1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiều thị minh dung nghiên cứu chiết xuất và phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây ổi

58 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu chiết xuất và phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây ổi
Tác giả Thiều Thị Minh Dung
Người hướng dẫn TS. Bùi Thị Thúy Luyện
Trường học Trường Đại Học Dược Hà Nội
Chuyên ngành Dược Sĩ
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 2,25 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN (10)
    • 1.1. Tổng quan về cây ổi (Psidium guajava L.) (10)
      • 1.1.1. Vị trí phân loại (10)
      • 1.1.2. Đặc điểm thực vật của cây ổi (10)
      • 1.1.3. Sinh học và sinh thái (10)
      • 1.1.4. Bộ phận dùng (10)
    • 1.2. Một số tác dụng sinh học và thành phần hóa học từ lá ổi (10)
      • 1.2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới (10)
      • 1.2.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam (16)
  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (19)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (19)
    • 2.2. Nguyên liệu (19)
      • 2.2.1. Hóa chất (19)
      • 2.2.2. Dụng cụ (19)
      • 2.2.3. Thiết bị (19)
    • 2.3. Nội dung nghiên cứu (19)
    • 2.4. Phương pháp nghiên cứu (20)
      • 2.4.1. Phương pháp chiết xuất (20)
      • 2.4.2. Phân lập hợp chất hóa học (20)
      • 2.4.3. Phương pháp xác định cấu trúc phân tử hợp chất (21)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM (22)
    • 3.1. Chiết xuất dịch chiết ethanol toàn phần và các dịch chiết phân đoạn (22)
    • 3.2. Phân lập hợp chất trong phân đoạn ethyl acetat (23)
    • 3.3. Xác định cấu trúc hóa học các hợp chất được phân lập (25)
      • 3.3.1. Hợp chất LO-D1 (25)
      • 3.3.2. Hợp chất LO-D2 (27)
      • 3.3.3. Hợp chất LO-D3 (31)
      • 3.3.4. Hợp chất LO-D4 (34)
  • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN (37)
    • 4.1. Về kết quả chiết xuất cao toàn phần và cao phân đoạn (37)
    • 4.2. Về kết quả phân lập hợp chất (37)
      • 4.2.1. Về hợp chất LO-D1 (Quercetin) (38)
      • 4.2.2. Về hợp chất LO-D2 (Icariol A 2 ) (38)
      • 4.2.3. Về hợp chất LO-D3 (Garcimangoson D) (39)
      • 4.2.4. Về chất LO-D4 ( Quercetin 3-O-sulfat) (40)
  • PHỤ LỤC (47)

Nội dung

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI THIỀU THỊ MINH DUNG NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT VÀ PHÂN LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ PHÂN ĐOẠN ETHYL ACETAT CỦA LÁ CÂY ỔI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI

TỔNG QUAN

Tổng quan về cây ổi (Psidium guajava L.)

Vị trí phân loại của chi Psidium theo hệ thống phân loại của Takhtajan (2009) [44]

Phân lớp Hoa Hồng: Rosidae

1.1.2 Đặc điểm thực vật của cây ổi

Cây nhỡ, cao 3 – 6 m Thân có vỏ mỏng, trơn nhẵn, khi già bong ra từng mảng Cành non vuông, có lông mềm, cành già hình trụ, nhẵn Lá mọc đối, hình trái xoan hoặc hình trứng, dài 9 – 11 cm, rộng 3 – 6 cm, gốc tròn, đầu lá hơi nhọn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt, có gân nổi rõ

Hoa màu trắng, mọc đơn độc hoặc tập trung 2 – 3 cái ở kẽ lá, cuống có lông mịn; đài nhỏ có ống, 4 – 5 răng không đều; tràng 5 cánh dày, có lông mềm; nhị rất nhiều, xếp thành nhiều dãy, chỉ nhị rời, bao phấn có trung đới rộng; bầu hạ, đính vào ống đài,

Quả mọng, hình cầu hoặc hình trứng, khi chín màu vàng, ruột màu đỏ, trắng hoặc vàng, hạt rất nhiều, hình bầu dục

Mùa hoa: tháng 3 – 4; mùa quả: tháng 8 – 9 [3]

1.1.3 Sinh học và sinh thái Ổi là cây ưa sáng, sinh trưởng và phát triển tốt trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới Giới hạn về nhiệt độ từ 15 – 45 o C, nhưng nhiệt độ tốt nhất cho cây sinh trưởng và cho nhiều quả là từ 23 – 28 o C; lượng mưa 1000 – 2000 mm/năm Cây có thể chịu được hạn, song điều kiện quá ẩm ướt, thường xuyên có sương mù làm cho cây ra hoa, kết quả kém Vòng đời của cây ổi có thể tồn tại 40 – 60 năm Ở Việt Nam, ổi được trồng hầu như khắp các địa phương, cả vùng đồng bằng lẫn ở miền núi, trừ vùng cao trên 1500 m [3]

Búp non, lá, quả, vỏ rộp và đôi khi cả vỏ rễ [3]

Một số tác dụng sinh học và thành phần hóa học từ lá ổi

1.2.1 Một số nghiên cứu trên thế giới

1.2.1.1 Nghiên cứu về thành phần hóa học

Thành phần hóa học trong lá cây Psidium guajava L rất phong phú, chủ yếu gồm flavonoid, triterpenoid, sesquiterpenoid, glycosid benzophenon và một số thành phần khác được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 1.1: Một số thành phần hóa học trong lá ổi

STT Tên hợp chất Công thức hóa học TLTK

(7S ,8R )-5- methoxy dehydrodiconifer- yl alcohol-9- β-D- glucopyranosid

1.2.1.2 Nghiên cứu về tác dụng sinh học a Tác dụng chống ung thư

Nhiều thành phần trong lá ổi đã được chứng minh rằng có tác dụng chống ung thư

Kawakami và cộng sự đã đánh giá hoạt động chống tăng sinh của dịch chiết lá ổi đối với dòng tế bào ung thư biểu mô ruột kết ở người Các tác giả này phát hiện ra rằng dịch chiết làm giảm tốc độ tăng sinh do sự hiện diện của quercetin và quercetin glycosid [25] Một flavonid khác - kaempferol - đã được chứng minh có liên quan đến việc giảm tỷ lệ mắc các loại ung thư khác nhau Các hoạt động chống ung thư của kaempferol bao gồm apoptosis, ngăn chặn chu kỳ tế bào, ức chế sự di căn và hình thành mạch của các loại tế bào ung thư [17]

Về hoạt tính sinh học của terpenoid từ lá ổi, hỗn hợp giàu guajadial, psidial A, psiguadial A và B đã được chứng minh tác dụng chống tăng sinh đối với 9 dòng ung thư ở người: bệnh bạch cầu (K-562), ung thư vú (MCF-7), bệnh ung thư buồng trứng kháng thuốc (NCI/ADR-RES), phổi (NCI-H460), khối u ác tính (UACC-62), tuyến tiền liệt (PC-3), đại tràng (HT-29), buồng trứng (OVCAR-3) và thận (786-0) [43] Một loại glycosid triterpen, acid betulinic, chiết xuất từ lá ổi đã được đánh giá về hoạt tính chống lại các tế bào ung thư đường mật ở người (HuCCA) Acid betulinic từ dịch chiết ethanol 70 % của lá ổi được phát hiện làm giảm đáng kể khả năng sống sót của tế bào HuCCA phụ thuộc vào liều sau 24 giờ với giỏ trị IC50 là 92,45 àg/mL; tỏc

7 dụng chống ung thư của nó tương đương với 5-fluorouracil, một chất hóa chất dùng để điều trị ung thư [33]

Theo nghiên cứu của Zhu và các cộng sự đã chỉ ra rằng ba benzophenon, guavinosid B, guavinosid E và 3,5-dihydroxy-2,4-dimethyl-1-O-(6'-O-galloyl-β-D- glucopyranosyl)-benzophenon, được phân lập từ lá ổi đã ức chế sự phát triển của tế bào ung thư đại tràng (HCT116) ở người Các hợp chất này gây cảm ứng mạnh quá trình chết theo chương trình của tế bào ung thư, điều chỉnh sự biểu hiện của các protein quan trọng như p-ERK1/2, p53, p-JNK và phân cắt caspase 8 và 9, có liên quan đến sự chết tế bào theo chương trình và tăng sinh tế bào [56] b Tác dụng điều trị đái tháo đường

Lá ổi đã được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc dân gian để điều trị bệnh tiểu đường [35] Flavonoid và polysaccharid là 2 nhóm hoạt chất của lá ổi đã được báo cáo về khả năng điều trị bệnh đái tháo đường trong một số nghiên cứu

Eidenberger và cộng sự đã chứng minh sự ức chế phụ thuộc vào liều của dịch chiết ethanol lá ổi đối với dipeptidyl-peptidase-IV do các flavonol- glycosid riêng lẻ: peltatosid, hyperosid, methylquercetin hexosid, isoquercitrin, quercetin/morin pentosid, guaijaverin [17] Flavonoid khác là avicularin đã được chỉ ra rằng có khả năng ức chế sự kết tụ lipid nội bào bằng cách cản trở hấp thu glucose thông qua GLUT-4 trong ống nghiệm [19]

Các polysaccharid được phân lập từ lá ổi bằng cách chiết xuất có sự hỗ trợ của siêu âm đã được chứng minh có tác dụng ức chế mạnh α-glucosidase, với tỷ lệ ức chế 99,54% với nồng độ 100 àg/mL, và ức chế α-amylase ớt hơn với tỷ lệ ức chế 14,06% ở nồng độ 1mg/ml [34] c Tác dụng chống oxy hóa

Sự hiện diện của các hợp chất phenolic như acid gallic, pyrocatechol, taxifolin, acid ellagic, acid ferulic và một số thành phần khác đã được chứng minh tham gia vào vai trò chống oxy hóa của lá ổi [10, 18] Nghiên cứu của Chen và cộng sự đã chỉ ra rằng có mối liên hệ tuyến tính giữa hiệu lực của chất chống oxy hóa, khả năng loại bỏ các gốc tự do và hàm lượng phenolic trong chiết xuất lá ổi [10]

Bên cạnh đó, tác dụng chống oxy hóa của polysaccharid từ dịch chiết lá ổi cũng đã được nghiên cứu Kim và cộng sự đã cho biết rằng polysaccharid lá ổi có tác dụng bảo vệ chống lại oxy hóa gây ra bởi hydrogen peroxid bằng cách ức chế sự hình thành các loại oxy phản ứng, làm giảm peroxid hóa lipid và chết tế bào [26]

Trong nghiên cứu của Lee và cộng sự, tinh dầu chiết xuất từ lá ổi được phát hiện cú chức năng như chất chống oxy húa vừa phải với giỏ trị IC50 ~ 460,37 ± 1,33 àg/mL, được chứng minh bằng xét nghiệm DPPH [30] d Tác dụng chống tiêu chảy

8 Mazumdar và cộng sự năm 1999 đã báo cáo về khả năng chống tiêu chảy của dịch chiết ethanol từ lá ổi ở chuột Wistar Liều lượng dịch chiết ở nồng độ 750 mg/kg và 500 mg/kg có khả năng chống tiêu chảy ở chuột được nuôi bằng dầu thầu dầu [36] Dewi và cộng sự đã chứng minh hiệu quả chống tiêu chảy của dịch chiết nước của lá ổi Trong nghiên cứu các tác giả đã sử dụng sự kết hợp giữa dịch chiết nước của lá ổi (G) và dịch chiết lá trà xanh (T) Tỷ lệ của các dịch chiết được sử dụng để nghiên cứu là (G: T) 112,5 : 110,55, (G: T) 75 : 221,1 và (G: T) 37,5 : 331,65 mg/kg trọng lượng cơ thể Kết quả đã chứng minh rằng tất cả các phối hợp đều có hoạt tính chống tiêu chảy mạnh Trong đó, sự kết hợp dịch chiết nước lá ổi 75 mg/kg trọng lượng cơ thể và dịch chiết nước lá trà xanh 221,1 mg/kg trọng lượng cơ thể là sự kết hợp tốt nhất, trong khoảng thời gian 180–240 phút, tỷ lệ tiêu chảy đã được quan sát thấy là giảm đáng kể [13] e Tác dụng kháng khuẩn

Lá ổi có chứa acid galic, acid chlorogenic, rutin, isoquercitrin, avicularin, quercitrin, kaempferol, morin và quercetin Những hợp chất này có đặc tính ức chế ergosterol - một thành phần màng tế bào nấm và glucosamin - một chất chỉ thị tăng trưởng tế bào nấm Tác dụng kháng khuẩn cũng liên quan đến nồng độ tanin trong lá [12] Ngoài ra, hoạt động chống lại mầm bệnh vi khuẩn và nấm còn có sự tham gia của triterpenoid như acid betulinic và lupeol [17]

Trong nghiên cứu của Dhiman và cộng sự năm 2014 đã chứng minh rằng dịch chiết methanol của lá ổi có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ, chống lại E coli với nồng độ ức chế tối thiểu là 0,79 àg/mL, nồng độ diệt khuẩn tối thiểu là 51 àg/mL và hoạt tớnh khỏng nấm hợp lý với nồng độ ức chế tối thiểu là 12,6 àg/mL [14]

Bezerra và cộng sự năm 2016 đã đánh giá tác dụng của lá ổi đối với các chủng vi khuẩn khác nhau và kết luận được rằng tác dụng hiệp đồng giữa lá ổi và các loại kháng sinh đã làm gia tăng tác dụng diệt khuẩn của nó [9] f Tác dụng bảo vệ gan

Chuyển hóa lipid ở gan cần có hoạt động của hai chất kích hoạt adenosin monophosphat protein kinase và PPARα Chuột được điều trị bằng dịch chiết lá ổi đã được chứng minh rằng có sự tăng cường hoạt động của cả hai thông số Ngoài ra, dịch chiết lá ổi có thể cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ thông qua việc làm giảm Alanin transaminase và aspartat aminotransferase [55]

1.2.2 Một số nghiên cứu tại Việt Nam

Các nghiên cứu tại Việt Nam về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của lá ổi vẫn còn tương đối hạn chế

Nghiên cứu về thành phần hóa học của lá ổi ở Việt Nam cho thấy sự có mặt của triterpenoid, steroid, flavonoid, lignan và được thể hiện trong bảng 2

Bảng 1.2: Các hoạt chất hóa học trong lá ổi đã được xác định ở Việt Nam

STT Tên hợp chất Công thức hóa học TLTK

1.2.2.2 Tác dụng sinh học a Tác dụng chống oxy hóa

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu lá ổi thuộc về đề tài Nafosted mã số 108.06 – 2021.31 được thu hái tại xã Đông Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình có tọa độ là 20 o 35'52.7''N

106 o 21'49.5''E Thu lá bánh tẻ của cây ổi trồng được 5 năm tuổi trở lên, không phun thuốc bảo vệ thực vật trong 1 năm trước khi thu hái Lá ổi được thu hái vào thời điểm 7-9 giờ sáng, vào tháng 9-10 dương lịch.

Nguyên liệu

Các hóa chất được sử dụng bao gồm các dung môi hữu cơ: n-hexan, CH2Cl2, Aceton, MeOH, EtOAc, cồn và nước với nguồn gốc và tiêu chuẩn được thể hiện qua bảng 2.1

Bảng 2.1: Các hóa chất sử dụng

STT Tên hóa chất Nguồn gốc Tiêu chuẩn

5 Ethyl acetat Trung Quốc DĐVN V

- Bản mỏng TLC Silica gel 60 F254 (Merck)

- Chất hấp phụ: silica gel, RP-18

- Dụng cụ thủy tinh: cột sắc kí, bình gạn, cốc có mỏ, pipet, quả bóp cao su, phễu, ống nghiệm, ống đong, bình cầu, bình nón

- Cân phân tích Mettler Toledo AB204S (Thụy Sĩ)

- Máy cất quay BUCHI Toledo AB204S (Thụy Sĩ)

- Máy siêu âm Elmasonic (Đức)

- Máy đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) của Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam: Bruker AM600 FT-NMR Spectrometer (Billerica, Massachusetts, Hoa Kỳ).

Nội dung nghiên cứu

- Chiết xuất dịch chiết toàn phần và dịch chiết phân đoạn EtOAc từ lá ổi

- Phân lập một số thành phần từ dịch chiết phân đoạn EtOAc lá ổi

- Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được.

Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp ngâm nóng ở 60 o C 3 lần với dung môi là EtOH 96%, cất thu hồi dung môi lấy cắn chiết

Sau đó, phân tán cắn chiết vào nước rồi chiết lần lượt với các dung môi có độ phân cực tăng dần: n-hexan, CH2Cl2 và EtOAc Các phân đoạn dịch chiết thu được đem cô lấy cắn Sử dụng phân đoạn EtOAc để phân lập hợp chất

2.4.2 Phân lập hợp chất hóa học:

Sử dụng phương pháp sắc kí cột với pha tĩnh là hạt silica gel pha thường và pha đảo Dung môi rửa giải được khảo sát trước bằng sắc kí bản mỏng để lựa chọn hỗn hợp dung môi với thành phần và tỉ lệ tối ưu cho hiệu quả phân giải tốt nhất a Phương pháp sắc kí cột [4]

- Chuẩn bị cột: Lựa chọn cột thủy tinh có đường kính, chiều dài thích hợp với lượng mẫu đưa lên cột Cột được mang rửa sạch, tráng bằng EtOH, cố định trên giá đỡ theo phương thẳng đứng và để khô tự nhiên

- Sau khi cột khô, ước lượng chiều dài cột phù hợp, đánh dấu rồi thêm lượng silaca gel vừa đủ vào cột đến điểm đánh dấu Đổ lượng silica gel trong cột ra cốc có mỏ dung tích phù hợp, thêm lượng dung môi pha động vừa đủ để phân tán hết silica gel Dùng đũa thủy tinh khuấy đều để loại bỏ bọt khí Lấy một ít bông nhồi dưới đáy cột dùng để chặn silica gel lại Dùng phễu, đưa hết lượng silica gel trong cốc lên cột, mở khóa cột, phía bên dưới cột để một bình nón để thu hồi dung môi Rót thêm dung môi (từ bình nón bên dưới) để ổn định cột, lặp lại nhiều lần đến khi cột ổn định, khi đã ổn định khóa cột lại

- Nạp mẫu cần tách lên cột: có 2 dạng nạp mẫu đó là nạp mẫu khô và nạp mẫu ướt

+ Nạp mẫu khô khi lượng chất nhiều, chạy thô hoặc mẫu có một phần không tan trong dung môi chạy cột Mẫu được đưa vào bình cầu, hòa tan bằng dung môi trung gian Thêm một lượng pha tĩnh gấp 1,5 – 2 lần lượng mẫu vào bình cầu Cất thu hồi dung môi dưới áp lực giảm thu được pha tĩnh khô tơi chứa mẫu Nạp hết pha tĩnh đó vào cột và cho tiếp dung môi chạy cột vào

+ Nạp mẫu ướt khi tách tinh, mẫu tan hoàn tan dung môi chạy cột Mẫu được hòa tan trong dung môi chạy cột trước với lượng dung môi tối thiểu Sau đó

13 đợi dung môi trong cột cách mặt silica gel khoảng 2-3 mm thì đưa dần vào cột đến khi đủ lượng cần thiết

- Cho hệ dung môi rửa giải thích hợp vào cột đã nạp mẫu, thêm một lớp bông để khi cho dung môi không làm xáo trộn lớp bề mặt Trong quá trình rửa giải liên tục bổ sung dung môi để đảm bảo cột không bị khô

- Hứng dịch rửa giải vào các ống nghiệm với thể tích phù hợp Kiểm tra dịch thu được bằng sắc kí lớp mỏng, những ống nghiệm có sắc kí đồ tương tự nhau sẽ được gom lại, cất thu hồi bớt dung môi, chuyển vào các vial Tiến hành các kỹ thuật phân tích sau đó đến khi thu được hợp chất tinh khiết b Sắc kí lớp mỏng (TLC)

Mục đích: sử dụng để khảo sát hệ dung môi pha động phù hợp và theo dõi quá trình rửa giải

Sắc kí lớp mỏng được thực hiện trên bản mỏng pha thuận silica gel F254 (Merck), pha đảo RP-18 F254S Bản mỏng được hoạt hóa trong tủ sấy với thời gian 10-15 phút Đưa mẫu phân tích lên bản mỏng bằng cách hòa tan mẫu thử trong dung môi thích hợp sau đó dùng mao quản đưa mẫu thử lên bản mỏng

Chuẩn bị dung môi pha động, sử dụng hệ dung môi đơn hoặc đa thành phần được trộn với nhau theo tỉ lệ thích hợp Hệ dung môi được cho vào bình chạy sắc kí đậy nắp kín để từ 5-10 phút để bão hòa dung môi Đưa bản mỏng đã được chấm mẫu vào bình chạy sắc kí, đậy nắp kín, để yên và quan sát Đợi dung môi chạy đến tiền tuyến dung môi, lấy bản mỏng ra và chờ cho khô dung môi

Phát hiện vết dưới bức xạ UV 254 nm và hiện màu bằng dung dich H2SO4 10% sau đó làm nóng bằng súng nhiệt

2.4.3 Phương pháp xác định cấu trúc phân tử hợp chất:

Xác định cấu trúc hợp chất phân lập được dựa vào tính chất cảm quan, phổ cộng hưởng từ hạt nhân ( 1 H-NMR, 13 C-NMR), kết hợp so sánh các dữ liệu thu được từ thực nghiệm với các tài liệu đã công bố

KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Chiết xuất dịch chiết ethanol toàn phần và các dịch chiết phân đoạn

Lá cây ổi (2kg) sau khi thu hoạch được rửa sạch, sấy khô, xay đến kích thước 2-5 mm Sau đó, bột dược liệu chiết với ethanol 96 o bằng phương pháp ngâm nóng ở nhiệt độ 60 o C Cách 6-8 giờ thu dịch chiết 1 lần, chiết 3 lần với tỷ lệ DM/DL lần lượt là

10:1, 6:1, 4:1(thể tích/ khối lượng) Lọc dịch bằng vải lọc, thu dịch chiết tiến hành cô dưới áp suất giảm cho đến khi thu được cắn chiết ethanol (220g)

Phân tán cắn chiết ethanol trong một lượng nước tối thiểu, sau đó chiết phân bố lần lượt với dung môi có độ phân cực tăng dần: n-hexan, CH2Cl2, EtOAc Chiết 3 lần với mỗi dung môi, để phân lớp, gộp các phân đoạn và cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm, thu được 85g cắn chiết n-hexan, 52g cắn chiết CH2Cl2, 45g cắn chiết EtOAc và pha nước

Quy trình chiết được trình bày theo sơ đồ 1:

Sơ đồ 3.1: Quy trình chiết xuất lá ổi

Cao đặc EtOH (220g) Rửa sạch, sấy khô, xay đến 2 – 5 mm

Ngâm nóng với EtOH 96% ở 60 o C Chiết 3 lần, tỉ lệ DM/DL: 10:1, 6:1, 4:1 Lọc, gộp dịch chiết, cô loại dung môi

Phân tán vào nước, chiết phân bố với n-hexan

Cao chiết phân đoạn n-hexan (85 g)

Lớp nước Thu hồi dung môi

Lớp nước Cao chiết phân đoạn CH 2 Cl 2 (52 g)

Chiết phân bố với CH 2 Cl 2

Cao chiết phân đoạn EtOAc (45 g)

Cao nước (30 g) Thu hồi dung môi

Chiết phân bố với EtOAc

Phân lập hợp chất trong phân đoạn ethyl acetat

Phân đoạn EtOAc (45g) được phân lập bằng phương pháp sắc kí cột với chất hấp phụ là silica gel, rửa giải bằng hệ dung môi CH2Cl2: MeOH (100:1, 50:1, 20:1, 10:1, 5:1, 2:1, 1:1, 0:1, v/v) thu được 8 phân đoạn vào 8 ống nghiệm tương ứng Kiểm tra bằng sắc kí lớp mỏng, gộp các ống có sắc kí đồ tương đồng thu được 5 phân đoạn A,

Phân đoạn C (1,2g) để lắng thấy xuất hiện kết tủa Lọc hút chân không thu được phần kết tủa và dịch lọc Kết tủa được sấy khô bằng tủ sấy tĩnh, thu được hợp chất

LO-D1 (23,5mg) Phần dịch lọc được phân lập bằng silica gel, hệ dung môi rửa giải là

CH2Cl2: EtOAc: MeOH (5:1:0,1, v/v/v) thu được 10 phân đoạn C1-C10 Tiếp tục phân lập phân đoạn C7 bằng sắc kí cột pha thường rửa giải bằng dung môi pha động EtOAc: Aceton: H2O (7:1:0,1, v/v/v) thu được 4 phân đoạn C7.1-C7.4 Tinh chế phân đoạn C7.3 bằng sắc kí cột pha đảo sử dụng chất hấp phụ RP-C18 với hệ dung môi MeOH:H2O (1:1, v/v) thu được hợp chất LO-D2 (10 mg)

Phân đoạn D (3g) được phân lập bằng sắc kí cột pha thường sử dụng chất hấp phụ silica gel với hệ dung môi n-hexan: EtOAc: MeOH: H2O (0,5: 3: 1: 0,05, v/v/v/v) thu được 4 phân đoạn D1-D4 Sử dụng sắc kí cột pha đảo RP-C18 với pha động MeOH :H2O (1:1, v/v) phân lập phân đoạn D4 thu được 3 phân đoạn D4.1-D4.3 Tinh chế phân đoạn D4.1 bằng silica gel sử dụng hệ dung môi n-hexan: EtOAc:

Aceton: H2O (0,5: 3: 4: 0,1, v/v/v/v) thu được hợp chất LO-D3 (4,8 mg)

Phân đoạn E (8g) được phân lập bằng cột sắc ký silical gel pha thuận với pha động CH2Cl2: MeOH: H2O (3: 1: 0,1, v/v/v) thu được 6 phân đoạn (E1-E6) Phân đoạn E5 được tiếp tục phân lập bằng sắc ký cột với chất hấp phụ là silical gel với hệ dung môi rửa giải là EtOAc: Aceton: H2O (1: 1: 0,1, v/v/v) thu được 6 phân đoạn (E5.1-E5.6) Phân đoạn E5.3 được tinh chế bằng cột sắc ký silical gel pha thuận với hệ dung môi n-hexan: Aceton: H2O (1 :3: 0,2, v/v/v) thu được hợp chất LO-D4 (7,2 mg)

Sơ đồ 3.2: Quy trình phân lập các chất

Silica gel, CH 2 Cl 2 : MeOH (100:1-0:1, v/v)

Silica gel n-hexan: EtOAc: MeOH: H 2 O (0,5: 3: 1: 0,05 v/v/v/v)

Silica gel n-hexan: EtOAc: Aceton: H 2 O (0,5: 3: 4: 0,1 v/v/v/v)

Xác định cấu trúc hóa học các hợp chất được phân lập

Hợp chất LO-D1 thu được dưới dạng bột màu vàng

Trên phổ 1 H-NMR của hợp chất LO-D1 thu được 5 tín hiệu hấp thụ của proton thơm ở vùng trường thấp là δ H 6,17 (1H; d; J = 1,8 Hz; H-6); 6,39 (1H; d; J = 1,8 Hz; H-8); 7,67 (1H; d; J = 1,8 Hz; H-2'); 6,88 (1H; d; J = 8,4 Hz; H-5') và 7,54 (1H; dd; J 1

= 2,4 Hz; J 2 = 8,4 Hz; H-6'), trong đó có 2 tín hiệu tại δ H 6,17 (1H; d; J = 1,8 Hz; H-6) và 6,39 (1H; d; J = 1,8 Hz; H-8) có giá trị của hằng số tương tác J = 1,8 Hz xác định được vị trí của 2 proton ở vị trí meta Phân tích hằng số tương tác của 3 proton thơm còn lại trên phổ cho thấy sự có mặt của hệ tương tác spin ABX tại δ H 7,67 (1H; d; J 1,8 Hz; H-2'); 6,88 (1H; d; J = 8,4 Hz; H-5') và 7,54 (1H; dd; J 1 = 2,4 Hz; J 2 = 8,4 Hz; H-6'), chứng tỏ sự xuất hiện của một vòng benzen thế ở vị trí 1', 3', 4' (Xem hình 3.1, bảng 3.1, phụ lục 1)

Hình 3.1: Phổ 1 H-NMR của hợp chất LO-D1

18 Trên phổ 13 C-NMR của hợp chất LO-D1 thu được 15 tín hiệu cacbon có độ dịch chuyển hóa học δ C là147,7 (C-2); 135,6 (C-3); 175,7 (C-4); 160,7 (C-5); 98,3 (C-6); 164,3 (C-7); 93,4 (C-8); 156,1 (C-9); 102,8 (C-10); 121,9 (C-1'); 115,6 (C-2'); 145,0 (C-3'); 146,7 (C-4'); 115,0 (C-5'); 119,9 (C-6') chính là tín hiệu cacbon đặc trưng cho cấu trúc của flavonoid (Xem hình 3.2, bảng 3.1, phụ lục 2) So sánh dữ liệu phổ thu được với tài liệu tham khảo xác định hợp chất LO-D1 là quercetin [31] (Xem hình 3.3)

Hình 3.2: Phổ 13C-NMR của hợp chất LO-D1

Hình 3.3: Cấu trúc hóa học của hợp chất LO-D1

Bảng 3.1: Dữ liệu phổ 1 H-NMR, 13 C-NMR của hợp chất LO-D1

(Đo trong Methanol-d 6) δ H a,b (ppm) (số proton, độ bội, J (Hz)) δ C a,c (ppm) δ H (ppm) (số proton, độ bội, J (Hz)) δ C (ppm)

5' 6,88 (1H; d; J = 8,4 Hz) 115,0 6,86 (1H; d; J = 8,5 Hz) 115,8 6' 7,54 (1H; dd; J 1 2,4Hz; J 2 = 8,4Hz)

Hợp chất LO-D2 thu được dưới dạng chất rắn vô định hình màu đen

Trên phổ 1 H-NMR của hợp chất LO-D2 thu được 1 tín hiệu hấp thụ của proton thơm ở vùng trường thấp là δ H 6,77 (4H; s; H-2; H-6; H-2'; H-6'); 5 tín hiệu hấp thụ của proton ở trường thấp là δ H 4,98 (2H; d; J = 8,4 Hz; H-7; H-7'); 2,34 (2H; dd; J 1 4,2 Hz; J 2 = 8,4 Hz; H-8; H-8'); 3,65 (2H; dd; J 1 = 5,4 Hz; J 2 = 11,4 Hz; H-9 α ; H-9' α ); 3,74 (2H; dd; J 1 = 3,6 Hz; J 2 = 11,4 Hz; H-9 β ; H-9' β ); 3,89 (12H, s, OCH3) Trong đó, dễ dàng nhận thấy bốn proton của vòng thơm tại δ H 6,77 (4H, s, H-2, H-6, H-2', H-6'); bốn nhóm methoxy tại δ H 3,89 (12H, s); hai proton oxymethin tại δ H 4,98 (2H; d; J 8,4 Hz; H-7; H-7'), hai proton methin tại δ H 2,34 (2H; dd; J 1 = 4,2 Hz; J 2 = 8,4 Hz; H- 8; H-8') và bốn proton oxymethylen tại δ H 3,65 (2H; dd; J 1 = 5,4 Hz; J 2 = 11,4 Hz; H-

9 α ; H-9' α ); 3,74 (2H; dd; J 1 = 3,6 Hz; J 2 = 11,4 Hz; H-9 β ; H-9' β ) xác định được hợp a: Đo trong DMSO-d 6 , b : 600 MHz, c : 125 MHz

20 chất LO-D2 mang khung cấu trúc vòng lignan 2,5-diary1 tetrahydrofuran [47] (Xem hình 3.4, bảng 3.2, phụ lục 3)

Hình 3.4: Phổ 1 H-NMR của hợp chất LO-D2

Trên phổ 13 C-NMR của hợp chất LO-D2 thu được 08 tín hiệu hấp thụ cacbon có độ dịch chuyển hóa học δ C 134,3 (C-1, C-1'); 104,9 (C-2, C-6, C-2', C-6'); 149,3 (C-3, C-5, C-3', C-5'); 136,3 (C-4, C-4'); 84,6 (C-7, C-7'); 55,2 (C-8, C-8'); 61,7 (C-9, C-9') và 56,8 (OCH3) Trong đó có 4 tín hiệu cacbon ở vùng trường thấp có độ dịch chuyển hóa học δ C là134,3 (C-1, C-1'); 104,9 (C-2, C-6, C-2', C-6'); 149,3 (C-3, C-5, C-3', C- 5'); 136,3 (C-4, C-4') và 1 tín hiệu cacbon ở vùng trường cao có độ dịch chuyển hóa học δ C là56,8 (OCH3) kết hợp với các tín hiệu trên phổ 1 H-NMR xác định được cấu trúc vòng benzen thế ở 4 vị trí 1, 3, 4, 5 trong đó có 2 nhóm thế methoxy Ngoài ra, 3 tín hiệu cacbon còn lại ở vùng trường cao có độ dịch chuyển hóa học δ C là 84,6 (C-7, C-7'); 55,2 (C-8, C-8'); 61,7 (C-9, C-9') đặc trưng cho khung cấu trúc vòng 2,5-diary1 tetrahydrofuran (Xem hình 3.5, bảng 3.2, phụ lục 4) Từ các dữ liệu phổ thu được kết hợp so sánh đối chiếu với tài liệu tham khảo, hợp chất LO-D2 được xác định là icariol

Hình 3.5: Phổ 13 C-NMR của hợp chất LO-D2

Hình 3.6: Cấu trúc hóa học của hợp chất LO-D2

Bảng 3.2: Dữ liệu phổ 1 H-NMR, 13 C-NMR của hợp chất LO-D2

LO-D2 Icariol A2 δ H a,b (ppm) (số proton, độ bội, J (Hz)) δ C a,c

(ppm) δ H a (ppm) (số proton, độ bội, J (Hz)) [52] δ C d (ppm)

OCH3 3,89 (12H, s) 56,8 3,86 (12H, s) 56,5 a: Đo trong Methanol-d 4, b : 600 MHz, c : 150 MHz, d : Đo trong pyridin-d 5

Hợp chất LO-D3 thu được dưới dạng chất rắn vô định hình màu vàng

Trên phổ 1 H-NMR của hợp chất LO-D3 thu được 2 tín hiệu hấp thụ của proton thơm tại δ H 6,06 (1H; d; J = 1,8 Hz; H-3) và 6,20 (1H; d; J = 1,8 Hz; H-5) có giá trị hằng số tương tác J = 1,8 Hz xác định được 2 proton ở vị trí meta so với nhau Phân tích hằng số tương tác của 5 proton thơm còn lại tại δ H 7,69 (2H; t; J = 7,2 Hz; H-2'; H-6'); 7,43 (2H; t; J = 7,8 Hz; H-3'; H-5') và 7,52 (1H; d; J = 7,8 Hz; H-4') cho thấy sự xuất hiện của một vòng benzen thế ở vị trí 1' Bên cạnh đó, sự có mặt của một cấu tử đường glucose được xác định với tín hiệu của anomeric proton tại δ H 4,82 (1H; d; J 7,8 Hz; H-1'') và các proton carbinol tại δ H 2,80 (1H; dd; J 1 = 7,8Hz; J 2 = 9,0Hz; H- 2''); 3,35 (1H; m; H-3''); 3,23 (1H; t; J = 9,0 Hz; H-4''); 3,37 (1H; m; H-5''); 3,68 (1H; dd; J 1 = 6,0 Hz; J 2 = 12,0 Hz; H-6'') và 3,87 (1H; dd; J 1 = 2,4 Hz; J 2 = 12,6 Hz; H-6'') Hằng số tương tác của proton anomeric là J = 7,8 Hz cho phép xác định cấu hình của đường glucose là β (Xem hình 3.7, bảng 3.3, phụ lục 5)

Hình 3.7: Phổ 1 H-NMR của hợp chất LO-D3

24 Trên phổ 13 C-NMR của hợp chất LO-D3 thu được 12 tín hiệu của cacbon thơm tại δ C 108,5 (C-1); 162,7 (C-2); 98,5 (C-3); 165,8 (C-4); 96,2(C-5); 159,9 (C-6); 142,1 (C-1'); 129,9 (C-2', C-6'); 129,0 (C-3', C-5'); 132,8 (C-4'); 6 tín hiệu của đường tại δ C

101,6 (C-1''); 74,6 (C-2''); 77,8 (C-3''); 71,1 (C-4''); 78,2 (C-5''); 62,5 (C-6'') và 1 carbonyl tại δ C 199,3 (C=O) Dựa vào độ dịch chuyển hóa học tại trường thấp tại δ C

162,7 (C-2); 165,8 (C-4); 159,9 (C-6) lần lượt xác định được là vị trí nhóm thế của nhóm -OH và liên kết glycosid Bên cạnh đó, kết hợp với phổ 1 H-NMR tại các vị trí có độ dịch chuyển hóa học δ C là 98,5 (C-3); 96,2 (C-5); 129,9 (C-2', C-6'); 129,0 (C-3', C- 5') và 132,8 (C-4') xác định được vị trí của các nhóm methin trên vòng thơm Ngoài ra,

6 tín hiệu cacbon còn lại trên phổ có độ dịch chuyển hóa học δ C là 101,6 (C-1''); 74,6 (C-2''); 77,8 (C-3''); 71,1 (C-4''); 78,2 (C-5'') và 62,0 (C-6'') đặc trưng cho cấu trúc của đường D-glucopyranosid (Xem hình 3.8, bảng 3.3, phụ lục 6) Từ các dữ liệu phổ thu được kết hợp so sánh đối chiếu với tài liệu tham khảo, hợp chất LO-D3 được xác định là Garcimangoson D [22] ( Xem hình 3.9)

Hình 3.8: Phổ 13 C-NMR của hợp chất LO-D3

Hình 3.9: Cấu trúc hóa học của hợp chất LO-D3 Bảng 3.3: Dữ liệu phổ 1 H-NMR, 13 C-NMR của hợp chất LO-D3

(Đo trong Me2CO-d 6) δ H a,b (ppm) (số proton, độ bội, J (Hz)) δ C a,c (ppm) δ H (ppm) (số proton, độ bội, J (Hz)) δ C (ppm)

2', 6' 7,69 (2H; t; J = 7,2 Hz) 129,9 7,62 (2H, m) 129,3 3', 5' 7,43 (2H; t; J = 7,8 Hz) 129,0 7,40 (2H, m) 128,5 4' 7,52 (1H; d; J = 7,8 Hz) 132,8 7,49 (1H, m) 132,1 1'' 4,82 (1H; d; J = 7,8 Hz) 101,6 4,82 (1H; d; J = 8,0 Hz) 101,0

3'' 3,35 (1H, m) 77,8 3,36 (1H; br t; J = 8,5 Hz) 77,4 4'' 3,23 (1H; t; J = 9,0 Hz) 71,1 3,25 (1H; br t; J = 8,5 Hz) 71,0

C=O - 199,3 - 198,9 a: Đo trong Methanol-d 4, b : 600 MHz, c : 150 MHz

Hợp chất LO-D4 thu được dưới dạng bột vô định hình màu vàng

Trên phổ 1 H-NMR của hợp chất LO-D4 thu được 5 tín hiệu hấp thụ của proton thơm ở vùng trường thấp là δ H 6,20 (1H; d; J = 2,4 Hz; H-6); 6,40 (1H; d; J = 2,4 Hz; H-8); 7,69 (1H; d; J = 2,4 Hz; H-2'); 6,87 (1H; d; J = 8,4 Hz; H-5') và 7,65 (1H; dd; J 1

= 2,4 Hz; J 2 = 8,4 Hz; H-6'), trong đó có 2 tín hiệu tại δ H 6,20 (1H; d; J = 2,4 Hz; H-6); 6,40 (1H; d; J = 2,4 Hz; H-8) có giá trị của hằng số tương tác J = 2,4 Hz xác định được vị trí của 2 proton ở vị trí meta Phân tích hằng số tương tác của 3 proton thơm còn lại trên phổ cho thấy sự có mặt của hệ tương tác spin ABX tại δ H 7,69 (1H; d; J = 2,4 Hz; H-2'); 6,87 (1H; d; J = 8,4 Hz; H-5') và 7,65 (1H; dd; J 1 = 2,4 Hz; J 2 = 8,4 Hz; H-6'), chứng tỏ sự xuất hiện của một vòng benzen thế ở vị trí 1', 3', 4' (Xem hình 3.10, bảng 3.4, phụ lục 7)

Hình 3.10: Phổ 1 H – NMR của hợp chất LO-D4

Trên phổ 13 C-NMR của hợp chất LO-D4 thu được 15 tín hiệu cacbon có độ dịch chuyển hóa học δ C là 159,5 (C-2); 133,4 (C-3); 179,3 (C-4); 163,1 (C-5); 99,9 (C-6); 166,0 (C-7); 94,7 (C-8); 158,3 (C-9); 105,8 (C-10); 123,1 (C-1'); 117,1 (C-2'); 146,1 (C-3'); 150,1 (C-4'); 116,2 (C-5'); 123,3 (C-6') đặc trưng cho cấu trúc của khung flavonoid Các tín hiệu trên phổ 1 H-NMR và 13 C-NMR của LO-D4 thể hiện sự tương đồng với cấu trúc của quercetin Tuy nhiên, sự chuyển dịch về phía trường cao của C-3 (δ C 133,4) và trường thấp của C-2(δ C 159,5), C-4 (δ C 179,3), C-10 (δ C 105,8) trong hợp

27 chất LO-D4 so với C-3 (δ C 137,2), C-2 (δ C 147,9), C-4 (δ C 177,3), C-10 (δ C 104,5) trong hợp chất quercetin cho thấy sự có mặt của một nhóm thế gây ra hiệu ứng cản trở không gian tại vị trí này trong hợp chất LO-D4 (Xem hình 3.11, phụ lục 8, bảng 3.4)

So sánh với tài liệu tham khảo đã chứng minh cho sự có mặt của nhóm sulfat tại C-3 của LO-D4 và khẳng định cấu trúc hóa học của hợp chất này là quercetin 3-O-sulfat [40] (Xem hình 3.12)

Hình 3.11: Phổ 13 C- NMR của hợp chất LO-D4

Hình 3.12: Cấu trúc hóa học của hợp chất LO-D4

Bảng 3.4: Dữ liệu phổ 1 H-NMR, 13 C-NMR của hợp chất LO-D4

(Đo trong Methanol-d 6) δ C (ppm) quercetin [16] δ H a,b (ppm) (số proton, độ bội, J (Hz)) δ C a,c

(ppm) δ H (ppm) (số proton, độ bội, J (Hz)) δ C

123,4 121,6 a: Đo trong Methanol-d 4, b : 600 MHz, c : 125 MHz

BÀN LUẬN

Về kết quả chiết xuất cao toàn phần và cao phân đoạn

Dược liệu được chiết xuất bằng phương pháp ngâm nóng với ethanol 96% Đây là một phương pháp đơn giản, ít tốn kém, phù hợp với quy mô phòng thí nghiệm Dung môi chiết sử dụng là ethanol 96% là một dung môi rẻ tiền, dễ kiếm, thân thiện với môi trường và có thể chiết xuất được nhiều hoạt chất trong dược liệu Tuy nhiên, phương pháp này còn nhiều hạn chế như thao tác thủ công, tốn thời gian, dịch chiết loãng do chiết nhiều lần gây tốn dung môi, hiệu suất thấp hơn so với các phương pháp khác như chiết hồi lưu, ngấm kiệt, soxhlet,

Cao tổng thu được tiếp tục được chiết phân bố thành các phân đoạn với lần lượt các dung môi có độ phân cực tăng dần: n-hexan, diclomethan và ethyl acetat Do đó các hợp chất có độ phân cực tương tự sẽ chia vào các phân đoạn tương ứng thuận tiện cho quá trình chiết xuất, phân lập.

Về kết quả phân lập hợp chất

Sắc kí cột dùng để phân lập hợp chất là phương pháp thường quy, dễ thực hiện, chi phí thấp và phù hợp với quy mô phòng thí nghiệm Sắc kí lớp mỏng đơn giản, dễ thực hiện dùng để theo dõi sự rửa giải các chất, thăm dò hệ dung môi

Từ phân đoạn ethyl acetat, bằng phương pháp sắc kí cột với chất hấp phụ là silica gel pha thuận và pha đảo kết hợp với sắc kí lớp mỏng thu được 4 hợp chất Thông qua phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân xác định được cấu trúc của LO-D1 là quercetin, LO-D2 là icariol A2, LO-D3 là garcimangoson D, LO-D4 là quercetin 3-O-sulfat

Hình 4.1: Cấu trúc hóa học của các hợp chất đã phân lập

4.2.1 Về hợp chất LO-D1 (Quercetin)

Quercetin có tên theo danh pháp là 2-(3,4-dihydroxyphenyl)-3,5,7-trihydroxy- 4H-chromen-4-one, là một flavonoid thuộc nhóm flavonol hiện diện rộng rãi trong thực vật Hợp chất này đã nhiều lần được phân lập từ lá ổi

Trong nghiên cứu của Metwally và cộng sự vào năm 2010, quercetin cũng đã được phân lập từ phân đoạn ethyl acetat của dịch chiết lá ổi Nghiên cứu sử dụng phương pháp sắc kí cột với hệ dung môi rửa giải là cloroform: ethyl acetat (8:2, v/v) thu được 31 phần Phần 12-15 được kết tinh lại nhiều lần trong methanol thu được quercetin tinh khiết [38]

Tại Việt Nam, năm 2023, Ngô Văn Hiếu và cộng sự đã phân lập được 13 hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của dịch chiết lá ổi, trong đó có quercetin Trong nghiên cứu này, từ phân đoạn ethyl acetat, sử dụng chất hấp phụ là silica gel với hệ dung môi rửa giải là CH2Cl2: Methanol (100:1-1:1, v/v) thu được 11 phân đoạn Phân đoạn 4 sử dụng chất hấp phụ là Sephadex LH-20 với dung môi là methanol thu được 2 phân đoạn Phân đoạn 4.2 được tinh chế bằng silica gel, dung môi rửa giải là CH2Cl2: Methanol (90:1, v/v) thu được quecertin tinh khiết [39]

Nhìn chung, so với hai nghiên cứu nêu trên, đề tài đã phân lập được quercetin với các công đoạn, chất hấp phụ đơn giản hơn cũng như hệ dung môi rửa giải ít độc tính hơn

Nghiên cứu về quercetin đã cho thấy tiềm năng ứng dụng y học của nó Hanasaki và cộng sự đã phát hiện ra rằng quercetin là một chất làm sạch gốc tự do hiệu quả nhất trong họ flavonoid [21] Bên cạnh đó, quercetin có đặc tính kháng khuẩn phổ rộng, không chỉ có tác dụng ức chế rất tốt đối với vi khuẩn mà còn có tác dụng ức chế đáng kể đối với nấm [42, 50] Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng quercetin có thể phát huy tác dụng chống ung thư thông qua việc ngăn chặn chu kỳ tế bào, thúc đẩy quá trình tự hủy của tế bào và ức chế sự hình thành, vận chuyển mạch máu[29] Quercetin đã được xác nhận là chất chống viêm có tác dụng lâu dài trong flavonoid [41] Ngoài ra, quercetin đã được chứng minh có tác dụng có lợi đối với các bệnh tim mạch[45], điều trị đái tháo đường tốt [53], ức chế sự tiết acid dạ dày và quá trình peroxid hóa lipid của tế bào dạ dày [7], chống dị ứng [28], Như vậy, quercetin đã cho thấy hiệu quả trị liệu tốt chống lại các bệnh khác nhau và đây là hợp chất được kỳ vọng sẽ trở thành một loại thuốc mới có thể ngăn ngừa và điều trị nhiều loại bệnh

4.2.2 Về hợp chất LO-D2 (Icariol A 2 )

Icariol A2 là một hợp chất đã được chứng minh có mặt trong nhiều cây như:

Agrimonia pilosa [23], Mikania micrantha [32], Tripterygium wilfordii [15],…Tuy nhiên, đây là lần đầu hợp chất LO-D2 được phân lập từ lá cây Psidium guajava L Từ

31 công thức cấu tạo cho thấy đây là một lignan thuộc nhóm tetrahydrofuran Đây là một nhóm hợp chất với nhiều tác dụng sinh học đáng chú ý

Trong một nghiên cứu invivo, Carvalho và cộng sự đã chứng minh rằng grandisin - một tetrahydrofuran lignan được mô tả từ các loài Virola và Piper - có đặc tính chống nhiễm trùng và chống viêm Ngoài ra đã có nghiên cứu chứng minh rằng lignan này có hoạt tính chống ung thư rõ rệt, chống lại mô hình thí nghiệm khối u cổ trướng Ehrlich [48]

Win NN và cộng sự vào năm 2018 đã phân lập được hai lignan tetrahydrofuran mới, Taungtangyiols A và B, từ dịch chiết chloroform của gỗ Premna integrifolia được thu thập ở Myanmar.Theo nghiên cứu, Taungtangyiols A và B có khả năng ức chế sự lắng đọng melanin trong tế bào u ác tính chuột B16F10 , với giá trị IC50 lần lượt là 50,7 và 40,9 μM mà không gây độc tế bào đáng kể [51]

Mặc dù là một lignan thuộc nhóm tetrahydrofuran song hiện nay, các nghiên cứu về tác dụng sinh học của icariol A2 còn hạn chế Trong nghiên cứu của Chung Y.M và cộng sự vào năm 2011 cho thấy dẫn xuất của icariol A2 là (7S, 8R, 7'R, 8'S)-icariol A2- 9-O-β-xylopyranosid là một hợp chất có khả năng chống lại phản ứng viêm ở bạch cầu trung tính ở người và hơn nữa, nó ức chế sự tạo ra anion superoxid và giải phóng elastase bởi bạch cầu trung tính do fMLP/CB gây ra, với giá trị IC50 lần lượt là 19,33 ± 0,86 và 24,14 ± 1,59 μM [11] Vì vậy, chưa thể kết luận được về tác dụng sinh học của hợp chất mới phân lập từ loài Psidium guajava L.và cần phát triển thêm nhiều nghiên cứu về hợp chất này

4.2.3 Về hợp chất LO-D3 (Garcimangoson D)

Garcimangoson D có tên danh pháp là [2,4-dihydroxy-6- [(2S ,3R ,4S ,5S ,6R)- 3,4,5-trihydroxy-6- (hydroxymethyl) oxan-2-yl] oxyphenyl]- phenylmethanone Đây là một benzophenon glycosid đã từng được phân lập từ lá ổi trong nghiên cứu của Ukwueze và cộng sự vào năm 2015 [46]

Trong nghiên cứu của Abdallah và cộng sự, garcimangoson D được nhắc đến với vai trò chống hình thành AGE - nhóm các phân tử protein hoặc chất béo đã trải qua quá trình glycation bền vững khi tiếp xúc với đường Đây được xem là nguyên nhân gây ra các vấn đề về hệ thần kinh, rối loạn mắt, bệnh tim và thận Hoạt động chống hình thành AGE có thể xảy ra thông qua sự ức chế chuỗi gốc tự do phản ứng bằng hoạt động thu nhặt gốc tự do của nó [6]

Cũng trong nghiên cứu của Ukwueze và cộng sự, garcimangoson D đã được khảo sát khả năng chống lại các chủng vi khuẩn Gram dương và Gram âm tiêu chuẩn bằng phương pháp pha loãng trong canh thang, xác định và so sánh giá trị MIC với kháng sinh tham chiếu ceftriaxon Các tác giả đã chỉ ra nó có hoạt tính kháng khuẩn đáng kể

32 chống lại Escherichia coli và Staphylococcus Aureus Trong đó, hoạt tính chống lại S

Có thể nói đây là một hợp chất tiềm năng vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về tác dụng sinh học của nó

4.2.4 Về chất LO-D4 ( Quercetin 3-O-sulfat)

Quercetin 3-O-sulfat tên theo danh pháp IUPAC là [2-(3,4-dihydroxyphenyl)- 5,7-dihydroxy-4-oxo-4H-chromen-3-yl] hydrogen sulfate, là liên hợp sulfat của quercetin

Năm 2023, lần đầu tiên quercetin 3-O-sulfat được phân lập từ lá ổi bởi Nguyễn Phúc Đảm và các cộng sự [40] Từ dịch chiết ethanol lá ổi, sử dụng sắc kí cột với hệ dung môi rửa giải là CH2Cl2: EtOAc: MeOH (100:0:0-0:0:100, v/v/v) thu được 10 phân đoạn Phân đoạn 7 được tiếp tục phân lập bằng silica gel pha đảo vơi dung môi MeOH- H2O (20:80-100:0, v/v), sau đó dùng phân đoạn 7.4 để tinh chế bằng phương pháp sắc kí lớp mỏng điều chế rửa giải bằng hỗn hợp dung môi ethyl axetat: acid formic: acid acetic: H2O: MeOH (50:2:2:5:2, v/v/v/v/v) thu được quercetin 3-O-sulfat Như vậy, so với nghiên cứu này, đề tài có ưu điểm là đã phân lập được quercetin 3-O- sulfat mà chỉ sử dụng phương pháp duy nhất đó là sắc kí cột Ngoài ra, các hệ dung môi rửa giải sử dụng cũng đơn giản và ít độc với môi trường, người làm thí nghiệm hơn

Hiện nay, các nghiên cứu về tác dụng sinh học của hợp chất này còn khá hạn chế Một số chất liên hợp sunfat khác của quercetin (quercetin-3'-O-sulfat, quercetin -4'-O- sulfat, quercetin-7-O-sulfat, quercetin-3,3'-O-disulfat, quercetin-4',7-O-disulfat, quercetin-3,3',4'-O-trisulfat) cũng cho thấy nhiều tác dụng thú vị như chống oxy hóa, ngăn ngừa apoptosis do glucose, chống kết tập, chống ung thư, [40] Và quercetin-3-

Ngày đăng: 22/08/2024, 17:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  Nội dung  Trang - thiều thị minh dung nghiên cứu chiết xuất và phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây ổi
ng Nội dung Trang (Trang 7)
Bảng 1.1: Một số thành phần hóa học trong lá ổi - thiều thị minh dung nghiên cứu chiết xuất và phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây ổi
Bảng 1.1 Một số thành phần hóa học trong lá ổi (Trang 11)
Bảng 1.2: Các hoạt chất hóa học trong lá ổi đã được xác định ở Việt Nam - thiều thị minh dung nghiên cứu chiết xuất và phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây ổi
Bảng 1.2 Các hoạt chất hóa học trong lá ổi đã được xác định ở Việt Nam (Trang 17)
Bảng 2.1: Các hóa chất sử dụng - thiều thị minh dung nghiên cứu chiết xuất và phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây ổi
Bảng 2.1 Các hóa chất sử dụng (Trang 19)
Sơ đồ 3.2: Quy trình phân lập các chất - thiều thị minh dung nghiên cứu chiết xuất và phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây ổi
Sơ đồ 3.2 Quy trình phân lập các chất (Trang 24)
Hình 3.1: Phổ  1 H-NMR của hợp chất LO-D1 - thiều thị minh dung nghiên cứu chiết xuất và phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây ổi
Hình 3.1 Phổ 1 H-NMR của hợp chất LO-D1 (Trang 25)
Hình 3.2: Phổ 13C-NMR của hợp chất LO-D1 - thiều thị minh dung nghiên cứu chiết xuất và phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây ổi
Hình 3.2 Phổ 13C-NMR của hợp chất LO-D1 (Trang 26)
Bảng 3.1: Dữ liệu phổ  1 H-NMR,  13 C-NMR của hợp chất LO-D1 - thiều thị minh dung nghiên cứu chiết xuất và phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây ổi
Bảng 3.1 Dữ liệu phổ 1 H-NMR, 13 C-NMR của hợp chất LO-D1 (Trang 27)
Hình 3.4: Phổ  1 H-NMR của hợp chất LO-D2 - thiều thị minh dung nghiên cứu chiết xuất và phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây ổi
Hình 3.4 Phổ 1 H-NMR của hợp chất LO-D2 (Trang 28)
Hình 3.5: Phổ  13 C-NMR của hợp chất LO-D2 - thiều thị minh dung nghiên cứu chiết xuất và phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây ổi
Hình 3.5 Phổ 13 C-NMR của hợp chất LO-D2 (Trang 29)
Bảng 3.2: Dữ liệu phổ  1 H-NMR,  13 C-NMR của hợp chất LO-D2 - thiều thị minh dung nghiên cứu chiết xuất và phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây ổi
Bảng 3.2 Dữ liệu phổ 1 H-NMR, 13 C-NMR của hợp chất LO-D2 (Trang 30)
Hình 3.8: Phổ  13 C-NMR của hợp chất LO-D3 - thiều thị minh dung nghiên cứu chiết xuất và phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây ổi
Hình 3.8 Phổ 13 C-NMR của hợp chất LO-D3 (Trang 32)
Hình 3.9: Cấu trúc hóa học của hợp chất LO-D3   Bảng 3.3: Dữ liệu phổ  1 H-NMR,  13 C-NMR của hợp chất LO-D3 - thiều thị minh dung nghiên cứu chiết xuất và phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây ổi
Hình 3.9 Cấu trúc hóa học của hợp chất LO-D3 Bảng 3.3: Dữ liệu phổ 1 H-NMR, 13 C-NMR của hợp chất LO-D3 (Trang 33)
Hình 3.10: Phổ  1 H – NMR của hợp chất LO-D4 - thiều thị minh dung nghiên cứu chiết xuất và phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây ổi
Hình 3.10 Phổ 1 H – NMR của hợp chất LO-D4 (Trang 34)
Hình 3.11: Phổ  13 C- NMR của hợp chất LO-D4 - thiều thị minh dung nghiên cứu chiết xuất và phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây ổi
Hình 3.11 Phổ 13 C- NMR của hợp chất LO-D4 (Trang 35)
Hình 3.12: Cấu trúc hóa học của hợp chất LO-D4 - thiều thị minh dung nghiên cứu chiết xuất và phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây ổi
Hình 3.12 Cấu trúc hóa học của hợp chất LO-D4 (Trang 35)
Bảng 3.4: Dữ liệu phổ  1 H-NMR,  13 C-NMR của hợp chất LO-D4 - thiều thị minh dung nghiên cứu chiết xuất và phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây ổi
Bảng 3.4 Dữ liệu phổ 1 H-NMR, 13 C-NMR của hợp chất LO-D4 (Trang 36)
Hình 4.1: Cấu trúc hóa học của các hợp chất đã phân lập - thiều thị minh dung nghiên cứu chiết xuất và phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây ổi
Hình 4.1 Cấu trúc hóa học của các hợp chất đã phân lập (Trang 37)
5  Hình ảnh lá cây ổi  Bỏ - thiều thị minh dung nghiên cứu chiết xuất và phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây ổi
5 Hình ảnh lá cây ổi Bỏ (Trang 57)
13  Sơ đồ 1, 2  Sơ đồ 3.1, 3.2 - thiều thị minh dung nghiên cứu chiết xuất và phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây ổi
13 Sơ đồ 1, 2 Sơ đồ 3.1, 3.2 (Trang 58)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN