1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh Hưởng Của Mạng Xã Hội Đối Với Nhận Thức Về Quan Hệ Tình Dục Trước Hôn Nhân Của Sinh Viên Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn, Đhqg Tp.hcm.pdf

24 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với nhận thức về quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn, ĐHQG TP.HCM
Tác giả Nguyễn Minh Châu
Người hướng dẫn TS Trần Nguyễn Tường Oanh
Trường học Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn, ĐHQG TP.HCM
Chuyên ngành Báo chí
Thể loại Tiểu luận Phương pháp Nghiên cứu Khoa học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 2,43 MB

Nội dung

DAI HOC QUOC GIA THANH PHO HO CHi MINH TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN Tiểu luận Phương pháp Nghiên cứu Khoa học DE TAI: ANH HUONG CUA MANG XA HOI DOI VOI NHAN THUC VE QUAN

Trang 1

DAI HOC QUOC GIA THANH PHO HO CHi MINH

TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN

Tiểu luận Phương pháp Nghiên cứu Khoa học

DE TAI: ANH HUONG CUA MANG XA HOI DOI VOI NHAN THUC VE QUAN

HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA

HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN, ĐHQG TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5/2024

Trang 2

Nhân đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu củng quý thầy cô phòng Đào tạo, phòng Công tác sinh viên - trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP HCM

đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt học phân

Dù đã rất cố găng để hoàn thành tiểu luận bằng sự nhiệt tình và trách nhiệm của mình, song không thể tránh khỏi những thiếu sót, do vậy, rất mong nhận được những đóng góp quý báu

từ quý thầy cô

Kính chúc quý thầy cô thật nhiều sức khoẻ, hạnh phúc và thành công

TP HCM, tháng 5 nam 2024 Người thực hiện Nguyễn Minh Châu

Trang 3

2 DANH MUC CHU VIET TAT

Trang 4

3

1.1 Lịch sử nghiên cứu van dé 6 nue ngoait n ccc essesessessessessesecsessessesevsessesseseeees 6

1.1.1 Những nghiên cứu về nhận thức và hành vi tinh đục: - sccszzzzczzcze2 6

1.1.2 Những nghiên cứu về hành vi sử dụng mạng xã hội của con người: 7 1.1.3 Những nghiên cứu về tác động của mạng xã hội đến nhận thức và hành vi tinh

1.1.4 Những nghiên cứu tác động của mạng xã hội về quan hệ tình dục trước hôn

1.2.4 Những nghiên cứu tác động của mạng xã hội về quan hệ tình dục trước hôn

II KET LUAN TONG QUAN TINH HINH NGHIEN CỨU: -. 5°- 19

Trang 5

Trong những thập kỷ gần đây, các bé trai và bé gái trên khắp thế giới đều trưởng thành ở độ tuôi trẻ hơn; họ kết hôn muộn hơn và có quan hệ tình dục trước hôn nhân ở mức

độ nhiều hơn trước Trong nhiều thập kỷ qua, một số lượng đáng kế thanh thiếu niên trên khắp thế giới đã quan hệ tình dục trước hôn nhân Về vấn đề này, các bé trai và bé gái trong

độ tuổi 15-24 có nguy cơ nhiễm HIV và 1⁄3 số ca mắc STI mới thuộc nhóm tuổi dưới 25

tuôi

Mặc dù hành vi tình dục của thanh niên bi ảnh hưởng bởi yếu tổ nội tiết tố nhưng không thê bỏ qua vai trò của các yếu tô tâm lý xã hội như gia đình, bạn bè, bạn bè đồng trang lứa, rượu, ma túy và truyền thông đại chúng”

Các phương tiện thông tin đại chúng có vai trò quan trọng trong việc xã hội hóa thanh thiếu niên và có thê thay đôi niềm tin cũng như quan điểm của họ thông qua việc cung cấp khả năng tiếp cận các tài liệu và nội dung khác nhau, đặc biệt là liên quan đến quan hệ tinh dục trước hôn nhãn

2016.[http:/www.unfpa.org/resourees/1ssue-3-adoleseent-reproduetive-health ]

? Fekadu Z Casual sex-debuts among female adolescents in Addis Ababa, Ethiopia Ethiop

J Health Dev 2001;15:109-16 [Google Scholar] [Ref list]

Trang 6

5

Kết quả một nghiên cứu với học sinh trung học ở Nigeria` (2015) cho thấy khoảng 56,3% nữ và 26,5% nam khăng định việc xem cảnh sex trên TV ảnh hưởng đến hành vi tình dục của họ

Hơn nữa, những phát hiện của một nghiên cứu ở Đông Nam Hoa Kỳ! cho thấy thanh thiếu niên tiếp xúc với nội dung tỉnh dục trên các phương tiện truyền thông và nhận được sự ủng hộ lớn hơn từ các phương tiện truyền thông đối với các hành vi tình dục của thanh thiếu niên, cho biết họ có ý định tham gia quan hệ tình dục và các hoạt động tỉnh dục

nhiều hơn

Một số nghiên cứu tại Việt Nam đã được thực hiện về chủ đề nảy, nhưng có vẻ như chưa có nhiều nỗ lực để có được sự hiểu biết sâu sắc về tác động của truyền thông đại chúng đối với quan hệ tình dục trước hôn nhân Những hạn chế về mặt pháp lý, những đạo đức về tôn giáo cũng như các chuẩn mực đạo đức về quan hệ tình dục đều có sẵn trong xã hội Việt Nam Có những vụ việc cho thấy thanh thiếu niên và thanh niên nước ta có nguy cơ thực hiện hành vi tình dục Đồng thời, để phục vụ cho sự thuận tiện trong việc thu thập thông tin và khảo sát khách thê, tôi đã xác định nghiên cứu khách thê bên trong Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM Ngoài ra, sinh viên Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM còn được biết đến là những người trẻ năng

động, cởi mở với các vấn đề về giới tính, xu hướng tình dục, hành vi và nhận thức tình

dục, Nhờ đó, tôi có thể thu thập được nhiều ý kiến đa dạng, đa chiều hơn, giúp bài nghiên cứu khoa học mang tính khách quan hơn Vì vậy, nghiên cứu này nhăm mục đích tìm hiểu vai trò của truyền thông đại chúng đối với quan hệ tình dục trước hôn nhân của giới trẻ, sinh viên Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM

I TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu về ảnh hưởng của mạng xã hội đối với nhận thức về quan hệ tỉnh dục trước hôn nhân là chủ đề thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như các người làm công tác thực tiễn trong và ngoài nước

3 Odeleye O, Ajuwon AJ //luence oƒ exposure to sexually explici films on the sexual behavior of secondary school students in Ibadan, Nigeria Int Q Community Health Educ

* L Engle KL, Brown JD, Kenneavy K The mass media are an important context for adolescents, sexual behavior Journal of Adolescent Health 2006;38:186-92 [PubMed] [Google Scholar] [Ref list]

Trang 7

6 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài:

1.1.1 Những nghiên cứu về nhận thức và hành vi tình dục:

Hiểu về tình dục” của tác giả Leonore Tiefer (2000) đã chỉ ra tính dục tồn tại trong tất cả các cá nhân, là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng các kinh nghiệm đời sống cá nhân và sự phát triển của các cá nhân Tính dục là một nhân tố cầu thành quan trọng trong

sự trưởng thành của con người và sức khỏe cá nhân, là ranh giới biểu hiện giữa tình trạng

bình thường và không bình thường hay những biểu hiện bệnh lý Nghiên cứu chỉ ra rằng

những nền văn hóa khác nhau sẽ có những cách biểu hiện tính dục khác nhau Leonore Tiefer đã tông hợp những nghiên cứu trước đó và những lý thuyết nghiên cứu về tính dục, ông kết luật rằng: tính dục là chủ để phô quát của đời sống cá nhân và văn hóa, nó tạo hiệu ứng cảm nhận khi bàn về vẫn đề những thuật ngữ bình thường và không bình thường giống như cơ thể được hiểu một cách tối ưu nhất qua những hiện tượng hành vi, kinh nghiệm và được nhận dạng dựa trên cơ thể, những nhân tố sinh học được chọn lọc trong quá trình tiến hóa xác định tính dục Những kinh nghiệm của nam và nữ có một và điểm tương đồng và cũng có những khác biệt liên quan đến vẫn đẻ tính dục

Nghiên cứu về sự khác biệt trong việc dự báo sự thỏa mãn tình dục giữa nam giới

va nữ giới của sinh viên đại học tại Slovenia° của Slavko Ziber, Robert Masten (2010) cho thấy: Việc tăng tần suất quan hệ tình dục và sự đồng thuận trong quan hệ tình dục dẫn đến việc tăng cường sự thỏa mãn tình dục, trong khi đó việc tăng ham muốn trong quan hệ tình dục (kỳ vọng trong quan hệ tình dục) và sự đánh giá sự đồng thuận của các cặp đôi trong quan hệ tỉnh dục (sự đánh giá trước khi quan hệ tỉnh dục) sẽ giảm sự thỏa mãn tình dục Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng giới tính không phải là một chỉ báo dự báo quan trọng trong sự thỏa mãn tình dục Sự đồng thuận trong quan hệ tình dục ở sinh viên nam ở mức cao hơn so với sinh viên nữ Sinh viên nam thể hiện thái độ dè dặt hơn trong quan diém vé pha thai va tưởng tượng tình dục Sinh viên nữ ít thỏa mãn trong đời sống tình dục hơn so với sinh viên

Trang 8

7 1.1.2 Những nghiên cứu về hành vi sử dụng mạng xã hội của con người:

Báo cáo của Acquisti Alessandro, Gross Ralph (2006) cho thấy trong những năm gân đây sự tăng lên của các thành viên trên những trang mạng xã hội trực tuyến như Friendster, MySpace hay Facebook dé lién lac, nâng cao sự riêng tư và an ninh Báo cáo còn nhân mạnh về việc nghiên cứu các thành viên trên Facebook về van đề nhân khẩu học và hành vi giữa các thành viên cộng đồng có sự khác biệt không, phân tích các mỗi quan tâm riêng tư, so sánh thái độ nói với hành vi thực tế Và kết luận rằng mối quan tâm riêng tư của một cá nhân là chỉ là một yếu tổ dự báo yếu của các thành viên của mình về mạng Cá nhân riêng tư cũng quan tâm tham gia mạng và cho thấy một lượng lớn thông tin cá nhân Quản

lý một số vấn đề riêng tư của họ bằng cách tin tưởng vào khả năng kiểm soát các thông tin

mà họ cung cấp và truy cập bên ngoài vào nó Tuy nhiên, chúng ta thấy quan niệm sai lầm đáng kê trong một số thành viên về tầm nhìn với cộng đồng trực tuyến và các khả năng hiển thị hồ sơ của họ

Năm 2007, cac tac gia Ahn, Yong-Yeol, Han, S Kwak, H.Moon, va Jeong.H da tién hanh phan tich dac điểm cấu trúc liên kết của các dịch vụ mạng xã hội trực tuyến không lỗ* Nghiên cứu cho thấy sự so sánh các cấu trúc của ba dịch vụ mạng xã hội trực tuyến là Cyworld, MySpace, và Orkut, tương ứng với hồn 10 triệu người sử dụng, để hoàn thành đữ liệu của Cyworld (bạn bè) và phân tích mức độ phân phối nhóm, tài sản nhóm, tương quan mức độ, và tiễn hóa theo thời gian Một số dịch vụ mạng xã hội trực tuyến khuyến khích các hoạt động trực tuyến có thể không được dễ dàng sao chép trong cuộc sống thực, chúng ta thay rang họ đi chệch khỏi các mạng xã hội trực tuyến gắn bó đó cho thấy một mô hình tương quan mức độ tương tự như các mạng xã hội thực tế

Baumgartner, JC va Morris, JS da tién hanh nghiên cứu Chính trị mạng xã hội MyFace Tube? 2010 đã chỉ ra rang, chính mạnh xã hội đã tạo điều kiện cho các nhà chính trị gia đưa ra những thông điệp nhằm tìm kiếm người ủng hộ chính các nhà chính khách đó Mang xã hội đã giúp cho họ gần gũi với cư dân mạng qua các phản hồi, những mong muốn

” Acqulst Alessandro, Gross Ralph (2006), /magining community: raising awareness, information sharing, and security on Facebook, (Trwong Cao dang Robinson Vuong Quéc Anh)

® Ahn, Yong-Yeol, Han, 8 Kwak, H.Moon, va Jeong.H (2007), Analyzing the topological characteristics of giant online social networking services

° Baumgartner, JC, va Morris, JS (2010) Social network politics MyFace Tube

Trang 9

8 trong cuộc sống, xã hội, kinh tế, Đó cũng là một loại truyền thông có hiệu ứng tốt trong cộng đồng dân cư có sử dụng mạng xã hội

1.1.3 Những nghiên cứu về tác động của mạng xã hội đến nhận thức và hành vi tình dục của con người:

Nghiên cứu của Pediatrics (2005) dựa trên các thanh thiếu niên từ L1 đến 19 tuổi nhăm xác định tác động của các phương tiện truyền thông đại chúng đối với thái độ và hành

vi tình đục của thanh thiếu niên'?, Pediatrics đã sử dụng hệ thống lý thuyết học tập xã hội; lý

thuyét Méi (Priming Theory); thuyết động lực kích thích; thuyết giao cấy truyền thông, mô hình Thực hành truyền thông để thực hiện nghiên cứu Kết quả cho thấy không có bài nghiên cứu nảo liên quan tới ảnh hưởng của Internet nói chung tới hành vi, nhận thức tỉnh dục của thanh thiếu niên Đa số nghiên cứu về ảnh hưởng của TV, radio, âm nhạc :; khảo

sát cho thấy l trong 5 thanh thiểu niên từ 10 đến 17 tuổi đã vô tình gặp phải nội dung khiêu

dâm rõ ràng và l trong 5 (19%) đã từng sặp phải hành vi gạ gẫm tình dục không mong muốn khi trực tuyến; Pediatrics kết luận rằng, vào thời điểm nghiên cứu, mạng xã hội (Internet) chưa có nhiều các ấn phẩm liên quan tới tình dục, dẫn đến những ảnh hưởng của MXH vẻ tỉnh đục đối với công chúng chưa cao; có rất ít bài nghiên cứu liên quan tới ảnh hưởng của MXH đến hành vi, nhận thức tình dục của giới trẻ vào thời điểm đó, bởi TV vẫn chiếm số đông lượng người sử dụng

Nam 2010, Susanne E Baumgartner, Patti M Valkenburg, Jochen Peter, da tién hành đánh giá mỗi quan hệ nhân quả trong mỗi quan hệ giữa hành vi tình dục trực tuyến rủi

ro của thanh thiếu niên và nhận thức của họ về hành vi này', trên nhóm thanh thiếu niên Hà Lan ở độ tuổi 12-17 Nghiên cứu dựa trên các lý thuyết về sinh học, tâm lý/nhận thức, môi trường-tinh thần/xã hội và sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra bằng câu hỏi online, phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng Các nhà nghiên cứu kết luận: giới tính, tuôi tác và tần suất giao tiếp qua internet có thê ảnh hưởng đến hành vi tình dục rủi

ro trên mạng Hơn nữa, các nhà nghiên cứu xem trải nghiệm tỉnh dục và tình trạng môi quan

!9 Pediatrics (2005), Impact of the Media on Adolescent Sexual Attitudes and Behaviors

" Susanne E Baumgartner, Patti M Valkenburg, Jochen Peter (2010), Assessing Causality

in the Relationship Between Adolescents’ Risky Sexual Online Behavior and Their Perceptions of this Behavior

Trang 10

quan tài liệu có hệ thống”? của Krista Jones, Patricia Eathington, Kathleen Baldwin,

Heather Sipsma nam 2014, da kết luận: mạng xã hội vả tin nhắn là công cụ tốt và có triển vọng phục vụ cho việc giáo dục về tình dục an toàn cho giới trẻ Tuy nhiên, các bài nghiên cứu trước đây vẫn còn nhiều sai sót và bất cập trong kết quả nghiên cứu Nghiên cứu này dựa trên các lý thuyết truyền thông, với khách thể nghiên cứu là giới trẻ từ 15 - 24 tuôi, từ

32 - 7606 mẫu, nghiên cứu trong khoảng 4 tuần tới 12 tháng Công trình đã kiểm tra tính

hiệu quả của các biện pháp can thiệp băng tin nhắn và mạng xã hội được thiết kế để nâng cao kiến thức về bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD), tăng cường sàng lọc/xét nghiệm, giảm các hành vi tình dục rủi ro và giảm tỷ lệ mắc STD

Nghiên cứu về hành vi tình dục, sử dụng công nghệ di động và gửi tin nhắn tình dục trong sinh viên đại học ở miền Nam nước Mỹ' của Sage Journal (2018) phát hiện: nhắn tin tình dục (sexting) có liên quan đến việc tăng nguy cơ tình dục ở thanh thiếu niên và thanh niên, tin nhắn tình dục có liên quan đến quan hệ tình dục không an toàn và quan hệ tình dục với nhiều bạn tình Tác giả đã tiến hành bằng phương pháp thiết kế nghiên cứu cắt ngang, vật mẫu là sinh viên 2 trường đại học phía Nam nước Mỹ Kết quả phát hiện, khi kiểm tra thái độ của những người tham g1a đối với việc gửi tin nhắn tình dục là vui vẻ và vô

tư, những người tham gia trả lời rằng hầu hết/thường xuyên đúng rằng việc gửi tin nhắn tỉnh dục là vui vẻ (43%) và thú vị (49%) Mặt khác, khi được hỏi liệu việc gửi tin nhắn tình dục

có gây hại gì không, 64% trả lời rằng tuyên bố đó hoàn toàn không hoặc hiếm khi đúng: trong một mẫu thanh thiểu niên, Dake và cộng sự nhận thay sexting có liên quan đến việc quan hệ tình dục qua đường hậu môn và miệng, có 4 bạn tình trở lên, không sử dụng biện pháp tránh thai trong lần giao hợp cuối cùng và đã từng quan hệ tình dục Trong số những người trẻ tuổi, Benotsch và cộng sự nhận thay việc gửi tin nhắn tỉnh dục có liên quan đến

!? Krista Jones, Patricia Eathington, Kathleen Baldwin, Heather Sipsma (2014), 7e ?mact

of health education transmitted via social media or text messaging on adolescent and young adult risky sexual behavior: a systematic review of the literature

8 Sage Journals (2018), Sexual Behaviors, Mobile Technology Use, and Sexting Among College Students in the American South

Trang 11

10 quan hệ tỉnh dục không an toàn và quan hệ tỉnh dục với nhiều bạn tình; Ferguson đã tìm

thấy mối liên hệ giữa nhắn tin tinh dục (sexting) và quan hệ tình dục không an toàn ở các nữ

sinh viên đại học sốc Tây Ban Nha, và Henderson phát hiện ra rằng nhắn tin tình đục có liên quan đến số lượng bạn tình cao hon trong mẫu đại học

Năm 2020, Valentine Joseph Owan, Mercy Bassey Ekpe; Samuel EneJe đã nghiên cứu các phương tiện truyền thông mạng xã hội ảnh hưởng như thế nào đến hành vi

tình dục của sinh viên đại học ở Nigeria'* nhằm xem xét những tác động phần lớn là ngoài ý

muốn của việc tiếp xúc với nội dung tình dục trên các phương tiện truyền thông này và xem xét các can thiệp truyền thông mới được thiết kế để cải thiện sức khỏe vị thành niên Nhằm lam rõ những gì đã biết và xác định nơi nào có nhu cầu nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực sức khỏe tình dục vị thành niên đang thay đổi nhanh chóng này ở Châu Phi và đặc biệt là Nigeria Cụ thể hơn có thê nói mong muốn của nghiên cứu chính là xác định những gì đã biết về việc sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ và những lễ hông kiến thức đặc biệt quan trọng để để xuất những ưu tiên cho những nỗ lực trong tương lai trong lĩnh vực này, tập trung nhiều hơn vào sinh viên đại học ở Nigeria Phát hiện của nghiên cứu này đã dẫn đến một loạt các kết luận Thứ nhất, điều này cho thấy răng sinh viên đại học ở Nigeria có khả năng tiếp xúc cao với các nên tảng truyền thông mạng xã hội Điều này được thiết lập thống

kê thông qua bảng câu hỏi và được chứng thực băng cuộc phỏng vấn định tính Phát hiện này xác nhận quan điểm răng sinh viên đại học phần lớn đã sử dụng các nên tảng truyền thông mạng xã hội, từ bỏ các phương tiện truyền thông ¡n ấn như báo và tạp chí từng là nguồn thông tin và sự giác ngộ của họ Phát hiện này cũng đồng tình với kết qua cho thay mức độ sử dụng nền tảng mạng xã hội của sinh viên là cao đáng kể Theo họ, xu hướng này

đã thay đổi cơ cấu quyền lực, đồng thời gây ra sự mất kết nối và xa lánh xã hội, gây khó khăn cho việc giám sát và điều chỉnh những gì họ tiếp xúc trên các nền tảng xã hội khác nhau Nguyên lý cơ bản của Thuyết quyết định công nghệ cho thấy sinh viên đại học tiếp xúc nhiều với mạng xã hội và việc tiếp xúc như vậy đã ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi tình dục của họ Nghiên cứu này cũng chứng minh răng việc tiếp xúc với mạng xã hội đã ảnh hưởng đến hành vi xã hội của sinh viên đại học ở Nigeria Điều này ủng hộ gợi ý rằng thanh niên Nigeria sống một cuộc sống mất phương hướng Điều này tiếp tục cho thấy mức độ ảnh

“ Valentine Joseph Owan, Mercy Bassey Ekpe; Samuel Eneje (2020), Undergraduates’ Utilization of Social Networking Media and Sexual Behaviors in Higher Education: A Case Study

Trang 12

II

hưởng của mạng xã hội đối với xu hướng và hành vi tình dục của sinh viên đại học ở Nigeria Có thể thấy thông qua việc sử dụng các cơ sở lý thuyết cụ thể; phương pháp nghiên cứu khảo sát và cách chọn mẫu cụ thể bài nghiên cứu đã cung cấp được những phát hiện vô cùng chỉ tiết cũng như có số liệu chân thực, khách quan do chính nhóm nghiên cứu của tác giả khảo sát Tuy nhiên bài nghiên cứu này không phải là không có hạn chế Đầu tiên, cỡ mẫu chỉ sử dụng khái quát hóa hạn chế cho sinh viên đại học của bảy trường đại học ở Đông Nam Nigeria Điều này đòi hỏi phải có những nghiên cứu sâu hơn ở các khu vực và khu vực khác của đất nước Đồng thời, nghiên cứu không mang tính toàn diện ở tất cả các đối tượng trong lĩnh vực nghiên cứu Không có nghiên cứu nào có thể giải quyết tất cả các vấn đề xung quanh một vấn đề nghiên cứu trong một lần, do đó, nghiên cứu này khuyến nghị nên

có những nghiên cứu sâu hơn trong các lĩnh vực chủ đề như ảnh hưởng của việc tiếp xúc với mạng xã hội đối với kết quả học tập của sinh viên đại học Cuối cùng có thê dẫn đến kết luận của bài nghiên cứu chính là khuyến nghị đưa giáo dục truyền thông xã hội vào các cơ

sở giáo dục đại học để giúp sinh viên hiểu rõ hơn về việc sử dụng có trách nhiệm các công nghệ này nhằm giảm thiêu những điểm yếu cô hữu và tối đa hóa giá trị nội tại của việc sử dụng các nên tảng truyền thông này

1.1.4 Những nghiên cứu tác động của mạng xã hội về quan hệ tình dục trước hôn nhân:

Các tác giả Fariba Taleghani, Effat al Sadat Merghati Khoie, Mahnaz Noroozi, Mahgol Tavakoli, Ali Gholami xác định vai trò của phương tiện truyền thông đại chúng

trong quan hé tinh dục trước hôn nhân của thanh niên Iran' năm 2017 dựa trên 26 chảng

trai và cô gái trong độ tuôi 18-24, đang sống ở Isfahan, Iran va da bat dau quan hé tinh dục Các chuyên gia đã thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc và quan sát các tương tác tình dục của thanh thiếu niên Phương pháp phân tích nội dung thông thường đã được sử dụng để phân tích đữ liệu Nghiên cứu phát hiện rằng, các phương tiện thông tin đại chúng có vai trò cơ bản trong việc phát triển các mối quan hệ tình dục trước hôn nhân Ba hạng mục chính đã được phát triển: “phương tiện truyền thông nước ngoài làm hình mẫu”, “sự dễ dàng tiếp cận các nội dung và tài liệu tình đục” và “sự dễ dàng tương tác

và quan hệ với người khác giới”

* FarIba Taleghani, Effat al Sadat Merghati Khoie, Mahnaz Noroozi, Mahgol Tavakoli, Ali Gholami (2017) The Role of Mass Media in Iranian Youth's Premarital Sexual Relationships: A Qualitative Study,

Ngày đăng: 22/08/2024, 15:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w