xử lý và phân tích để rút ra các kết luận về tình hình và các yếu tố ảnh hưởng đến trẻ tự kỷ tại thành phố Đà Lạt
1.2 Phương pháp phỏng vấn sâu:
Phỏng vấn sâu là một phương pháp thu thập dữ liệu định tính quan trọng, cho phép nhà
Trang 19nghiên cứu hiểu rõ hơn về kinh nghiệm và quan điểm của những người trực tiếp chăm sóc
và làm việc với trẻ tự kỷ Các cuộc phỏng vấn sâu sẽ được thực hiện với phụ huynh, giáo viên, và các chuyên gia trong lĩnh vực tự kỷ Các câu hỏi phỏng vấn sẽ tập trung vào những khó khăn và thách thức mà họ gặp phải, hiệu quả của các phương pháp can thiệp hiện có, và các nhu cầu hỗ trợ chưa được đáp ứng Thông qua phỏng vấn sâu, nhà nghiên cứu có thể thu thập được những thông tin chi tiết và sâu sắc hơn về tình hình trẻ tự kỷ tại thành phố Đà Lạt
1.3 Phương pháp quan sát:
Phương pháp quan sát cho phép nhà nghiên cứu trực tiếp ghi nhận hành vi và tương tác của trẻ tự kỷ trong các môi trường tự nhiên như gia đình, trường học và trung tâm hỗ trợ Quan sát sẽ giúp hiểu rõ hơn về cách trẻ tự kỷ tương tác với môi trường xung quanh, các phản ứng của trẻ trong các tình huống khác nhau, và hiệu quả của các phương pháp can thiệp trong thực tế Các tiêu chí quan sát sẽ được xác định rõ ràng và hệ thống, bao gồm các hành vi xã hội, giao tiếp, và các hành vi lặp đi lặp lại của trẻ Kết quả quan sát sẽ được ghi chép chi tiết và phân tích để cung cấp những bằng chứng bổ sung cho các kết luận của nghiên cứu
Cách tiếp cận tổng hợp: kết hợp các phương pháp thu thập dữ liệu đa dạng như điều tra, khảo sát, phỏng vấn sâu và quan sát sẽ giúp đảm bảo tính toàn diện và độ tin cậy của nghiên cứu Việc sử dụng nhiều phương pháp khác nhau cho phép kiểm tra chéo và đối chiếu các thông tin thu thập được, từ đó cung cấp một cái nhìn đầy đủ và chi tiết về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến trẻ tự kỷ tại thành phố Đà Lạt
2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu:
2.1 Phương pháp định lượng:
Phương pháp định lượng sẽ được sử dụng để phân tích các dữ liệu thu thập từ các bảng hỏi và phiếu khảo sát Các công cụ thống kê như SPSS hoặc Excel sẽ được sử dụng để xử lý
dữ liệu Quá trình này bao gồm các bước sau:
Mã hóa dữ liệu: Dữ liệu thu thập từ phiếu khảo sát sẽ được mã hóa và nhập vào phần
mềm phân tích Các biến số sẽ được xác định rõ ràng và mã hóa để tiện cho việc xử lý
Thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ số thống kê cơ bản như trung bình, phương sai, độ
lệch chuẩn để mô tả các đặc điểm chính của mẫu nghiên cứu
Phân tích mối quan hệ: Sử dụng các kỹ thuật như phân tích tương quan, phân tích hồi
quy để xác định các mối quan hệ giữa các biến số, từ đó hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến trẻ tự kỷ
Kiểm định giả thuyết: Sử dụng các kiểm định thống kê như kiểm định t-test, ANOVA
Trang 20để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, xác định xem các khác biệt quan sát được có ý nghĩa thống kê hay không
Trang 212.2 Phương pháp định tính:
Phương pháp định tính sẽ được sử dụng để phân tích dữ liệu từ các cuộc phỏng vấn sâu
và quan sát Quá trình này bao gồm các bước sau:
Ghi âm và phiên âm: Các cuộc phỏng vấn sâu sẽ được ghi âm và sau đó phiên âm chi
tiết để đảm bảo tất cả các thông tin quan trọng được ghi nhận
Mã hóa dữ liệu: Dữ liệu phiên âm sẽ được mã hóa theo các chủ đề và mẫu hành vi
chính, sử dụng phần mềm phân tích định tính như NVivo hoặc Atlas.ti
Phân tích chủ đề: Tìm kiếm các chủ đề chính và các mẫu hành vi từ dữ liệu, xác định
các vấn đề quan trọng mà người tham gia phỏng vấn đã đề cập
So sánh và đối chiếu: So sánh các chủ đề và mẫu hành vi từ các cuộc phỏng vấn khác
nhau để xác định các điểm tương đồng và khác biệt, từ đó rút ra các kết luận chung
Phân tích nội dung: Phân tích nội dung các ghi chép quan sát để hiểu rõ hơn về hành vi
và tương tác của trẻ tự kỷ trong các môi trường khác nhau
Cách tiếp cận tổng hợp: kết hợp các phương pháp định lượng và định tính sẽ giúp cung cấp một cái nhìn toàn diện và chi tiết về tình hình trẻ tự kỷ tại thành phố Đà Lạt Phương pháp định lượng giúp đo lường và phân tích các mối quan hệ giữa các biến số, trong khi phương pháp định tính cung cấp những thông tin sâu sắc về kinh nghiệm và quan điểm của những người tham gia nghiên cứu Việc sử dụng kết hợp cả hai phương pháp này sẽ giúp đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của các kết luận nghiên cứu
3 Đối tượng và mẫu nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các trẻ tự kỷ trong độ tuổi từ 24 tháng tuổi đến
72 tháng tuổi đang sinh sống tại thành phố Đà Lạt Ngoài ra, nghiên cứu còn bao gồm các phụ huynh, giáo viên, và các chuyên gia y tế làm việc trực tiếp với trẻ tự kỷ Việc nghiên cứu này không chỉ tập trung vào các triệu chứng và hành vi của trẻ tự kỷ mà còn xem xét các yếu tố môi trường và gia đình ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ Các đối tượng này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về tình hình và các yếu tố ảnh hưởng đến trẻ tự kỷ tại thành phố Đà Lạt
3.2 Mẫu nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu:
Việc chọn mẫu nghiên cứu sẽ được thực hiện một cách có hệ thống để đảm bảo tính đại diện và độ tin cậy của kết quả nghiên cứu Dưới đây là các bước chọn mẫu cụ thể:
Trang 223.2.1 Xác định quy mô mẫu:
Dựa trên các tiêu chí nghiên cứu và khả năng tiếp cận đối tượng, quy mô mẫu sẽ được xác định sao cho đủ lớn để đảm bảo độ tin cậy của kết quả Dự kiến mẫu nghiên cứu sẽ bao gồm khoảng 100-150 trẻ tự kỷ, cùng với phụ huynh, giáo viên và chuyên gia y tế liên quan
3.2.2 Phương pháp chọn mẫu:
Áp dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng kết hợp với chọn mẫu ngẫu nhiên Trước tiên, các trường học, trung tâm hỗ trợ trẻ tự kỷ và các gia đình có trẻ tự kỷ sẽ được phân tầng theo các tiêu chí như độ tuổi, giới tính, mức độ tự kỷ, và khu vực sinh sống Sau đó, mẫu ngẫu nhiên sẽ được chọn từ mỗi tầng để đảm bảo tính đại diện
3.3.3 Tiếp cận đối tượng:
Liên hệ với các trường học, trung tâm hỗ trợ trẻ tự kỷ và các tổ chức xã hội để thu thập danh sách các đối tượng phù hợp Sau đó, thông qua các cuộc họp và thông báo, mời các phụ huynh và giáo viên tham gia nghiên cứu Đồng thời, các cuộc phỏng vấn và khảo sát sẽ được lên kế hoạch và thực hiện với sự hợp tác của các đối tượng tham gia
3.3.4 Tính toàn diện và đại diện:
Việc chọn mẫu phân tầng kết hợp với chọn mẫu ngẫu nhiên giúp đảm bảo rằng mẫu nghiên cứu đại diện cho các đặc điểm và tình trạng khác nhau của trẻ tự kỷ tại thành phố Đà Lạt Điều này giúp nâng cao tính chính xác và khả năng tổng quát hóa của các kết quả nghiên cứu, từ đó đưa ra các kết luận và đề xuất có giá trị thực tiễn cao
Chương 3 - Kết quả nghiên cứu, mô tả thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá hiệu quả các phương pháp can thiệp
1 Kết quả nghiên cứu:
1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:
1.1.1 Tuổi của trẻ được nghiên cứu:
Trang 23Nhóm tuổi từ 24 đến 36 tháng tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (30.3 %), thấp nhất ở nhóm tuổi
từ trên 60 đến 72 tháng tuổi (18,9%)
Biểu đồ 1: Tỷ lệ % phân bố về tuổi của trẻ từ 24 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi
1.1.2 Giới tính của trẻ được nghiên cứu:
Bảng 2: Phân bố giới tính của trẻ được nghiên cứu
Tỷ lệ nam chiếm 61.6% và tỷ lệ nữ chiếm 38.4%
Trang 24Biểu đồ 2: Tỷ lệ % phân bố giới tính của trẻ được nghiên cứu
1.1.3 Dân tộc của trẻ được nghiên cứu:
Bảng 3: Phân bố về dân tộc của trẻ được nghiên cứu
Trẻ dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 72.3 %, trẻ dân tộc thiểu số chiếm tỷ 27 %
Trang 251.1.4 Nơi ở, gia đình của trẻ được nghiên cứu:
Bảng 4: Phân bố về nơi ở của trẻ được nghiên cứu
Tỷ lệ trẻ sống ở khu vực thành thị chiếm 83,6 %, tỷ lệ trẻ sống ở nông thôn chiếm 16.4 %
Biểu đồ 4: Tỷ lệ % phân bố nơi ở của trẻ được nghiên cứu
1.2 Thực trạng trẻ tự kỷ ở thành phố Đà Lạt:
Trẻ tự kỷ ở thành phố Đà Lạt ngày càng gia tăng về số lượng, với nhiều trường hợp được chẩn đoán muộn dẫn đến việc can thiệp không kịp thời Theo số liệu thu thập được từ các trường học và trung tâm hỗ trợ, tỷ lệ trẻ tự kỷ chiếm khoảng 4-5% tổng số trẻ em trong
độ tuổi từ 24 đến 72 tháng tuổi Đa số trẻ tự kỷ tại thành phố Đà Lạt đều gặp khó khăn trong việc giao tiếp xã hội, biểu hiện qua các hành vi lặp đi lặp lại và sở thích hạn chế Tuy nhiên, việc nhận thức về tự kỷ trong cộng đồng vẫn còn hạn chế, dẫn đến sự kỳ thị và thiếu sự
hỗ trợ cần thiết từ xã hội
Nông thôn 16%
Thành thị 84%
Thành thị Nông thôn
Trang 262 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ tự kỷ tại thành phố Đà Lạt:
Nghiên cứu cho thấy nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ tự kỷ tại thành phố Đà Lạt, bao gồm:
2.1 Yếu tố gia đình:
Mức độ hỗ trợ và chăm sóc từ gia đình đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ Những gia đình có kiến thức và kinh nghiệm về tự kỷ thường có khả năng cung cấp môi trường hỗ trợ tốt hơn
Hình 1: Yếu tố gia đình trong sự phát triển của trẻ tự kỷ 2.2 Yếu tố giáo dục:
Các trường học và trung tâm hỗ trợ có chương trình giáo dục đặc biệt và nhân viên được đào tạo chuyên sâu sẽ giúp trẻ tự kỷ phát triển kỹ năng giao tiếp và xã hội tốt hơn
Trang 283 Đánh giá hiệu quả của các phương pháp hỗ trợ và can thiệp cho trẻ tự kỷ:
Nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả của một số phương pháp hỗ trợ và can thiệp đang được áp dụng tại thành phố Đà Lạt, bao gồm:
3.1 Trị liệu hành vi ứng dụng (ABA):
3.1.1 Mục đích:
ABA cải thiện nhiều mặt của trẻ tự kỷ: nhận thức, quan hệ xã hội, ngôn ngữ, tự phục vụ… Đồng thời phương pháp này cũng nhấn mạnh việc loại bỏ những hành vi tiêu cực và thay thế bằng những hành vi tích cực, giúp trẻ có ứng xử phù hợp với cuộc sống
3.1.2 Các bước tiến hành phương pháp ABA:
Hình 5: Các bước tiến hành phương pháp ABA
Một nhà phân tích hành vi chuyên về tự kỉ được cấp chứng chỉ công nhận sẽ lập, thực hiện và giám sát chương trình can thiệp cho trẻ Các nhà trị liệu, thường được gọi là “những người huấn luyện” (không nhất thiết phải có chứng chỉ) sẽ làm việc trực tiếp hàng ngày với trẻ
3.1.3 Đánh giá phương pháp ABA:
Ưu điểm: Phương pháp ABA có kết quả nhất quán khi dạy những kỹ năng và hành vi
mới cho trẻ tự kỷ Cách dạy rõ ràng, dạy được nhiều kỹ năng Nhiệm vụ được chia thành phần nhỏ, đơn giản Chuyển hóa có hiệu quả hành vi tiêu cực ABA có thể áp dụng ở mọi tình huống, mọi nơi: ở nhà, ở trường học, ở chợ, ở cửa hàng, trên xe, vào giờ ăn cơm, giờ giải trí/giải lao, giờ chơi…
Trang 29Nhược điểm: Khi tiến hành ABA cần nhiều thời gian (30-40 giờ/tuần), cần sự tập trung
công sức, tài chính, có thể kéo dài trong nhiều năm ABA không giúp trẻ đáp ứng với hoàn cảnh mới Người thực hiện ABA cần có chuyên môn
3.2 Trị liệu ngôn ngữ và giao tiếp:
Giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp một cách đáng kể, đặc biệt là trong các trường hợp trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ
Một số phương pháp trị liệu phát triển bằng ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ như sau:
3.2.1 Liệu pháp PROMPT:
Theo thống kê, người ta thấy rằng hơn 60% trẻ tự kỷ phải đối mặt với ít nhất một chứng rối loạn vận động ngôn ngữ, trong đó phổ biến nhất là khả năng sử dụng lời nói chủ ý Trẻ mắc chứng này sẽ bị cản trở rất nhiều trong việc phát âm, phát âm không chuẩn, nói không
rõ ràng hoặc chỉ phát âm các nguyên âm đơn giản
Hầu hết trẻ tự kỷ đều nói chậm, gặp khó khăn trong việc phát âm từ ngữ và giao tiếp bằng lời nói một cách trôi chảy, thậm chí một số trẻ còn không thể nói được câu hoàn chỉnh
và không biết cách đặt câu hỏi Tình trạng này thường liên quan đến cấu trúc của cơ miệng khiến trẻ không thể sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt như bình thường
Đối với những trường hợp này, chuyên gia sẽ ưu tiên áp dụng liệu pháp PROMPT hay còn gọi là tái cấu trúc cơ miệng Mục đích của điều trị PROMPT là hỗ trợ phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường liên quan đến cơ quan phát âm của trẻ, đặc biệt là lưỡi, miệng và dây thanh
3.2.2 Liệu pháp ACC:
ACC là một trong số các chương trình được thiết kế để giúp người khuyết tật trí tuệ hoặc mắc bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng đến lời nói cải thiện khả năng giao tiếp và tương tác bằng lời nói của họ Tùy theo đối tượng cần hỗ trợ, các chuyên gia sẽ xem xét việc áp dụng chương trình ACC ngắn hạn hay dài hạn
Đối với trẻ tự kỷ có rất nhiều cách để áp dụng ACC Bệnh nhân có thể can thiệp để cải thiện khả năng giao tiếp theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng đáp ứng, chi phí và tiên lượng của từng cá nhân
Cụ thể, việc áp dụng ngôn ngữ ký hiệu và hình ảnh có thể giúp tiết kiệm chi phí đáng kể Hoặc sử dụng các thiết bị liên lạc công nghệ cao, phổ biến như máy truyền tải lời nói lại đắt tiền hơn
Trang 30Để tìm ra chương trình ACC phù hợp nhất cho từng tình trạng rối loạn khác nhau thì các chuyên gia sẽ đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ và lời nói của từng chương trình khác nhau Tuy nhiên, trong khi đánh giá cũng cần điều chỉnh để phù hợp cho từng mức độ khác nhau, đảm bảo độ chính xác của kết quả
3.3 Chương trình giáo dục đặc biệt:
Các chương trình giáo dục cá nhân hóa tại các trường học và trung tâm đã giúp nhiều trẻ
tự kỷ có tiến bộ rõ rệt trong học tập và kỹ năng xã hội Khi xây dựng một chương trình giáo dục đặc biệt cho trẻ cần phải đảm bảo việc giúp trẻ học tập và can thiệp để cải thiện tình trạng của trẻ
Các yếu tố chính cần quan tâm trong giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ:
Giúp trẻ phát triển kỹ năng: ngôn ngữ, hành vi, giao tiếp
Cải thiện khả năng thần kinh: các phương pháp y học (châm cứu, xoa bóp, thiết bị y tế…)
Cải thiện thể trạng và tác động đến thần kinh bằng các kỹ thuật sinh học
Các phương pháp can thiệp giáo dục: ABA (Phân tích hành vi ứng dụng), PECS (Hệ thống giao tiếp trao đổi tranh ảnh), TEACCH (Trị liệu và giáo dục trẻ tự kỷ và trẻ khuyết tật
về giao tiếp), SI (Hòa nhập cảm giác), OT (Occupatoin Therapy – Hoạt động tri liệu), Social story (câu chuyện xã hội), Phương pháp “Trị liệu ngôn ngữ và lời nói”, Phương pháp hình thành, Phương pháp xâu chuỗi…
3.4 Trị liệu nghệ thuật (hội họa trị liệu) và âm nhạc:
Đã giúp nhiều trẻ tự kỷ phát triển kỹ năng cảm xúc và xã hội thông qua các hoạt động sáng tạo
Tuy nhiên, hiệu quả của các phương pháp này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức
độ tự kỷ, sự tham gia tích cực của gia đình, và điều kiện thực hiện tại các trung tâm hỗ trợ
3.4.1 Trị liệu nghệ thuật (hội họa trị liệu):
Hội hoạ trị liệu cho trẻ được tham gia vào các hoạt động trị liệu mang đậm tính nghệ thuật Dưới sự hướng dẫn của nhà trị liệu, trẻ sẽ được học cách chơi đùa các màu sắc với nhiều chất liệu khác nhau Rèn luyện khả năng quan sát, bắt chước và tăng khả năng vận động tinh thông qua các bài tập:
Vẽ nối các đường line theo phương pháp Đan Mạch
Tập tô màu tranh vẽ
Trang 31Thư giãn thông qua các hoạt động với sắc màu: chơi ném màu, rảy màu (màu nước, màu sơn, màu acrylic…)
3.4.2 Trị liệu âm nhạc:
Trị liệu âm nhạc là sử dụng hoạt động có tính chất sinh lí, tâm lí và xã hội của Âm nhạc nhằm mục đích khắc phục các khiếm khuyết về tinh thần, thể chất, nâng cao chất lượng cuộc sống và thay đổi các hành vi có vấn đề của trẻ tự kỷ
Một số kỹ thuật được sử dụng để tích hợp trị liệu âm nhạc:
Lợi ích khái quát mà âm nhạc mang lại:
Âm nhạc khuyến khích chuyển động
Âm nhạc thu hút và duy trì sự chú ý
Âm nhạc giúp giải phóng cảm xúc
Mọi người ở mọi mức độ khả năng đều có thể tham gia
Âm nhạc tác động vào tất cả các vùng của não
Âm nhạc tạo điều kiện học tập tốt hơn