Khái niệm Sản xuất tư bản chủ nghĩa là một hình thức sản xuất hàng hóa, trong đó các nhà tư bảnsử dụng tư liệu sản xuất và sức lao động của công nhân để tạo ra hàng hóa và dịch vụvới mục
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHÂN VĂN
-*** -TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI: CÁC BIỆN PHÁP GIA TĂNG LỢI NHUẬN
ĐỐI VỚI TƯ BẢN SẢN XUẤT
Họ và tên sinh viên : Phạm Minh Phương
Giảng viên giảng dạy : TS Vũ Thị Quế Anh
Hà Nội, 12/2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
I TƯ BẢN SẢN XUẤT 4
1 Khái niệm 4
2 Các bộ phận của tư bản sản xuất 5
II LỢI NHUẬN 6
1 Khái niệm 6
2 Tỷ suất lợi nhuận 6
a Khái niệm 6
b Nhân tốc tác động 7
3 Nguồn gốc lợi nhuận của tư bản sản xuất 7
III PHƯƠNG PHÁP GIA TĂNG LỢI NHUẬN CỦA TƯ BẢN SẢN XUẤT 7
1 Giảm chi phí sản xuất 7
a Tăng năng suất lao động 8
b Tiết kiệm NVL tiêu hao 8
c Tối ưu hoá công suất máy móc thiết bị 9
d Tổ chức lao động & tận dụng tối đa nguồn nhân lực 9
2 Tăng tổng doanh thu 10
a Chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp 10
b Chú trọng nâng cao chất lượng hàng hoá & Đa dạng mẫu mã sản phẩm 10
c Tìm hiểu thị trường 11
d Đẩy mạnh hoạt động quảng bá & giới thiệu sản phẩm 11
KẾT LUẬN 11
TƯ LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Đề tài nghiên cứu
Thông qua học thuyết Mác-Lênin, chúng ta đã nắm được bản chất và nội dung của hình thái giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá Học thuyết giá trị thặng
dư và các hình thái biểu hiện liên quan là một trong những quan điểm nổi bật Trong đó, lợi nhuận của tư bản sản xuất là bộ phận không thể tách rời và đóng vai trò quan trọng trong quan hệ phân chia giá trị thặng dự giữa các tư bản lớn Các nhà tư bản luôn muốn thu được mức lợi nhuận lớn hơn nhiều so với chi phí họ bỏ
ra nên gia tăng lợi nhuận luôn là chủ đề được quan tâm và tốn nhiều giấy mực Nhận thấy từ tính thời sự của nó, em chọn nghiên cứu đề tài: “ CÁC BIỆN PHÁP GIA TĂNG LỢI NHUẬN ĐỐI VỚI TƯ BẢN SẢN XUẤT” để đào sâu phân tích lợi nhuận của tư bản sản xuất nói riêng, góp phần đưa ra những giải pháp khả thi thể phát triển
2 Mục tiêu nghiên cứu
Bài tiểu luận hướng tới mục tiêu phân tích rõ ràng và đưa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao lợi nhuận của tư bản sản xuất trong nền kinh tế thị trường ngày nay
3 Đối tượng nghiên cứu
Bài tiểu luận tập trung, đi sâu nghiên cứu về tư bản sản xuất, lợi nhuận nói chung cũng như lợi nhuận của tư bản sản xuất nói riêng
4 Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận sử dụng phương pháp nghiên cứu trừu tượng hoá nhằm tìm đến bản chất của vấn đề Ngoài ra, các phương pháp như: phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp thống kê và so sánh cũng được sử dụng
Em xin chân thành cảm ơn những hướng dẫn và chỉ dạy tận tình của giảng viên TS.Vũ Thị Quế Anh trong quá trình học tập của em Vì là bài tiểu luận đầu tay nên không thể tránh khỏi những thiết sót, em rất mong nhận được nhận xét và góp ý từ cô để bài tiểu luận được hoàn thiện Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4NỘI DUNG
I TƯ BẢN SẢN XUẤT
1 Khái niệm
Sản xuất tư bản chủ nghĩa là một hình thức sản xuất hàng hóa, trong đó các nhà tư bản
sử dụng tư liệu sản xuất và sức lao động của công nhân để tạo ra hàng hóa và dịch vụ với mục đích kiếm lợi nhuận
Có ba quá trình chính diễn ra trong sản xuất tư bản chủ nghĩa:
Sản xuất ra giá trị sử dụng: Đây là quá trình biến đổi các nguyên liệu, vật liệu thành những sản phẩm có ích cho con người
Sản xuất ra giá trị: Đây là quá trình tạo ra giá trị mới tương đương với giá trị của tư liệu sản xuất và sức lao động đã được tiêu hao trong quá trình sản xuất
Sản xuất ra giá trị thặng dư: Đây là phần giá trị mới được tạo ra vượt quá giá trị của tư liệu sản xuất và sức lao động đã được tiêu hao trong quá trình sản xuất Giá trị thặng dư là mục đích cuối cùng của sản xuất tư bản chủ nghĩa Các nhà tư bản
sẽ sử dụng giá trị thặng dư để tái đầu tư vào sản xuất, mở rộng quy mô kinh doanh hoặc hưởng lợi nhuận
Sản xuất tư bản chủ nghĩa có những ưu điểm và nhược điểm sau:
Ưu điểm:
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động và mức sống của người dân
Tạo ra nhiều loại hàng hóa và dịch vụ đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
Thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới trong sản xuất
Nhược điểm:
Dẫn đến sự bất bình đẳng trong xã hội, giữa người giàu và người nghèo
Gây ô nhiễm môi trường
Gây ra những biến động kinh tế, xã hội
Tóm lại, sản xuất tư bản chủ nghĩa là một hình thức sản xuất hàng hóa có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội Tuy nhiên, sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng tồn tại những hạn chế cần được khắc phục
Trang 52 Các bộ phận của tư bản sản xuất
Tư bản cố định là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới hình thái giá trị của máy móc, thiết bị, nhà xưởng, Tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của
nó không chuyển hết một lần mà chuyển dần từng phần vào sản phẩm trong quá trình sản xuất
Tư bản lưu động là bộ phận tư bản sản xuất tồn tại dưới dạng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ, Tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất, nhưng giá trị của
nó chuyển hết vào sản phẩm trong quá trình sản xuất
Hình thái giá trị Giá trị của máy móc,thiết bị, nhà xưởng Giá trị của NVL, nhiênliệu
Hình thái vật chất Máy móc, thiết bị, nhàxưởng NVL
Thời giam tham gia vào
quá trình sản xuất
Lâu dài, nhiều chu kỳ sản
xuất
Ngắn, một chu kỳ sản xuất
Cách thức chuyển giá
trị vào sản phẩm Dần từng phần Hết trong 1 lần
Vô hình
Không có hao mòn vô hình
Trang 6II LỢI NHUẬN
1 Khái niệm
Giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn có khoảng chênh lệch, cho nên sau khi bán hàng hóa ( giả định: giả cả = giá trị ), nhà tư bản không những bù đắp đủ số tư bản đã ứng ra, mà còn thu về được một số tiền lời ngang bằng với m Số tiền này được gọi là lợi nhuận, ký hiệu là p
Giá trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước sẽ mang hình thức biến tướng là lợi nhuận Nếu ký hiệu lợi nhuận là p thì công thức:
“W = c + v + m = k + m” => “W = k + p”
Như vậy ta nhận thấy giá trị thặng dư và lợi nhuận dường như là một khái niệm vì nó đều có chung một nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân Tuy vậy, giữa chúng cũng mang nhiều điểm khác biệt như sau: “Phạm trù giá trị thặng dư phán ánh đúng nguồn gốc và bản chất của nó là kết quả của sự chiếm đoạt lao động không công của công nhân” và “Lợi nhuận dường như biểu hiện ra ngoài không phải giá trị thặng dư”
2 Tỷ suất lợi nhuận
a Khái niệm
Tỷ suất lợi nhuận (p’) chính là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn
bộ tư bản ứng trước
Về mặt chất: m phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làmˈ thuê, còn p không thể phản ánh được điều đó, mà chỉ mói lên mức doanh lợi của việcˈ đầu tư tư bản Tỷ suất lợi nhuận chỉ cho nhà tư bản biết tư bản của họ đầu tư vào đâu thì có lợi hơn Do đó, việc thu lợi nhuận và theo đuổi tỷ suất lợi nhuận là động lực thúc đẩy các nhà tư bản, là mục tiêu cạnh tranh của các nhà tư bản
Về mặt lượng: p luôn luôn nhỏ hơn mˈ ˈ
Trang 7b Nhân tốc tác động
Tỷ suất giá trị thặng dư
Cấu tạo hữu cơ của tư bản
Tốc độ chu chuyển của tư bản
Tiết kiệm tư bản bất biến
3 Nguồn gốc lợi nhuận của tư bản sản xuất
Vòng tròn công nghiệp là quá trình sản xuất và lưu thông của tư bản sản xuất Trong vòng tròn công nghiệp, tổng sản phẩm xã hội được xét trên hai mặt: giá trị và hiện vật
Về mặt giá trị, tổng sản phẩm xã hội được cấu thành bởi ba bộ phận:
Bộ phận thứ nhất là giá trị bù đắp cho những tư liệu sản xuất đã tiêu hao trong sản xuất Bộ phận này được dùng để bù đắp cho các tư liệu đã hao phí trong chu kỳ sản xuất
Bộ phận thứ hai là khoản tiền công đã giả cho người lao động Bộ phận này được dùng để bù đắp cho tư bản khả biến
Bộ phận thứ ba là giá trị thặng dư Bộ phận này là phần giá trị mới được tạo ra trong quá trình sản xuất, lớn hơn giá trị của tư liệu sản xuất và sức lao động đã được tiêu hao
Về mặt hiện vật, tổng sản phẩm xã hội được cấu thành bởi tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng
Trên thực tế, tư bản công nghiệp thu lợi nhuận từ chênh lệch giữa tư bản tiền tệ và
tư bản hàng hóa Tuy nhiên, điều tạo ra sự chênh lệch đó lại là tư bản sản xuất
III PHƯƠNG PHÁP GIA TĂNG LỢI NHUẬN CỦA TƯ BẢN SẢN XUẤT
1 Giảm chi phí sản xuất
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh tự do, hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi nhà tư bản phải cân nhắc kĩ lưỡng chi phí bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ một mặt hàng trước khi quyết định sản xuất mặt hàng đó Tức là xác định giá thành sản phẩm Như vậy, trong tư bản sản xuất, nhà tư bản không ngừng tối ưu hoá lợi nhuận thông qua giảm chi phí sản xuất cũng như hạ giá thành sản phẩm Nhà tư bản có thể sử dụng các phương pháp sau đây:
Trang 8a Tăng năng suất lao động
Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của một quốc gia, một doanh nghiệp Tăng năng suất lao động là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam
Tăng năng suất lao động là quá trình áp dụng tổng hợp các biện pháp để làm cho số giờ công tiêu hao sản xuất ra mỗi đơn vị sản phẩm giảm bớt hoặc làm cho số lượng sản phẩm làm ra trong mỗi đơn vị thời gian của người lao động tăng lên
Để tăng năng suất lao động, các doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Đổi mới công nghệ, thiết bị: Đây là giải pháp quan trọng nhất để tăng năng suất lao động Công nghệ mới giúp nâng cao năng suất sản xuất, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm
Nâng cao trình độ tay nghề của người lao động: Người lao động có trình độ tay nghề cao sẽ làm việc hiệu quả hơn, năng suất lao động cũng sẽ cao hơn Doanh nghiệp cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động
Tổ chức sản xuất khoa học, hợp lý: Việc tổ chức sản xuất khoa học, hợp lý sẽ giúp giảm thời gian, công sức, chi phí sản xuất, từ đó nâng cao năng suất lao động
Tạo môi trường làm việc tốt: Môi trường làm việc tốt sẽ giúp người lao động có tinh thần hăng say lao động, từ đó nâng cao năng suất lao động
Tăng năng suất lao động là một nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp và toàn
xã hội Để đạt được mục tiêu tăng năng suất lao động, cần có sự nỗ lực của cả doanh nghiệp, người lao động và các cơ quan quản lý
b Tiết kiệm NVL tiêu hao
Có nhiều biện pháp để tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao, cụ thể như:
Định mức nguyên vật liệu cho từng sản phẩm: Đây là biện pháp quan trọng nhất
để tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao Doanh nghiệp cần xác định chính xác định mức nguyên vật liệu cần thiết cho từng sản phẩm, từ đó có biện pháp kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất
Tận dụng phế liệu, phụ phẩm: Phế liệu, phụ phẩm là những sản phẩm còn lại sau quá trình sản xuất, có thể được tận dụng để sản xuất ra các sản phẩm khác hoặc sử dụng làm nguyên liệu cho các sản phẩm mới
Trang 9 Đổi mới công nghệ, thiết bị: Công nghệ mới thường giúp tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao Doanh nghiệp cần đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị để nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu
c Tối ưu hoá công suất máy móc thiết bị
Có nhiều cách để tận dụng công suất máy móc thiết bị, cụ thể như:
Chấp hành đúng quy trình sử dụng máy móc thiết bị: Người lao động cần được đào tạo, hướng dẫn sử dụng máy móc thiết bị đúng cách, đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động và nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc
Tổ chức sản xuất khoa học, hợp lý: Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch sản xuất khoa học, hợp lý, cân đối năng lực sản xuất giữa các dây chuyền, phân xưởng, từ
đó đảm bảo máy móc thiết bị được sử dụng hết công suất
Bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị thường xuyên: Bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị thường xuyên sẽ giúp máy móc luôn hoạt động ổn định, tránh hư hỏng, giảm thời gian ngừng máy, từ đó nâng cao công suất máy móc
Đổi mới công nghệ, thiết bị: Công nghệ mới thường giúp nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất Doanh nghiệp cần đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị để nâng cao công suất máy móc
Ví dụ: Công ty A khi cải tiến kĩ thuật cao hơn thì về mặt tư bản cố định ,giá trị khấu hao so với máy móc cũ sẽ giảm ,và hao mòn hữu hình thì khi hiện đại hơn cũng
sẽ giảm bớt sự ăn mòn ,tác động của nhân tố bên ngoài ,hao mòn vô hình thì cũng giảm bớt vì khi đã cải tiến thì khó mà thụt lùi so với những nhà tư bản khác từ đó giúp cho giá trị tăng lên
Để tận dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các
bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch, chương trình, quy định cụ thể về việc sử dụng máy móc thiết bị, đồng thời cần có chế độ kiểm tra, giám sát thường xuyên để đảm bảo thực hiện đúng quy định
Trang 10d Tổ chức lao động & tận dụng tối đa nguồn nhân lực
Sử dụng lao động đúng công việc, khả năng, trình độ của họ: Người lao động khi được sử dụng đúng công việc, khả năng, trình độ của mình sẽ có tinh thần hăng say lao động, làm việc hiệu quả hơn Doanh nghiệp cần phân tích kỹ nhu cầu lao động của từng vị trí công việc, từ đó tuyển dụng, bố trí, phân công lao động phù hợp
Bồi dưỡng trình độ cho công nhân: Công nhân có trình độ tay nghề cao sẽ làm việc hiệu quả hơn, năng suất lao động cũng sẽ cao hơn Doanh nghiệp cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, đặc biệt là công nhân trực tiếp sản xuất
Quan tâm đến đời sống, điều kiện làm việc của người lao động: Môi trường làm việc tốt sẽ giúp người lao động có tinh thần hăng say lao động, từ đó nâng cao năng suất lao động Doanh nghiệp cần quan tâm đến đời sống, điều kiện làm việc của người lao động, tạo môi trường làm việc an toàn, vệ sinh, thân thiện
Khen thưởng vật chất và tinh thần một cách thỏa đáng: Khen thưởng vật chất và tinh thần kịp thời, xứng đáng sẽ giúp người lao động có động lực làm việc, từ đó nâng cao năng suất lao động Doanh nghiệp cần xây dựng quy chế khen thưởng, kỷ luật rõ ràng, công khai, minh bạch, đảm bảo khen thưởng người lao động kịp thời, xứng đáng
Tôn trọng con người: Tôn trọng con người sẽ giúp người lao động cảm thấy được tôn trọng, từ đó có tinh thần hăng say lao động, cống hiến hết mình cho doanh nghiệp Doanh nghiệp cần tạo môi trường làm việc tôn trọng nhân cách, quyền lợi của người lao động
2 Tăng tổng doanh thu
Trong tư bản sản xuất, nhà tư bản còn đồng thời tối ưu hoá lợi nhuận thông qua tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm Sau đây là một số biện pháp chính mà các nhà tư bản thường dung để thực hiện mục tiêu này:
a Chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp
Chiến lược và kế hoạch kinh doanh là những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp định hình được hướng đi, mục tiêu và cách thức đạt được mục tiêu trong tương lai
Trang 11b Chú trọng nâng cao chất lượng hàng hoá & Đa dạng mẫu mã sản phẩm
Nhà sản xuất cũng phải luôn quan tâm ,theo dõi sự phản hồi của khách hàng hay chăm sóc họ ,để kịp thời thay đổi sửa chữa những điều không vừa ý ,để cải thiện nâng cao hơn cho sản phẩm
c Tìm hiểu thị trường.
Tìm hiểu nhu cầu thị trường ,nhu cầu ẩn để biết nên đưa vào mặt trường số lượng sản phẩm là bao nhiêu và để phân bố số lượng người sản xuất ,hợp lý
Ví dụ Các siêu thị lớn như Vinmart hay BigC ở Việt Nam hiện nay đều họ đều
sẽ tìm hiểu về thị trường mỗi khi nhập hàng ,sẽ có những mặt hàng cố định ,người tiêu dụng bắt buộc phải mua ,nhưng sẽ có những mặt hàng không
có giá trị như vậy ,họ sẽ phải điều chỉnh số lượng hàng nhập vào khi ở thị trường có dấu hiệu theo xu thế hay sản phẩm đã quá lâu ở thị trường bị mất giá
d Đẩy mạnh hoạt động quảng bá & giới thiệu sản phẩm
Hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm giúp khách hàng hiểu rõ về doanh nghiệp cũng như sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất Hoạt đổng quảng cáo được thực hiện dưới nhiều hình thức như: Truyền hình, báo đài, poster, tờ rơi…Sản phẩm cũng sẽ được giới thiệu tại cửa hảng đại lý bán sản phẩm công ty thông qua hội nghị tiếp xúc khách hàng, triển lãm, hội chợ… Từ đó góp phầm tăng sản lượng tiêu thụ cũng như doanh thu bán hàng
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu đề tài "Các biện pháp gia tăng lợi nhuận đối với tư bản sản xuất", em nhận thấy rõ mối liên kết giữa lợi nhuận và tư bản sản xuất Ngoài ra, em đã phát triển một góc nhìn sâu hơn về vấn đề tăng cường lợi nhuận, xác định những yếu
tố ảnh hưởng theo quan điểm của môn học “Kinh tế chính trị Mác – Lênin” Em đã có những hiểu biết cụ thể hơn về lợi nhuận và lợi nhuận của tư bản sản xuất
Mặc dù những biện pháp được đề xuất có thể có những hạn chế, nhưng tổng thể, nghiên cứu của em đã đạt được các mục tiêu được đề ra, bao gồm việc bổ sung và mở rộng kiến thức về nguồn gốc, sự hình thành, và nguyên nhân hình thành của lợi nhuận
và tư bản sản xuất Đồng thời, thông qua bài tiểu luận, em cũng đã có cho mình cách