Đây chính là nền tảng quan trọng, tạo nên hệ thống thểchế QLNN đối với GDĐH, nhằm giải quyết những vấn đề mới phát sinh đối vớiGDĐH, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐH, góp phần đào tạo nguồn
Trang 11.4 Đánh giá tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 24
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
2.1 Quan niệm về thể chế quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học 282.2 Các yếu tố cấu thành thể chế quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học 442.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thể chế quản lý nhà nước đối với giáo dục
2.4 Thể chế quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học của một số quốc
gia trên thế giới và những giá trị tham khảo cho Việt Nam 57
Chương 3: THỰC TRẠNG THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
3.2 Thực tiễn thể chế quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học 763.3 Đánh giá chung về thể chế quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học 101
Chương 4: HOÀN THIỆN THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1234.1 Quan điểm và yêu cầu hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với
4.2 Giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với giáo dục đại
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
Trang 33.3 Số lượng đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo đại học 109
Trang 4DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
3.1 Cơ sở GDĐH do Bộ GDĐT quản lý thành lập đơn vị chuyên
trách về đảm bảo chất lượng
653.3 Số lượng công bố quốc tế tăng vượt trội sau khi có Nghị quyết 29 68
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thể chế có thể được hiểu là cái tạo thành khuôn khổ trật tự cho các quan hệcủa con người, định vị cơ chế thực thi và giới hạn của các quan hệ giữa các bêntham gia tương tác; là ý chí chung của cộng đồng xã hội trong việc xác lập trật tự,những quy tắc, những ràng buộc và các chuẩn mực, giá trị chung được mọi ngườichia sẻ Ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ có thể trình độ phát triển khác nhau, songđều được vận hành bởi sự chi phối trực tiếp hay gián tiếp của thể chế Cho đến hiệnnay đã và đang có sự ghi nhận rộng rãi về vai trò của thể chế đối với sự phát triểnnói chung, giáo dục đại học (GDĐH) nói riêng
Trong các bậc học, trình độ giáo dục, GDĐH có nhiệm vụ chính là cung cấpnguồn nhân lực có chất lượng cho nền sản xuất để tạo ra của cải vật chất và tinhthần của xã hội Sự nghiệp giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng từ sau Cáchmạng Tháng Tám năm 1945 đã trải qua hơn 70 năm và đạt được những thành tựu tolớn, trong đó quan trọng nhất là đã góp phần tạo ra các thế hệ nguồn lực con ngườiViệt Nam, nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc
và xây dựng chủ nghĩa xã hội Thời đại cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay,
xu hướng toàn cầu hóa và phát triển nền kinh tế tri thức, GDĐH có vai trò chủ đạotrong toàn bộ hệ thống giáo dục của một quốc gia GDĐH góp phần đào tạo nguồnnhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao Đào tạo lớp người có phẩm chấtchính trị, đạo đức, có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu
và ứng dụng khoa học công nghệ Phải thừa nhận rằng, GDĐH Việt Nam trong suốtthời gian qua đã có những đóng góp rất lớn cho cuộc đấu tranh giải phóng và xâydựng tổ quốc, nhất là trong quá trình phục hồi và chấn hưng nền kinh tế đất nước
Có được thành tựu trên, thời gian qua Nhà nước ta đã thể chế hóa các quanđiểm của Đảng về GDĐH và ban hành hệ thống văn bản quản lý nhà nước (QLNN) vềGDĐH như: Hiến pháp năm 2013, Luật Giáo dục năm 2019, Luật GDĐH năm 2012(sửa đổi năm 2018) và các văn bản hướng dẫn Trên cơ sơ đó hình thành hệ thống
Trang 6bộ máy QLNN về GDĐH Đây chính là nền tảng quan trọng, tạo nên hệ thống thểchế QLNN đối với GDĐH, nhằm giải quyết những vấn đề mới phát sinh đối vớiGDĐH, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐH, góp phần đào tạo nguồn nhân lực trình độcao, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu lực, hiệu quảQLNN đối với GDĐH.
Thể chế QLNN đối với GDĐH tạo ra sự đồng bộ, thống nhất với các vănbản pháp luật khác trong toàn hệ thống đã huy động mọi nguồn lực phát triểnGDĐH, nâng cao hiệu quả đầu tư của Nhà nước; đổi mới QLNN, đổi mới quản trịđại học, quản lý đào tạo tiệm cận các chuẩn quốc tế để phát triển GDĐH theo hướngchuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa; tạo điều kiện cho các cơ sở giáodục đại học (CSGDĐH) cạnh tranh bình đẳng, phát huy nội lực, linh hoạt, sáng tạo
để nâng cao chất lượng GDĐH
Mặc dù vậy, trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâurộng hiện nay, nền GDĐH của nước ta ngày càng bộc lộ những bất cập và hạn chế,
đã một thời gian dài chúng ta để cho GDĐH tụt hậu khá xa so với các nước trongkhu vực và trên thế giới Sự phát triển của GDĐH chưa tương xứng với sự pháttriển của nền kinh tế Bên cạnh đó, việc “phân vai” và thực tiễn thực hiện chức năngQLNN về GDĐH và quản trị, quản lý của các trường đại học “ngổn ngang” vấn đề,
từ rào cản do “điểm nghẽn”, “nút thắt” về thể chế tự chủ cho đến năng lực, phươngthức quản trị các trường đại học; vấn đề thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính sáchphát triển GDĐH theo thẩm quyền; vấn đề tập trung trong công tác chỉ đạo, hướngdẫn, tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật về GDĐH của các cơ quan chứcnăng nhà nước; vấn đề nguồn lực, bộ máy, hệ thống quản trị không tương thích,việc QLNN, mô hình và cơ cấu tổ chức của các CSGDĐH còn nhiều điểm chưa rõràng, làm ảnh hưởng đến quá trình hội nhập quốc tế của GDĐH Việt Nam; quy định
về bộ máy quản lý, quản trị chồng chéo, giảm hiệu lực, hiệu quả trong chỉ đạo điềuhành, giảm mối liên kết và cộng hưởng sức mạnh giữa các trường trong đại học
Bên cạnh đó, bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phát triểnnhanh chóng, thì GDĐH Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức
Trang 7Trong đó, rào cản lớn nhất chính là thể chế QLNN đối với GDĐH của nước ta chưatheo kịp yêu cầu đổi mới để “cởi trói” cho nền GDĐH phát triển Trước những đòihỏi bức thiết phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, thì vấn đề nghiên cứu đểnhận diện cho được những yêu cầu về thể chế, từ đó tập trung xây dựng và hoànthiện thể chế QLNN đối với GDĐH, đồng thời nhanh chóng đào tạo và bồi dưỡngđội ngũ cán bộ quản lý, quản trị trong các CSGDĐH đáp ứng yêu cầu của thể chếQLNN đối với GDĐH mới, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêucầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là việc làm hết sức cần thiết.tạo được động lực mạnh mẽ cho quá trình đổi mới căn bản - toàn diện nền giáo dụcnước ta, nhất là đối với GDĐH.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên trong đó phải kể đếnnguyên nhân xuất phát từ những hạn chế, bất cập trong thể chế QLNN đối vớiGDĐH Vì vậy, hoàn thiện thể chế QLNN đối với GDĐH để huy động mọi nguồnlực phát triển GDĐH, đổi mới QLNN, đổi mới quản trị đại học, quản lý đào tạotiệm cận các chuẩn quốc tế để phát triển GDĐH theo hướng chuẩn hóa, hiện đạihóa, dân chủ hóa, xã hội hóa; tạo điều kiện cho các CSGDĐH tự chủ cạnh tranhbình đẳng, phát huy nội lực, linh hoạt, sáng tạo để nâng cao chất lượng GDĐHđược xem như là đòn bẩy để phát triển giáo dục Việt Nam, là khâu đột phá để tạo
ra sự đổi mới toàn diện của GDĐH, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nóichung, GDĐH nói riêng
Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề: “Thể chế quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay” để thực hiện đề tài của
luận án tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý công
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là xác định các quan điểm và đề xuất các
giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế QLNN đối với GDĐH trên cơ sở làm sáng tỏnhững vấn đề lý luận về thể chế QLNN đối với GDĐH, đánh giá khái quát thựctrạng thể chế QLNN đối với GDĐH ở Việt Nam thời gian qua
Trang 82.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận án có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Hệ thống, khái quát hóa kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứutrong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, từ đó xác định những nội dung nghiêncứu kế thừa và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận thể chế QLNN đối với GDĐH thông qua việc nghiên
cứu nội hàm và ngoại diên các khái niệm có liên quan như: thể chế; thể chế QLNN;thể chế QLNN đối với GDĐH; phân tích đặc điểm, nội dung, vai trò của thể chếQLNN đối với GDĐH và xác định các yếu tố cấu thành cũng như các yếu tố tácđộng đến thể chế QLNN đối với GDĐH
- Phân tích, đánh giá thực trạng thể chế QLNN đối với GDĐH hiện nay; chỉ
ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế để làm cơ sở cho việc đềxuất các giải pháp hoàn thiện thể chế QLNN đối với GDĐH ở Việt Nam
- Chứng minh rõ sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế QLNN đối với GDĐH
ở Việt Nam hiện nay để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; trên cơ sở đó xác địnhphương hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện thể chế QLNN đối với GDĐHtrong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án là những vấn đề lý luận và thựctiễn về thể chế QLNN đối với GDĐH ở Việt Nam hiện nay
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: luận án nghiên cứu thể chế QLNN đối với GDĐH ở hai góc
độ: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về QLNN đối với GDĐH và hệ thống tổchức bộ máy QLNN đối với GDĐH ở Việt Nam (Chính phủ; Bộ Giáo dục và đàotạo (GDĐT); Bộ/ngành; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Sở GDĐT)
- Về không gian: trên phạm vi cả nước
- Về thời gian: từ khi có Luật GDĐH năm 2012 đến nay.
Trang 94 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
4.1 Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử, nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục; các quan điểm của Đảng và pháp luậtcủa Nhà nước về GDĐH
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài sửdụng các phương pháp cụ thể khác như phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp,
so sánh, gắn lý luận với thực tiễn và các phương pháp nghiên cứu bổ trợ khác đểchọn lọc tri thức khoa học nghiên cứu về thể chế QLNN đối với GDĐH Bên cạnhphương pháp truyền thống, đề tài cũng áp dụng các phương pháp tiếp cận chuyênngành Quản lý công; phương pháp tiếp cận lịch sử; phương pháp tiếp cận hệ thống,
đa ngành và liên ngành khoa học xã hội và nhân văn; phương pháp liên ngành khoa
học hành chính và khoa học pháp lý Cụ thể:
- Phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh được sử dụng để khảocứu, phân tích, đánh giá những công trình nghiên cứu khoa học ở trong nước vàngoài nước có liên quan đến đề tài luận án nhằm đưa ra các kết luận cần thiết vềnhững những kết quả nghiên cứu luận án nên kế thừa và đặc biệt là những nội dungnghiên cứu luận án cần bổ sung, hoàn thiện
- Phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh cũng được sử dụng để
để giải quyết những vấn đề mang tính lý luận cần giải quyết trong đề tài nhằm đưa
ra những quan niệm của tác giả liên quan đến chủ đề nghiên cứu Mặt khác, phươngpháp phân tích, tổng hợp, so sánh sẽ được sử dụng xuyên suốt trong quá trìnhnghiên cứu đề tài
- Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng để đánh giá thực trạngthể chế QLNN đối với GDĐH ở Việt Nam nhằm chỉ ra những ưu điểm, hạn chế vànguyên nhân của hạn chế về thể chế QLNN đối với GDĐH
Trang 10- Phương pháp hệ thống, diễn dịch, tiếp cận đa ngành và liên ngành khoahọc hành chính đã được sử dụng để đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện thể chếQLNN đối với GDĐH ở Việt Nam trong thời gian tới.
5 Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu
5.1 Giả thuyết khoa học
Thể chế QLNN đối với GDĐH ở Việt Nam đã được định hình nhưng cónhững khoảng trống Trước sự biến đổi của đời sống xã hội và yêu cầu cải cáchhành chính cũng như hội nhập quốc tế, thể chế QLNN đối với GDĐH đang bộc lộ
rõ những bất cập, hạn chế trên cả phương diện nhận thức lý luận và thực tiễn quyđịnh, tổ chức bộ máy quản lý Việc hoàn thiện thể chế QLNN đối với GDĐH ở ViệtNam đang đặt ra một cách cấp bách, nhằm phát huy những kết quả đã đạt được,khắc phục những hạn chế, bất cập về thể chế QLNN đối với GDĐH trong thời gianqua để giải quyết những vấn đề mới phát sinh đối với GDĐH, đáp ứng yêu cầu đổimới GDĐH để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, nâng cao dân trí, bồi dưỡngnhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức mới phục vụ yêu cầu pháttriển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế
5.2 Câu hỏi nghiên cứu
- Bản chất của thể chế QLNN đối với GDĐH là gì? Thể chế QLNN đối vớiGDĐH có vai trò như thế nào đối với GDĐH? Việc xây dựng và thực hiện thể chếQLNN đối với GDĐH bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
- Hiện nay ở nước ta thể chế QLNN đối với GDĐH đang có những hạn chếnào về quy định pháp luật và tổ chức bộ máy?
- Việc tiếp tục hoàn thiện thể chế QLNN đối với GDĐH ở Việt Nam cầndựa trên cơ sở quan điểm nào? Có những giải pháp nào để tiếp tục hoàn thiện thểchế QLNN đối với GDĐH ở Việt Nam?
6 Những đóng góp mới của luận án
Luận án đã nghiên cứu một cách toàn diện, tập trung vào vấn đề lý luận vàđánh giá thực trạng thực hiện thể chế QLNN đối với đối với GDĐH ở Việt Namnhằm mục đích đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện thể chế QLNN đốivới đối với GDĐH ở Việt Nam hiện nay Cụ thể:
Trang 11Thứ nhất, luận án đã luận chứng khoa học về nội hàm khái niệm thể chế,
thể chế QLNN để làm cơ sở cho việc hình thành lý luận về thể chế QLNN đối vớiđối với GDĐH
Thứ hai, luận án đã nghiên cứu, phân tích hai yếu tố cấu thành thể chế
QLNN đối với đối với GDĐH gồm các quy định pháp luật về QLNN đối với đốivới GDĐH và tổ chức bộ máy QLNN đối với đối với GDĐH với những luận giảithuyết phục
Thứ ba, từ việc nghiên cứu thực trạng thể chế QLNN đối với đối với GDĐH
cũng như thực tiễn thực hiện trong thời gian qua, luận án đã khái quát bức tranhtoàn cảnh về thể chế QLNN đối với đối với GDĐH với những nhận xét, đánh giá có
cơ sở khoa học và thực tiễn
Thứ tư, trên cơ sở xác định yêu cầu, luận án đã xây dựng các quan điểm tiếp
tục hoàn thiện thể chế QLNN đối với đối với GDĐH ở nước ta hiện nay và đề xuất
hệ thống các giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế QLNN đối với GDĐH cả về quyđịnh pháp luật cũng như tổ chức bộ máy QLNN đối với GDĐH trong thực tiễn
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7.1 Ý nghĩa lý luận của đề tài
Luận án là công trình nghiên cứu toàn diện, hệ thống về thể chế QLNN đốivới đối với GDĐH trên cả phương diện lý luận và thực tiễn Do đó, luận án gópphần bổ sung, phát triển những vấn đề lý luận về thể chế QLNN đối với đối vớiGDĐH Đồng thời, luận án xác lập cơ sở khoa học cho việc xây dựng, hoàn thiệnthể chế QLNN đối với đối với GDĐH ở Việt Nam hiện nay
7.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo đối với các nhà hoạch
định chính sách, các nhà lập pháp, các nhà quản lý trong xây dựng và ban hành và
tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược về giáo dục và đào tạo nói chung cũngnhư GDĐH nói riêng
- Luận án cũng có thể là tài liệu tham khảo trong hoạt động nghiên cứu vàđào tạo trong lĩnh vực khoa học quản lý công và khoa học pháp lý
Trang 128 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
án được cấu trúc gồm 04 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về thể chế quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học Chương 3: Thực trạng thể chế quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học ở
Việt Nam
Chương 4: Hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học ở
Việt Nam hiện nay
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Sách: “Toward a Comparative Institutional Analysis” (Hướng tới hệ thống
thể chế so sánh) của tác giả Masahiko Aoki, xuất bản 2001 Tài liệu này tác giả
Masahiko Aoki bắt đầu từ việc tiếp cận lý thuyết cổ điển về thể chế kinh tế mớiđược bắt nguồn từ học giả Ronald Coase, trong đó đánh giá cao vai trò của khungthể chế và chi phí giao dịch trong vận hành kinh tế Với nghĩa thể chế là quy tắc củatrò chơi, sự phát triển kinh tế cùng với hiệu quả của nó luôn được xem là những yếu
tố cơ bản làm thay đổi thể chế hay phải cải cách nó Masahiko Aoki lý giải sự cầnthiết phải thay đổi, cải cách thể chế ngoài lý do nêu trên còn có thể do tác động bởicác yếu tố văn hóa pháp lý, môi trường và tâm lý
Sách: “Institutions and Social Conflict” (Thể chế và xung đột xã hội) của
tác giả Jack Knight, xuất bản năm 1992 Tài liệu này Jack Knight định nghĩa thể chế
là “một tập hợp các quy tắc mà thiết lập nên các mối tương tác xã hội theo các cáchriêng biệt” Bên cạnh đó học giả Jack Knight chia sẻ quan điểm cho rằng các xungđột trong xã hội và cách thức giải quyết tranh chấp các xung đột này cũng là nhữngnguyên nhân làm cho thể chế thay đổi
Sách “Institutions, Instututional Change and Economic Performance”, 1990,
của tác giả Douglass North Cũng trong cuốn sách này, tác giả đã đưa ra hệ thống lýthuyết về thể chế, những thay đổi và sự tác động của nó đối với các hoạt động kinh
Trang 14tế Tác giả xem thể chế như là “luật chơi” Cũng giống như các quan điểm trướcđây, tác giả cho rằng thể chế là trung tâm của phát triển kinh tế bền vững bởi vì đó
là các thể chế xây dựng nên các chính sách, huy động và quản lý các nguồn lực, vàphân phối các dịch vụ là tác nhân của phát triển bền vững
1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Sách “Thể chế - cải cách thể chế và phát triển: Lý luận và thực tiễn ở nước
ngoài và Việt Nam” (2002), của Trần Đình Ân, Võ Trí Thanh Trong cuốn sách này,
các tác giả đã đưa ra những vấn đề lý luận thể chế kinh tế cơ bản nhất cũng nhưkinh nghiệm xây dựng, chuyển đổi và cải cách thể chế ở một số nước trên thế giới
và ở nước ta
Sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” (2006), của Đinh Văn Ân, Lê Xuân Bá, trong
tác phẩm các tác giả đã nêu những khái niệm cơ bản và đưa ra đánh giá ban đầu về
hệ thống thể chế kinh tế hiện hành của Việt Nam, xây dựng thể chế kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa; quan điểm chủ đạo và định hướng một số nộidung cơ bản cho việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa ở Việt Nam
Sách “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”
(2008), của Đinh Văn Ân, Lê Xuân Bá, Lê Viết Thái, các tác giả đã nghiên cứunhững vấn đề về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sau 20 nămđổi mới, phân tích các nhận thức, quan điểm về thể chế kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển đồng bộcác loại thị trường chức năng tại Việt Nam,
Sách “Thể chế chính trị”, của Nguyễn Đăng Dung và Bùi Ngọc Sơn, Nhà
xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội (2004), đã tiếp cận quan niệm về thể chế khinghiên cứu về thể chế chính trị Tác giả cho rằng: “Mỗi lĩnh vực hoạt động của conngười đều có các thể chế nhất định, vì vậy, thể chế bao gồm nhiều loại khác nhau:thể chế giáo dục, thể chế y tế, thể chế chính trị, thể chế kinh tế…” Trong tác phẩmnày tác giả đã tiếp cận thể chế chính trị dưới hai góc độ: thể chế chính trị về hành vi
Trang 15và thể chế chính trị về tổ chức, dựa vào hình thức thể hiện để chia làm hai loại, thểchế chính trị thành văn và thể chế chính trị bất thành văn Thể chế chính trị thànhvăn thể hiện tập trung trong hiến pháp của mỗi quốc gia, nhưng còn có thể được quyđịnh ở các văn bản dưới hiến pháp, bao gồm các đạo luật thường, thậm chí cả vănbản dưới luật.
Luận án “Hoàn thiện thể chế quản lý công chức ở Việt Nam trong điều kiện
phát triển và hội nhập quốc tế”, Luận án tiến sĩ kinh tế, của Trần Anh Tuấn,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2007) Trong luận án của mình tác giả đã chứngminh sự cần thiết phải hoàn thiện thể chế quản lý công chức ở Việt Nam trong bốicảnh phát triển và hội nhập quốc tế cũng như những yêu cầu, giải pháp cần đảm bảotrong quá trình hoàn thiện thể chế quản lý công chức ở Việt Nam
Luận án “Thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay”, của Trần Thị Thu Hằng, Học viện Khoa học Xã hội, (2014).
Trong luận án này, tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận về khái niệm, đặc điểm,
vị trí và vai trò của viên chức khoa học, công nghệ; khái niệm, đặc điểm và vai tròcủa thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ; những yêu cầu và tiêu chí hoànthiện thể chế quản lý viên chức khoa học, công nghệ; kinh nghiệm hoàn thiện thểchế quản lý viên chức khoa học, công nghệ của một số nước trên thế giới
Luận án “Nâng cao năng lực thể chế hành chính nhà nước để thích ứng với
kinh tế thị trường và yêu cầu hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay”, của Bùi Thị
Ngọc Hiền (2015), Học viện Hành chính Quốc gia Luận án hệ thống hóa cácnghiên cứu về thể chế, thể chế hành chính nhà nước, nâng cao năng lực thể chế, từ
đó, làm rõ các khái niệm thể chế hành chính nhà nước, năng lực thể chế hành chínhnhà nước Bên cạnh đó luận án cũng xác định các vai trò của thể chế hành chính nhànước và yêu cầu về năng lực thể chế thích ứng với kinh tế thị trường và hội nhậpquốc tế Qua việc đánh giá năng lực thể chế hành chính nhà nước ở Việt Nam, tácgiả đã xây dựng khung năng lực thể chế Hành chính nhà nước thích ứng với kinh tếthị trường và hội nhập quốc tế, làm cơ sở khoa học cho việc nâng cao năng lực thểchế hành chính nhà nước ở Việt Nam Về mặt thực tiễn, luận án nghiên cứu và đánh
Trang 16giá thực trạng năng lực thể chế hành chính nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thịtrường và hội nhập quốc tế
Đề tài cấp bộ: “Tổ chức, thể chế và phương thức hoạt động của bộ máy
hành chính Nhà nước ở địa phương”, GS.TS Lê Sĩ Thiệp, Học viện Hành chính
(1996) Đề tài này đi sâu vào ba khía cạnh của QLNN là: Tổ chức, thể chế vàphương thức hoạt động Đề tài được nghiên cứu, giải quyết những nhiệm vụ đặt ranhằm nâng cao công tác QLNN từ đó đưa ra phương hướng hoàn thiện tổ chức, thểchế và phương thức hoạt động của bộ máy chính quyền
Bài viết “Thể chế”, của tác giả PGS,TS Phạm Thị Túy đăng trên Tạp chí
Lý luận chính trị, số 3 (2014) Tác giả bài viết đã phân tích nhiều cách tiếp cận khác
nhau về thể chế, tác giả cũng cho rằng mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ có thể trình độ
phát triển khác nhau, song đều được vận hành bởi sự chi phối trực tiếp hay gián tiếpcủa thể chế, song vẫn chưa có sự thống nhất chung về lý luận thể chế và hiện tồn tạinhững quan niệm khác nhau về thể chế Tác giả bài viết cho rằng, thể chế là nhữngnguyên tắc xác định mối quan hệ xã hội; định hình cách thức ứng xử của các thànhviên trong xã hội và điều chỉnh sự vận hành xã hội, nội hàm thể chế bao gồm ba yếu
tố chính: Hệ thống pháp luật, các quy tắc xã hội điều chỉnh các mối quan hệ và cáchành vi được pháp luật thừa nhận của một quốc gia; Các chủ thể thực hiện và quản
lý sự vận hành xã hội (bao gồm nhà nước, cộng đồng cư dân, các tổ chức xã hội dânsự); Các cơ chế, phương pháp, thủ tục thực hiện hoạt động xã hội, quản lý và điềuhành sự vận hành xã hội
1.2 Tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học
1.2.1 Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Luận án “Autonomy in public higher education: a case study of stakeholder
perspectives and socio-cultural context, Joanne Y.Taira” (2004), Luận án tiến sĩ giáo
dục học Luận án tiến sĩ này nói về quyền tự chủ trong GDĐH công lập: nghiên cứuđiển hình về quan điểm của các bên có liên quan và bối cảnh văn hóa xã hội trong việcthực hiện quyền tự chủ của các trường đại học công lập Luận án trình bày khái quát về
lý thuyết quyền tự chủ đại học, thực trạng thực hiện của các trường đại học ở Mỹ
Trang 17Sách “Tự chủ đại học, nhà nước và những thay đổi xã hội ở Trung Quốc”,
(SuYan Pan Hong Kong University Press, 2009) Người dịch: Phạm Thị Ly Thôngtin Giáo dục quốc tế và so sánh của Đại học Hoa Sen, số 2-2010 Tài liệu này trìnhbày khá chi tiết, sâu sắc về lược sử quyền tự chủ, các mô hình tự chủ đại học trênthế giới Tài liệu cũng đề cập đến tự chủ đại học, một khái niệm, một hướng đi bắtđầu được quan tâm và thừa nhận ở Trung Quốc - một quốc gia với sự kiểm soát hệthống giáo dục từ cơ quan có thẩm quyền cao nhất: Bộ Giáo dục
Báo cáo “University Autonomy in Twenty Countries”, (Don Anderson
Richard Johnson, Centre for Continuing Education The Australian National University, April 1998) Báo cáo này nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhà nước và
các CSGDĐH ở 20 quốc gia trên thế giới, có liên hệ so sánh với nước Úc Báo cáođánh giá xem mức độ can thiệp pháp lý của nhà nước đến các trường như thế nào.Báo cáo cũng phân tích về quyền tự chủ của ba nhóm nước có truyền thống tự chủkhác nhau: nhóm Anh - Mỹ, nhóm Châu Âu và nhóm các nước châu Á Fourmodels of growth, International Higher Education (Hauptman, A.M, 2007) Báo cáonày nghiên cứu và trình bày bốn kịch bản cho sự phát triển của GDĐH trên thế giớidựa vào sự phụ thuộc về tài chính của các CSGDĐH vào nhà nước
Báo cáo “The history of University Autonomy in Malaysia” (Chan Da-Wan,
May 2017) Báo cáo này trình bày về lịch sử phát triển quản lý đại học ở Malaysia.
Đại học đầu tiên của Malaysia ra đời vào năm 1962 Từ năm 1969, GDĐH Malaysiabắt đầu có sự can thiệp của nhà nước làm cho việc quản lý GDĐH ở Malaysia cónhiều thay đổi
1.2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Cuốn sách “Về khuôn mặt mới của giáo dục đại học Việt Nam”, của Phạm Phụ, phiên bản trực tuyến: http://voer.edu.vn/c/4c212f92 Cuốn sách tập hợp nhiều
bài viết, trong đó đáng chú ý là những trao đổi về triết lý GDĐH, đặc biệt đề cậpđến vai trò của QLNN đối với GDĐH, theo tác giả quản lý của Nhà nước chỉ nêntập trung vào chiến lược và chính sách, quy chế và tiêu chuẩn, cần phân cấp, ủyquyền, cần nâng cao hơn tính tự chủ của các cơ sở Xây dựng cơ chế để Nhà nước
Trang 18thống nhất quản lý GDĐH bằng luật và chính sách, xây dựng và tổ chức thực hiệnchiến lược, kế hoạch phát triển và đảm bảo công tác giám sát kiểm tra, phát huyquyền tự chủ của CSGDĐH nhằm quản lý một cách có hiệu quả - hiệu suất, chấtlượng và có khả năng cạnh tranh trong xu thế toàn cầu hóa Một số bài viết cũngluận giải cơ sở của mối quan hệ quản lý công về GDĐH Cuốn sách có diện phổquát khá rộng và sâu về cách tiếp cận hệ thể chế, với nền tảng lý luận là mối quan
hệ giữa nhà nước và trường đại học
Bài viết “Giáo dục đại học Việt Nam tiếp tục đổi mới để phát triển và hội
nhập”, của GS.TSKH Trần Văn Nhung, (2003), trong bài viết này tác giả đã tập
trung viết về sự cần thiết và nêu một số giải pháp để giáo dục Việt Nam có thể đổimới đáp ứng theo yêu cầu quốc tế hóa
Bài viết “Vai trò quản lý của nhà nước trong giáo dục đại học - góc nhìn từ
lý thuyết kinh tế học hiện đại”, của Phạm Đức Chính, kỷ yếu Hội thảo khoa học,
9-10/12/2009, Trường Đại học giáo dục, ĐHQG Hà Nội, trong bài viết tác giảkhẳng định “Trong vai trò quản lý, một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhànước là tạo ra những cơ sở pháp lý cho các hoạt động giáo dục, đào tạo được xã hộihóa” Nói cách khác, theo tác giả, nhà nước là chủ thể tạo ra chính sách để GDĐH
có thêm nguồn lực để phát triển Tác giả cũng khẳng định về tầm quan trọng củachính sách QLNN khi cho rằng: “Một chính sách đúng đắn dành cho giáo dục thì lợiích nhận được của cả xã hội sẽ tăng lên trong tương lai, ngược lại, bất kỳ sự sai lầmnào trong giáo dục thì kết quả không chỉ đem đến những hậu họa vô cùng nguy hạicho hệ thống giáo dục quốc dân, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, giữgìn bản sắc văn hóa, cũng như tinh thần độc lập tự chủ của cả một dân tộc” Điềunày đòi hỏi các chính sách QLNN đối với GDĐH phải thực sự tạo ra động lực chophát triển của nền GDĐH, đem đến một nền GDĐH có chất lượng
Bài viết “Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng một xã hội học tập
nhằm thực hiện công bằng xã hội trong lĩnh vực giáo dục”, của Vũ Thị Minh Tâm,
Tạp chí Khoa học giáo dục, số 130, tháng 7/2016 Tác giả bài viết phân tích, làm rõvấn đề đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo, xây dựng cả nước trở thành một xã
Trang 19hội học tập là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta được kế thừa quan điểmcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng một nền giáo dục toàn dân, một xã hội họctập để mọi người đều được học hành, đảm bảo công bằng về cơ hội tiếp nhận kiếnthức cho tất cả mọi người Trên cơ sở đó, tác giả phân tích những thành tựu và hạnchế của sự nghiệp giáo dục của Việt Nam và đưa ra các giải pháp tiếp tục nghiêncứu toàn diện hơn nữa quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề này.
Bài viết “Xây dựng một hệ thống quản trị đại học hiệu quả Kinh nghiệm
của Hoa Kỳ và khả năng vận dụng tại Việt Nam”, của TS Phạm Thị Ly, trong sách
“Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam, hai thời khắc đầu thế kỷ”, 2008, tr 211-243).Trong nội dung bài viết này, TS Phạm Thị Ly đã phân tích sâu sắc về GDĐH Hoa
Kỳ, mô hình quản trị đại học ở Hoa Kỳ, vai trò của Hội đồng quản trị trong việcquyết định các vấn đề hệ trọng của nhà trường như mục tiêu chiến lược phát triển,vấn đề tài chính, nhân sự của nhà trường
Bài viết “Quản lý nhà nước đối với các trường đại học Việt Nam nhằm
đảm bảo sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm”, của Phan Huy Hùng, Tạp chí QLNN, năm
2010 Bài viết đã làm rõ một số vấn đề lý luận, thực trạng và giải pháp QLNN vềGDĐH theo hướng đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đại học công,phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về GDĐH bảo đảm tự chủ của nhà trường
về học thuật, tổ chức bộ máy học thuật và tài chính; trách nhiệm xã hội của trườngđại học Đưa ra một số giải pháp QLNN bảo đảm được sự tự chủ và tự chịu tráchnhiệm của trường đại học
Bài viết “Tìm hiểu kinh nghiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Liên
bang nga” - Nguyễn Như Ất, trong sách “Quản lý nhà nước về giáo dục - Lý luận
và thực tiễn”, năm 2005 Tài liệu thông qua việc trình bày một số cải cách, đổi mới vànhững thành tựu về giáo dục của Liên bang Nga Từ đó, đã khái quát được một số kinhnghiệm vô cùng quý giá mà Việt Nam chúng ta có thể học tập trong quá trình đổi mớinền giáo dục nước nhà Điều quan trọng là trong quá trình đổi mới nền giáo dục phải
kế thừa và phát huy truyền thống của hệ thống giáo dục trước đó Đồng thời phải khắcphục, sửa đổi những khiếm khuyết của nền giáo dục cũ, tiếp nhận các xu thế của
Trang 20giáo dục quốc tế hiện nay Nhất là phải thực hiện dân chủ hóa trong giáo dục - đàotạo; đẩy mạnh việc phân cấp quản lý hành chính trong nền giáo dục của nước mình
Bài viết “Một số quan điểm cơ bản của Đảng về giáo dục - đào tạo trong
thời kỳ đổi mới” (Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam) của PGS,TS Nghiêm
Đình Vỳ, 2016 Bài viết đã phân tích quan điểm của Đảng ta về GDĐT nhằm đápứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
Bài viết “Đổi mới quản trị cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay”, của
Đào Ngọc Nam, Tạp chí Quản lý giáo dục, số 76, 9/2015, tr 14 Đổi mới quản trịcác CSGDĐH công lập ở Việt Nam với mục đích để có một nền giáo dục có chấtlượng đào tạo và phát triển Bài báo phân tích hiện trạng về quản trị của cácCSGDĐH công lập hiện nay, những chính sách đối với GDĐH công lập, đề ranhững giải pháp và nhiệm vụ trong việc đổi mới quản trị các CSGDĐH công lập
Bài viết “Quản lý nhà nước về giáo dục đại học - thực trạng trong sự so
sánh và một số đề xuất”, của Trần Ngọc Giao đăng tại Kỷ yếu Hội thảo Giáo dục
2018: “Giáo dục đại học - Chuẩn hóa và Hội nhập quốc tế” Bài viết phân tích bảnchất của QLNN về GDĐH là sự đảm bảo những cam kết của nhà nước đối với sựphát triển của GDĐH, đưa ra so sánh về thực hiện cam kết này trong mối tươngquan với một số quốc gia ở khu vực châu Á, từ đó nhận xét sự tương đồng giữa ViệtNam và những quốc gia này trong tiếp cận thực hiện tự chủ về tổ chức trên thể chế
và sự bất cập trong thực hiện thể chế này hiện nay
Kỷ yếu Hội thảo quốc gia “Tự chủ đại học và trách nhiệm xã hội của cơ sở
giáo dục đại học”, do Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam, tổ chức
năm 2016, bao gồm 56 bài viết của các tác giả trong nước Các bài viết đã tập trungphân tích làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện tự chủ đại học tại ViệtNam, đề ra một số giải pháp hoàn thiện quyền tự chủ của các CSGDĐH
Sách “Quản lý nhà nước về giáo dục - lý luận và thực tiễn”, Viện Nghiên
cứu Chiến lược giáo dục, (2003), đây là cuốn sách tập hợp của nhiều bài viết trong
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, các bài viết đã nêu lên các vấn đề lý luận
và thực tiễn trong công tác quản lý GDĐT
Trang 21Sách”Giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI”, (Nxb Giáo dục,
2009), cuốn sách đã tập hợp các bài viết của các nhà giáo, nhà khoa học, các nhàquản lý giáo dục nghiên cứu về hệ thống giáo dục quốc dân từ giáo dục mầm non,giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, GDĐH và sau đại học; mạng lưới trườnglớp; quy mô học sinh, sinh viên; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tàichính cho giáo dục; công bằng xã hội trong giáo dục; hợp tác quốc tế trong giáodục; các mục tiêu phát triển giáo dục của Việt Nam đến năm 2020 bao gồm: quy
mô, cơ cấu giáo dục được phát triển hợp lý, đảm bảo nguồn nhân lực cho đất nướcthời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tạo cơ hội học tập suốt đời cho mỗi ngườidân; chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao, tiếp cận được với chất lượng
giáo dục của khu vực và quốc tế
Sách “Những vấn đề giáo dục hiện nay - Quan điểm và giải pháp”, Nxb Tri
thức, Hà Nội Cuốn sách tập hợp các bài viết của nhiều tác giả và đã được đăng tảitrên các phương tiện thông tin đại chúng về các vấn đề cấp bách của giáo dục Nộidung đề cập đến nhiều vấn đề về nhà giáo như vấn đề cải thiện chính sách sử dụnggiảng viên đại học, chính sách đào tạo giáo viên phổ thông và đổi mới hệ thống cáctrường sư phạm
Sách “Giáo dục đại học Việt Nam”, (Vụ GDĐH - Bộ GDĐT, 2003), đây là
cuốn sách tập hợp nhiều bài viết của các tác giả là các chuyên gia, nhà khoa học,nhà quản lý giáo dục nhằm tập hợp, cung cấp trao đổi thông tin về GDĐH Việt Namnhư: hệ thống giáo dục quốc dân, cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, GDĐH, tóm tắt chiến lược phát triển GDĐH ViệtNam nhằm góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển và tăng cường hội nhập quốc tếgiữa GDĐH Việt Nam với GDĐH các nước
Sách”Giáo dục đại học và quản trị đại học”, của PGS,TS Trần Khánh Đức
và PGS,TS Nguyễn Mạnh Hùng (2012), và “Mô hình đào tạo phát triển năng lực
và tư duy sáng tạo trong giáo dục đại học” của tác giả PGS,TS Trần Khánh Đức,
(2014), đây là hai cuốn sách chuyên khảo khái quát về vấn đề GDĐH và quản trị đạihọc Các tác giả đã khái quát quá trình phát triển GDĐH, hệ thống giáo dục và xu
Trang 22hướng phát triển GDĐH trên thế giới, về quản lý, quản trị đại học, các mô hìnhquản trị đại học trên thế giới Sách chuyên khảo này cũng giới thiệu mô hình quảntrị đại học của Nhật Bản như một đặc trưng của các nước phát triển của Châu Á, đó
là mô hình quản trị theo hướng tập đoàn hóa
Sách”Vài ý tưởng cơ bản về quản lý trường đại học trong nền kinh tế thị
trường”, của GS.TSKH Lâm Quang Thiệp, tài liệu giảng dạy này cung cấp vài nét
về quá trình chuyển dịch quản lý trường đại học từ cơ chế tập trung quan liêu baocấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước Tài liệu cũng đã phântích làm rõ vấn đề cốt lõi nhất, làm nền tảng cho quán trình quản lý đại học theo cơchế thị trường đó là quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình Các giải pháp đảm bảocho việc thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đó là thực thể hội đồngtrường và cơ chế kiểm định chất lượng cùng quy trình kiểm định chất lượng chặt chẽ
Sách”Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục”, của Trần
Kiểm, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội (2008) Cuốn sách đề cập đến những cơ sởkhoa học, yêu cầu, đặc điểm, vai trò của quản lý giáo dục; khoa học quản lý giáodục và nhấn mạnh những nội dung cơ bản, những vấn đề cần lưu ý trong khoa họcquản lý giáo dục và những khuyến nghị đối với hoạt động quản lý giáo dục ở nước ta
Sách”Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam”, của
Đặng Quốc Bảo, Đặng Bá Lãm, Nguyễn Lộc, Quang Sáng, Nguyễn Đức Thiệp,Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội (2010) Cuốn sách đề cập đến những vấn đề lýluận và thực tiễn về chất lượng giáo dục ở Việt Nam; đánh giá thực trạng những tồntại, hạn chế của giáo dục Việt Nam để từ đó đưa ra các giải pháp đổi mới công tácquản lý giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục ở Việt Nam Những phân tích,đánh giá của tác giả là cơ sở lý luận tham khảo quan trọng để phân tích, đánh giáthể chế, hiệu quả QLNN bằng pháp luật về giáo dục ở thành phố Hà Nội
Sách”Quản lý chất lượng trong giáo dục” (Giáo trình sau đại học) của tác
giả Nguyễn Tiến Hùng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội (2014) Tác giả cuốn sách đãphân tích, làm rõ những nội dung cơ bản (như khái niệm, tầm quan trọng, cáckiểu/hình thức, nguyên tắc và bản chất) của chất lượng và quản lý chất lượng trong
Trang 23giáo dục; phân tích mô hình và khung quản lý chất lượng trong giáo dục; phân tíchcác chỉ số và đánh giá chất lượng trong giáo dục trong từng cấp học, cơ sở giáo dục
và đưa ra các công cụ quản lý chất lượng trong giáo dục
Luận án tiến sĩ Luật học “Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục
đại học”, của Nguyễn Thị Thu Hà, đã chỉ ra cơ sở lý luận về hiệu lực QLNN về
GDĐH Theo tác giả, hiệu lực QLNN là mức độ thực hiện đúng chức năng, quyềnlực của cơ quan QLNN về GDĐH khi ban hành các quyết định đúng thẩm quyền,phù hợp với quy luật khách quan, tác động tích cực đến hoạt động GDĐH, được cấpdưới, các CSGDĐH và nhân dân thực hiện nghiêm túc nhằm đạt mục tiêu đã định.Những bảo đảm hiệu lực QLNN về GDĐH là về thể chế chính trị và pháp luật, về tổchức và vận hành bộ máy, về nguồn lực thực hiện Luận án đã đưa ra một số tiêu chíđánh giá hiệu lực QLNN về GDĐH bao gồm: năng lực xây dựng và ban hành vănbản quy phạm pháp luật về GDĐH, có chiến lược hội nhập quốc tế, xây dựng một
số CSGDĐH xuất sắc và một số ngành mũi nhọn được thừa nhận trong khu vực vàquốc tế, có cơ chế tài chính nhằm đa dạng hóa nguồn lực cho GDĐH, bộ máy quản
lý GDĐH phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng quản lý, có khả năng tổ chứcthực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật về GDĐH và thực hiện tốt giám sát,kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về GDĐH Luận án cũng trình bày thực trạngQLNN về GDĐH về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, về tổ chức bộ máy, về
tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật.Trên cơ sở thực trạng này, tác giả đã đưa ra quan điểm, mục tiêu và giải pháp nângcao hiệu lực QLNN về GDĐH Các giải pháp được đề cập đến bao gồm: đổi mới tưduy QLNN về GDĐH, kiện toàn bộ máy quản lý, nâng cao năng lực tổ chức thựchiện chính sách nhằm hướng đến thúc đẩy sự phát triển của GDĐH
Luận án “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính các trường đại học công lập ở
Việt Nam”, của Trần Đức Cân, Luận án tiến sĩ kinh tế (2012) Luận án đã làm rõ
những vấn đề lý luận về cơ chế tự chủ tài chính như một thẩm quyền của tự chủ đạihọc Nội dung của tự chủ tài chính được phân tích đánh giá bao gồm quyền phân bổ, sửdụng nguồn tài chính, quyền thiết lập học phí, quyền quản lý đầu tư mua sắm tài sản,
Trang 24vay mượn vốn trên thị trường, trả lương giảng viên Luận án cũng đưa ra 6 tiêu chíđánh giá độ hoàn thiện của cơ chế tự chủ tài chính và khuyến nghị cơ chế quản lýtài chính ở các trường đại học tự chủ cần được thực hiện theo cơ chế tài chính nhưdoanh nghiệp
Luận án “Tăng cường quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam từ góc độ kinh
tế”, của Hồ Viết Thịnh, luận án tiến sĩ (2019) Luận án hệ thống hóa và bổ sung cơ
sở lý luận về quản lý GDĐH từ góc độ kinh tế, trong đó, hoạt động quản lý giáo dục
về kinh tế được tiếp cận từ góc độ QLNN Trên cơ sở nội dung QLNN về GDĐH,Luận án đã đưa ra được những tiêu chí đánh giá quản lý GDĐH từ góc độ kinh tế,
đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý GDĐH từ góc độ kinh tế phù hợp vớichiến lược phát triển GDĐH của nước ta trong thời gian tới và phù hợp với xuhướng toàn cầu hóa GDĐH
Luận án”Quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục đại học”, của Đoàn Văn
Dũng, Luận án tiến sĩ quản lý hành chính công, (2015) Luận án đã nghiên cứu cácvấn đề lý luận về GDĐH, chất lượng GDĐH, QLNN về chất lượng GDĐH, vai tròcủa nhà nước đối với chất lượng GDĐH; đánh giá thực trạng QLNN về chất lượngGDĐH ở nước ta hiện nay; chỉ ra những nguyên nhân của những bất cập, hạn chếtrong QLNN về chất lượng GDĐH; Kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạtđộng quản lý về chất lượng GDĐH
Luận án: “State management of foreign - related educational institutions”
(Quản lý nhà nước các cơ sở giáo dục liên quan đến nước ngoài), Phạm Văn ĐạiNational University, Hanoi, 2012 Luận án nghiên cứu về QLNN của các cơ sở giáodục nước ngoài, đánh giá các chính sách giáo dục trong việc quản lý các cơ sở giáodục nước ngoài ở Việt Nam, nâng cao cơ cấu quản lý, hệ thống chính sách và chấtlượng nguồn nhân lực của QLNN về giáo dục Qua đó, nhằm tăng cường công tácQLNN đối với cơ sở giáo dục nước ngoài
Luận án “Quản lý nhà nước theo hướng đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của các trường đại học ở Việt Nam”, của Phan Huy Hùng Luận án tiến
sĩ quản lý công, năm 2011, Học viện Hành chính Quốc gia Luận án tập trung
Trang 25nghiên cứu lý luận về QLNN đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường đạihọc; làm rõ khái niệm QLNN từ góc độ lý luận chung, khoa học quản lý công vàquản trị học; phân tích nội dung, phương thức QLNN về GDĐH đảm bảo quyền tựchủ đại học thông qua bốn mô hình quản lý vĩ mô Luận án nêu được vai trò “bàđỡ” của QLNN đối với trường đại học và giới thiệu kinh nghiệm QLNN về GDĐH,đảm bảo quyền tự chủ ở Pháp, Trung Quốc, Singapore, Hoa Kỳ.
1.3 Tình hình nghiên cứu về thể chế quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học
1.3.1 Các công trình trên thế giới
Sách: “The Law of Higher Education, 5th Edition”(Luật Giáo dục Đại học,
tái bản lần thứ 5), by William Kaplin and Barbara Lee, was published by
JosseyBass, Inc in July 2013 Tài liệu này cho chúng ta cái nhìn toàn diện về LuậtĐào tạo đại học Ngoài ra, còn là tài liệu nghiên cứu và hướng dẫn pháp lý thực tiễncho GDĐH, giải quyết hầu hết tất cả các vấn đề pháp lý chính và quy định pháp luậttrong GDĐH
Sách “Ý niệm đại học”, của Karl Jaspers, Nxb Hồng Đức, 2016 Cuốn sách
tập trung bàn về thiết chế đại học trong mối quan hệ với nhà nước và xã hội; phântích mối quan hệ giữa trường đại học với nhà nước/chính phủ theo cả chiều thuận vàchiều nghịch
Sách: “Research on Educational Management in Europe” (Nghiên cứu
Quản lý giáo dục ở châu Âu), của Raymond Bolam, Fons van Wieringen do xuấtbản Waxmann Verlag năm 1999 Tài liệu này nghiên cứu về thực trạng quản lý giáodục ở châu Âu Trong đó đánh giá cao vai trò của những nhà quản lý, văn bản phápluật và các nhà hoạch định chính sách phát triển Cải cách giáo dục và thay đổi kháiniệm về quản lý ở một số nước phát triển
Sách “Managing good governance in higher education, Open University Press,
McGraw - Hill Education, United Kingdom (Quản trị giáo dục đại học hiệu quả), của
Shattock Michael, năm 2006 Đây là nghiên cứu có giá trị về quản trị GDĐH dưới góc
độ thể chế Cuốn sách đi sâu phân tích vai trò của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường
Trang 26đại học cùng trưởng đơn vị thuộc trường đại học, nêu lên vấn đề quản trị đại học vàmôi trường thay đổi cũng như bàn về chiến lược của trường đại học và nhà nước.Cuốn sách quan tâm vấn đề quản trị đại học sao cho hiệu quả trong thực tiễn.
Sách “Xu hướng giáo dục đại học toàn cầu theo vết một cuộc cách mạng
học thuật” của tác giả Philip G Altbach, Liz Rusberg và Laura E Rumbley, năm
2019, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội: Cuốn sách lý giải toàn cảnh về GDĐH toàncầu trong nửa sau thế kỷ 20 cho đến nay, với vai trò to lớn của nhà nước đối vớicuộc chạy đua phát triển chất xám vĩ đại nhất của các trường đại học trong thế kỷ này
Sách: “On the philosophy of higher education, San Francisco JosseyBass”
(Triết lý của đào tạo đại học), của Tác giả Brubacher, J.S Tác giả trình bày về chấtlượng GDĐH Theo tác giả, chất lượng GDĐH được thể hiện ở việc đạt được nhữngtrách nhiệm xã hội mà GDĐH phải gánh vác, chất lượng GDĐH được hợp thành từchất lượng giáo dục của các trường đại học
Báo cáo: “Vietnam: Higher Education and Skills for Growth” (Việt Nam:
GDĐH và kỹ năng cho tăng trưởng) - The World Bank, June, 2008 đã chỉ ra tráchnhiệm của Nhà nước đối với chất lượng GDĐH khi các tác giả khẳng định để nângcao chất lượng GDĐH, để GDĐH thực sự là chủ thể xây dựng các kỹ năng cho tăngtrưởng thì cần phải nâng cao hiệu quả quản trị giáo dục của các cơ quan nhà nước
1.3.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Bài viết “Sự cần thiết xây dựng luật đào tạo đại học” của Lê Thị Kim
Dung, Tạp chí Giáo dục, năm 2011, đã đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật vềGDĐH, xác định một số yêu cầu cơ bản và các công việc cần thiết phục vụ chocông tác xây dựng Luật GDĐH; và kiến nghị Nhà nước, các bộ, ngành và BộGDĐT cần quan tâm đến công tác hoàn thiện thể chế và tạo hành lang pháp lý đủmạnh cho các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nói chung và hoạt động GDĐH
Bài viết “Hoàn thiện pháp luật và đổi mới cơ chế tài chính nhằm đẩy mạnh
quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam”, của Phạm Tất Thắng, năm
2019 đăng trên “Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Cơ chế tự chủ đối với các trường đạihọc công lập - Vấn đề đặt ra và vai trò của kiểm toán nhà nước”: Bài viết trao đổi
Trang 27thông tin Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH 2018 đã sửa đổi cănbản nội dung về tự chủ đại học theo hướng tạo hành lang pháp lý để đẩy mạnh tựchủ Sự thay đổi căn bản của Luật mới nằm ở quy định về tăng cường phân cấpquản lý cho trường đại học và tăng thực quyền cho hội đồng trường.
Kỷ yếu, Hội thảo quốc gia “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về tự chủ đại
học”, do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi Đồng của Quốc
hội, tổ chức năm 2017, bao gồm 16 bài viết của các tác giả là các nhà quản lý, lãnhđạo các trường đại học, các nhà khoa học, chuyên gia pháp lý Các bài viết tập trungphân tích về thực trạng thực hiện pháp luật về quyền tự chủ đại học, từ đó kiến nghịcác giải pháp tăng cường quyền tự chủ cho các CSGDĐH công lập, đặc biệt là cáckiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật GDĐH 2012 về nội dung quyền tự chủ đại học
Luận án “Hoàn thiện pháp luật về quản lý các trường đại học, cao đẳng
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam hiện nay”, của Nguyễn Đức
Cường, Luận án tiến sĩ Luật học (2009) Luận án đã nêu lên những vấn đề lý luận,thực tiễn cũng như đánh giá thực trạng và nêu ra các giải pháp hoàn thiện về quản lýcác trường đại học, cao đẳng hiện nay đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế cũng nhưyêu cầu đổi mới GDĐH
Luận án “Hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay”,
của Lê Thị Kim Dung, Luận án tiến sĩ Luật học (2012) Luận án làm sáng tỏ nhữngvấn đề lý luận cơ bản của pháp luật GDĐH và hoàn thiện pháp luật về GDĐH, kháiniệm pháp luật về GDĐH; khái quát, hệ thống hóa thực trạng GDĐH và hệ thốngpháp luật về giáo dục và pháp luật về GDĐH trong các giai đoạn Từ đó, có đánhgiá, nhận xét hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động giáo dục nói chung vàGDĐH nói riêng từ trước tới nay, đặc biệt là trong hơn 20 năm trở lại đây Nhữngkết quả đạt được, những tồn tại của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật vềgiáo dục và các văn bản quy phạm pháp luật về GDĐH Kinh nghiệm xây dựngLuật GDĐH của một số nước trên thế giới Trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụngpháp luật về GDĐH ở Việt Nam trong thời gian qua và kinh nghiệm quốc tế vềpháp luật GDĐH của một số quốc gia đại diện cho các khu vực gần với điều kiện của
Trang 28Việt Nam để vận dụng có chọn lọc kinh nghiệm đó vào thực tiễn của nước nhà, luận
án đã đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về GDĐH
Luận án “Thể chế quản lý nhà nước đối với giáo dục sau đại học ở Việt
Nam hiện nay”, của Lê Như Phong, Học viện Hành chính Quốc gia, (2016) Tác giả
đã đưa ra khái niệm về thể chế QLNN đối với giáo dục sau đại học là hệ thống cácquy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức bộmáy hành chính nhà nước vận hành các quy định pháp luật về QLNN…; phân tíchthực trạng, ưu điểm, nhược điểm, bất cập như: hệ thống văn bản quy phạm phápluật chưa đồng bộ, chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời Tương tự, bộ máy QLNNđối với giáo dục sau đại học cũng còn nhiều bất cập về cơ cấu tổ chức, nguồn nhânlực Từ đó đề xuất phương hướng để hoàn thiện thể chế QLNN đối với giáo dục sauđại học trong giai đoạn hiện nay Với tên đề tài nghiên cứu như trên, nội dung củaluận án nghiên cứu ở phạm vi hẹp là thể chế QLNN đối với giáo dục sau đại học
Luận án “Thể chế quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục đại học thuộc
Bộ Công an”, của Nghiêm Xuân Dũng, Học viện Hành chính Quốc gia, (2018).
Luận án đã nghiên cứu những vấn đề lý luận thể chế QLNN đối với CSGDĐH
thuộc Bộ Công an như khái niệm, đặc điểm, mục đích, vai trò, các yếu tố cấu thànhcũng như các yếu tố tác động; đánh giá thực trạng thể chế QLNN đối với CSGDĐHthuộc Bộ Công an; đề xuất giải pháp hoàn thiện thể chế QLNN đối với CSGDĐHthuộc Bộ Công an Nội dung luận án chỉ tập trung nghiên cứu về hệ thống cácCSGDĐH thuộc Bộ Công an hiện nay và thể chế áp dụng đối với hệ thống đó
1.4 Đánh giá tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.4.1 Những vấn đề đã được giải quyết
Có thể khẳng định, vấn đề thể chế QLNN đối với GDĐH đã được nghiên cứu
ít nhiều trong những năm gần đây trên nhiều phương diện khác nhau, cả về lý luận vàthực tiễn, cả ở trong nước và nước ngoài, cả về chính trị học, kinh tế học, xã hội học vàluật học Vì vậy, số lượng các công trình nghiên cứu về thể chế nói chung, thể chếQLNN đối với GDĐH đã có khá nhiều Nghiên cứu về thể chế QLNN là lý thuyếtnền tảng hình thành nên các quan niệm về thể chế QLNN đối với GDĐH
Trang 29Nhìn chung, những công trình nghiên cứu đã xây dựng được những nền tảng
cơ bản quan trọng cho lý luận về thể chế, về QLNN đối với GDĐH, là định hướngquan trọng cho các nội dung nghiên cứu sâu về thể chế QLNN đối với GDĐH ở ViệtNam hiện nay Một số nghiên cứu đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của công tácquản lý GDĐH và chất lượng giáo dục nhưng chưa đi sâu nghiên cứu về thể chế QLNNđối với GDĐH Các nghiên cứu đã bước đầu làm rõ vai trò của thể chế trong một sốlĩnh lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước cụ thể như: kinh tế, chính trị, xã hội Luận
án có thể kế thừa những thành tựu của các nghiên cứu về thể chế, QLNN về GDĐH
Cho đến nay, các nghiên cứu đã công bố đã cơ bản đưa ra được một số quanđiểm, khái niệm liên quan đến thể chế, QLNN đối với GDĐH, vai trò của Nhà nướcđối với GDĐH, thể chế QLNN đối với GDĐH đối với đối tượng cụ thể như sau đạihọc hoặc trường thuộc bộ Về khía cạnh thể chế QLNN đối với GDĐH nói chungvới cách tiếp cận gồm các quy định pháp luật và cơ quan QLNN về GDĐH chưađược nghiên cứu đầy đủ và toàn diện
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các công trình trên đây đã gợi mở, cungcấp thông tin, phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề trong nhiều nội dungcủa luận án Đó cũng là lý do khẳng định tính cần thiết và chính đáng của vấn đề thểchế QLNN trong các công trình rất phong phú, đa dạng và đó là nguồn tư liệu cầnthiết để tham khảo, nghiên cứu Những kết quả nghiên cứu này là cơ sở quan trọng
để đề tài luận án tiếp thu, so sánh và những đánh giá khách quan, toàn diện và sáthợp thực trạng thể chế QLNN đối với GDĐH
1.4.2 Những vấn đề chưa được nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, các công trình nghiên cứu trong vàngoài nước chưa nghiên cứu thể chế QLNN đối với GDĐH một cách toàn diện với góc
độ tiếp cận gồm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các cơ quan QLNN vềGDĐH Nói cách khác, trọng tâm văn bản pháp luật và cơ quan QLNN tiếp cận từ
“luật chơi” và “người chơi” trong QLNN đối với GDĐH chưa được làm sáng tỏ.Các nghiên cứu có đề cập đến vấn đề pháp luật QLNN đối với GDĐH nhưng chưalàm rõ mối tương quan giữa các yếu tố cấu thành thể chế QLNN đối với GDĐH
Trang 30Các công trình nghiên cứu liên quan đến thể chế QLNN cũng như thể chếQLNN đối với GDĐH chưa dựa trên nền tảng của khoa học hành chính và QLNN.
Đa phần các công trình nghiên cứu có liên quan được tiếp cận dưới góc độ khoa họckhác, mà chủ yếu quản lý giáo dục và luật học Chính vì vậy, nội dung của cácnghiên cứu về thể chế QLNN đối với GDĐH thường tập trung vào khía cạnh mô tả,phân tích một số nội dung về thể chế, chưa luận giải về các yếu tố cấu thành thể chếQLNN đối với GDĐH, mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành thể chế đó
Bên cạnh đó, các nghiên cứu chưa đưa ra hệ thống các giải pháp đồng bộ đểhoàn thiện thể chế QLNN đối với GDĐH từ tạo lập khung chính sách, văn bản phápluật, tổ chức bộ máy nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với GDĐH ở nước ta trongbối cảnh hiện nay
Như vậy, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án được đềcập trên đây đã cho thấy những thành công nhất định trong giải quyết một số vấn đềliên quan đến đề tài luận án Tuy nhiên, các công trình này cũng cho thấy một sốđiểm liên quan đến đề tài luận án chưa được làm rõ, chưa được giải quyết một cáchtriệt để, còn đang bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
1.4.3 Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu, giải quyết
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận thể chế QLNN đối với GDĐH.
- Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, thể chế QLNN đối với GDĐH ở
nước ta là một nội dung cần được nghiên cứu Các vấn đề về vai trò của thể chếQLNN đối với GDĐH, các yếu tố cấu thành thể chế QLNN đối với GDĐH, cácnhân tố tác động trực tiếp đến thể chế QLNN đối với GDĐH là nội dung quan trọngquyết định hiệu quả QLNN đối với GDĐH
Thứ hai, đánh giá thực trạng thể chế QLNN đối với GDĐH ở nước ta
- Nghiên cứu thực trạng thể chế QLNN đối với GDĐH trên các phươngdiện: xây dựng, ban hành chính sách, quy định pháp luật về QLNN đối với GDĐH;
hệ thống các cơ quan thực hiện chức năng QLNN đối với GDĐH
- Phân tích, làm rõ những mặt đạt được cũng như những hạn chế để có cơ
sở đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế QLNN đối với GDĐH
Trang 31Thứ ba, đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLNN đối với GDĐH ở Việt Nam trong thời gian tới
- Phân tích xu hướng phát triển của GDĐH Với mục đích tạo ra đội ngũnguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội củamỗi quốc gia trong bối cảnh quốc tế hóa hiện nay, Việt Nam không thể đứng ngoài
xu hướng phát triển chung của GDĐH trên thế giới
- Phân tích quan điểm, định hướng hoàn thiện thể chế QLNN đối vớiGDĐH Phân tích, làm rõ việc hoàn thiện thể chế QLNN đối với GDĐH cần tậptrung vào vấn đề nâng cao chất lượng của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật,phải làm rõ được yếu tố quan trọng là đổi mới mạnh mẽ tư duy, nhận thức trong thểchế QLNN đối với GDĐH
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện thể chế QLNN đối với GDĐH Đây là đíchtới của luận án, do vậy việc nghiên cứu cần tập trung vào các vấn đề cơ bản sau đây:Nhóm giải pháp về nhận thức; nhóm giải pháp về mặt chính sách, pháp luật; nhóm giảipháp về tổ chức bộ máy quản lý; nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện thể chế
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, luận án đã tiến hành khảo cứu nhiều công trình nghiên cứutrong nước và ngoài nước có liên quan đến chủ đề thể chế QLNN đối với GDĐH.Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn
về thể chế QLNN đối với GDĐH đã được các nhà khoa học trong và ngoài nướcnghiên cứu ở các mức độ và khía cạnh khác nhau Nhìn chung, đã có nhiều chất liệutốt để tác giả tiếp tục triển khai nghiên cứu đề tài luận án
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu trực diện về thể chế QLNNđối với GDĐH Vì vậy, còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến thể chếQLNN đối với GDĐH chưa được giải quyết triệt để
Luận án, một mặt tìm kiếm những giá trị có thể kế thừa và phát triển trong cáccông trình đã công bố, mặt khác có nhiệm vụ triển khai nghiên cứu nhiều nội dung mới,hướng tới tạo lập cơ sở khoa học vững chắc cho các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiệnthể chế QLNN đối với GDĐH trong điều kiện hội nhập quốc tế và xây dựng nhà nướcpháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân ở Việt Nam hiện nay
Trang 32Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỂ CHẾ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
2.1 Quan niệm về thể chế quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm giáo dục đại học
Theo một khảo sát mới nhất về GDĐH trên thế giới thì ngày nay người tađang có xu thế xem văn bằng đại học là tấm giấy thông hành không thể thiếu để tuổitrẻ có thể lọt qua được bộ máy sàng lọc của người thuê việc và là một hình thức đầu
tư có hiệu quả cao cho tương lai
Theo Từ điển Giáo dục học, GDĐH được hiểu là “bậc học đào tạo trình độhọc vấn chuyên môn cao có mục tiêu đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạođức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệptương ứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổquốc” [43, tr 122]
Theo Ronald Barnett, có 4 khái niệm thông dụng nhất về GDĐH: i) GDĐH
là một dây chuyền sản xuất mà đầu ra là nguồn nhân lực đạt chuẩn Theo quan điểmnày, GDĐH là một quá trình trong đó người học được quan niệm như những sảnphẩm được cung ứng cho thị trường lao động GDĐH trở thành “đầu vào” tạo nên
sự phát triển và tăng trưởng của thương mại và công nghiệp; ii) GDĐH là đào tạo
để trở thành nhà nghiên cứu Theo cách nhìn này, GDĐH là thời gian chuẩn bị đểtạo ra những nhà khoa học và nhà nghiên cứu thực thụ, những người sáng tạo ranhững kiến thức mới; iii) GDĐH là quản lý việc tổ chức giảng dạy một cách hiệuquả Cách tiếp cận này nhấn mạnh đến chức năng cốt lõi của GDĐH là giảng dạykiến thức, kỹ năng cho người học; iv) GDĐH là mở rộng cơ hội trong cuộc sốngcho người học [20, tr 40] Theo cách tiếp cận này, GDĐH được xem như một cơhội để người học được tham gia vào quá trình phát triển bản thân bằng các thể thứchọc tập thường xuyên và linh hoạt Có thể nói, ở đây có tính liên hoàn giữa bốn kháiniệm này của GDĐH; chúng liên quan và tích hợp với nhau để tạo ra bức tranh toàncảnh về tính chất riêng biệt của GDĐH (higher education)
Trang 33Hiện nay đang tồn tại hai nhận thức khác nhau, đó là nhận thức coi GDĐHchỉ như là một phúc lợi xã hội, và nhận thức coi giáo dục là hàng hóa dịch vụ.
Giáo dục đại học là phúc lợi xã hội: quan điểm này được xét từ phương diện
quyền và lợi ích của người học, lợi ích của xã hội Trong đó mọi người dân đều cóquyền được tiếp cận và hưởng thụ GDĐH như nhau; Nhà nước có nghĩa vụ đảm bảo
và đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người Do đó, giáo dục nói chung, GDĐH nói riêngđược xếp vào lĩnh vực sự nghiệp phúc lợi xã hội, được Nhà nước bao cấp hoàn toàn
Giáo dục đại học là hàng hoá dịch vụ: Nhận thức này cho rằng trong điều kiện
kinh tế thị trường, GDĐH, được coi là một lĩnh vực dịch vụ; dịch vụ GDĐH có nhữngđiểm giống và những điểm khác với hàng hoá dịch vụ thông thường khác Do hàng hoádịch vụ GDĐH có đặc điểm mang lại “lợi ích tràn xã hội” (lợi ích do GDĐH manglại không chỉ cho riêng người học mà còn cho cả xã hội) Trên thế giới, xu thế pháttriển chung coi GDĐH là lĩnh vực mang tính hàng hóa dịch vụ cao, và do đó tiếp cận
cơ chế thị trường sâu rộng hơn so với các cấp, bậc giáo dục phổ cập, giáo dục cơ bản,giáo dục bắt buộc Do đó đối với GDĐH, ở nhiều nước đầu tư công (của Nhà nước)thường có thể chiếm tỷ trọng ít hơn so với đầu tư công trong giáo dục phổ thông Điềuđáng lưu ý là tại một số nước đầu tư công cho GDĐH chiếm tỷ trọng không caohơn, thậm chí ít hơn so với đầu tư tư nhưng lại có nền GDĐH có chất lượng thuộc loạihàng đầu thế giới, như Mỹ, Canada, Anh, Úc, Nhật Bản, Israel, Korea, New Zeland…
Ở Việt Nam về mặt lịch sử, nền GDĐH đã xuất hiện ở nước ta cách đâytrên cả nghìn năm Cho đến nay, lịch sử GDĐH Việt Nam đã trải qua các nền giáodục khác nhau: phong kiến, thuộc địa và chủ nghĩa thực dân mới (ở miền Nam ViệtNam trước năm 1975) Sự nghiệp GDĐH từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đãtrải qua hơn 70 năm qua và đạt được những thành tựu to lớn, trong đó quan trọng nhất
là đã góp phần tạo ra các thế hệ nguồn lực con người Việt Nam, nhân tố quyết địnhthắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội
Hiện nay, mặc dù chưa có định nghĩa chính thức về GDĐH, nhưng căn cứvào Khoản 1 Điều 6 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH năm 2018
có thể hiểu: GDĐH là hình thức tổ chức giáo dục cho các bậc học sau giai đoạn bậcphổ thông với các trình độ đào tạo gồm: Đại học, thạc sĩ, tiến sĩ
Trang 34So với các bậc học khác, GDĐH có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, GDĐH là đào tạo bậc cao, GDĐH có sứ mệnh đào tạo chuyên
gia với nghĩa là người có chuyên môn, tốt nghiệp đại học phải có năng lực làm việctrong một lĩnh vực chuyên môn nhất định, đáp ứng được yêu cầu của xã hội.Chuyên gia còn là người giỏi, trình độ cao, nhất là những chuyên gia hàng đầu đượcgiới chuyên môn và xã hội thừa nhận, nằm ở tầng lớp tinh hoa Những sinh viên ưu
tú, có sự phát triển vượt trội so với mặt bằng chung của cộng đồng sinh viên lànhững người có tư chất để trở thành chuyên gia tương lai, là nguồn trữ năng quantrọng phát triển tầng lớp tinh hoa cho xã hội Đào tạo đại học phải là đào tạo cóchọn lọc từ đầu vào và phải được sàng lọc trong quá trình đạo tạo để đầu ra là sảnphẩm thực sự, xứng đáng là người sở hữu văn bằng đại học
Đào tạo sau đại học là bậc đào tạo cao nhất, với mục tiêu trang bị những kiếnthức sau đại học và nâng cao kĩ năng thực hành nhằm xây dựng đội ngũ những ngườilàm khoa học có trình độ cao Đào tạo sau đại học giúp người học được bổ sung vànâng cao những kiến thức đã học ở đại học Đào tạo sau đại học gồm hai cấp đào tạoThạc sĩ, và Tiến sĩ với mục đích, yêu cầu: Thạc sĩ phải có kiến thức chuyên môn vữngvàng, có năng lực thực hành và khả năng thích ứng cao trước sự phát triển của khoahọc, kĩ thuật và kinh tế; có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộcchuyên ngành được đào tạo, Tiến sĩ có trình độ cao về lí thuyết và thực hành, có nănglực sáng tạo, độc lập nghiên cứu, có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạtđộng chuyên môn; phát hiện và giải quyết được những vấn đề khoa học - công nghệ
Thứ hai, GDĐH tiếp nối phổ thông nhưng khác về căn bản so với phổ
thông GDĐH có sự phát triển mới về chất so với phổ thông, đặc biệt là trình độ vàphương pháp tư duy sáng tạo GDĐH, dạy và học ở bậc đại học không phải vàkhông thể là “sự kéo dài phổ thông” với tất cả những biểu hiện từ tổ chức, quản lýđến quan hệ thầy - trò, các quan hệ xã hội trong đời sống đại học, các hoạt động củacác chủ thể trong môi trường dạy học và GDĐH, nhất là nội dung và phương phápdạy học đại học GDĐH đại học không thể đại trà, không thể phổ thông hóa; “Xãhội hóa” giáo dục ứng dụng vào đại học không phải là “phổ thông hóa”, không phải
Trang 35là “địa phương hóa” đại học GDĐH đại học cũng là đào tạo nghề nhưng là đào tạocao cấp về nghề, tính chuyên nghiệp phải cao, tính chuyên môn hóa phải sâu Dù là
“đại học nghiên cứu” hay “đại học ứng dụng” như chúng ta đang định hướng hiệnnay thì xét về thực chất, GDĐT bậc đại học là nhằm cung cấp cho thị trường laođộng xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao, có nghĩa là sinh viên tốt nghiệp đại họcphải đáp ứng, đòi hỏi của nhà tuyển dụng bằng cách hiểu nghề và biết hành nghề đểtrưởng thành trong thực tiễn họ sẽ giỏi nghề, thạo nghề, có lý tưởng nghề nghiệp.GDĐH phải kết hợp hài hòa lý luận với thực tiễn
Thứ ba, GDĐH là môi trường nuôi dưỡng và kích thích tự do sáng tạo, thực
sự dân chủ trong giao lưu, tiếp xúc, đối thoại, thảo luận, tranh luận về học thuật,chuyên môn và tư tưởng GDĐH, đặc biệt là dạy học đại học phải làm cho sinh viênsớm nảy nở nhu cầu tự giáo dục, tự đào tạo Muốn vậy, GDĐH phải đặc biệt chútrọng giáo dục phương pháp, không lấy việc truyền thụ tri thức làm cứu cánh, dù trithức rất quan trọng, là cơ sở để phát triển năng lực trí tuệ và nhân cách sinh viên.Giáo dục phương pháp về thực chất là giáo dục nhân cách, bởi đó không chỉ là giáodục trí tuệ để phát triển năng lực mà còn là giáo dục ý chí, nghị lực, tình yêu đối vớichân lý, phẩm chất trung thực, sáng tạo trong học tập, trong nghiên cứu khoa học
Môi trường đại học là môi trường của tự do sáng tạo để phát triển tài năngnên tất yếu gắn liền với dân chủ, bình đẳng và công bằng xã hội Đáp ứng nhữngyêu cầu đó đối với giảng viên và sinh viên phải gắn với kỷ cương, pháp chế, đạođức và văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh đã diễn đạt sâu sắc và tinh tế vấn đề dân chủcủa trí thức: trong một xã hội dân chủ ai ai cũng có quyền tự do thảo luận, tranhluận để cùng nhau tìm tòi chân lý Khi chân lý đã tìm thấy rồi thì quyền tự do tưtưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý
2.1.2 Quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học
2.1.2.1 Khái niệm, đặc trưng
Quản lý được thừa nhận như là hiện tượng lịch sử, luôn phản ánh rõ quy luậtchung về tư duy tự nhiên và xã hội Quản lý tồn tại từ khi loài người xuất hiện Quản
lý tồn tại như một tất yếu khách quan của loài người Quản lý trở thành đối tượng
Trang 36nghiên cứu của nhiều ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội như điều khiển học,ngôn ngữ học, khoa học quản lý, khoa học pháp lý Quản lý các công việc của xã hộiđược thực hiện bởi tất cả các tổ chức xã hội, các cơ quan xã hội, gia đình, tổ chức tưnhân… và cơ sở của nó là quyền lực xã hội Trong khi đó quản lý các công việc củanhà nước (hay còn gọi là QLNN theo nghĩa rộng) được thực hiện chủ yếu bởi các cơquan nhà nước và trên cơ sở quyền lực nhà nước, có nghĩa là được ghi nhận, củng
cố bằng pháp luật và được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của nhà nước
Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành xã hội để thực thi quyền lựcnhà nước, là tổng thể về thể chế, về tổ chức và cán bộ của bộ máy nhà nước có tráchnhiệm quản lý công việc hàng ngày của nhà nước, do các cơ quan nhà nước (lậppháp, hành pháp và tư pháp) có tư cách pháp nhân công pháp (công quyền) tiếnhành bằng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
và quyền hạn mà nhà nước đã giao cho trong việc tổ chức và điều hành các quan hệ
xã hội và hành vi của công dân
Trong lĩnh vực giáo dục nhà nước thống nhất quản lý giáo dục quốc dân vềmục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chếthi cử và hệ thống văn bằng, chứng chỉ Nhà nước tập trung quản lý chất lượng giáodục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ,trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục
Quản lý nhà nước về giáo dục nói chung, GDĐH nói riêng là sự tác độngcủa chủ thể quản lý mang quyền lực nhà nước (các cơ quan QLNN và các nhà quảnlý) chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện những mụctiêu đề ra QLNN đối với GDĐH có nghĩa là sự tác động có tổ chức và điều chỉnhbằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động GDĐH do các cơ quan quản lý củanhà nước tiến hành để thực hiện chức năng nhiệm vụ do nhà nước ủy quyền nhằm
phát triển sự nghiệp GDĐH, duy trì trật tự, kỷ cương, thực hiện mục tiêu “đổi mới
cơ bản và toàn diện GDĐH, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả vàquy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân
Trang 37Như vậy, QLNN đối với GDĐH là việc nhà nước thực hiện quyền lực công đểđiều hành, điều chỉnh toàn bộ hoạt động GDĐH trong phạm vi toàn xã hội để thực hiệnmục tiêu do nhà nước đề ra “Quản lý nhà nước về giáo dục là thực hiện quyền lựccông để điều hành, điều chỉnh toàn bộ hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn xã hội,nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của quốc gia” [20, tr 118] Nhận diện đầy đủQLNN về giáo dục thì đó là “quá trình thực hiện các chức năng và thẩm quyền củacác cơ quan quyền lực nhà nước, của bộ máy quản lý giáo dục từ trung ương đến địaphương, đối với các thành tố của hệ thống giáo dục quốc dân, và các hoạt động giáodục của xã hội nhằm đạt được mục tiêu giáo dục quốc gia đã xác định” [20, tr 119].
Như vậy, QLNN đối với GDĐH là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước, trên cơ sở pháp luật đối với các hoạt động GDĐH, do các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước uỷ quyền nhằm phát triển sự nghiệp GDĐT; duy trì trật tự, kỉ cương, thoả mãn nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và phát hiện nhân tài của đất nước và nhu cầu học tập của nhân dân; thực hiện mục tiêu GDĐT của Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
Nói cách khác, QLNN về GDĐH là việc Nhà nước thực hiện quyền lựccông để điều hành, điều chỉnh tất cả các hoạt động GDDH trong phạm vi toàn xãhội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục quốc gia Nếu xem QLNN như là một hệthống, thì QLNN về GDĐH là một hệ thống bao gồm các thể chế, cơ chế quản lýgiáo dục; tổ chức, bộ máy quản lý giáo dục và đội ngũ cán bộ và công chức quản lýGDĐH Ba bộ phận này có mối liên hệ và tác động qua lại với nhau rất chặt chẽ,chúng có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm lẫn nhau trong quá trình vận hành, tác nghiệp
Quản lý nhà nước đối với GDĐH chính là việc nhà nước thực hiện quyềnlực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ hoạt động GDĐH trong phạm vi toàn xãhội để thực hiện mục tiêu do nhà nước đề ra Trong khái niệm QLNN đối vớiGDĐH có đặc trưng với ba yếu tố cơ bản là: chủ thể, đối tượng và mục tiêu
Chủ thể QLNN đối với GDĐH là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước
và các nhà quản lý (Chính phủ, Bộ GDĐT, Bộ và cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhândân các địa phương)
Trang 38Trong lĩnh vực giáo dục, Nhà nước là chủ thể chính của hoạt động GDĐH,
hệ thống GDĐH do Nhà nước thống nhất quản lý, dù tồn tại dưới nhiều loại hìnhkhác nhau: công lập, ngoài công lập hay liên kết trong nước và với nước ngoài Sựtham gia của các thành phần xã hội vào GDĐH là cần thiết và hợp lý nhưng vai tròcủa Nhà nước phải là chủ chốt, với điều kiện vai trò được quan niệm một cách hợp
lý, rành mạch Vai trò của Nhà nước được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:
- Quản lý nhà nước về phát triển GDĐH (cả đối với công lập và ngoài cônglập), về sứ mạng, mục tiêu, chiến lược, quy hoạch phát triển GDĐH, về quản lý chấtlượng GDĐH
- Ban hành khuôn khổ pháp lý cho sự vận động, hình thành và phát triển thịtrường hàng hoá dịch vụ GDĐH, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, hạn chế các tác độngtiêu cực của cơ chế thị trường
- Xây dựng khuôn khổ pháp lý và cơ chế, chính sách cho các CSGDĐHthực hiện cơ chế tự chủ; định hướng đổi mới và xây dựng mô hình nhà trường năngđộng, hiện đại, sáng tạo cho thế kỷ 21
- Là người cung cấp nguồn lực chủ yếu, lớn nhất cho GDĐH, nhưng có sựđổi mới trong phương thức cung cấp để nâng cao hiệu quả đầu tư các nguồn lực củanhà nước và của xã hội
- Ban hành và thực hiện các chính sách đảm bảo công bằng, bình đẳngtrong GDĐH; ưu tiên đầu tư cho phát triển GDĐH ở những vùng khó khăn, vùngđồng bào dân tộc ít người, các đối tượng chính sách
- Ban hành cơ chế chính sách hợp tác và hội nhập quốc tế về GDĐH đảmbảo mục tiêu đặt ra, có chất lượng và hiệu quả cao
Đối tượng QLNN đối với GDĐH là hệ thống các CSGDĐH, là mọi hoạtđộng GDĐH trong phạm vi cả nước, là mọi người tham gia hoạt động GDĐH Đó
là đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học và sinh viên Đó
là những trí thức có trình độ cao của tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên cũng nhưkhoa học xã hội, luôn đề cao hiền tài, lòng tự trọng và tự tôn dân tộc, lấy đạo đức vàtài năng làm thước đo giá trị, luôn có nhu cầu tự do trong học thuật và trong sáng
Trang 39tạo tri thức Nhận thức đầy đủ đặc điểm này có ý nghĩa hết sức quan trọng trongcông tác QLNN đối với GDĐH
Mục tiêu tổng quát của QLNN đối với GDĐH là bảo đảm trật tự, kỷ cươngtrong các hoạt động GDĐH, thực hiện mục tiêu chung của GDĐH và mục tiêu riêngcủa mỗi trình độ đào tạo, hạn chế tác động tiêu cực của quy luật thị trường
2.1.2.2 Xu hướng quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học
Xu hướng đào tạo đại học của thế giới ngày càng gắn chặt với sự phát triểncủa nền khoa học tiên tiến, việc tiếp cận tri thức trong một thế giới hiện đại không
hề đơn giản, nếu không tự nâng mình lên tích cực đổi mới, GDĐH sẽ dễ dàng bị tụthậu trong tiến trình phát triển chung của thế giới Bởi GDĐH luôn song hành vớinghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ hiện đại, không nghiên cứu khoa họcthì không còn là GDĐH GDĐH không chỉ mang tính dân tộc mà đồng thời phảimang tính quốc tế cao Nơi đây là đỉnh cao tri thức quốc gia, hội tụ tri thức trí tuệcủa các nhà khoa học trong nước Khởi nguồn của mọi đổi mới và sáng tạo trongcuộc sống Là nền tảng vững chắc cho mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống.Nền GDĐH Việt Nam, ở miền Bắc, được hình thành từ giữa những năm 50 của thế
kỷ XX, vốn thuần túy quốc lập, được hoàn toàn bao cấp, theo mô hình của Pháp,Liên Xô trước đây Ở miền Nam giai đoạn 1954-1975, vận dụng mô hình GDĐHcủa Mỹ được chiếm ưu thế tuyệt đối Đến năm 1986, cùng với công cuộc đổi mới
về cơ chế kinh tế, nhiều trường đại học ngoài công lập đã được hình thành, chínhsách thu học phí cũng đã được áp dụng ngay ở các đại học công lập Từ đó, nền GDĐHViệt Nam đã bước đầu hình thành một cơ cấu: có sự tách rời tương đối rõ ràng giữangười cung cấp giáo dục hay vận hành trường đại học và người cung cấp tài chínhcho trường đại học (hoặc sở hữu), trong đó có cả sinh viên Nghĩa là, đã có sự táchrời vừa đa dạng vừa phức tạp giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng trong các định chếGDĐH Mặt khác, yếu tố kinh tế - kinh doanh - cạnh tranh cũng đã thể hiện khá rõtrong các dịch vụ cung cấp Mô hình quản trị đại học không được quan tâm thấu đáo
Trong khi đó, thế giới đã chứng kiến những thay đổi đáng kể trong việcquản trị các hệ thống và tổ chức GDĐH Các quốc gia đã chuyển từ mô hình kiểm
Trang 40soát sang mô hình giám sát trong tất cả các mối quan hệ với trường đại học Từ chỗ
bị Nhà nước kiểm soát chặt chẽ đến chỗ được hưởng hoàn toàn độc lập và tự chủ,giảm dần sự can thiệp của cơ quan chủ quản và giao dần quyền lực của cơ quan chủquản cho Hội đồng trường; xây dựng cơ chế đại diện sở hữu Nhà nước đối với cácCSGDĐH công lập; bảo đảm vai trò kiểm tra, giám sát của cộng đồng; phát huy vaitrò của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, đặc biệt là các hội nghề nghiệp trong việcgiám sát chất lượng GDĐH Mô hình hệ thống GDĐH với cơ quan chủ quản cầmtay chỉ việc cho tất cả các trường không còn phù hợp Thay vào đó, Nhà nước xâydựng khung pháp lý bao quát để các trường tự chủ hoạt động trên nền tảng quản trịđại học hiệu quả Xu hướng này có những tác động tích cực thúc đẩy sự phát triểncủa các nhà trường như tăng cường quyền chủ động điều hành của lãnh đạo cáctrường, giảm quyền hành và ảnh hưởng của các cơ quan quản lý đại học, đồng thờităng cường sự tham gia của các cá nhân bên ngoài trường
Ở Việt Nam hiện nay trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GDĐHtrong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc
tế việc QLNN đối với GDĐH đang dần thay đổi theo các xu hướng sau:
Thứ nhất, QLNN về GDĐH đặt trong mối quan hệ với xu hướng tự chủ đại
học Tự chủ đại học phản ánh sự biến đổi mối tương quan giữa nhà nước và cơ sở
đào tạo theo tinh thần phát huy truyền thống tự do học thuật của đại học các nướctiên tiến trên thế giới và giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của cơ quan công quyền vàoquản trị đại học về tổ chức, tài chính, nhân sự Tự chủ đại học là yếu tố cơ bản trongquản trị đại học phản ánh mối quan hệ giữa nhà nước và CSGDĐH cho thấy mức độ
tự chủ - thể hiện ở mức độ kiểm soát của nhà nước đối với CSGDĐH xu hướngchung trên toàn cầu hiện nay là chuyển dịch dần từ mô hình nhà nước kiểm soátsang các mô hình có mức độ tự chủ cao hơn, từ nhà nước kiểm soát sang nhà nướcgiám sát Trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cơ quan Nhà nước và các cơ sởđại học của mình, sự phân chia quyền lực và giám sát nào vẫn đảm bảo việc Nhànước thực hiện “chức năng quản lý vĩ mô” trong khi vẫn tăng khả năng tự chủ củacác cơ sở đại học nhằm giải phóng năng lực tiềm tàng và sự nhiệt tình của cơ sở