Chủ đề: Đánh giá của đồng chí về việc xây dựng và thực hiện mục tiêu toàn dụng nguồn nhân lực của Việt Nam trong bối cảnh tác động của Đại dịch Covid-19 và khuyến nghị giải pháp để nâng cao mức hữu nghiệp cho nền kinh tế trong thời gian tới. Bài làm PHẦN MỞ ĐẦU Khi đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp cận kinh tế tri thức trong điều kiện sự phát triển kinh tế - xã hội chưa cao thì việc xây dựng và thực hiện mục tiêu toàn dụng nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp đổi mới. Đảng ta xác định phải lấy việc thực hiện mục tiêu toàn dụng nguồn nhân lực làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững; là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm phát triển bền vững; là điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng…Hiện nay trước diễn biến tình hình của đại dịch Covid-19 hết sức phức tạp, Đảng và Nhà nước ta đã và đang quan tâm rất nhiều trong việc chỉ đạo công tác phòng, chống dịch với tinh thần và phương châm “chống dịch như chống giặc”; “bảo vệ sức khỏe người dân là trên hết, trước hết”, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, bằng những giải pháp sát tình hình thực tiễn…đến nay nước ta từng bước khống chế được phạm vi tác động của dịch bệnh. Chính vì thế, vấn đề cốt lõi để đảm bảo việc làm bền vững trong bối cảnh đại dịch Covid - 19 là phải thực hiện kịp thời và có hiệu quả các gói hỗ trợ an sinh xã hội đối với với người lao động bị mất việc làm, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, hỗ trợ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp phát triển, giữ được việc làm đã có, tạo ra nhiều việc làm mới; đào tạo, giáo dục lại nghề nghiệp, tăng cường kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động ...Bên cạnh đó để chủ động ứng phó với dịch covid - 19 trong giai đoạn hiện nay là cần chuẩn bị nguồn nhân lực thật tốt, tạo nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, trong giới hạn của bài thu hoạch bản thân xin trình bày một số nội dung cơ bản về việc xây dựng và thực hiện mục tiêu toàn dụng nguồn nhân lực của Việt Nam trong bối cảnh tác động của Đại dịch Covid- 19 đồng thời khuyến nghị một số giải pháp để nâng cao mức hữu nghiệp cho nền kinh tế trong thời gian tới.
Trang 1MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
1 Cơ sở lý luận 1
1.1 Các khái niệm 1 - 2
1.2 Khái quát một số nội dung về mục tiêu giảm thất nghiệp 2- 4
2 Cơ sở thực tiễn 4
2.1 Đánh giá về việc xây dựng và thực hiện mục tiêu toàn dụng nguồn nhân lực của Việt Nam trong bối cảnh tác động của Đại dịch Covid-19 4 - 6 2.2 Những ưu điểm, hạn chế 6
2.2.1 Ưu điểm 6 - 9
2.2.2 Hạn chế 9- 10
3 Một số khuyến nghị giải pháp để nâng cao mức hữu nghiệp cho nền kinh tế trong thời gian tới 9-11
KẾT LUẬN 12
Trang 2Chủ đề: Đánh giá của đồng chí về việc xây dựng và thực hiện mục tiêu toàn
dụng nguồn nhân lực của Việt Nam trong bối cảnh tác động của Đại dịch Covid-19 và khuyến nghị giải pháp để nâng cao mức hữu nghiệp cho nền kinh tế trong thời gian tới
Bài làm PHẦN MỞ ĐẦU
Khi đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp cận kinh tế tri thức trong điều kiện sự phát triển kinh tế - xã hội chưa cao thì việc xây dựng và thực hiện mục tiêu toàn dụng nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp đổi mới Đảng ta xác định phải lấy việc thực hiện mục tiêu toàn dụng nguồn nhân lực làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững; là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm phát triển bền vững; là điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng…Hiện nay trước diễn biến tình hình của đại dịch Covid-19 hết sức phức tạp, Đảng và Nhà nước ta đã và đang quan tâm rất nhiều trong
việc chỉ đạo công tác phòng, chống dịch với tinh thần và phương châm “chống dịch như chống giặc”; “bảo vệ sức khỏe người dân là trên hết, trước hết”, chỉ đạo quyết
liệt, kịp thời, bằng những giải pháp sát tình hình thực tiễn…đến nay nước ta từng bước khống chế được phạm vi tác động của dịch bệnh Chính vì thế, vấn đề cốt lõi để đảm bảo việc làm bền vững trong bối cảnh đại dịch Covid - 19 là phải thực hiện kịp thời và có hiệu quả các gói hỗ trợ an sinh xã hội đối với với người lao động bị mất việc làm, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, hỗ trợ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp phát triển, giữ được việc làm đã có, tạo ra nhiều việc làm mới; đào tạo, giáo dục lại nghề nghiệp, tăng cường kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động Bên cạnh đó để chủ động ứng phó với dịch covid - 19 trong giai đoạn hiện nay là cần chuẩn bị nguồn nhân lực thật tốt, tạo nền tảng vững chắc để phát triển kinh
tế - xã hội Do đó, trong giới hạn của bài thu hoạch bản thân xin trình bày một số nội dung cơ bản về việc xây dựng và thực hiện mục tiêu toàn dụng nguồn nhân lực của Việt Nam trong bối cảnh tác động của Đại dịch Covid- 19 đồng thời khuyến nghị một
số giải pháp để nâng cao mức hữu nghiệp cho nền kinh tế trong thời gian tới
Trang 3PHẦN NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận
1.1 Các khái niệm
* Toàn dụng nguồn nhân lực: là trạng thái của nền kinh tế mà tất cả mọi người
thuộc lực lượng lao động đều có việc làm Nền kinh tế chỉ tồn tại thất nghiệp tự nhiên Chỉ có những người không chấp nhận làm việc ở mức lương chung của thị
trường mới không có việc làm (Nguồn: Từ điển tiếng Việt) Nói cách khác, mục tiêu toàn dụng nguồn nhân lực còn gọi là hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp, tuy cách gọi có khác
nhau nhưng nội hàm của mục tiêu này đều là nâng cao hiệu quả chung của nền kinh
tế bằng cách sử dụng với hiệu quả cao nhất nguồn lao động của quốc gia
* Lực lượng lao động: Theo quan niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) lực
lượng lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi có khả năng lao động được pháp luật qui định, thực tế đang làm việc và những người thất nghiệp
* Độ tuổi lao động ở Việt Nam được quy định trong Bộ luật Lao động (2019) là
từ 15 tuổi trở lên đến thời điểm nghỉ hưu (62 tuổi đối với nam từ năm 2028 trở đi và
60 tuổi đối với nữ từ năm 2035 trở đi) Những người này ở Việt Nam thuộc lực lượng lao động trong độ tuổi lao động.
* Những người không nằm trong lực lượng lao động là những người đủ tuổi lao
động nhưng đang đi học, bị ốm đau, mất sức lao động, tàn tật, nghỉ hưu và những người không có nhu cầu tìm việc làm
* Người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động theo quy định của
pháp luật, có nhu cầu tìm việc làm nhưng hiện không có việc làm Như vậy, một người bị coi là thất nghiệp khi có đủ ba yếu tố: trong độ tuổi lao động; có nhu cầu tìm việc làm; hiện chưa có việc làm
* Việc làm: là hoạt động tạo ra thu nhập và không bị pháp luật cấm (Bộ Luật lao
động Việt Nam)
1.2 Khái quát một số nội dung về mục tiêu giảm thất nghiệp
1.2.1 Các loại thất nhiệp
Trang 4Để có thể đánh giá tình trạng thất nghiệp của nền kinh tế và có chính sách phù hợp đối với từng loại, người ta phân chia thất nghiệp thành nhiều loại, theo nhiều tiêu chí khác nhau
Nếu xét theo nguồn gốc thất nghiệp, có bốn loại thất nghiệp: thất nghiệp dai dẳng (frictional unemployment); thất nghiệp do cơ cấu (structural unemployment); thất nghiệp do thiếu cầu (demand-deficient unemployment); thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường
Nếu xét theo quan điểm hiện đại, có ba loại thất nghiệp: thất nghiệp không tự nguyện; thất nghiệp tự nguyện; thất nghiệp tự nhiên Nếu xét theo thời gian, có hai loại thất nghiệp: thất nghiệp trong ngắn hạn (ngắn hạn là khoảng thời gian, trong đó, giá cả và tiền lương chưa kịp thay đổi, sản lượng tiềm năng của nền kinh tế ở một mức xác định); thất nghiệp trong dài hạn (dài hạn là khoảng thời gian mà giá cả, tiền lương và cả sản lượng tiềm năng của nền kinh tế đã thay đổi)
Phân chia theo các tiêu chí khác, có thất nghiệp theo giói tính, theo lứa tuổi, theo ngành nghề, theo vùng lãnh thổ, theo dân tộc, theo chủng tộc
1.2.2 Đo lường chất lượng việc làm
Để đo lường thất nghiệp, các nhà kinh tế sử dụng tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh
tế Tỷ lệ that nghiệp là tỷ lệ phần trăm (%) sổ người trong tong lực lượng lao động nhưng không có việc làm.
Tỷ lệ thất nghiệp tại một thời điểm quan sát cụ thể là gọi là tỷ lệ thất nghiệp thực tế Tỷ lệ thất nghiệp ở trạng thái cân bằng của thị trường lao động là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
Ở Việt Nam, cơ quan thống kê còn sử dụng nhiều loại chỉ tiêu để đo lường, đánh giá tình trạng thất nghiệp, việc làm trong nền kinh tế: tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, ở nông thôn; tỷ lệ thất nghiệp theo lứa tuổi, theo giới tính, theo ngành nghề, tỷ lệ
sử dụng thời gian lao động ở nông thôn; số việc làm mà nền kinh tế có thể đáp ứng trong thời kỳ (quý, năm, 5 năm)
Trong các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, luôn có các chỉ tiêu về việc làm, thất nghiệp
1.2.3 Tác hại của thất nghiệp
Trang 5* Tổn thất về kinh kế:
Thất nghiệp đưa lại những tác hại vô cùng lớn đối với nền kinh tế Khi nền kinh
tế có tỷ lệ thất nghiệp cao, nền kinh tế sẽ không sản xuất được nhiều hàng hóa mà lẽ
ra những người thất nghiệp sẽ sản xuất ra Khi đó, không những nguồn lực lao động
bị lãng phí, không được sử dụng hết, mà các nguồn lực khác (vốn, tài nguyên, công nghệ) cũng bị bỏ phí Các nhà kinh tế đã cho thấy những tổn thất trong thời kỳ thất nghiệp cao là những lãng phí lớn nhất trong một nền kinh tế hiện đại
* Tổn thất về xã hội:
Những tổn thất về xã hội do thất nghiệp gây ra cũng không kém những tổn thất
về kinh tế, thậm chí khó có thể tính toán hết được những tổn thất về vật chất và tâm
lý của những người thất nghiệp
Tình trạng thất nghiệp cao kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe thể lực của người
bị thất nghiệp và những người trong gia đình họ cũng chịu ảnh hưởng, thậm chí có thể dẫn tới những tình trạng sa sút sức khỏe tinh thần của những người thất nghiệp, xã hội bất ổn vì tệ nạn xã hội nảy sinh
1.2.4 Mục tiêu giảm thất nghiệp
Trong nền kinh tế nào cũng luôn có thất nghiệp, nhưng không phải ở trạng thái nào cũng là xấu đối với nền kinh tế
Trạng thái toàn dụng nhân lực được coi là trạng thái “tốt nhất” đối với nền
kinh tế Đây là trạng thái mà tại đó thị trường lao động ở trạng thái cân bằng Tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Các nhà kinh tế chỉ ra rằng khi đó, nguồn lực lao động được sử dụng có hiệu quả nhất Ở trạng thái này, sản lượng thực tế của quốc gia cũng đạt mức sản lượng tiềm năng của nền kinh tế
Trong ngắn hạn, mục tiêu giảm thất nghiệp trong chính sách của chính phủ là
đưa tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế đạt hoặc gần mức thất nghiệp tự nhiên hay chính
là đưa nền kinh tế về trạng thái toàn dụng nhân lực
Trong dài hạn, mục tiêu của Chính phủ là giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên của
nền kinh tế
Phương thức thực hiện mục tiêu giảm thất nghiệp: Trong ngắn hạn, Chính phủ
có thể loại bỏ thất nghiệp do thiếu cầu bằng những chính sách kinh tế vĩ mô tác động
Trang 6làm tăng tổng cầu Tuy nhiên, mức giảm thất nghiệp do thiếu cầu phụ thuộc chính sách của Chính phủ làm thay đổi thành tố nào của tổng cầu và thay đổi như thế nào Các nhà kinh tế học cũng đã chỉ ra rằng sự thay đổi về tổng cầu và sản lượng dẫn đến
sự thay đổi nhỏ hơn về mức việc làm (hay mức giảm thất nghiệp)
Trong dài hạn, để giảm thất nghiệp tự nhiên, chính sách được Chính phủ ưu tiên là những chính sách trọng cung Theo đó, Chính phủ sử dụng các chính sách tác động vào cả cung lao động và cầu lao động
2 Cơ sở thực tiễn
2.1 Đánh giá việc xây dựng và thực hiện mục tiêu toàn dụng nguồn nhân lực của Việt Nam trong bối cảnh của đại dịch Covid-19
Đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh
tế - xã hội nói chung, nhất là trong lĩnh vực lao động, việc làm Thất nghiệp gia tăng,
số người không có việc làm, thu nhập giảm dẫn đến sự gia tăng các tệ nạn xã hội Một bộ phận không nhỏ công nhân lao động vẫn chưa có việc làm ổn định, phù hợp; điều kiện làm việc ở nhiều doanh nghiệp và đời sống của công nhân lao động chưa được cải thiện, có nơi còn yếu kém, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 xuất hiện và diễn biến phức tạp gần đây đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động đến đời sống, việc làm của nhiều công nhân lao động, đặc biệt ở bộ phận lao động giản đơn
Khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 đang đặt ra nhiều thách thức mới trong thực hiện mục tiêu việc làm bền vững của đất nước Việc xuất hiện dịch bệnh đã làm đứt gãy sự vận hành thông thường của cấu trúc sản xuất và thương mại toàn cầu, ít nhất trong ngắn hạn Các thị trường tiêu thụ lớn đình trệ dẫn tới đứt gãy tạm thời trong chuỗi cung ứng, xảy ra cả ở cấp độ địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu Thị trường lao động thời Covid-19 được đánh giá sẽ có tác động sâu rộng đến kết quả thị trường, việc làm Cung lao động đang giảm vì các biện pháp cách ly và suy giảm hoạt động kinh tế Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến thị trường lao động với số lao động có việc mức giảm mạnh nhất trong 10 năm qua
Tác động của đại dịch Covid-19 tới việc làm của các nhóm lao động không đồng đều và điều này sẽ làm gia tăng bất bình đẳng xã hội Những người bị ảnh hưởng lớn,
Trang 7bao gồm những người được bảo vệ ít hơn và làm những công việc được trả lương thấp, nhất là lao động trẻ và lao động cao tuổi Phụ nữ và lao động di cư cũng thuộc nhóm này Lao động di cư dễ bị tổn thương, vì họ thường không được hưởng đầy đủ quyền lao động và an sinh xã hội Trong khi đó, phụ nữ thường chiếm số đông trong nhóm các công việc lương thấp và các ngành kinh tế bị tác động bởi dịch bệnh
Trong quá trình thực hiện quản lý ban hành các chính sách nhằm đạt mục tiêu toàn dụng nguồn nhân lực trong đại dịch Covid-19, với quyết tâm thực hiện của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thực hiện đạt được rất nhiều kết quả cao nhằm phục hồi nền kinh tế, cụ thể như:
- Ban hành các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động như Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Nghi quyết 126/NQ-CP ngày 08/10/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động
và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 Ngoài ra, Chính phủ còn ban hành các quyết định có liên quan để giải quyết các chế độ có liên quan chi người lao động và người sử dụng lao động Đối với người lao động thì được hỗ một phần trợ cấp để giải quyết lúc khó khăn, giảm bớt gánh nặng cuộc sống lúc đại dịch,
từ đó tăng tổng cầu hàng hóa góp phần giải quyết hàng hóa của doanh nghiệp lúc đại dịch Ngoài các nguồn hỗ trợ của Chính phủ các địa phương ban hành thêm các chính sách hỗ trợ người lao động, vận động xã hội hóa để giữ nguồn lao động tại chỗ trong thời gian phong tỏa, cách ly y tế,…nhằm giảm thiểu tối đa việc giảm thiểu mất nguồn lao động hiện có, tạo tiền đề khi khôi phục sản xuất
- Thực hiện chính sách thuế cho các doanh nghiệp theo Nghị định
92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số
406/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19 Trong đó chú trọng giảm một số loại thuế cho doanh nghiệp gặp khó khăn nhằm duy trì sản xuất, giữ được nguồn lao động hiện có, giảm chi phí sản xuất trong đại dịch, vẫn giữ ổn định giá thành sản phẩm để ổn định nền kinh tế, giữ chân các nhà đầu tư
Trang 8- Chỉ đạo các địa phương chủ động xây dựng các kịch bản, phương án nhằm
thích ứng trong đại dịch như thực hiện ba tại chỗ thời gian đầu khi chúng ta chưa tiêm vắc xin, tỷ lệ tiêm còn thấp, mặc dù cho phí doanh nghiệp có thể tăng lên tuy nhiên giữ được ổn định duy trì sản xuất, người lao động vẫn giữ được việc làm nhằm hạn chế tối đa người bị thất nghiệp
- Thực hiện chính sách thích ứng theo từng thời điểm của dịch bệnh, trong đó
ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” Nghị quyết này góp phần rất lớn trong việc thực hiện tái sản xuất của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh…tạo việc làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tối đa, nhất là các địa phương có người lao động di chuyển về quê nhiều như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương dẫn đến nơi thừa lao động, nơi thiếu lao động thì gây ra tình trạng thất nghiệp và các vấn đề xã hội phức tạp Đối với vấn đề này Chính phủ và các địa phương đã tăng cường nhiều biện pháp như tăng cường ngoại giao để có Vắc xin và tiến hành tiêm trong thời gian sớm nhất góp phần người lao động được tiêm đủ liều
để tham gia lao động sản xuất Ngoài ra, các bộ ngành, các địa phương ban hành các qui định mới để xử lý các trường hợp F0, F1 Cụ thể là Bộ Y tế ban hành nhiều văn bản hướng dẫn trong đó có việc cho thành lập Trạm Y tế lưu động, các trang thiết bị, cho F0 được điều trị tại nhà, F1 được cách ly tại nhà …nhằm giảm chi phí nhà nước
và tạo tâm lý thoải mái cho người dân
2.2 Những ưu điểm, hạn chế
2.2.1 Ưu điểm
Hiện nay, dân số Việt Nam khoảng 98 triệu người, trong đó tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đầu năm 2021 khoảng 68,7%, đây là một lợi thế về số lượng nguồn nhân lực của Việt Nam (Tổng cục Thống kê, 2021) Thực tiễn những năm vừa qua, thị trường lao động Việt Nam đã có những cải thiện nhất định về hệ thống chính sách lao động, việc làm, tạo khung pháp lý để phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của nguồn nhân lực và giải quyết việc làm cho người lao động Kết quả, giai đoạn vừa qua, thị trường lao động đã có nhiều dịch chuyển tích cực Lao động đã dịch chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch
Trang 9vụ; từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức, từ những công việc không ổn định sang những công việc mang tính ổn định, bền vững; từ những ngành nghề đơn giản sang những ngành nghề đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật cao; từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất lao động cao hơn Tuy nhiên, ở khía cạnh này thị trường lao động, việc làm vẫn còn mất cân đối lớn, cung lớn hơn cầu: Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (tháng 5/2021) cho thấy thị trường lao động Việt Nam nhìn chung vẫn là một thị trường dư thừa lao động; chất lượng việc làm chưa cao; phát triển không đồng đều, mất cân đối nghiêm trọng về cung - cầu lao động giữa các vùng, khu vực, ngành nghề kinh tế Lao động phi chính thức, lao động phổ thông vẫn chiếm chủ yếu; lao động đã qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp còn thấp, cơ cấu lao động đã qua đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn Lao động phân bổ không đều, còn bất hợp lý giữa các vùng: Các vùng đất rộng có tỷ trọng lao động thấp (vùng trung du miền núi phía Bắc chỉ chiếm 13,87% lực lượng lao động, Tây Nguyên chiếm 6,25% lực lượng lao động) Những
số liệu này phản ánh phần nào về chất lượng đào tạo của Việt Nam Sinh viên, học viên ra trường thiếu các kỹ năng, chuyên môn cần thiết đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng
Bên cạnh đó, lực lượng lao động tại Việt Nam ngày một già hóa với lao động cao tuổi tăng mạnh, lao động trẻ giảm và không đủ thay thế lực lượng lao động đang già hóa Năm 2019 tuổi bình quân là 41 tuổi, tuổi trung vị là 40 tuổi Có thể thấy, thị trường lao động Việt Nam vẫn là một thị trường dư thừa lao động và phát triển không đồng đều Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng của Việt Nam giai đoạn 2018
- 2019 dao động ở mức 4,0% Đến năm 2020, tỷ lệ này đã tăng lên 5,02% Tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng là chỉ tiêu tổng hợp cho biết mức độ “lệch pha” giữa cung và cầu lao động trên thị trường, phản ánh tình trạng dư về cung lao động Ngoài ra, thời gian gần đây dưới tác động của đại dịch COVID-19, làn sóng lao động trở về quê những ngày qua khiến quan hệ cung - cầu lao động bị mất cân đối cục bộ, nhất là những tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ, nơi đã và đang bị tác động rất lớn bởi đại dịch COVID-19 Theo khảo sát sơ bộ của Bộ LĐ-TBXH, trong khoảng từ tháng 7 đến đầu tháng 10 năm 2021, có khoảng 324 nghìn người trở về quê từ Hà Nội, 292 nghìn người về quê từ TP Hồ Chí Minh và 450 nghìn
Trang 10người trở về từ các tỉnh, thành khác phía Nam Tác động của dịch COVID-19 đã tạo
ra nghịch lý lớn cho thị trường lao động, sẽ thể hiện rõ trong thời gian tới đây đó là