Tuy nhiên, tại một số phiên tòa HSST hiện nay vẫn còn tồn tại thậmchí ở mức phức tạp những hạn chế về áp dụng quy định pháp luật dẫn đến ýnghĩa của thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm
Trang 11.1 Khái niệm, đặc điểm thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm 61.2 Ý nghĩa của thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm 101.3 Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về thủ tục tố
Chương 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN THỦ TỤC TỐ TỤNG TẠI
PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN;
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG THỰC
2.2 Tình hình xét xử và kết quả đạt được trong thực hiện thủ tục tố
tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân hai cấp
2.3 Phương hướng hoàn thiện, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định
về thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm và giải pháp
bảo đảm thực hiện tại Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Điện Biên 573.2 Giải pháp hạn chế trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 2BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sựHĐXX : Hội đồng xét xử
HSST : Hình sự sơ thẩm
TAND : Tòa án nhân dân
Trang 3Số hiệu
bảng
2.3 Số liệu kết quả giải quyết các vụ án bị kháng cáo, kháng
2.4 Số liệu kết quả giải quyết các vụ án bị kháng cáo, kháng
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong tố tụng hình sự, xét xử sơ thẩm là giai đoạn trung tâm của cảquá trình giải quyết vụ án hình sự, bởi đây là giai đoạn xem xét toàn bộ quátrình điều tra, truy tố, đặc biệt, đây chính là hoạt động tập trung nhất quyền tưpháp, hơn nữa, đây còn là giai đoạn tập trung trí tuệ của những người tiếnhành tố tụng và người tham gia tố tụng, là giai đoạn mà những lý lẽ, nhữngphân tích được đưa ra, và tất cả những điều này đều hướng tới một quyết địnhchính xác, thuyết phục - Bản án hình sự sơ thẩm (HSST) Tại giai đoạn này,trình độ nghiệp vụ, chuyên môn của Thẩm phán, Kiểm sát viên, người bàochữa,… sẽ được thể hiện công khai và rõ ràng nhất Vì vậy, xét xử sơ thẩmmang những giá trị ý nghĩa vô cùng quan trọng
Tuy nhiên, tại một số phiên tòa HSST hiện nay vẫn còn tồn tại (thậmchí ở mức phức tạp) những hạn chế về áp dụng quy định pháp luật dẫn đến ýnghĩa của thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm chưa đạt được, như việc: Thủtục tố tụng tiến hành sơ sài, lược bỏ, không đảm bảo quyền và nghĩa vụ củangười tham gia tố tụng,… Ngoài ra, tình trạng Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòathực hiện hành vi tố tụng một cách chưa đầy đủ, chưa chính xác dẫn tới chấtlượng việc xét hỏi giảm sút, Kiểm sát viên thụ động trong việc đấu tranh làm
rõ hành vi của bị cáo, giai đoạn tranh tụng chưa được đảm bảo, chưa đượcnâng cao chất lượng… và còn rất nhiều thực trạng xấu khác dẫn tới chấtlượng phiên tòa sơ thẩm chưa được đảm bảo, kể cả khi Bộ luật Tố tụng hình
sự (BLTTHS) năm 2015 đã được ban hành, áp dụng Vì vậy, tác giả thấy rằngcần những đánh giá, tìm ra nguyên nhân, giải pháp triệt để cho tồn tại, hạnchế này Tất nhiên, các giải pháp được xây dựng không thể phủ nhận, bỏ quađặc trưng của từng địa phương, nên khi xây dựng, áp dụng các giải pháp cầnphải cân nhắc đến vấn đề này, tác giả nhận thấy với phạm vi của đề tài thạc sĩthì việc bó hẹp nội dung đề tài lại tại một địa phương sẽ hiểu quả hơn cả và
Trang 5nơi công tác của tác giả - Điện Biên, một tỉnh miền núi phía Tây Bắc của đấtnước ta, với những đặc thù về địa lý, thành phần dân tộc,… với những tồn tạiđặc trưng của nhóm tội phạm, của người phạm tội, nên thủ tục xét xử sơ thẩmtại nơi đây sẽ có những đặc điểm riêng biệt so với các địa phương khác trên
cả nước
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Thủ tục tố tụng tại phiên
tòa sơ thẩm hình sự và thực tiễn án dụng tại tỉnh Điện Biên” để làm luận văn.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Công trình nghiên cứu về thủ tục tố tụng tại phiên tòa HSST đã có rấtnhiều, với các mức độ khác nhau, từ công trình nghiên cứu khoa học, sáchbáo pháp lý, bài viết… cụ thể:
Ở mức độ nghiên cứu đại cương, sách “Giáo trình Luật Tố tụng hình
sự” của Trường Đại học Luật Hà Nội, xuất bản năm 2018, do PGS.TS Hoàng
Thị Minh Sơn chủ biên Sách “Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2015”, xuất bản năm 2018, do TS Phạm Mạnh Hùng chủ biên
Ở mức độ nghiên cứu chuyên sâu về kỹ năng xét xử, sách “Chương
trình đào tạo nghiệp vụ xét xử phần kỹ năng giải quyết vụ án hình sự” của
Học viện Tòa án, năm 2017 Sách “Kỹ năng xét xử các vụ án hình sự” của
TS Phạm Minh Tuyên, năm 2018
Ở mức độ so sánh pháp luật, sách “Những nội dung mới của Bộ luật
Tố tụng hình sự năm 2015” của PGS.TS Nguyễn Hòa Bình, năm 2018.
Các bài viết chuyên khảo tại các tạp chí chuyên ngành, như: Bài viết
“Thủ tục xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” của Đinh Văn Quế; bài viết “Bản chất của tranh tụng tại phiên tòa” của PGS.TS Trần Văn Độ, Tạp chí Khoa học pháp lý, số
4/2004; bài viết “Cần sửa đổi, bổ sung một số thủ tục tố tụng tại phiên tòa
hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp” của Nguyễn Văn Trượng, Tạp chí Tòa
án nhân dân (TAND), số 06/2010; bài viết “Bàn về tranh tụng tại các phiên
tòa hình sự” của Phạm Minh Tuyên, Tạp chí Kiểm sát, số 12, tháng 6/2014.
Trang 6Các luận văn “Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm” của Nguyễn Quỳnh Trang, năm 2008; luận văn “Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa hình sự sơ
thẩm” của Nguyễn Vĩnh Thành, năm 2017; luận văn “Tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm” của Trần Thị Mai, năm 2018 Những luận văn này dừng lại ở phạm
vi nghiên cứu về BLTTHS năm 2003, tính đến hiện tại, đã có nhiều sự thayđổi, có nhiều vấn đề pháp lý mới cần được phân tích Hiện mới nhất chỉ có
luận văn “Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm và thực tiễn thi hành
tại tỉnh Lào Cai” của Đỗ Duy Hiếu, năm 2019, nghiên cứu về chuyên đề này
và luận văn này liên hệ thực tiễn tại tỉnh Lào Cai - tỉnh ở phía Đông Bắc nước ta
Công trình nghiên cứu khoa học, có thể kể đến: Đề tài khoa học cấp
cơ sở “Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2015” của Trường Đại học Luật Hà Nội, do TS Vũ Gia Lâm chủ nhiệm
đề tài, tháng 5/2019
Như vậy, thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án HSST đã được nhiều tác giảnghiên cứu, các công trình này đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lý luận, cũngnhư thực tiễn, tuy nhiên, tác giả nhận thấy chưa có một công trình nghiên cứunào về vấn đề này mà liên hệ thực tiễn tại tỉnh Điện Biên - tỉnh ở phía TâyBắc, với những đặc trưng nổi bật của cực tây của Tổ quốc
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm rõ các vấn đề lý luận, các quy định về thủ tục tố tụng tạiphiên tòa HSST, áp dụng quy định pháp luật trong thực tiễn, trên cơ sở đó,luận văn đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTHS năm 2015, bảođảm thi hành quy định của BLTTHS năm 2015 về thủ tục tố tụng tại phiên tòaHSST nói chung và tại các phiên tòa HSST nói riêng tại tỉnh Điện Biên
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, xây dựng khái niệm khoa học, đặc điểm về thủ tục tố tụng
tại phiên tòa HSST
Trang 7Thứ hai, làm rõ ý nghĩa của quy định thủ tục phiên tòa HSST.
Thứ ba, phân tích, đánh giá quy định của BLTTHS năm 2015 về thủ
tục tố tụng tại phiên tòa HSST
Thứ tư, phân tích thực tiễn thi hành quy định của BLTTHS năm 2015
về thủ tục tố tụng tại phiên tòa HSST tại tỉnh Điện Biên, từ đó đánh giá nhữngkết quả đạt được, những vấn đề hạn chế, những vướng mắc về quy định vàxác định nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc này
Thứ năm, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTHS năm
2015 và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm thi hành quy định củaBLTTHS năm 2015 về thủ tục tố tụng tại phiên tòa HSST, nâng cao chấtlượng của các phiên tòa HSST tại tỉnh Điện Biên
4 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về thủ tục tố tụng tại phiên tòaHSST, pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về thủ tục tố tụng tại phiên tòa HSST
và thực tiễn thi hành quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng tại phiên tòa HSST
Trang 85 Các phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, cụ thể: Tác giảphân tích, khái quát các vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng pháp luật, thựctrạng thi hành pháp luật, từ đó đề xuất giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện vànâng cao chất lượng việc thực hiện thủ tục tố tụng tại phiên tòa HSST
Luận văn sử dụng phương pháp so sánh, cụ thể: Tác giả tiến hành sosánh số liệu thống kê thực trạng xét xử của TAND hai cấp tỉnh Điện Biên từnăm 2016 đến năm 2020; so sánh một số quy định pháp luật của BLTTHSnăm 2003 và BLTTHS năm 2015 Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phươngpháp hỗ trợ khác như: Thống kê để làm rõ thực trạng thực hiện thủ tục tố tụngtại phiên tòa HSST tại tỉnh Điện Biên
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện
lý luận về thủ tục tố tụng tại phiên tòa HSST Việc nghiên cứu về mặt lý luậngiúp làm sáng tỏ bản chất pháp lý, ý nghĩa,mục đích và nhiệm vụ đặt ra củathủ tục tố tụng tại phiên tòa HSST Luận văn còn góp phần thống nhất nhậnthức về các quy định của BLTTHS năm 2015 về thủ tục tố tụng tại phiên tòaHSST, đề ra các giải pháp mang tính khoa học nhằm đảm bảo thực hiện thủtục tố tụng và nâng cao chất lượng của các phiên tòa HSST
Về mặt thực tiễn: Các nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu thamkhảo cho việc nghiên cứu, học tập, công việc xây dựng pháp luật Luận văn
có giá trị ứng dụng cho hoạt động thực tiễn thực hiện thủ tục tố tụng tại cácphiên tòa HSST khu vực Tây Bắc nói chung và tại tỉnh Điện Biên nói riêng
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn gồm 02:
Chương 1: Những vấn đề chung về thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình
sự sơ thẩm
Chương 2: Thực tiễn thực hiện thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ
thẩm tại tỉnh Điện Biên; phương hướng hoàn thiện quy định pháp luật và giảipháp đảm bảo chất lượng thực hiện
Trang 9Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG
TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM
1.1 Khái niệm, đặc điểm thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
1.1.1 Khái niệm thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Tố tụng hình sự là toàn bộ hành vi của các chủ thể tiến hành tố tụng, chủthể tham gia tố tụng và của các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác tham gia vào quátrình giải quyết vụ án theo một trình tự đã được quy định tại văn bản quy phạmpháp luật Hiểu một cách đơn giản, theo quan điểm của tác giả, tố tụng hình sựchính là những gì mà pháp luật yêu cầu phải làm và cụ thể hơn: Tố tụng hình sựđược quy định tại BLTTHS và văn bản hướng dẫn thi hành, tố tụng dân sự đượcquy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành,…
Quá trình xem xét, giải quyết vụ án tùy thuộc vào tính chất, mức độphức tạp của từng vụ án mà sẽ bao gồm ít hay nhiều thủ tục tố tụng, tuynhiên, về bản chất, đều phải bao gồm các thủ tục tố tụng (thủ tục cứng) đượcquy định cụ thể trong pháp luật tố tụng hình sự mà tập hợp các thủ tục này cóthể khái quát lên thành từng giai đoạn tố tụng cụ thể: Giai đoạn khởi tố vụ ánhình sự, khởi tố bị can; giai đoạn điều tra; giai đoạn truy tố; giai đoạn xét xử
sơ thẩm, phúc thẩm; giai đoạn thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực phápluật Trong các giai đoạn này, giai đoạn xét xử (theo ý kiến của tác giả), chính
là giai đoạn trung tâm của hoạt động xem xét, giải quyết vụ án hình sự Bởitại giai đoạn xét xử này, không chỉ các hành vi, quyết định của người thamgia tố tụng, của người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đượcxem xét tập trung, mà các tài liệu, chứng cứ thu thập được từ ban đầu cũng sẽđược xem xét, đánh giá và từ đó, HĐXX hoặc Thẩm phán (tiến hành xét xửtheo thủ tục rút gọn) sẽ nhận định và quyết định toàn bộ vấn đề của một vụ
án, trên cơ sở kết quả của phiên tòa xét xử đó, bản án đã có hiệu lực pháp luật
Trang 10thì mới phát sinh các hoạt động thi hành bản án, quyết định Chính bởi tầmquan trọng của hoạt động xét xử này, mà bất kì hành vi, quyết định tố tụngnào cũng đều phải tuân theo quy định tại pháp luật tố tụng hình sự
Theo Từ điển Tiếng Việt thì “thủ tục” được hiểu là “những việc cụ
thể phải làm theo một trật tự quy định, để tiến hành một công việc có tính chất chính thức”1; “phiên tòa” được hiểu là “lần họp để xét xử của Tòa án”2;
“xét xử” được hiểu là “xem xét và xử các vụ án”3; “sơ thẩm” được hiểu là
“xét xử vụ án với tư cách là tòa án ở cấp xử thấp nhất”4, các khái niệm thành
phần này đã được hiểu và áp dụng trên thực tế, trên cơ sở logic và tính hợp lý
từ các hành vi trên thực tiễn mà khái quát hóa lên thành khái niệm, nên nộihàm lại chứa đựng cơ sở thực tiễn là chủ yếu
Theo Từ điển Luật học thì “thủ tục tố tụng” được hiểu là “cách thức,
trình tự và nghi thức tiến hành xem xét một vụ việc hoặc giải quyết một vụ án
đã được thụ lý hoặc khởi tố theo các quy định của pháp luật”5 Các quy định
pháp luật này cần được hiểu theo nghĩa là đã có hiệu lực pháp luật hay nóicách khác là đã được thi hành, bởi, không giống như quy định tại pháp luậthình sự, theo tinh thần có lợi cho bị cáo (quy định pháp luật về mặt nội dung),các quy định về thủ tục này cần phải được áp dụng ngay khi có hiệu lực phápluật (quy định pháp luật về mặt hình thức)
Như vậy, thủ tục tố tụng tại phiên tòa HSST có thể được hiểu là: Cáchthức, trình tự tiến hành tố tụng tại phiên tòa hình sự ở cấp xét xử sơ thẩm baogồm: Thủ tục bắt đầu phiên tòa, tranh tụng, nghị án và tuyên án, do HĐXX,Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, người bào chữa và những người tham gia tốtụng khác thực hiện theo một trình tự đã được quy định tại BLTTHS
1 Viện Ngôn ngữ học (2004), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr 960.
Trang 111.1.2 Đặc điểm thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Dựa trên cơ sở thực tiễn thực hiện, kết hợp với quá trình tìm hiểu cáckiến thức lý luận về tố tụng HSST, tác giả nhận thấy rằng thủ tục tố tụng tạiphiên tòa HSST có năm đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, thủ tục tố tụng tại phiên tòa HSST bắt đầu từ thời điểm
Thư ký Tòa án bắt đầu tiến hành các hoạt động chuẩn bị tại phiên tòa và kếtthúc sau khi Chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc phiên tòa xét xử Có nhiềuquan điểm trái chiều về thời điểm bắt đầu và kết thúc của phiên tòa HSST,cho rằng thời điểm bắt đầu phiên tòa là khi Chủ tọa phiên tòa tuyên bố khaimạc phiên tòa, tuy nhiên, để Chủ tọa phiên tòa tuyên bố khai mạc phiên tòathì khâu chuẩn bị trước đó của Thư ký phiên tòa đặc biệt quan trọng, bởiđiều này sẽ dẫn tới hệ quả là sự phối hợp của Thư ký phiên tòa với Chủ tọaphiên tòa về tình hình phiên tòa trước khi HĐXX vào phòng xét xử và tuyên
bố khai mạc phiên tòa (Thư ký có trách nhiệm báo cáo sơ bộ người tham gia
tố tụng, những vấn đề phát sinh về người tham gia tố tụng như đến muộn,tình trạng sức khỏe của người tham gia tố tụng… chứ không phải đợi đếnkhi Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Thư ký báo cáo những người được triệu tập,điều này, về mặt thực tiễn, chính là sự linh hoạt, cơ động, tăng tính hiệu quảcủa phiên tòa xét xử),do vậy, theo quan điểm của tác giả, thời điểm bắt đầu
là thời điểm Thư ký phiên tòa bắt đầu tiến hành hoạt động chuẩn bị tại phiêntòa Về thời điểm kết thúc phiên tòa, có quan điểm cho rằng thời điểm kếtthúc khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với bị cáo, ví dụ: Khi bị cáo làngười cần phiên dịch thì sau khi phiên dịch xong cho bị cáo nội dung củabản án do Chủ tọa phiên tòa vừa tuyên hoặc là khi Chủ tọa phiên tòa giảithích xong các nội dung của bản án mà người tham gia tố tụng còn thắc mắcngay sau khi Chủ tọa phiên tòa đọc xong bản án, quyết định của Tòa án, tuynhiên, tác giả cho rằng, những hoạt động này chỉ là hoạt động xử lý pháisinh, tức là, nếu phiên tòa phát sinh các trường hợp này thì Chủ tọa phiên tòa
Trang 12mới phải thực hiện việc giải thích, người phiên dịch mới phải phiên dịch nộidung bản án Như vậy, để đảm bảo tính đồng nhất, thì tác giả xác định thờiđiểm kết thúc phiên tòa là thời điểm Chủ tọa phiên tòa tuyên bố phiên tòakết thúc Đây là đặc trưng của thủ tục tố tụng, khác biệt so với các trình tự,thủ tục khác (thủ tục phiên họp xét kháng cáo quá hạn, thủ tục phiên họp dân
sự, hành chính,…)
Thứ hai, thủ tục tố tụng tại phiên tòa HSST có tính lần đầu Tính lần
đầu được hiểu ở đây chính là cấp xét xử đầu tiên trong hai cấp xét xử - cấp xét
xử sơ thẩm, chính vì tính chất là cấp xét xử đầu tiên trong quá trình xét xử vụ
án nên các thủ tục cũng sẽ mang những nội dung, trình tự khác biệt so với cấpxét xử phúc thẩm, chi tiết và cụ thể hơn so với các thủ tục xét xử khác (giámđốc thẩm, tái thẩm,…)
Thứ ba, trình tự tiến hành và nội dung của thủ tục tố tụng tại phiên tòa
HSST đều phải tuân theo một trình tự nhất định Dù phiên tòa xét xử một bịcáo hay nhiều bị cáo, bị cáo bị truy tố về một hay nhiều tội danh thì phiên tòacũng đều phải theo trình tự, thủ tục được quy định tại BLTTHS bao gồm: Thủtục bắt đầu phiên tòa, thủ tục tranh tụng (đặc biệt thủ tục tranh tụng) và cuốicùng là nghị án và tuyên án, không thể linh hoạt lược bỏ hay thêm thủ tụckhác theo tư duy của Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa Đây chính là đặc điểmthể hiện bản chất riêng có, đồng nhất của các phiên tòa HSST, khác biệt sovới phiên tòa dân sự sơ thẩm, hành chính sơ thẩm
Thứ tư, thủ tục tố tụng tại phiên tòa HSST có đặc điểm trực tiếp, công
khai và liên tục Tính trực tiếp ở đây chính là Hội đồng xét xử phải trực tiếpxác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi, nghe ý kiến của bị cáo, bịhại, đương sự hoặc người đại diện của họ, người làm chứng, người giám định,người khác tham gia phiên tòa được Tòa án triệu tập; xem xét, kiểm tra tàiliệu, chứng cứ đã thu thập; công bố biên bản, tài liệu và tiến hành hoạt động
Trang 13tố tụng khác để kiểm tra chứng cứ; nghe ý kiến của Kiểm sát viên, người bàochữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
Tính công khai ở đây chính là Tòa án xét xử công khai, mọi ngườiđều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do BLTTHS quy định.Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dântộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chínhđáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án côngkhai Tính trực tiếp, công khai đều rất cần thiết, mang đặc trưng của phiêntòa xét xử
Việc xét xử được tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ và thời gian tạmngừng phiên tòa Các phiên tòa xét xử cần phải bảo đảm sự liên tục, tránh sựngắt quãng, can thiệp, điều này giúp nội dung vụ án được làm rõ một cáchtrực tiếp, tránh ảnh hưởng, tác động xấu đến quá trình xét xử
Thứ năm, thủ tục tố tụng tại phiên tòa HSST phải được quy định tại
BLTTHS Đây là đặc trưng của thủ tục tố tụng hình sự, bởi bản chất của loạithủ tục này chỉ trở thành thủ tục tố tụng khi nó được quy định và ghi nhận tạimột văn bản pháp lý đặc thù, chính là BLTTHS, điều này giúp phân biệt vớithủ tục tố tụng hành chính, thủ tục tố tụng dân sự, Hơn nữa, do tính chất,sức ảnh hưởng, ý nghĩa và tầm quan trọng của phiên tòa hình sự mà việc quyđịnh nghiêm ngặt, kỹ lưỡng các thủ tục tố tụng hình sự là điều cực kỳ cầnthiết, quan trọng
1.2 Ý nghĩa của thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Thủ tục tố tụng tại phiên tòa HSST mang nhiều ý nghĩa quan trọng,đặc biệt trong bối cảnh Nhà nước Việt Nam đang trong giai đoạn hướng tới
mô hình nhà nước pháp quyền, đạt được nhiều vị trí trên chính trường quốc
tế, sự ghi nhận quyền con người thông qua các quy định tố tụng hình sự là hếtsức cần thiết, cơ bản Tác giả đề cập tới bốn ý nghĩa chính sau:
Thứ nhất, thủ tục tố tụng hình sự tại phiên tòa HSST giữ vị trí quan
trọng trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,
Trang 14góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền, thực hiện các chủ trương của Đảng
và Nhà nước về cải cách tư pháp Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị chỉ rõ “các cơ
quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của người dân trong việc bảo vệ công
lý, quyền con người”.Cụ thể hóa tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW, khoản 3
Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo
vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân…”, đồng thời điều này
còn được khẳng định lại tại khoản 1 Điều 26 Luật Tổ chức TAND năm 2014.Trước yêu cầu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa, bảo vệ công lý đã trở thành một trong những mục tiêu cơ bản, xuyênsuốt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta và
là một giá trị tiến bộ mà loài người luôn khát vọng hướng tới Có nhiều quanđiểm khác nhau về công lý, phụ thuộc vào không gian, thời gian hình thành,phát triển khái niệm công lý Trong lĩnh vực tư pháp, bảo vệ công lý được xácđịnh là một trong những mục tiêu cơ bản của chiến lược cải cách tư pháp củaViệt Nam đến năm 2020, năm 2021 đã tiến hành việc tổng kết thực hiện Nghịquyết 49-NQ/TW Hoạt động tư pháp mà trong đó Tòa án được xác định giữ
vị trí trung tâm và công tác xét xử là hoạt động trọng tâm Công lý ở đây đượchiểu là yêu cầu xử lý các vụ việc bằng các thủ tục tố tụng công bằng hợp phápnhằm bảo vệ lợi ích của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, bị hại
và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự Công lýtrong tư pháp xét xử không chấp nhận hiện tượng còn để xảy ra tình trạngoan, sai, bỏ lọt tội phạm Trong pháp luật tố tụng hình sự, phiên tòa xét xử sơthẩm vụ án hình sự có vai trò đặc biệt quan trọng mang tính quyết định trong
6 “Điều 2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân
1 Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các
vi phạm pháp luật khác.”
Trang 15việc giải quyết đúng đắn, khách quan vụ án hình sự, bảo vệ lợi ích hợp phápcủa Nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của công dân.Trong các phiên tòaHSST, phán quyết “thấu tình, đạt lý” của Tòa án chính là nơi thể hiện caonhất giá trị của công lý
Thứ hai, thủ tục tố tụng tại phiên tòa HSST giữ vị trí quan trọng trong
việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng Tại phiêntòa, những người tham gia tố tụng đều được bình đẳng với nhau, đặc biệt là cảvới người tiến hành tố tụng (Kiểm sát viên - đại diện Viện kiểm sát nhân dân)trong một số nội dung như: Quyền xuất trình các chứng cứ, quyền tranh luận
và quyền đưa ra các yêu cầu như đề nghị thay đổi người tiến hành tốtụng,triệu tập thêm nhân chứng Người tham gia tố tụng được trực tiếp nghelời khai, lời trình bày của những tham gia tố tụng khác, được đối chất và tựmình hoặc nhờ người khác đưa ra những lý lẽ để bảo vệ mình Có thể nói,phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là nơi thể hiện đầy đủ nhất quyền dânchủ của công dân
Thứ ba, thủ tục tố tụng tại phiên tòa HSST mang trách nhiệm giáo dục
ý thức pháp luật trong nhân dân Thông qua hoạt động tranh tụng tại phiên tòa
và lắng nghe việc áp dụng có căn cứ các quy định pháp luật, HĐXX quyếtđịnh xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, những người tham gia tốtụng và người tham dự phiên tòa sẽ hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật,hiểu rõ quan điểm, chính sách của Nhà nước đối với người phạm tội trước là
để không vi phạm pháp luật, sau là tuyên truyền quy định pháp luật cho ngườikhác Điều này giúp nâng cao ý thức pháp luật của công dân trong cuộc đấutranh phòng chống tội phạm Một phiên tòa HSST được tiến hành theo đúngtrình tự, thủ tục do pháp luật quy định, tạo điều kiện để người tham gia tốtụng được tranh luận công khai sẽ cơ sở để có để có được bản án, quyết địnhkhách quan, toàn diện, chính xác Điều này sẽ tạo được lòng tin trong nhândân, hỗ trợ giảm tỷ lệ kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm, bản án
sơ thẩm sẽ có hiệu lực pháp luật góp phần tiết kiệm được thời gian, tiền bạc
Trang 16của Nhà nước và nhân dân, từ đó nâng cao chất lượng, uy tín của cơ quan tưpháp nói chung và của cơ quan Tòa án nói riêng.
Thứ tư, thủ tục tố tụng tại phiên tòa HSST góp phần bảo đảm chế độ
và trật tự xã hội, trật tự pháp luật Trong quá tình xét xử sơ thẩm hình sự,nội dung vụ án hình sự sẽ được xem xét công khai, toàn diện và trên cơ sở
đó, HĐXX đưa ra phán quyết khách quan, đúng pháp luật, không để lọt tộiphạm, không làm oan người vô tội Thông qua phiên tòa xét xử, các hành
vi phạm tội của bị cáo được làm rõ và từ đó, bị cáo phải chịu mức hìnhphạt tương xứng với tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, chưa kể, trongmột số vụ án đặc thù liên quan đến trách nhiệm bồi thường dân sự (vụ ánxâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm như: Vụ án giết người, hiếp dâm,
…), HĐXX đồng thời buộc bị cáo phải bồi thường khắc phục các thiệt hại
đã gây ra cho xã hội, cho tổ chức và công dân thì giá trị của bản án khôngchỉ dừng lại đối với từng bị cáo mà còn mang giá trị liên quan cho các bịhại, đương sự khác trong vụ án Khi bản án kết tội được tuyên tức là người
có hành vi phạm tội đã bị pháp luật trừng trị, đem lại công lý, công bằng xãhội, củng cố thêm lòng tin vào chế độ, vào đường lối, chính sách, pháp luậtcủa Đảng và Nhà nước, từ đó, trật tự xã hội, trật tự được pháp luật đượccủng cố, duy trì
1.3 Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
1.3.1 Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về thủ tục bắt đầu phiên tòa hình sự sơ thẩm
Thủ tục bắt đầu phiên tòa HSST bao gồm hai nội dung chính sau:Chuẩn bị khai mạc phiên tòa và khai mạc phiên tòa Cụ thể:
Thứ nhất, chuẩn bị khai mạc phiên tòa7
Theo quy định tại BLTTHS năm 2015 quy định thủ tục bắt đầu phiên tòabao gồm các công việc của Thư ký phải kiểm tra sự có mặt của những người
7 Điều 300 BLTTHS năm 2015.
Trang 17được Tòa án triệu tập, nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do Sự có mặt tạiphiên tòa của từng người tham gia tố tụng có vị trí, vai trò, ý nghĩa khác nhau,được thể hiện tại các Điều 290 đến Điều 296 BLTTHS năm 2015 (sự có mặt của
bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người đại diện của họ, người làmchứng, người định giá tài sản, người giám định, người phiên dịch, người dịchthuật, Điều tra viên và những người khác) Sau khi đã làm xong thủ tục kiểm tra
sự có mặt những người được Tòa án triệu tập, Thư ký tiến hành phổ biến nội quyphiên tòa được quy định tại Điều 2568 BLTTHS năm 2015 Quy định mới này
đã thể hiện tính uy nghiêm của phiên tòa ngay từ bước chuẩn bị khai mạc phiêntòa, thông qua việc các đương sự và người tham dự phiên tòa được phổ biến nộiquy phiên tòa để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đã thể hiện điều này
Thứ hai, khai mạc phiên tòa9
Theo quy định tại BLTTHS năm 2015 thì khi bắt đầu phiên tòa, Thẩmphán - Chủ tọa phiên tòa tuyên bố khai mạc phiên tòa và đọc Quyết định đưa
vụ án ra xét xử Đây là thủ tục bắt buộc khi tiến hành xét xử một vụ án hình
sự Sau khi nghe Thư ký phiên tòa báo cáo danh sách những người được triệutập, sự có mặt, sự vắng mặt, lý do của việc vắng mặt, Chủ tọa phiên tòa xácnhận lại một lần nữa, quy định này để xử lý cho trường hợp những ngườiđược Tòa án triệu tập nhưng đến muộn, họ đến sau khi Thư ký phiên tòa làmthủ tục bắt đầu phiên tòa, một vai trò khác, sau khi thực hiện xác nhận sự cómặt, vắng mặt của những người được Tòa án triệu tập, HĐXX sẽ tiến hành
8 “Điều 256 Nội quy phiên tòa
1 Mọi người vào phòng xử án phải mặc trang phục nghiêm túc, chấp hành việc kiểm tra an ninh và thực hiện đúng hướng dẫn của Thư ký Tòa án.
2 Mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa.
3 Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án Bị cáo phải đứng khi Kiểm sát viên công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố Người được Tòa án triệu tập đến phiên tòa muốn trình bày ý kiến phải được chủ tọa phiên tòa đồng ý; người trình bày ý kiến phải đứng khi trình bày ý kiến, khi được hỏi.
Những người vì lý do sức khỏe có thể được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi.
4 Tại phiên tòa, bị cáo đang bị tạm giam chỉ được tiếp xúc với người bào chữa cho mình Việc tiếp xúc với những người khác phải được chủ tọa phiên tòa cho phép.”
5 Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập đến phiên tòa.”
9 Điều 301 BLTTHS năm 2015.
Trang 18hỏi những Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa
về việc hoãn phiên tòa10, nội dung này quy định tại Điều 305 BLTTHS năm
2015 hay tiếp tục xét xử Trường hợp không ai có yêu cầu hoãn phiên tòa vàHĐXX xét thấy tiếp tục xét xử thì Chủ tọa phiên tòa tiến hành kiểm tra căncước và giải thích quyền, nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng có mặttại phiên tòa Tại phần thủ tục sau khi kiểm tra căn cước của bị cáo, công bốthành phần những người tham gia tại phiên tòa, đã dự liệu tình huống có vấn
đề mới phát sinh như thông tin bị cáo, người tham gia tố tụng khác với thôngtin thu thập tại hồ sơ, khác với thông tin mà Cáo trạng của Viện kiểm sát truy
tố, nếu các tài liệu chưa có đủ căn cứ để xác định chính xác về căn cước của
bị cáo thì tùy trường hợp HĐXX có thể tạm ngừng phiên tòa, hoãn phiên tòahoặc phải trả sơ để điều tra bổ sung, có thể thấy phần thủ tục này rất quantrọng về mặt thực tiễn Nếu trong quá trình giải thích quyền và nghĩa vụ chonhững người tham gia tố tụng không đầy đủ, những người này sẽ có ý kiếnvới HĐXX về vấn đề này để HĐXX bổ sung, thực hiện đầy đủ
Ngoài ra, tại phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, nếu có yêu cầu về việc đềnghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án,người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật11.Xuất phát từ nhiều lý do như: Nhận định của những người tham gia tố tụng về
sự khách quan của những người này khi tham gia tố tụng, tiến hành tố tụng…,Chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặttại phiên tòa xem họ có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân,
10 “Điều 297 Hoãn phiên tòa.
1 Tòa án hoãn phiên tòa khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Có một trong những căn cứ quy định tại các điều 52, 53, 288, 289, 290, 291, 292, 293, 294 và 295 của Bộ luật này;
b) Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà không thể thực hiện ngay tại phiên tòa; c) Cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại;
d) Cần định giá tài sản, định giá lại tài sản.
Trường hợp hoãn phiên tòa thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu.
2 Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không được quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa .”
11 Điều 302 BLTTHS năm 2015.
Trang 19Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, ngườiphiên dịch, người dịch thuật hay không và lý do của việc đề nghị thay đổi này
là gì, trong trường hợp này, HĐXX sẽ xem xét và quyết định sau khi thảoluận tại phòng nghị án
Trong các vụ án có sự tham gia của người phiên dịch, người dịchthuật, người giám định, người định giá tài sản, Chủ tọa phiên tòa yêu cầungười phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sảncam đoan12 Sau khi giải thích quyền và nghĩa vụ cho người phiên dịch, ngườidịch thuật, người giám định, người định giá tài sản thì Chủ tọa phiên tòa yêucầu những người này cam đoan làm tròn nhiệm vụ, đây là nội dung bắt buộc,bởi chính sự cam đoan này trước là để thể hiện tính nghiêm túc, tầm quantrọng của những ý kiến trình bày của họ tại phiên tòa xét xử, sau là sự ràngbuộc trách nhiệm khi họ đã cam đoan
Trong các vụ án có người làm chứng (thông thường là vụ án xâmphạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm…) Chủ tọa phiên tòa yêu cầungười làm chứng phải cam đoan khai trung thực, quyết định cách ly bị cáo vớingười làm chứng trước khi hỏi người làm chứng13 Sau khi giải thích quyền vànghĩa vụ cho người làm chứng, Chủ tọa phiên tòa sẽ yêu cầu người làm chứngphải cam đoan khai trung thực, bởi lời khai của người làm chứng sẽ ảnhhưởng rất lớn đến việc đối chiếu xác minh hành vi của bị cáo đã khai nhận, là
cơ sở củng cố vững chắc cho việc quyết định bị cáo có tội hay không có tội….Trước khi người làm chứng được hỏi về vụ án, Chủ tọa phiên tòa sẽ quyếtđịnh biện pháp để cho những người làm chứng không nghe được lời khai củanhau hoặc tiếp xúc với những người có liên quan Trường hợp lời khai của bịcáo và người làm chứng có ảnh hưởng lẫn nhau thì Chủ tọa phiên tòa phảiquyết định cách ly bị cáo với người làm chứng trước khi hỏi người làm
12 Điều 303 BLTTHS năm 2015.
13 Điều 304 BLTTHS năm 2015.
Trang 20chứng, quy định này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, củng cố tính trung thực,giá trị lời khai của người làm chứng.
1.3.2 Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
BLTTHS năm 2015 đã đưa toàn bộ thủ tục diễn biến phiên tòa từ saukhi bắt đầu phiên tòa đến trước khi HĐXX nghị án và tuyên án, gọi chung làthủ tục tranh tụng tại phiên tòa, bao gồm: Thủ tục công bố Cáo trạng; thủ tụcxét hỏi tại phiên tòa; thủ tục tranh luận tại phiên tòa
1.3.2.1 Thủ tục công bố Cáo trạng
Trước khi tiến hành xét hỏi, Kiểm sát viên sẽ phải công bố nội dungbản Cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung nếu có, trong đó, ý kiến bổ sungnày không được làm xấu đi tình trạng của bị cáo14, những ý kiến bổ sung cóthể là giải thích về chứng cứ đã thu thập được hoặc là đề nghị thay đổi tộidanh nhẹ hơn Nếu có người phạm tội chưa bị truy tố thì cũng không được bổsung thêm bị cáo, trường hợp này HĐXX sẽ trả hồ sơ để truy tố lại hoặc làtrước đó, Viện kiểm sát chỉ có thể bổ sung thêm bị cáo khi Tòa án chuẩn bịxét xử bằng cách làm văn bản đề nghị Tòa án trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung.Nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn đến việc phải thay đổi quyết định truy tố thìViện kiểm sát ban hành Cáo trạng mới để thay thế bản Cáo trạng trước đótheo quy định tại Điều 280 BLTTHS năm 2015 Theo quy định của BLTTHSnăm 2015, tại phiên tòa HSST, sau khi kết thúc phần thủ tục công bố bản Cáotrạng, nếu không ai có ý kiến và yêu cầu gì thêm thì Chủ tọa phiên tòa tuyên
bố chuyển sang phần thủ tục xét hỏi - đây là một giai đoạn quan trọng nhấttrong diễn biến một phiên tòa nhằm làm sáng tỏ nội dung vụ án
1.3.2.2 Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa
Việc xét hỏi là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình xét xử,bởi đây chính là một cách khác để tiến hành cuộc điều tra công khai nhằm
14 Điều 306 BLTTHS năm 2015.
Trang 21kiểm tra lại kết quả mà Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đã điều tra, thu thậpđược trong giai đoạn điều tra, truy tố từ bị cáo và những người tham gia tốtụng khác Bản chất của thủ tục này, người tiến hành tố tụng bao gồm thànhviên HĐXX (Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán tham gia (nếu có),Hội thẩm nhân dân), Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của đương sự tiến hành hỏi bị cáo, người làm chứng vànhững người có liên quan khác để xác minh các tài liệu, chứng cứ, làm rõ cáctình tiết của vụ án được ghi nhận trong hồ sơ vụ án và làm rõ những chi tiết
có liên quan chưa được ghi nhận trong hồ sơ vụ án mà đến phiên tòa mớiđược phát hiện để xác định sự thật khách quan của vụ án Cụ thể:
* Về trình tự xét hỏi15:
Khi xét hỏi từng người tham gia tố tụng, Chủ tọa phiên tòa sẽ hỏitrước và sau đó đến lượt Hội thẩm nhân dân, rồi đến Kiểm sát viên, người bàochữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, quy định này đãthể hiện quan điểm về một phiên tòa “quy củ”, tránh sự lộn xộn, điều đặc biệtphải tránh của một phiên tòa xét xử Những người tham gia tố tụng cũng cóquyền đề nghị với Chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng
tỏ Người giám định, người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề liênquan đến việc giám định, định giá tài sản BLTTHS năm 2003 không quyđịnh ai hỏi trước, ai hỏi sau mà tùy từng vụ án, Chủ tọa phiên tòa xét hỏi hợp
lý trên cơ sở nội dung từng vụ án cụ thể cũng như diễn biến của phiên tòa(thái độ, nội dung khai báo của những người tham gia tố tụng) Mặc dùBLTTHS đã có sự thay đổi về trật tự của một phiên tòa, nhưng những quyđịnh này, theo quan điểm của tác giả lại khiến cho HĐXX (về mặt ý luận) sovới BLTTHS năm 2003 mất đi tính linh hoạt, ứng biến của HĐXX trước cáctình huống phát sinh của phiên tòa, chưa kể, điều này còn khiến vai trò “trọngtài” xem xét, đánh giá chứng cứ, lập luận của các bên sẽ bị ảnh hưởng, doChủ tọa phiên tòa bắt đầu hỏi trước chứ không phải điều phối các bên tham
15 Điều 307 BLTTHS năm 2015.
Trang 22gia hoạt động xét hỏi Nội dung xét hỏi tập trung làm rõ tình tiết định tộidanh, hình phạt, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, nhân thân của bị cáo…
Người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị Chủ tọa phiêntòa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ Người giám định, người địnhgiá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định, địnhgiá tài sản Đồng thời, BLTTHS năm 2015 bổ sung cho bị cáo quyền đượctrực tiếp đặt câu hỏi với các bị cáo khác (vụ án có từ hai bị cáo trở lên), bị hại,đương sự hoặc người đại diện của họ, người làm chứng nếu được Chủ tọaphiên tòa đồng ý16 Có thể thấy, quy định này là một điểm ghi nhận vô cùngquan trọng về quyền của bị cáo tại phiên tòa, góp phần khẳng định bản chấtquyền công dân, quyền con người của bị cáo chưa hề bị hạn chế hay mất đicho đến khi bản án có hiệu lực pháp luật, khẳng định bị cáo có tội
* Về xét hỏi bị cáo17:
Tại phiên tòa, từng bị cáo (vụ án có từ hai bị cáo trở lên) được xét hỏiriêng về hành vi phạm tội của mình, về các tình tiết khác của vụ án mà bị cáobiết được Trong các vụ án có đồng phạm hoặc có nhiều bị cáo, khi xét hỏicác bị cáo đều phải thực hiện tại phòng xử án Mỗi bị cáo đều được hỏi vềhành vi, động cơ, mục đích của họ trong việc thực hiện tội phạm Việc hỏinày phải được thực hiện riêng đối với từng bị cáo, không thể hỏi chung cùngmột lúc các bị cáo Nếu thấy lời khai của bị cáo này có ảnh hưởng đến lờikhai của bị cáo khác thì Chủ tọa phiên tòa cần cách ly các bị cáo khi xét hỏi.Người được cách ly cần đưa ra khỏi phòng xử án, cách ly ở đây cần hiểu làchỉ cần đáp ứng được bị cáo không nghe được bị cáo đang được xét hỏi đã trảlời những gì, sau khi kết thúc từng phần xét hỏi đối với từng bị cáo về từnghành vi cần làm rõ, Chủ tọa phiên tòa phải cho bị cáo bị cách ly biết nội dunglời khai của người được hỏi trong thời gian bị cáo đó vắng mặt Bị cáo bị cách
ly đó có quyền đề nghị với Chủ tọa phiên tòa hỏi thêm bị cáo đã được xét hỏi
16 Điểm i khoản 2 Điều 61, Điều 309, Điều 310, Điều 311 BLTTHS năm 2015.
17 Điều 309 BLTTHS năm 2015
Trang 23những vấn đề người đó đã khai Biện pháp này chỉ là một trong những cách
để làm rõ tình tiết của vụ án Ngoài ra, đối với riêng từng bị cáo, nếu thấy lờikhai của họ chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn thì những người bào chữa hỏi bịcáo về những chứng cứ, tài liệu đồ vật liên quan đến việc bào chữa và tình tiếtkhác của vụ án, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sựhỏi bị cáo về những tình tiết liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích củađương sự Những người tham gia tố tụng tại phiên tòa có quyền đề nghị Chủtọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết liên quan đến họ Cách xét hỏi nàynhằm đảm bảo cho bị cáo được chủ động khai báo, tránh tình trạng người cóquyền hỏi có thể đặt ngay những câu hỏi có tính chất “mớm cung” cho bị cáo.Tại phiên tòa, bị cáo có quyền im lặng không khai báo để thực hiện quyền tựbào chữa của mình HĐXX có thể giải thích, động viên để họ khai báo nhưngkhông được ép buộc, dọa dẫm họ, buộc họ phải khai báo Nếu bị cáo khôngtrả lời các câu hỏi thì HĐXX, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự tiếp tục hỏi những người khác
và xem xét vật chứng tài liệu có liên quan đến vụ án, công bố lời khai của bịcáo tại Cơ quan điều tra, đây chính là cách gián tiếp chứng minh hành viphạm tội của bị cáo, là phương pháp xử lý khi bị cáo “lợi dụng” quyền imlặng của mình, trốn tránh việc khai báo hành vi phạm tội
Khi được Chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo được đặt câu hỏi với bị cáokhác về các vấn đề có liên quan đến bị cáo Đây là quy định mới củaBLTTHS năm 2015, mở rộng quyền cho bị cáo nhằm tăng cường hơn nữa vaitrò chủ động của bị cáo trong quá trình tranh tụng tại phiên tòa
* Về xét hỏi bị hại, đương sự và đại diện của họ18:
Bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ trình bày những tình tiếtcủa vụ án có liên quan đến họ, sau đó, HĐXX, Kiểm sát viên, người bào chữa
và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hỏi thêm vềnhững điểm mà họ trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn Khi được Chủ
18 Điều 310 BLTTHS năm 2015.
Trang 24tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo có thể hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diệncủa họ về các vấn đề liên quan đến bị cáo Vấn đề xét hỏi nên nêu vấn đề để
họ trình bày về những tình tiết của vụ án có liên quan đến họ Sau đó, Kiểmsát viên, người bào chữa hỏi thêm về những điểm mà họ trình bày chưa đủhoặc có mâu thuẫn Đối với bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thìcần phải hỏi kỹ các tình tiết có liên quan đến trách nhiệm của họ Như vậy, tạiphiên tòa những người này trình bày là chính, còn Chủ tọa phiên tòa chỉ hỏikhi thấy cần thiết phải làm rõ thêm những tình tiết của vụ án bao gồm cả buộctội và gỡ tội Nếu bị cáo thấy có những vấn đề mà những người tham gia tốtụng tại phiên tòa trình bày chưa rõ thì họ có quyền đề nghị HĐXX cho phéphỏi bị hại hoặc đại diện hợp pháp của họ thì cũng nên để cho họ được phéphỏi để làm sáng tỏ thêm các tình tiết vụ án Đối với nguyên đơn dân sự, bị hại
và người đại diện của họ cần chú ý hỏi xem họ có yêu cầu bồi thường thiệt hạikhông, nếu việc yêu cầu đó không được thể hiện bằng văn bản thì HĐXXphải yêu cầu họ cung cấp, vì theo quy định tại Điều 63 BLTTHS năm 2015thì nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức bị thiệt hại về vật chất
do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, trường hợp họkhông cung cấp được thì trong quá trình làm việc cơ quan tiến hành tố tụngvẫn phải làm rõ và ghi nhận yêu cầu của họ
* Về hỏi người làm chứng19:
Việc hỏi người làm chứng phải được tiến hành riêng đối với từngngười làm chứng và không để những làm chứng còn lại biết về nội dung củangười trước đó được hỏi Khi hỏi người làm chứng, HĐXX phải hỏi rõ vềquan hệ giữa họ với bị cáo và các đương sự trong vụ án để tiến hành nhậnđịnh, đánh giá Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng trình bày rõnhững tình tiết của vụ án mà họ đã biết, sau đó hỏi thêm về những điểm mà
họ khai chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn, Kiểm sát viên, người bào chữa,người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể hỏi thêm
19 Điều 311 BLLTTHS năm 2015.
Trang 25người làm chứng Khi được Chủ tọa phiên tòa đồng ý, bị cáo có thể hỏi ngườilàm chứng về các vấn đề có liên quan đến bị cáo Sau khi đã trình bày xong,người làm chứng ở lại phòng xử án để có thể được hỏi thêm Trường hợp cócăn cứ xác định người làm chứng, người thân thích của họ bị xâm hại hoặc bị
đe dọa xâm phạm đến tình mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự,… thì HĐXXphải quyết định biện pháp bảo vệ họ theo quy định của BLTTHS Trường hợpcần thiết, Tòa án quyết định hỏi người làm chứng qua mạng máy tính, mạngviễn thông
* Về hỏi người giám định, người định giá tài sản20:
Hội đồng xét xử tự mình hoặc theo đề nghị của Kiểm sát viên, ngườibào chữa, người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa yêu cầu người giámđịnh, người định giá tài sản trình bày kết luận hoặc trình bày những phân tích,
lý giải cụ thể, dễ hiểu về vấn đề được giám định, định giá tài sản Khi trìnhbày, người giám định, người định giá tái sản có quyền giải thích bổ sung vềkết luận giám định, định giá tài sản, căn cứ để đưa ra kết luận giám định, địnhgiá tài sản Kiểm sát viên, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác cómặt tại phiên tòa có quyền nhận xét về kết luận giám định, định giá tài sản,được hỏi về những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giámđịnh, định giá tài sản hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ án.Trường hợp người giám định, người định giá tài sản không có mặt tại phiêntòa thì Chủ tọa phiên tòa công bố kết luận giám định, kết quả định giá tài sản.Khi xét thấy cần thiết, HĐXX quyết định giám định bổ sung hoặc giám địnhlại, định giá lại tài sản
Theo quy định thì người giám định, người định giá tài sản không bắtbuộc phải có mặt tại phiên tòa mà tùy trường hợp nếu xét thấy sự có mặt củangười giám định, người định giá tài sản tại phiên tòa là cần thiết, thì Thẩmphán Chủ tọa phiên tòa tự mình hoặc Kiểm sát viên đề nghị Chủ tọa phiên tòatriệu tập người giám định, người định giá để xét hỏi Việc hỏi người giám
20 Điều 316 BLTTHS năm 2015.
Trang 26định tại phiên tòa chỉ được tiến hành sau khi người giám định, người định giátrình bày kết luận của mình về vấn đề được giao giám định, định giá giải thích
bổ sung trên cơ sở kết luận giám định hoặc kết quả của Hội đồng định giá tàisản và cũng chỉ được hỏi những gì còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kếtluận giám định Nếu người giám định, người định giá vắng mặt và sự vắngmặt này không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật của vụ án thì Chủ tọaphiên tòa tự mình hoặc yêu cầu Kiểm sát viên công bố kết luận giám địnhhoặc kết quả định giá Việc công bố kết luận giám định hoặc kết quả định giátrong trường hợp người giám định, người định giá không có mặt tại phiên tòa
là bắt buộc Nếu xét thấy cần thiết, HĐXX quyết định giám định bổ sung hoặcgiám định lại Trong trường hợp này thì phải hoãn phiên tòa để giám định bổsung hoặc giám định lại
* Về công bố lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố21:
Người được xét hỏi là tất cả những người được xét hỏi tại phiên tòabao gồm: Bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, những người đại diện của những người đó(nếu có), người làm chứng Xét hỏi tại phiên tòa là cuộc điều tra chính thức,công khai, khách quan Bản án của Tòa án chỉ căn cứ vào các chứng cứ đãđược xem xét tại phiên tòa Vì vậy, HĐXX và Kiểm sát viên không đượcnhắc đi nhắc lại hoặc công bố lời khai của những người được xét hỏi tại Cơquan điều tra trước khi họ khai tại phiên tòa về các tình tiết của vụ án nếu họ
có mặt tại phiên tòa Việc nhắc lại hoặc công bố lời khai của họ tại Cơ quanđiều tra là một áp lực tâm lý có thể khiến người triệu tập không dám khai sựthật, không dám thay đổi lời khai nếu vì một lý do nào đó mà ở trong giaiđoạn điều tra họ khai báo chưa chính xác, ảnh hưởng đến việc chứng minh,quyết định giải quyết vụ án của HĐXX hoặc thậm chí, đây có thể là một cách
để lợi dụng “mớm cung” cho bị cáo
21 Điều 308 BLTTHS năm 2015.
Trang 27Hội đồng xét xử chỉ được công bố lời khai trong giai đoạn điều tra,truy tố khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Lời khai của người đượcxét hỏi tại phiên tòa mâu thuẫn với lời khai của họ trong giai đoạn điều tra,truy tố Trong trường hợp này việc nhắc lại hoặc công bố lời khai của họ tại
Cơ quan điều tra là để người đó tự khẳng định tính đúng đắn của lời khai Đểđánh giá tính đúng đắn, khách quan, chấp nhận lời khai tại phiên tòa hay lờikhai trong quá trình điều tra, HĐXX hoặc Kiểm sát viên sẽ tiến hành hỏi thêm
lý do tại sao họ có sự thay đổi lời khai và tại sao lại có sự thay đổi lời khainày - đây là một hành vi tố tụng rất quan trọng, đối với các vụ án bị cáo bị épcung, nhục hình thì đây chính là cơ hội cho bị cáo tự mình minh oan màkhông lo sợ bị ép buộc khai nhận nữa; người được xét hỏi không khai tạiphiên tòa hoặc không nhớ những lời khai của mình trong giai đoạn điều tra,truy tố; người được xét hỏi đề nghị công bố lời khai của họ trong giai đoạnđiều tra, truy tố; người được xét hỏi vắng mặt hoặc đã chết Trong nhữngtrường hợp này, việc công bố lời khai thu thập từ giai đoạn điều tra, truy tố là
để đảm bảo cho những người tham gia tố tụng tranh luận về các lời khai tạiphiên tòa, đảm bảo cho những người tham gia tố tụng tranh luận về các lờikhai đó và thực hiện nguyên tắc bản án, quyết định của Tòa án chỉ được căn
cứ vào các chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, đảm bảo tính minh bạch,chính xác, xóa bỏ định kiến “chỉ dựa vào những gì có trong hồ sơ để xét xử”
mà một số ý kiến trái chiều nêu lên Lời khai tại Cơ quan điều tra khi đượccông bố tại phiên tòa thì trở thành chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa.Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục củadân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân,
bí mật gia đình theo yêu cầu của người tham gia tố tụng hoặc tự xem xét thấycần thiết thì HĐXX không công bố tài liệu có trong hồ sơ vụ án
* Về xem xét vật chứng; nghe, xem nội dung được ghi âm, ghi hình có
âm thanh; xem xét tại chỗ22:
22 Điều 312, 313, 314 BLTTHS năm 2015.
Trang 28Tùy theo tính chất của từng vụ án, thì ngoài việc xét hỏi những ngườitham gia tố tụng, HĐXX có thể quyết định xem xét những vật chứng có liênquan đến vụ án Theo quy định của BLTTHS năm 2015 thì vật chứng có thểđược xem xét tại phiên tòa nếu mang được đến phiên tòa, đối với vật chứngcồng kềnh không thể mang được đến phiên tòa thì HĐXX có thể cùng vớiKiểm sát viên, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa đến xem xét tạichỗ những vật chứng này Việc xem xét vật chứng tại chỗ được lập biên bảntheo quy định Trong quá trình xem xét vật chứng thì Kiểm sát viên, ngườibào chữa, người tham gia tại phiên tòa có quyền trình bày nhận xét của mình
về vật chứng không thể đưa đến phiên tòa được Việc xem xét vật chứng tạichỗ được lập biên bản theo quy định Trong quá trình xem xét vật chứng, thìKiểm sát viên, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa có quyền trìnhbày nhận xét về vật chứng HĐXX, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có thể hỏi thêm người thamgia phiên tòa về những vấn đề có liên quan đến vật chứng
Hội đồng xét xử có thể cùng với Kiểm sát viên, người bào chữa, ngườikhác tham gia phiên tòa đến xem xét nơi đã xảy ra tội phạm hoặc địa điểmkhác có liên quan đến vụ án, Kiểm sát viên, người bào chữa, người khác thamgia phiên tòa có quyền trình bày nhận xét của mình về nơi đã xảy ra tội phạmhoặc địa điểm khác có liên quan đến vụ án HĐXX có thể hỏi thêm ngườitham gia phiên tòa về những vấn đề có liên quan đến nơi đó Việc xem xétđược lập biên bản theo quy định tại Điều 133 BLTTHS năm 2015
* Về việc Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trình bày ý kiến23:
Khi xét thấy cần thiết, HĐXX tự mình hoặc theo đề nghị của ngườitham gia tố tụng yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩmquyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trình bày ý kiến để làm rõ nhữngquyết định, hành vi tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử Đây là quy
23 Điều 317 BLTTHS năm 2015.
Trang 29định cần thiết để thể hiện sự công khai, bình đẳng trong tranh tụng, giúp HĐXXđánh giá và sử dụng đúng các chứng cứ buộc tội và gỡ tội tại phiên tòa, làm cơ
sở để ra bản án hoặc ác quyết định khác của HĐXX chính xác Khi xét thấynhững tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ thì Chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểmsát viên, bị cáo, người bào chữa, người khác tham gia phiên tòa xem họ có yêucầu hỏi thêm vấn đề gì nữa không? Nếu không thì kết thúc việc xét hỏi, chuyểnsang phần tranh luận tại phiên tòa Liên quan đến nội dung này, một trongnhững điểm mới đáng lưu ý chính là quy định bản án phải ghi nhận nội dungnhận định của HĐXX về hành vi của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiếnhành tố tụng
* Về thủ tục kết thúc xét hỏi24:
Khi xét thấy những tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ, nếuKiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác tham giaphiên tòa không có yêu cầu hỏi thêm thì Chủ tọa phiên tòa kết thúc việc xéthỏi Trong trường hợp có người yêu cầu hỏi thêm, nhưng thấy nội dung vấn
đề mà người đó yêu cầu xem xét không liên quan đến vụ án hoặc đã được xéthỏi đủ rồi, thì Chủ tọa phiên tòa giải thích cho người đó, trong trường hợp yêucầu là hợp lý thì Chủ tọa phiên tòa tiếp tục xét hỏi thêm đến khi không cònvấn đề cần phải xét hỏi nữa
1.3.2.3 Thủ tục tranh luận tại phiên tòa
Sau khi kết thúc việc xét hỏi, phiên tòa sẽ chuyển sang phần tranhluận tại phiên tòa Thủ tục tranh luận tại phiên tòa là một thủ tục quan trọng,cần thiết trong hoạt động xét xử của Tòa án, là cơ sở để Tòa án giải quyết vụ
án một cách khách quan, toàn diện, chính xác Bản chất của xét hỏi, chính làhoạt động xác nhận, khai thác thông tin, thông qua đó để kiểm tra lại các tàiliệu, chứng cứ đã thu thập được hoặc kiểm tra các tài liệu, chứng cứ mới được
bổ sung tại phiên tòa Do đó, sau khi xét hỏi cần phải đảm bảo cho Kiểm sátviên, bị cáo, người bào chữa, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền
24 Điều 318 BLTTHS năm 2015.
Trang 30lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệquyền lợi của đương sự được phát biểu ý kiến về phân tích, đánh giá tài liệu,chứng cứ, về áp dụng quy định pháp luật để đề xuất HĐXX các vấn đề mà mộtBản án phải đề cập theo Điều 262 BLTTHS năm 2015 như: Tội danh, hìnhphạt, về thủ tục tố tụng, hành vi tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, ngườitiến hành tố tụng, trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, án phí Cụ thể:
* Trình tự phát biểu tranh luận25:
Tranh luận tại phiên tòa được bắt đầu bằng lời luận tội của Kiểm sátviên26 Trong lời luận tội, Kiểm sát viên không được kết luận về hành vikhông bị truy tố, kết luận về tội nặng hơn tội truy tố Sau khi kết thúc phầnxét hỏi, Kiểm sát viên trình bày bản luận tội và kết luận vụ án theo hướng: Đềnghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung bản Cáo trạng, kếtluận về khoản khác nhẹ hơn hoặc nặng hơn với khoản mà Viện kiểm sát đãtruy tố trong cùng một điều luật; kết luận về một tội danh khác bằng hoặc nhẹhơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố nếu có căn cứ và các nội dung kháctheo mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao Luận tội của Kiểm sát viên phảicăn cứ vào những chứng cứ, tài liệu, đồ vật đã được kiểm tra tại phiên tòa và
ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa Nội dung luậntội phải phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ những chứng cứxác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xãhội của hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân vàvai trò của bị cáo trong vụ án, tội danh, hình phạt, áp dụng điểm, khoản, điềuluật của Bộ luật Hình sự, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệmhình sự, mức bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp, nguyênnhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án, đềnghị kết tội bị cáo theo toàn bộ hay một phần nội dung bản Cáo trạng hoặc kết
25 Điều 320 BLTTHS năm 2015.
26 Điều 321 BLTTHS năm 2015.
Trang 31luận về tội nhẹ hơn; đề nghị mức hình phạt chính, hình phạt bổ sung, biệnpháp tư pháp, trách nhiệm bồi thường thiệt hại, xử lý vật chứng, kiến nghị cácbiện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.Một số trường hợp xảy
ra khi Kiểm sát viên kết luận:
Trường hợp có đủ căn cứ để kết luận về một tội danh khác nặng hơnthì Kiểm sát viên đề nghị HĐXX trả hồ sơ để điều tra bổ sung cho Viện kiểmsát để xem xét và báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát quyết định Đối với vụ án
do Viện kiểm sát cấp trên phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hànhquyền công tố, kiểm sát xét xử, nếu tại phiên tòa xét xử có những tình tiếtkhác với nội dung truy tố của Viện kiểm sát cấp trên thì Kiểm sát viên đề nghịhoãn phiên tòa và báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình để báo cáo Việntrưởng Viện kiểm sát cấp trên xem xét, quyết định Trường hợp HĐXX vẫntiếp tục xét xử thì Kiểm sát viên phải tham gia phiên tòa và phát biểu quanđiểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án Sau phiên tòa, Kiểm sát viênphải báo cáo ngay với lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình để báo cáo Việntrưởng Viện kiểm sát cấp trên xem xét, quyết định
Trường hợp Kiểm sát viên rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy
tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn27: Tại phiên tòa, sau khi xét hỏi, nếu có căn cứ
rõ ràng để rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về mộttội khác nhẹ hơn (nhẹ hơn được hiểu ở đây là nhẹ hơn về mức cao nhất củakhung hình phạt mà bị cáo sẽ bị áp dụng, thời điểm này chưa thể biết bị cáo sẽ
bị tuyên phạt hình phạt cụ thể như thế nào), xuất phát từ nhiều lý do, nhưngthông thường do các sự việc diễn ra tại phiên tòa, Kiểm sát viên sẽ tự mìnhkết luận về tội khác nhẹ hơn và Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm về quyếtđịnh của mình Sau phiên tòa, Kiểm sát viên phải báo cáo ngay với lãnh đạoViện kiểm sát
27 Điều 319 BLTTHS năm 2015.
Trang 32Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặcngười đại diện của họ trình bày, bổ sung ý kiến sau khi Kiểm sát viên trìnhbày luận tội Họ có thể chỉ yêu cầu HĐXX quyết định mà không bắt buộcphải phân tích, đánh giá chứng cứ, phân tích việc áp dụng luật như bản luậntội của Kiểm sát viên Tiếp sau nội dung phát biểu của Kiểm sát viên là phầnbào chữa của bị cáo, trường hợp bị cáo có yêu cầu thì việc bào chữa sẽ dongười bào chữa thực hiện, bị cáo chỉ xác nhận và bổ sung thêm nội dung bàochữa nếu thấy cần thiết Nếu bị cáo có người bào chữa thì người này bào chữacho bị cáo, bị cáo có quyền bổ sung ý kiến người bào chữa, lời bào chữa đượccăn cứ vào các chứng cứ, tài liệu được xem xét tại phiên tòa, đáp lại các quanđiểm của Kiểm sát viên, bị hại và đưa ra đề nghị của bên bị cáo về các vấn đềcủa vụ án có liên quan đến bị cáo.
* Tranh luận tại phiên tòa28:
Sau phần luận tội của Kiểm sát viên, Chủ tọa phiên tòa sẽ hỏi bị cáo
về việc bị cáo tự bào chữa hay nhờ người bào chữa trình bày bào chữa cho bịcáo trước, nếu bị cáo để người bào chữa trình bày bản bào chữa trước thìngười bào chữa trình bày bào chữa cho bị cáo và bị cáo có quyền bổ sung ýkiến bào chữa Nếu bị cáo không có người bào chữa thì tự mình bào chữa Lờibào chữa căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa,trong đó đối đáp lại các quan điểm của Kiểm sát viên, bị hại và đưa ra đề nghịcủa mình về giải quyết các vấn đề của vụ án liên quan đến bị cáo Người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự sẽ trình bày ý kiến để bảo vệquyền lợi của người mình bảo vệ Nếu không có người bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của đương sự thì bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợppháp của họ trình bày ý kiến để bảo vệ quyền lợi của mình Sau khi các bên
đã trình bày xong ý kiến của mình thì lúc này, Chủ tọa phiên tòa sẽ yêu cầu
28 Điều 322 BLTTHS năm 2015.
Trang 33Kiểm sát viên phản biện, tranh luận với những người tham gia tố tụng vềnhững vấn đề không thống nhất quan điểm của Kiểm sát viên, lúc này, Kiểmsát viên sẽ đưa ra lập luận của mình đối với từng ý kiến có liên quan đến vụ
án, bởi khi những người tham gia tranh luận có ý kiến khác với mình, Kiểmsát viên có trách nhiệm đưa ra những lập luận đối với từng ý kiến Kiểm sátviên không được đối đáp theo kiểu “giữ nguyên quan điểm truy tố” mà khôngphân tích, đối đáp29 Trường hợp Kiểm sát viên không tranh luận, Chủ tọaphiên tòa có quyền đề nghị Kiểm sát viên phải tranh luận đối với những ýkiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tốtụng khác mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận bởi đây lànghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 322 BLTTHHS năm 2015 - quyđịnh nghĩa vụ bắt buộc của Kiểm sát viên, đây là quy định rất quan trọngtrong việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa Nội dung tranh luậnkhông chỉ dừng lại giữa Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng màcòn giữa những người tham gia tranh luận, khi những người này có những ýkiến khác nhau thì họ có quyền phản bác lại ý kiến mà mình không đồng ý.Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện chonhững người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền canthiệp vào phần trình bày này nếu họ trình bày những ý kiến không có liênquan đến vụ án HĐXX phải lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của Kiểm sátviên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác mà tranh luận tạiphiên tòa để đánh giá khách quan, toàn diện sự thật của vụ án Trường hợpkhông chấp nhận ý kiến của những người tham gia phiên tòa thì phải nêu thật
29 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (Ban hành kèm theo Quyết định
số 505/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
“Điều 26 Tranh luận
1 Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa, Kiểm sát viên bắt buộc phải tranh luận Kiểm sát viên dự kiến những vấn đề cần tranh luận tại phiên tòa Đề cương tranh luận được dự thảo theo Mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lưu hồ sơ kiểm sát.
Tại phiên tòa, Kiểm sát viên phải ghi chép đầy đủ ý kiến của những người tham gia tố tụng để chuẩn bị tranh luận Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật và lập luận để đối đáp đến cùng đối với từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác.
Nếu vụ án có nhiều người bào chữa cho bị cáo hoặc những người tham gia tố tụng khác có cùng ý kiến về một nội dung thì Kiểm sát viên tổng hợp lại để đối đáp chung cho các ý kiến đó”.
Trang 34rõ lý do và được nhận định trong bản án Tuy nhiên, giai đoạn tranh luận vẫn
có những tình huống phát sinh, như:
Trường hợp quay trở lại việc xét hỏi30: Trong quá trình tranh luận, nếuHĐXX xét thấy cần xem xét thêm chứng cứ mới, làm rõ thêm một số vấn đềkhác mà tại phần xét hỏi chưa được đề cập, làm rõ thì HĐXX có quyền quaytrở lại việc xét hỏi, xét hỏi xong thì phải tiếp tục tranh luận
Để phiên tòa không kéo dài một cách không cần thiết, Chủ tọa phiêntòa có quyền cắt ý kiến đối đáp trong các trường hợp những ý kiến không liênquan đến vụ án; người tham gia tố tụng phát biểu nhiều lần về một vấn đề,những lời phát biểu đó trùng lặp nhau hoặc trùng lặp những lời của ngườikhác đã phát biểu, tuy nhiên, với sự can thiệp này, Chủ tọa phiên tòa cần phảithêm một thao tác chính là giải thích tại sao can thiệp, nhằm tránh nhữngngười bị can thiệp cho rằng Chủ tọa phiên tòa “cản trở”, “gây sức ép”, “gâykhó khăn” khiến họ không thể thực hiện quyền của mình tại phiên tòa
* Bị cáo nói lời sau cùng31:
Sau khi kết thúc phần tranh luận, trước khi HĐXX vào nghị án thì bịcáo được nói lời sau cùng, giai đoạn này HĐXX hay bất kì ai cũng khôngđược đặt câu hỏi khi bị cáo nói lời sau cùng Nếu trong lời nói sau cùng bị cáotrình bày thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án thì HĐXXphải quyết định trở lại việc hỏi, có thể thấy, BLTTHS đã có một quy định vôcùng quan trọng khi tạo quy định bản lề cho cơ chế quay trở lại xét hỏi tại bất
kì giai đoạn nào để làm rõ mọi tình tiết của vụ án HĐXX có quyền yêu cầu bịcáo không được trình bày những điểm không liên quan đến vụ án nhưngkhông được hạn chế thời gian với bị cáo Bị cáo được nói lời sau cùng nhằmmục đích để cho bản thân họ nói lên quan điểm mình về vụ án, các vấn đề liênquan khác Điều này mang tính nhân đạo sâu sắc của pháp luật, đã được duy
30 Điều 322 BLTTHS năm 2015.
31 Điều 324 BLTTHS năm 2015.
Trang 35trì từ những những ngày BLTTHS tồn tại, do đó, cơ quan và người tiến hành
tố tụng phải tôn trọng để bị cáo thực hiện đúng quy định
1.3.3 Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về thủ tục nghị án và tuyên án tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
1.3.3.1 Thủ tục nghị án32
Chỉ có Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân là thành viên HĐXX mới cóquyền nghị án, bởi đây là công việc, nhiệm vụ của riêng HĐXX, tại giai đoạnnày, thành viên của HĐXX tiến hành thảo luận, bàn bạc và thống nhất thôngqua từng vấn đề của bản án bằng hình thức biểu quyết đối với từng nội dungcủa bản án Đây là giai đoạn thể hiện rõ rệt tính độc lập và chỉ tuân theo phápluật của HĐXX, không có ai khác ngoài thành viên HĐXX được quyền thamgia nghị án Chủ tọa phiên tòa là người tiến hành chủ trì việc nghị án, có tráchnhiệm đưa ra từng vấn đề của vụ án phải được giải quyết để HĐXX thảo luận
và quyết định Chủ tọa phiên tòa có thể tự mình hoặc phân công một thànhviên trong HĐXX thực hiện ghi biên bản nghị án Các thành viên HĐXX phảigiải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từngvấn đề Hội thẩm nhân dân biểu quyết trước, Thẩm phán biểu quyết sau cùng.Nếu không có ý kiến nào chiếm đa số thì phải thảo luận và biểu quyết lại từng
ý kiến của các thành viên HĐXX đã đưa ra để xác định ý kiến chiếm đa số.Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và
ý kiến này được đưa vào hồ sơ vụ án Việc nghị án chỉ được căn cứ vàonhững chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, trên cơ sở xem xétđầy đủ, toàn diện chứng cứ của vụ án, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, ngườibào chữa, người tham gia tố tụng khác, điều này đảm bảo một vấn đề đặc biệtquan trọng, đó là chỉ quyết định dựa trên những vấn đề được làm rõ tại phiêntòa, đảm bảo tính minh bạch khi giải quyết vụ án
Các vấn đề của vụ án phải được giải quyết khi nghị án bao gồm: Vụ
án có thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc thuộc trường hợp trả hồ sơ để điều
32 Điều 326 BLTTHS năm 2015.
Trang 36tra bổ sung hay không, tính hợp pháp của những chứng cứ, tài liệu do Cơquan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do luật sư,
bị can, bị cáo, người tham gia tố tụng khác cung cấp; có hay không có căn cứkết tội bị cáo Trường hợp đủ căn cứ kết tội thì phải xác định rõ điểm, khoản,điều của Bộ luật Hình sự được áp dụng, hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụngđối với bị cáo; trách nhiệm bồi thường thiệt hại; vấn đề dân sự trong vụ ánhình sự, bị cáo có thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạthay không, án phí hình sự, án phí dân sự, xử lý vật chứng, tài sản bị kê biên,tài khoản bị phong tỏa, tính hợp pháp của hành vi, quyết định tố tụng củaĐiều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố,xét xử, kiến nghị phòng ngừa tội phạm, khắc phục vi phạm33
Trường hợp Kiểm sát viên rút toàn bộ quyết định truy tố thì HĐXX vẫngiải quyết những vấn đề của vụ án theo trình tự quy định tại khoản 1 Điều 326BLTTHS năm 2015 Nếu có căn cứ xác định bị cáo không có tội thì tuyên bịcáo không có tội, nếu thấy việc rút quyết định truy tố không có căn cứ thìquyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị Viện trưởng Viện kiểm sát cùngcấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp
Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp thì HĐXX có thể quyếtđịnh kéo dài thời gian nghị án những không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúctranh luận tại phiên tòa, đây là điểm mới của BLTTHS năm 2015 so vớiBLTTHS năm 2003, là một quy định mới ưu việt, giúp làm giảm áp lực hoànthiện bản án trong thời gian ngắn mà bản chất của vụ án lại có quá nhiều vấn
đề phức tạp, cần HĐXX cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ghi nhận vào biên bảnnghị án HĐXX phải thông báo cho những người có mặt tại phiên tòa vàngười tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa biết giờ, ngày, tháng, năm vàđịa điểm tuyên án Kết thúc việc nghị án, HĐXX phải quyết định một trongcác vấn đề, đó là: Ra bản án và tuyên án hoặc trở lại việc xét hỏi và tranh luậnnếu có tình tiết vụ án chưa được xét hỏi, chưa được làm sáng tỏ hoặc là trả hồ
33 Khoản 3 Điều 326 BLTTHS năm 2015.
Trang 37sơ vụ án để Viện kiểm sát điều tra bổ sung, yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tàiliệu, chứng cứ hoặc là tạm đình chỉ vụ án HĐXX phải thông báo cho nhữngngười có mặt tại phiên tòa và người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa
về các quyết định có hay không có căn cứ kết tội bị cáo; trường hợp đủ căn cứkết tội thì phải xác định rõ điểm, khoản, điều của BLHS được áp dụng, hìnhphạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với bị cáo, trách nhiệm bồi thường thiệthại; vấn đề dân sự trong vụ án hình sự Trường hợp phát hiện có việc bỏ lọttội phạm thì HĐXX yêu cầu khởi tố hoặc khởi tố vụ án hoặc khởi tố vụ ántheo quy định tại Điều 18, Điều 153 của BLTTHS năm 2015
Mặc dù theo quy định tại khoản 3 Điều 326 BLTTHS năm 2015 vềnhững vấn đề phải giải quyết khi nghị án thì trong các vấn đề mà HĐXX phảigiải quyết trong phòng nghị án không có vấn đề xác định xem có căn cứ đểđình chỉ vụ án hay không Tuy nhiên, tại “khoản 2 Điều 299 BLTTHS năm
2015 quy định về việc ra bản án, quyết định của Tòa án thì quyết định về việcthay đổi thành viên Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, ngườigiám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật, tạmđình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, hoãn phiên tòa, bắt tạm giam hoặc trả tự do cho
bị cáo phải được thảo luận, thông qua tại phòng nghị án còn quyết định cácvấn đề khác được HĐXX thảo luận và thông qua tại phòng xử án”34 Như vậy,theo em thì HĐXX có thể ra QĐ đình chỉ vụ án trong trường hợp có căn cứ,
VD như tại phiên tòa bị cáo chết
1.3.3.2 Thủ tục tuyên án35
Chủ tọa phiên tòa hoặc một thành viên khác của HĐXX đọc bản án.Trường hợp xét xử kín thì chỉ đọc phần quyết định trong bản án Sau khi đọcxong có thể giải thích thêm về việc chấp hành bản án và quyền kháng cáo.Sau khi đã nghị án xong, HĐXX quay trở lại lại phòng xử án để thực hiệnviệc tuyên án Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Chủ tọa phiên
34 Khoản 2 Điều 299 BLTTHS năm 2015
35 Điều 327 BLTTHS năm 2015.
Trang 38tòa hoặc một thành viên khác của HĐXX đọc bản án, trừ những người vì lý
do sức khỏe hoặc có lý do chính được và được Chủ tọa phiên tòa cho phépngồi nghe tuyên án Tuy nhiên, trong trường hợp bản án dài, Chủ tọa phiêntòa có thể cho phép mọi người (trừ bị cáo) ngồi xuống nghe tuyên án Đối với
bị cáo thì phải đứng nghe toàn bộ trừ trường hợp bị cáo có vấn đề sức khỏe và
có yêu cầu thì Chủ tọa phiên tòa có thể cho phép bị cáo ngồi nghe HĐXX cóthể giải thích thêm cho bị cáo hiểu về việc chấp hành bản án và quyền khángcáo, thủ tục thi hành quyết định bồi thường Thời gian tuyên án là liên tục từphần đầu cho đến khi hết bản án Đối với bị cáo không biết tiếng Việt thì ngaysau khi tuyên án, người phiên dịch phải phiên dịch lại cho bị cáo nghe toàn bộbản án sang ngôn ngữ mà bị cáo biết
Trong trường hợp bị cáo không phạm tội, bị cáo được miễn tráchnhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, bị cáo bị xử phạt bằng các hình phạt kháckhông phải là hình phạt tù, bị cáo bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo, bị cáo
bị phạt tù, những thời hạn phạt tù bằng hay ngắn hơn thời hạn bị cáo bị tạmgiam thì HĐXX phải tuyên bố trả tự do ngay tại phiên tòa cho bị cáo đang bịtạm giam nếu họ không bị tạm giam về một tội phạm khác36
Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà bị xử phạt tù nhưng xét thấycần tiếp tục tạm giam để bảo đảm thi hành án thì HĐXX ra quyết định tạmgiam bị cáo, trừ trường hợp bị cáo bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo, bị cáo
bị phạt tù, nhưng thời hạn phạt tù bằng hay ngắn hơn thời hạn bị cáo bị tạmgiam Trường hợp bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phạt tù thì họ chỉ bịbắt tạm giam để chấp hành hình phạt khi bản án đã có hiệu lực pháp luật.HĐXX có thể ra quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay tại phiên tòa nếu có căn
cứ cho thấy bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội Thời gian tạm giam bịcáo để bảo đảm thi hành án là 45 ngày kể từ ngày tuyên án Trường hợp bị
36 Điều 328 BLTTHS năm 2015.
Trang 39cáo bị xử phạt tử hình thì HĐXX quyết định trong bản án việc tiếp tục tạmgiam bị cáo để bảo đảm thi hành án37
Tiểu kết chương 1
Thủ tục tố tụng tại phiên tòa HSST bao gồm toàn bộ những hoạt động
từ khi bắt đầu phiên tòa, đến khi tranh tụng, nghị án và tuyên án, các thủ tụcnày phải được tiến hành theo một trật tự đã được quy định tại BLTTHS.Những thủ tục này sẽ được thực hiện bởi người tiến hành tố tụng bao gồmthành viên HĐXX (Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa, Thẩm phán tham gia(HĐXX 05 thành viên), Hội thẩm nhân dân), Kiểm sát viên, người bào chữa
và những người tham gia tố tụng bao gồm bị cáo, người bào chữa, bị hại,người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, đương sự, Tất cả những quy địnhnày đều hướng tới đảm bảo một phiên tòa hình sự nói chung, phiên tòa HSSTnói riêng xét xử đúng người, đúng tội, đúng quy định pháp luật, không để xảy
ra tình trạng oan, sai và không bỏ lọt tội phạm Xa hơn nữa, thủ tục tố tụng tạiphiên tòa HSST có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần bảo vệ công lý,bảo vệ quyền con người, quyền công dân, góp phần hiện thực chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp, xây dựng nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa Các quy định của BLTTHS năm 2015 bên cạnhviệc kế thừa các quy định hiệu quả của BLTTHS năm 2003, cũng đã sửa đổi,
bổ sung nhiều quy định mới, thậm chí là những quy định mang tầm quantrọng, thay đổi bản chất nhận thức, về một phiên tòa theo hướng tranh tụng -phiên tòa mà tại đó, công lý là duy nhất, tất cả vì công lý
37 Điều 329 BLTTHS năm 2015.