1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích khái niệm dự án fdi đánh giá về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam

11 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

1.Phân tích khái niệm dự án FDI1.1 Khái niệmDự án đầu tư trực tiếp nước ngoài: là những dự án đầu tư do các tổ chức kinh tếvà cá nhân nước ngoài tự mình hoặc cùng với các tổ chức kinh tế

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓMMôn: Quản trị doanh nghiệp có vốn FDI

PHÂN TÍCH KHÁI NIỆM DỰ ÁN FDI ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU

TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM.

Thành viên:Ngô Nguyên PhươngĐỗ Hoàng YếnHoàng Thanh TrúcNguyễn Thanh HuyềnPhorn Samprathna

Hà Nội, tháng 9 năm 2023

Trang 2

2 Đánh giá về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam 4

2.1 Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam 4

2.2 Cơ hội & thách thức 6

2.3 Đánh giá 8

2.4 Giải pháp đề xuất 9

Trang 3

1.Phân tích khái niệm dự án FDI1.1 Khái niệm

Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài: là những dự án đầu tư do các tổ chức kinh tếvà cá nhân nước ngoài tự mình hoặc cùng với các tổ chức kinh tế hoặc cá nhânnước tiếp nhận đầu tư bỏ vốn vào một đối tượng nhất định ở nước sở tại, trựctiếp quản lý và điều hành đối tượng bỏ vốn để thu được lợi ích

- Tự mình: Cụm từ này chỉ ra rằng các tổ chức kinh tế và cá nhân nướcngoài có thể thực hiện dự án đầu tư một mình, tức là độc lập và đứngriêng Điều này có nghĩa là họ có quyền quyết định và điều hành dự ánđầu tư mà không cần sự liên kết với bất kỳ tổ chức kinh tế hoặc cá nhânnước tiếp nhận đầu tư Việc tự mình thực hiện dự án FDI cho phép họ giữquyền kiểm soát hoàn toàn và đưa ra quyết định độc lập về hoạt độngkinh doanh và chiến lược của dự án

- Cùng với: Cụm từ này ám chỉ đến việc các tổ chức kinh tế và cá nhânnước ngoài có thể hợp tác với các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân nước tiếpnhận đầu tư trong việc thực hiện dự án FDI Điều này có thể diễn ra trongcác hình thức như liên doanh hoặc liên kết chiến lược Khi cùng với cáctổ chức hoặc cá nhân nước tiếp nhận đầu tư, các bên có thể chia sẻ rủi rovà lợi ích từ dự án, kết hợp sự chuyên môn, nguồn lực và khả năng quảnlý của mỗi bên để đạt được mục tiêu kinh doanh chung

- Quản lý: Đối tượng FDI có quyền trực tiếp quản lý dự án mà họ đầu tưbao gồm việc định đoạt và thực hiện các quyết định quan trọng liên quanđến hoạt động kinh doanh của dự án

- Điều hành: Cụm từ cũng đề cập đến việc tổ chức và cá nhân nước ngoàiđảm nhận trách nhiệm điều hành trực tiếp dự án FDI bao gồm quá trìnhthực hiện các hoạt động hàng ngày, giám sát, tương tác với nhân viên,quản lý tài chính, kiểm soát chất lượng, xử lý vấn đề, và đảm bảo hoạtđộng suôn sẻ của dự án Các hoạt động điều hành nhằm đảm bảo sự hiệuquả và tăng trưởng bền vững của dự án FDI

Cụm từ "trực tiếp quản lý và điều hành" nhấn mạnh vào vai trò trực tiếp và sựtham gia tích cực của các tổ chức kinh tế và cá nhân nước ngoài trong quản lývà điều hành dự án FDI Điều này cho phép họ có khả năng kiểm soát toàn diệnvà thực hiện quyết định một cách nhanh chóng và linh hoạt để tối ưu hóa lợi íchkinh tế từ dự án đầu tư của mình

Cụm từ "lợi ích" trong khái niệm FDI đề cập đến những kết quả tích cực mà cáctổ chức kinh tế và cá nhân nước ngoài mong đợi đạt được từ việc thực hiện dựán đầu tư trực tiếp

Trang 4

Lợi ích kinh tế: Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể mang lại nhiều lợi ích

kinh tế cho các bên tham gia Đối với các tổ chức và cá nhân nước ngoài, lợi íchcó thể bao gồm tăng trưởng doanh thu, mở rộng thị trường tiêu thụ, tiếp cậnnguồn lực và công nghệ tiên tiến, tăng cường cạnh tranh và nâng cao hiệu quảsản xuất Đối với nước tiếp nhận đầu tư, lợi ích có thể là tạo ra việc làm, tăngthu nhập, thu hút vốn đầu tư, công nghệ và quản lý tiên tiến, và thúc đẩy pháttriển kinh tế

Lợi ích công nghệ: FDI có thể mang lại chuyển giao công nghệ và kiến

thức mới từ các tổ chức kinh tế và cá nhân nước ngoài đến nước tiếp nhận đầutư Việc tiếp cận công nghệ tiên tiến và phương pháp quản lý hiện đại có thểcung cấp lợi thế cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy sự đổimới và phát triển trong nước tiếp nhận

Lợi ích xã hội và môi trường: FDI cũng có thể có lợi ích xã hội và môi

trường Việc thực hiện dự án đầu tư trực tiếp có thể tạo ra việc làm, nâng caotrình độ công nghệ và thu nhập cho người lao động trong nước Ngoài ra, các dựán FDI có thể góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng, môi trường kinh doanh và chuỗicung ứng trong nước tiếp nhận, đồng thời tuân thủ các quy định về bảo vệ môitrường và phát triển bền vững

Một số điểm quan trọng cần nhấn mạnh về khái niệm FDI là:Đầu tư bỏ vốn: FDI bao gồm việc chuyển giao vốn tài chính từ quốc gia

ngoại vào quốc gia tiếp nhận đầu tư Điều này có thể xảy ra thông qua việc muacổ phần, thành lập công ty liên doanh, mua lại công ty đang hoạt động, hoặc cáchình thức khác để chủ sở hữu quốc tế có quyền kiểm soát và sở hữu đối tượngđầu tư

Quản lý và điều hành trực tiếp: Trong FDI, các tổ chức và cá nhân

nước ngoài có quyền trực tiếp quản lý và điều hành dự án đầu tư Điều này tạođiều kiện cho họ tham gia vào các quyết định quan trọng và thực hiện các hoạtđộng kinh doanh hàng ngày liên quan đến dự án đầu tư

Đối tượng đầu tư: FDI liên quan đến việc đầu tư vào một đối tượng nhất

định ở nước tiếp nhận đầu tư Đối tượng này có thể là một doanh nghiệp, dự ánhạ tầng, ngành công nghiệp hoặc các loại tài sản khác có khả năng tạo ra lợinhuận

Mục đích thu được lợi ích: Mục tiêu của FDI là thu được lợi ích kinh tế.

Các tổ chức và cá nhân nước ngoài mong muốn tăng cường hoạt động kinhdoanh, mở rộng thị trường, tận dụng nguồn lực và kỹ thuật tiên tiến, tiếp cậnnguồn lao động giá rẻ

Trang 5

1.2 Bản chất

Mặc dù FDI đã xuất hiện muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khácđến cả vài chục năm tuy nhiên thì FDI đã nhanh chóng lớn mạnh và thiết lập vịtrí của mình trong quan hệ quốc tế Về bản chất dự án FDI là gì? Bản chất FDIchính là sự gặp nhau về nhu cầu của hai bên và một bên là chủ đầu tư và bêncòn lại là các quốc gia tiếp nhận đầu tư Trong đó, bao gồm:

● Có sự thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tới nơi được đầu tư.● Đối với các nguồn vốn đã được đầu tư và thiết lập quyền sở hữu cũng

cũng như quyền quản lý.● Kèm theo đó là quyền chuyển giao công nghệ và kỹ thuật của nhà đầu tư

với các nước bản địa.● Có sự liên kết đến sự mở rộng thị trường của các doanh nghiệp,công ty

và tổ chức đa quốc gia.● Luôn luôn gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và

thương mại quốc tế

1.3 Đặc điểm

FDI chính là hình thức mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế vô cùng lớn.Vì vậy, mục đích hàng đầu của FDI chính là mang lại lợi nhuận cho các chủ đầutư Thu nhập mà chủ đầu tư thu được mang tính chất chính là thu nhập kinhdoanh chứ không phải lợi tức Vì vậy loại hình thu nhập này phụ thuộc hoàntoàn vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Bạn muốn thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển, các nước được đầutư cần phải có hành lang pháp lý rõ ràng Nhà đầu tư có quyền đối với công tyFDI là gì? Họ có quyền tự quyết định đầu tư và quyết định nhà sản xuất kinhdoanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi của mình Đồng thời, họ còn được tự dovới sự lựa chọn theo lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư…Vì vậy họ có thể đưa ranhững quyết định phù hợp nhất mang lại lợi nhuận cao

2.Đánh giá về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam2.1 Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam

Sau hơn 30 năm hội nhập và phát triển, đến nay, Việt Nam không chỉ là quốcgia nhận đầu tư mà cũng đã cho phép các doanh nghiệp trong nước đầu tư ranước ngoài nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, khai thác tài sản chiếnlược, tiếp thu kinh nghiệm quản lý và công nghệ tiên tiến của nước ngoài, mởrộng quan hệ ngoại giao,

Theo Viện nghiên cứu đầu tư quốc tế, trong giai đoạn 1999-2004, hoạt động đầu

tư của Việt Nam ra nước ngoài bắt đầu khởi động dựa trên hành lang pháp lýcủa Nghị định số 22/199/NĐ-CP Có 42 dự án OFDI được cấp giấy phép tronggiai đoạn này đang còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký (kể cả điều chỉnh tăng

Trang 6

vốn) đạt 1,34 tỷ USD, chiếm gần 6,2% tổng vốn OFDI của Việt Nam (lũy kế

đến hết năm 2022)

Giai đoạn 2005-2010 là giai đoạn bùng nổ đầu tư ra nước ngoài sau khi Luật

Đầu tư 2005 được thông qua và Nghị định 76/2006/NĐ-CP được ban hành Giaiđoạn này có 341 dự án đang còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 10,1 tỷ

USD, chiếm 46,5% tổng vốn OFDI của Việt Nam.Giai đoạn 2010-2016, OFDI duy trì ở mức cao với 512 dự án còn hiệu lực vàtổng vốn đăng ký tính tới hết năm 2022 đạt hơn 7,5 tỷ USD, chiếm 34,7% tổng

vốn OFDI của Việt Nam

Giai đoạn 2017-2022, đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam có xu hướng suy

giảm, dù số dự án OFDI tăng cao so với giai đoạn trước nhưng vốn đăng ký chỉ

đạt 2,73 tỷ USD, chiếm 12,6% tổng vốn OFDI của Việt Nam.

Tính đến hết năm 2022, Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 21,75 tỷ USD với 1611dự án, thấp hơn đáng kể so với 438,7 tỷ USD vốn FDI qua 36,278 dự án.Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 14 ngành.Trong đó, các lĩnhvực thế mạnh của Việt Nam là nông nghiệp, lâm nghiệp, năng lượng và viễnthông, tập trung tại các nước như Lào, Campuchia và Venezuela với vốn đầu tưchiếm gần 40% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài Không bó hẹp trong khu vựcchâu Á, Việt Nam còn mở rộng địa bàn sang Australia, New Zealand, Mỹ,Canada, Tính đến nay đã có 29 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của ViệtNam

Một số tập đoàn có hoạt động đầu tư ra nước ngoài nổi bật với số vốn đầu tưvượt ngưỡng 1 tỷ USD như: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Viễn thôngQuân đội (Viettel), Công ty cổ phần Hoàng Anh - Gia Lai, …

Trang 7

2.2 Cơ hội & thách thức

● Cơ hội:– Đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài đã giúp nền kinh tế ViệtNam hội nhập sâu hơn với kinh tế toàn cầu; có thêm nguồn động lực để pháttriển đất nước, đồng thời, nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong quan hệquốc tế cũng như khu vực; có thể tận dụng các lợi thế đầu tư ở nước ngoài đểgiảm thiểu rủi ro khi các cơ hội kinh doanh trong nước gặp khó khăn

– Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thếgiới (hay còn gọi là WTO) kể từ tháng 1 năm 2007, điều này là nguồn cổ vũ lớnlao và là nguồn động lực phát triển cho nền kinh tế của nước ta Từ đó đến naytiềm lực tài chính của các doanh nghiệp trong nước chúng ta liên tục gia tăng,cùng với tiến trình thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế một cách mạnh mẽ, sựthành lập của các hiệp định song phương, đa phương đã tạo tiền đề thuận lợi chohoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp

– Việt Nam là một thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN) Từ khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập vào tháng12 năm 2015, cộng đồng này là làm tốt vai trò kết nối sức mạnh của các quốcgia thành viên và cùng giúp nhau phát triển đi lên hướng tới hội nhập kinh tếquốc tế Điều này đã trở thành một ưu thế của Việt Nam khi được so sánh dựatrên lợi thế và những chính sách ưu đãi mà chúng ta có được thông qua

● Thách Thức:Bên cạnh những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội cho Việt Nam,cho các quốc gia và cộng đồng tiếp nhận đầu tư, thì đầu tư ra nước ngoài củacác DN Việt Nam hiện nay vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức Cụ thể:

Một là, những khác biệt về văn hóa, pháp luật, môi trường giữa Việt Nam vàcác quốc gia tiếp nhận đầu tư.

Dẫn đến các tranh chấp ngoài mong muốn, ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án,quyền và lợi ích của người dân địa phương cũng như hình ảnh của nhà đầu tưViệt Nam trong khu vực và trên thế giới Thực tế cho thấy, DN Việt Nam khiđầu tư ra nước ngoài thường mang theo tư duy, cách nghĩ của người Việt Nam.Chẳng hạn như: Về đất đai, nếu DN đầu tư ở Việt Nam sẽ được Nhà nước hỗ trợthu hồi đất, nhưng sang đầu tư Campuchia chế độ sở hữu đất đai sẽ khác, dẫnđến nhà đầu tư nước ngoài gặp không ít khó khăn

Trang 8

Hai là, năng lực của DN Việt Nam vẫn còn yếu.

Theo các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân chủ quan dẫn đến kết quả hoạt độngđầu tư ra nước ngoài của DN Việt Nam chưa đạt như kỳ vọng là do khả năng dựbáo thị trường, năng lực quản lý, năng lực tài chính vẫn còn nhiều hạn chế

Ba là, nhiều DN Việt Nam ra nước ngoài kinh doanh nhưng hoạt động cònmang tính tự phát, do đó rất dễ xảy ra tranh chấp.

Trong khi, về mặt quản lý nhà nước, hiện chưa có cơ quan đủ thẩm quyền, điềukiện và năng lực triển khai quản lý, theo dõi, nắm bắt tình hình hoạt động đầutư, sản xuất, kinh doanh của tất cả các DN Việt Nam đang hoạt động tại nướcngoài

Bốn là, hệ thống pháp luật còn rườm rà, chưa tạo ra động lực cho các nhà đầutư

Hiện nay hệ thống luật pháp về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của chúng ta tuyđã có nhưng thay đổi nhưng nó chưa thực sự tạo ra động lực cho các doanhnghiệp đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Việc ban hành các văn bản pháp luậthướng dẫn các doanh nghiệp tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn chậm,thủ tục còn rườm rà không có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tưtrực tiếp ra nước ngoài Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp đầu tư trựctiếp ra nước ngoài hiện nay là vấn đề thủ tục: Quy trình thẩm định và đăng kýcấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài còn một số bất cập như thời gian kéo dài,qua nhiều đầu mối, thiếu các qui định và chế tài cụ thể về quản lý dự án saugiấy phép dẫn đến việc quản lý các dự án sau giấy phép gặp nhiều khó khăn,thông tin không chính xác… Một số dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tưnhưng trong quá trình xử lý vẫn gửi lấy ý kiến của các bộ, ngành làm kéo dàithời gian cấp phép Mặc dù Nghị định đã qui định thời gian cấp phép đầu tư ranước ngoài không quá 30 ngày, nhưng vẫn có dự án phải kéo dài đến cả năm,khiến cho doanh nghiệp lỡ mất cơ hội đầu tư

Năm là, còn nhiều tư duy phiến diện một chiều của các nhà đầu tư Việt Nam

Quan niệm sai lầm nghĩ rằng khi nào nền Kinh tế thừa vốn mới tiến hành đầu tưtrực tiếp ra nước ngoài Tư duy phiến diện một chiều, nghĩ rằng đầu tư trực tiếpra nước ngoài gia tăng sẽ khiến đầu tư trong nước bị giảm sút, chảy máu ngoạitệ, giảm việc làm trong nước…

Trang 9

2.3 Đánh giá

- Nhìn chung, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam đã có

những phát triển đáng kể trong những năm gần đây.

+ Thời kỳ đầu, chỉ có các doanh nghiệp nhà nước thực hiện đầu tư trực tiếpra nước ngoài như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Côngnghiệp-Viễn thông quân đội, Gần đây, góp phần cho dòng đầu tư này lớnmạnh hơn phải kể đến những tập đoàn tư nhân lớn như Tập đoàn FPT,Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Ngoài những dự án được tập trung vốntrong giai đoạn đầu tiên trong lĩnh vực dầu khí, viễn thông…, đến nay,phạm vi đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài cũng đượcmở rộng hơn sang lĩnh vực khoa học, công nghệ thông tin và truyềnthông…

+ Vốn đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam cũng được mở rộng tới 25 quốcgia và vùng lãnh thổ, bao gồm cả những thị trường mới như Mỹ, Tây BanNha thay vì tập trung nhiều ở Myanmar và các nước láng giềng như giaiđoạn trước

+ Thực hiện chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ đã banhành nhiều chính sách thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động đầu tư ra nước ngoàinhằm mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh của DN Việt Nam ra nướcngoài đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế củaViệt Nam Nó giúp tạo ra việc làm, nâng cao năng lực cạnh tranh và thúcđẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

- Tuy nhiên, trước xu thế dòng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài ngày

càng tăng đã đặt ra những vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư, đảm bảo hài

hòa lợi ích của DN Việt Nam cũng như chính quyền sở tại và người dân địaphương - nơi có các hoạt động đầu tư

+ Đánh giá về chặng đường 24 năm kể từ khi Nghị định 22/1999/NĐ-CPquy định về đầu ra ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, vốn OFDIcủa Việt Nam còn nhỏ bé so với các nước trong khu vực và chưa tươngxứng với quy mô và trình độ phát triển của nền kinh tế, có thể nhận thấysự cẩn trọng của một quốc gia đang phát triển, cố gắng hội nhập sâu rộngvào kinh tế khu vực và thế giới, nhưng vẫn còn e ngại về quy mô nềnkinh tế và trình độ phát triển của mình

+ Cụ thể, sự quá thận trọng trong việc điều chỉnh hệ thống pháp luật, chínhsách và những hạn chế trong quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tưra nước ngoài đã làm giảm đi khát vọng “vươn ra biển lớn” của các doanh

Trang 10

nghiệp Việt để phát triển thành doanh nghiệp toàn cầu, làm chậm lại quátrình phát triển và làm giảm hiệu quả của đầu tư ra nước ngoài.

+ Các vấn đề như quyền sở hữu đất đai, quản lý môi trường vẫn còn tồnđọng và cần được cải thiện để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầutư

+ Tuy đã đạt được những thành công bước đầu khi một số các tập đoàn,doanh nghiệp của Việt Nam tạo được ấn tượng trên thị trường quốc tế,mang được lợi nhuận về nước, gây dựng được thương hiệu ở nước ngoài(như Viettel, TH, FPT, Vinamilk, NutiFood…) vẫn còn nhiều doanhnghiệp, vì nhiều lý do, đã phải giải thể hoặc tạm dừng hoạt động.=> Tổng quan, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam có nhiềutiềm năng và đang có những kết quả khả quan

2.4 Giải pháp đề xuất

Các giải pháp thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam

- Nâng cao hiệu quả hoạt động, đổi mới khu vực DNNN.

+ Tiếp tục hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật gồm luật, nghị định, thông tưcủa các cấp để tháo gỡ khó khăn, huy động nguồn lực, phát huy nguồn lực Nhànước dẫn dắt mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển Hoàn thiện thể chếphải trên tinh thần phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính, gópphần tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ cho doanhnghiệp

+ Tái cơ cấu DNNN sát tình hình thực tế, không chỉ tập trung tái cơ cấu vốn, màphải nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn, nâng đời sống vật chấtvà tinh thần của người lao động

+ Các cấp chính quyền thực hiện cơ chế định kỳ 3 tháng sẽ tổ chức gặp gỡ, đốithoại để các DNNN kịp thời chia sẻ các khó khăn, vướng mắc, tâm tư, nguyệnvọng, với tinh thần hết sức cầu thị, hết sức lắng nghe, hết sức trách nhiệm, hếtsức dân chủ

+ Các DNNN góp phần xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, cácưu đãi cần thiết với DNNN để phát triển nhanh, bền vững

+ Các DNNN cùng nhau, cùng các cơ quan Nhà nước đẩy mạnh xây dựng thươnghiệu doanh nghiệp, ngành hàng, góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia.+ Khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) và quan hệ chính trị,

ngoại giao rất tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, nhất là TrungQuốc, Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước ASEAN…

+ Các DNNN cùng nhau chia sẻ khó khăn, kinh nghiệm, hỗ trợ, giúp đỡ khi gặpkhó khăn thách thức, đoàn kết, thống nhất nhưng cạnh tranh lành mạnh, đúngluật pháp

Ngày đăng: 21/08/2024, 17:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w