1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàng thị minh trang phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện đa khoa huyện hải hậu tỉnh nam định năm 2022

66 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Danh Mục Thuốc Sử Dụng Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Hải Hậu, Tỉnh Nam Định Năm 2022
Tác giả Hoàng Thị Minh Trang
Người hướng dẫn TS. Lã Thị Quỳnh Liên
Trường học Trường Đại Học Dược Hà Nội
Chuyên ngành Dược Sĩ Chuyên Khoa
Thể loại Luận Văn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 801,6 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN (11)
    • 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG THUỐC (11)
      • 1.1.1. Danh mục thuốc sử dụng (11)
      • 1.1.2. Một số phương pháp phân tích được áp dụng để phát hiện các vấn đề về sử dụng thuốc (0)
      • 1.1.3. Một số quy định về sử dụng thuốc trong bệnh viện (14)
    • 1.2. THỰC TRẠNG VỀ THUỐC SỬ DỤNG TẠI CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH NƯỚC TA HIỆN NAY (0)
      • 1.2.1. Tỷ lệ tiền thuốc so với tổng chi phí khám chữa bệnh (15)
      • 1.2.2. Tình hình sử dụng thuốc hóa dược và thuốc dược liệu ở Việt Nam hiện nay (16)
      • 1.2.3. Tình hình sử dụng thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn (17)
      • 1.2.4. Tình hình sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu (18)
      • 1.2.5. Tình hình sử dụng thuốc biệt dược gốc, thuốc generictại các cơ sở khám chữa bệnh nước ta (20)
      • 1.2.6. Kết quả phân tích ABC, VEN, ma trận ABC/VEN ở một số cơ sở (0)
    • 1.3. VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN HẢI HẬU (25)
      • 1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ (25)
      • 1.3.2. Cơ cấu tổ chức và nhân lực (26)
      • 1.3.3. Mô hình bệnh tật (26)
      • 1.3.4. Khoa Dược - Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu (28)
    • 1.4. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (0)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (32)
    • 2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU (32)
      • 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu (32)
      • 2.1.2. Thời gian nghiên cứu (0)
      • 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu (32)
    • 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (32)
      • 2.2.1. Biến số nghiên cứu (32)
      • 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu (33)
      • 2.2.3. Mẫu nghiên cứu (33)
      • 2.2.4 Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích số liệu (0)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (37)
    • 3.1. CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA (0)
      • 3.1.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm thuốc hóa dược và thuốc dược liệu (0)
      • 3.1.2. Cơ cấu thuốc hóa dược sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý (0)
      • 3.1.3. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ (42)
      • 3.1.4. Cơ cấu thuốc sử dụng theo đường dùng (42)
      • 3.1.5. Cơ cấu thuốc hóa dược sử dụng theo thành phần (43)
      • 3.1.6. Cơ cấu thuốc hóa dược sử dụng theo biệt dược gốc/thuốc Generic37 3.1.7. Cơ cấu thuốc generic sử dụng theo phân nhóm tiêu chí kỹ thuật (45)
    • 3.2. PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ABC/VEN (0)
      • 3.2.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp ABC (0)
      • 3.2.2. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phương pháp VEN (0)
      • 3.2.3. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ma trận ABC/VEN (0)
  • Chương 4: BÀN LUẬN (52)
    • 4.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nhóm thuốc biệt dược gốc/thuốc generic (0)
    • 4.2. Cơ cấu thuốc hóa dược sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý (0)
    • 4.3. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ (53)
    • 4.4. Cơ cấu thuốc sử dụng theo đường dùng (54)
    • 4.5. Cơ cấu thuốc sử dụng theo thành phần (0)
    • 4.6. Cơ cấu thuốc hóa dược theo biệt dược gốc và thuốc generic (0)
    • 4.7. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân hạng ABC (57)
    • 4.7. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích VEN và ma trận ABC/VEN (0)
  • KẾT LUẬN (59)

Nội dung

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI HOÀNG THỊ MINH TRANG PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤ

TỔNG QUAN

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG THUỐC

1.1.1 Danh mục thuốc sử dụng

Danh mục thuốc (DMT) bao gồm các loại thuốc được sử dụng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, được các bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân DMT của bệnh viện là danh sách các loại thuốc được chọn lọc và chấp thuận để sử dụng trong môi trường bệnh viện.

DMT bệnh viện được xây dựng tốt sẽ mang lại những lợi ích sau [11] [12]:

- Loại bỏ được các thuốc không an toàn và kém hiệu quả, từ đó có thể giảm được số ngày nằm viện đồng thời giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong

- Giảm số lượng và chi phí mua thuốc; sử dụng chi phí tiết kiệm được để mua các thuốc có chất lượng tốt, an toàn và hiệu quả hơn

Mỗi bệnh viện có DMT khác nhau, được xây dựng hàng năm theo nhu cầu điều trị hợp lý của các khoa lâm sàng Xây dựng danh mục phù hợp sẽ góp phần rất lớn trong công tác điều trị, quản lý của bệnh viện Một danh mục thuốc có quá nhiều thuốc không cần thiết sẽ dẫn đến sử dụng lãng phí nguồn kinh phí của nhà nước cũng như của bệnh nhân

Nguồn kinh phí mua sắm thuốc tại bệnh viện từ nguồn thanh toán bảo hiểm y tế và các nguồn kinh phí hợp pháp khác của đơn vị Vì vậy, tất cả các hoạt động lựa chọn thuốc, cung ứng, sử dụng thuốc đều phải cân đối để đảm bảo phù hợp với nguồn kinh phí của cơ sở y tế

1.1.2 Một số phương pháp phân tích được áp dụng để phát hiện các vấn đề về sử dụng thuốc

Theo Thông tư 21/2013/TT-BYT ban hành ngày 08/8/2013 của Bộ Y tế, có các phương pháp phân tích sử dụng thuốc như: phân tích ABC, phân tích nhóm điều trị, phân tích VEN, phân tích theo liều xác định trong ngày (DDD) và giám sát các chỉ số sử dụng thuốc Những phương pháp này giúp đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong bệnh viện, kiểm soát hợp lý thuốc cả về số lượng và chủng loại, đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.

Hội đồng cần xác định các vấn đề, nguyên nhân liên quan đến sử dụng thuốc và lựa chọn các giải pháp can thiệp phù hợp theo hướng dẫn kèm theo Thông tư này [12] Các phương pháp phân tích được áp dụng để phát hiện các vấn đề về sử dụng thuốc gồm có:

- Khái niệm: Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách cho thuốc của Bệnh viện

Phân tích ABC được thực hiện dựa trên nguyên lý PARETO (80/20)

- Mục đích của phân tích ABC [25]: Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ cho chu kỳ trên 1 năm hoặc ngắn hơn Từ kết quả thu được bằng phân tích ABC có thể cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với lượng lớn mà có chi phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường Thông tin này được sử dụng để:

▪ Lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp hơn

▪ Tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế

▪ Thương lượng với nhà cung cấp để mua được thuốc với giá thấp hơn

Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của cộng đồng và từ đó phát hiện những vấn đề chưa hợp lý trong sử dụng thuốc, bằng cách so sánh lượng thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh tật

Xác định phương thức mua các thuốc không có trong danh mục thuốc thiết yếu của bệnh viện Ưu điểm chính của phân tích ABC là giúp xác định phần lớn ngân sách được chi trả cho những thuốc nào, nhược điểm chính của phương pháp này là không cung cấp được thông tin để so sánh những thuốc có hiệu lực khác nhau

Phân tích VEN là phương pháp giúp xác định ưu tiên cho hoạt động mua sắm và tồn trữ thuốc trong bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ các loại thuốc như mong muốn Trong phân tích VEN, các thuốc được phân chia thành 3 hạng mục cụ thể như sau: a) Thuốc V (Vital drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện b) Thuốc E (Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật của bệnh viện c) Thuốc N (Non-Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa được khẳng định rõ 5ang hoặc giá thành cao không tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc

- Các bước tiến hành phân tích VEN

1 Từng thành viên Hội đồng sắp xếp các nhóm thuốc theo 3 loại V - E -

2 Kết quả phân loại của các thành viên được tập hợp và thống nhất, sau đó, Hội đồng sẽ:

3 Lựa chọn và loại bỏ những phương án điều trị trùng lặp

4 Xem xét những thuốc thuộc nhóm N và hạn chế mua hoặc loại bỏ những thuốc này trong trường hợp không còn nhu cầu điều trị

5 Xem lại số lượng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V và E trước nhóm N và bảo đảm thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn

6 Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V và E chặt chẽ hơn nhóm N [12]

* Phân tích ma trận ABC/VEN

Kết hợp phân tích ABC và phân loại VEN của danh mục thuốc để phân tích

Bảng 1.1 Phối hợp phân tích ABC và phân loại VEN

Hiện nay, để tiến hành việc phân tích ABC, VEN và ABC/VEN đã sử dụng phần mềm phân tích ABC để thực hiện được nhanh chóng, thuận tiện

1.1.3 Một số quy định về sử dụng thuốc trong Bệnh viện:

Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 04 năm 2016 của Quốc Hội Thông tư 21/2013/TT-BYT do Bộ Y Tế ban hành ngày 08/8/2013 quy định về tổ chức và hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị trong Bệnh viện

Thông tư số 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y Tế Quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược Bệnh viện

Thông tư số 23/2011/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 10/6/2011 Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh

Thông tư số 52/2017/TT-BYT do Bộ Y Tế ban hành ngày 29/12/2017 Quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú

Thông tư số 19/2018/TT-BYT ngày 30/8/2018 của Bộ Y tế về việc Ban hành danh mục thuốc thiết yếu

Thông tư số 30/2018/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 30/10/2018 về danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế

Thông tư số 05/2015/TT-BYT do Bộ y tế ban hành ngày 17/3/2015 về danh mục thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế.

THỰC TRẠNG VỀ THUỐC SỬ DỤNG TẠI CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH NƯỚC TA HIỆN NAY

kê đơn thuốc YHCT, kê đơn thuốc YHCT kết hợp với thuốc hóa dược trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Thông tư số 01/2020/TT-BYT do Bộ y tế ban hành ngày 16/1/2020 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ trưởng Bộ y tế ban hành danh mục và tỉ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế

Thông tư số 03/2019/TT-BYTdo Bộ y tế ban hành ngày 28/3/2019 về danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp

1.2 THỰC TRẠNG VỀ THUỐC SỬ DỤNG TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ KHÁM CHỮA BỆNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.2.1 Tỷ lệ tiền thuốc so với tổng chi phí khám chữa bệnh

Theo kết quả một số nghiên cứu, giá trị tiền thuốc sử dụng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số kinh phí bệnh viện Các báo cáo của Bộ Y tế qua các năm cho thấy tiền mua thuốc cho các bệnh viện tăng cả về số lượng và tỷ trọng so với tổng kinh phí các bệnh viện

Theo báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2015 của Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế tổng giá trị tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện chiếm tỷ trọng 47,9% đến 58,7% [20] Còn với quỹ BHYT tổng giá trị tiền thuốc sử dụng từ quỹ năm 2015 là 26.132 tỷ chiếm tỷ trọng 48,3% và năm 2016 là 31.541 tỷ chiếm tỷ trọng 41% Chi phí này phần lớn tập chung vào 20 nhóm chính, chiếm 86% tổng giá trị tiền thuốc BHYT chi trả hằng năm trong bệnh viện [4] Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí điều trị cho người bệnh

Theo một số nghiên cứu, kinh phí mua thuốc chiếm 30 - 40% ngân sách y tế của nhà nước như: Nghiên cứu của Phạm Văn Huynh (2019) tại Trung tâm Y tế huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang kinh phí mua thuốc chiếm 40.58%[27], nghiên cứu của Phạm Thị Gấm (2019) tại Trung tâm Y tế huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định kinh phí mua thuốc chiếm 31.67%[34], nghiên cứu của Ngô Kim Chi (2019) tại Trung tâm y tế huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh kinh phí mua thuốc chiếm 39.6%[40]

1.2.2 Tình hình sử dụng thuốc hóa dược và thuốc dược liệu ở Việt Nam

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 20/2022/TT-BYT về Danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế Bên cạnh đó, Thông tư số 05/2015/TT-BYT cũng được ban hành, quy định Danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán Những thông tư này tạo cơ sở cho các cơ sở y tế thiết lập Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện.

Kết quả trong một số nghiên cứu của các tác giả trong giai đoạn gần đây:

Bảng 1.2 Cơ cấu thuốc hóa dược và thuốc dược liệu tại các cơ sở y tế

Thuốc hóa dược Thuốc dược liệu

1 Bệnh viện II Lâm Đồng năm

2 Bệnh viện Bà Rịa tỉnh Vũng

3 Bệnh viện Bình Dương năm

4 Bệnh viện An Bình, thành phố

5 Bệnh viện đa khoa tỉnh Đăk

6 TTYT huyện Ý Yên tỉnh Nam Định năm 2020 [34] 96,20 95,14 3,8 4,86

7 TTYT huyện Trực Ninh tỉnh

8 TTYT huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định năm 2016 [36] 92,42 91,16 7,58 8,84

9 Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020 [37] 98,34 98,15 1,66 1,85

10 TTYT huyện Giao Thủy tỉnh

Theo kết quả của một số nghiên cứu trong giai đoạn gần đây tại các cơ sở y tế trên địa bàn toàn quốc nói chung, trong Danh mục thuốc đã sử dụng của các cơ sở y tế, thuốc hóa dược chiếm tỷ lệ cao về số khoản mục và giá trị sử dụng: đều trên 80% giá trị tiền thuốc sử dụng của cơ sở y tế, ở Bệnh viện An Bình, thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 và Bệnh viện Bình Dương năm 2020 thuốc hóa dược chiếm trên 99% giá trị tiền thuốc sử dụng

Thực trạng trên có thể là do các cơ sở y tế trên đều là cơ sở khám chữa bệnh đa khoa có khoa y học cổ truyền nên các bệnh nhân khám chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền sử dụng chủ yếu là thuốc thang từ vị thuốc y học cổ truyền vì vậy các thuốc dược liệu sử dụng trong điều trị ở các khoa khác đa phần chỉ dùng điều trị hỗ trợ

1.2.3 Tình hình sử dụng thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

Khi xem xét kết quả nghiên cứu trong giai đoạn gần đây về phân tích Danh mục thuốc sử dụng tại cở sở y tế theo cơ cấu thuốc hóa dược theo nhóm tác dụng dược lý, kinh phí thuốc kháng sinh thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng

Bảng 1.3 Tỷ trọng thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

1 Bệnh viện II Lâm Đồng năm 2020 [29] 14,26 17,51

2 Bệnh viện Bình Dương năm 2020 [31] 16,35 30,43

3 TTYT huyện Ý Yên tỉnh Nam Định năm

4 TTYT huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định năm 2019 [35] 15,82 27,89

5 TTYT huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định năm

6 Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm

7 TTYT huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định năm 2019 [38] 19,45 29,87

Danh mục thuốc bảo hiểm y tế thanh toán cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Nam Định năm 2014 [39]

Tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh phổ rộng trong điều trị bao vây đã dẫn đến gia tăng tác dụng phụ và kháng thuốc Thực tế đáng lo ngại là tình trạng kê đơn kháng sinh quá mức trên toàn cầu, với 30-60% bệnh nhân được chỉ định kháng sinh, gấp đôi nhu cầu thực tế.

Có thể nói, việc kê đơn, sử dụng thuốc không hợp lý đang còn phổ biến ở hầu hết các bệnh viện Tỷ lệ tiền thuốc kháng sinh trong tổng số tiền thuốc sử dụng năm 2008 chiếm 32,7% [19] Thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại bệnh viện, một phần cho thấy mô hình bệnh tật tại Việt Nam có tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng sử dụng kháng sinh bất hợp lý vẫn còn phổ biến

Trước tình trạng lạm dụng kháng kháng sinh trong nước, ngày 02/3/2015 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 708/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu “ Hướng dẫn sử dụng kháng sinh”, sau đó là Quyết định số 772/QĐ-BYT ngày 04/3/2016 về việc ban hành tài liệu“ Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện” và gần đây nhất là Quyết định số 5631/QĐ-BYT ngày 31/12/2020 về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện”; đã cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản, cập nhật đồng thời phù hợp với Việt Nam về việc sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn để ứng dụng trong công tác khám, chữa bệnh, phòng bệnh, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho người dân, góp phần hạn chế tình trạng kháng kháng sinh đang có nguy cơ gia tăng hiện nay [5]

1.2.4 Tình hình sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu

Năm 2012 Cục Quản lý Dược - Bộ y tế đã có kế hoạch triển khai đề án; “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” Đây là một trong những giải pháp quan trọng hỗ trợ cho ngành Dược Việt Nam phát triển bền vững, bảo đảm nguồn cung ứng thuốc phòng, chữa bệnh cho nhân dân và không lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài [21] Tại hội nghị tổng kết đề án “ Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” do Bộ Y tế tổ chức ngày 18/7/2019 cho thấy, đã có chuyển biến ý thức người tiêu dùng, doanh nghiệp và cán bộ y tế, tạo nên diện mạo mới của Ngành Dược phẩm Việt Nam, trong đó thuốc sản xuất trong nước được sử dụng ngày càng tăng về số lượng, giá trị và ngày càng được đánh giá cao về chất lượng, an toàn, hiệu quả Tại hội nghị đã đề ra mục tiêu đến năm

2020, tỉ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước chiếm 22% ở tuyến Trung ương, 50% ở truyến tỉnh và 75% ở tuyến huyện Theo báo cáo, năm 2018 tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc trong nước tuyến huyện đã tăng lên 76,62%, tuyến tỉnh tăng lên 57,03%, nếu tính cả tuyến huyện và tuyến tỉnh thì tăng lên 63,53% Trên 50% các tỉnh đạt tỷ lệ từ 50% trở lên về giá trị sử dụng thuốc trong nước Số liệu báo cáo cho thấy, thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng khoảng 50% nhu cầu thuốc cho công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân; sản xuất được 12/13 loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng Hiện cả nước có 198 nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP của Tổ chức Y tế thế giới, 11 nhà máy đã đầu tư và đạt tiêu chuẩn của các nước tiên tiến như tiêu chuẩn của Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, PIC/S Thuốc sản xuất trong nước đáp ứng đầy đủ 27 nhóm tác dụng dược lý theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới Có 652 thuốc trong nước đã được công bố chứng minh tương đương sinh học so với thuốc biệt dược gốc, thuốc phát minh[7]

Năm 2019 Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 03/2019/TT-BYT ngày 28/3/2019 của Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp Theo đó Ban hành kèm theo Thông tư này 640 thuốc tại Danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp[6]

VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN HẢI HẬU

Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu được thành lập từ năm 1961, trụ sở chính đặt tại Thị trấn Yên Định trung tâm huyện Trải qua 62 năm xây dựng và trưởng thành, gắn liền với mảnh đất, con người Hải Hậu, huyện có diện tích tự nhiên 226 km², dân số gần 30 vạn người (41,4% đồng bào theo đạo Thiên chúa), là huyện có dân số đông nhất tỉnh Nam Định, gồm 32 xã và 3 Thị trấn, với truyền thống huyện 4 lần Anh hùng, 41 năm là điển hình văn hoá cấp huyện Toàn quốc

Bệnh viện có diện tích mặt bằng gần 40.000m², được giao kế hoạch là

500 giường bệnh thực kê là 600 giường bệnh

Năm 2022, số lượt khám bệnh là 220.003 lượt, số lượt điều trị nội trú là 39.976

1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ a Chức năng:

Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu được tổ chức và hoạt động theo Quy chế bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 của Bộ Y tế, có nhiệm vụ chính là khám, chữa bệnh cho nhân dân trong huyện, phối hợp với Trung tâm y tế huyện thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch và thực hiện các chương trình y tế quốc gia trên địa bàn huyện Chỉ đạo trạm y tế các xã, thị trấn thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu và thực hiện các chương trình chuyên khoa ở cộng đồng; thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND huyện Hải Hậu và Sở Y tế tỉnh Nam Định giao b Nhiệm vụ:

Thực hiện việc tiếp nhận, quản lý, cấp phát, bảo quản và sử dụng thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, hóa chất và trang thiết bị y tế theo phân cấp của Sở Y tế và các quy định pháp luật hiện hành để phục vụ cho hoạt động chuyên môn của đơn vị.

Triển khai thực hiện các dự án, chương trình y tế ở địa phương theo phân công, phân cấp của Sở Y tế Thực hiện kết hợp quân - dân y theo tình hình thực tế ở địa phương

Thực hiện ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm xã hội để tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện và các trạm y tế theo quy định của pháp luật

Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực liên quan

Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật

Thực hiện quản lý nhân lực, tài chính, tài sản theo phân cấp và theo quy định của pháp luật

Chỉ đạo tuyến, hướng dẫn về Chuyên môn kỹ thuật đối với các trạm y tế xã, phường, thị trấn, y tế thôn bản và các cơ sở y tế thuộc cơ quan, trường học, công nông trường, xí nghiệp trên địa bàn huyện

Thực hiện đào tạo liên tục cho đội ngũ viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định Tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách cho đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản và các đối tượng khác theo phân công, phân cấp của Sở Y tế Là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe và hướng dẫn thực hành để cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao

1.3.2 Cơ cấu tổ chức và nhân lực a Cơ cấu tổ chức

- Ban giám đốc: 4 đồng chí (Giám đốc, 3 Phó giám đốc)

- 10 khoa lâm sàng, 4 khoa cận lâm sàng b Nhân sự

Cơ cấu cán bộ: Bệnh viện hiện có 325 cán bộ công nhân viên chức Trong đó biên chế là 167 người Cơ cấu gồm có 92 bác sỹ, 133 điều dưỡng,

13 dược sỹ, 19 kỹ thuật viên, 21 nữ hộ sinh

Mô hình bệnh tật tại Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu năm 2022 là cơ sở quan trọng cho HĐT & ĐT xây dựng phác đồ điều trị, danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Mô hình bệnh tật được sắp xếp theo phân loại quốc tế (ICD) lần thứ 10 của Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu năm 2022 như sau:

Bảng 1.8 Cơ cấu mô hình bệnh tật của Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định năm 2022

STT Tên bệnh Mã ICD Tổng số Tỷ lệ

1 Bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh vật A00 - B99 5.496 1,50

3 Bệnh của máu, cơ quan tạo máu và cơ chế miễn dịch D50 - D89 2.028 0,55

4 Bệnh nội tiết, dinh dưỡng chuyển hoá E00 - E90 60.079 16,42

5 Rối loạn tâm thần và hành vi F00 - F99 496 0,14

6 Bệnh của hệ thống thần kinh G00 - G99 8.754 2,39

7 Bệnh của mắt và phần phụ H00 - H59 15.656 4,28

8 Bệnh của tai và xương chũm H60 - H95 2.377 0,65

9 Bệnh của hệ tuần hoàn I00 - I99 48.389 13,22

10 Bệnh của hệ hô hấp J00 - J99 38.973 10,65

11 Bệnh của hệ tiêu hoá K00 - K93 63.358 17,32

12 Bệnh của da và tổ chức dưới da L00 - L99 9.089 2,48

13 Bệnh của hệ thống cơ, xương và mô liên kết M00 - M99 17.558 4,80

14 Bệnh của hệ tiết niệu sinh dục N00 - N99 12.197 3,33

15 Chửa, đẻ và sau đẻ O00 - O99 6.054 1,65

16 Một số bệnh trong thời kì chu sinh P00 - P96 1.115 0,30

17 Dị dạng bẩm sinh, biến dạng của cromosom Q00 - Q99 1.437 0,39

Triệu chứng, dấu hiệu và phát hiện bất thường lâm sàng, xét nghiệm

19 Vết thương, ngộ độc và kết quả của các nguyên nhân bên ngoài S00 - T98 14.762 4,03

20 Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong V01-Y98 57 0,02

Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ người khám nghiệm và điều tra

Mô hình bệnh tật của Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu năm 2022 rất đa dạng, phù hợp với mô hình khám chữa bệnh của một Bệnh viện đa khoa tuyến huyện

Trong đó, các bệnh của hệ tiêu hoá chiếm tỷ lệ cao nhất (17,32%), đứng thứ 2 là các bệnh nội tiết, dinh dưỡng chuyển hoá (16,42%), tiếp đó là các bệnh của hệ tuần hoàn (chiếm 13,22%) và các bệnh của hệ hô hấp (chiếm 10,65%) Mô hình bệnh tật đa dạng đòi hỏi phải có sự lựa chọn danh mục thuốc phù hợp để đạt hiệu quả cao trong điều trị

1.3.4 Khoa Dược - Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu

Khoa Dược - Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu có cơ cấu tổ chức và thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế quy định tổ chức và hoạt động của khoa Dược bệnh viện, cụ thể như sau: a Chức năng

Khoa Dược - Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện Có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc Bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong Bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc, vaccine, vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm y tế phục vụ công tác khám bệnh và chữa bệnh

Quản lý đảm bảo thuốc, vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm y tế có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý Quản lý nhà thuốc nằm trong khuôn viên của Bệnh viện b Nhiệm vụ

- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc đảm bảo đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa)

- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu

- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị

- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”

- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc

- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong Bệnh viện

- Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

2.1 ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định năm 2022

2.1.2 Thời gian thực hiện nghiên cứu

Từ ngày 03 tháng 10 năm 2023 đến ngày 15 tháng 01 năm 2024

Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định Địa chỉ: Số 236, khu 3, thị trấn Yên Định, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

Bảng 2.10 Các biến số cần thu thập

TT Tên biến Định nghĩa Phân loại biến

Kỹ thuật thu thập số liệu

Thuốc sử dụng theo nhóm thuốc

Là nhóm thuốc theo Danh mục thuốc hóa dược, thuốc dược liệu

Thuốc hóa dược sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

Là nhóm tác dụng dược lý của thuốc theo Thông tư số

- Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

Thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ

- Thuốc do Việt Nam sản xuất

- Thuốc sản xuất trong nước

Thuốc hóa dược sử dụng theo thành phần thuốc

Căn cứ số hoạt chất có tác dụng dược lý của thuốc trong thành phần để phân loại thuốc theo thành phần

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định năm 2022

2.1.2 Thời gian thực hiện nghiên cứu

Từ ngày 03 tháng 10 năm 2023 đến ngày 15 tháng 01 năm 2024

Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định Địa chỉ: Số 236, khu 3, thị trấn Yên Định, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bảng 2.10 Các biến số cần thu thập

TT Tên biến Định nghĩa Phân loại biến

Kỹ thuật thu thập số liệu

Thuốc sử dụng theo nhóm thuốc

Là nhóm thuốc theo Danh mục thuốc hóa dược, thuốc dược liệu

Thuốc hóa dược sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

Là nhóm tác dụng dược lý của thuốc theo Thông tư số

- Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn

Thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ

- Thuốc do Việt Nam sản xuất

- Thuốc sản xuất trong nước

Thuốc hóa dược sử dụng theo thành phần thuốc

Căn cứ số hoạt chất có tác dụng dược lý của thuốc trong thành phần để phân loại thuốc theo thành phần

TT Tên biến Định nghĩa Phân loại biến

Kỹ thuật thu thập số liệu

Thuốc biệt dược gốc và thuốc generic

- Thuốc generic: Là thuốc có cùng dược chất, hàm lượng, dạng bào chế với biệt dược gốc và thường được sử dụng thay thế biệt dược gốc

- Thuốc biệt dược gốc: Là thuốc đầu tiên được cấp phép lưu hành trên cơ sở có đầy đủ dữ liệu về chất lượng, an toàn, hiệu quả

- Thuốc biệt dược gốc Tài liệu có sẵn

Thuốc sử dụng theo đường dùng

Là dạng bào chế của thuốc cho biết đường đưa thuốc vào cơ thể của mỗi thuốc

Thuốc generic theo nhóm tiêu chí kỹ thuật

Là nhóm thuốc generic theo nhóm TCKT được quy định trong Thông tư 15/2019/TT- BYT

Thuốc theo phân loại VEN

Là nhóm thuốc theo phân loại VEN của Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện

Là số lượng sử dụng thuốc trong năm Biến số Tài liệu sẵn có

10 Đơn giá Đơn giá của các loại thuốc đã sử dụng trong năm Biến số Tài liệu sẵn có

Phương pháp mô tả cắt ngang

405 khoản mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định năm 2022

2.2.4 Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích số liệu

* Nguồn thu thập số liệu Để phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định năm 2022, đề tài đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu từ tài liệu sẵn có bao gồm:

- Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu năm

- Số liệu thuốc đã sử dụng lấy từ báo cáo xuất nhập tồn của Bệnh viện năm 2022

- Thu thập thông tin về thuốc: Tên hoạt chất, tên thuốc, nồng độ - hàm lượng, dạng bào chế, đường dùng, nhà sản xuất, nước sản xuất, đơn vị tính, số lượng sử dụng, đơn giá, thành tiền, nhóm tác dụng của toàn bộ các khoản mục thuốc đã sử dụng năm 2022

Tiến hành phân tích dữ liệu danh mục thuốc (DMT) đòi hỏi xử lý dữ liệu trùng lặp, ngoại lai và làm sạch số liệu Sau đó sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2007 để nhập liệu vào phụ lục biểu mẫu thu thập, từ đó tiến hành phân tích và đánh giá một số chỉ số về DMT.

- Sắp xếp theo mục đích phân tích

- Tính số liệu, giá trị và tỷ lệ phần trăm của từng biến

*Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp phân tích tỷ trọng: Tính tỉ lệ phần trăm của giá trị số liệu của đối tượng nghiên cứu trên tổng số

- Phương pháp phân tích nhóm điều trị

- Phương pháp phân tích ABC

- Phương pháp phân tích VEN

- Phương pháp phân tích ma trận ABC/VEN

* Cụ thể các bước xử lý và phân tích số liệu như sau:

Mục tiêu 1: “Mô tả cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định năm 2022”

Sau khi tra cứu và điền thông tin vào ở phụ lục 01: Biểu mẫu thu thập số liệu Chúng tôi, tiến hành phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện với các chỉ số cần nghiên cứu:

- Tỷ lệ thuốc hóa dược; thuốc đông y, thuốc dược liệu theo số khoản mục và giá trị sử dụng

- Tỷ lệ thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý về số khoản mục và giá trị sử dụng

- Tỷ lệ các nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn theo số khoản mục và giá trị sử dụng

- Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu về số khoản mục và giá trị sử dụng

- Tỷ lệ thuốc đơn thành phần, đa thành phần về số khoản mục và giá trị sử dụng

- Tỷ lệ thuốc Biệt dược gốc, thuốc generic về số khoản mục và giá trị sử dụng

- Tỷ lệ thuốc theo đường dùng về số khoản mục và giá trị sử dụng

Mục tiêu 2: “Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định năm 2022 theo phương pháp phân tích ABC-VEN”

Bước 1: Liệt kê các sản phẩm

Bước 2: Điền các thông tin sau cho mỗi sản phẩm:

Bước 3: Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm Tổng số tiền sẽ bằng tổng số lượng tiền cho mỗi sản phẩm

Bước 4: Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản phẩm chia cho tổng số tiền

Bước 5: Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần

Bước 6: Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm: Bắt đầu với sản phẩm số 1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách

Bước 7: Phân hạng sản phẩm như sau:

Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm khoảng 80% tổng giá trị tiền

Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm khoảng 15% tổng giá trị tiền

Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm khoảng 5% tổng giá trị tiền

Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10%-20% tổng sản phẩm, hạng B chiếm 10%-20% tổng sản phẩm, còn lại hạng C chiếm 60%-80% tổng sản phẩm

Từ kết quả phân tích ABC: xem xét thuốc hạng A là nhóm thuốc có giá trị sử dụng cao, nhận định, đánh giá tính hợp lý của các thuốc hạng A, hạng B, hạng C

* Phương pháp phân tích VEN

Phân loại các thuốc trong danh mục thành các nhóm:

- Nhóm thuốc sống còn (Vital - V): gồm các thuốc dùng để cứu sống người bệnh hoặc các thuốc thiết yếu cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản

- Nhóm thuốc thiết yếu (Essential - E): gồm các thuốc dùng để điều trị cho những bệnh nặng nhưng không nhất thiết phải có cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản

- Nhóm thuốc không thiết yếu (Non-Essential - N): gồm các thuốc dùng để điều trị những bệnh nhẹ, có thể có hoặc không có trong DMT thiết yếu và không cần thiết phải lưu trữ trong kho

- Khoa Dược trình Hội đồng thuốc và điều trị tiến hành phân loại các thuốc trong danh mục thuốc năm 2022 vào các nhóm V, E, N

* Phân tích ma trận ABC/VEN

Sự kết hợp phân tích VEN và ABC sẽ tạo thành ma trận ABC/VEN

- Xếp các thuốc V-E-N trong nhóm A thu được các nhóm nhỏ AV,

AE, AN Sau đó tính tổng số và tỷ lệ phần trăm số lượng thuốc và giá trị sử dụng thuốc trong mỗi nhóm nhỏ

- Làm tương tự với nhóm B và C thu được ma trận ABC/VEN

- Đi sâu phân tích nhóm thuốc AN trong danh mục thuốc đã sử dụng.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ABC/VEN

Trong số 405 danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện năm 2022 đa số là nhóm thuốc hóa dược (chiếm 96,20% SKM) và có giá trị sử dụng cao nhất (chiếm 95,14%) so với tổng giá trị thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2022 Các thuốc dược liệu chiếm số lượng danh mục ít (3,80 %) so với tổng số lượng danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện, chiếm (4.84%) so với tổng giá trị thuốc sử dụng

Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc hóa dược cao hơn thuốc dược liệu trong hệ thống y tế Theo Trung tâm Y tế huyện Trực Ninh, thuốc hóa dược chiếm 91,91% số kê đơn và 83,79% tổng giá trị sử dụng thuốc, trong khi đó thuốc dược liệu chỉ chiếm 8,09% số kê đơn và 16,21% tổng giá trị sử dụng thuốc Tương tự, tại Trung tâm Y tế huyện Vụ Bản, tỷ lệ thuốc hóa dược sử dụng trong tổng giá trị sử dụng thuốc lên tới 91,16%, cao hơn nhiều so với thuốc dược liệu (8,84%).

Thuốc dược liệu đóng vai trò hỗ trợ trong điều trị và chiếm tỷ lệ số lượng mặt hàng (SKM) cũng như giá trị sử dụng tương đối nhỏ Bệnh nhân chủ yếu sử dụng thuốc dược liệu theo dạng thuốc sắc, do bệnh viện có khoa y học cổ truyền Chính vì vậy, lượng thuốc dược liệu được sử dụng rất hạn chế, chủ yếu chỉ dùng trong các trường hợp điều trị hỗ trợ.

Vì vậy số liệu trên là hoàn toàn phù hợp với đặc thù của bệnh viện

4.2.Cơ cấu thuốc hóa dược sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý

Theo kết quả phân tích các thuốc Hoá dược sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý cho thấy chiếm tỷ lệ đứng đầu là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn với 64 danh mục, chiếm 17,35% tổng số lượng danh mục và chiếm 25,16% tỷ lệ tổng giá trị sử dụng thuốc hóa dược của toàn Bệnh viện

Theo kết quả nghiên cứu tại một số bệnh viện, TTYT tuyến huyện tỷ lệ GTSD thuốc kháng sinh có tỷ lệ như sau: TTYT huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định năm 2017 là 35,66% [36] Theo nghiên cứu tại TTYT huyện trực Ninh tỉnh Nam Định năm 2019 (27,02% GTSD) [35] Tại TTYT huyện Ý Yên

BÀN LUẬN

Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ

Kết quả phân tích thuốc sử dụng theo nguồn gốc xuất xứ cho thấy danh mục thuốc đã sử dụng năm 2022 tại Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu chủ yếu là các thuốc sản xuất trong nước, gồm có 276 khoản mục (chiếm 68,15% tổng số khoản mục) và chiếm 37,09 tổng giá trị sử dụng của thuốc trong năm 2022 Danh mục thuốc nhập khẩu gồm có 129 khoản mục (chiếm 31,85% tổng số khoản mục) và chiếm 62,91% tổng giá trị sử dụng thuốc tại bệnh viện năm 2022

Theo kết quả nghiên cứu tại các bệnh viện, tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước tại các Trung tâm Y tế huyện (TTYT) huyện tuyến huyện đạt mức cao Cụ thể, tại TTYT huyện Ý Yên, tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước chiếm một tỷ lệ đáng kể.

2020 chiếm 62,18% [34];TTYT huyện Trực Ninh năm 2019 là chiếm 60,51% GTSD [35] TTYT huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định năm 2017 là 50,37% [36] Nhìn chung tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước tại một số bệnh viện, TTYT tuyến huyện có tỷ lệ tương đương nhau

Theo đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” đã đề ra mục tiêu đến năm 2020, tỉ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước chiếm 22% ở tuyến Trung ương, 50% ở truyến tỉnh và 75% ở tuyến huyện [21] Số liệu phân tích tại Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu cho thấy đã có sự quan tâm kịp thời, chú trọng trong việc sử dụng thuốc có nguồn gốc sản xuất trong nước.

Cơ cấu thuốc sử dụng theo đường dùng

Kết quả phân tích cho thấy tại Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định chiếm tỷ lệ thuốc sử dụng theo đường uống đa số với 251 khoản mục (chiếm 61,98% tổng số khoản mục) và 45,07% giá trị sử dụng so với tổng giá trị sử dụng trong năm 2022 Đứng vị trí thứ 2 là các thuốc sử dụng qua đường tiêm với 124 khoản mục (chiếm 30,62% tổng số khoản mục và 48,69% tổng giá trị sử dụng trong năm 2022)

Thuốc sử dụng theo đường dùng khác như đặt, dùng ngoài và khí dung chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng lượng thuốc sử dụng, với 30 khoản mục và chiếm khoảng 7,41% tổng số khoản mục Về giá trị sử dụng, các loại thuốc này cũng chỉ đóng góp khoảng 6,24% vào tổng giá trị thuốc sử dụng.

Từ số liệu phân tích đã thực hiện tốt các quy định của Bộ Y tế trong đó có Thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh có quy định “Chỉ dùng đường tiêm khi bệnh nhân không uống được hoặc khi sử dụng thuốc theo đường uống không đáp ứng được yêu cầu điều trị với thuốc chỉ dùng được đường tiêm” [10]

Theo kết quả nghiên cứu tại một số bệnh viện, TTYT tuyến huyện tỷ lệ GTSD thuốc theo dạng đường dùng uống - đường tiêm - đường khác như sau: TTYT huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định năm 2020 là 75,06% - 24,65% - 0,29% [34]; TTYT huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định năm 2019 là 75% - 23,55%

- 1,45% [35]; TTYT huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định năm 2017 là 71,22 - 25,18 - 3,60% [36] Ta thấy tại tất cả các bệnh viện tỷ lệ thuốc sử dụng theo đường tiêm thấp hơn so với đường uống và tỷ lệ này tương đồng giữa các bệnh viện, TTYT tuyến huyện

Việc đơn vị sử dụng các thuốc đường uống chiếm tỷ lệ đa số giúp giảm bớt chi phí do các thuốc tiêm có chi phí sản xuất cao do kỹ thuật bào chế, bao bì đóng gói, bảo quản yêu cầu cao hơn các loại thuốc khác, việc sử dụng thuốc cũng yêu cầu cán bộ Y tế có trình độ, việc sử dụng thuốc dạng uống sẽ giảm bớt nhu cầu về nhân lực Y tế trong quá trình sử dụng, cần duy trì các kết quả này trong thời gian tới Tiếp tục thực hiện giảm bớt số khoản mục và tỷ lệ thuốc tiêm, chỉ sử dụng theo các khuyến nghị của Bộ Y tế

4.5 Cơ cấu thuốc hóa dược sử dụng theo thành phần

Danh mục thuốc sử dụng năm 2022 tại Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu chủ yếu là các thuốc đơn thành phần với 304 danh mục chiếm 75,06% tổng số khoản mục và 66,10% tổng giá trị sử dụng của thuốc năm 2022 Các thuốc đa thành phần chiếm tỷ lệ nhỏ với 101 danh mục chiếm 24,94% tổng số danh mục nhưng lại chiếm đến 33,90% tổng giá trị sử dụng của thuốc Theo kết quả nghiên cứu tại một số bệnh viện tuyến huyện tỷ lệ GTSD thuốc đơn thành phần và thuốc đa thành phần như sau: TTYT huyện Ý Yên tỉnh Nam Định năm 2020 là 70,48% và 29,52% [34]; TTYT huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định năm 2019 là 66,87 % và 33,13%[35]; TTYT huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định năm 2017 là 78,53 % và 21,47%[36] Nhìn chung ở tất cả các bệnh viện trên thì tỷ lệ sử dụng thuốc đơn thành phần cao hơn so với thuốc đơn thành phần, tỷ lệ này cũng tương đồng tại một số bệnh viện, TTYT tuyến huyện

Kết quả này cho thấy bệnh viện đã chú trọng đến việc sử dụng an toàn, hợp lý, tiết kiệm cho bệnh nhân, phù hợp với các khuyến cáo của Bộ Y tế quy định tại Thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 của Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị trong Bệnh viện quy định ưu tiên sử dụng thuốc ở dạng đơn chất, đối với những thuốc ở dạng phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh đặc biệt và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất Các thuốc hóa dược đa thành phần sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu đều đáp ứng tiêu chí quy định tại Thông tư 21/2013/TT-BYT

4.6 Cơ cấu thuốc hóa dược sử dụng theo tên Biệt dược gốc và thuốc Generic

Theo Thông tư 21/2023/TT-BYT ngày 08/8/2013 đã quy định ưu tiên lựa chọn thuốc Generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế tên biệt dược gốc

Kết quả phân tích cho thấy, danh mục thuốc Hóa dược sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu chiếm đa số là các thuốc generic với 353 khoản mục chiếm 95,66% tổng số khoản mục và chiếm 93,63% giá trị sử dụng thuốc hóa dược Danh mục thuốc Biệt dược gốc chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ bao gồm

16 danh mục, chiếm 4,34% tổng số khoản mục và chiếm 6,37% giá trị sử dụng thuốc hóa dược

So sánh với các nghiên cứu tại một số bệnh viện cho thấy có sự tương đồng: Bệnh viện trung ương Huế, thuốc biệt dược gốc chiếm 9,96% GTSD trong khi đó thuốc generic chiếm 90,04% GTSD[25] Tại một số bệnh viện, TTYT tuyến huyện tỷ lệ GTSD thuốc biệt dược gốc và thuốc generic như sau: TTYT huyện Ý Yên tỉnh Nam Định năm 2020 là 93.16% và 6,84% [34]; TTYT huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định năm 2019 là 8,33% và 91,67%[35]; TTYT huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định năm 2017 là 5,30 % và

94,70% [36] Như vậy tỷ lệ sử dụng BDG tại các bệnh viện, TTYT tuyến huyện tương đối đồng đều nhau

4.7 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân hạng ABC

Phương pháp phân tích ABC cho phép phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách Theo đó với 405 thuốc thực hiện phân tích cho thấy tỷ lệ các thuốc nhóm A có giá trị sử dụng lớn nhất chiếm 79,88%, nhóm thuốc B chiếm 15,05%, nhóm C có giá trị thấp nhất chiếm 5,07%

Nhóm thuốc A có 72 thuốc chiếm 17,78% SKM, nhóm thuốc B có 95 thuốc chiếm 23,46% SKM, nhóm thuốc C có 238 thuốc chiếm 58,76% SKM (Theo thông tư 21/2013/TT-BYT thì các sản phẩm nhóm A chiếm 10-20% tổng sản phẩm, nhóm B chiếm 10-20% tổng sản phẩm, nhóm C chiếm 60-80% tổng sản phẩm) Như vậy, nhóm thuốc hạng B có số khoản mục cao hơn khuyến cáo của Bộ Y tế, cần cân nhắc đưa ra những giải pháp để giảm số khoản mục của thuốc hạng B để phù hợp với khuyến cáo của Bộ Y tế

Sau khi tiến hành phân tích ABC, đi sâu vào phân tích nhóm thuốc hạng A về cơ cấu thuốc hạng A theo nhóm tác dụng, thu được kết quả: trong thuốc hạng A có sử có mặt của 04 khoản mục thuốc dược liệu và 02 khoản mục thuốc nhóm Vitamin và khoáng chất

Thuốc hạng A là thuốc có giá trị sử dụng cao, như vậy sự có mặt của thuốc dược liệu và Vitamin và khoáng chất trong nhóm thuốc này là không hợp lý, cần xem xét cân nhắc trong quá trình xây dựng Danh mục thuốc, mua sắm và chỉ định các thuốc

4.9 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích VEN

Kết quả phân tích VEN Trong DMT của bệnh viện, số lượng thuốc E nhiều nhất là 246 thuốc chiếm 60,74% SKM và chiếm 62,65% về giá trị sử dụng tiếp đến là thuốc V với 66 thuốc chiếm 16,30%SKM và 25,28% về GTSD, thuốc N với 93 thuốc chiếm 23,96% SKM và chiếm 12,07% về

Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân hạng ABC

Phân tích ABC là phương pháp phân định các thuốc theo tỷ trọng trong ngân sách Với 405 thuốc được phân tích, kết quả cho thấy 79,88% các thuốc nhóm A có giá trị sử dụng lớn nhất Nhóm thuốc B chiếm 15,05% và nhóm thuốc C có giá trị thấp nhất chỉ chiếm 5,07%.

Nhóm thuốc A có 72 thuốc chiếm 17,78% SKM, nhóm thuốc B có 95 thuốc chiếm 23,46% SKM, nhóm thuốc C có 238 thuốc chiếm 58,76% SKM (Theo thông tư 21/2013/TT-BYT thì các sản phẩm nhóm A chiếm 10-20% tổng sản phẩm, nhóm B chiếm 10-20% tổng sản phẩm, nhóm C chiếm 60-80% tổng sản phẩm) Như vậy, nhóm thuốc hạng B có số khoản mục cao hơn khuyến cáo của Bộ Y tế, cần cân nhắc đưa ra những giải pháp để giảm số khoản mục của thuốc hạng B để phù hợp với khuyến cáo của Bộ Y tế

Sau khi tiến hành phân tích ABC, đi sâu vào phân tích nhóm thuốc hạng A về cơ cấu thuốc hạng A theo nhóm tác dụng, thu được kết quả: trong thuốc hạng A có sử có mặt của 04 khoản mục thuốc dược liệu và 02 khoản mục thuốc nhóm Vitamin và khoáng chất

Thuốc hạng A là thuốc có giá trị sử dụng cao, như vậy sự có mặt của thuốc dược liệu và Vitamin và khoáng chất trong nhóm thuốc này là không hợp lý, cần xem xét cân nhắc trong quá trình xây dựng Danh mục thuốc, mua sắm và chỉ định các thuốc

4.9 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích VEN

Kết quả phân tích VEN trong DMT của bệnh viện cho thấy số lượng thuốc E chiếm đa số với 246 thuốc, chiếm 60,74% SKM và 62,65% giá trị sử dụng Thuốc V đứng thứ hai với 66 thuốc, chiếm 16,30% SKM và 25,28% giá trị sử dụng Thuốc N chiếm tỷ lệ ít hơn với 93 thuốc, chiếm 23,96% SKM và 12,07% giá trị sử dụng.

GTSD Như vậy kết quả trên là chưa hợp lý khi tỷ lệ thuốc N chiếm nhiều về số khoản mục và giá trị sử dụng Đặt ra vấn đề, xem xét lại phân loại VEN và xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện

4.10 Phân tích thuốc sử dụng theo ma trận ABC/VEN

Phân tích ABC, phân tích VEN và ma trận ABC/VEN là công cụ hữu ích trong việc lựa chọn xây dựng danh mục thuốc

Sử dụng phân tích theo ma trận ABC/VEN đã khẳng định thêm ý nghĩa của phân tích ABC và phân tích VEN Theo kết quả phân tích ABC/VEN thì nhóm thuốc cần quan tâm là nhóm thuốc AN Theo kết quả phân tích cho thấy nhóm thuốc AN (Giá trị sử dụng cao A - không thiết yếu N) có 9 khoản mục chiếm 2,22% khoản mục nhưng lại chiếm 7,08% tổng giá trị sử dụng bao gồm 9 thuốc: Lá thường xuân; Paracetamol + Methocarbamol; Vitamin E; Vitamin A + Vitamin D2; Saccharomyces boulardii; Đinh lăng + Bạch quả; Actiso, Cao mật lợn khô, Tỏi, Than hoạt tính; Độc hoạt, Phòng phong, Tang ký sinh, Đỗ trọng, Ngưu tất, Trinh nữ, Hồng hoa, Bạch chỉ, Tục đoạn,

Bổ cốt chỉ; Piracetam, đây là các thuốc có tác dụng điều trị hỗ trợ hoặc điều trị triệu chứng nhưng có GTSD cao Bệnh viện cần có sự quản lý chặt chẽ việc sử dụng các thuốc nhóm này, cần cân nhắc lựa chọn không nên sử dụng nhóm thuốc này với giá trị tiêu thụ cao

Nhóm AE (Thuốc có giá trị sử dụng lớn - thiết yếu) chiếm 10,37% tổng số khoản mục và chiếm đa số kinh phí sử dụng thuốc (49,84%) Nhóm thuốc

AV (có giá trị sử dụng lớn A - sống còn V) chiếm 5,19% số khoản mục và chiếm 22,96% giá trị sử dụng thuốc

Như vậy, Danh mục thuốc ABC/VEN của Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu vẫn còn một số điểm chưa hợp lý Cần chú ý xem xét để giảm thấp hơn nữa tỷ lệ sử dụng thuốc nhóm AN Đây là nhóm thuốc có GTSD lớn nhưng hiệu quả điều trị ít rõ ràng Bệnh viện cần kiểm soát sử dụng các thuốc này.

Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích VEN và ma trận ABC/VEN

1 Mô tả cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu, Tỉnh Nam Định năm 2022

- Trong năm 2022 tỷ trọng giá trị sử dụng thuốc so vơi tổng chi phí khám chữa bệnh tại bệnh viện chiếm 14,89%

- Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu năm

2022 chủ yếu là thuốc hóa dược chiếm 96,20% SKM và 95,14% GTSD Trong nhóm thuốc hóa dược, các thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ giá trị sử dụng cao nhất (25,16%) trong đó các kháng sinh nhóm Beta - lactam (chủ yếu là các Cephalosporin) chiếm tỷ lệ đa số Nhóm Hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết đứng thứ hai và thuốc tim mạch đúng thứ ba Số liệu này phù hợp với mô hình bệnh tật tại Bệnh viện

- Danh mục thuốc đã sử dụng chủ yếu là các thuốc sản xuất trong nước, chiếm 68,15% SKM và 37,09% GTSD

Thuốc sử dụng đường tiêm/tiêm truyền và đường uống chiếm ưu thế trong năm 2022 Trong đó, thuốc sử dụng đường uống chiếm tỷ lệ cao nhất với 61,98% về số lượng đơn thuốc và 45,07% về giá trị thuốc sử dụng Thuốc sử dụng đường tiêm cũng chiếm tỷ lệ đáng kể với 30,62% về số lượng đơn thuốc và 48,69% về giá trị thuốc sử dụng.

- Thuốc đơn thành phần chiếm tỷ lệ cao 75,06% SKM và 66,10% tổng GTSD

- Thuốc Generic chiếm đa số (95,66% SKM và 93,63% GTSD) Thuốc biệt dược gốc chiếm tỷ lệ nhỏ (4,34% SKM và 6,37% GTSD)

2 Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng thuốc theo phương pháp phân tích ABC, VEN và ABC/VEN

- Kết quả phân tích danh mục thuốc theo phương pháp ABC cho thấy:

Tỷ lệ thuốc hạng A chiếm 79,88% về GTSD và 17,78% về SKM

Tỷ lệ thuốc hạng B chiếm 15,05% về GTSD và 23,46% về SKM

Tỷ lệ thuốc hạng C chiếm 5,07% về GTSD và 58,77% về SKM.

Ngày đăng: 23/08/2024, 00:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2017), “Hội thảo: Kiểm soát thuốc phù hợp khả năng chi trả quỹ BHYT”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hội thảo: Kiểm soát thuốc phù hợp khả năng chi trả quỹ BHYT”
Tác giả: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Năm: 2017
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2020), “Cần có lộ trình giảm sử dụng thuốc biệt dược gốc để tiết kiệm cho quỹ BHYT và người dân”, https://baohiemxahoi.gov.vn/tintuc/Pages/linh-vuc-bao-hiem-y-te.aspx?itemID=15073&CateID=169 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần có lộ trình giảm sử dụng thuốc biệt dược gốc để tiết kiệm cho quỹ BHYT và người dân”
Tác giả: Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Năm: 2020
3. Bộ Y tế (2013), “Thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 8/8/2013 Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện” , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thông tư 21/2013/TT-BYT ngày 8/8/2013 Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện”
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2013
4. Bộ Y tế (2010), “Quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quy hoạch chi tiết phát triển công nghiệp dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2010
5. Bộ Y tế , “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh” ban hành theo Quyết định số 708/QĐ-BYT ngày 02/3/2015, Hà Nội. Quyết định số 772/QĐ-BYT.Quyết định 5631/QĐ-BYT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn sử dụng kháng sinh
6. Bộ Y tế (2019), “Thông tư 03/2019/TT-BYT ngày 28/3/2019 ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thông tư 03/2019/TT-BYT ngày 28/3/2019 ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp”
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2019
7. Bộ Y tế (2019), Hội nghị tổng kết đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” ngày 18/7/2019, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2019
8. Bộ Y tế (2013), Thông tư 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 “Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2013
11. Bộ Y tế (2012), Quyết định số 4824/QĐ-BYT phê duyệt Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2012
19. Chính phủ (2024), Đảm bảo thuốc tốt, tiết kiệm chi phí, http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Dam-bao-thuoc-tot-tiet-kiem-chi-phi/398701.vgp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảm bảo thuốc tốt, tiết kiệm chi phí
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2024
20. Cục Quản lý khám chữa bệnh, “Báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2015”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo kết quả công tác khám chữa bệnh năm 2015”
21. Cục Quản lý Dược (2012), “Đề án Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đề án Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”
Tác giả: Cục Quản lý Dược
Năm: 2012
22. Cục Quản lý Dược, Công văn số 3794/BHXH-DVTngày 28/8/2017 “về việc thống nhất tỷ lệ sử dụng Biệt Dược gốc tại các tuyến điều trị theo chỉ đạo của Chính phủ”. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: về việc thống nhất tỷ lệ sử dụng Biệt Dược gốc tại các tuyến điều trị theo chỉ đạo của Chính phủ”
26. Bùi Thuý Hân (2019), “ Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Vụ Bản năm 2019”, Nam Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Vụ Bản năm 2019
Tác giả: Bùi Thuý Hân
Năm: 2019
27. Phạm Văn Huynh (2019), “ Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế Lục Nam tỉnh Bắc Giang năm 2019”, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm y tế Lục Nam tỉnh Bắc Giang năm 2019
Tác giả: Phạm Văn Huynh
Năm: 2019
28. Đào Thị Huyền (2017),“Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2016”, Nam Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2016”
Tác giả: Đào Thị Huyền
Năm: 2017
29. Phạm Văn Đán (2022), “Phân tích Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện II Lâm Đồng năm 2020” - Luận văn DSCK cấp II, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện II Lâm Đồng năm 2020”
Tác giả: Phạm Văn Đán
Năm: 2022
30. Nguyễn Trương Thị Minh Hoàng (2022), “Phân tích Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Bà Rịa Vũng Tàu năm 2020” - Luận văn DSCK cấp II, Trường Đại học Dược Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích Danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Bà Rịa Vũng Tàu năm 2020”
Tác giả: Nguyễn Trương Thị Minh Hoàng
Năm: 2022
18. Bộ Y tế (2024), Hội nghị triển khai Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam, https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/hoi-nghi-trien-khai-chien-luoc-quoc-gia-phat-trien-nganh-duoc-viet-nam Link
23. Sở Y tế thành phố Hồ Chị Minh (2019), Tìm hiểu tình hình sử dụng thuốc generic để giảm chi tiêu cho y tế tại các nước trên thế giới, https://medinet.gov.vn/quan-ly-duoc-my-pham/tim-hieu-tinh-hinh-su-dung-thuoc-generic-de-giam-chi-tieu-cho-y-te-tai-cac-nuoc-c4513-17350.aspx Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN