1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tác động của hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại việt nam thực trạng và một số giải pháp kiến nghị

48 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam - Thực trạng và một số giải pháp kiến nghị
Tác giả Lưu Thị Thanh Hải, Cân Chi Mai, Phạm Thị Thi Mỹ, Võ Bảo Nhàn, Phan Tú San, Lé Thi Thu Thao, Hà Tiêu Vân
Người hướng dẫn ThS.NCS. Nguyễn Thế Đức Tam
Trường học Đại Học Kinh tế - Luật
Chuyên ngành Luật Thuế
Thể loại Bài luận
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 4,22 MB

Nội dung

Tại Trung Quốc bao gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập đối với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các xí nghiệp nước ngoài, thuế thu nhập địa phương — được gọi chung là “thuế

Trang 1

⁄ DAI HOC QUOC GIA THANH PHO HO CHi MINH j j

Giang vién: ThS.NCS Nguyễn Thế Đức Tam

Lop hoc phan: 221LT0901

Nhóm: Lưu Thị Thanh Hải

Trang 2

DANH SACH THANH VIEN

Sửa bài, tông hợp Word

3 Phạm Thị Thi Mỹ K195042241 Chuẩn bị nội dung Chương 2 100%

(Mục 2.2.2 + 2.2.3 + 2.2.4)

Sửa bài

(Muc 2.1 + 2.2.1)

Sửa bài, chuẩn bị Powerpoint

5 Phan Tú San K195042256 | Chuẩn bị nội dung Chuong 1 100%

Sua bai

6 Lé Thi Thu Thao K195042258 | Chuẩn bị nội dung Chương 3 100%

(Mục 3.2) Sửa bài

7 Hà Tiêu Vân K195042273 | Chuân bị nội dung Chương 3 (Mục 3.1), phần kết luận 100%

Trang 3

MUC LUC

PHAN MO DAU ooo ccc cssssssssssssssssssusssssssessessessssussusessesessssseseesssssuessssaseatesecseeeses 1

1 Ly do chon dé taie c.cccccccccccccscssssssssssssssesssesssssssssessesseesessssuesseesesseesneeseees 1

2 Mục tiêu nghiên CUru ooo eee cece cec ees eeseeseeeeeeeescesaeseeeceaeeaesaeesensesenenaeeaees 1

3 Đối tượng và pham vi nghiém Cru oo cece ccsesssessesseesesseeseesseeseesteseeeees 1

4, Phuong phap mghién Cuu 2 cece ecceeceeseeseesesseeseceeeeeeaeeaeeaeseeeneenaeeas 2

cô na 2

CHUONG 1: MOT SO VAN DE LY LUAN VE HIEP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUÊ HAI LẢN 2-©22©2S22222EE22E12211271211221.211121 211211 xe 3 _ 1.1, Khái quát chung về đánh thuế hai lần 2- 2552 ©52©22+2S+>xcSe2 3 I4 ga 3

NI 71 a.ớaM 3

1.2 Khái quát chung về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần 4

1.2.1 Khiúi HÍỆHH, 5c 5S SSS22 2222222222212 e 4 1.2.2 Mục tiên của Hiệp đỊH1 ẶẶẶẶẶS SH re 4 1.2.3 Nguyên tắc áp dụng Hiệp định 55 5 SS2ScEererrea 5 1.2.4 Cúc nội dung cơ bản của Hiệp định ằà.ẶẶÀcĂeeeeee 7 CHƯƠNG 2: CƠ CHẾ ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUÊ HAI LẦN TẠI VIỆT NAM 2-©25 222 22122212212211221122112211211211212112 1e 12 Pu ca) nh hố 12

2.1.1 Phạm vỉ lãnh thổ úp dụng, 55-5555 5S SSSSEcErrrrccee 12 2.1.2 Pham vi Abi tong úp dụng 55 55c 2c Si, 12 2.1.3 Phạm vi các logi thuế úp dụng 5-5555 ScScSkcccrrerrrrkee 14 2.2 Phân định quyền đánh thuế đối với các loại thu nhập và tài sản 15

2.2.1 Loại thu nhập (và tài sản) có thé bị đánh thuế không hạn chế tại TAWOC QUO 00080888 15

2.2.2 Loại thu nhập có thể bị đánh thuế với một giới hạn nhất định tại /1/1/158/7//77, 000888 18

2.2.3 Loại thu nhập (và tài sản) không bị đánh thuế tại nước nguồn 23

2.2.4 Loại thu nhập (và tài sản) không bị đánh thuế tại nước cư trú 25

2.2.5 Trường hợp khác — Thu nhập từ tiềm lương hiưu 27 2.3 Biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam 5 52 27

Trang 4

2.3.1 Biện pháp khẩu trừ thuể 55 5S S222 ke 27 2.3.2 Biện pháp khẩu trừ số thuế khoán 55c cccccceceereereee 28 2.3.3 Biện pháp khẩu trừ gián tiếp 5 5S cS SSHereeerkec 29 2.4 Các quy định về thủ tục thực hiện Hiệp định . -2¿ 31

2.4.2 Thi tục thực hiện hiệp địHÌ àằĂĂ he 31 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KÝ KÉT HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUÊ HAI LẦN TẠI VIỆT NAM 22 5-5222<2222212212212212212121212121e re 32 3.1 Thực trạng ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần 32 3.2 Đánh giá chung về việc ký kết và áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lân tại Việt Nam - -Á- À SÀ 2S 2S SH SH TT HH TH HH Hư, 34 3.2.1 Kết quả đạt được 5-55 5c 5S St 2222222121222 xe 34 3.2.3 Đề xuất giải pháp hoàn thiện 5- 55 cccccSesrtrererrrreerreee 39 PHẢN KẾT LUẬN 2-5-S5222 22 21221221121121121121121121121121121121 1 y0 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 2-22 ©52©2222<2EE22E22E22122112212211211 211211 xe 42

Trang 5

PHAN MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng vượt ra ngoài biên giới Việt Nam mà nhanh chóng hội nhập với các quốc gia trên thế giới Tuy nhiên, các công ty đa quốc gia thường gặp phải thách thức đối mặt với nguy cơ bị đánh thuế hai lần khi tham gia vào nền kinh tế của một quốc gia khác Đánh thuế hai lần là một trường hợp bắt lợi liên quan đến việc nộp thuế hai lần cho củng một đối tượng chịu thuế như thu nhập hoặc tải sản ! Theo đó, nhà đầu tư vừa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với quốc gia của mình, lại phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với quốc gia nơi thực hiện đầu tư Đây là một bất cập của thương mại quốc tế, do đó các quốc gia trên thế giới thường tham gia

ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần nhằm tránh việc thu thuế hai lần để đảm bảo quyền lợi của đối tượng cư trú và nhà đầu tư nước ngoài Từ đó, tạo ra một môi trường kinh doanh bình đăng, thuận lợi cho các đối tượng nộp thuế Đồng thời, góp phần xóa bỏ các rào cản về thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, đầu tư, trao đôi thương mại giữa các bên tham gia ký kết Tuy nhiên, trên thực tế vẫn tồn đọng một số bất cập trong việc ký kết và triển khai

áp dụng các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam Chính vì vậy, nhóm tiến hành chọn chủ đề “Tức động của hiệp định tránh đánh thuế lai lần tại Việt Nam - Thực trạng và một số giải pháp kiến nghị) đề nghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua nội dung bài luận, nhóm tập trung nghiên cứu cơ chế áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần của Việt Nam và tác động của các Hiệp định thuế tới không gian chính sách thuế của Việt Nam Đánh giá được thực trạng thực thi pháp luật về vấn đề này, đề từ đó đưa ra những nhận xét, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn trong việc ký kết và áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần https://www.asiabizconsult.com/vi/tin-tuc/266-hiep-dinh-tranh-danh-

Trang 6

Đối tượng nghiên cứu là cơ sở lý luận và cơ chế theo quy định của pháp luật Việt Nam về các Hiệp định tránh thuế hai lần và thực tiễn áp dụng

Về phạm vi nghiên cứu, nhóm tiến hành nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về Hiệp định tránh đánh thuê hai lần thông qua nội dung của Hiệp định, nội dung của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần được xây dựng trên cơ sở mẫu Hiệp định thuế đối với thu nhập và tài sản của Tô chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development, goi tắt là OECD), mot

số các văn bản luật và dưới luật khác có liên quan Để từ đó, đánh giá được thực trạng thực thi pháp luật các tác động của Hiệp định ảnh hưởng đến kinh tế Đồng thời, đưa ra những nhận xét, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư cũng như phân chia quyền lợi

về thuế giữa các quốc gia liên quan

Về không gian nghiên cứu, nhóm tập trung vào thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến Hiệp định trong phạm vi cả nước

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp được sử dụng đan xen với nhau trong suốt quá trình thực hiện bài nghiên cứu bao gồm: phương pháp phân tích, tông hợp, phương pháp diễn giải, quy nạp và phương pháp mô tả

5 Kết cầu đề tài

Bài luận lần lượt bao gồm các phần: Mục lục, phần mở đầu, phần nội dung nghiên cứu, phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo

Phần nội dung nghiên cứu bao gồm các phần như sau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về Hiệp định tránh đánh hai lần

Chương 2: Thực trạng ký kết và cơ chế áp dụng Hiệp định tránh đánh hai lần tại Việt Nam

Chương 3: Tác động của Hiệp định tránh đánh hai lần tại Việt Nam

Trang 7

CHUONG 1: MOT SO VAN DE LY LUAN VE HIEP DINH TRANH

DANH THUE HAI LAN 1.1 Khái quát chung về đánh thuế hai lần

1.1.L Khải niệm

Ủy ban về các vẫn đề thuế của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD đã đưa ra định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về hiện tượng đánh thuế hai lần: “Hiện tượng hai hay nhiều quốc gia áp dụng chồng chéo cùng một loại thuế trên cùng một khoản thu nhập hay tài sản chịu thuế của cùng một kỳ tính thuế làm cho đối tượng đó phải chịu một gánh nặng thuế lớn hơn gánh nặng thuế mà đáng lẽ họ chỉ phải chịu bởi một nước Ngoài ra, còn là hiện tượng khi hai chủ thể nộp thuế của hai quốc gia cùng phải nộp cùng một loại thuế tại từng nước đối với cùng một khoản thu nhập chịu thuế”.?

1.1.2 Nguyên nhân

Có thể thấy, luật thuế của mỗi quốc gia đều được xây dựng dựa trên cơ sở đặc quyền của quốc gia đó Tuy nhiên, trên cơ sở các mối quan hệ quốc tế, thì đặc quyền thu thế của các quốc gia đều dựa trên các nguyên tắc:

Nguyên tắc cư trú: Hai hay nhiều nước đều đánh thuê trên thu nhập toàn cầu của cùng một đối tượng nộp thuế, do đối tượng này được xác định là đối tượng cư trú của các nước nảy;

Nguyên tắc nguồn: Hai hay nhiều nước cùng xác định một khoản thu nhập của một đối tượng nộp thuế phát sinh từ nước mình và cùng đánh thuế trên khoản thụ

nhập đó;

Nguyên tắc kết hợp nguồn và cư trú: Một công ty hay cá nhân là đối tượng cư trú của nước nảy nhưng có thu nhập phát sinh ở nước khác, do đó vừa phải nộp thuế (trên thu nhập toàn cầu) tại nước cư trú, vừa phải nộp thuế đối với khoản thu nhập phát sinh tại nước nguồn

* Phan Lé Nga (2020), Đánh giá Hiệp định Tránh đánh thuế hai lầncủa Việt Nam trong tiến trình hội nhập

kinh tế quốc tê, https://tapchicongthuong.vn/bai- viet/danh-gia-hiep-dinh-tranh-danh-thue-trung-cua-viet-

3

Trang 8

Thông qua giá trị của chỉ s6 nguén (Source index value)? tich hợp tất cả các chỉ

số cơ sở thường trú (Permanent Establishment-PE), khấu trừ thuế (Withholding Tax-WHT) và các chỉ số khác nhằm phản ánh mức độ cân bằng tổng thê của Hiệp định, tại một quốc gia, nếu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần được ký kết có chỉ

số nguồn cao hon, đồng nghĩa với Hiệp định đó có “nguồn thân thiện” hơn, sẽ ưu tiên sử dụng nguyên tắc đánh thuế tại nguồn Ngược lại, nếu một quốc gia ký Hiệp định với chỉ số nguồn thấp sẽ ưu tiên áp dụng nguyên tắc cư trú Với việc toàn cầu hóa nên kinh tế, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng tăng, sự dịch chuyền của lao động từ nước này sang nước khác ngảy càng nhiều, việc đánh thuế hai lần gây ra nhiều vấn đề như rào cản thương mại (không khuyến khích đầu tư xuyên quốc gia), là nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm nghĩa vụ thuế, trỗn lậu thuế của các đối tượng liên quan.” Đề ngăn chặn tác động tiêu cực của việc đánh thuế hai lần trong hoạt động đầu tư quốc tế, các quốc gia tìm cách loại trừ hay giảm bớt vấn

đề trên Các nước thường ký kết Hiệp định song phương — Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập, tài sản; trong đó chủ yếu thỏa thuận việc phân chia quyền đánh thuế của từng nước đối với một số khoản thụ nhập/tài sản của các đối tượng liên quan 1.2 Khái quát chung về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

1.2.1 Khái niệm

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần là điều ước quốc tế được ký kết giữa các chủ thê của luật quốc tế (chủ yếu là quốc gia) nhằm tránh việc đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thu nhập và tài sản

1.2.2 Mục tiên của Hiệp định

Mục tiêu của Hiệp định về cơ bản là thúc đây quan hệ thương mại, đầu tư qua biên giới băng cách loại trừ các rào cản về thuê đôi với các hoạt động này, Hiệp

3 Hearson, M 2016 Measuring tax treaty negotiation outcomes: The ActionAid tax treaties dataset International Centre for Tax and Development Working Paper No 47 Brighton: Institute of Development Studies http://www.ictd.ac/datasets/action-aid-tax-treaties-datasets

* Phan Lê Nga, “Đánh giá Hiệp định Tránh đánh thuê hai lầncủa Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh

tế quốc tế” , https:/tapchicongthuong.vn/bai-viet/danh-gia-hiep-dinh-tranh-danh-thue-trung-cua-vief-nam- trong- -tien-trinh-hoi- nhap-kinh-te-quoc-te-67967.htm, Tạp chí Công thương, truy cập ngày 26/10/2022

5 Tầm quan trọng của Hiệp định tránh đánh thuế bai lần trong giai đoạn toàn cầu hóa,

https: /fmof.gov vn/webcenter/portal/ttpltc/pages _| 1/I/chi-tiet-tin-ttpltc?d DocName=MOFUCM093989, Công thông tin Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, truy cập ngày 22/10/2022

4

Trang 9

định đã phân chia thâm quyền thu thuế của mỗi bên tham gia ký kết nhằm tránh đánh thuế hai lần, phòng chống trồn thuế quốc tế Việc đánh thuế hai lần được xem như là rào cản thương mại đối với việc tự do hóa giao lưu, hợp tác kinh tế, với mục đích loại bỏ trở ngại trên, Hiệp định góp phần thúc đây hoạt động đầu tư, trao đối thương mại, kinh tế giữa các nước ký kết Ngoài ra, Hiệp định còn có mục tiêu tạo

ra cơ chế giải quyết tranh chấp về thắm quyên thu thuế giữa các quốc gia nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế

1.2.3 Nguyên tắc áp dụng Hiệp định

Thông qua Hiệp định thuế, các quốc gia tham gia Hiệp định đã tạo ra được một

cơ chế để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc chấp hành các luật thuế của mỗi Bên liên quan với các giao dịch qua biên giới Cơ chế giải quyết tranh chấp được hình thành theo nguyên tắc thỏa thuận song phương Việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến Hiệp định thuế được tiễn hành trên cơ sở sự thỏa thuận giữa các nhà chức trách có thâm quyền của cả hai bên Đề thực hiện các mục tiêu nảy, các Hiệp định thuế thường thỏa thuận một số nguyên tắc, biện pháp để phân chia,

xác định thắm quyền đánh thuế của từng nước ký kết như:7

( Xác định quyền đánh thuế của nước nơi phát sinh thu nhập đối với một số khoản thu nhập của đối tượng không cư trú;

(i) Giới hạn mức thuế suất đánh trên một số khoản thu nhập từ đầu tư gián tiếp (tiền lãi cô phần, lãi từ tiền cho vay, tiền bản quyền) và phí dịch vụ kỹ thuật của đối tượng không cư trú của nước nơi phát sinh thu nhập Nếu thuế suất theo quy định của luật trong nước cao hơn mức thuế suất quy định tại Hiệp định thuế, thì sẽ

áp dụng mức thuế suất theo quy định của Hiệp định thuế.Š Tuy nhiên, Hiệp định

thuế không tạo ra các nghĩa vụ thuế mới, khác hoặc nặng hơn so với luật thuế trong nước trường hợp tại Hiệp định thuế có các quy định theo đó Việt Nam có quyền thu thuê đôi với một loại thu nhập nào đó hoặc thu thuê với một mức thuê suât nhât

8 Tầm quan trọng của Hiệp định tránh đánh thuế bai lần trong giai đoạn toàn cầu hóa,

https:/mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_ r/1/chi-tiet-tin-ttpltc2dÖÐocName=MOEUCM093989, Công Thông tin điện tử Bộ Tài chính Thông tin Pháp luật tài chính, truy cập ngày 27/10/2022

7 Dựa trên Hiệp định giữa Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Xing-Ga-Po về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuê đánh vào thu nhập

® Khoản 1 Điều 5 Thông tư 205/2013/TT-BTC

Trang 10

định nhưng pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam chưa có quy định thu thuế đối với thu nhập đó hoặc quy định thu với mức thuế suất thấp hơn thì sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam, nghĩa là không thu thuế hoặc thu thuế với mức thuế suất thấp hơn;?

(ii) Cho khẩu trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài vào số thuế phải nộp tại nước cư trú (với điều kiện đã nộp thuế tại nước ngoài là đúng với quy định của luật nước ngoài và quy định của Hiệp định thuế có liên quan);

(iv) Ngăn ngừa việc tron lậu thuế bằng cách tăng cường trao đối thông tin giữa các Bên ký kết Đây là quy định có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hiện tượng lách thuế, chuyển giá của các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng tính vi ở Việt Nam

Đề thực hiện các Hiệp định thuế đã ký kết, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế đã ban hành nhiều văn bản giải thích nội dung các điều khoản có liên quan và hướng dẫn thủ tục áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam như: Thông tư

số 52/TC-TCT ngày 16/8/1997 và Thông tư số 95/1997/TT-BTC ngày 29/12/1997,

quy định rõ thâm quyền của Bộ Tài chính, của Tông cục Thuế hay các cục thuế trong việc quản lý, thực hiện các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, các quy định

về thủ tục miễn giảm thuế, khấu trừ thuế, hoàn tiền thuế, giải quyết khiếu nại về thuế theo nội dung ký kết nhằm đưa công tác quản lý và thực hiện các Hiệp định đạt hiệu quả cao Thông tư số 133/2004/TT-BTC ngày 31/12/2004 hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước, có hiệu lực thị hành tại Việt Nam Nhằm từng bước hoàn thiện và nâng cao hệ thống pháp luật, hiện nay Bộ Tài chính và Tông cục Thuế đã ban hành, sửa đôi, bố sung các văn bản, hướng dẫn thi hành Hiệp định

cụ thé, trong số đó có thê kê đến Thông tư số 205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013 (có hiệu lực từ ngày 06/02/2014) của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước vả vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam; Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý

® Khoản 2 Điều 5 Thông tư 205/2013/TT-BTC

Trang 11

thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế do Bộ trưởng

Bộ Tài chính ban hành v.v

1.2.4 Các nội dung cơ bản của Hiệp định

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, cho dù dựa trên các mẫu khác nhau (mẫu của

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD và mẫu của Liên Hợp Quốc UN) nhưng thường gồm các nội dung cơ bản sau đây và có thê được chia thành 7 phần: 1.2.4.1 Phan 1: Pham vi áp dụng của Hiệp định (Điều 1-2)

Trong phần này, Hiệp định có nêu rõ những đối tượng nào là đối tượng áp dụng của Hiệp định (đối tượng cư trú của một hoặc của cả hai nước ký kết) Thêm vào đó, Hiệp định còn quy định chỉ tiết những loại thuế áp dụng trong Hiệp định:

“Hiệp định này áp dụng đối với các loại thuế do một nước ký kết hoặc chính quyền địa phương của nước đó, đánh vào thu nhập và tài san, bất kế hình thức áp dụng của các loại thuế đó như thế nào.” — khoản I Điều 2 mẫu Hiệp định năm 2007 của Việt Nam

Khoản 3 Điều 2 của Hiệp định cũng nêu rõ các loại thuế hiện hành của cả hai nước ký kết được áp dụng trong Hiệp định, tại Việt Nam gồm có thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế tài sản (nếu có) — được gọi chung là

“thuế Việt Nam”

Tại Trung Quốc bao gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập đối với các

xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các xí nghiệp nước ngoài, thuế thu nhập địa phương — được gọi chung là “thuế Trung Quốc” (theo khoản 3 Điều 2 của Hiệp định giữa chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vả chính phủ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa vẻ tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập, ký kết ngày 17/05/1995

tại Bắc Kinh và có hiệu lực từ ngày 18/10/1996)

Tại Hàn Quốc bao gồm thuế thu nhập, thuế công ty và thuế cư trú — được gọi chung là “thuế Hàn Quốc” (theo khoản 3 Điều 2 của Hiệp định giữa chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước Đại hàn dân quốc

về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập, ký kết ngày 20/05/1994 tại Hà Nội và có hiệu lực từ ngày

11/09/1994)

Trang 12

Tại Tây Ban Nha bao gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế công ty, thuế thu nhập đối với các đối tượng không cư trú và các loại thuế địa phương thu trên thu nhập — được gọi chung là “thuế Tây Ban Nha” (theo khoản 3 Điều 2 của Hiệp định giữa chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ Vương quốc Tây Ban Nha về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập, ký kết ngày 07/03/2005 tại Hà Nội và có hiệu lực từ ngày 22/12/2005) v.v

Hiệp định cũng sẽ được áp dụng cho các loại thuế có tính chất tương tự hay

về cơ bản giống như các loại thuế đã quy định tại khoản 3, Điều 2 của Hiệp định được ban hành sau ngày ký kết Hiệp định để bố sung, hoặc thay thể các loại thuế hiện hành Các nhà chức trách có thâm quyền của hai nước ký kết sẽ thông báo cho nhau những thay đổi quan trọng trong các luật thuế của từng nước để tránh xảy ra tranh chấp trong quá trình thực hiện Hiệp định

1.2.4.2 Phân 2: Các định nghĩa (Điều 3-5) Phần này gồm các điều liên quan đến việc giải thích các thuật ngữ được sử dụng trong Hiệp định Trong đó Điều 3 có nhiệm vụ giải thích 9 thuật ngữ: Tên nước ký kết Hiệp định với Việt Nam — Ví dụ: “Áo”, “Trung Quốc”, “Hà Lan”,

“Singapore”, v.v ; Việt Nam; Nước ký kết và Nước ký kết kia; Đối tượng; Công ty; Doanh nghiệp của nước ký kết và Doanh nghiệp của nước ký kết kia; Đối tượng mang quốc tịch; Vận tải quốc tế; Nhà chức trách có thắm quyên

Riêng Điều 4 và Điều 5 có nhiệm vụ giải thích chỉ tiết 2 thuật ngữ quan trọng:

“Đối tượng cư trú” và “ Cơ sở thường trú”

1.2.4.3 Phân 3: Phân định quyên đánh thuế đối với các loại thu nhập (Diéu 6-22)

Có thê nói, đây là phần thê hiện rõ nhất mục tiêu của Hiệp định là phân chia quyền đánh thuế đối với các loại thu nhập cho các bên tham gia ký kết Phần này gồm có 17 điều (từ Điều 6 đến Điều 22), tương ứng với mỗi điều là quy định của Hiệp định đối với một loại thu nhập: Thu nhập tử bất động sản; Lợi tức kinh doanh;

Vận tải biển và vận tải hàng không: Các doanh nghiệp liên kết; Tiền lãi cô phần;

Lãi từ tiền cho vay; Tiền bản quyền; Phí dịch vụ kỹ thuật; Lợi tức từ chuyển nhượng tải sản; Hoạt động của dịch vụ cá nhân độc lập; v.v

Trang 13

1.2.4.4 Phần 4: Phân định quyền đánh thuế đối với tài sản (Điều 23) Nếu như phần 3 là các quy định của Hiệp định về vấn đề phân chia quyền đánh thuế đối với các loại thu nhập, thì đây lại là phần quy định về vấn đề phân chia quyền đánh thuế đối với tài sản Các loại tài sản bị đánh thuế được quy định tại phần này là:

Tài sản là bắt động sản nêu tại Điều 6 Hiệp định này do một đối tượng cư trú của một nước ký kết sở hữu có tại nước ký kết kia

Tài sản là động sản hình thành nên một phần tài sản kinh doanh của một cơ

sở thường trú của một doanh nghiệp của một nước ký kết có tại nước ký kết kia hoặc là động sản thuộc một cơ sở cô định của một đối tượng cư trú của một nước

ký kết có tại nước ký kết kia để thực hiện các địch vụ cá nhân độc lập

Tài sản là tàu thủy, máy bay hoạt động trong vận tải quốc tế và thuyền hoạt động trong vận tải đường thủy nội địa và tài sản là động sản liên quan đến hoạt động của tàu thủy, máy bay và thuyền đó

1.2.4.5 Phân 5: Biện pháp xóa bó việc đánh thuế hai lần (Điều 24) Điều 24 của Hiệp định quy định về các biện pháp xóa bỏ việc đánh thuế hai lần Có hai phương pháp như sau: (¡) Phương pháp miễn thuế: thu nhập hoặc tải sản bị đánh thuế tại nước nguồn hoặc nước nơi có tài sản sẽ được miễn thuế tại Nước cư trú, nhưng Nước cư trú khi xác định thuế suất áp dụng đối với thu nhập hay tài sản còn lại của đối tượng nộp thuế vẫn có thê tính đến các khoản thu nhập

và tài sản đã được miễn thuế (tức là tính tong thu nhap để xác định mức thuế suất lũy tiến phù hợp); (ii) Phương pháp khấu trừ thuế: thu nhập hoặc tài sản bị đánh thuế tại Nước nguồn hoặc Nước nơi có tải sản sẽ phải chịu thuế tại Nước cư trú, nhưng thuế đã tính tại Nước nguồn hoặc Nước nơi có tải sản sẽ được khấu trừ vào

số thuế được tính tại Nước cư trú tính trên thu nhập hoặc tài sản đó

1.2.4.6 Phân 6: Các quy định đặc biệt (Điều 25-28) Phân này quy định về các vân đề sau:

Trang 14

Và vấn đề không phân biệt đối xử, quy định tại Điều 25 đặt ra mục tiêu nhằm đảm bảo rằng những người mang quốc tịch của các Nước ký kết, đối tượng cư trú của quốc gia thứ ba, những đối tượng ở trong tình trạng không có quốc tịch và các

cơ sở thường trú của các đối tượng không có quốc tịch được đối xử bình đăng về thuế như các đối tượng cư trú của các quốc gia cư trú

Đối với thủ tục thỏa thuận song phương, khi một đối tượng nộp thuế thay rằng mình đã phải nộp thuế không đúng với quy định tại Hiệp định thì có thể yêu cầu nhà chức trách có thâm quyền của một trong hai Nước ký kết giải quyết các khiếu nại của mình Trong trường hợp một Nước ký kết không thể đơn phương giải quyết thì có thể yêu cầu nhà chức trách có thâm quyền của một trong hai Nước

ký kết đưa vấn đề của mình ra giải quyết trên cơ sở song phương được quy định

Đối với Thành viên cơ quan đại điện ngoại giao và cơ quan lãnh sự, các quy định tại Điều 28 của Hiệp định sẽ không ảnh hưởng đến quyền miễn trừ của các thành viên cơ quan ngoại giao, lãnh sự được quy định trong các điều ước quốc tế

mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập

1.2.4.7 Phan 7: Các quy định về hiệu lực và chấm đứt hiệu lực của Hiệp định (Điều 29-30)

19 Điều 27, Mẫu Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD

10

Trang 15

Mỗi quốc gia thực hiện ký kết Hiệp định, thông qua đường ngoại giao, sẽ thông báo cho nhau biết bằng văn bản việc hoàn tất các thủ tục theo yêu cầu của luật pháp nước mình để Hiệp định có hiệu lực Hiệp định sẽ có hiệu lực vào ngày nhận được thông báo sau cùng Hiệp định sẽ có hiệu lực thị hành tại Việt Nam: (1) Đối với các loại thuế khấu trừ tại nguồn, thu trên các khoản thu nhập chịu thuế phát sinh kê từ ngày | thang 1 của năm dương lịch tiếp sau năm Hiệp định có hiệu lực, và trong các năm tiếp theo; (ii) Đối với các loại thuế khác của Việt Nam, liên quan đến thu nhập, lợi tức hoặc thu nhập từ chuyên nhượng tài sản hoặc tài sản phát sinh vào ngày hoặc sau ngày I tháng I năm dương lịch tiếp sau năm Hiệp định có hiệu lực, và trong các năm tiếp theo

Đối với việc chấm dứt hiệu lực của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần được quy định cụ thê tại Điều 30 Theo đó, Hiệp định này sẽ vẫn còn hiệu lực cho tới khi một Nước ký kết tuyên bố chấm dứt hiệu lực Từng Nước ký kết thông qua đường ngoại giao có thể chấm dứt hiệu lực Hiệp định bằng cách gửi thông báo chấm dứt hiệu lực Hiệp định ít nhất 6 tháng trước khi kết thúc bất kỳ năm đương lịch nào bắt đầu từ sau thời hạn 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực Trong trường hợp như vậy, Hiệp định sẽ hết hiệu lực thí hành tại Việt Nam: (i) Đối với các loại thuế khấu trừ tại nguồn, thu trên các khoản thu nhập chịu thuế phát sinh vào ngày I tháng l của năm dương lịch tiếp sau năm gửi thông báo kết thúc hiệu lực, và trong các năm tiếp theo; (ii) Đối với các loại thuế khác của Việt Nam, liên quan đến thu nhập, lợi tức hoặc lợi nhuận từ chuyền nhượng tài sản hoặc tài sản phát sinh vào ngày hoặc sau ngày | thang I năm đương lịch tiếp sau năm gửi thông

báo

11

Trang 16

CHUONG 2: CO CHE AP DUNG HIEP DINH TRANH DANH THUE HAI

LAN TAI VIET NAM 2.1 Pham vi ap dung

2.1.1 Pham vỉ lãnh thổ áp dụng

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ các nước được áp dụng trong phạm vi lãnh thổ, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền quốc gia của hai bên ký kết

2.1.2 Phạm vì đỗi tượng áp dụng

2.1.2.1 Đối với đối tượng cư trú của Nước ký kết

Theo khoản 1 Diéu 1 cha Thông tư 205/2013/TT-BTC thuật ngữ trên được hiểu là đối tượng chịu thuế tại nước đó bởi các điều kiện sau:

Thứ nhất, cá nhân có nhà ở và có thời gian cư trú tại nước đó hoặc các tiêu thức có tính chất tương tự;

Thứ hai, tô chức có trụ sở điều hành, trụ sở đăng ký, hoặc được thành lập tại nước ký kết hoặc các tiêu thức có tính chất tương tự;

Tứ ba, đôi tượng này bao gồm cả Nhà nước hoặc chính quyền địa phương của nước đó, trong trường hợp Hiệp định có quy định

2.1.2.2 Đối với đối tượng cư trú của Việt Nam!2 Thứ nhất, đối tượng cư trú của Việt Nam là cá nhân cần đáp ứng một trong các điều kiện như sau:

() Sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thô Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

(1) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp : Có nơi

ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú; Có nhà thuê dé ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế

TÍ Khoản 1 Điều 1 Thông tư 205/2013/TT-BTC

12 Khoản 2 Điều 1 Thông tư 205/2013/TT-BTC

12

Trang 17

Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam tuy nhiên thực tế

có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là đối tượng cư trú của nước nảo thì cá nhân đó vẫn là đối tượng cư trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật

Thứ hai, đối tượng cư trủ của Việt Nam là các tô chức thành lập và hoạt động theo pháp luật tại Việt Nam là các tô chức được thành lập và có trụ sở chính tại Việt Nam, có tư cách pháp nhân, có mã số thuế riêng, có con dấu và tài khoản độc lập bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty

cô phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty tài chính liên doanh, cong ty ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh

và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam

2.1.2.3 Đối với đối tượng cư trú đồng thời là đối tượng cư trú của cả Việt

Nam và nước ký kết?

Thứ nhất, đối tượng cư trủ là cá nhân

(¡ Nếu cá nhân đó có nhà ở thường trú ở Việt Nam (nhà thuộc sở hữu hoặc nhà thuê hoặc nhà thuộc quyền sử dụng của đối tượng đó);

(ii) Nếu cá nhân đó có nhà ở thường trú tại cả hai nước nhưng cá nhân đó có quan

hệ kinh tế chặt chẽ hơn tại Việt Nam như: có việc làm; có địa điểm kinh doanh; nơi quản lý tài sản cá nhân; hoặc có quan hệ cá nhân chặt chẽ hơn tại Việt Nam như quan hệ gia đình (người thân như bố, mẹ, vợ/chồng, con, .), xã hội (hội viên các đoàn thẻ xã hội, hiệp hội nghề nghiệp, .);

(111) Néu không xác định được cá nhân đó có quan hệ kinh tế, quan hệ cá nhân tại nước nảo chặt chẽ hơn hoặc nếu cá nhân đó không có nhà ở thường trú ở nước nào, nhưng cá nhân đó có thời gian có mặt tại Việt Nam nhiều hơn trong năm tính thuế; (iv) Nếu cá nhân đó thường xuyên có mặt ở cả Việt Nam và Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam cũng như không có mặt thường xuyên ở cả hai nước nhưng cá nhân

đó mang quốc tịch Việt Nam hoặc được xác định là công dân Việt Nam theo nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu Việt Nam;

T3 Khoản 3 Điều 1 Thông tư 205/2013/TT-BTC

13

Trang 18

(v) Nếu cá nhân đó vừa mang quốc tịch Việt Nam vừa mang quốc tịch Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam hoặc không mang quốc tịch cả hai nước thì Nhà chức trách có thâm quyền của Việt Nam sẽ giải quyết vấn đề này thông qua thủ tục thỏa thuận song phương với Nhà chức trách có thâm quyền của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam

Thứ hai, đối tượng cư trú không phải là cá nhân (1) Néu déi tượng đó được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam; hoặc (ii) Néu déi tượng đó có trụ sở chính tại Việt Nam; hoặc

(ii) Nếu đối tượng đó có trụ sở điều hành thực tế tại Việt Nam (trụ sở điều hành thực tế thường là nơi các cán bộ cao cấp hoặc ban lãnh đạo của doanh nghiệp tiến hành họp, xem xét, thảo luận và đưa ra các quyết định quản lý hoặc các quyết định

về sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hoặc nơi các số sách kế toán quan trọng nhất được lưu giữ); hoặc

(iv) Truong hop đối tượng đó thành lập hoặc đăng ky tại cả hai nước hoặc có trụ

sở chính, hoặc trụ sở điều hành thực tế tại cả hai nước thì nhà chức trách có thâm quyền của Việt Nam và Nhà chức trách có thấm quyền của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam sẽ xác định đối tượng đó chi la đối tượng cư trú của một trong hai nước thông qua thủ tục thỏa thuận song phương Trường hợp hai Nước ký kết không đạt được thỏa thuận chung, đối tượng đó không được coi la đối tượng cư trú thuế của bất kỳ nước nào vì mục đích áp dụng Hiệp định

2.1.3 Phạm vi các loại thuế áp dụng

Căn cứ theo Điều 2 thông tư 205/2013/TT-BTC loại thuế áp dụng trong các Hiệp định là các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản được quy định cụ thể tại từng Hiệp định, theo đó

(¡) Trong trường hợp của Việt Nam, các loại thuế thuộc phạm vi áp dụng Hiệp định bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân

(i1) Trong trường hợp của các Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam, các loại thuế

áp dụng Hiệp định được quy định cụ thể tại Điều 2 của Hiệp định (thường là Khoản

3 của Điều 2)

14

Trang 19

2.2 Phân định quyền đánh thuế đối với các loại thu nhập và tài sản 2.2.1 Logi thu nhập (và tài sản) có thể bị đánh thuế không hạn chế tại nước nguồn

a Thu nhập từ bất động sản và chuyển nhượng bất động sản

Về định nghĩa bất động sản, theo Điều § Thông tư 205/2013 TT-BTC thì thuật ngữ bất động sản sẽ có nghĩa theo luật của Nước ký kết nơi có bắt động sản

Và nghĩa vụ nộp thuế:

() Đối với khoản thu nhập từ bắt động sản thì theo quy định tại Hiệp định, tat ca các loại thu nhập do một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thu được từ việc trực tiếp sử dụng khai thác hoặc cho thuê các loại bat động sản tại Việt Nam, kể cả bất động sản của doanh nghiệp hoặc của cá nhân hành nghề độc lập phải nộp thuế thu nhập tại Việt Nam theo Luật thuế Việt Nam!“ Nếu đó là cá nhân thì sẽ nộp thuế thu nhập cá nhân, còn nếu là doanh nghiệp sẽ nộp thuê thu nhập doanh nghiệp

(ii) Đối với khoản thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản thì Việt Nam có quyền thu thuế thu nhập theo quy định của Luật thuế Việt Nam đối với thu nhập từ việc chuyên nhượng bất động sản tại Việt Nam của một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam 'Š

b Thu nhập từ hoạt động kinh doanh của một cơ sở thường trú và từ chuyển nhượng của cơ sở thường tru

Về định nghĩa, tại Điều 10 Thông tư 205/2013/TT-BTC có thê hiểu thu nhập

từ hoạt động kinh doanh là thu nhập của các doanh nghiệp của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam

Về nghĩa vụ nộp thuế, tại Điều LI Thông tư 205/2013 TT-BTC đã đưa ra các

quy định về cách xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh Theo đó khi xác định thu nhập phân bô của trụ sở chính cho cơ sở thường trú thì

cơ sở thường trú được coi như một doanh nghiệp độc lập tiễn hành các hoạt động tương tự như trong các điều kiện như nhau với doanh nghiệp mà nó là cơ sở thường

14 Điều 9 Thông tư 205/2013/TT-BTC

1Š Khoản 1 Điều 27 Thông tư 205/2013/TT-BTC

15

Trang 20

trú và hoàn toàn độc lập với trụ sở chính của co sở thường trú đó Phương pháp tính thu nhập của cơ sở thường trú do luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định Việt Nam có quyền đánh thuế với thu nhập của cơ sở thường trú tại Việt Nam của doanh nghiệp nước ký kết, đồng thời có nghĩa vụ áp dụng biện pháp tránh đánh thuế hai lầnkhi đánh thuế thu nhập các doanh nghiệp là đối tượng cư trú của cơ sở thường trú ở nước ký kết đã nộp thuế đối với thu nhập của cơ sở thường trú cho nước ký kết

c Thu nhập từ các hoạt động biểu diễn của nghệ sĩ và vận động viên

Về định nghĩa, theo Điều 34 Thông tư 205/2013 TT-BTC thì thu nhập từ các hoạt động biểu diễn của nghệ sĩ và vận động viên là thu nhập từ hoạt động trình diễn nghệ thuật, thê thao tại Việt Nam của bản thân nghệ sĩ, vận động viên là đối tượng cư trú tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam; và ngược lại

Vẻ nghĩa vụ nộp thuế, theo Điều 35 Thông tư 205/2013 TT-BTC có quy định: (¡) Trường hợp cá nhân là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam tiến hành hoạt động trinh diễn nghệ thuật, thể thao tại Việt Nam và nhận được thu nhập từ hoạt động trình diễn đó thì sẽ phải nộp thuế thu nhập theo Luật pháp Việt Nam

(1) Trường hợp thu nhập từ việc biểu diễn không được trả cho cá nhân biểu diễn

là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam mà trả cho đối tượng khác thì thu nhập đó sẽ phải nộp thuế đại Việt Nam theo quy định của Luật pháp Việt Nam

(ii) Trường hợp hoạt động trình diễn nghệ thuật, thể thao của cá nhân là đối tượng

cư trú tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam được thực hiện trong khuôn khô chương trình trao đổi văn hóa giữa Chính phủ hai nước, thì thu nhập từ hoạt động trình diễn tại Việt Nam của cá nhân, công ty nước ngoài sẽ được miễn thuế tại Việt Nam

d 1hu nhập từ cung cấp dich vụ cả nhân độc lập

Vẻ định nghĩa, theo Điều 28 Thông tư 205/2013 TT-BTC thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập là thu nhập do một cá nhân lả đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thu được từ hoạt động độc lập để cung ứng các dịch vụ ngành nghề

16

Trang 21

Về nghĩa vụ nộp thuế, theo Điều 29 Thông tư 205/2013 TT-BTC một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam tiến hành cung cấp dịch vụ

cá nhân độc lập tại Việt Nam sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam trong các trường hợp sau đây:

(1) Cá nhân đó hành nghề độc lập thông qua một cơ sở cô định

(i1) Cá nhân đó hiện diện tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế

hoặc trong vòng 12 tháng kế từ ngày đến Việt Nam, tùy theo từng Hiệp định (ii) Cá nhân đó thu được một tổng số thu nhập nhất định, tùy theo từng Hiệp định,

từ việc thực hiện ngành nghề độc lập tại Việt Nam trong khoảng thời gian nhất

định

e Thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc

Về định nghĩa, theo Điều 30 Thông tư 205/2013 TT-BTC thi thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc là thu nhập dưới hình thức tiền công do một cá nhân là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thu được từ hoạt động làm công tại Việt Nam và ngược lại

Về nghĩa vụ nộp thuế, theo Điều 31 Thông tư 205/2013 TT-BTC việc xác

định nghĩa vụ nộp thuế đối với thu nhập từ dịch vụ cá nhân phụ thuộc được quy định cụ thể như sau:

() Một cá nhân là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam có thu nhập từ hoạt động làm công tại Việt Nam sẽ phải nộp thuế thu nhập đối với khoản thu nhập làm công đó tại Việt Nam theo các quy định hiện hành về thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam

(ii) Nếu cá nhân nêu trên đồng thời thỏa mãn cả 3 điều kiện sau đây, tiền công thu được từ công việc thực hiện tại Việt Nam sẽ được miễn thuế thu nhập tại Việt Nam:

Cá nhân đó có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong giai đoạn 12 tháng bắt đầu hoặc kết thúc trong năm tính thuế

Chủ lao động không phải là đối tượng cư trú của Việt Nam bắt ké tiền công

đó được trả trực tiếp bởi chủ lao động hoặc thông qua một đối tượng đại diện cho chủ lao động

17

Trang 22

Tiền công đó không do một cơ sở thường trú mà chủ lao động có tại Việt Nam chịu và phải trả

(ii) Trường hợp người Việt Nam là đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam không có thu nhập tử hoạt động làm công tại Việt Nam mà chỉ có thu nhập từ hoạt động làm công tại nước ngoài sẽ không phải nộp thuế thu nhập tại Việt Nam đối với khoản tiền công đó

(iv) Cá nhân là người làm công trên các tàu thủy, thuyền, máy bay (thủy thủ đoàn, phí hành đoàn) trong hoạt động vận tải quốc tế của doanh nghiệp là đối tượng cư trú hoặc có trụ sở điều hành thực tế tại Việt Nam sẽ phải nộp thuế thu nhập tại Việt Nam

#' Thu nhập từ thù lao giám đốc

Về định nghĩa, tại Điều 32 Thông tư 205/2013 TT-BTC thù lao giám đốc là thu nhập do một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam nhận được tại Việt Nam với tư cách là thành viên ban Giám đốc công ty, Hội đồng quản trị công ty hoặc người giữ chức vụ quản lý cao cấp trong một doanh nghiệp là đối tượng cư trú của Việt Nam; và ngược lại

Vẻ nghĩa vụ nộp thuế, tại Điều 33 Thông tư 205/2013 TT-BTC quy định: () Việt Nam có quyên thu thuế đối với phí dịch vụ kỹ thuật phát sinh tại Việt Nam trả cho một đối tượng cư trú của nước ký kết Hiệp định với Việt Nam theo thuế suất giới hạn (thường không quá 10%) tùy theo từng Hiệp định, với điều kiện đối tượng nhận lả đối tượng thực hưởng

(ii) Truong hop mot đối tượng cư trú của Việt Nam nhận được phí dịch vụ kỹ thuật phát sinh tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thì Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam có quyền đánh thuế thu nhập theo như quy định tại Khoản L nêu trên, Việt Nam có quyền thu thuế đối với thu nhập này theo quy định tại pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam; nhưng đồng thời Việt Nam phải thực hiện các biện pháp

tránh đánh thuê hai lần đối với khoản thu nhập nảy

2.2.2 Loại thu nhập có thể bị đính thuế với một giới hạn nhất định tại nước

nguồn

a Thu nhập từ tiền lãi cé phan

18

Trang 23

Về định nghĩa, theo quy định tại Điều 15 Thông tư 205/2013 TT-BTC tiền lãi

cô phần là khoản tiền được trích từ thu nhập sau thuế của các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cô phần trả cho các thành viên của công ty, khoản tiền được trích

từ thu nhập sau thuế của doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trả cho bên nước ngoài, thu nhập từ các hoạt động đầu tư (gián tiếp) ở nước ngoài (không kế thu nhập là lãi từ tiền cho vay của các đối tượng cư trú Việt Nam,

và thu nhập được chia từ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoải của các doanh nghiệp Việt Nam được Nước ký kết xử lý thuế như tiền lãi cổ phần

Về nghĩa vụ nộp thuế, tại Điều 16 Thông tư 205/2013 TT-BTC có nêu ra một

số quy định liên quan đến các xác định nghĩa vụ nộp thuế đối với thu nhập từ tiền lãi cô phan, cu thé:

(¡) Việt Nam có quyền thu thuê đối với tiền lãi cô phần do một công ty là đối tượng

cư trú của Việt Nam trả cho một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam theo một thuế suất giới hạn tùy theo từng Hiệp định (thường không quá 15%) với điều kiện đối tượng nhận lả đối tượng thực hưởng

(1) Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam nhận được tiền lãi cô phần của một công ty lả đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thì Nước

ký kết Hiệp định với Việt Nam có quyền đánh thuế thu nhập như quy định tại nêu trên Việt Nam có quyên thu thuế đối với thu nhập này theo quy định tại pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam; nhưng đồng thời Việt Nam phải thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần đối với khoản thu nhập này

(iii) Trường hợp một đối tượng cư trú nhận được tiền lãi cỗ phần mà pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam không quy định thu thuế thu nhập đối với loại thu nhập này hoặc thu thuế với một mức thuế suất thấp hơn quy định tại Hiệp định thì đối tượng có thu nhập sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định tại pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam

Về đối tượng thực hưởng, theo Điều 17 Thông tư 205/2013 TT-BTC các quy định về thuế đối với tiền lãi cỗ phần chỉ áp dụng đối với các đối tượng thực hưởng lợi ích của cô phần nghĩa là các cô đông Do đó, sẽ không áp dụng đối với: (0) Đối tượng nhận khoản thanh toán tiền lãi cô phần nhưng không phải là cỗ đông hoặc không phải là đối tượng cư trú

19

Trang 24

(ii) Tién lai cd phan do céng ty là đối tượng cư trú của Việt Nam trả cho một cơ sở thường trú đặt tại Việt Nam của một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam

(iii) Tién lãi cỗ phần do công ty là đối tượng cư trú của Việt Nam trả cho một cơ

sở thường trú của một công ty khác của Việt Nam đặt tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam

b Thu nhập là lãi từ tiền cho vay

Vẻ định nghĩa, theo Điều I§ Thông tư 205/2013 TT-BTC khái niệm “lãi từ tiền cho vay” là thu nhập từ các khoản cho vay dưới bất kỳ hình thức nảo, có hoặc không được đảm bảo bằng thế chấp và có hoặc không có quyền được hưởng lợi tức của người đi vay

Về nghĩa vụ thuế, tại Điều 19 Thông tư 205/2013 TT-BTC cũng đưa ra các

quy định cụ thể về cách xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ tiền lãi cho vay như:

() Việt Nam có quyền thu thuế đối với lãi từ tiền cho vay phát sinh tại Việt Nam trả cho một đối tượng cư trú của Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam theo một thuế suất giới hạn (thường không quá 10%) tùy theo từng Hiệp định, với điều kiện đối tượng nhận lả đối tượng thực hưởng

(i1) Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam nhận được lãi từ tiền cho vay phát sinh tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam thì Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam có quyền đánh thuế tại nguồn thu nhập đó theo quy định nêu trên và Việt Nam cũng có quyền thu thuế đối với thu nhập này theo quy định tại pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam, nhưng đồng thời Việt Nam phải thực hiện các biện pháp

tránh đánh thuê hai lần đối với khoản thu nhập nảy

(ii) Trường hợp pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam không quy định việc thu thuế thu nhập đối với loại thu nhập này hoặc thu thuế với một mức thuế suất thấp hơn quy định tại Hiệp định thì đối tượng có thu nhập sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định tại pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam

Về đối tượng thực hưởng, tại Điều 20 Thông tư 205/2013 TT-BTC thì các quy định về thuê đôi với thu nhập là lãi từ tiên cho vay chỉ áp dụng đôi với các đôi

20

Ngày đăng: 23/08/2024, 15:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w