CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Khái niệm, vai trò của quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược là một tập hợp các quyết định quản trị và các hành động xác định hiệu suất dài hạn của một công ty Quản trị chiến lược bao gồm: phân tích môi trường (bên trong lẫn bên ngoài); xây dựng chiến lược; thực thi chiến lược và đánh giá kiểm soát chiến lược. Đặc điểm quan trọng là tất cả các chiến lược kinh doanh khi hình thành được quan tâm và nó được dùng để phân biệt các kế hoạnh kinh doanh chính là “ lợi thế cạnh tranh” Thực tế cho thấy rằng không có đối thủ cạnh tranh nào mà không cần đến chiến lược, vì các chiến lược có mục đích duy nhất và bảo đảm cho các doanh nghiệp tìm và giành được lợi thế bền vững của mình đối với các đối thủ.
1.1.2 Vai trò của quản trị chiến lược
Quá trình quản trị chiến lược giúp tổ chức thấy rõ mục đích và hướng đi của mình Nó khiến cho nhà quản trị phải xem xét và xác định xem tổ chức đi theo hướng đi nào và khi nào thì đạt được vị trí nhất định Việc nhận thức kết quả mong muốn và mục đích trong tương lai giúp cho nhà quản trị cũng như nhân viên nắm vững được việc gì cần làm để đạt được thành công Như vậy sẽ khuyến khích cả hai đối tượng trên đạt được những thành tích ngắn hạn, nhằm cải thiện tốt hơn lợi ích lâu dài của tổ chức. Điều kiện môi trường mà tổ chức gặp phải luôn biến đổi Những biến đổi nhanh thường tạo ra các cơ hội và nguy cơ bất ngờ Dùng quản trị chiến lược giúp nhà quản trị nhằm vào các cơ hội và nguy cơ trong tương lai Mặc dù các quá trình kế hoạch hóa không loại trừ việc các nhà quản trị dự kiến hoặc dự báo trước các điều kiện môi trường trong tương lai Trong khi đó, quá trình quản trị chiến lược buộc nhà quản trị phân tích và dự báo các điều kiện môi trường trong tương lai gần cũng như trong tương lai xa Nhờ đó thấy rõ môi trường tương lai mà nhà quản trị có khả năng nắm bắt tốt các cơ hội, tận dụng hết các cơ hội và giảm bớt nguy cơ liên quan đến điều kiện môi trường.
Nhờ có quá trình quản trị chiến lược, doanh nghiệp sẽ gắn liền với các quyết định đề ra với điều kiện môi trường liên quan Do sự biến động và tính phức tạp của môi trường ngày càng gia tăng doanh nghiệp ngày càng cố gắng chiếm được thế chủ động hoặc thụ động tấn công Quyết định là sự cố gắng dự đoán điều kiện môi trường và sau đó làm tác động hoặc làm thay đổi dự báo sao cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra Quyết định thụ động tấn công là dự báo các điều kiện môi trường trong tương lai và thông qua biện pháp hành động nhằm tối ưu hóa vị thế của doanh nghiệp trong môi trường đó bằng cách tránh những vấn đề đã thấy trước và chuẩn bị tốt hơn để thực hiện bằng được cơ hội tiềm tàng.
Phần lớn các công trình nghiên cứu cho thấy các công ty nào vận dụng quản trị chiến lược thì đạt được kết quả tốt hơn nhiều so với công ty nào không sử dụng quản trị chiến lược Quản trị chiến lược còn giúp cho doanh nghiệp không gặp phải những vấn đề trầm trọng và tăng khả năng của công ty trong việc tranh thủ các cơ hội trong môi trường khi chúng xuất hiện.
1.1.3 Các cấp của quản trị chiến lược
1.1.3.1 Chiến lược cấp công ty.
Chiến lược cấp công ty là một kiểu mẫu của các quyết định trong một công ty, nó xác định và vạch rõ mục đích, các mục tiêu của công ty, xác định các mục tiêu kinh doanh mà công ty theo đuổi, tạo ra các chính sách và kế hoạch cơ bản để đạt được mục tiêu của công ty.
Chiến lược công ty đề ra nhằm xác định các hoạt động kinh doanh mà trong đó công ty sẽ cạnh tranh và phân phối các nguồn lực giữa các hoạt động kinh doanh đó.
1.1.3.2 Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh.
Chiến lược kinh doanh được hoạch định nhằm xác định việc lựa chọn sản phẩm hoặc dạng cụ thể thị trường cho hoạt động kinh doanh riêng trong nội bộ công ty, và nó xác định xem công ty sẽ cạnh tranh như thế nào với một hoạt động kinh doanh cùng với vị trí đã biết của bản thân công ty, giữa người cạnh tranh của nó.
Chiến lược cấp các đơn vị kinh doanh của doanh nghiệp xác định cách thức mỗi đơn vị kinh doanh sẽ cố gắng hoàn thành mục tiêu của nó để đóng góp vào việc hoàn thành vào mục tiêu cấp công ty Nếu như công ty là đơn ngành thì chiến lược cấp đơn vị kinh doanh có thể được coi là chiến lược cấp công ty.
Chuyển dịch chiến lược công ty và chiến lược cấp đơn vị kinh doanh tới các bộ phận của tổ chức trên các phương diện nguồn lực, các quá trình, con người và kỹ năng của họ.
Dù ở mức độ nào, các chiến lược cũng tuân theo qui trình cơ bản sau:
Xác định nhiệm vụ và mục tiêu
Phân tích và lựa chọn chiến lược
Các yêu cầu khi xây dựng chiến lược:
Một là, chiến lược kinh doanh phải đạt được mục tiêu tăng thế lực của doanh nghiệp và giành lợi thế cạnh tranh Vì chiến lược kinh doanh chỉ thật sự cần thiết khi có sự cạnh tranh trên thị trường Không có đối thủ cạnh tranh thì không cần chiến lược kinh doanh Muốn đạt được yêu cầu này khi xây dựng chiến lược phải triệt để khai thác lợi thế so sánh của doanh nghiệp mình, tập trung các biện pháp tận dụng thế mạnh chớ không dùng quá nhiều sức lực cho việc khắc phục các điểm yếu tới mức không đầu tư gì thêm cho các điểm mạnh.
Hai là, chiến lược kinh doanh đảm bảo an toàn kinh doanh cho doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh chứa đựng trong lòng nó yếu tố mạo hiểm mà các doanh nghiệp phải đương đầu Do vậy sự an toàn trong kinh doanh nhiều khi là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp Để đạt được yêu cầu này chiến lược kinh doanh phải có vùng an toàn, trong đó khả năng rủi ro có thể xảy ra nhưng chỉ là thấp nhất, phải luôn đề phòng chiến lược được ăn cả ngã về không, do chưa hiểu kỹ luận thuyết kinh doanh mạo hiểm.
Ba là, phải xác định phạm vi kinh doanh, mục tiêu và những điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu Việc xác định phạm vi kinh doanh trong chiến lược kinh doanh phải đảm bảo sao cho khắc phục sự dàn trải nguồn lực Trong mỗi phạm vi kinh doanh nhất định doanh nghiệp có thể định ra các mục tiêu cần đạt tới, phù hợp với điều kiện cụ thể của mình.
Bốn là, phải dự đoán được môi trường kinh doanh trong tương lai Việc dự đoán này càng chính xác bao nhiêu thì chiến lược kinh doanh càng phù hơp bấy nhiêu Dự đoán trước hết là hoạt động trí não, vì vậy muốn có được dự đoán tốt, cần có một khối lượng thông tin và tri thức nhất định, đồng thơi phải có phương pháp tư duy đúng đắn để có được cái nhìn thực tế và sáng suốt về tất cả những gì mà doanh nghiệp có thể phải đương đầu ở tương lai.
Năm là, phải kết hợp độ chín mùi với thời cơ Chiến lược kinh doanh không chín mùi chắc chắn sẽ thất bại.
Sáu là, phải có chiến lược dự phòng Sở dĩ phải như vậy vì, chiến lược kinh doanh là để thực thi trong tương lai, lại luôn là điều chưa biết Vì thế khi xây dựng chiến lược kinh doanh phải tính đến khả năng xấu nhất mà doanh nghiệp gặp phải và trong tình hình đó thì chiến lược nào có thể thay thế.
Quá trình hoạch định chiến lược
Môi trường vĩ mô bao gồm những yếu tố tác động đến đơn vị một cách toàn diện, đặc điểm hoạt động của đơn vị đó Nó được xác lập bởi các yếu tố như: các điều kiện kinh tế, chính trị xã hội, văn hoá tự nhiên, dân số, công nghệ và kỹ thuật Mỗi yếu tố của môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng đến tổ chức một cách độc lập hoặc trong liên kết với các yếu tố khác.
Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi : doanh nghiệp đang trực diện với những gì ? a Các yếu tố kinh tế.
Các yếu tố môi trường kinh tế thường tác động một cách trực tiếp và năng động, các diễn biến của môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe doạ khác nhau đối với từng doanh nghiệp đối với từng doanh nghiệp và cũng có ảnh hưởng tiềm tàng đến các chiến lược của các doanh nghiệp Các yếu tố kinh tế cơ bản là:
- Xu hướng của tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân Bao gồm các số liệu về tốc độ tăng trưởng GDP và GNP hàng năm sẽ cho biết tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và tốc độ tăng của thu nhập bình quân đầu người Từ đó cho phép dự đoán được dung lượng thị trường của từng ngành và thị phần của từng doanh nghiệp.
- Lãi suất và xu hướng lãi suất trong nền kinh tế có ảnh hưởng đến xu thế của đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng Do đó ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
- Cán cân thanh toán quốc tế.
- Xu hướng của tỷ giá hối đoái Sự biến động của tỷ giá hối đoái làm thay đổi điều kiện kinh doanh nói chung, tạo ra những cơ hội và đe doạ khác nhau đối với doanh nghiệp.
- Mức độ lạm phát Lạm phát cao hay thấp có ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào nền kinh tế Việc lạm phát quá cao hoặc thiểu phát đều ảnh hưởng không tốt đối với nền kinh tế Do đó việc duy trì một tỷ lệ lạm phát vừa phải có tác dụng khuyến khích thị trường tăng trưởng.
- Các chính sách tiền tệ của nhà nước.
- Những chính sách thuế quan. b Yếu tố chính trị pháp luật.
Môi trường chính trị – pháp luật bao gồm các hệ thống quan điểm đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành, các xu hướng chính trị, ngoại giao của chính phủ và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới Các biến động về môi trường chính trị – pháp luật sẽ tạo cơ hội và rủi ro với các doanh nghiệp Do đó khi nghiên cứu cac yếu tố này ta nên chú ý một số các vấn đề sau đây:
- Các qui định về khách hàng vay tiêu dùng.
- Các luật lệ về chống độc quyền.
- Những đạo luật về bảo vệ môi trường.
- Những đạo luật về thuế.
- Các chế độ đãi ngộ đặc biệt.
- Những luật lệ về đạo luật quốc tế.
- Những luật lệ về thuê mướn lao động.
- Sự ổn định của chính quyền. c Yếu tố văn hóa xã hội.
Môi trường văn hóa xã hội bao gồm các chuẩn mực và các giá trị được chấp thuận và tôn trọng bởi một văn hóa hoặc một văn hóa cụ thể Yếu tố văn hoá - xã hội tác động rất chậm đến doanh nghiệp Nhưng nếu không lưu tâm rất khó nhận ra nhưng lại có ảnh hưởng rất sâu và rộng Do đó ta phải quan tâm đến yếu tố văn hóa – xã hội. Khi nghiên cứu các vấn đề này cần lưu ý các điểm sau đây:
– Những quan điểm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống về nghề nghiệp.
– Phong tục tập quán truyền thống.
– Sự thay đổi về quan điểm sống và mức sống.
– Quan niệm tiêu dùng, nhất là sản phẩm tiêu dùng thời tiết. d Yếu tố dân số.
Yếu tô dân số rất quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược Nó tác động đến sự thay đổi của môi trường kinh tế và xã hội Thông tin về dân số cung cấp cho nhà quản trị những dữ liệu quan trọng trong việc hoạch định chiến lược Do đó khi xây dựng chiến lược cần quan tâm yếu tố dân số sau :
– Tổng dân số xã hội, tỉ lệ tăng dân số.
– Kết cấu và xu hướng thay đổi của dân số: tuổi tác, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, tôn giáo, phân phối thu nhập.
– Xu hướng dịch chuyển dân số giữa các vùng e Yếu tố tự nhiên.
Môi trường tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan tự nhiên, cảng biển, các tài nguyên Điều kiện tự nhiên là yếu tố đầu vào quan trọng của nhiều nghành kinh tế Đồng thời điệu kiện tự nhiên có thể trở thành thế mạnh Do đó khi xây dựng chiến lược kinh doanh cần phải quan tâm đến :
– Các vấn đề ô nhiễm môi trường
– Sự thiếu hụt năng lượng.
– Sự tiêu phí nguồn tài nguyên thiên nhiên. f Yếu tố kỹ thuật-công nghệ. Ít có ngành công nghiệp và doanh nghiệp nào mà không phụ thuộc vào công nghệ hiện đại Sẽ còn nhiều công nghệ tiên tiến ra đời, tạo ra các cơ hội cũng như các nguy cơ đối với tất cả các nghành Khi nghiên cứu yếu tố này cần lưu ý các vấn đề sau: – Chi phí cho công tác nghiên cứu và phát triển từ ngân sách quốc gia.
– Chi phí nghiên cứu và phát triển trong ngành.
– Tiêu điểm các lỗ lực công nghệ.
– Sự bảo vệ bằng phát minh sáng chế.
Các yếu tố môi trường vĩ mô trên có tác động lẫn nhau và cùng tác động lên doanh nghiệp Các nội dung của từng yếu tố có mức độ quan trọng khác nhau tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu Khi nghiên cứu các yếu tố này không nên kết luận ngay dựa trên một vài yếu tố, mà phải xem xét một cách tòan diện trong quan hệ tác động qua lại giữa chúng với nhau.
1.2.1.2 Môi trường vi mô (nghành).
Môi trường vi mô là một phần của môi trường vĩ mô nhưng nó tác động trực tiếp đến doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp chịu tác động của môi trường vi mô riêng.
Do đó không nên áp dụng một cách máy móc các kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác, mà phải nghiên cứu trong điều kiện ứng với tình hình thực tế của doanh nghiệp mình Để đề ra một chiến lược thành công thì phải phân tích kỹ từng yếu tố của môi trường vi mô Sự hiểu biết của các yếu tố này giúp doanh nghiệp nhận ra các điểm mạnh, điểm yếu của mình Nó liên quan đến cơ hội và nguy cơ mà ngành kinh doanh gặp phải Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố: đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ tiềm ẩn, sản phẩm thay thế.
Mô hình 5 lực của M.Porler a Đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh là những đơn vị cùng chia sẻ lượng khách hàng của doanh nghiệp Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, giúp doanh nghiệp xác định được mức độ bản chất của cạnh tranh, từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp trong cạnh tranh để giữ vững vị trí và gia tăng áp lực lên đối thủ Những nội dung then chốt khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh bao gồm:
- Mục tiêu tương lai của đối thủ cạnh tranh.
- Chiến lược hiện tại của đối thủ cạnh tranh. Đối thủ tiềm ẩn
Cạnh tranh giữa các DN
Lực mặc cả của nhà cung cấp
Nguy cơ của đối thủ tiềm ẩn
Nguy cơ của SP thay thế
Lực mặc cả khách hàng
Các đối thủ trong nghành Điều gì thúc đẩy cạnh tranh
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG TẠI CHI NHÁNH TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU - CÔNG TY TNHH TRUYỀN HÌNH CÁP SAIGONTOURIST
Giới thiệu về Chi nhánh tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu - Công ty TNHH truyền hình cáp Saigontourist
2.1.1.Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu - Công ty TNHH truyền hình cáp Saigontourist.
Ngày 25/10/2002 Chi nhánh Công ty Truyền hình cáp Saigontourist tại Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được thành lập theo quyết định số 103/QĐ-TC của Giám đốc Công ty Truyền hình cáp Saigontourist.
Ngày 21/01/2003 được sở kế hoạch đầu tư cấp giấy phép kinh doanh số 0301463315-006. Đến ngày 15/04/2010 Công ty được đổi tên thành Chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu - Công ty TNHH truyền hình cáp Saigontourist (SCTV chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-
Vũng Tàu) theo quyết định số 263/QĐ/2010/SCTV/TC-HC của Tổng Giám Đốc
Công ty TNHH truyền hình cáp Saigontouris.
Chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu - Công ty Truyền hình cáp Saigontourist hiện đang cung cấp và triển khai dịch vụ tại bốn địa bàn của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là: TP.Vũng Tàu, TP.Bà Rịa, Huyện Xuyên Mộc và Huyện Châu Đức.
Trụ sở chính của công ty: 181 Phạm Hồng Thái, Phường 7, TP.Vũng Tàu, Tỉnh
Hơn 15 năm xây dựng và phát triển, SCTV chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tự hào là mạng truyền hình cáp đầu tiên tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, với thị phần truyền hình trả tiền đứng đầu trong tỉnh, diện phủ sóng rộng khắp.
SCTV chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cung cấp đa Dịch vụ Truyền thông - Viễn thông bao gồm: Truyền hình cáp, Truyền hình kỹ thuật số, Internet băng thông rộng Docsic 3.0, VoIP, VoD/OTT.
SCTV chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là đơn vị truyền hình cáp đứng đầu tỉnh trong lĩnh vực truyền hình và đứng thứ tư trong lĩnh vực viễn thông với hơn 75 ngàn thuê bao truyền hình cáp, hơn 19 ngàn thuê bao Kỹ thuật số, hơn 18 ngàn thuê bao Internet.
Tài sản quý giá nhất và cũng là yếu tố quyết định sự thành công của SCTV chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hôm nay là lực lượng nhân sự với hơn 85 cán bộ quản lý, thạc sỹ, kỹ sư, cử nhân, kỹ thuật viên nhiều kinh nghiệm, được đào tạo chính quy, năng động, nhiệt huyết Chúng tôi đều hiểu, mình đang gánh vác một trọng trách, một sứ mệnh cao cả, đó là: “Cung cấp dịch vụ, sản phẩm văn hoá mang tính nhân văn và
P.Giám Đốc Kỹ thuật P.Giám Đốc Kinh doanh
Bộ phận Kỹ thuật Bộ phận Kế toán Bộ phận Tổ Chức-Hành Chình Bộ phận Quản lý Khách hàng
Tổ Bảo trì Tổ Quản lý chất lượng DV Tổ Lắp đặt và thu thuê bao Phòng giao dịch Bà Rịa Phòng giao dịch Xuyên Mộc Phòng giao dịch Châu Đức
Giám Đốc Chi nhánh viễn thông với chất lượng vượt trội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mọi tầng lớp nhân dân”. Để phát triển một cách bền vững, SCTV chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tập trung vào 5 mảng chiến lược chính:
NỘI DUNG – DIỆN PHỦ SÓNG – CÔNG NGHỆ - GIÁ TRỊ GIA TĂNG – HẬU
+ Nội dung: Chuyên biệt, đặc sắc theo văn hóa vùng miền, tạo nên sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.
+ Diện phủ sóng: Phục vụ mọi tầng lớp nhân dân trên toàn tỉnh.
+ Công nghệ: Chủ động sáng tạo và không ngừng phát triển, ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất tạo ra các sản phẩm vượt trội, chất lượng ổn định.
+ Giá trị gia tăng: Phát triển không ngừng nhiều dịch vụ giá trị gia tăng trên một hạ tầng kỹ thuật sẵn có để nâng cao sự hài lòng của khách hàng và tối đa hóa hiệu quả đầu tư.
+ Hậu mãi: Tận tâm và am hiểu, chuyên nghiệp trong chăm sóc khách hàng.
2.1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy của SCTV Chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Hình 1 Sơ đồ tổ chức của SCTV Chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- SCTV chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 4 bộ phận chức năng, 3 phòng giao dịch và 3 tổ trên địa bàn Tp.Vũng Tàu, TP.Bà Rịa, Huyện Xuyên Mộc và Huyện Châu Đức:
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám Đốc, các bộ phận, các phòng giao dịch và các tổ.
SCTV chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty SCTV Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của Chi nhánh Giám Đốc trực tiếp phụ trách tất cả các bộ phận, các Phòng Giao Dịch và các Tổ trong Chi nhánh Hai phó Giám Đốc giúp việc cho Giám Đốc giải quyết các vấn đề chủ yếu trong lĩnh vực kỹ thuật và phụ trách các bộ phận, các Phòng Giao Dịch và các Tổ có liên quan
Phó Giám Đốc kỹ thuật: tham mưu cho Giám Đốc các vấn đề kỹ thuật, phụ trách bộ phận kỹ thuật, tổ bảo trì, tổ quản lý chất lượng và các phòng Giao Dịch
Phó Giám Đốc kinh doanh: tham mưu cho Giám Đốc các vấn đề kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh cho chi nhánh, phụ trách bộ phận quản lý khách hàng, tổ lắp đặt và thu thuê bao, các phòng giao dịch.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU - CÔNG TY TNHH TRUYỀN HÌNH CÁP SAIGONTOURIST
Phương hướng, định hướng công ty đến năm 2020
• Đạt con số trên 37,690 khách hàng truyền hình cáp.
• Xây dựng đội ngũ tham mưu chính quy, tinh nhuệ.
• Triển khai thử nghiệm dịch vụ Truyền hình Kỹ thuật số.
• Đưa dịch vụ Internet vào khai thác.
• Số lượng nhân viên có trình độ Đại học trở lên chiếm 60% tổng số cán bộ CNV.
• Số lượng cán bộ có bằng thạc sỹ trở lên chiếm 10% tổng số CBCNV.
• Nâng cao chất lượng nội dung và tín hiệu các kênh Analog, đảm bảo duy trì ít nhất
• Tăng lên 15 kênh HD trong năm 2011, 30 kênh HD năm 2012 và 45 kênh HD vào năm 2015.
• Tăng số kênh tự sản xuất lên 20 kênh vào 2011 và 25 kênh vào năm 2015.
• Có ít nhất từ 1 - 3 kênh do SCTV sản xuất có rating đứng đầu cả nước.
• Phấn đấu đến năm 2020 hệ thống mạng cáp SCTV chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phủ trên 90% địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
• Đạt con số 100.000 khách hàng truyền hình cáp và 50.000 khách hàng Internet.
• Sản xuất chương trình dựa trên công nghệ lưu trữ trung tâm.
• Hoàn thiện việc tách node 500 cho toàn bộ hệ thống mạng cáp và dự phòng điện 200% cho toàn bộ mạng cáp SCTV nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
• Ứng dụng triển khai công nghệ Docsis2.0 nâng tốc độ truy cập Internet.
• Hoàn thiện phần mềm quản lý, giám sát hạ tầng.
• Triển khai dịch vụVoD, TimeShift TV cho các loại màn hình: TV, máy tính, thiết bị di động,
• Ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử trong việc thu thuê bao.
• Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý, điều hành doanh nghiệp.
• Thử nghiệm công nghệ truyền hình số 3D.
• Xây dựng và phát triển gói dịch vụ trọn gói bao gồm Internet + THC+KTS.
• Xây dựng hệ thống dự phòng điện 300% cho toàn bộ các Headend mạng cáp SCTV Chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
• Đẩy nhanh phát triển các dịch vụ tương tác: VOD thông qua Edge QAM và OTT, Smart Home.
• Ứng dụng công nghệ G-PON, EPON cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao cho khối doanh nghiệp và phân khúc khách hàng cao cấp.
• Triển khai dịch vụ truyền hình Vệ tinh.
• Nghiên cứu triển khai dịch vụ wifi công cộng trên hạ tầng mạng cáp SCTV tại TP.Vũng Tàu.
• Nâng cấp mạng truyền hình cáp SCTV tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lên 1GHz để triển khai dịch vụ hội tụ, đồng thời đưa ra các tiêu chuẩn thi công xây dựng mạng cáp khắt khe.
• Thử nghiệm và phát thử nghiệm kênh truyền hình kỹ thuật số 4K.
• Thử nghiệm mô hình triple play với Internet băng rộng ứng dụng công nghệ Docsis 3.0 tiên tiến nhất ở Châu Âu.
• Số hóa và ngầm hóa toàn bộ hệ thống mạng truyền hình cáp.
• Giữ vững vị trí số 1 trong ngành truyền hình trả tiền tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
• Trở thành công ty đa loại hình dịch vụ lấy viễn thông và truyền thông làm giá trị cốt lõi với các ngành nghề và dịch vụ chính: Digital TV, Truyền hình độ phân giải cao 4K, 8K, 16K, DTH, Mobile TV, WebTV, OTT, Quảng Cáo hướng đối tượng, Home Shopping.
• Đầu tư mở rộng các dịch vụ truy cập Internet băng rộng bao gồm: Leased Line, VPLS, VPWS,…
• Nâng cấp hệ thống VoD, VoIP, Smart Home Networking, Game Online,GameTV, Sản xuất và cung ứng phần mềm.
Một số giải pháp
3.2.1 Xây dựng chiến lược cấp công ty, chiến lược cấp đơn vị và chiến lược chức năng
3.2.1.1 Chiến lược cấp công ty.
Sau khi phân tích các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp và các nguồn lực của SCTV Chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nhận thấy đây là giai đoạn đang phát triển mạnh nhưng cạnh tranh hết sức gay gắt để giữ vững và phát triển thị phần của công ty trong thị trường truyền hình cáp Căn cứ vào những thuận lợi và khó khăn của môi trường đã phân tích, căn cứ vào chuỗi giá trị khách hàng, bản thân công ty (về tài chính, nhân sự, mục tiêu ) và các đối thủ cạnh tranh, căn cứ vào bản phân công nhiệm vụ của Tổng công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist, những mục tiêu của SCTV Chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2020 xác định xây dựng chiến lược hỗn hợp: vừa thực hiện chiến lược tăng trưởng ổn định trên sản phẩm truyền hình cáp vừa thực hiện chiến lược phát triển tăng trưởng bằng đa dạng hóa đồng tích hợp nhiều sản phẩm, dịch vụ trên một đường truyền, cụ thể:
Tập trung phát triển đa dịch vụ, truyền hình tương tác, các dịch vụ gia tăng khác.
Phủ rộng mạng cáp ra tất cả các quận huyện còn lại thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Tập trung phát triển thành những nhóm kênh chương trình theo chuyên đề.
Khai thác quảng cáo trên truyền hình trả tiền.
Xây dựng kênh chương trình mang bản sắc khu vực.
Đa dạng hóa sản phẩm IPTV
Từ những kết quả phân tích và đánh giá ở trên, chúng ta xây dựng ma trận SWOT của SCTV Chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu được sắp xếp trong ma trận theo thứ tự quan trọng và có nhiều ảnh hưởng đến công ty Các chiến lược được lựa chọn nhằm mục đích tận dụng cơ hội, hạn chế nguy cơ, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của công ty Ma trận SWOT của SCTV Chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được mô tả trong bảng trên, từ đó ta có các phương án chiến lược sau:
Phương án chiến lược 1: Chiến lược tăng trưởng tập trung.
Với hệ thống mạng cáp hoàn chỉnh, SCTV Chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang đẩy mạnh tốc độ khai thác khách hàng tối đa Cùng với điều kiện tài chính và thế mạnh về kỹ thuật, cũng như nhu cầu sử dụng truyền hình cáp đang phát triển, đây là điều kiện thuận lợi để SCTV Chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phát triển thị trường mới ở các tỉnh thành trong cả nước trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ truyền hình cáp và các dịch vụ giá trị gia tăng khác.
Phát huy thế mạnh về đa dạng sản phẩm: Đầu năm 2011, công ty đã triển khai thành công công nghệ Internet tốc độ cao trên mạng truyền hình cáp ở TP.Vũng Tàu Tốc độ khai thác khách hàng rất nhanh. Hiện nay, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ này là và 19 ngàn khách hàng Internet. Đầu năm 2017, song song với việc không ngừng nâng cao chất lượng Internet cung cấp cho khách hàng như: nâng cao dung lượng kết nối, dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo Công ty còn tiếp tục triển khai, cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng khác trên mạng cáp hữu tuyến: Truyền hình tương tác(VOD); Duyệt Web,Mua sắm,Chơi Game trực tuyến trên TV…nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú đa dạng của khách hàng Theo đánh giá của Ban giám đốc SCTV Chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thì đây là một thị trường rất tiềm năng Vì dân số Việt Nam nói chung và dân số tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu nói riêng là dân số trẻ, năng động và sẵn sàng tiếp cận với những xu hướng hiện đại, cũng như sử dụng những dịch vụ mang tính mới lạ Do đó khả năng mang lại nguồn lợi nhuận rất cao
Phương án chiến lược 2: Chiến lược phản ứng nhanh - hoàn thiện các sản phẩm hiện hữu:
Xây dựng và phát triển thương hiệu SCTV là nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp và dịch vụ truyền thông chất lượng, công nghệ cao.
Với số lượng khách hàng mà SCTV Chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang nắm giữ khoảng 70 ngàn khách hàng, cộng với các điểm mạnh về kỹ thuật, để hạn chế nguy cơ do các đối thủ cạnh tranh đe dọa thì SCTV Chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cần phải xây dựng và phát triển thương hiệu Xây dựng thương hiệu sẽ khơi dậy tình cảm của khách hàng Khi nghe đến SCTV thì khách hàng sẽ biết đến SCTV là nhà cung cấp đa dịch vụ truyền hình cáp chất lượng, Internet, công nghệ cao, phục vụ khách hàng tốt Để xây dựng một thương hiệu được khách hàng tin cậy thì SCTV Chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phải luôn lấy sự hài lòng của khách hàng làm trọng tâm cho mọi hoạt động, đặc biệt là các hoạt động mang lại giá trị và được khách hàng quan tâm như chất lượng tín hiệu, thái độ phục vụ, chế độ bảo hành bảo trì … Thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của SCTV, đồng thời làm nền tảng cho việc giữ chân khách hàng cũ, tạo sự quan tâm, tin tưởng cho khách hàng và thu hút các khách hàng mới. Chính vì vậy, phần nào hiện thực hóa việc quảng bá giá trị thương hiệu SCTV đến đa số khách hàng và các đối tác lớn trong tương lai. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao công nghệ.
Ngày nay, nhân lực là một trong những tài sản giá trị của các công ty Bộ phận nhân sự trực tiếp ảnh hưởng đến nguồn nhân lực cho nên công ty phải cải tiến kịp thời ở bộ phận này, tiếp theo là hoàn thiện nhân sự ở các bộ phận khác Xây dựng ý thức phục vụ, thỏa mãn khách hàng trong mỗi nhân viên trong mỗi phòng ban Để tiếp tục là người tiên phong về công nghệ trong lĩnh vực truyền hình cáp, đòi hỏi SCTV Chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phải luôn nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên để kịp thời nắm bắt và ứng dụng các công nghệ mới Hiện tại Ban Giám Đốc công ty đang xây dựng chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân sự Thông qua việc tuyển dụng người tài với chế độ đãi ngộ thích hợp như: lương thỏa thuận theo năng lực, kèm theo là chế độ thưởng hợp lý Ngoài ra để giữ chân người tài, công ty cũng đưa ra chính sách thăng tiến và khuyến khích sự học hỏi trong đội ngũ nhân viên trong công ty.
Nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng
Hiện nay, thị trường truyền hình cáp đang cạnh tranh gay gắt, để tiếp tục giữ vững thị phần của mình, SCTV Chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cần khắc phục sự cố mất điện, tăng số lượng kênh và chất lượng chương trình, cải thiện thái độ phục vụ khách hàng, tiếp nhận thông tin sự cố và phản hồi cho khách hàng kịp thời bằng chế độ bảo hành, bảo trì Điều này được thực hiện thông qua việc xây dựng qui trình khắc phục sự cố rõ ràng, nhanh chóng với đội ngũ nhân viên kỹ thuật vững vàng về chuyên môn và nhiệt tình trong công việc, cũng như thái độ hòa nhã, lịch thiệp khi tiếp xúc với khách hàng Đồng thời rút ngắn thời gian xử lý sự cố không quá 4h bắt đầu từ lúc khách hàng báo có sự cố.
NHẬN XÉT: các chiến lược này nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu
SCTV là nhà cung cấp đa dịch vụ truyền hình và truyền thông chất lượng, công nghệ cao Cụ thể:
Chiến lược phát triển thị trường nhằm phát huy thế mạnh về nguồn tài chính vững mạnh, dồi dào kết hợp với nguồn nhân lực có kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực truyền truyền thông, truyền hình và tận dụng triệt để cơ hội về nhu cầu sử dụng dịch vụ truyền hình cáp trong bộ phận người dân ngày càng tăng nhằm phục vụ cho nhu cầu thông tin, giải trí ngày càng phong phú đa dạng
Chiến lược phát huy thế mạnh về đa dạng sản phẩm: phát huy thế mạnh là người đi tiên phong, có nhiều kinh nghiệm trong kỹ thuật ngành truyền hình cáp với công nghệ và kỹ thuật tốt nhất trong cả nước Qua đó làm giảm nguy cơ từ các đối thủ cạnh tranh có ưu thế về tài chính và loại bỏ các đối thủ mới gia nhập ngành Bên cạnh đó cũng làm giảm nguy cơ của việc giảm sút số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ do sự phân hóa ngày càng lớn của các đối tượng khách hàng kèm với đòi hỏi ngày càng cao của họ.
Xây dựng và phát triển thương hiệu SCTV là nhà cung cấp đa dịch vụ truyền thông và truyền hình hình chất lượng, công nghệ cao: nhằm tận dụng các thế mạnh của công ty về tài chính, nhân lực để phát triển nhanh, mạnh tăng dần khoảng cách, bỏ xa các đối thủ cạnh tranh Mặt khác cũng để tận dụng cơ hội Việt Nam gia nhập WTO, AFTA nhằm quảng bá thương hiệu trên thị trường quốc tế, qua đó mở ra cơ hội hợp tác với nhiều đối tác có tiềm lực trong và ngoài nước, phục vụ cho nhu cầu phát triển trong tương lai. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao công nghệ: nhằm tận dụng cơ hội Việt Nam gia nhập AFTA, WTO SCTV có điều kiện tiếp xúc nhiều công nghệ mới, nhiều nhà đầu tư mới.Qua đó khắc phục điểm yếu về khả năng nghiên cứu và phát triển, cũng như chính sách đào tạo trình đội ngũ nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.
3.2.1.2 Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (Chiến lược các SBU).
Chiến lược đối với SBU dịch vụ truyền hình cáp. Đây là đơn vị kinh doanh dẫn đầu toàn tỉnh nên SCTV Chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cần có chiến lược kinh doanh cụ thể trong giai đoạn 2018 – 2020 như sau:
Với thế mạnh là đơn vị có hơn 15 năm kinh nghiệm khai thác dịch vụ Truyền hình Cáp; Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và lành nghề về lĩnh vực cung cấp Dịch vụ Cáp; Được sự hỗ trợ từ phía VTV và VCTV trong việc cung cấp nguồn chương trình;
Cơ chế hoạt động linh hoạt, nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi của môi trường. SCTV Chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cần đẩy mạnh hơn nữa chính sách hợp tác đầu tư và khai thác mạng với các đối tác chiến lược như nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai mạng tại các khu vực còn lại, nhằm tạo cho chương trình kênh ngày càng đa dạng và phong phú hơn nữa Bên cạnh đó SCTV Chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cần chú trọng đến công tác Marketing, quảng bá hình ảnh công ty để khách hàng an tâm với sản phẩm mà SCTV Chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cung cấp Thỉnh thoảng quảng cáo để nhắc nhở khách hàng, để chứng minh sự quan tâm của nhà cung cấp đối với khách hàng.
Chiến lược mở rộng tổng nhu cầu thị trường.
SCTV Chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cần khai thác tối đa khách hàng tiềm năng trong giai đoạn 2018 – 2020 nhằm luôn chiếm được thị phần lớn nhất trên phân khúc thị trường mục tiêu Để thực hiện được chiến lược mở rộng thị trường SCTV cần: Luôn tìm kiếm khách hàng mới: những khách hàng chưa biết đến truyền hình cáp SCTV những khách hàng chưa có nhu cầu sử dụng truyền hình cáp nhưng nay đã có nhu cầu, hoặc vì những lí do nào khác mà chưa sử dụng truyền hình cáp.
Kích thích nhu cầu sử dụng truyền hình cáp nhiều hơn thông qua các hoạt động quảng cáo, PR và các chương trình khuyến mãi.
Hiện SCTV Chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang ở vị trí dẫn đầu tại TP.Vũng Tàu, chính vì thế khả năng đe dọa tấn công giành thị phần của đối thủ cạnh tranh là rất lớn Để bảo vệ thị phần của mình SCTV Chi nhánh Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cần có các chiến lược phòng thủ cụ thể như:
- Luôn rà soát vị trí hiện tại của mình tại các nơi đang chiếm thị phần lớn.
Một số kiến nghị
Nhà nước cần có những chính sách cụ thể như: giảm bớt thủ tục hành chính trong việc cấp giấy phép đầu tư, tạo điều kiện để công ty có thể triển khai cơ sở hạ tầng cũng như triển khai dịch vụ tại những địa bàn mới, đặc biệt những nơi vùng sâu, vùng xa. Đối với các cơ quan hữu quan như Cơ quan Công an, Thuế, Ngân hàng… Cần tạo điều kiện hơn nữa góp phần vào sự lớn mạnh của Công ty Giúp đỡ chia sẻ những khó khăn với Công ty, đặc biệt là vấn đề Tài chính (nguồn vốn) Tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty được vay vốn để đầu tư máy móc thiết bị phát triển kinh doanh, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp vào sự phát triển chung của nền Kinh tế.
Cần phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh để tăng lợi nhuận cụ thể như: quán triệt nhân viên sử dụng tiết kiệm điện, văm phòng phẩm Đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi sang hoá đơn điện tử để giảm chi phí Vì với 2 triệu thuê bao hiện tại thì chi phí in hoá đơn không phải là nhỏ, ngoài ra chưa kể đến việc xây dụng kho để quản lý và lưu trữ số lượng hoá đơn phát sinh về lau dài sau này.
Tận dụng và phát huy tốt năng lực và trình độ của nhân viên, có những chính sách khen khen thưởng kịp thời để khuyến khích nhân viên.
Có chính sách đãi ngộ tốt để thu hút và giữ chân người tài.
Nâng cao chất lượng dịch vụ để cạnh tranh nhằm giữ và phát triển khách hàng. Tích hợp nhiều dịch vụ gia tăng để giảm giá và tăng sức cạnh tranh với các đối thủ.
Nâng cao hiệu quả Marketting.
Có những chính sách ưu đãi đối với khách hàng lâu năm
Xây dựng chiến lược kinh doanh là một việc làm rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ngày nay Phần lớn việc thành công hay thất bại của các doanh nghiệp đều xuất phát từ việc xây dựng chiến lược Có nhiều cách tiếp cận để xây dựng chiến lược kinh doanh, tuy nhiên để xây dựng được một chiến lược kinh doanh đúng và hiệu quả thì thật sự không hề đơn giản.
Báo cáo này đưa ra cách tiếp cận để thiết lập một quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh Các vấn đề cơ bản của quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh bao gồm: Xác định mục tiêu của doanh nghiệp, đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài và bên trong có tác động đến doanh nghiệp, tìm ra cơ hội và những mối đe doạ đối với hoạt động của doanh nghiệp, từ đó thiết lập các ma trận lựa chọn chiến lược và xây dựng một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, xây dụng chiến lược là một lĩnh vực rất rộng và đòi hỏi nhiều kiến thức, vì vậy bài tiểu luận này không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót Em xin chân thành cảm ơn Giảng viên - Thạc sĩ Ngô Thuý Lân đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành bài tiểu luận này.
Vũng Tàu, ngày 15 tháng 01 năm 2018