Cụ thể, trong một nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa cấp ba ở Trung Quốc, các biện pháp cải tiến được áp dụng đã làm giảm thời gian chờ trung bình xuống 8,70 phút p=0,02 khi nhận thuốc the
TỔNG QUAN
Tổng quan về hoạt động cấp phát thuốc ngoại trú tại bệnh viện
Cấp phát thuốc là một trong bốn khâu của chu trình sử dụng thuốc Cấp phát thuốc đóng vai trò quan trọng và có liên quan mật thiết với 3 khâu còn lại trong chu trình (chẩn đoán, kê đơn và tuân thủ điều trị) [26] Bệnh nhân được chẩn đoán và kê đơn hợp lý nhưng nếu hoạt động cấp phát thuốc thực hiện không chính xác và đầy đủ, có thể làm giảm hiệu quả điều trị, giảm sự tuân thủ điều trị, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống và gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế cho người bệnh [12], [26]
Hình 1.1 Chu trình sử dụng thuốc [26]
Cấp phát thuốc là quá trình chuẩn bị và phát thuốc tới một bệnh nhân cụ thể dựa trên cơ sở đơn thuốc đã được kê Hoạt động này diễn ra hầu hết trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe như bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám Quá trình cấp phát thuốc bao gồm toàn bộ các hoạt động diễn ra sau khi bác sĩ kê đơn hoặc có yêu cầu cho đến thời điểm tất cả các thuốc trong đơn được phát cho bệnh nhân [26]
1.1.1.2 Cấp phát thuốc ngoại trú bảo hiểm y tế
Cấp phát thuốc ngoại trú bảo hiểm y tế là hoạt động cấp phát thuốc cho các đối tượng bệnh nhân điều trị ngoại trú có sử dụng thẻ bảo hiểm y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1.1.2 Hoạt động cấp phát thuốc ngoại trú tại bệnh viện
1.1.2.1 Yêu cầu chung của hoạt động cấp phát thuốc ngoại trú
4 Mục tiêu chính của việc cấp phát thuốc là đảm bảo cấp phát đúng thuốc, đúng người bệnh, ghi rõ tên thuốc, hàm lượng trên bao bì đựng thuốc và kèm theo hướng dẫn rõ ràng cho người sử dụng [10], [26]
Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 22/2011/TT-BYT về quy định tổ chức và hoạt động tại Khoa Dược bệnh viện, trong đó hoạt động cấp phát thuốc là một nhiệm vụ của khoa Dược [2] Một số nội dung, yêu cầu trong hoạt động cấp phát thuốc ngoại trú như sau:
- Khoa Dược duyệt thuốc trước khi cấp phát
- Từ chối phát thuốc nếu phát hiện sai sót trong đơn thuốc hoặc phiếu lĩnh thuốc, thông báo lại với bác sĩ kê đơn và bác sĩ ký duyệt; phối hợp với bác sĩ trong việc điều chỉnh đơn thuốc hoặc thay thế thuốc
- Cấp phát thuốc theo nguyên tắc thuốc nhập trước xuất trước, thuốc có hạn dùng ngắn hơn xuất trước Chỉ được cấp phát các thuốc còn hạn sử dụng và đạt tiêu chuẩn chất lượng
- Kiểm tra, đối chiếu khi cấp phát thuốc về thể thức phiếu lĩnh thuốc hoặc đơn thuốc; kiểm tra tên thuốc, nồng độ (hàm lượng), dạng bào chế, liều dùng, đường dùng, khoảng cách dùng thuốc trên đơn thuốc với thuốc sẽ giao; nhãn thuốc; chất lượng thuốc; số lượng, số khoản thuốc trong đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc với số thuốc sẽ giao
- Sau khi cấp phát phải vào thẻ kho theo dõi thuốc hàng ngày
Như vậy, cấp phát thuốc ngoại trú là bước cuối cùng cán bộ y tế gặp người bệnh trước khi sử dụng thuốc, do đó tất cả nguồn lực cần thiết để chăm sóc sức khỏe người bệnh có thể bị lãng phí nếu như việc cấp phát thuốc không đảm bảo người bệnh nhận được đúng thuốc, bao gói thích hợp với liều dùng chính xác kèm theo tư vấn sử dụng [33]
1.1.2.2 Một số chỉ số, tiêu chí đánh giá liên quan đến hoạt động cấp phát thuốc
Theo hướng dẫn của WHO/INRUD, đánh giá việc sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế thông qua các chỉ số cốt lõi, trong đó có chỉ số chăm sóc bệnh nhân [32] Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 21/2013/TT-BYT quy định về việc giám sát các chỉ số sử dụng thuốc WHO/INRUD [3], có 4 chỉ số liên quan đến hoạt động cấp phát thuốc:
- Thời gian cấp phát thuốc trung bình
- Tỷ lệ thuốc được cấp phát thực tế
- Tỷ lệ thuốc được dán nhãn đầy đủ
- Tỷ lệ bệnh nhân hiểu đúng về chế độ liều
5 Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung đánh giá một trong bốn chỉ số liên quan đến hoạt động cấp phát thuốc, cụ thể là thời gian trung bình cấp phát thuốc
Trong Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện Việt Nam được Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định số 6858/QĐ-BYT ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng
Bộ Y tế có đề cập tới một số nội dung liên quan đến hoạt động cấp phát thuốc Một số tiêu chí nổi bật bao gồm việc thực hiện đánh giá định kỳ (ít nhất 6 tháng 1 lần) về thời gian chờ đợi của người bệnh nhằm phát hiện được các vấn đề cần cải tiến Ngoài ra, yêu cầu công khai cam kết về thời gian chờ theo từng phân đoạn trong quy trình khám bệnh trong đó có thời gian chờ lấy thuốc và đảm bảo rằng kết quả đo lường không được vượt quá các cam kết đã đưa ra [4] Đồng thời, việc áp dụng các giải pháp cải tiến nhằm giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân cũng được đề cập trong Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện Việt Nam Một số phương án đưa ra như bố trí thêm các ô, quầy thu viện phí, thanh toán bảo hiểm y tế; bố trí thêm quầy cấp phát thuốc; bố trí thêm nhân viên trong giờ cao điểm và triển khai trên thực tế Hơn nữa, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cấp phát thuốc như sử dụng hệ thống phần mềm hiện đại để quản lý, theo dõi, kiểm tra, đánh giá nên được triển khai để cải thiện và nâng cao chất lượng bệnh viện [4]
Nhìn chung, các tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, bao gồm những nội dung liên quan hoạt động cấp phát thuốc ngoại trú đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là giảm thiểu thời gian chờ đợi của người bệnh, từ đó gia tăng sự hài lòng và nâng cao chất lượng chăm sóc y tế
1.1.2.3 Quy trình cấp phát thuốc ngoại trú
Theo Tổ chức Khoa học Quản lý Y tế Hoa Kỳ (MSH) về Thực hành tốt cấp phát thuốc, hoạt động cấp phát thuốc cần áp dụng theo một quy trình thống nhất giúp giảm thiểu các sai sót và cải thiện các khâu trong quy trình cấp phát thuốc [26] Hơn nữa, việc phát triển và sử dụng các quy trình chuẩn (SOP) cho quy trình cấp phát thuốc đảm bảo tính nhất quán và tăng chất lượng công việc, đồng thời có thể được sử dụng để đào tạo nhân viên mới [26]
Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến hoạt động cấp phát thuốc ngoại trú
1.2.1.1 Thế giới Để đánh giá hoạt động cấp phát thuốc ngoại trú, chỉ số thời gian trung bình cấp phát thuốc ngoại trú đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới thực hiện, tuy nhiên cách tính thời gian cấp phát thuốc trong mỗi nghiên cứu không hoàn toàn thống nhất, được chia thành hai loại chính:
- Thời gian cấp phát thuốc được đo lường không bao gồm thời gian thanh toán (tính từ thời điểm nhân viên tiếp nhận đơn thuốc của bệnh nhân đã thanh toán cho đến khi thuốc được cấp phát)
- Thời gian cấp phát thuốc được đo lường bao gồm thời gian thanh toán (tính từ thời điểm bệnh nhân nhận được đơn thuốc cho đến khi thuốc được cấp phát, bao gồm tất cả các quy trình liên quan đến hoạt động cấp phát thuốc như thanh toán, chuẩn bị thuốc, bảo hiểm…)
Các nghiên cứu mô tả thời gian trung bình cấp phát thuốc ngoại trú tại các cơ sở được tổng hợp dưới bảng sau:
Bảng 1.1 Kết quả các nghiên cứu trên thế giới liên quan đến thời gian cấp phát thuốc ngoại trú
Tác giả (năm xuất bản) Địa điểm nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu Thời gian cấp phát thuốc Đánh giá
1 Thời gian cấp phát thuốc không bao gồm thời gian thanh toán (tính từ thời điểm nhân viên tiếp nhận đơn thuốc của bệnh nhân đã thanh toán cho đến khi thuốc được cấp phát)
Tây Bắc Nigeria Nghiên cứu cắt ngang
(2012) [13] Ấn Độ Nghiên cứu cắt ngang
Thời gian chờ đợi buổi sáng ít hơn so với buổi chiều
Zewdu Yilma và cộng sự (2020)
Ethiopia Nghiên cứu cắt ngang
Trung bình: 2,16 phút (tương đương 129,6 giây)
Tác giả (năm xuất bản) Địa điểm nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu Thời gian cấp phát thuốc Đánh giá
2 Thời gian cấp phát thuốc bao gồm cả thời gian thanh toán (tính từ thời điểm bệnh nhân nhận được đơn thuốc cho đến khi thuốc được cấp phát, bao gồm tất cả các quy trình liên quan đến hoạt động cấp phát thuốc cấp phát như thanh toán, chuẩn bị thuốc, bảo hiểm…)
Malaysia Nghiên cứu cắt ngang
Trung bình: 23,0 phút - Tăng thêm một loại thuốc trong đơn sẽ làm tăng thời gian chờ thêm 1,4 phút Thời gian chờ đợi sẽ giảm đi 1,8 phút nếu số lượng nhân viên tăng thêm một người
- Thời gian chờ đợi giảm 3,1 phút nếu dược sĩ lấy thuốc trong đơn so với các nhân viên khác trợ lý dược hay sinh viên
Jing Sun và cộng sự (2017)
Trung Quốc Nghiên cứu cắt ngang
Trung bình: 34 ± 19 phút Thời gian chờ đợi lâu nhất (>40 phút) trong khoảng từ 10:30 đến 14:00
Hoa Kỳ Nghiên cứu cắt ngang
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
10 Thời gian cấp phát thuốc không bao gồm thời gian thanh toán ghi nhận tại Tây Bắc Nigeria trong nghiên cứu của Samirah và cộng sự (2021) cho thấy thời gian cấp phát thuốc dao động từ 15 đến 357 giây [12] Trong khi đó, tại Ấn Độ, nghiên cứu của Meena Kumari K và cộng sự (2012) ghi nhận thời gian trung bình buổi sáng là 201,60 giây và buổi chiều là 250,83 giây, cho thấy thời gian cấp phát thuốc buổi sáng ít hơn so với buổi chiều [13] Tại Ethiopia, nghiên cứu của Zewdu Yilma và cộng sự (2020) xác định thời gian cấp phát thuốc trung bình là 129,6 giây [34]
Trong khi đó, thời gian cấp phát thuốc bao gồm cả thời gian thanh toán cũng có sự khác nhau giữa các quốc gia Tại Malaysia, nghiên cứu của Fairul Ezwan Fahrurazi và cộng sự (2022) cho thấy thời gian chờ trung bình để nhận thuốc là 23,0 phút, với thời gian chờ tăng thêm 1,4 phút khi có thêm nhiều loại thuốc và giảm 1,8 phút nếu tăng thêm nhân viên [17] Ở Trung Quốc, nghiên cứu của Jing Sun và cộng sự (2017) ghi nhận thời gian chờ cấp phát thuốc trung bình là 34 phút, với thời gian chờ lâu nhất (>40 phút) từ 10:30 đến 14:00 [29] Tại Hoa Kỳ, nghiên cứu của Julie M Slowiak và cộng sự (2008) cho thấy thời gian chờ lấy thuốc trung bình là 21 phút, dao động từ 14 đến 31 phút [30] Trong khi đó, ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, nghiên cứu của Bader M Al Sadi và cộng sự (2019) cho thấy thời gian cấp phát thuốc trung bình là 21,5 phút [28]
Bảng 1.2 dưới đây tổng hợp một số lỗi cấp phát thuốc được ghi nhận như cấp phát không đúng bệnh nhân, không đúng thuốc, thiếu thuốc, ghi sai nhãn thuốc trong một nghiên cứu của Samirah và cộng sự (2021) [12] Ngoài ra, lỗi cấp phát liên quan đến việc kê đơn thuốc được phát hiện trong nghiên cứu tại Malaysia năm 2022 [17]
Bảng 1.2 Lỗi cấp phát thuốc được ghi nhận trong các nghiên cứu trên thế giới
Tác giả (năm xuất bản) Địa điểm nghiên cứu
- Số lượng thuốc được cấp phát không đúng
- Phát nhầm hoặc thiếu thuốc
- Giao nhầm thuốc của bệnh nhân khác
- Ghi nhãn thuốc sai (sai liều lượng, tần suất dùng thuốc)
- Sai sót về kê đơn thuốc nên dược sĩ cần liên hệ lại với người kê đơn trước khi thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình cấp phát thuốc
Tại Việt Nam, hầu hết các nghiên cứu về hoạt động cấp phát thuốc đều chỉ mô tả thời gian cấp phát thuốc (thời gian từ khi người bệnh đến quầy cấp phát thuốc đến khi họ rời đi, không tính thời gian chờ đợi), chưa có nghiên cứu nào mô tả tổng thời gian từ lúc người bệnh có đơn thuốc đến khi nhận đủ thuốc và rời đi
Nghiên cứu của Phạm Thị Thúy Liễu và cộng sự (2021) tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ cho thấy thời gian cấp phát thuốc trung bình là 127,1 giây [9] Trong khi đó, kết quả về thời gian cấp phát thuốc tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2014 ghi nhận thời gian trung bình là 1,95±0,74 phút, tương đương trung bình 117± 44,4 giây [5] Đoàn Thị Minh Huề (2014) thực hiện nghiên cứu tại Bệnh viện Đại học
Y Thái Bình cho thấy kết quả thời gian cấp phát thuốc trung bình là 190 ± 90 giây [7] Tương tự, nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hoa (2016) tại Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An cho thấy thời gian trung bình là 125 giây [6], gần như tương đồng với kết quả của Phạm Thị Thúy Liễu và cộng sự (2021) [9]
Bảng 1.3 Thời gian cấp phát thuốc trung bình trong một số nghiên cứu tại Việt Nam
Tác giả, năm xuất bản Địa điểm nghiên cứu
Thời gian cấp phát thuốc trung bình
(thời gian từ khi người bệnh đến quầy cấp phát thuốc đến khi họ rời đi, không tính thời gian chờ đợi)
Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Bệnh viện Nội tiết Trung Ương
Nghiên cứu mô tả cắt ngang 1,95 ± 0,74 phút
(tương đương 117 ± 44,4 giây) Đoàn Thị Minh
Bệnh viện Đại học Y Thái Bình
Nghiên cứu mô tả cắt ngang 190 ± 90 giây
Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
1.2.2 Thực trạng những cải tiến trong hoạt động cấp phát thuốc ngoại trú
Các cơ sở y tế hiện nay vẫn không ngừng đánh giá và cải tiến trong hoạt động cấp phát thuốc để phù hợp với đối tượng bệnh nhân và nâng cao chất lượng chăm sóc dược Trong các nghiên cứu về cải tiến hoạt động cấp phát thuốc, nhiều yếu tố khác nhau đã được xem xét, bao gồm cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự, thuốc và quy trình Những cải tiến này đã cho thấy hiệu quả rõ rệt trong việc giảm thời gian chờ đợi và tăng cường sự hài lòng của bệnh nhân
Nghiên cứu của Jing Sun và cộng sự (2017) tại Trung Quốc đã thực hiện những cải tiến đáng kể về cơ sở vật chất và trang thiết bị Việc thông báo cho bệnh nhân chuẩn bị có đơn thuốc qua hiển thị số thứ tự trên màn hình LED bên ngoài nhà thuốc và thông báo số lượng bệnh nhân chờ qua ứng dụng điện thoại di động đã giúp giảm thời gian chờ đợi trung bình và tăng sự hài lòng của bệnh nhân [29] Nghiên cứu của Alex C Lin và cộng sự (2007) tại Hoa Kỳ với hệ thống tự động hóa ScriptPro SP-200 để lấy thuốc
13 tự động theo đơn Hệ thống này giúp giảm thời gian lấy thuốc cho mỗi đơn thuốc từ 2,63 phút xuống còn 2,07 phút [22]
Tính cần thiết của đề tài
Với số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thanh Nhàn tương đối đông, việc đảm bảo các đơn thuốc được kiểm soát chặt chẽ và quá trình cấp phát diễn ra nhanh chóng, chính xác là vô cùng quan trọng Áp lực công việc của các dược sĩ cấp phát là rất lớn, đồng thời không thể tránh khỏi kéo dài thời gian chờ đợi của bệnh nhân, đặc biệt vào những giờ cao điểm Trước thực trạng này, khoa Dược bệnh viện Thanh Nhàn đã thảo luận và mong muốn xây dựng các phương án cải tiến hoạt động cấp phát thuốc Vì vậy, việc mô tả và đánh giá thực trạng cấp phát thuốc ngoại trú giúp cung cấp những căn cứ để xây dựng các biện pháp cải tiến So sánh quy trình cấp phát thuốc trước và sau khi cải tiến sẽ giúp xác định hiệu quả của các thay đổi đã thực hiện, từ đó có thể đánh giá được những điểm mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục Điều này không chỉ giúp cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên y tế mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần giảm thời gian chờ đợi và tăng cường sự hài lòng của bệnh nhân Hơn nữa, việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp cải tiến sẽ tạo ra một quy trình chuẩn hóa, linh hoạt và hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của bệnh nhân ngoại trú Đây là cơ sở quan trọng để bệnh viện tiếp tục hoàn thiện và phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, lấy người bệnh làm trung tâm, nhằm mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho bệnh nhân
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
Người bệnh được kê đơn thuốc điều trị ngoại trú BHYT và được cấp phát thuốc tại bệnh viện Thanh Nhàn
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 09 đến tháng 12 năm 2023
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Thanh Nhàn
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang Nghiên cứu được thực hiện ở 2 giai đoạn: trước khi cải tiến và sau khi cải tiến quy trình cấp phát thuốc ngoại trú BHYT tại bệnh viện Thanh Nhàn
Nội dung nghiên cứu cụ thể như sau:
Hình 2.1 Nội dung nghiên cứu của đề tài 2.2.3 Cỡ mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được lựa chọn thuận tiện, đáp ứng yêu cầu sau:
+ Người bệnh có BHYT, được bác sĩ kê đơn tại phòng khám khoa khám bệnh + Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu
+ Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu + Người bệnh không lĩnh thuốc BHYT tại bộ phận cấp phát thuốc của bệnh viện Nghiên cứu quan sát trong 2 giai đoạn Mẫu ở hai giai đoạn quan sát giống nhau về số lượng mẫu và thời điểm lấy mẫu trong ngày
- Giai đoạn 1 (Trước khi cải tiến, từ 08/09/2023 đến 29/09/2023): Quan sát 112 mẫu, trong đó 70 mẫu quan sát vào buổi sáng và 42 mẫu quan sát vào buổi chiều
- Giai đoạn 2 (Sau khi cải tiến, từ 30/10/2023 đến 17/11/2023): Quan sát 112 mẫu, trong đó 70 mẫu quan sát vào buổi sáng và 42 mẫu quan sát vào buổi chiều
Chi tiết các biến số trong đề tài được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu
STT Tên biến Khái niệm/ Cách tính Phân loại biến
Cách thu thập Nhân sự tại bộ phận cấp phát thuốc ngoại trú
Trình độ chuyên môn của nhân viên tại bộ phận cấp phát thuốc ngoại trú
Trình độ chuyên môn về dược cao nhất của NV
Phân loại 1: Trung cấp 2: Cao đẳng 3: Đại học 4: Sau đại học
Phỏng vấn (Phụ lục 4) Đặc điểm của người bệnh ngoại trú BHYT tham gia nghiên cứu
2 Tuổi Năm 2023 trừ đi năm sinh của NB Dạng số Đơn vị: tuổi
Quan sát theo bảng kiểm (Phụ lục 3)
3 Giới tính Giới tính của NB tham gia khảo sát
4 Số lượng thuốc trong đơn Số thuốc bác sĩ kê đơn cho NB Dạng số
Quy trình cấp phát thuốc ngoại trú BHYT
Thời gian từ lúc nhận đơn thuốc từ bác sĩ đến khi tới khu thanh toán
Thời gian tính từ lúc NB nhận đơn thuốc từ bác sĩ đến khi NB đến khu thanh toán
Dạng số Đơn vị: giây
Quan sát theo bảng kiểm (Phụ lục 3)
STT Tên biến Khái niệm/ Cách tính Phân loại biến
6 Thời gian làm thủ tục tại khu thanh toán
Thời gian tính từ lúc NB bắt đầu được tiếp nhận thanh toán cho đến khi NB hoàn thành thủ tục thanh toán và rời đi
Dạng số Đơn vị: giây
Quan sát theo bảng kiểm (Phụ lục 3)
7 Thời gian nhận lại thẻ
Thời gian tính từ lúc NB đến khu giữ thẻ ban đầu cho đến khi NB hoàn thành việc nhận lại thẻ BHYT và rời đi
Thời gian từ lúc đặt đơn thuốc vào khay đựng đến lúc đơn được lấy ra
Thời gian tính từ lúc NB đặt đơn thuốc vào khay đựng ở quầy cấp phát cho đến khi NV lấy đơn đó ra khỏi khay đựng
Thời gian đơn thuốc được nhập vào máy, kiểm tra trên hệ thống
Thời gian tính từ lúc NV bắt đầu kiểm tra đơn thuốc trên phần mềm cho đến khi NV hoàn thành kiểm tra đơn thuốc và ghi số lên đơn thuốc
Thời gian đối với các trường hợp sai sót trong đơn
Thời gian tính từ lúc NV gọi tên BN nếu đơn có sai sót để hướng dẫn lại cho BN cho đến khi BN quay lại đưa đơn thuốc đã được sửa lỗi cho NV
11 Thời gian lấy các thuốc trong đơn
Thời gian tính từ lúc NV bắt đầu cầm rổ đựng thuốc cho đến khi NV lấy xong thuốc và đặt lên bàn cấp phát
12 Vị trí di chuyển khi lấy thuốc
Tổng số vị trí mà NV đã di chuyển đến kệ thuốc để lấy các thuốc trong đơn
Thời gian kiểm tra lại toàn bộ thuốc đã lấy trong đơn
Thời gian tính từ lúc NV bắt đầu kiểm tra lại lần cuối trước khi cấp phát cho đến khi NV kiểm tra xong và đảm bảo đơn thuốc đã được chuẩn bị đủ
STT Tên biến Khái niệm/ Cách tính Phân loại biến
Thời gian gọi tên bệnh nhân, kiểm tra thẻ
Thời gian tính từ lúc NV gọi tên BN qua loa cho đến khi BN nhận đủ thuốc
Dạng số Đơn vị: giây
Quan sát theo bảng kiểm (Phụ lục 3)
15 Thời gian tư vấn Thời gian tính từ lúc NV bắt đầu tư vấn cho BN cho đến khi BN rời đi
16 Tổng thời gian tại bộ phận cấp phát thuốc
Thời gian tính từ lúc bệnh đặt đơn thuốc đã thanh toán vào khay đựng cho đến khi nhận đủ thuốc và kết thúc quá trình tư vấn (nếu có)
17 Tổng thời gian toàn bộ quá trình cấp phát thuốc
Thời gian tính từ lúc bệnh nhân nhận đơn thuốc từ phòng khám bác sĩ cho đến khi nhận đủ thuốc và kết thúc quá trình tư vấn (nếu có) Đánh giá sự hài lòng của NB
Mức độ hài lòng của người bệnh đối với hoạt động cấp phát thuốc ngoại trú
BN cho điểm về mức độ hài lòng đối với hoạt động cấp phát thuốc ngoại trú
2.2.5.1 Xây dựng bộ công cụ
Bộ công cụ để thực hiện quan sát quy trình cấp phát thuốc ngoại trú bảo hiểm y tế được thiết kế dưới dạng bảng kiểm Bảng kiểm được thử nghiệm quan sát để thu thập thông tin với 7 bệnh nhân, sau đó chỉnh sửa cho phù hợp với các bước thực hiện quy trình trên thực tế để hoàn thành bộ công cụ cuối cùng (Phụ lục 3) Bảng kiểm gồm 3 phần:
- Phần 1: Quan sát bệnh nhân bắt đầu từ phòng khám bác sĩ
- Phần 2: Quan sát tại quầy cấp phát thuốc
- Phần 3: Phỏng vấn bệnh nhân sau khi lĩnh thuốc
Mô tả điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự, thuốc bằng phiếu thu thập thông tin (Phụ lục 4, 5, 6)
2.2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu
Dữ liệu quan sát được thu thập theo bảng kiểm bằng cách theo dõi từng bệnh nhân, lấy mẫu thuận tiện, xác định thông tin cơ bản của người bệnh về tuổi, giới tính và xác định số lượng thuốc được kê trong đơn Ghi lại thời gian từng giai đoạn từ khi người bệnh được nhận đơn thuốc ngoại trú BHYT từ bác sĩ cho đến khi người bệnh đến quầy cấp phát thuốc ngoại trú, nhận các thuốc trong đơn Sau khi nhận thuốc, tiếp tục phỏng vấn trực tiếp để bệnh nhân đánh giá mức độ hài lòng của họ theo thang điểm 10
Thuốc đã được cấp phát tại kho cấp phát thuốc ngoại trú bảo hiểm y tế được thu thập từ 01/01/2023 đến 31/08/2023 theo danh mục với các nội dung về tên thuốc, tên hoạt chất, nhóm tác dụng dược lý, hàm lượng, đơn vị tính, số lượng đơn vị tính được cấp phát
2.2.6 Xử lý và phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng hoạt động cấp phát thuốc ngoại trú bảo hiểm y tế trước khi cải tiến tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2023
Số liệu quan sát theo bảng kiểm được nhập liệu bằng Microsoft Excel, sau đó được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 Phân tích mô tả tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, trung vị, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất
Số liệu về mức độ tiêu thụ của các thuốc ngoại trú BHYT đã cấp phát được xử lý và phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel theo phương pháp FMS (Fast-moving, Medium-moving, Slow-moving) [19], nhằm xác định các khoản mục thuốc tiêu thụ nhanh, trung bình và chậm tại kho cấp phát thuốc ngoại trú BHYT
Phương pháp FMS phân loại các khoản mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý thành 3 nhóm: Nhóm thuốc tiêu thụ nhanh (F) là 25% tổng số khoản mục thuốc có số lượng đơn vị tính được cấp phát cao nhất; Nhóm thuốc tiêu thụ chậm (S) là 25% tổng số khoản mục thuốc có số lượng đơn vị tính được cấp phát thấp nhất; Nhóm thuốc tiêu thụ trung bình (M) là những khoản mục thuốc còn lại không thuộc hai nhóm trên [19] Phương pháp FMS được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Sắp xếp các khoản mục thuốc theo thứ tự tăng dần dựa trên số lượng đơn vị tính được cấp phát
Bước 2: Tính toán tứ phân vị thứ nhất (Q1) và tứ phân vị thứ ba (Q3)
- Khoản mục thuốc có số lượng đơn vị tính được cấp phát > Q3: Nhóm thuốc tiêu thụ nhanh (F)
- Khoản mục thuốc có số lượng đơn vị tính được cấp phát < Q1: Nhóm thuốc tiêu thụ chậm (S)
- Khoản mục thuốc còn lại: Nhóm thuốc tiêu thụ trung bình (M)
Mục tiêu 2: So sánh hoạt động cấp phát thuốc ngoại trú bảo hiểm y tế trước và sau khi cải tiến tại Bệnh viện Thanh Nhàn
Phân tích mô tả tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, trung vị, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất
Sử dụng test Mann-Whitney U cho hai biến độc lập trước cải tiến và sau cải tiến, mức khác biệt có ý nghĩa thống kê khi giá trị p