1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN: Những đặc điểm truyền thống của con người Việt Nam trong qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ppt

77 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 752,64 KB

Nội dung

ở Việt Nam, trong muôn vàn những yếu tố địa lý tác động đến cuộc sống hằng ngày, môi trường sông - nước phải được coi là một yếu tố đặc biệt quan trọng, đã có tác động không nhỏ tới việ

Trang 2

Tại đại hội đại biểu toàn quốc khoá IX, khi khẳng định thành công bước đầu của 15

năm đổi mới, Đảng ta đã nhận định: “Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu

đạng bước vào thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá" Thời kỳ phát triển mới này đòi

hỏi toàn Đảng, toàn dân phải nỗ lực để vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn cả trong cơ sở kinh tế lẫn trong ý thức, tư duy ở một đất nước có nền sản xuất nhỏ tồn tại từ hàng ngàn năm và hiện vẫn còn phổ biến thì những phẩm chất nảy sinh trên nền sản xuất đó đang tồn tại và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình đổi mới hiện nay ở nước ta

Chính vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu những đặc điểm, phẩm chất truyền thống của người Việt và ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội hiện nay, đồng thời tìm ra phương hướng, giải pháp khắc phục những tiêu cực của nó là một yêu cầu cấp thiết cả về mặt lý luận

và thực tiễn Với lý do trên, tôi chọn đề tài: “Những đặc điểm truyền thống của con người

Việt Nam trong qúa trỡnh cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoá đất nước”

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Con người là động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta Do đó, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp to lớn này, việc nâng cao và phát huy vai trò của nhân tố con người Việt Nam là nhiệm vụ hết sức quan trọng của Đảng và Nhà

Trang 3

nước ta Đã có nhiều công trình khoa học trong nước và cả nước ngoài nghiên cứu xung quanh vấn đề con người Việt Nam trong truyền thống cũng như hiện nay, có thể kể ra đây một số công trình như:

1 GS.VS.TSKH Phạm Minh Hạc, TS Hồ Sĩ Quý: Nghiên cứu con người, đối tượng

và những phương hướng chủ yếu, niên giám nghiên cứu NXB KHXH, Hà Nội 2001

2 TS Đoàn Văn Khái Vấn đề xây dựng nguồn lực con người trong sự nghiệp Công

nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, HN

2001

3 Hoàng Chí Bảo ảnh hưởng của nền văn hoá đối với việc phát huy nguồn lực con

người Tạp chí Triết học(1), tr13 - 17 (1993)

4 Đỗ Đức Định (chủ biên) Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá phát huy lợi thế so sánh

NXB Chính trị quốc gia Hà Nội - 1999

5 Hồ Sĩ Quý: ý thức người sản xuất nhỏ và ý thức thường ngày Tạp chí Triết học số

2 - tháng 6 năm 1986

6 Một vài suy nghĩ về con người Việt Nam từ sản xuất nhỏ đi lên Chủ nghĩa xã hội

Tạp chí Cộng sản số 3 năm 1987

7 Lê Thị Duy Hoa: Thông tin và vấn đề tiếp nhận, xử lý thông tin của tư duy người

Việt Nam Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - 2002

8 Đỗ Thanh Mai: Tâm lý nông dân miền Bắc Việt Nam khi chuyển sang kinh tế thị

trường - đặc trưng và xu thế biến đổi Luận án tiến sĩ triết học, Học viện chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh - 2001

Những công trình trên đã có đóng góp quan trọng về mặt lý luận cho việc nghiên cứu, làm rõ những đặc điểm của con người Việt Nam cũng như giúp cho việc hoạch định chính sách, đưa ra những giải pháp nhằm phát triển con người Việt Nam trong tương lai

Tuy vậy, những vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu, bổ xung Luận văn sẽ tiếp tục phát triển những hướng nghiên cứu đó:

- Nghiên cứu sâu, có hệ thống hơn nữa, đặc biệt là dưới góc độ triết học

Trang 4

- Tìm giải pháp để phát triển những đặc điểm ưu trội, và hạn chế những đặc điểm tiêu cực của con người Việt Nam trong quá trình toàn cầu hoá, Công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu:

Làm sáng tỏ những đặc điểm truyền thống của con người Việt Nam; chỉ ra những ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những mặt hạn chế, phát huy những mặt tích cực của con người Việt Nam, góp phần hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

3.2 Nhiệm vụ của luận văn:

Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Phân tích những đặc điểm truyền thống của người Việt và những điều kiện tác động hình thành những đặc điểm ấy

- đề xuất và kiến nghị những phương hướng và giải pháp nhằm khắc phục những mặt hạn chế, tiêu cực, phát huy những mặt tích cực của truyền thống người Việt trong điều kiện hiện nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận của Luận văn: Vận dụng những nguyên lý, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề con người Đồng thời, luận văn cũng kế thừa những kết quả nghiên cứu của các cơ quan, các nhà khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực này

4.2 Phương pháp: Luận văn sử dụng phương pháp luận Duy vật biện chứng đóng vai trò là phương pháp luận chung nhất Bên cạnh đó, Luận văn sử dụng các phương pháp: Phân tích - Tổng hợp, Lôgíc - Lịch sử, Khái quát hoá, Trừu tượng hoá Ngoài ra, luận văn còn chú ý đến phương pháp thống kê, điều tra xã hội học (để nghiên cứu mối quan hệ giữa truyền thống với con người Việt Nam hiện nay), khảo sát thực tế

5- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tập trung nghiên cứu về những đặc điểm truyền

thống của người Việt và ảnh hưởng của nó trong xã hội ta hiện nay

Trang 5

6 ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Bằng kết quả đạt được, luận văn có thể góp phần cho việc hoạch định chính sách, và những giải pháp để xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam - chủ thể tích cực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập các môn Lý luận chính trị, các môn khoa học xã hội và nhân văn trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp

7- Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết

Chương 1

cơ sở hình thành và những nội dung tổng quát

của truyền thống việt nam

Với quan niệm về truyền thống như đã xác định trong chương mở đầu, chúng ta có hai cách tiếp cận truyền thống: thứ nhất là nghiên cứu và tổng hợp những biểu hiện của nó, thứ hai là nghiên cứu truyền thống từ những cơ sở hình thành và phát triển của nó

Truyền thống không phải là bẩm sinh, cũng không phải là "nhất thành bất biến", nó nảy sinh và phát triển do tác động của những nhân tố thường xuyên đến cuộc sống của con người Do phải ứng phó và thích nghi với những tác động đó, những thói quen, tập quán, những tính cách, lối sống, cách ứng xử và lối tư duy dần dần được định hình trong một cộng đồng người nhất định và di tồn cho thế hệ sau Truyền thống của một cộng đồng cư dân thực chất là sự thích ứng vô thức và hữu thức đối với tác động lặp đi lặp lại của cuộc sống cộng đồng trong những điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử nhất định Vì vậy, cách tiếp cận của chúng tôi để tìm ra những nội dung của truyền thống là xem xét những nhân tố hằng

Trang 6

Tất nhiên trong khi chọn phương pháp tiếp cận thứ hai này, chúng tôi cũng kết hợp với phương pháp thứ nhất, luôn luôn liên hệ với những biểu hiện của nó trên cơ sở những tư liệu đã được thu thập và xử lý

1 Tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện địa lý

1.1 Môi trường tự nhiên và điều kiện địa lý là một cơ sở hằng xuyên của cuộc sống con người ở Việt Nam, trong muôn vàn những yếu tố địa lý tác động đến cuộc sống

hằng ngày, môi trường sông - nước phải được coi là một yếu tố đặc biệt quan trọng, đã có tác động không nhỏ tới việc hình thành một số truyền thống của người Việt Tất nhiên, lãnh thổ việt nam bao gồm nhiều địa hình khác nhau từ đồng bằng ven biển đến trung du, cao nguyên và núi rừng, nhưng vùng đồng bằng sông nước là nơi tập trung cư dân đông nhất với mật độ cao nhất và cũng là địa bàn sinh tụ chủ yếu của dân tộc đa số là người Kinh

Dựa vào những chứng cứ khảo cổ học, chúng ta có thể biết được trong thời cổ đại, địa bàn sinh tụ chủ yếu của các cư dân Việt là lưu vực hai con sông lớn: sông Hồng và sông

Mã Các mũi khoan thăm dò địa chất đã thấy dấu vết trầm tích biến tuổi chừng 2 - 3000 năm

ở nhiều nơi thuộc đồng bằng Bắc Bộ Sự vắng bóng hoàn toàn các di tích khảo cổ thời đại

đồ đá mới ở vùng Thái Bình, Nam Định cùng với sự tồn tại nhiều di tích cồn sò điệp ở ven biển Quỳnh Lưu cách xa bờ biển hiện nay tới 10km cho phép nghĩ rằng thời bấy giờ, biển còn ăn rất sâu vào đất liền

Địa bàn cư trú chủ yếu của tổ tiên người Việt là một vùng đất mới được bồi lấp, nằm giữa một bên là đồi núi cao và một bên là biển cả Địa bàn đó là nơi giáp tiếp giữa núi

và biển thông qua mưa lũ hằng năm

Trang 7

Điều kiện tự nhiên đó đã tạo nên một hệ thống sông ngòi thoát nước dày đặc, có dạng hình nan quạt, xòe ra ở phía hạ nguồn Khi những cư dân sinh sống ở đây chưa có khả năng đắp đê ngăn nước thì mùa mưa lũ hằng năm nước tràn ra khắp mọi chỗ trũng, tạo nên

vô số đầm, hồ quanh năm đọng nước

Những cứ liệu địa lý trên cho chúng ta hình dung khái quát về địa hình mà tổ tiên người Việt đã từng sinh sống, làm ăn suốt nhiều thiên niên kỷ là một địa hình chi chít sông ngòi, đầm hồ dày đặc Địa hình đó đã tác động đến cuộc sống hàng ngày của con người Các di tích khảo cổ học cho chúng ta biết rằng tất cả các địa điểm cư trú thời cổ đều nằm trên các gò bãi cao có nước bao quanh Nước tạo nên biên giới thiên nhiên quy định cụ thể từng vùng đất Sông - nước là môi trường sinh sống chủ yếu của người Việt Nam

Từ xa xưa, khái niệm về quê hương xứ sở, tổ quốc của người Việt được thể hiện bằng tên của môi trường gắn chặt với cuộc sống của mình: nước Dấu vết của môi trường sông nước đã in khá đậm lên cách tư duy của người Việt Có thể thấy rất nhiều từ, hình ảnh

về nước hoặc liên quan đến nước được sử dụng trong tiếng Việt để khái quát cho những tình huống, trạng thái hoặc những ứng xử phổ biến Chẳng hạn như người Việt có thể khái quát cho tất cả những hiện tượng không biết lo xa, chuẩn bị trước, đến khi tình huống xảy đến thì phải xử lý một cách gấp gáp, vội vàng bằng một thành ngữ quen thuộc "nước đến chân mới nhảy" Hoặc để diễn đạt mọi trường hợp cố gắng đến mức cao nhất nhằm làm một việc gì đó mặc dù khả năng làm được rất mong manh, người ta có thể dùng ngạn ngữ "còn nước còn tát" Nhiều truyền thống đã được hình thành do tác động của hoàn cảnh địa lý này

Biểu hiện của những truyền thống đó có thể tìm thấy trong hầu hết các mặt của đời sống xã hội, những giá trị văn hóa và ngay cả trong một số sở trường của người Việt Nếu như ăn, mặc, ở, đi lại là những nhu cầu tối cần thiết của con người và cũng chính ở những lĩnh vực này bản sắc văn hóa truyền thống được biểu hiện rõ nhất thì có thể thấy ngay rằng đối với người Việt, chất đạm chủ yếu trong thức ăn truyền thống là thủy sản Có thể tìm thấy trong các di chỉ khảo cố học vô số những dấu tích của các động vật ở nước như vỏ sò, vỏ ốc, xương cá v.v , trong khi đó xương động vật thường rất hiếm hoi Nhà ở truyền thống của

Trang 8

người Việt là nhà sàn, chủ yếu là để phòng nước ngập Ngoài ra, rất đông người Việt còn có thói quen ở thuyền Những điểm tụ cư như vậy về sau này gọi là vạ Đến tận thế kỷ XVIII - XIX, hiện tượng cư trú trên thuyền, coi thuyền là nhà còn rất phổ biến Người phương Tây từng đã có nhận xét: "Họ (chỉ người Việt - TG) rất thích ở nước, thích ở trên nước hơn là ở trên cạn Cho nên phần nhiều sông ngòi thì đầy thuyền Những thuyền đó thay cho nhà cửa của họ Thuyền rất sạch sẽ, ngay cả khi họ nuôi gia súc trong đó"1 Giao thông thời cổ - trung đại ở Việt Nam chủ yếu là giao thông đường thủy Sông ngòi trở thành những con đường đi lại chính Phương tiện đi lại truyền thống của người Việt là thuyền, bè

Về phương diện văn hóa tinh thần, người Việt có vô số những tín ngưỡng, lễ nghi liên quan đến sông nước như thờ thủy thần, tục xăm mình, lễ hội đua thuyền Đặc biệt múa rối nước, một nghệ thuật độc đáo đến nay chỉ mới tìm thấy ở Việt Nam, là một nghệ thuật sân khấu của cư dân sông - nước Có thể nói người Việt có một truyền thống văn hóa sông - nước và quen với sông nước, thạo nghề sông nước, có tư duy của một cư dân sông nước là một nội dung quan trọng của truyền thống Việt Nam Nhờ có truyền thống này mà người Việt có khả năng đối phó rất linh hoạt với mọi tình thế và có lối ứng xử mềm dẻo phù hợp với hoàn cảnh sống gần/trên sông nước Điều hiếm thấy ở những cư dân thuần túy nông nghiệp

Việt Nam là một nước bán đảo, ở vào góc đông nam đại lục châu á, nhìn ra đại dương với bờ biển dài 3.260 km Nhưng là một cư dân nông nghiệp, sinh sống chủ yếu trên vùng đất - nước ven sông, ven biển, ít có khả năng vươn ra đại dương, nên thiếu tầm nhìn đại dương và ít hoạt động đại dương Đây lại là mặt hạn chế trong truyền thống của nhân dân ta mà phải đến thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay chúng ta mới có điều kiện dần dần khắc phục, phát huy một ưu thế của vị trí địa lý và điều kiện thiên nhiên Việt Nam

1.2 Khi xét đến yếu tố địa lý và điều kiện tự nhiên, có thể thấy rõ Việt Nam là một xứ sở có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp

Trước hết và chủ yếu phải nói đến tiềm năng dồi dào của đất đai Độ phì của đất cao

và diện tích đất canh tác có điều kiện để phát triển Ngoài các đồng bằng nhỏ ven biển miền

Trang 9

trung, chúng ta có hai đồng bằng châu thổ lớn của sông Hồng và sông Cửu Long Khác với các quốc gia vùng Đông á như Nhật Bản, Hàn Quốc là những nước quỹ dự trữ đất đai giành cho nông nghiệp bị cạn kiệt từ rất sớm, ở Việt Nam chỉ riêng sông Hồng với hàng trăm tỷ

m3 nước chở nặng phù sa đổ ra biển đã khiến cho đồng bằng ngày càng được mở rộng Do còn có điều kiện để khai hoang tăng thêm diện tích canh tác, nông nghiệp Việt Nam dễ tìm thấy lối thoát trước áp lực của tăng trưởng dân số và mỗi khi khủng hoảng xuất hiện Cùng với đất đai, khí hậu nhiệt đới gió mùa cho độ nóng và độ ẩm cao Mỗi năm số giờ nắng ít nhất là 1200 giờ, nơi nhiều nhất có thể trên 2000 giờ Cân bằng bức xạ quanh năm dương khiến tổng số nhiệt hoạt động (trên 100C) rất cao Lượng mưa trung bình hàng năm ở vùng đồng bằng là 1500 mm, miền núi có thể lên đến trên 2000 - 3000 mm Lượng nước mưa vượt quá khả năng bốc hơi, nơi thừa ít nhất là 500 - 700 mm, nơi nhiều đến 1000 - 2000

mm Hai yếu tố nhiệt và ẩm cao tạo nên tính chất nhiệt đới ẩm của khí hậu Việt Nam, cho phép trồng trọt quanh năm và nhiều khả năng xen canh, tăng vụ

Chính vì vậy mà người Việt đã sớm lựa chọn nông nghiệp làm nghề sống chính của mình suốt mấy nghìn năm Nghề nông nguyên thủy đã xuất hiện từ đầu thời đại đồ đá mới

và trong thời đại văn hóa Đông Sơn, đã chuyển sang dùng lưỡi cày đúc bằng kim loại và sức kéo của trâu bò Trong những thế kỷ đầu công nguyên, vùng đồng bằng Bắc Bộ đã biết trồng lúa hai vụ và trồng dâu nuôi tằm mỗi năm tám lứa Việt Nam đã từng tạo dựng nên một văn minh nông nghiệp trồng lúa nước có thời tỏa sáng khắp khu vực Đông Nam á Và cũng chính vì vậy mà người Việt bị trói chặt vào kinh tế nông nghiệp Cho đến nay, ba hằng số lớn của lịch sử dân tộc: kinh tế nông nghiệp, cư dân nông dân, xã hội nông thôn vẫn là những chỉ số quan trọng để nhận diện người Việt Nam Do đó, những căn tính nông dân, những đặc trưng của một xã hội nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến tất cả mọi truyền thống Việt Nam bao gồm mặt tích cực và cả mặt hạn chế khi đi vào công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước

1.3 Bên cạnh những thuận lợi, thiên nhiên Việt Nam luôn đặt ra cho con người muôn vàn những thử thách hiểm nghèo, hay gây ra những tai biến bất thường được gọi chung là thiên tai, nhất là lũ lụt, hạn hán, bão tố, và nhiều loại sâu bệnh tàn hại

Trang 10

lũ bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, nhưng mạnh nhất là vào tháng 7, 8, 9 Theo

số lượng thủy văn thì lượng nước chảy mùa lũ của các sông ở Bắc Bộ như sông Đà, sông

Lô, sông Thao, sông Hồng, sông Cầu, sông Lục Nam chiếm từ 72 đến 89% lượng nước cả năm của các dòng sông đó Sử biên niên còn ghi lại những nạn lũ lụt nghiêm trọng qua các thời kỳ lịch sử Để chống lũ lụt, từ trước công nguyên, nhân dân ta đã phải đắp đê và đến nay, riêng đê sông của miền Bứac đã dài gần 3000 km Nắng mưa thất thường còn gây ra hạn và úng đe dọa mùa màng Ngay giữa mùa mưa, do phân bố không đều và địa hình khác nhau, nên có nơi ngập úng, có nơi hạn hán Vì vậy từ cuối đời Hùng Vương, nhân dân ta đã phải làm thủy lợi để tưới tiêu cho đồng ruộng

Vùng biển nước ta nằm vào một trong những trung tâm phát sinh bão nhiệt đới Hàng năm trung bình có khoảng 4-5 cơn bão, có khi đến trên dưới 10 cơn bão đổ bộ vào vùng ven biển nước ta, nhất là vùng ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Bão gây ra những tàn phá ghê gớm nhà cửa, mùa màng và cuộc sống con người

Sâu bệnh ở xứ nhiệt đới hàng năm có thể sinh sôi nảy nở đến sáu bảy lứa, cũng là kẻ thù nguy hiểm của mùa màng và gia súc

Cuộc đấu tranh gần như thường xuyên chống thiên tai là một cuộc vật lộn vô cùng

ác liệt với thiên nhiên, vừa đòi hỏi con người phải liên kết lại trong cộng đồng, tạo nên sức mạnh để vượt qua thử thách, vừa rèn luyện tinh thần lao động cần cù, kiên nhẫn kết hợp với lòng dũng cảm, trí thông minh

1.4 Nói tới vai trò của điều kiện tự nhiên Việt Nam không thể không nói những tác động đặc biệt của vị trí địa lý Nằm ở khu vực tiếp xúc giữa nhiều nền văn hóa và có vị

trí chiến lược cực kỳ quan trọng, Việt Nam luôn luôn bị xô đập bởi các biến cố khu vực và

Trang 11

của thế giới Tính cách dễ thích ứng và nhạy cảm phần nhiều được hình thành do tác động của yếu tố này Đó cũng có thể coi là một nội dung của truyền thống Việt Nam

Cũng do nằm ở vị trí giao tiếp, nơi gặp gỡ của nhiều luồng thiên di, từ lâu Việt Nam

đã là một quốc gia có nhiều cộng đồng sắc tộc với những đặc trưng văn hóa khác nhau Theo

sự xác minh của các nhà dân tộc học, Việt Nam có 54 tộc người thường gọi chung là 54 dân tộc Trong số đó có những dân tộc bản địa có mặt từ rất sớm trên lãnh thổ Việt Nam và có những dân tộc di cư vào trong nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau Về mặt ngôn ngữ, họ thuộc ngôn ngữ Nam á như nhóm Việt-Mường, nhóm Môn-Khơ Me, nhóm Tày - Thái, nhóm Khai Đa; ngôn ngữ Nam Đảo như nhóm Chăm, Ra Giai, Chu Ru, Ê Đê; ngôn ngữ Hán - Tạng như nhóm Tạng - Miến, nhóm Hán Về văn hóa, mỗi dân tộc cũng có sắc thái và vốn văn hóa riêng Nhưng mặc dù vậy, dân tộc Kinh (Việt) luôn luôn đóng vai trò trung tâm vì chiếm số lượng đông và đạt trình độ phát triển kinh tế xã hội cao hơn so với các dân tộc anh em khác Đặc điểm trên đây đã tạo nên truyền thống đa dạng trong văn hóa nhưng hướng tâm vào văn hóa Việt Đó là sự thống nhất trong tính đa dạng của cộng đồng dân tộc Việt Nam và nền văn hóa Việt Nam

2 Tác động của quá trình lao động sản xuất và kết cấu kinh tế - xã hội

Đối với bất kỳ một nền văn hóa nào, sản xuất ra của cải vật chất bao giờ cũng được coi là thành tố quan trọng nhất Nó quy định đặc điểm, tính cách của một cộng đồng

cư dân và nội dung của những truyền thống cơ bản ở Việt Nam hoạt động lao động sản xuất ra của cải vật chất chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước Do hoàn cảnh tự nhiên, lao động nông nghiệp ở Việt Nam rất cần tới sức liên kết cộng đồng Để thích ứng với cuộc sống sản xuất đó, một loại hình công xã nông thôn đã xuất hiện và tồn tại rất lâu dài trong lịch sử Sau lũy tre làng biết bao nhiêu truyền thống đã được hình thành

2.1 Trước hết đó là truyền thống cộng đồng mà mặt tích cực của nó là tinh thần

đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong lúc gặp khó khăn, hoạn nạn Khởi nguyên của truyền thống này là sự nương tựa vào nhau của các thành viên cộng đồng và của mỗi thành viên với tập thể để làm ăn và sinh sống Đồng bằng các con sông của Việt Nam có độ phì cao, đất đai màu mỡ những rất khó khai thác Lũ lụt hằng

Trang 12

năm, hạn hán hay xảy ra và muôn vàn bất trắc của thiên nhiên như bão tố, dịch bệnh của một xứ sở nhiệt đới gió mùa khiến con người phải cố kết nhau lại Chứng cứ lịch sử cho thấy người Việt đã khai phá ruộng đất theo phương thức tập thể và vì vậy, đất đai canh tác trong suốt một thời gian lịch sử rất dài thuộc về sở hữu tập thể Thêm vào đó là yêu cầu đắp

đê sông, đê biển, khơi đào kênh mương, làm thủy lợi mà từng con người và gia đình riêng

lẻ không thể nào đảm đương nổi

Do đặc điểm của loại hình nông nghiệp trồng lúa nước, ngay từ thời đại kim khí hình thức sản xuất theo gia đình nhỏ đã được xác lập như một mô hình tổ chức lao động hợp

lý Những đặc điểm này của sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành các truyền thống Đoàn kết, tương trợ nhau và nguyên tắc cá nhân tồn tại trong sự liên kết và

có phần phụ thuộc vào cộng đồng dần trở thành một tập tục có cơ chế kinh tế - xã hội bảo đảm

Một trong những chỉ báo quan trọng giúp ta có thể hình dung được truyền thống là những tổng kết dân gian, được sàng tuyển qua nhiều thế hệ Trong ý nghĩa đó, số lượng những câu ca dao tục ngữ nói về một vấn đề nào đó cũng phản ánh mức độ quan tâm và ý thức của con người đối với lĩnh vực đó Công trình nghiên cứu gần đây2 nhằm phân tích định lượng ca dao, tục ngữ cho thấy trong số 4.075 câu ca dao, tục ngữ do Nguyễn Văn Ngọc tập hợp 3 có 1.634 câu có thể xếp vào loại hình "nói về các quan hệ xã hội" Trong số

đó chỉ riêng về quan hệ cộng đồng đã có tới 641 câu, chiếm 79,23% Điều đó hẳn nói lên rằng trong muôn vàn các khía cạnh của quan hệ xã hội, tâm thức của người Việt chủ yếu giành cho các quan hệ cộng đồng

Nét đặc biệt của truyền thống cộng đồng Việt Nam là bên cạnh mối quan hệ giữa cá nhân với các cộng đồng lớn như làng, nước, cộng đồng gia đình, dòng họ đóng vai trò hết sức quan trọng Theo phân tích thống kê, những câu ca dao, tục ngữ nói về quan hệ gia đình, dòng họ chiếm tới trên 77% toàn bộ những câu nói về quan hệ xã hội Không phải ngẫu nhiên mà những người phương Tây đến Việt Nam vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ này đã đưa

ra nhận xét: "Tinh thần gia đình là đặc tính cơ bản nhất của con người Việt Nam thuộc tất

cả mọi tầng lớp Đối với họ, gia đình là tất cả"4 Hoặc "Gia đình là cơ sở, là hạt nhân của

Trang 13

xã hội An Nam Đó là một trục trung tâm mà mọi lợi ích, mọi ý nghĩ đều quay xung quanh nó"5

Có thể nhận thấy rằng trong truyền thống cộng đồng Việt Nam, ít thấy những quan

hệ trực tiếp giữa cá nhân với các cộng đồng lớn mà thường là quan hệ trách nhiệm giữa các cấp cộng đồng Một gia đình (hay rộng ra là một gia tộc) có trách nhiệm với xóm làng, làng

có trách nhiệm với nước và ngược lại Do đó, suy cho cùng, một cá nhân bình thường chỉ có vai trò trong khuôn khổ gia đình họ mà thôi, còn ra đến cộng đồng lớn, cá nhân không được coi là chủ thể độc lập mà luôn luôn phải đặt mình trong mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng Cũng chính vì thế mà nói đến truyền thống tương trợ, giúp đỡ nhau cũng thường thể hiện ở cấp gia đình trở lên Cùng với đặc điểm này, tính chất của cộng đồng cư dân Việt đã góp phần làm nên nhiều truyền thống tín ngưỡng liên quan đến gia đình, dòng họ mà tiêu biểu nhất là truyền thống thờ cúng tổ tiên P.Ory đã rất có lý khi đưa ra nhận xét:

"Đối với người dân An Nam, cái có tính chất truyền thống nhất và thiêng liêng nhất chính là đạo thờ cúng tổ tiên"6

Cơ sở kinh tế - xã hội chủ yếu của truyền thống cộng đồng là làng xã và gia đình mà người Việt quen gọi là làng - nhà

Nguồn gốc của làng xã Việt Nam thuộc loại hình công xã nông thôn kiểu á châu mà đặc trưng cơ bản nhất là lúc ban đầu, toàn bộ ruộng đất đều thuộc quyền sở hữu và quản lý của công xã Công xã có thể giành một phần ruộng đất để cày cấy chung nhằm cung cấp sản phẩm cho những hoạt động cộng đồng và phần lớn ruộng đất được phân chia cho các gia đình thành viên sử dụng

Mỗi làng là một đơn vị tự cư bao gồm một số gia đình sinh sống trên một khu vực địa lý nhất định Quan hệ láng giềng, sự gắn bó với nhau trên cùng một địa bàn cư trú, sinh sống gần gũi nhau, cần liên kết với nhau trong cuộc sống là đặc điểm chung của công xã nông thôn Trong làng, gia đình là đơn vị sinh hoạt và sản xuất, lại còn liên kết với nhau theo quan hệ huyết thống thành họ Làng Việt Nam vì thế là một thứ làng - họ, trong đó quan hệ láng giềng liên kết với quan hệ huyết thống

Trang 14

Trải qua tiến trình lịch sử, công xã dần dần biến đổi, từ bên trong làng, chế độ tư hữu ruộng đất xuất hiện và càng ngày càng lấn át ruộng đất công xã, sự phân hóa xã hội gia tăng Công xã bị phong kiến hóa, trở thành đơn vị xã hội - hành chính của nhà nước phong kiến với tên gọi phổ biến là xã và ruộng đất công xã thuộc quyền sở hữu của Nhà nước đứng đầu là nhà vua Do quá trình lịch sử và hoàn cảnh khai hoang, vào thế kỷ XVIII - XIX, làng

xã miền Bắc, Trung và Nam cũng như giữa các vùng của mỗi miền có những đặc điểm khác nhau Tuy nhiên, mẫu chung của nông thôn Việt Nam là sự bảo tồn lâu dài kết cấu kinh tế -

xã hội của công xã nông thôn với tính cộng đồng cao và quyền tự trị tương đối của làng xã

Bên trong làng xã là cả một hệ thống cộng đồng liên kết các thành viên lại với nhau bằng nhiều hình thức tổ chức theo quan hệ địa lý (thôn, xóm, ngõ ), huyết thống (họ gồm đại tông, tiểu tông và các chi ), đẳng cấp xã hội (quan viên, tư văn, tư võ ), nghề nghiệp (hội, phường, phe của người đi buôn, làm nghề thủ công ), tuổi tác (giáp, đồng niên, đồng môn ), tương trợ (hội hiếu, hội hỷ, hội chơi họ, hội ăn tết ) Cấu trúc cộng đồng bên trong làng xã hết sức đa dạng, phong phú, gắn bó các thành viên trong nhiều tổ chức cộng đồng theo cấp độ và loại hình khác nhau

Tế bào của làng xã và của xã hội nói chung là gia đình Gia đình Việt Nam thuộc loại gia đình nhỏ hay còn gọi là gia đình hạt nhân, gồm của yếu hai thế hệ cha mẹ và con cái Loại gia đình này ra đời rất sớm trong lịch sử và tồn tại cho đến tận ngày nay

Hiện nay, gia đình Việt Nam đang trải qua nhiều biến động, nhưng trước sau gia đình là tế bào cơ sở của xã hội, dựa trên quan hệ huyết thống và tình cảm, ràng buộc mọi thành viên trong ý thức trách nhiệm và quyền lợi mang ý nghĩa bền chặt và thiêng liêng gắn với tục thờ cúng tổ tiên Gia đình Việt Nam giữ một vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trong kế thừa văn hóa và giáo dục truyền thống Gia đình là đơn vị kinh tế trong nền sản xuất tiểu nông truyền thống Gia đình là đơn vị sản sinh và nuôi dạy con cái, tái sản xuất con người và phát triển nòi giống, là nơi hình thành nhân cách ban đầu của thế hệ trẻ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc Trong cuộc sống làng xã, chính từ gia đình, người nông dân, người thợ thủ công tích lũy kinh nghiệm, trau dồi nghề nghiệp và truyền lại cho con cháu

Trang 15

Với một cộng đồng đa dạng, phong phú của làng xã như vậy, để đảm bảo cho sự vận hành của cơ chế, hầu như làng nào cũng có những quy định riêng gọi là lệ làng hay hương ước Làng thực sự là một đơn vị có tổ chức khá chặt chẽ và đóng vai trò chính yếu trong việc bảo vệ và củng cố mối quan hệ cộng đồng Trong ý nghĩa nguyên khai, cộng đồng làng

xã là tổ chức bảo vệ lợi ích của các thành viên và vì vậy nó được mọi người thừa nhận và góp phần củng cố Tinh thần đoàn kết, tương trợ cũng được thể hiện chủ yếu và đậm nét trong phạm vi làng Có thể thấy tình làng, nghĩa xóm của người Việt là sự mở rộng quan hệ gia đình Người ta quan niệm làng như một gia đình lớn mà mỗi thành viên có trách nhiệm quan tâm giúp đỡ nhau, bênh vực nhau trong những lúc cần thiết Do đó mỗi thành viên trong làng đều có ý thức bảo vệ danh dự của cộng đồng làng xã

Từ một truyền thống được hình thành trong cuộc sống lao động và sản xuất, đoàn kết, tương trợ được nhân lên, trở thành một chuẩn mực đạo lý, một giá trị thiêng liêng của dân tộc khi người Việt luôn phải đối mặt với thảm họa xâm lăng của ngoại bang, phải cố kết nhau lại để bảo tồn giống nòi

2.2 Gắn liền với truyền thống cộng đồng là truyền thống dân chủ làng xã Để

duy trì những quan hệ cộng đồng, cách ứng xử được coi như chuẩn mực là cá nhân phải hòa mình vào tập thể là ngược lại cơ chế quản lý làng xã phải được tổ chức sao cho đảm bảo được sự hài hòa về quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên trong cộng đồng

Biểu hiện rõ nét của truyền thống này là quyền được tham gia bầu chọn ra những người đại diện, tham gia vào bộ máy quản lý làng xã Theo nguyên lý, những người thay mặt tập thể để điều hành công việc chung phải là những người có uy tín, tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết, được tập thể kính trọng và tin yêu Trước những quyết định hệ trọng, dân làng được hỏi ý kiến Thời cổ đại, đứng đầu mỗi công xã (chiềng, chạ) là một "già làng" ("Po Chiêng" phiên âm chữ Hán là "Bồ Chính") có uy tín và kinh nghiệm Trong thời kỳ phong kiến, bộ máy quản lý làng xã bao gồm hai bộ phận Hội đồng kỳ mục (hay hào mục, chức sắc) gồm những người có thế lực và uy tín trong làng, giữ vai trò đại diện cho cộng đồng và chỉ đạo mọi hoạt động của làng Chức dịch đứng đầu là xã trưởng, sau đổi là lý trưởng, là những người điều hành công việc trong làng và chịu trách nhiệm hoàn thành mọi nghĩa vụ

Trang 16

đối với chính quyền cấp trên Chức dịch do Hội đồng kỳ mục giới thiệu để dân làng cử và cấp trên xét duyệt, chấp nhận Bộ máy quản lý làng xã chuyển hóa dần thành đơn vị hành chính cơ sở, nhưng vẫn duy trì tính tự trị tương đối của làng xã và trong giới hạn đó, vẫn mang tính đại diện cộng đồng

Chính kết cấu kinh tế - xã hội của làng xã và cơ chế vận hành của bộ máy quản lý làng xã đã sản sinh ra (truyền thống dân chủ làng xã được biểu thị tập trung trong lệ làng và hương ước) Mỗi làng có một hệ thống phong tục, tập quán riêng tồn tại dưới dạng tập quán pháp rất có hiệu lực được gọi là lệ làng Từ thế kỷ XV và nhất là từ thế kỷ XVIII - XIX, tập quán pháp truyền miệng được biên soạn lại thành văn bản gọi là hương ước Đó là những quy ước nhằm bảo vệ lợi ích của cộng đồng, điều hòa mối quan hệ giữa các thành viên trong làng và giữa làng với nước tức giữa "lệ làng" với "phép vua" Vì thế hương ước thường được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với những biến đổi của những mối quan hệ trên vừa bảo đảm đời sống cộng đồng và tính tự trị tương đối của làng xã, vừa thích nghi và tôn trọng phép nước Nói chung "lệ làng" phải phục tùng "phép vua", nhưng cũng có lúc "phép vua thua lệ làng"

Kết quả nghiên cứu và thống kê định lượng một số hương ước cổ (trước Pháp thuộc)

và 78 hương ước cải lương thời Pháp thuộc cho thấy có một số thay đổi nhưng không nhiều (ví dụ như tên gọi một số chức dịch trong bộ máy quản lý, nghĩa vụ đối với nhà vua và chính quyền thực dân, lệ phạt đánh đập và đuổi ra khỏi làng bị bãi bỏ trong hương ước cải lương ) Nội dung cơ bản của hương ước trước hết là bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng như trật tự trị an, sản xuất nông nghiệp, đê điều, thủy lợi, đường sá và các công trình công cộng (đình làng, đền, chùa, cầu cống ), nêu cao trách nhiệm và nghĩa vụ của các hạng chức dịch cũng như của các thành viên đối với cộng đồng, quy định nghĩa vụ nộp tô thuế đối với cấp trên, bảo vệ phong tục tập quán và các thứ bậc trong làng, quy định các tế lễ, hội hè và các hình phạt vi phạm lệ làng Những quy định của hương ước, nhất là các hình thức khen thưởng và xử phạt phản ánh rõ hướng giá trị của đời sống cộng đồng làng xã7

Lệ làng giữ vai trò công cụ điều chỉnh hành vi của cá nhân trong cộng đồng, được thực hiện tự nguyện chủ yếu qua dư luận cộng đồng, qua những lời khen chê, thái độ khích

Trang 17

lệ hay phê phán của dân làng Trong trường hợp cần thiết, làng áp dụng biện pháp phạt vạ hoặc những hình thức bêu xấu, làm nhục người vi phạm nghiêm trọng lệ làng Ngày xưa, hình phạt cao nhất của làng là đuổi ra khỏi làng

Trong truyền thống dân chủ làng xã Việt Nam có những biểu hiện khá độc đáo Thông thường dưới thời phong kiến phụ nữ và người nghèo là những lớp người bị coi thường và hầu như không có quyền hành gì trong gia đình và xã hội Thế nhưng qua một số công trình nghiên cứu địa bạ gần đây có thể thấy rằng trong bộ máy quản lý làng xã có những người hoàn toàn không có ruộng đất tư hữu là hiện tượng khá phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ đầu thế kỷ XIX Theo số liệu thống kê của 140 địa bạ năm 1805 của vùng Hà Đông

cũ, trong số 834 chức sắc của các làng xã vùng này có 558 người chiếm 66,91% tổng số chức sắc, có ruộng đất tư hữu và 276 người chiếm 33,09% không có ruộng đất tư hữu8

Cũng theo số liệu thống kê địa bạ trên, trên dưới 20% chủ sở hữu là phụ nữ Quyền

sở hữu ruộng đất và tài sản nói chung của phụ nữ Việt Nam đã được Bộ luật Hồng Đức từ thế kỷ XV xác nhận Theo bộ luật này, trong gia đình con gái được quyền kế thừa tài sản bình đẳng như con trai, ruộng đất của cha mẹ trừ phần ruộng hương hỏa để thờ cúng cha mẹ, còn lại chia đều cho các con, trai cũng như gái Tài sản của một gia đình được pháp luật quan niệm gồm ba bộ luật tạo thành: tài sản của vợ do cha mẹ vợ chia cho, tài sản của chồng

do cha mẹ chồng chia cho và tài sản do hai vợ chồng gây dựng nên Khi vợ chồng li dị, tài sản của gia đình phân chia theo nguyên tắc: tài sản của vợ trả về cho vợ, tài sản của chồng trả về cho chồng, tài sản do vợ chồng tạo lập nên trong thời gian chung sống chia đôi, mỗi người một nửa9 Đó là những nội dung rất độc đáo trong luật Hồng Đức mà các nhà nghiên cứu luật học chỉ tìm thấy trong bộ luật Hồng Đức ở Việt Nam thời kỳ phong kiến, không tìm thấy ở các nước á Đông khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên thời bấy giờ

Tuy nhiên cũng phải thấy rằng dân chủ làng xã nói tới ở đây là một hình thức dân chủ sơ khai Thực chất của thiết chế dân chủ này là một hình thức tự quản nên các thành viên giám sát lẫn nhau trở thành một yêu cầu tự nhiên và là biện pháp quan trọng để duy trì

kỷ cương Phương thức này chứa đựng tiềm tàng hai khuynh hướng cực đoan Khuynh hướng thứ nhất là tạo ra tâm lý giám sát thái quá biến thành sự can thiệp của tập thể vào quá

Trang 18

2.3 Cuộc sống gắn bó nhiều đời với sản xuất nông nghiệp khiến cho người Việt

luôn luôn gần gũi với thiên nhiên, hòa nhập với thiên nhiên, thích nghi với thiên nhiên, tạo nên truyền thống giản dị, chất phác, ưa đơn giản, ghét cầu kỳ, xa hoa Trải qua nhiều thế hệ gắn bó với thiên nhiên cùng với những giá trị vật chất và tinh thần do sức sáng tạo của cộng đồng sản sinh ra là những yếu tố quan trọng góp phần dung dưỡng tâm hồn và tình cảm của người Việt Nam Cũng nhờ đặc điểm này mà người Việt có tấm lòng cởi mở và giàu cảm xúc, sống hòa đồng với cộng đồng và với thiên nhiên Trong một công trình nghiên cứu về tài năng trẻ Việt Nam, các số liệu thống kê cho thấy trong số 11 lĩnh vực mà các tài năng trẻ

đã biểu hiện thì văn hóa là lĩnh vực có tần số xuất hiện cao nhất10

2.4 Những mặt khác, sản xuất nông nghiệp với cơ sở kinh tế tiểu nông và những

điều kiện lao động thô sơ đòi hỏi con người phải lao động vất vả, cực nhọc Đặc biệt là trong điều kiện của thiên nhiên Việt Nam nắng lắm, mưa nhiều, ẩm thấp, có nhiều hạn hán, lũ lụt

và dịch bệnh Quá trình vật lộn với những khó khăn thử thách đó để lao động sản xuất và tạo dựng cuộc sống đã rèn đúc nên truyền thống cần kiệm, chịu thương chịu khó, giỏi chịu đựng gian khổ Thậm chí chịu khổ còn trở thành một lối nghĩ, một triết lý sống được nhiều người chấp nhận Có thể bắt gặp không ít những thành ngữ dân gian như "đói sạch, rách thơm" hay triết lý "an bần, lạc đạo" trong ngôn ngữ của người Việt

2.5 Trước khi bước vào thời kỳ định cư lấy trồng lúa nước làm nghề sản xuất chính,

tổ tiên của người Việt hoàn toàn không trải qua hình thức kinh tế du mục như nhiều dân tộc

ở châu Âu và bắc á Đây cũng là đặc điểm chung của cả khu vực Đông Nam á Do đó gần như thiếu hẳn một truyền thống kén chọn thủ lĩnh theo lối đọ sức, đua tài kiểu du mục

Đặc trưng nổi bật của nông nghiệp trồng lúa là tính ổn định của quy trình sản xuất

và phẩm chất được đề cao là dạy dạn kinh nghiệm, thông thạo thời tiết, mùa màng Phẩm

Trang 19

chất này chỉ thường có ở những người lớn tuổi Do đó có vai trò lớn trong sản xuất và trong đời sống xã hội ở các làng quê là các "lão nôngười tri điền", những người "sống lâu lên lão làng" Tryền thống kinh nghiệm, trọng tuổi tác, trọng người già được hình thành chủ yếu là

do vậy Nhưng cũng xuất phát từ truyền thống này lại nảy sinh vấn đề quyền lực người già

mà các nhà nghiên cứu thường gọi là "lão quyền" ảnh hưởng của loại quyền lực này nhiều khi có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát huy vai trò và vị trí xã hội của tầng lớp những người trẻ tuổi

2.6 Cũng do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp truyền thống lấy kinh tế tiểu nông

mang nặng tính tự cung tự cấp làm đơn vị và cơ sở, người sản xuất không quen hạch toán kinh tế Đối với kinh tế nông nghiệp truyền thống hầu như mọi tư liệu vật chất phục vụ cho sản xuất đều có sẵn trong tay người nông dân Giống má thì dành từ mùa thu hoạch trước cho vụ sau, phân bón thì có sẵn trong chuồng lợn và đặc biệt không bao giờ họ tính toán đến công sức của mình bỏ ra Sự lo toan chủ yếu chỉ tập trung vào chu trình sinh trưởng và chăm sóc của cây lúa theo thời vụ

Từ đây đã hình thành một tập tính kém hạch toán, không quen lường tính xa Hơn thế, sự thành bại của nông nghiệp hoàn toàn bị phụ thuộc vào thiên nhiên nên dễ tạo ra tâm

lý cầu an, cầu may và "ăn xổi"

2.7 Di tồn dưới dạng tập quán của sản xuất nông nghiệp theo lối kinh tế tiểu nông - một loại hình lao động tương đối tự do, còn được biểu hiện ở tác phong tùy tiện, tản mạn, kỷ luật không chặt chẽ Sự thực là vì sản xuất nông nghiệp tiểu nông không cần tới những tính toán chuẩn xác và sự hiệp đồng thật chặt chẽ

Hầu hết các cư dân nông nghiệp trên thế giới đều có chung đặc tính này Nhưng quá trình công nghiệp hóa với những đòi hỏi khắt khe của sản xuất nông nghiệp, lối sống tùy tiện, thiếu kỷ luật chặt chẽ dần dần được thay thế bằng tác phong chuẩn xác, có kỷ luật thường được gọi là tác phong công nghiệp Việt Nam chưa trải qua thời kỳ công nghiệp hóa nên ảnh hưởng của lối sống nông nghiệp còn rất đậm nét trong mọi mặt của đời sống xã hội

3 Tác động hằng xuyên của hoàn cảnh lịch sử

Trang 20

Kể từ kháng chiến chống Tần thế kỷ 3 Tcn đến những cuộc chiến tranh vừa kết thúc trong thế kỷ 20 này, tính ra thời gian cống ngoại xâm, bao gồm cả kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống đô hộ, đã lên đến trên 12 thế kỷ, chiếm quá nửa thời gian lịch sử Đặc điểm đáng lưu ý ở đây là độ dài thời gian và tần số xuất hiện, số lượng các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa, chiến tranh giải phóng quá lớn so với các quốc gia, dân tộc khác trên thế giới Hơn nữa, hầu hết các cuộc kháng chiến lại diễn trong so sánh lực lượng rất chênh lệch, trong điều kiện chiến đấu rất ác liệt Trong lịch sử, dân tộc Việt Nam đã phải đương đầu với nhiều

đế chế lớn mạnh ở phương Đông thời cổ - trung đại và nhiều cường quốc đế quốc chủ nghĩa thời cận - hiện đại Vì vậy, con đường sống còn và chiến thắng của dân tộc ta là phải huy động cao độ sức mạnh mọi mặt của đất nước, sức mạnh vật chất và tinh thần của cả cộng đồng dân tộc Lịch sử chống ngoại xâm với những đặc điểm như thế đã tác động đến toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đến cuộc sống của cộng đồng các dân tộc và để lại dấu ấn đậm nét trong nhiều truyền thống Việt Nam Đó là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, ý chí quật cường bất khuất, niềm tự tôn dân tộc, trí thông minh sáng tạo

Trên cái nền rộng lớn của những truyền thống nói trên, rất nhiều truyền thống khác cũng đã được hình thành Một trong những biểu hiện dễ thấy là truyền thống sùng bái và thờ

Trang 21

Cũng do tác động của truyền thống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, ở Việt Nam đã hình thành nên truyền thống thượng võ khá đặc sắc của dân tộc

4 Tác động của môi trường văn hóa khu vực và thế giới

4.1 ói tới tác động văn hóa khu vực, trước hết phải nói tới cơ tầng văn hóa Đông Nam á Tuy ở mỗi nước đều có biến thái riêng nhưng tất cả các nước Đông Nam á

đều có một mẫu số chung về văn hóa Đây là một khu vực tiếp xúc giữa đại lục và hải đảo, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nơi đầu mối của các đường giao thông tự nhiên nối liền với lục địa và tỏa ra các hải đảo qua những con đường hàng hải nối liền ấn Độ Dương với Thái Bình Dương Do điều kiện tự nhiên đó, Đông Nam á là nơi giao thoa gặp gỡ của nhiều tộc người trên các đường thiên di, nơi giao lưu rộng rãi của các nền văn hóa trong khu vực và với những nền văn hóa lớn trên thế giới

Trước đây, Đông Nam á không được coi là một khu vực văn hóa, mà chỉ được coi như khu vực nằm giữa hai nền văn minh Trung Quốc, ấn Độ và thuộc phạm vi của vùng "ấn

Độ hóa" (hindouisé) hay "Trung Quốc hóa" (sinisé) Từ quan niệm này, xuất hiện các tên gọi như bán đảo Trung - ấn hay ấn Độ - Chi Na (Indochine/Indochina) và ba nước Việt Nam, Lào, Cămpuchia thời thuộc Pháp gọi là "ấn Độ China thuộc Pháp (hay Đông Dương thuộc Pháp, Indochine francaise) Tên gọi Indonesia cũng có nghĩa là ấn Đảo (Indonesia = Inde (ấn Độ) + esia (đảo)) Những kết quả nghiên cứu về khảo cổ học, cổ nhân học, lịch sử, văn hóa của những thập kỷ gần đây đã cho phép bác bỏ quan niệm đó Từ thời tiền sử và

sơ sử xa xưa, Đông Nam á đã là một khu vực văn hóa khá phát triển và có một cơ tầng văn hóa chung Vào những thế kỷ trước và đầu công nguyên, văn minh Trung Quốc và ấn Độ bắt

Trang 22

đầu mở rộng ảnh hưởng vào khu vực này và mỗi nước trong khu vực tiếp thu những ảnh hưởng văn hóa của hai trung tâm văn minh lớn này dưới nhiều phương thức và mức độ khác nhau, nhưng vẫn bảo tồn được bản sắc văn hóa riêng của mỗi nước

Về phương diện lịch sử và kinh tế, Đông Nam á là một trong những khu vực xuất hiện sớm của con người, một trong những cái nôi của "cách mạng đá mới" với sự ra đời sớm của nghề trồng trọt, nghề nông nguyên thủy và nằm trong địa bàn quê hương của nghề trồng lúa nước

Về phương diện địa lý - văn hóa, địa - lịch sử, Việt Nam gắn bó với khu vực Đông Nam á, có mẫu số chung với văn hóa khu vực dựa trên nền tảng văn minh nông nghiệp trồng lúa nước của xứ nhiệt đới, một xã hội xóm làng với kết cấu cộng đồng cao, một quốc gia nhiều tộc người với nhiều lối sống và quan hệ ứng xử gần gũi Dĩ nhiên trên cơ tầng văn hóa chung đó, Việt Nam cũng như mỗi nước Đông Nam á có những bản sắc văn hóa riêng do điều kiện địa lý và hoàn cảnh lịch sử cụ thể quy định

4.2 Việt Nam ở vào một khu vực giao tiếp của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, trước hết và quan trọng nhất là hai nền văn minh lớn của nhân loại: Trung Hoa và ấn Độ

Dưới ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, nhiều yếu tố văn hóa mới đã được du nhập vào Việt Nam, trong đó ảnh hưởng rõ nét nhất là Nho giáo Những chuẩn mực Khổng giáo được hòa trộn và điều chỉnh bởi các giá trị vốn có của người Việt đã tạo nên một số truyền thống, trong đó hiếu học là một nội dung quan trọng Trong các phẩm chất được đề cao, đối với người Việt Nam, đạo hiếu và chữ nghĩa là quan trọng nhất Cũng do ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, ở Việt Nam đã hình thành truyền thống trọng tước, thích làm quan

và coi quan tước là một thang bậc đánh giá sự tiến bộ của một cá nhân

ảnh hưởng đáng kể nhất của văn minh ấn Độ ở Việt Nam là Phật giáo Tuy nhiên, Phật giáo Việt Nam có khác biệt với Phật giáo ấn Độ Sự truyền bá rộng rãi tư tưởng Phật giáo đã góp phần cùng với những tính cách của cư dân bản địa tạo nên truyền thống nhân ái,

vị tha và bao dung của người Việt

Trang 23

Chính do sự giao lưu và tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và ấn

Độ mà Việt Nam vừa thuộc cơ tầng văn hóa Đông Nam á, vừa mang những đặc điểm gần với văn hóa Đông á và Nam á, và cũng vì vậy có người muốn xếp Việt Nam vào văn hóa Đông á cùng với Triều Tiên, Nhật Bản11

Từ thế kỷ XVI - XVII, Việt Nam bắt đầu tiếp xúc với văn minh phương Tây qua hoạt động của một số thương nhân v à giáo sĩ người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp Qua sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa này, Việt Nam tiếp nhận một số ảnh hưởng văn hóa và kỹ thuật phương Tây mà sản phẩm tiêu biểu nhất là sự xuất hiện chữ quốc ngữ trên cơ sở dùng chữ cái La tinh để ghi âm tiếng Việt Dưới thời Pháp thuộc, nhân dân Việt Nam kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Pháp, nhưng cũng tiếp nhận nhiều ảnh hưởng tích cực của văn hóa Pháp, nhất là những quan niệm mới về tự do, bình đẳng, bác ái

Cũng từ đầu thế kỷ xét xử, qua những hoạt động của Nguyễn ái Quốc, chủ nghĩa Mác - Lênin dần dần truyền bá vào Việt Nam Tiếp theo đó, sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và những cao trào cách mạng do Đảng lãnh đạo dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945, hệ tư tưởng mới này trở thành hệ tư tưởng chỉ đạo trong việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam và từ đó cũng dần dần tác động đến những truyền thống Việt Nam, làm biến đổi một số truyền thống cổ và nảy sinh những truyền thống mới

Sự giao lưu và tiếp biến văn hóa rộng rãi và lâu dài vừa làm phong phú, đa dạng nền văn hóa dân tộc Việt Nam, vừa tạo cho con người Việt Nam một thái độ không đóng kín, thu mình lại đối với thế giới bên ngoài, và tương đối cởi mở, dễ dàng tiếp nhận những cái hay, cái mới của nước ngoài, dễ dàng hội nhập với cộng đồng khu vực và thế giới

Những nội dung của truyền thống Việt Nam được nêu trên đây chưa thể coi là đầy

đủ, bởi vì đi sâu vào truyền thống còn phải nghiên cứu kỹ từng mặt, từng lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như phải xem xét kỹ từng loại hình và cấp độ của tổ chức cộng đồng

Trên đây, theo chúng tôi, mới chỉ là những nét khái quát chủ yếu của truyền thống Việt Nam, được hình thành bởi những tác động cơ bản và thường xuyên nhất Mặc dù vậy,

Trang 24

những nội dung truyền thống này có ý nghĩa chi phối các nội dung truyền thống khác Những vấn đề nêu ra ở đây cũng chưa nhằm đánh giá, nhận định những mặt tích cực hoặc tiêu cực của các truyền thống, mà mới là chỉ ra các truyền thống cơ bản cùng với một số luận giải về nguồn gốc, cơ sở hình thành và nội dung chủ yếu của các truyền thống đó

Chúng tôi thấy cũng cần phải nhắc lại trong kết luận này là truyền thống cùng với những nội dung xác định của nó hình thành không phải chỉ do tác động của một nhân tố riêng biệt nào đó mà luôn luôn là kết quả của những tác động của đa nhân tố Nhưng dù thế nào thì trong quá trình hình thành đó cũng có những nhân tố đóng vai chủ đạo Cách tiếp cận của chúng tôi ở đây, một mặt muốn làm đơn giản sự nhận diện nội dung của các truyền thống, mặt khác cũng là muốn nhấn mạnh các yếu tố đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành nội dung của một truyền thống nào đó

3 Nguyễn Văn Ngọc: Tục ngữ phong dao Việt Nam, Nxb tác phẩm Hồ Chí Minh, 1991

4 J Boissiere: L' Indochine avec les francaises, Paris 1890, tr 58

5 J.L.Lanessan: Le Tonkin et la mèra Paris 1890, tr.266

6 P Ory: La commune Anamite au Tonkin, Paris 1894 Bản dịch, Hà Nội, 1992, tr.25

7 Bùi Xuân Đính: Truyền thống Việt Nam qua tư liệu hương ước, Trong Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, T.I, Hà Nội, 1994, tr 154 - 225

8 Nguyễn Quang Ngọc: Một số định hướng giá trị được phản ánh trong hương ước cải lương của các làng thuộc huyện Chương Mỹ đầu thế kỷ XX Trong Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, T.II, Hà Nội, 1996, tr 196 - 243

Trang 25

9 Phan Huy Lê - Vũ Minh Giang - Vũ Văn Quân - Phan Phương Thảo: Địa bạ Hà Đông,

Hà Nội, 1995

10 Quốc triều hình luật, Hà Nội, 1991, điều luật 388, 391, 374, 375

11 Vũ Minh Giang: Một số suy nghĩ về tài năng trẻ trong lịch sử Việt Nam Thông báo khoa học, Bộ Giáo dục và Đào tạo số I/1993

12 Arnold Toynbee: A Study of History Oxford University Press, London 1972

Leon Vandermeersch: Le nouveau monde sinisé Paris 1986

Trang 26

Chương 2

Những truyền thống tiêu biểu Cái chung

và cái riêng của truyền thống dân tộc

1 Cái chung và cái riêng trong dư địa chí và địa phương chí xưa và nay

1.1 Thế kỷ XV Nguyễn Trãi viết Dư địa chí và những bạn của ông là Lý Tử Tấn,

Nguyễn Thiên Tích, Nguyễn Thiên Túng viết cẩn án và thông luận cho sách này chắc chắn

đã nhận rõ cái chung và cái riêng trong truyền thống các cộng đồng cư dân Đại Việt qua quá trình phát triển lịch sử và điều kiện địa lý nhân văn Các ông không chỉ phân biệt phạm vi khu vực hành chính các trấn xứ, đặc điểm kinh tế mà cũng phân biệt phong tục tập quán từng địa phương Khi bàn về đất Bắc Giang (Hà Bắc) Lý Tử Tấn viết: "Người vùng Kinh Bắc hay oán giận hung tợn, đầu thời thái bình cũng thường ngang ngạnh Thần trước làm chức hành khiển ở đạo ấy, tâu bày việc nơi biên cảnh, có xin tăng quân số phòng thủ" Khi nói về đất Hải Dương, ông viết: "Đạo Hải Dương đất tốt, người hung hãn Thời thái bình thì thuận tòng, thời loạn thì cường ngạnh, từ Đinh Lê đến giờ vẫn thế" Hoặc khi nói đến Nghệ

An, ông viết: "ở Nghệ An, lòng người nham hiểm hung hãn hơn người Châu ái Đường sá

xa xôi thủy thổ thường quen, các triều đại lấy nơi đó để chế ngự những man di ở phía Tây Nam"1 Lý Tử Tấn còn nêu một số đặc điểm phong tục tập quán, tính nết con người các vùng Sơn Tây, Sơn Nam, Thuận Hóa, Quảng Nam, có tốt, có xấu, có ưu điểm và nhược điểm, theo con mắt của nhà cai trị lúc bấy giờ

Thế kỷ XVII Dương Văn An viết Ô châu cận lục, thế kỷ XVIII Lê Quý Đôn viết

Phủ biên tạp lục, Trần Danh Lâm viết Hoan châu phong thổ chí, Bùi Dương Lịch viết Nghệ

An ký Sang thế kỷ XIX, hàng loạt sách dư địa chí được biên soạn cẩn thận, chi tiết và đa

dạng Các tác giả Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức, Phan Huy Chú, Nguyễn Văn Siêu cho ra

đời các bộ Hoàng Việt dư địa chí, Gia Định thành thông chí, Phương Đình dư địa chí Và đặc biệt là các sử thần của Quốc sử quán thời Tự Đức (1847 - 1883) đã biên soạn bộ Đại

Nam nhất thống chí (28 quyển) Ngoài ra còn có thể kể một số địa chí viết về địa phương

Trang 27

và tính cách con người Phan Huy Chú trong sách Dư địa chí (trong bộ Lịch triều hiến

chương loại chí) có nhận xét về người Nghệ An như sau: "Núi cao sông sâu, phong tục trọng

hậu, cảnh tượng tươi sáng, gọi là đất có danh tiếng hơn cả ở Nam Châu Người thuần mà chăm học, súc vật thì nhiều thú quý của lạ Được khí tốt của núi sông nên sinh ra nhiều bậc danh hiền" Sách trên cũng cho rằng người Sơn Nam "tụ khí anh hoa, tục gọi là văn nhã", còn người Sơn Tây "Phong khí và nhân vật gần giống như đời cổ, có thói quen theo tính thật thà"2

Sách Đại Nam nhất thống chí viết nói về người Hà Nội: "Đàn ông chăm học, phụ nữ

siêng dệt may, công nghệ tinh khéo, Thành thị là nơi tụ họp công thương, có lẫn cả người nước Thanh, tập tục thích xa hoa, dân thôn quê tằn tiện chất phác" Hoặc bàn về người Hưng Yên, sách này viết: "Kẻ sĩ gắng học, nhà nông chăm cày ưa tiết kiệm, tránh xa xỉ, cũng giống như phong tục Nam Định Dân huyện Hưng Nhân gián hoặc có người điêu toa ngoa ngoắt, trai huyện Kim Động phần nhiều lười biếng chơi bời"3

Nhận xét về tính cách của người Bắc Ninh, Đại Nam nhất thống chí viết: "Tập tục

văn vẻ mà cần kiệm, gần giống như Hà Nội Đến như làng Phù Đổng thì nổi tiếng trung nghĩa; làng Đằng Yên không cẩu thả về mặt hôn thú, làng Trần Xá chuộng tiết nghĩa, biết lễ phép"4 Mỗi tỉnh chí của bộ sách này đều có mục phong tục chuyên bàn luận về phong tục tập quán, về tính cách con người Chẳng hạn người Sơn Tây thì "thô lỗ, hung hãn có học thì mới thoát khỏi tập tục", người Thừa Thiên thì "tập tục thuần hậu, sĩ phu chăm học hành, dân

tứ siêng cấy, dệt, kỹ nghệ tinh khéo, văn vật sáng tươi"; người Khánh Hòa thì "phong tục thuần hậu, tập quán quê mùa Kẻ sĩ chất phác mà trầm tĩnh, nhân dân kiệm mà lành"5

Trang 28

Ngày nay xem lại những nhận xét như trên có lời bàn chưa hẳn đã chính xác, nhưng biểu thị một khuynh hướng của các tác giả là cố gắng tìm ra những đặc tính con người trong từng địa phương, từng tỉnh

1.2 Trong thời Pháp thuộc cho đến năm 1945, địa phương chí được biên soạn nhiều

hơn Các tác giả có người Việt, người Pháp, có người là học giả, có người là quan chức địa phương Trong cả nước, tỉnh nào cũng có một vài bộ địa chí, bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Pháp Nổi tiếng là các bộ sách Le Thanh Hóa của C.Robequin, Les paysans du delta

Tonkinois (những người nông dân châu thổ Bắc Bộ) của P.Gourou, Địa chí Hưng Yên của Trịnh Như Tấu, Địa chí Hà Đông của Hoàng Trọng Phu Số lượng địa chí của các tỉnh thuộc

Nam Kỳ cũng rất phong phú Các tỉnh Bến Tre, Biên Hòa, Cần Thơ, Chợ Lớn, Gia Định, Long Xuyên, Mỹ Tho, Trà Vinh, Vĩnh Long đều có những chuyên khảo công phu

Các địa chí được biên soạn trong thời Pháp thuộc trình bày về nhiều mặt như địa lý

tự nhiên, địa lý nhân văn, sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội v.v Nhưng về mặt nhân học (dưới góc độ nhân cách, lối sống) lại khá sơ lược hoặc không đề cập Mục đích viết địa chí của các tác giả thời kỳ cận đại đến năm 1945 là chú trọng đến nội dung kinh tế - chính trị Cái riêng của địa phương được tác giả trình bày chủ yếu là những ưu, nhược điểm về kinh tế

2 Những truyền thống tiêu biểu

Qua quá trình lịch sử lâu dài, cùng sinh ra và lớn lên trong một môi trường thiên nhiên, đặc điểm sinh thái của xứ nhiệt đới gió mùa, cùng trải qua những các hình thái kinh tế

xã hội, cùng tồn tại và phát triển trong công cuộc dựng nước và giữ nước chung, cùng có một nền văn hóa chung, con người Việt Nam với tư cách là những thành viên của một cộng đồng thống nhất của nhiều dân tộc, có chung một số truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam Có thể nêu lên những truyền thống chung và tiêu biểu sau đây

2.1 Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã hình thành từ trong thời kỳ dựng nước đầu

tiên và liên tục phát triển trong lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước, trong quá trình tồn tại với biết bao gian nan thử thách của dân tộc

Trang 29

Trải qua thời kỳ dài hơn nghìn năm Bắc thuộc, người Việt đứng trước nguy cơ đồng hóa và diệt vong mà bao nhóm người Việt khác trong khối Bách Việt đã không vượt qua được, đã bị Hán hóa và đất đai bị sáp nhập thành quận huyện của các đế chế Hán, Đường, Minh, Thanh Trong hơn nghìn năm Bắc thuộc, người Việt tuy mất nước nhưng vẫn giữ được làng như "thế giới riêng" của mình để bảo tồn tiếng nói và văn hóa của cộng đồng và

từ đó biết tiếp nhận nhiều yếu tố tích cực của văn hóa Hán làm phong phú cho văn hóa, ngôn ngữ dân tộc, phát triển cuộc sống kinh tế - xã hội, tăng thêm sức mạnh cho dân tộc Qua giao lưu văn hóa và cả qua cưỡng bức văn hóa của kẻ xâm lược, Việt Nam tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, nhưng điều cẩn khẳng định là Việt Nam vẫn giữ được vốn văn hóa cùng bản sắc văn hóa của mình và cuối cùng, tự mình đấu tranh giành lại được độc lập dân tộc Đây là một trường hợp thành công duy nhất trong các nhóm Bách Việt và cũng là trường hợp hiếm có trong lịch sử thế giới

Từ năm 938 về sau, Việt Nam mới thực sự bước vào một kỷ nguyên độc lập mới Song từ bấy giờ đến cuối những năm 70 của thế kỷ này, nhân dân Việt Nam vẫn phải tiến hành nhiều cuộc kháng chiến toàn dân khốc liệt; chống Tống, chống Mông Nguyên, chống Minh, chống Thanh, chống Pháp, chống Mỹ Mỗi lần kháng chiến, tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam lại trải qua những thử thách mới và càng được rèn luyện, nâng cao

Bài thơ Nam quốc sơn hà Nam đế cư đời Lý; bài Hịch tướng sĩ của Quốc công Tiết

chế Trần Quốc Tuấn cùng biết bao lời nói và việc làm của các vị Hoàng đế, tướng soái cho đến những người dân yêu nước bình thường trong kháng chiến chống Tống, chống Mông - Nguyên, đều là những biểu thị của tinh thần xả thân vì nước

Tới thế kỷ XV, tinh thần yêu nước lại được nâng lên với lòng tự hào dân tộc và một

nhận thức mới về lịch sử, về văn hóa mang tính hệ thống và khái quát cao qua Bình ngô đại

cáo của Nguyễn Trãi sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi nước

Cuối thế kỷ XVIII, đất nước đang bị phân liệt Đàng Trong - Đàng Ngoài và các chính quyền Trịnh, Nguyễn đã thoái hóa, giặc ngoại xâm đe dọa từ hai phía Nam, Bắc Thế

mà phong trào Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Huệ đã dương cao ngọn cờ yêu nước

Trang 30

đã thực hiện thắng lợi lời thề độc lập thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Thà hy sinh tất cả, nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền

tự do và độc lập ấy" (Tuyên ngôn độc lập)

Quá trình hình thành, phát triển của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc Việt Nam còn gắn liền với quá trình hình thành và phát triển sớm của cộng đồng dân tộc Việt Nam Đây là một vấn đề lớn đã được giới sử học và khoa học xã hội Việt Nam và cả một số nhà Việt Nam học nước ngoài nêu lên và thảo luận từ năm 1955 cho đến nay Trước đây có một xu hướng nghiên cứu sự hình thành dân tộc Việt Nam theo quan niệm "dân tộc" (nation) như các nước châu Âu, ở đó "dân tộc" không thể ra đời trước chủ nghĩa tư bản và coi "dân tộc" như một phạm trù lịch sử hình thành trên cơ sở phát triển của chủ nghĩa tư bản Và như thế, không chỉ ở Việt Nam và nói chung ở phương Đông, vào thời kỳ tiền thực dân chưa có khả năng hình thành và tồn tại của "dân tộc" Nhưng càng ngày càng có nhiều nhà khoa học cho rằng quá trình hình thành dân tộc ở Việt Nam và nhiều nước phương Đông diễn ra không hoàn toàn như phương Tây và quan điểm cho rằng dân tộc Việt Nam hình thành sớm được nhiều người chấp nhận Đó là một quá trình cố kết cộng đồng diễn ra trên cơ sở liên kết cộng đồng nhà (gia đình) - làng (công xã nông thôn) - nước (quốc gia, dân tộc) trong những điều kiện tự nhiên, xã hội và hoàn cảnh lịch sử cũng như sự phát triển của các hình thái kinh tế -

xã hội của phương Đông có khác với phương Tây6

Quá trình thống nhất quốc gia và hình thành sớm của dân tộc Việt Nam cũng góp phần quan trọng thúc đẩy sự cố kết dân tộc và sự trưởng thành của ý thức dân tộc

Yêu nước là tình cảm và ý thức phổ biến của mọi dân tộc Nhưng ở dân tộc Việt Nam do hoàn cảnh lịch sử riêng, do những thách thức mà dân tộc phải trải qua, chủ nghĩa

Trang 31

2.2 Tinh thần cộng đồng là một nét nổi trội, phổ biến và đặc sắc của truyền thống

Việt Nam Hiện nay hơn 80% dân số Việt Nam vẫn sống trong các cộng đồng làng, ấp, bản, buôn ở nông thôn và miền núi Giữa những con người trong các làng, ấp, bản, buôn ấy còn bảo lưu nhiều quan hệ cộng đồng chồng xếp lên nhau

Loại hình cộng đồng xuất hiện sớm trong lịch sử là cộng đồng huyết thống của công

xã thị tộc, rồi tiếp theo đó, là cộng đồng gia đình và dòng họ bảo tồn lâu dài cho đến tận ngày nay và giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội

Gia đình Việt Nam phổ biến là loại gia đình hạt nhân, tuy một số dân tộc miền núi ở Tây Bắc và Tây nguyên còn tồn tại loại hình đại gia đình Nhưng nền kinh tế nông nghiệp lúa nước truyền thống đã khiến cho gia đình nhỏ sớm trở nên đơn vị kinh tế và từ đó càng củng cố vị trí, vai trò của gia đình và sự liên kết các thành viên của gia đình

Theo thống kê của nhà Tiền Hán, vào thế kỷ I Tcn, quận Giao Chỉ (Bắc Bộ) có 92.440 hộ với 746.232 nhân khẩu, bình quân mỗi hộ có 8,07 người; quận Cửu Chân (bắc Trung Bộ) có 35.743 hộ với 160.013 nhân khẩu, bình quân mỗi hộ có 4,61 người; quận Nhật Nam (trung Trung Bộ) có 15.460 hộ với 69.480 nhân khẩu, bình quân mỗi hộ có 4,49 người7 Như vậy ở Việt Nam thời đó, bình quân mỗi g có 6,83 người

Vào đầu thế kỷ XV, thống kê dân số của nhà Minh năm 1417 cho biết, số hộ của cả quận Giao Chỉ (tức Việt Nam thời thuộc Minh) là 120.412 và số nhân khẩu là 500.264, bình quân mỗi hộ có 4,15 người8

Kết quả điều tra dân số năm 1989 cho biết chính xác tổng dân số là 62.656.941 người với 12.958.041 hộ, bình quân mỗi hộ có 4,84 người9

Trang 32

Tất nhiên ngày xưa, không chỉ miền núi mới có đại gia đình mà ngay miền đồng bằng cũng có hiện tượng gia đình "ba thê bảy thiếp", gia đình "tam đại đồng đường", "tứ đại đồng đường", có lúc "ngũ đại đồng đường" J Boissière cho biết đến thế kỷ XIX "khi 5 đời của cùng một gia đình cùng sống quây quần mà không có xích mích gì, quan phủ huyện hàng năm phải tâu trình lên nhà vua để được ban thưởng"10 Điều đó chứng tỏ đấy là hiện tượng hiếm có và phần nhiều thuộc tầng lớp quý tộc, tầng lớp trên Còn đơn vị gia đình phổ biến trong dân chúng là gia đình nhỏ và ngày nay, trong một số gia đình có sự chung sống của ông bà và cháu thường chỉ trong một thời gian nhất định khi con cháu làm nghĩa vụ nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ

Do sự gắn bó lâu đời trong tình cảm ruột thịt giữa cha mẹ và con cái của tế bào xã hội, cùng chia sẻ nỗi vui buồn, sướng khổ của cộng đồng, cùng lao động sinh sống, cùng nuôi dạy con cái , tình cảm gia đình rất sâu đậm trong tâm lý con người Việt Nam và là cơ

sở đầu tiên có ý nghĩa nền tảng của tính cộng đồng

Những gia đình cùng huyết thống họp nhau lại thành họ Cộng đồng họ tồn tại phổ biến và ở nông thôn, những thành viên cùng dòng họ thường sống quy tụ trong một xóm hay một địa bàn cư trú nhất định, có nhà thờ họ chung, có gia phả và có họ còn có tộc ước quy định những điều lệ giúp đỡ nhau trong khó khăn hoạn nạn, trong hiếu hỷ và những nghĩa vụ đối với việc họ, việc thờ cúng tổ tiên chung Quan hệ dòng họ mở rộng và củng cố thêm quan hệ huyết thống lấy gia đình làm đơn vị Tục ngữ Việt Nam có câu "giọt máu đào hơn

ao nước lã" Người Kinh có khoảng 300 họ, riêng vùng đồng bằng Bắc Bộ có khoảng trên

200 họ11 Theo kết quả thống kê địa bạ năm 1805 của 5 huyện thuộc Hà Đông cũ thì vùng này có 71 họ tính theo danh sách những chủ sở hữu ruộng đất12 Tất nhiên rất khó thống kê một cách chính xác số họ trong cả nước hoặc trong từng vùng vì ở Việt Nam, mỗi họ có khi được gọi bằng tên một chữ riêng như họ Lê, Nguyễn, Lý , nhưng có khi được phân biệt bằng tên gọi gồm hai chữ ghép như Nguyễn Đình, Nguyễn Văn, Nguyễn Huy

Cộng đồng làng xã có nguồn gốc từ công xã nông thôn ra đời từ giai đoạn tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và hình thành nhà nước đầu tiên trong lịch sử Loại công xã này tồn tại phổ biến và mỗi dân tộc ở Việt Nam đều có tên gọi riêng như chạ, chiềng rổi làng

Trang 33

3 Loại hầu như chỉ cú ruộng đất tư hữu, ruộng đất cụng khụng cú hoặc khụng cú bao nhiờu

Cú thể nờu lờn 3 mụ hỡnh của 3 loại cụng xó nụng thụn trờn như sau:

Loại 1 và 2 cũn tồn tại phổ biến ở miền nỳi ở đồng bằng, trong dõn tộc Kinh, loại 1 phổ biến trong thời cổ đại, loại 1 và 2 cựng tồn tại trong thời kỳ thế kỷ X đến XV, loại 2 và

3 cựng tồn tại phổ biến trong thế kỷ XVI đến XX, nhưng ở đồng bằng sụng Cửu Long chủ yếu là loại 3

Cho đến thế kỷ XIX, núi chung trờn cả nước, trong tổng số ruộng đất canh tỏc và nộp thuế (thực trưng) cú gần 20% ruộng đất cụng13 Tuy nhiờn trong từng vựng, tỷ lệ giữa ruộng đất cụng và ruộng đất tư rất khỏc nhau

CX

RĐ TV

CX RĐ TV

CX RĐ TV

CX = Công xã

RĐ = Ruộng đất

TV = Thành viên Ruộng đất công Ruộng đất t-

Trang 35

TØ l Ö c h ñ së h ÷ u

78%

22%

Chñ n÷ Chñ nam

Trang 36

Kết quả khai thác và xử lý 1.637 địa bạ của Nam Kỳ lục tỉnh năm Minh Mạng 17 (1836) lại cho biết ruộng đất công chỉ chiếm 7,57%, trong lúc ruộng đất tư chiếm đến 92,43% tổng diện tích canh tác15

Gia Định

162955.3.12.7 6310.1.05.7

7,60%

156645.2.07.0 92,40%

Định Tường

136331.7.09.4 1908.4.07.5

1,13%

134423.3.01.9 98,87%

Vĩnh Long

178678.6.12.8 22739.8.13.8

12,73%

155938.7.14.0 87,27%

An Giang

96569.3.12.1 4329.7.03.0

4,48%

92239.6.09.1 95,52%

Hà Tiên

3132.1.08.7 2414.7.05.9

77,10%

717.4.02.8 22,90%

Ch ø c s¾c

67%

33%

Cã ruéng Kh«ng ruéng

Trang 37

Từ gia đình đến dòng họ rồi làng xóm, hàng loạt quan hệ cộng đồng cùng tồn tại và

bổ sung cho nhau, tạo nên tính cộng đồng cao trong cuộc sống hàng ngày, trong các hoạt động văn hóa - xã hội cũng như trong ý thức, tâm lý và cả trong đời sống tâm linh của con người Việt Nam

Tính cộng đồng là đặc điểm chung của nhiều nước phương Đông, tuy mỗi nước do những điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử khác nhau mà mang những sắc thái riêng Những nước á Đông như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, việt nam đều được nhiều nhà nghiên cứu coi là những nước có tính cộng đồng cao, nhưng rõ ràng nội dung và tính cách cộng đồng lại khác nhau

Tính cộng đồng của người Hoa ở Trung Quốc chủ yếu dựa trên cơ sở của đại gia tộc với những gia đình lớn và chế độ gia trưởng rất mạnh

Tính cộng đồng của người Nhật được biểu thị tập trung trong những nhóm xã hội gọi là ie (ie là "gia" có nghĩa như một cộng đồng dựa trên thể chế hộ gia đình) với ý thức bảo vệ lợi ích chung và lòng trung thành cao độ với cộng đồng Có người định nghĩa "ie là nhóm xã hội được xây dựng trên nền tảng của một cấu trúc được thiết lập theo sự sinh sống

và tổ chức quản lý"16 Tính cộng đồng này có cội nguồn sâu xa trong lịch sử Nhật Bản, thể chế gia đình, làng xã và văn hóa Nhật Bản, được chế độ Sảmtai củng cố bằng tinh thần kỷ luật, tổ chức cao và lòng trung thành vô hạn, đã được xã hội hóa thành những giá trị xã hội Bên trong nhóm xã hội, quan hệ huyết thống không quan trọng, mà là ý thức phận sự, quan

hệ tình cảm và cấu trúc theo chiều dọc cùng với các thứ bậc phân loại rạch ròi giữ vai trò chi phối Tính cộng đồng đó đã được phát huy cao độ trong đời sống mọi mặt của người Nhật,

Trang 38

đặc biệt trong các tổ chức kinh tế - xã hội, trong các công ty, xí nghiệp và trở thành một sức mạnh tinh thần to lớn trong xây dựng đất nước, trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được các nhà Nhật Bản học đặc biệt quan tâm nghiên cứu và thảo luận

Hàn Quốc là một nước đồi núi, hầu như không có đồng bằng, các làng xã vì thế trải rộng trên các thung lũng hay đồi núi Nền tảng của làng xã là những dòng họ với những gia đình nhỏ mang tính gia trưởng cao và giữ vai trò chi phối cuộc sống cộng đồng17

Tính cộng đồng của mỗi nước có chỗ mạnh và chỗ yếu, vấn đề là biết cách phát huy, khai thác sức mạnh đó như thế nào và về phương diện này, Nhật Bản là một thành công lớn

2.3 Tinh thần nhân ái, khoan dung và trọng nghĩa khí

Do phải liên kết lại trong cuộc đấu tranh khắc phục thiên tai, khai hoang, đắp đê làm thủy lợi, chống ngoại xâm, do sống gắn bó trong các cộng đồng gia đình và làng nước, con người việt nam có tinh thần đoàn kết thương yêu, giúp đỡ, đùm bọc nhau trong lúc gặp khó khăn hoạn nạn Tinh thần nhân ái đó được phản ánh trong các phong tục tập quán của làng

xã, trong các hội, phường mang tính chất tương trợ, ái hữu và được đúc kết lại trong nhiều

ca dao tục ngữ trở thành như câu nói đầu miệng của người Việt Nam:

Thương người như thể thương thân,

Lá lành đùm lá rách Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một loài

Trong quan niệm truyền thống, người việt nam coi nước, quốc gia, dân tộc cũng như một thứ cộng đồng huyết thống, nhưng con cháu của một tổ tiên chung từ trong nguồn gốc

xa xưa Điều đó biểu thị trong huyền thoại Bố Lạc Long (Rồng) lấy Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở ra trăm con, trong đó người con trưởng theo Mẹ lên núi là Vua Hùng lập ra nước Văn Lang Vì vậy người việt nam coi nhau là con Rồng cháu Tiên, là đồng bào ruột thịt có vị Tổ chung là Vua Hùng Cách xưng hô của người Việt cũng là sự chiếu rõi quan hệ

Ngày đăng: 27/06/2014, 22:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w