1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lv ths xóa án tích theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015

79 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nếu như người bị kết án chưa được xóa án tích lại phạm tội mới và bị Tòa án kếtán bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kểtừ ngày chấp hành xong

Trang 1

Chương 1:MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÓA ÁN TÍCH 7

1.2 Khái niệm, điều kiện, thủ tục và ý nghĩa của xóa án tích 111.3 Xóa án tích theo quy định trong Bộ luật Hình sự của một số nước

Chương 2: XÓA ÁN TÍCH THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

2.1 Khái quát lịch sử lập pháp hình sự quy định về xóa án tích trong giai

đoạn trước khi ban hành Bộ luật Hình sự 2015 202.2 Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về xóa án tích 28

Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM

ÁP DỤNG ĐÚNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH

3.2 Một số nguyên nhân của những bất cập, vướng mắc trong quá trình

áp dụng chế định xóa án tích trong thực tiễn 603.3 Một số kiến nghị nhằm áp dụng đúng các quy định của pháp luật

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

BLHS : Bộ luật Hình sựBLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sựLLTP : Lý lịch tư pháp

UBND : Ủy ban nhân dân

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xóa án tích cho người bị kết án là một trong những nội dung quan trọng củaLuật hình sự Việt Nam Đây là một trong những quy định ảnh hưởng trực tiếp đếnquyền lợi của người bị kết án vì trong một số trường hợp nếu người phạm tội đã bịkết án, thuộc trường hợp có án tích nhưng chưa được xóa là một trong những cơ sởđể định tội; để xem xét tái phạm, tái phạm nguy hiểm là tình tiết định khung hìnhphạt trong một số tội phạm hoặc là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quyđịnh tại điểm h khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 BLHS năm2015 đã sửa đổi, bổ sung cơ bản chế định xóa án tích cho người bị kết án theohướng mở rộng đối tượng được xóa án tích hoặc được coi là chưa có án tích, nhânđạo, khoan hồng đối với người bị kết án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người bịkết án tái hòa nhập cộng đồng, sớm ổn định để làm ăn, sinh sống Cụ thể: (i) Khoản 1Điều 69 BLHS năm 2015 đã điều chỉnh định nghĩa về người được xóa án tích coinhư chưa bị kết án và bỏ đi quy định về việc phải “được Tòa án cấp giấy chứngnhận” như trong BLHS trước đây Với quy định mới này, BLHS năm 2015 đã giảiquyết được những khó khăn đối với người chấp hành xong bản án; rút bớt các thủtục, đồng thời chuyển trách nhiệm cập nhật thông tin về án tích của người bị kết ánsang cho các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp (LLTP) (khoản 4 Điều 70);(i) Khoản 2 Điều 69 và Điều 107 quy định rõ 05 trường hợp người bị kết án khôngbị coi là có án tích Đó là: (1) Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêmtrọng, tội phạm nghiêm trọng; (2) Người được miễn hình phạt; (3) Người từ đủ 14đến dưới 16 tuổi bị kết án không kể về tội gì; (4) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rấtnghiêm trọng do vô ý; (5) Người dưới 18 tuổi phạm tội bị áp dụng biện pháp tưpháp giáo dục tại trường giáo dưỡng1 Như vậy, BLHS năm 2015 đã thu hẹp phạmvi đối tượng xác định mang án tích so với trước đây Theo đó, đối với người từ đủ1 Khoản 2 Điều 69 và Điều 107, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trang 4

16 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ khi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặctội phạm đặc biệt nghiêm trọng và bị áp dụng hình phạt mới phải mang án tích vàđối với họ được áp dụng hình thức xóa án tích đương nhiên Đối với người đã thànhniên thì họ phải mang án tích trong trường hợp bị kết án về tội phạm rất nghiêmtrọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc bị kết án do lỗi cố ý về tội phạm ítnghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng Ngoài ra, trong thời hạn xóa án tích thìngười bị kết án không được thực hiện hành vi phạm tội mới Tội phạm mới này cóthể là bất kỳ loại tội phạm nào cũng như có thể được thực hiện với lỗi cố ý hoặc vôý Nếu như người bị kết án chưa được xóa án tích lại phạm tội mới và bị Tòa án kếtán bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời hạn để xóa án tích cũ được tính lại kểtừ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo của bản ánmới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành2.

Bộ luật Hình sự năm 2015 đã kế thừa và hoàn thiện BLHS năm 1999, đãsửa đổi, bổ sung chế định về án tích và xóa án tích cho phù hợp với thực tiễn Tuynhiên, nghiên cứu các quy định về xóa án tích theo BLHS 2015, qua thực tiễn ápdụng cho thấy, quy định về cách tính thời hạn xóa án tích như quy định tại Điều 70BLHS năm 2015 cũng còn chưa thỏa đáng, chưa thực sự bảo vệ quyền con người,quyền công dân, nên chúng ta phải hướng tới những quy định nhân đạo hơn vớingười phạm tội Thực tế, có những người đến khi chết vẫn chưa được xóa án tíchbởi quy định người được xóa án tích phải chấp hành xong tất cả các quyết định củabản án, kể cả hình phạt bổ sung, cũng như bồi thường thiệt hại Về vấn đề bồithường thiệt hại, có những trường hợp phải bồi thường rất lớn, bản thân họ có đi tùvề cũng chưa chắc đã làm đủ ăn thì sao có thể bồi thường được và như vậy khôngbiết bao giờ họ mới được tính thời hạn để xóa án tích Tương tự như vậy, nhữngtrường hợp phải cấp dưỡng nuôi con hoặc bố, mẹ già của người bị hại, nếu khôngthỏa thuận được thì phải cấp dưỡng theo hàng tháng, như vậy có những trường hợpcấp dưỡng tới 18 năm, có trường hợp cấp dưỡng tới lúc chết thậm chí có trường hợpngười phải cấp dưỡng lại chết trước người được cấp dưỡng… Với tất cả những nội2 Khoản 2 Điều 73 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trang 5

dung mà chúng tôi đã phân tích ở trên là lý do của việc lựa chọn đề tài “Xóa ántích theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015” để làm luận văn thạc sĩ là cần

thiết và đáp ứng được đòi hỏi của cả lý luận và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đề tài về xóa án tích đã được một số nhà luật học quan tâm nghiên cứu, tuynhiên mức độ nghiên cứu chưa nhiều, đã được nêu trong một số sách giáo trình,sách tham khảo, luận văn, luận án và các bài viết, tạp chí khoa học, cụ thể:

- GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), Bình luật khoa học Bộ luật Hình sự

năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Phần chung), Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2017;

- Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần

chung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2020;

- TSKH.GS Lê Văn Cảm, Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình

sự, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005;

- Đinh Văn Quế, Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 - phần chung, Nxb Tư

- Nguyễn Thị Hoa (2016), Chế định xóa án tích theo quy định pháp luật

hình sự Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Luật học,

Học viện khoa học xã hội

- Nguyễn Thị Thanh Hòa (2017), Xóa án tích theo quy định pháp luật hình

sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội;

- Nguyễn Trường Anh (2019), Xóa án tích đối với người dưới 18 tuổi bị kết

án theo Bộ luật Hình sự 2015, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Bài viết “Một số ý kiến về đương nhiên xóa án tích theo quy định của Bộ

luật Hình sự năm 2015”, Trịnh Ngọc Thủy, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 13, 7/2020;

- Bài viết “Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt theo quy định Bộ luật

Hình sự 2015”, ThS.LS Phạm Quang Thanh, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5/2020;

Trang 6

- Bài viết “Một số kiến nghị hoàn thiện quy định về xóa án tích”, Nguyễn

Xuân Bình - Nguyễn Thị Thắm, Tạp chí Tòa án nhân dân, ngày 19/3/2020

Các công trình nghiên cứu khoa học trên đã đưa ra những bàn luận và giảiquyết được một số vấn đề mà lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đặt ra.Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các công trình này cũng cho thấy, quy định về xóaán tích mặc dù là một trong những chế định cơ bản nhưng cũng là một trong nhữngchế định còn nhiều nội dung chưa đạt đến sự đồng thuận và gây tranh luận sôi nổitrong giới khoa học luật hình sự từ trước đến nay; điều đó khẳng định một lần nữa

khẳng định việc chọn nghiên cứu đề tài “Xóa án tích theo quy định của Bộ luật

Hình sự năm 2015” là cấp thiết vừa mang tính lý luận thực tiễn và có ý nghĩa khoa

học Do đó, trong luận văn này, tác giả muốn tiếp tục kế thừa và phát triển nhữngcông trình khoa học của các bậc thầy đi trước Thông qua đó, tác giả có thể đi sâuđể nghiên cứu các vấn đề mới một cách dễ dàng hơn và đưa ra được những đề xuấtnhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của BLHS về xóa án tích

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là đề xuất những giải pháp bảo đảm ápdụng đúng các quy định của pháp luật hình sự về xóa án tích trong thực tiễn ở nướcta hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên đây, luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ sau:- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về xóa án tích;

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xóa án tích theo quy định của pháp luật

hình sự Việt Nam và nước ngoài;

- Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của BLHS năm 2015 vềxóa án tích;

- Tìm ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế bất cậpcả về lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về xóa án tích

Trang 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn: là những quy định của BLHS năm

2015 về xóa án tích cũng như thực tiễn áp dụng quy định này về xóa án tích

Phạm vi nghiên cứu của luận văn: được nghiên cứu dưới góc độ chuyên

ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự, mã số: 8380104

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minhvà các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đấu tranh chống và phòng ngừatội phạm Bên cạnh đó, luận văn còn được tiến hành bằng những phương phápnghiên cứu khoa học cụ thể như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, … để giảiquyết những nhiệm vụ mà đề tài của luận văn đặt ra

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Đây là công trình ở cấp luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu khá toàn diệnvề vấn đề về xóa án tích trong BLHS Việt Nam năm 2015

- Luận văn phân tích và đánh giá quy định của BLHS năm 2015 về xóa ántích trong sự so sánh với quy định tương ứng của BLHS năm 1999 Qua đó rút ranhững nhận xét về hạn chế hoặc bất cập của quy định về xóa án tích

- Luận văn phân tích và đánh giá một cách khái quát thực trạng áp dụng quyđịnh của BLHS năm 2015 về xóa án tích, qua đó rút ra được những những nhận xétvề hạn chế, bất cập trong thực tiễn áp dụng quy định này cũng như xác định nguyênnhân của những hạn chế, bất cập đó

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng của quy định về xóa án tích trong BLHSnăm 2015 và đánh giá thực tiễn áp dụng quy định này, luận văn đề xuất được cácbiện pháp khả thi nhằm áp dụng đúng quy định của BLHS năm 2015 về xóa án tích

Kết quả nghiên cứu và những đề xuất được nêu trong luận văn, có ý nghĩakhoa học và ý nghĩa thực tiễn Thông qua công trình nghiên cứu này, tác giả mongmuốn đóng góp vào việc áp dụng đúng quy định của BLHS trong công cuộc đấutranh chống và phòng ngừa tội phạm Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu

Trang 8

tham khảo cho cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo luậtnói chung, cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các cơ quan bảo vệ pháp luậtnói riêng và tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề chung về xóa án tích Chương 2: Xóa án tích theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam.Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị nhằm áp dụng đúng các quy

định của Bộ luật Hình sự về xóa án tích

Trang 9

Chương 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÓA ÁN TÍCH1.1 Khái niệm và đặc điểm của án tích

1.1.1 Khái niệm án tích

Hiện nay, án tích là khái niệm chưa được định nghĩa trong các văn bản pháp lýnên còn có nhiều quan niệm khác nhau về án tích Có thể kể đến một số quan điểmkhác nhau trong giới khoa học luật hình sự về án tích như sau:

Có quan điểm cho rằng, “Án tích là hậu quả pháp lý của bản án kết tội màTòa án tuyên đối với người phạm tội”3

Có quan niệm cho rằng, án tích là đặc điểm xấu (hậu quả) về nhân thân củangười bị kết án và áp dụng hình phạt được ghi và lưu lại trong lí lịch tư pháp trongthời gian luật định Hay đó là dấu vết về việc phạm tội của một người đã bị tòa ánxét xử, có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật và chưa xóa án được ghi vào mộtquyển sổ gọi là LLTP để sau này, trong một số trường hợp, cần xem xét để đánh giáđạo đức hạnh kiểm, thái độ đối với pháp luật

Từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý “Án tích là đặc điểm xấu (hậuquả) về nhân thân của người đã bị kết án và bị áp dụng hình phạt đã được ghi và lưulại trong LLTP trong thời gian luật định”4 Quan điểm này đã khái quát và làm rõđược bản chất của án tích cũng như các đặc điểm về mặt pháp lý của án tích

Theo quan điểm của GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa: Án tích là đặc điểm xấu về

nhân thân của người đã bị kết án và áp dụng hình phạt, được ghi và lưu lại trongLLTP trong thời gian nhất định, là hậu quả pháp lý bất lợi cho người có đặc điểmđó Còn trong BLHS không đưa ra định nghĩa pháp lý về án tích mà chỉ quy địnhcác nguyên tắc, điều kiện để xóa án tích; việc BLHS không quy định hoặc giải thíchmột cách cụ thể như thế nào được gọi là án tích hay nói cách khác án tích là gì? Đãdẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm, đặc điểm, bản chất và ý nghĩa3 Phạm Hồng Hải (1993), Xóa án - Mô hình lý luận về Bộ luật Hình sự Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà

Nội, tr 276.

4 Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, Nxh Từ điển bách khoa và Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr 14.

Trang 10

của án tích Như vậy, xung quanh việc định nghĩa án tích, trong giới nghiên cứukhoa học luật nói chung đã tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau Tuy nhiên, theochúng tôi, để định nghĩa được án tích một cách chính xác nhất thì trong định nghĩaán tích phải được đưa ra cần thể hiện được bản chất pháp lý, điều kiện, nội dungcũng như giới hạn của án tích.

- Về bản chất pháp lý: Án tích là hậu quả pháp lý của việc phạm tội, là mộttrong những sự thể hiện của trách nhiệm hình sự

- Về điều kiện: Án tích chỉ xuất hiện khi: có bản án kết tội đã có hiệu lựcpháp luật của Tòa án và người bị kết án bị áp dụng hình phạt

- Giới hạn của án tích: Án tích chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ khi bảnán kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật cho đến khi được xóa bỏ (có thể làđương nhiên hoặc theo quyết định của Tòa án)

Từ những sự phân tích, nghiên cứu trên đây và tham khảo một số quanđiểm khác nhau về án tích, đồng thời, trên cơ sở thực tiễn công tác áp dụng các quyphạm pháp luật hình sự Việt Nam về xóa án tích, chúng ta có thể đưa ra định nghĩa

khoa học về án tích như sau: Án tích là đặc điểm xấu về nhân thân của người đã bị

kết án trong bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, được ghi và lưu lại tronglý lịch tư pháp một thời gian theo quy định của pháp luật và là hậu quả pháp lý bấtlợi cho người có đặc điểm đó Xóa án tích là việc một người bị kết án đáp ứng đủ

các điều kiện mà theo quy định của pháp luật hình sự để được xóa án tích theo quyđịnh tại các Điều 70, 71,72 BLHS năm 20155 Người được xóa án tích thì coi như làchưa bị kết án Như vậy, việc xóa án tích sẽ là cơ sở để xem xét một người có còntiền án hay không theo quy định của pháp luật

Như vậy, án tích là đặc điểm xấu (hậu quả) về nhân thân của người bị kếtán và áp dụng hình phạt được ghi, lưu lại trong lí lịch tư pháp trong thời gian luậtđịnh Án tích chỉ đặt ra khi một người vi phạm pháp luật hình sự và có bản án vềtội phạm mà mình thực hiện Trong vấn đề trách nhiệm pháp lý, điểm khác biệt giữaviệc bị áp dụng chế tài hình sự và các chế tài khác ở chỗ: Nếu như, ở các vi phạm5 Điều 70, 71, 72 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trang 11

pháp luật khác thì người vi phạm sau khi chấp hành xong các chế tài xử lý thì mọitrách nhiệm chấm dứt Còn đối với người vi phạm mà bị áp dụng chế tài hình sự thìsau khi chấp hành xong hình phạt trách nhiệm pháp lý họ vẫn chưa chấm dứt Đó làhọ vẫn bị coi là có án tích trong một khoảng thời gian nhất định Điều này sẽ manglại cho người bị kết án rất nhiều bất lợi Đây chính là đặc điểm nổi bật nhất để đánhgiá mức độ nghiêm khắc nhất của hình phạt so với các biện pháp tư pháp khác Vậysự bất lợi của án tích được thể hiện ở các phương diện sau:

- Án tích thể hiện đặc điểm xấu về nhân thân: Án tích chính là đặc điểm xấuvề nhân thân chứng tỏ một người có án tích đã từng bị kết án vì đã phạm tội Khimột người phạm tội đã bị tòa án áp dụng hình phạt thì hậu quả pháp lý mà họ phảigánh chịu không chỉ là chấp hành hình phạt đó mà còn bị coi là có án tích Một sựbất lợi rất lớn cho họ trong nhiều hoạt động của đời sống xã hội cũng như khi cóhành vi vi phạm pháp luật hoặc hành vi phạm tội mới Người mang án tích, trongLLTP cũng như các giấy tờ chứng thực về nhân thân sẽ bị ghi “có tiền án”, đồngthời cũng chỉ rõ tội phạm cũng như hình phạt mà họ phải gánh chịu Khi đó, án tíchnhư một “vết bẩn” trong lý lịch của người phạm tội, dẫn tới sự kỳ thị, những cáinhìn thiếu thiện cảm của xã hội Điều này sẽ gây ra không ít khó khăn trong quátrình sinh hoạt, tham gia các hoạt động xã hội, làm cản trở con đường hoàn lươngcủa người bị kết án Hơn nữa, để bảo đảm tính phòng ngừa tội phạm thì Nhà nướcsẽ hạn chế bớt một số quyền của người đang bị mang án tích trong một số lĩnh vựcnhất định Ví dụ: Điểm c Khoản 2 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quyđịnh về điều kiện tuyển dụng công chức thì người chưa được xóa án tích thì khôngđược đăng ký dự tuyển công chức6

- Việc mang án tích có thể là căn cứ để xác định hành vi phạm tội mới là táiphạm hoặc tái phạm nguy hiểm Từ đó, người mang án tích sẽ có thể bị áp dụng tìnhtiết tái phạm, tái phạm nguy hiểm là tình tiết định khung hình phạt, tình tiết để tăngnặng trách nhiệm hình sự, hay yếu tố định tội

6 Điểm c Khoản 2 Điều 36, Luật Cán bộ, công chức năm 2008

Trang 12

- Án tích thể hiện tính chất nghiêm trị của pháp luật hình sự đối với nhữngngười phạm tội được khẳng định tại điểm c khoản 1 Điều 3 BLHS năm 2015: “c)Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạmnguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội”7.

- Án tích hạn chế quyền của một số người liên quan đến người bị kết án.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Mục II của Thông tư số 53/2012/TT-BCA ngày15/8/2012 của Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Côngan nhân dân thì những người muốn dự tuyển vào ngành Công an nhân dân thì bản thânvà gia đình phải tuyệt đối chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật củaNhà nước, phải chưa từng có tiền án Nếu như người muốn dự tuyển vào ngành côngan nhân dân mà có người thân (cha, mẹ) đã từng có tiền án, kể cả trường hợp đã đượcxóa án tích thì vẫn không được xét tuyển, sơ tuyển vào lực lượng Công an nhân dân8

1.1.2 Các đặc điểm của án tích

- Về đối tượng: Án tích là một đặc điểm nhân thân gắn liền với người đã từngphạm tội và bị kết án bằng bản án của Toà án đã có hiệu lực pháp luật Nên, không phảilà tội phạm thì không có án tích và chỉ có người phạm tội mới phải mang án tích

- Về phạm vi: Người mang án tích chỉ là những người bị kết án bằng bản áncó hiệu lực của Tòa án và bị tuyên áp dụng hình phạt Do đó, trong một số trườnghợp không mang án tích như: người bị kết án nhưng được áp dụng các biện pháp tưpháp khác như đưa vào trường giáo dưỡng; giáo dục tại xã, phường, thị trấn… theoquy định tại Điều 95 và Điều 96 BLHS năm 2015 hay biện pháp buộc công khai xinlỗi, bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 48 BLHS năm 2015 sẽ không phảichịu hậu quả pháp lý này9

- Về thời điểm xuất hiện án tích: án tích xuất hiện ngay sau khi người phạmtội bị Toà án kết tội bằng một bản án buộc tội có hiệu lực Tòap luật và được kếtthúc sau khi đã được xóa án tích theo quy định của pháp luật10

7 Điểm c khoản 1 Điều 3, Bộ luật Hình sự năm 2015.

8 Bộ Công an (2012), Thông tư số 53/2012/TT-BCA ngày 15/8/2012 quy định tiêu chuẩn chính trị của cánbộ, chiến sĩ Công an nhân dân, Hà Nội.

9 Điều 95 và Điều 96 Bộ luật Hình sự năm 2015

10 Trịnh Ngọc Thủy (2020), “Một số ý kiến về đương nhiên xóa án tích theo quy định của BLHS năm 2015”,Tạp chí Tòa án nhân dân, số 13

Trang 13

- Về thời hạn tồn tại: Án tích chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhấtđịnh Án tích là đặc điểm nhân thân xấu và việc mang án tích có thể mang lại nhữnghậu quả pháp lý bất lợi cho người mang án tích nên không thể buộc họ phải vĩnhviễn mang án tích cho một tội danh Do đó, án tích có thể được xóa sau một thờigian đủ để chứng tỏ người phạm tội đã “hoàn lương” - không còn nguy hiểm đối vớixã hội nữa Đây được coi là thời gian thử thách đối với người bị kết án chấp hànhxong hình phạt Thời hạn của án tích được bắt đầu từ khi bản án của Tòa án đượctuyên, kết thúc khi được xóa bỏ theo quy định của pháp luật.

1.2 Khái niệm, điều kiện, thủ tục và ý nghĩa của xóa án tích

1.2.1 Khái niệm xóa án tích

Trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về xóa án tích,việc xác định một người bị kết án trong vụ án hình sự đã được xóa án tích hay chưacó ý nghĩa rất quan trọng Nếu người bị kết án đã được xóa án tích thì khi người đóphạm tội mới sẽ không bị tính là phạm tội thuộc trường hợp tái phạm hay tái phạmnguy hiểm Ngoài ra, việc đã được xóa án tích hay chưa còn có ý nghĩa quan trọngtrong việc xác định một người là có tội hay không có tội Mặt khác, trong LLTP củangười đã bị kết án có mục xác nhận có hay không có tiền án Việc ghi có tiền án haykhông có tiền án trong việc giải quyết các vấn đề về xã hội như: Đăng ký kinhdoanh, đi lao động hay học tập ở nước ngoài có ý nghĩa rất lớn đối với một người.Với những ý nghĩa quan trọng của việc xóa án tích đối với người bị kết án, cho thấyviệc nghiên cứu cụ thể, rõ ràng và có hệ thống về xóa án tích là cần thiết và có ýnghĩa lý luận, cũng như trong công tác thực tiễn áp dụng các quy phạm pháp luậthình sự về xóa án tích11

Bản chất pháp lý của xóa án tích là xóa bỏ hậu quả pháp lý, trách nhiệmhình sự đối với người bị kết án và phải chịu hình phạt theo bản án kết tội đã có hiệulực pháp luật của Tòa án Như vậy, có thể đưa ra khái niệm xóa án tích như sau:

Xóa án tích là chế định của luật hình sự Việt Nam thể hiện ở việc xóa bỏ hậu

11 https://text.123doc.org/document/2598206-che-dinh-xoa-an-tich-trong-luat-hinh-su-viet-nam.htm, truy cậpngày 22/4/2021.

Trang 14

quả pháp lý, xóa bỏ trách nhiệm hình sự đối với người bị kết án và phải chịuhình phạt theo bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khi có đủ các điềukiện của pháp luật quy định và người đó được coi như chưa bị kết án.

Như vậy, cơ sơ pháp lý để thực hiện việc xóa án tích cho người phạm tộilà các quy định của BLHS năm 2015 Xóa án tích được coi như là một trongnhững nguyên tắc xử lý của luật hình sự Việt Nam Mục đích của xóa án tích lànhằm xóa bỏ đi sự mặc cảm của người bị kết án, động viên họ trở về cuộc sốnglương thiện Ngoài ra, xóa án tích còn có tác dụng hỗ trợ cho công tác cải tạo, giáodục người đang chấp hành hình phạt tin tưởng vào tương lai, vào sự công bằng củaxã hội đối với họ

1.2.2 Điều kiện của xóa án tích

Theo quy định của BLHS năm 2015, chúng ta có thể đưa ra những điều kiệncụ thể mà người bị kết án đã đáp ứng được sẽ được xem xét xóa án tích như sau:

Thứ nhất, người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII

và Chương XXVI của Bộ luật này Tức là không phạm vào một trong các tội xâmphạm an ninh quốc gia (chương XIII) và các tội phá hoại hòa bình, chống loài ngườivà tội phạm chiến tranh (chương XXVI) BLHS năm 2015

Thứ hai, người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử

thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy địnhtại khoản 2 và khoản 3 Điều 70 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Xóa án tích theo quyết định của Tòa án nếu người phạm tội phải đáp ứng

các điều kiện được xóa án tích

- Bị kết án về các tội quy định tại chương XIII và chương XXVI của BLHSnăm 2015;

- Đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hếtthời hiệu thi hành bản án;

- Không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn được quy định tạikhoản 2 Điều 71 BLHS

Trang 15

1.2.3 Thủ tục xóa án tích

Khi đáp ứng được đầy đủ những điều kiện về xóa án tích, người được xóaán tích cũng phải tuân theo những trình tự, thủ tục nhất định về xóa án tích theo quyđịnh của pháp luật hình sự Điều 369 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015quy định cụ thể về trình tự, thủ tục xóa án tích

* Trường hợp đương nhiên xóa án tích

Theo quy định tại khoản 2 Điều 70 BLHS năm 2015 về đương nhiên xóa ántích như sau, Ví dụ: A bị kết án về tội cưỡng đoạt tài sản bị kết án 36 tháng tù giamvà đến ngày 31/08/2015 được đặc xá tha tù trước thời hạn và trở về địa phương Từđó đến nay chưa phạm tội mới Như vậy, đến năm 2018 A thuộc trường hợp đươngnhiên xóa án tích theo quy định BLHS năm 2015 Theo quy định hiện nay củaBLHS năm 2015, có sự thay đổi về thẩm quyền đương nhiên xóa án tích từ tòa ánnhân nhân chuyển sang cơ quan LLTP là Sở Tư pháp Tuy nhiên, hiện nay chưa cóquy định về trình tự, thủ tục xóa án tích trong trường hợp này nhưng có thể áp dụngquy định từ Luật LLTP năm 2009 về thủ tục cấp phiếu LLTP số 1 cho công dân Sở

Tư pháp quy định thủ tục, điều kiện được xóa án tích đương nhiên như sau:

- Nộp hồ sơ xác minh điều kiện đương nhiên xóa án tích Hồ sơ gồm có:

Chứng minh thư và sổ hộ khẩu bản sao công chứng Trích lục hoặc bản sao Bản ánhình sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật, nếu đã xét xử tại cấp phúc thẩm thì cungcấp cả trích lục hoặc bản sao Bản án sơ thẩm và Bản án phúc thẩm

Căn cứ vào hình phạt chính tại bản án, công dân phải nộp một trong cácgiấy tờ (bản chính) sau đây: Giấy chứng nhận đặc xá do Trại giam nơi thi hành áncấp (trường hợp bị xử phạt tù giam nhưng được đặc xá) Giấy chứng nhận đã chấphành xong hình phạt tù do Trại giam nơi thi hành án cấp hoặc giấy tờ có giá trị thaythế (trường hợp bị xử phạt tù giam và đã chấp hành xong hình phạt tù) Giấy chứngnhận đã chấp hành xong thời gian thử thách án treo do Cơ quan thi hành án hình sựCông an quận, huyện, thị xã hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (trường hợp bị xử phạttù nhưng được hưởng án treo) Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cải tạokhông giam giữ do Cơ quan thi hành án hình sự Công an quận, huyện, thị xã cấphoặc giấy tờ có giá trị thay thế (trường hợp bị xử phạt cải tạo không giam giữ)

Trang 16

Biên lai nộp tiền án phí, tiền phạt và các nghĩa vụ dân sự khác như: Bồithường, truy thu,… trong bản án hình sự hoặc Giấy xác nhận kết quả thi hành do Cơquan thi hành án dân sự cấp hoặc các giấy tờ khác có liên quan đến việc xác nhậnđã nộp tiền án phí, tiền phạt và các nghĩa vụ dân sự khác.

- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Sau khi công dân nộp đầy đủ các giấy tờ nêu trên và lệ phí, Sở Tư pháp sẽgửi văn bản yêu cầu xác minh cho Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã hoặc cơ quan, tổchức nơi người bị kết án cư trú, làm việc sau khi chấp hành xong bản án về việc ngườiđó có bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong thời gian đang có án tích hay không

Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm gửi văn bản thôngbáo kết quả xác minh (theo mẫu quy định) cho Sở Tư pháp trong thời hạn 10 ngàylàm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu xác minh

Ngay sau khi nhận được văn bản thông báo kết quả xác minh của UBNDcấp xã, cơ quan, tổ chức, Sở Tư pháp sẽ giải quyết việc xóa án tích cho công dân

* Trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án, người bị kết án gửihồ sơ yêu cầu tới Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án bao gồm đơn đề nghị xóa án tích(theo mẫu đơn xin xóa án tích) và các tài liệu kèm theo như:

- Giấy chứng nhận không phạm tội mới của cơ quan công an cấp huyện nơingười bị kết án thường trú;

- Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù;- Giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong cáckhoản bồi thường, án phí, tiền phạt;

- Bản sao sổ hộ khẩu; bản sao chứng minh nhân dân…

1.2.4 Ý nghĩa của việc xóa án tích

Việc xóa án tích cho người phạm tội mang tính phòng ngừa tội phạm cao,điều này được thể hiện qua việc quy định: “Người được xóa án tích coi như chưacan án” Thông qua việc quy định về xóa án tích, đã góp phần động viên người bịkết án tích cực cải tạo, học tập, lao động và ngăn ngừa họ phạm tội mới để nhanhchóng trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội Còn đối với gia đình, họ hàng

Trang 17

thân thích của người được xóa án tích, họ cũng sẽ không bị mang tiếng xấu là cóngười trong gia đình phạm tội.

- Về mặt thực tiễn, nếu Tòa án áp dụng đúng đắn và chính xác trong thực tiễncác quy phạm của chế định xóa án tích sẽ đưa đến một loạt các lợi ích xã hội, đó là việctăng cường pháp chế và củng cố trật tự pháp luật, bảo vệ vững chắc các quyền và tự docủa con người; nâng cao uy tín của Tòa án, làm tăng thêm lòng tin của các tầng lớpnhân dân vào tính công minh và sức mạnh của pháp luật

- Về mặt chính trị - pháp lý: Khoản 1 Điều 69 BLHS 2015 quy định:

“Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án” Như vậy, một người bị kết án

hình sự đã được xóa án tích thì họ sẽ không phải gánh chịu hậu quả của việc từng bịkết án mang lại Nghĩa là, sau khi xóa án tích, họ trở thành người bình thường vềmặt tư pháp và họ không bị hạn chế về quyền lợi do đã từng bị kết án Khi mộtngười đã được xóa án tích thì Tòa án sẽ không căn cứ vào tiền án đã được xóa đểxác định là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm Với chế định xóa án tích, một mặtgóp phần đảm bảo cho việc thực hiện nhất quán nguyên tắc công bằng, mặt khácphản ánh nguyên tắc nhân đạo, tôn trọng quyền con người của pháp luật hình sự12

- Về mặt xã hội Xóa án tích là một việc làm thể hiện tính nhân văn của nhànước đối với những người đã bị kết án hình sự, tạo điều kiện cho họ làm lại cuộcđời, giúp họ hòa nhập với cộng đồng, thay đổi bản thân để cống hiến cho xã hội

1.3 Xóa án tích theo quy định trong Bộ luật Hình sự của một số nướctrên thế giới

1.3.1 Xóa án tích theo quy định trong Bộ luật Hình sự Liên bang Nga

Theo quy định của BLHS Liên bang Nga năm 1996, chế định xóa án tích đượcquy định tại Điều 87 - án tích Cũng giống như các quy định của pháp luật hình sự ViệtNam, khi quy định về xóa án tích, các nhà làm luật của Liên bang Nga cũng chưa đưara được một khái niệm cụ thể về án tích cũng như khái niệm xóa án tích trong BLHS.Khoản 1 Điều 87 quy định: “Người bị kết án về một tội phạm bị coi là người có án kểtừ ngày bản án bản án kết tội có hiệu lực pháp luật cho đến khi được xóa án Theo quy12 Khoản 1 Điều 69 Bộ luật Hình sự 2015.

Trang 18

định của Bộ luật này, án tích được tính trong trường hợp tái phạm và khi quyết địnhhình phạt”13.

Nếu như theo quy định tại khoản 1 Điều 64 BLHS năm 1999, người đượcmiễn hình phạt là người đương nhiên được xóa án tích, thì tại khoản 2 Điều 87BLHS Liên bang Nga năm 1996: “Người được miễn hình phạt là người không có án

tích” Về cơ bản, quy định trong trường hợp này trong hai BLHS có những nét

tương đồng nhất định Theo tinh thần chung của điều luật, thì người được miễn hìnhphạt là người không có án và do vậy đương nhiên được xóa án tích Tuy nhiên, theochúng tôi, mặc dù hậu quả pháp lý của các quy định này là giống nhau, nhưng cáchthể hiện của BLHS Liên bang Nga là hợp lý, chính xác hơn

Khác với BLHS năm 1999 của Việt Nam, BLHS của Liên bang Nga 1996quy định chỉ một hình thức xóa án tích chung nhất là đương nhiên xóa án tích.Khoản 3 Điều 87 quy định:

“Án tích được xóa:a, Đối với người bị án treo - Sau khi hết thời hạn thử thách14;b, Đối với người bị kết án với những hình phạt nhẹ hơn hạn chế tự do - Saumột năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt15;

c, Đối với người bị kết án hạn chế tự do hoặc phạt tù về tội ít nghiêm trọnghoặc tội nghiêm trọng - Sau hai năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt16;

d, Đối với người bị kết án tù về tội rất nghiêm trong - Sau bốn năm kể từngày chấp hành xong hình phạt17;

đ, Đối với người bị kết án tù về tội đặc biệt nghiêm trọng - Sau sáu năm kểtừ ngày chấp hành xong hình phạt”18

Theo quy định trên, về cơ bản là tương đồng với quy định tại khoản 2 Điều 64BLHS năm 1999 - Đương nhiên xóa án tích Nếu đem so sánh giữa hai quy định trong13 Điều 87, Bộ luật Hình sự Liên bang Nga.

14 Khoản 3 Điều 87, Bộ luật Hình sự Liên bang Nga.

15 Khoản 3 Điều 87, Bộ luật Hình sự Liên bang Nga.

16 Khoản 3 Điều 87, Bộ luật Hình sự Liên bang Nga.

17 Khoản 3 Điều 87, Bộ luật Hình sự Liên bang Nga.

18 Khoản 3 Điều 87, Bộ luật Hình sự Liên bang Nga.

Trang 19

hai Bộ luật thì chúng ta thấy được rằng, nếu BLHS Việt Nam năm 1999 quy địnhngười bị kết án sẽ đương nhiên được xóa án tích khi không phạm tội quy định tạichương XI - Các tội xâm phạm an ninh quốc gia và chương XXIV - Các tội phá hoạihòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh của Bộ luật này, nếu từ khi chấphành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không phạmtội mới trong thời gian là 1, 3, 5 và 7 năm, thì BLHS Liên bang Nga năm 1996quy định các khoảng thời gian tương ứng là 1, 2, 4 và 6 năm Quy định của BLHSLiên bang Nga dường như không có sự phân biệt loại tội phạm nào, mà đó là quyđịnh cho tất cả các loại tội phạm nói chung và căn cứ vào việc phân loại tội phạmvà hình phạt (tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệtnghiêm trọng) Và cũng bằng phép so sánh thông thường nhất, chúng ta cũng nhậnthấy được về thời hạn để được xem xét xóa án tích sau khi chấp hành xong bản ánkết tội của Tòa án theo quy định tại BLHS 1999 dài hơn so với quy định tại BLHScủa Liên bang Nga.

Về quy định xóa án tích trong trường hợp đặc biệt thì cả hai bộ luật có quyđịnh tương tự nhau Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt về thời hạn chấp hành án, đó lànếu như BLHS của Việt Nam quy định khoảng thời hạn chấp hành án để được xemxét xóa án tích trước thời hạn là một phần ba (Điều 72 BLHS năm 2015) thì thờihạn đó theo quy định của Điều 87 BLHS Liên bang Nga là một phần hai: “Nếu saukhi chấp hành xong hình phạt, người bị kết án có nhiều tiến bộ, tư cách đạo đức tốtthì theo yêu cầu của họ, Tòa án có thể xóa án trước thời hạn quy định nhưng khôngđược sớm hơn một nửa thời hạn đó”19

Tóm lại, qua việc nghiên cứu, so sánh, đối chiếu giữa quy định về xóa ántích trong BLHS Việt Nam năm 1999 với BLHS Liên bang Nga năm 1996, chúng tathấy được về cơ bản quy định về xóa án tích trong hai Bộ luật là tương đồng nhau,đều thể hiện được bản chất cơ bản của xóa án tích Nhưng cũng có những điểm khácnhau về phạm vi án tích, thời hạn án tích cũng như hình thức xóa án tích

19 nam.htm, truy cập ngày 22/4/2021.

Trang 20

https://text.123doc.org/document/3092869-detai-che-dinh-xoa-an-tich-theo-quy-dinh-cua-bo-luat-hinh-su-viet-1.3.2 Xóa án tích theo quy định trong Bộ luật Hình sự Nhật Bản

Cũng giống như BLHS Việt Nam năm 1999 và BLHS Liên bang Nga năm1996, BLHS Nhật bản khi quy định về xóa án tích cũng không đưa ra khái niệm cụ thểvề án tích hay xóa án tích Tại Điều 34.2 - Hết hiệu lực của việc xử phạt, quy định:

1 Khi đã qua mười năm kể từ khi người bị kết án chấp hành xong hình phạttù không có lao động bắt buộc hoặc hình phạt nặng hơn, hoặc đã được miễn chấphành hình phạt đó mà không bị kết án phạt tiền hoặc hình phạt nặng hơn về tội khácthì việc kết án hết hiệu lực Cũng áp dụng tương tự như vậy khi đã qua năm năm kểtừ khi người bị kết án chấp hành xong hình phạt tiền hoặc hình phạt nhẹ hơn, hoặcđã được miễn chấp hành hình phạt đó mà không bị kết án phạt tiền hoặc hình phạtnặng hơn về tội khác

2 Trong trường hợp một người đã bị tuyên bố có tội nhưng được miễn hìnhphạt và không bị kết án phạt tiền hoặc hình phạt nặng hơn về tội khác trong vòng hainăm kể từ khi việc tuyên bố đó có hiệu lực pháp luật thì việc tuyên bố người đó cótội hết hiệu lực20

Theo quy định trên, chúng tôi thấy rằng:

Thứ nhất, BLHS Nhật Bản quy định án tích trong các trường hợp người bị kết

án bị áp dụng hình phạt và đã thi hành xong hoặc được miễn chấp hành hình phạt đó Ántích không có khi người phạm tội được miễn hình phạt

Thứ hai, khác với điều kiện để án tích bị dừng không phải do phạm tội mới,

mà phải là do bị kết án về tội phạm mới và bị áp dụng hình phạt tương đương hoặc

nặng hơn Điều này xuất phát từ việc nghiên cứu nguyên tắc “một người chỉ bị coi

là có tội khi có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án” Như vậy, tuy

người bị kết án phạm tội mới nhưng tội phạm đó chưa bị kết án hoặc bị kết án và xửphạt nhẹ hơn hình phạt đối với tội phạm trước đó thì thời hạn để tính xóa án tíchvẫn tiếp tục

Thứ ba, theo tinh thần của điều luật thì theo BLHS Nhật Bản chỉ có một

hình thức xóa án tích duy nhất là đương nhiên xóa án tích.20 Điều 34.2, Bộ luật Hình sự Nhật Bản.

Trang 21

Kết luận Chương 1

Chương 1 luận văn đã giải quyết một số nội dung cơ bản như: Khái niệm ántích, xóa án tích; điều kiện, thời hạn xóa án tích; trình tự thủ tục xóa án tích, ý nghĩacủa việc xóa án tích… Bên cạnh đó, luận văn còn nghiên cứu quy định về xóa ántích được quy định trong BLHS của một số nước trên thế giới như BLHS của Liênbang Nga, BLHS Nhật Bản, qua đó tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt sovới chế định xóa án tích quy định trong BLHS năm 2015 của Việt Nam Kết quảnghiên cứu này là một gợi ý tốt để các cơ quan có trách nhiệm của Việt Nam tiếptục xem xét, cân nhắc để vận dụng trong quá trình xây dựng và sửa đổi quy định vềxóa án tích trong BLHS năm 2015

Trang 22

Chương 2XÓA ÁN TÍCH THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

2.1 Khái quát lịch sử lập pháp hình sự quy định về xóa án tích trong giaiđoạn trước khi ban hành Bộ luật Hình sự 2015

2.1.1 Xóa án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự 1985

Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, những vấn đề liênquan đến án tích và xóa án được pháp điển hóa trong BLHS năm 1985 từ Điều 52đến Điều 56 và Điều 67 Sau khi BLHS năm 1985 có hiệu lực trên thực tế, để giúpcho việc áp dụng những quy định về xóa án, nhằm tránh những vướng mắc khôngđáng có, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành các thông tư, nghịquyết… hướng dẫn thi hành Ngày 01/08/1986, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểmsát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ phối hợp ban hành Thông tư liênngành số 02 hướng dẫn thi hành việc xóa án và sau đó là Thông tư 03 hướng dẫn bổsung về việc xóa án ngày 15/07/1989 Tiếp theo đó, ngày 05/07/1990, Tòa án nhândân tối cao ban hành Công văn số 140/NCPL hướng dẫn việc xóa án đối với ngườiđược hưởng án treo Bên cạnh đó, vấn đề lệ phí xóa án cũng được quy định trongThông tư số 02/NCPL ngày 28/04/1989 của Tòa án nhân dân tối cao

Như vậy, tuy là lần đầu tiên được pháp điển hóa, nhưng những vấn đề liênquan đến xóa án đã được quy định và hướng dẫn khá chi tiết, cụ thể Nếu các cơquan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đúng với những quy định này trong quátrình xóa án, không chỉ có tác dụng thiết thực đối với người bị kết án mà còn có tácdụng rất lớn đối với người đang thi hành án tích cực cải tạo, xóa đi những mặc cảmxã hội về quá khứ của mình Điều 52 quy định: “Người bị kết án được xóa án theoquy định ở các Điều 53 đến Điều 56 Người được xóa án coi như chưa can án vàđược cấp giấy chứng nhận”21

Áp dụng các quy định tại Điều 52 thì việc xóa án được thực hiện theo cácquy định tại các Điều 53 đến Điều 56 BLHS Trên cơ sở phân tích và nghiên cứu các21 Quốc hội (1985), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

Trang 23

điều luật này, theo quy định mà các nhà làm luật đã đưa ra, việc xóa án sẽ được chiathành: Xóa án đương nhiên, xóa án theo quyết định của Tòa án Còn xóa án trongtrường hợp đặc biệt cũng có thể thuộc trường hợp thứ nhất hoặc trường hợp thứ hai.

* Trường hợp đương nhiên xóa án được quy định tại Điều 53 BLHS năm 1985:+ Đối với trường hợp thứ nhất - Người được miễn hình phạt được coi làchưa can án vào thời điểm bản án có hiệu lực pháp luật mà không trải qua một thờihạn nào Như vậy, đặt vấn đề án tích trong trường hợp này không có ý nghĩa pháp lýgì cả, vì hậu quả pháp lý không tồn tại Vì thế cho nên cũng không thể đặt ra vấn đềxóa án được

+ Đối với trường hợp thứ hai - Xóa án cho những người được hưởng ántreo: Theo quy định này thì một người được hưởng án treo sẽ đương nhiên được xóaán khi “không phạm tội mới trong thời hạn ba năm, kể từ ngày hết thời gian thửthách.” Đồng thời, ngày 05 tháng 07 năm 1990, Tòa án nhân dân tối cáo đã có Côngvăn số 140/NCPL hướng dẫn xóa án cho người được hưởng án treo Theo quy địnhtại khoản 2 Điều 53 BLHS năm 1985 và Công văn số 140/NCPL thì để được đươngnhiên xóa án, người được hưởng án treo ngoài việc thực hiện đúng thời gian thửthách mà Tòa án ấn định, họ còn phải không được phạm tội mới trong thời hạn banăm kể từ ngày hết thời gian thử thách

+ Đối với trường hợp thứ ba, người bị kết án sẽ đương nhiên được xóa ánkhi đáp ứng các điều kiện sau: Không phạm tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm anninh quốc gia hoặc tội phạm quy định ở chương XII, Phần các tội phạm; Khôngphạm tội mới trong thời hạn là ba năm(đối với hình phạt là cảnh cáo, phạt tiền, cảitạo không giam giữ hoặc cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội) hoặc năm năm (đốivới hình phạt tù đến năm năm) kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi việc thihành án đã quá thời hiệu

Việc chấp hành xong bản án không chỉ là chấp hành xong hình phạt chínhmà bao gồm cả việc chấp hành hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bảnán Thực tế, việc một ngươì được miễn chấp hành phần hình khác còn lại cũng bảncxem là chấp hành xong hình phạt

Trang 24

Thời hiệu thi hành án là khoảng thời gian do BLHS năm 1985 quy định,được tính từ thời điểm bản án có hiệu lực thi hành đến một thời điểm nhất định vàthực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 44 quy định Trường hợp người bị kết áncố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ratrình diện hoặc bị bắt giữ Đây là vấn đề rất quan trọng, vì trong thực tiễn áp dụngđã có hiện tượng: Một số cán bộ cơ quan thi hành án đã có nhận thức không đúngdẫn đến sai lầm, bắt cả người đã hết thời hiệu thi hành án để thi hành án Sai lầmnày là do chỉ căn cứ vào việc “đã có lệnh truy nã”, nhưng không chứng minh đượcngười bị kết án “cố tình trốn tránh” hoặc chỉ căn cứ vào việc người bị kết án “cốtình trốn tránh” nhưng thực tế lại “không có lệnh truy nã đối với họ”.

Như vậy, theo quy định tại Điều 53 BLHS năm 1985, người bị kết án sẽđương nhiên được xóa án tích khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện mà nhà làm luậtđã dự liệu Tuy nhiên, ở đây theo chúng tôi có một vấn đề cần xem xét nghiên cứu,trao đổi Đó là theo Thông tư số 02 ngày 01/08/1986 hướng dẫn xóa án thì đối vớitrường hợp đương nhiên xóa án Tòa án không phải cấp giấy chứng nhận, nhưng lạiquy định nếu ai cần thì cấp và thủ tục để cấp giấy chứng nhận theo quy định củaThông tư 02 là khá phức tạp Đó là, phải có giấy chứng nhận của Công an huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi họ thường trú là họ đã không phạm tội mớitrong thời gian pháp luật quy định để xóa án; phải có giấy tha sau khi hết hạn tùhoặc phải có giấy chứng nhận của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộctỉnh hoặc cơ quan, đơn vị kỷ luật của quân đội nơi người bị kết án đã chấp hànhxong hình phạt Nếu người bị kết án được Tòa án giảm thời gian chấp hành hìnhphạt thì phải có quyết định của Tòa án về việc được giảm thời gian chấp hành hìnhphạt Trường hợp người bị kết án còn bị hình phạt bổ sung, thì tùy trường hợp phảicó giấy tờ liên quân đến việc chấp hành xong các hình phạt bổ sung Nếu phải bồithường thiệt hại thì phải có giấy tờ chứng minh là đã bồi thường xong và đã nộp ánphí đầy đủ Khi có đủ các giấy tờ trên, Chánh án tòa án được ký giấy chứng nhậnxóa án còn phải tiến hành những biện pháp xác minh Bên cạnh đó, người được cấpgiấy chứng nhận xóa án phải nộp lệ phí xóa án là 10.000 đồng

Trang 25

Với những giấy tờ, thủ tục phức tạp như vậy người đương nhiên được xóaán phải đáp ứng khi muốn có được Giấy chứng nhận xóa án, nhưng xét về mặt pháplý thì trường hợp này cũng chẳng khác gì so với trường hợp người được đươngnhiên xóa án không xin cấp giấy chứng nhận

* Xóa án theo quyết định của Tòa án được quy định tại Điều 54 và Điều 240BLHS năm 1985, người bị kết án sẽ được Tòa án xem xét xóa án khi không phạmtội mới trong một khoảng thời gian nhất định (năm năm hoặc mười năm) kể từ khichấp hành xong bản án hoặc từ khi việc thi hành bản án đã quá thời hiệu Tuy nhiênkhông phải người phạm tội nào cũng được xóa án khi đáp ứng được khoảng thờigian trên, mà khi xem xét xóa án cho người phạm tội, Tòa án còn phải căn cứ vào nhânthân, thái độ chấp hành chính sách, pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án

Vấn đề xóa án theo quyết định của Tòa án là một vấn đề khá phức tạp Nếutheo Điều 54 và Điều 240 BLHS năm 1985 thì xóa án do Tòa án quyết định chỉkhác trường hợp đương nhiên xóa án ở điều kiện được xóa án, còn thủ tục để đượccấp giấy chứng nhận xóa án theo quy định tại Thông tư số 02 ngày 01/08/1986,hướng dẫn về xóa án, cũng tương tự nhau, chỉ khác ở chỗ: Trong quá trình giảiquyết, việc ra quyết định xóa án được tiến hành chặt chẽ hơn, gần giống như thủ tụcgiải quyết một vụ án hoặc quyết định miễn, giảm, tạm đình chỉ thi hành hình phạttù Như vậy, thủ tục xóa án do Tòa án quyết định gần giống như thủ tục giải quyếtmột vụ án “vụ án xóa án” Nếu như tất cả những người có đủ điều kiện xóa án đềulàm đơn xin xóa án thì số lượng công việc của các Tòa án sẽ quá tải Nhưng trênthực tế, số người xin xóa án là rất ít, có những Tòa án trong một năm không giảiquyết trường hợp xóa án nào

* Xóa án trong trường hợp đặc biệt và cách tình thời hạn để xóa án tại Điều 55BLHS năm 1985 như sau: “Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiệntiến bộ rõ rệt, lập công và được cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội đề nghị, thìđược Tòa án có thể xóa án nếu người đó đã bảo đảm được từ một phần ba đến mộtnửa thời hạn quy định”22

22 Quốc hội (1985), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.

Trang 26

Như vậy, theo quy định tại Điều 55, không phải người bị kết án nào cũngchỉ được xem xét xóa án khi hết một thời hạn luật định, việc xóa án cho người bị kếtán mặc dù họ chưa trải qua hết thời hạn luật định hoàn toàn có thể giải quyết Đó làtrường hợp, người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt, lập công và được cơquan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội đề nghị, nhưng những người này cũng cần phảitrải qua ít nhất là một phần ba hoặc một nửa thời hạn quy định

Thời hạn để xóa án được xác định căn cứ vào hình phạt chính mà Tòa án đãtuyên đối với người bị kết án Mặt khác, để được xem xét xóa án, đòi hỏi người bịkết án phải chấp hành tất cả những hình phạt mà Tòa án đã bắt họ phải gánh chịu,nó bao gồm cả hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác của Tòaán Trong trường hợp, người bị kết án chưa được xóa án mà lại phạm tội mới thìthời hạn xóa án đối với bản án cũ sẽ được tính từ ngày người đó chấp hành xonghình phạt của bản án mới Quy định này có tác dụng cảnh cáo, nhắc nhở người bịkết án muốn được xóa án thì không được phạm tội mới trong thời gian chưa đượcxóa án đối với tội đã phạm trước đây

* Xóa án đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định tại Điều 67BLHS năm 1985

Theo quy định tại Điều 67 và Điều 60 BLHS năm 1985 thì người chưathành niên phạm tội khi bị Tòa án quyết định áp dụng các biện pháp tư pháp có tínhchất phòng ngừa: Buộc phải chịu thử thách, Đưa vào trường giáo dưỡng sẽ được coinhư chưa có án Một điều đặc biệt thể hiện quan điểm nhân đạo của Nhà nước taliên quan đến án tích là theo Điều 59 BLHS năm 1985 thì người từ đủ 14 đến 16tuổi phạm tội, chưa được xóa án mà lại phạm tội mới thì việc phạm tội trước đókhông được tính để xác định tái phạm hay tái phạm nguy hiểm Hay nói cách khác,hậu quả pháp lý quan trọng nhất đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi khôngxảy ra Điều này đảm bảo cho hệ tư duy phát triển bình thường của lứa tuổi này

2.1.2 Xóa án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự 1999

Trên cơ sở kế thừa và sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1985, trong BLHS năm1999, vấn đề xóa án tích có những sự khác biệt nhất định

Trang 27

- Sửa tên gọi “xóa án” thành “xóa án tích”.- Chế định xóa án tích được quy định thành một chương riêng chương riêng -Chương IX - Xóa án tích, bao gồm năm điều luật, từ Điều 63 đến Điều 67, cụ thể:

chế định “Điều 63 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định: Người bị kết án được xóa

án tích theo quy định tại các điều từ Điều 64 đến Điều 67 của Bộ luật này Ngườiđược xóa án tích coi như chưa bị kết án và được Tòa án cấp giấy chứng nhận”23; đãcụ thể hóa nguyên tắc đối xử đối với người phạm tội đã được ghi nhận tại khoản 5Điều 3 BLHS năm 1999, cụ thể như sau: “Người đã chấp hành xong hình phạt đượctạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điềukiện do luật định thì được xóa án tích”24

- Sửa đổi từ “can án” theo Điều 52 BLHS năm 1985 thành từ “kết án” theoĐiều 63 BLHS 1999; kết án là một sự kiện pháp lý, theo đó Tòa án không chỉ buộctội mà còn áp dụng hình phạt đối với người phạm tội Với bản án buộc tội, người bịkết án phải chấp hành hình phạt (trừ trường hợp được miễn chấp hành hình phạt).“Vết tích” đã từng bị kết án của người phạm tội bắt đầu được tính từ ngày bản ánkết án người phạm tội có hiệu lực pháp luật

Chế định xóa án tích, BLHS năm 1999 cũng quy định gồm các hình thứcnhư sau: Đương nhiên xóa án tích, xóa án tích theo quyết định của Tòa án và xóa ántích trong trường hợp đặc biệt Đối với người chưa thành niên, trên cơ sở Điều 66của chương IX, Điều 77 của BLHS năm 1999 đã đưa ra nguyên tắc giảm nhẹ đặcbiệt: Thời hạn để xem xét xóa án tích đối với người chưa thành niên phạm tội chỉbằng một nửa so với người trưởng thành và các biện pháp tư pháp được áp dụng đốivới họ: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng… không bị coilà có án tích Khái niệm xóa án tích được được quy định tại Điều 63 BLHS năm1999 được hiểu như sau: xóa án tích là xóa bỏ việc mang án tích thể hiện ở sự côngnhận coi như chưa bị kết tội đối với người trước đó đã bị tòa án xét xử, kết tội vàđược tòa án cấp giấy chứng nhận Khi một người được xóa án tích phạm tội mới thì23 Điều 63 đến điều 67 Bộ luật Hình sự năm 2015.

24 Khoản 5 Điều 3 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Trang 28

tòa án không được căn cứ vào tiền án đã được xóa án tích để xác định là tái phạmhay tái phạm nguy hiểm Trong đó

* Trường hợp đương nhiên được xóa án tích được quy định tại Điều 64BLHS năm 1999

Người được miễn hình phạt: người được tòa án tuyên miễn hình phạt đượcđương nhiên xóa án tích khi bản án có hiệu lực pháp luật Tuy nhiên, họ chỉ đượcxóa án tích khi đã chấp hành xong các nghĩa vụ khác được nêu trong bản án; ví dụ:nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ nộp án phí…

Đối với người bị kết án vì một trong số những tội được quy định tại chươngXI và XXIV của BLHS năm 1999, có điều kiện kèm theo là từ khi chấp hành xongbản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn luật định thì mới đương nhiênđược xóa án tích

Được coi là chấp hành xong bản án khi người bị kết án chấp hành xonghình phạt chính và hình phạt bổ sung cũng như các quyết định khác của bản án.Những trường hợp được miễn chấp hành toàn bộ hoặc phần hình phạt còn lại cũngđược coi đã chấp hành xong hình phạt

Người đương nhiên được xóa án tích, nếu cần cấp giấy chứng nhận xóa ántích thì hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận gồm có: Đơn xin xóa án tích làm đơn (Mẫu);Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ hình án cấp;Giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khoản bồithường, án phí, tiền phạt; Giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an Quận,Huyện nơi người bị kết án thường trú cấp (theo mẫu quy định của ngành Công an);Bản sao hộ khẩu; bản sao chứng minh nhân dân25

Tòa án đã xét xử sơ thẩm là Tòa án có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứngnhận xóa án tích, hoặc ra Quyết định xóa án tích Người xin xóa án tích nộp hồ sơxin xóa án tích tại Tòa án đã xét xử sơ thẩm (có thể nộp trực tiếp hoặc gửi quađường Bưu điện) Người xin xóa án tích không phải nộp bất cứ khoản tiền lệ phí25 Điều 64 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Trang 29

Tòa án nào (trừ trường hợp xin sao quyết định xóa án tích hoặc giấy chứng nhậnxóa án tích).

* Trường hợp xóa án tích theo quyết định của tòa ánTheo quy định tại Điều 65 BLHS năm 1999 thì việc xóa án tích đối vớinhững người đã bị kết án về các tội quy định tại chương XI (các tội xâm phạm anninh quốc gia) và chương XXIV (các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tộiphạm chiến tranh) phải do tòa án quyết định Khi xem xét có xóa án tích hay khôngtòa án căn cứ vào tính chất của tội phạm, nhân thân người phạm tội, thái độ chấphành pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án trong các trường hợp đượcquy định tại khoản 2, điều 65 nêu trên Thời điểm xin quyết định xóa án tích của tòaán là thời điểm được quy định tại khoản 2, Điều 65 BLHS năm 1999 Đồng thờiviệc xóa án tích của người bị kết án phải có đơn đến tòa án xin được xóa án tích.Tòa án xem xét nếu đủ điều kiện thì ra quyết định xóa án tích và cấp giấy chứngnhận cho người bị kết án Nếu tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu thì người bịkết án phải chờ một năm sau mới được xem xét lại Nếu bị tòa án bác đơn lần thứhai trở đi thì phải sau hai năm người bị kết án mới được xin xóa án tích

Hồ sơ xin quyết định xóa án tích gồm có: Đơn theo mẫu; Giấy chứng nhậnchấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ hình án cấp; Giấy xác nhận củacơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khoản bồi thường, án phí, tiềnphạt; Giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an Quận, Huyện nơi người bịkết án thường trú cấp (theo mẫu quy định của ngành Công an); Bản sao hộ khẩu;bản sao chứng minh nhân dân26;

Nơi nộp hồ sơ: tại tòa án xét xử cấp sơ thẩm Việc nộp đơn có thể được gửiqua bưu điện hoặc nộp trực tiếp Người nộp hồ sơ không phải nộp bất cứ một khoảnphí, lệ phí nào khác

* Trường hợp xóa án tích tích trong trường hợp đặc biệtTòa án có thể xóa án tích trong thời hạn sớm hơn khi người bị kết án cónhững biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó26 https://text.123doc.org/document/973644-tai-lieu-bai-bao-cao-mon-luat-hinh-su-cac-bien-phap-tha-mien-trong-luat-hinh-su-pdf.htm, truy cập ngày 22/4/2021.

Trang 30

công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú đề nghị và khingười này đã đảm bảo được ít nhất một phần ba thời hạn quy định Nội dung cụ thểđược quy định tại Điều 66 BLHS năm 1999.

Hồ sơ xin xóa án tích trong trường hợp đặc biệt gồm có: Đơn xin xóa ántích làm đơn (Mẫu); Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giamnơi thụ hình án cấp; Giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hànhxong các khoản bồi thường, án phí, tiền phạt; Giấy chứng nhận không phạm tội mớido Công an Quận, Huyện nơi người bị kết án thường trú cấp (theo mẫu quy địnhcủa ngành Công an); Bản sao hộ khẩu; bản sao chứng minh nhân dân; Văn bản đềnghị của chính quyền, cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án thường trú, công tác

Tòa án đã xét xử sơ thẩm là Tòa án có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhậnxóa án tích, hoặc ra Quyết định xóa án tích Người xin xóa án tích nộp hồ sơ xin xóaán tích tại Tòa án đã xét xử sơ thẩm (có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưuđiện) Người xin xóa án tích không phải nộp bất cứ khoản tiền lệ phí Tòa án nào(trừ trường hợp xin sao quyết định xóa án tích hoặc giấy chứng nhận xóa án tích)

* Trường hợp xóa án tích đối với người chưa thành niên phạm tộiDo đặc điểm riêng của những người chưa thành niên phạm tội nên Nhànước ta có chính sách hình sự áp dụng với họ không giống so với người đã thànhniên phạm tội Theo Điều 77 Bộ luật hình năm 1999 sự thời hạn xóa án tích đối vớingười chưa thành niên bị kết án được quy định bằng ½ thời gian quy định tại Điều64 BLHS năm 1999 Hồ sơ, thẩm quyền xóa án tích đối với trường hợp xóa án tíchđối với người chưa thành niên phạm tội giống như hồ sơ, thẩm quyền trong trườnghợp như đối với người đương nhiên được xóa án tích27

2.2 Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về xóa án tích

2.2.1 Xóa án tích

Bộ luật Hình sự năm 2015 đã sửa đổi cơ bản chế định xóa án tích cho ngườibị kết án theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người bị kết án tái hòa nhập cộng27 Nguyễn Thị Thanh Hòa (2017), Xóa án tích theo quy định pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnhPhú Thọ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 31

đồng, ổn định để làm ăn, sinh sống Theo đó, BLHS năm 2015 quy định 05 trườnghợp người bị kết án không bị coi là có án tích, đây là quy định mới so với các BLHStrước đó; cụ thể là: người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị kết án không kể về tội gì;người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạmnghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý; người dưới 18 tuổi phạm tộibị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đã thành niênbị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và ngườiđược miễn hình phạt28 Cụ thể:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 BLHS 2015 đã điều chỉnh định nghĩavề người được xóa án tích coi như chưa bị kết án và bỏ đi quy định về việc phải

“được Tòa án cấp giấy chứng nhận” như trong BLHS trước đây Với quy định mới

này, BLHS năm 2015 đã giải quyết được những khó khăn đối với người chấp hànhxong bản án; rút bớt các thủ tục, đồng thời chuyển trách nhiệm cập nhật thông tin vềán tích của người bị kết án sang cho các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP (khoản 4Điều 70 BLHS năm 2015)29

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 69 BLHS năm 2015 quy định “người bị

kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và ngườiđược,miễn hình phạt không bị coi là có án tích” Đây là quy định mới so với BLHS

năm 1999, khi người bị kết án do lỗi vô ý về tội ít nghiêm trọng, lỗi vô ý về tộinghiêm trọng có thể chịu hình phạt nhưng không bị coi là có án tích hoặc người bịkết án về mọi loại tội nếu được miễn hình phạt thì cũng được coi là không có ántích Do đó những người này nếu phạm tội mới thì không được lấy bản án trước đểxác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 107 BLHS năm 2015 quy định: được coi làkhông có án tích, nếu “người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi bị kết án không kể về tội gì;Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội28 Khoản 2 Điều 69 và Điều 107 của BLHS năm 2015.

29 Khoản 4 Điều 70, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trang 32

phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý; Người dưới 18 tuổiphạm tội bị áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng”30.

Bộ luật Hình sự năm 2015 đã thu hẹp phạm vi đối tượng xác định mang ántích so với quy định tại BLHS năm 1999

* Về thời gian xóa án tích đã được rút ngắn hơn so với quy định tại BLHSnăm 1999, cụ thể:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 70 BLHS quy định giữ nguyên thời hạn01 năm để được xóa án tích đối với trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cảitạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo Nhưng rút ngắn thời hạnđể được xóa án tích còn 02 năm đối với trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; 03năm đối với trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm và 05 năm đối vớitrường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã đượcgiảm án31

Đồng thời, quy định rõ hơn đối với trường hợp người bị kết án đang chấphành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hànhnghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phảichấp hành dài hơn thời hạn nêu trên thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽhết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung32

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 107 BLHS quy định: “Người từ đủ 16 đếndưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệtnghiêm trọng đương nhiên được xóa án tích nếu từ khi chấp hành xong hình phạtchính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án,người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn: 06 tháng trongtrường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tùnhưng được hưởng án treo; 01 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; 02 nămtrong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm; 03 năm trong trường hợp bị30 Khoản 1 Điều 107 Bộ luật Hình sự năm 2015

31 https://text.123doc.org/document/4232163-de-cuong-mon-hoc-phap-luat-dai-cuong.htm, truy cập ngày 22/4/2021.

32

https://text.123doc.org/document/3430000-toan-van-diem-moi-bo-luat-hinh-su-2015.htm, truy cập ngày 22/4/2021

Trang 33

phạt tù trên 15 năm”33 Các quy định nêu trên được thể hiện qua tình huống: Tháng10-2011, Nguyễn Văn A bị kết án 6 năm tù về tội cố ý gây thương tích Đến năm2015, Nguyễn Văn A được đặc xá Theo quy định của BLHS năm 1999, trường hợpcủa Nguyễn Văn A thời gian xóa án tích là 5 năm, nhưng theo quy định tại BLHSnăm 2015 thì thời gian xóa án tích là 3 năm Trong trường hợp này, thực hiện quyđịnh “Thực hiện các quy định có lợi cho người phạm tội tại khoản 3 Điều 7 BLHSsố 100/2015/QH13 và điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13 vềviệc thi hành BLHS; tiếp tục áp dụng khoản 2 Điều 1 và các quy định khác có lợicho người phạm tội tại Nghị quyết số 109/2015/QH13” điểm a khoản 4 Điều 1 Nghịquyết số 144/2016/QH13 (có hiệu lực thi hành ngày 30/6/2016) đẩy lùi hiệu lực thi hànhBLHS 201534; do đó, theo quy định tại điểm b Điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13của Quốc hội35 Căn cứ khoản 2 Điều 70 BLHS năm 2015, việc xóa án tích NguyễnVăn A sẽ được áp dụng theo quy định của BLHS năm 2015.

* Về thời hạn để xóa án tích được căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên, tínhtừ khi chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc khi hết thờihiệu thi hành bản án theo quy định tại Điều 73 BLHS 2015 Quy định mới này và cólợi người cho người bị kết án khi tính thời hạn xóa án tích trong BLHS năm 2015,vì theo quy định trước đây thì thời hạn xóa án tích được tính khi người phạm tộichấp hành xong bản án

Ngoài ra, trong thời hạn xóa án tích thì người bị kết án không được thựchiện hành vi phạm tội mới Tội phạm mới này có thể là bất kỳ loại tội phạm nàocũng như có thể được thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý Bởi thời hạn xóa án tính sẽđược tính lại kể từ ngày chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách ántreo của bản án mới hoặc từ ngày bản án mới hết thời hiệu thi hành trong trườnghợp người bị kết án chưa được xóa án tích lại phạm tội mới và bị Tòa án kết ánbằng bản án có hiệu lực pháp luật

33 cua-bo-luat-hinh-su-2015-va-bo-luat-to-tung-hinh-su-2015.htm, truy cập ngày 22/4/2021

https://text.123doc.org/document/4990127-nhung-noi-dung-co-ban-cua-luat-sua-doi-bo-sung-mot-so-dieu-34 Quốc hội (2016), Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016, Hà Nội.

35 Quốc hội (2016), Nghị quyết số 109/2015/QH13 ngày 27/11/2015, Hà Nội.

Trang 34

Quy định về xóa án tích theo quyết định của Tòa án cũng đã được sửa đổivới các tội về xâm phạm an ninh quốc gia, tội phá hoại hòa bình, chống loài ngườivà tội phạm chiến tranh khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thửthách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện36:

+ Tòa án quyết định xóa án tích căn cứ vào tính chất tội phạm đã thực hiện,thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án

+ Thời hạn xóa án tích theo quyết định của Tòa án được xác định là 01 nămnếu bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng ántreo; 03 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; 05 năm nếu bị phạt tù từ trên05 năm đến 15 năm; 07 năm nếu bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tửhình nhưng đã được giảm án được tính từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặcthời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung và khôngthực hiện hành vi phạm tội mới Trong trường hợp người bị kết án đang chấp hànhhình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân mà thời hạnphải chấp hành dài hơn thời hạn hình phạt chính thì thời hạn được xóa án tích sẽ hếtvào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung

Quy định về xóa án tích trong trường hợp đặc biệt theo Điều 72 BLHS quyđịnh: Người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơquan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cưtrú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ítnhất một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 củaBLHS 201537

* Về thủ tục để được xóa án tích được quy định tại Điều 369 BLTTHS năm2015, với trường hợp đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn tiếp nhận và cấpphiếu LLTP không có án tích là 05 ngày Với các trường hợp còn lại do Tòa ánquyết định Theo đó, người bị kết án phải gửi đơn yêu cầu xóa án tích (có nhận xétcủa chính quyền địa phương hoặc nới làm việc, học tập) Trong thời hạn 13 ngày kể36 Điều 71 Bộ luật Hình sự năm 2015.

37

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Bo-luat-hinh-su-2015-296661.aspx, truy cập ngày 24/4/2021.

Trang 35

từ ngày nhận được đơn của người bị kết án, Tòa án cấp sơ thẩm phải ra quyết địnhxóa án tích hoặc quyết định bác đơn xin xóa án tích38.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 71 BLHS thì: Trong trường hợp người bịTòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 1 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơnmới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 2 năm kể từ ngàybị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích39

2.2.2 Đương nhiên xóa án tích

Theo quy định tại Điều 70 BLHS năm 2015 về đương nhiên xóa án tích.40.

Trước đây, theo quy định của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì Tòaán cấp giấy chứng nhận xóa án tích cho người bị kết án Hiện nay, theo quy địnhcủa BLHS năm 2015 (BLHS năm 2015) thì Tòa án chỉ cấp giấy chứng nhận xóa ántích cho các trường hợp người bị kết án về các tội được quy định tại Chương XIIIvà Chương XXVI của BLHS năm 2015 về các tội phá hoại hòa bình, chống loàingười, tội phạm chiến tranh và xâm phạm an ninh quốc gia, còn lại các tội khácgiao trách nhiệm cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP (Trung tâm LLTP quốcgia và Sở Tư pháp) cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án vàxác nhận đương nhiên được xóa án tích khi có yêu cầu Cụ thể, theo quy định tại

Khoản 4 Điều 70 BLHS năm 2015 ”Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi cóyêu cầu thì cấp Phiếu Lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điềukiện quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 70”41 Đồng thời, theo quy định tại

Khoản 1 Điều 369 BLTTHS năm 2015 quy định: ”Trong thời hạn 05 ngày kể từ

ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủđiều kiện quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lýlịch tư pháp cấp Phiếu lý lịch tư pháp là họ không có án tích”42 Ngoài ra, cùng với38 Điều 369 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

39

364731.aspx, truy cập ngày 24/4/2021.

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Law-12-2017-QH14-amendments-100-2015-QH13-40 https://text.123doc.org/document/3526736-bo-luat-hinh-su-nam-2015.htm, truy cập ngày 24/4/2021

41 Khoản 4 Điều 70 Bộ luật Hình sự năm 2015.

42 xoa-an-tich-319940.html, truy cập ngày 24/4/2021

Trang 36

http://baophapluat.vn/tu-phap/phai-cong-dong-trach-nhiem-trong-xac-minh-dieu-kien-duong-nhien-duoc-việc quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, BLHS năm2015 cũng đã bổ sung quy định pháp nhân thương mại bị kết án đương nhiên đượcxóa án tích nếu trong thời hạn 02 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính,hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hànhbản án mà pháp nhân thương mại không thực hiện hành vi phạm tội mới (Điều 89).

Vậy người bị kết án được đương nhiên xóa án tích khi người đó khôngphạm các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của BLHS năm 2015;chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thihành bản án, đồng thời người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyếtđịnh khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn theoquy định tại Khoản 2 Điều 70 BLHS năm 2015 Đối với trường hợp người từ đủ 16đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặcbiệt nghiêm trọng thì đương nhiên xóa án tích nếu trong thời hạn 03 năm tính từ khichấp hành xong hình phạt chính hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà ngườiđó không thực hiện hành vi phạm tội mới theo quy định tại Khoản 2 Điều 107BLHS năm 2015

Như vậy, để thực hiện xác nhận các trường hợp đương nhiên xóa án tíchtheo quy định tại Khoản 4 Điều 70 của BLHS năm 2015, cơ quan quản lý cơ sở dữliệu LLTP có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết ánvà căn cứ vào thông tin về án tích của công dân đã được cập nhật trên cơ sở dữ liệuLLTP để thực hiện cấp Phiếu LLTP và xác nhận không có án tích, nếu có đủ điềukiện quy định tại Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 70 BLHS năm 2015 Thực hiện theoquy định tại Điều 33 Luật LLTP năm 200943 Đồng thời, để hướng dẫn chi tiết nộidung này, Điều 17 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chính phủquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật LLTP (Nghị định số111/2010/NĐ-CP) đã xác định rõ trách nhiệm của Trung tâm LLTP quốc gia, Sở Tưpháp trong việc xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích của người bịkết án Như vậy, theo quy định của Luật LLTP năm 2009, trong quá trình cập nhật43 Điều 33 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009.

Trang 37

thông tin của người bị kết án, khi xác định được người bị kết án đã có đủ điều kiệnđương nhiên được xóa án tích, Trung tâm LLTP quốc gia, Sở Tư pháp có nhiệm vụ

cập nhật thông tin, ghi rõ việc ”đã được xóa án tích” vào Phiếu LLTP của người bị

kết án; trường hợp cấp Phiếu LLTP cho người đó thì Phiếu LLTP số 1 được cấp sẽ

ghi là ”không có án tích” Quy định của Luật LLTP năm 2009 đã tạo thêm một khả

năng hay một cơ hội để cho công dân lựa chọn cách thức xác nhận sự kiện mìnhđược xóa án tích sao cho tiện lợi nhất

Các quy định nêu trên được thể hiện qua việc xử lý tình huống như sau:Nguyễn Văn B đang mang án tích môi giới mại dâm Vào tháng 6 năm 2014 bị tòaán Hà Nội bắt giữ và xử 6 tháng tù giam, chấp hành xong hình phạt tù và không cóhình phạt bổ sung khác vào tháng 12 năm 2014 Việc xóa án tích được phân tích cụthể như sau: Đối chiếu quy định tại Điều 70 BLHS năm 2015 về đương nhiên xóaán tích với trường hợp Nguyễn Văn B thì hình phạt mà Nguyễn Văn B phải chịu là6 tháng tù giam về tội môi giới mại dâm nên thời gian xóa án tích là 2 năm từ

ngày chấp hành xong hình phạt chính B đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các

quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới Theo đó,tháng 12/2014, Nguyễn Văn B chấp hành xong hình phạt tù thì tính đến tháng12/2016 (đã đáp ứng đủ điều kiện trên) thì B sẽ được xóa án tích Đồng thời, doNguyễn Văn B thuộc vào trường hợp đương nhiên được xóa án tích nên B khôngcần phải làm đơn gửi Tòa án nơi xét xử để xóa án tích; nếu có nhu cầu thì cóthể liên hệ cơ quan quản lý LLTP để yêu cầu được cấp phiếu LLTP xác nhận khôngcó án tích

2.2.3 Xóa án tích theo quyết định của Tòa án

Khác với đương nhiên được xóa án tích, đối với trường hợp xóa án tích theoquyết định của Tòa án, người bị kết án phải tiến hành thực hiện các thủ tục tại Tòaán và chỉ khi có quyết định của Tòa án thì mới được coi là đã được xóa án tích Sovới trường hợp đương nhiên xóa án tích, trường hợp xóa án tích theo quyết định của

Tòa án có 02 điểm khác nhau cơ bản, cụ thể: Thứ nhất, đối với trường hợp xóa án

tích theo quyết định của Tòa án, người bị kết án phải tiến hành thực hiện các thủ tục

Trang 38

tại Tòa án và chỉ khi có quyết định của Tòa án thì mới được coi là đã được xóa án

tích; Thứ hai, xóa án tích theo quyết định của Tòa án chỉ áp dụng đối với người bị

kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia (tại Chương XIII) và các tội phá hoạihòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh (tại Chương XXVI)

Điều 71 BLHS 2015 quy định về xóa án tích theo quyết định của Tòa án:Xóa án tích do Tòa án quyết định là trường hợp xóa án tích áp dụng đối với ngườibị kết án về các tội quy định tại Chương XIII - các tội xâm phạm an ninh quốc giavà các tội quy định tại Chương XXVI - các tội phá hoại hòa bình, chống loài ngườivà tội phạm chiến tranh do Tòa án quyết định sau khi người bị kết án đã chấp hànhxong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bảnán và đáp ứng các điều kiện nhất định được quy định tại Điều 71 Xóa án tích theoquyết định của Tòa án BLHS năm 201544

Về cơ bản, chế định xóa án tích theo quyết định của Tòa án được kế thừaquy định của Điều 65 BLHS năm 1999, nhưng có một số sửa đổi, bổ sung như sau:

Thứ nhất: Sửa về kỹ thuật luật pháp, bổ sung quy định về chấp hành xong

(hết) thời gian thử thách án treo tại khoản 1 Điều 71 làm căn cứ để xóa án tích ántích theo quyết định của Tòa án

Thứ hai: giảm thời hạn được đề nghị Tòa án ra quyết định xóa án tích đối

với trường hợp bị phạt tù trên 05 năm đến 15 năm và trường hợp bị phạt tù từ trên15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án

Thứ ba: thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại điểm a khoản 2

Điều 71 BLHS năm 2015 đối với trường hợp người bị kết án đang chấp hành hìnhphạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân thì thời hạn đượcxóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung

* Các điều kiện để được Tòa án xem xét, quyết định xóa án tích, theo quyđịnh của điều luật, để được Tòa án xem xét quyết định xóa án tích thì người bị kếtán phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

44 Điều 71, Bộ luật Hình sự năm 2015

Trang 39

(i) Người bị kết án về các tội thuộc Chương XIII và Chương XXVI BLHS2015 Theo đó, chỉ những người bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia(Chương XIII) hoặc các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiếntranh (Chương XXVI) thì mới thuộc trường hợp xóa án tích theo quyết định củaTòa án.

(ii) Người bị kết án đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử tháchcủa án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án Về điều kiện này, về cơ bản giốngnhư điều kiện thứ hai đối với trường hợp đương nhiên được xóa án tích, theo đó,người bị kết án đã chấp xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách của án treo,đã chấp hành xong các hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án (khoản 2Điều 71) hoặc hết thời hiệu thi hành bản án (khoản 3 Điều 71)

(iii) Người bị kết án không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạnnhất định Người bị kết án không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạnđược quy định tại khoản 2 Điều 71, đã xác định thời hạn mà người bị kết án khôngđược thực hiện hành vi phạm tội mới làm căn cứ để Tòa án xem xét, quyết định xóaán tích Như vậy, cũng giống với thời hạn trong trường hợp đương nhiên xóa ántích, thì các thời hạn trong trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án là: 01năm, 03 năm, 05 năm, 07 năm được quy định tại khoản 2 Điều 71 BLHS năm 2015là các mức thời hạn phụ thuộc vào loại hình phạt và mức hình phạt chính mà Tòa ánđã tuyên đối với người phạm tội, theo hướng loại hình phạt, mức hình phạt càngnặng thì thời hạn buộc người bị kết án không được thực hiện hành vi phạm tội làmcăn cứ đương nhiên xóa án tích càng cao

Bên cạnh đó, so với BLHS 1999, thì thời hạn được quy định tại khoản 2Điều 71 BLHS năm 2015 cũng được rút ngắn, cụ thể: từ 07 năm xuống 05 nămtrong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm; từ 10 năm xuống 07 nămtrong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đãđược giảm án Khi so sánh về thời hạn mà người bị kết án không được thực hiệnhành vi phạm tội mới làm căn cứ trong trường hợp đương nhiên xóa án tích, thấy rõràng thời hạn này trong trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án là dài

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w