1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia ba vì thành phố hà nội

86 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những vấn đề liên quan đến phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Ba Vì như tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng phục vụ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Diệu Thùy Dương Mã sinh viên: 2044010631

Người hướng dẫn: TS Đặng Thị Hoa

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành Khóa luận này ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, em luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của quý thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh trường Đại học Lâm nghiệp, các bạn đồng nghiệp, cá nhân và tập thể cán bộ Vườn quốc gia Ba Vì

Nhân dịp này, Em xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn TS Đặng Thị Hoa – Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Lâm nghiệp, người đã tận tình, chỉ bảo, hướng dẫn giúp đỡ em thực hiện và hoàn thành khóa luận này

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Vườn Quốc gia Ba Vì, Trung tâm giáo dục môi trường và dịch vụ Vườn quốc gia Ba Vì đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thu thập tài liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu tại địa bàn

Em xin cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ của Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Lâm nghiệp để em hoàn thành khóa luận này

Em xin trân trọng cảm ơn tới bạn bè và gia đình đã luôn quan tâm, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình thực hiện khóa luận

Em xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2024

Tác g iả

Nguyễn Diệu Thùy Dương

Trang 3

1 Tính cấp thiết của đề tài……….………… 1

2 Mục tiêu nghiên cứu……….2

2.1 Mục tiêu tổng quát……… ……… ………….2

2.2 Mục tiêu cụ thể ……… ………… ….……….2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu……… ……….2

3.2 Phạm vi nghiên cứu……….……… 3

4 Nội dung nghiên cứu………3

5 Phương pháp nghiên cứu……….3

5.1 Phương pháp thu thập số liệu………3

5.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu……… 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI ……… ……… 5

1.1.5 Phát triển du lịch sinh thái……… …………7

1.2 Các loại hình du lịch sinh thái……… ….7

1.3 Vai trò và đặc điểm của phát triển du lịch sinh thái……….8

1.3.1 Vai trò của phát triển du lịch sinh thái……… 8

1.3.2 Đặc điểm của du lịch sinh thái……….……….12

1.4 Nội dung phát triển du lịch sinh thái……… …….………13

Trang 4

1.4.1 Phát triển về số lượng……… 13

1.4.2 Phát triển về chất lượng………15

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ… 18

2.1 Vị trí địa lý của Vườn quốc gia Ba Vì………18

2.1.1 Vị trí địa lý, diện tích và đặc điểm địa hình……….…… … 18

2.1.2 Khí hậu……….……….………… 19

2.1.3 Thủy văn……….19

2.1.4 Địa chất và thổ nhưỡng……….….20

2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Vườn quốc gia Ba Vì………21

2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Vườn Quốc gia Ba Vì……… 21

2.4 Bộ máy quản lý của Vườn quốc gia Ba Vì……….22

2.5 Tài nguyên du lịch của Vườn quốc gia Ba Vì……….……… …23

2.5.1 Tài nguyên thiên nhiên……….……… ……… 23

2.5.2 Tài nguyên nhân văn……….……… ………… 26

3.1 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Ba Vì về số lượng……… 30

3.1.1 Thực trạng số lượng khách du lịch và doanh thu du lịch………….30

3.1.2 Các tuyến điểm du lịch……… 33

3.1.3 Thực trạng nguồn nhân lực phục vụ du lịch sinh thái………38

3.1.4 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật………41

3.1.5 Hoạt động xúc tiến phát triển du lịch sinh thái……….44

3.2 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại vườn Quốc gia Ba Vì về chất lượng……… ……….45

3.2.1 Đặc điểm ủa khách du lịch……….…… …………45

Trang 5

3.2.2 Chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Ba Vì… ………….48

3.3 Đánh giá chung về phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Ba Vì……… ……….61

3.3.1 Những kết quả đạt được……….61 3.3.2 Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân……….…64

3.4 Giải pháp phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Ba Vì….… 63

3.4.1 Định hướng phát triển du lịch sinh thái vườn Quốc gia Ba Vì… 63 3.4.2 Giải pháp đề xuất phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Ba Vì …63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Số lượng khách du lịch đến Vườn quốc gia Ba Vì………….… 30 Bảng 3.2 Doanh thu từ hoạt động du lịch của Vườn quốc gia Ba Vì…… 32 Bảng 3.3 Chất lượng cán bộ, viên chức, lao động của VQG Ba Vì năm 2023…39 Bảng 3.4 Đặc điểm chung của khách du lịch……… ………….44

Bảng 3.5 Nguồn thông tin khách du lịch biết về Vườn quốc gia Ba

Vì……… ….46

Bảng 3.6 Đánh giá sự hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái của

Vườn quốc gia Ba Vì (n=31)……… 47

Bảng 3.7 Đánh giá của khách du lịch về tài nguyên du lịch tại Vườn quốc

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển du lịch hiện nay đang là một lợi thế của Việt Nam Tuy nhiên, sản phẩm du lịch của Việt Nam còn chậm đổi mới, đơn điệu, thiếu đặc sắc, ít sáng tạo, còn trùng lặp giữa các vùng miền, giá trị gia tăng hàm chứa trong sản phẩm du lịch thấp, thiếu đồng bộ và thiếu liên kết trong phát triển sản phẩm Các sản phẩm du lịch mới chủ yếu khai thác các giá trị tài nguyên sẵn có, chưa có nhiều sản phẩm bổ trợ nhằm thu hút khách, kích thích nhu cầu chi tiêu của khách, tăng nguồn thu cho địa phương Việc thiếu các sản phẩm bổ trợ cũng làm giảm nhu cầu đến, cũng như khả năng quay trở lại của khách du lịch Bên cạnh đó, ngành du lịch cũng cần đảm bảo sự cân bằng trong phát triển du lịch với bảo vệ môi trường và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống; thiết lập các nguyên tắc đảm bảo cân bằng phù hợp giữa các khía cạnh môi trường, kinh tế và văn hóa xã hội Cùng với đó, cần tăng cường các hoạt động truyền thông, quảng bá xúc tiến du lịch, ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch hướng đến các du khách quốc tế Các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cần có sự phối hợp chặt chẽ để quảng bá có hiệu quả và tập trung vào các thị trường quan trọng

Du lịch sinh thái đang là xu hướng của du khách trong và ngoài nước và là một trong những hình thái phát triển nhanh nhất của ngành du lịch nước ta hiện nay Vườn quốc gia Ba Vì có hệ sinh thái rừng phong phú và đa dạng, với nhiều loài động, thực vật rừng quý, hiếm cần được bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn gen Nơi đây còn hội tụ nhiều cảnh quan kỳ vĩ, những di sản văn hóa lâu đời của người Việt cổ vùng đồng bằng sông Hồng, những di tích lịch sử từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp, cùng với các công trình văn hóa, tâm linh như: Đền thờ Bác Hồ, tháp Báo Thiên, đền Thượng trên đỉnh núi Tản Viên,… khiến cho Vườn quốc gia Ba Vì trở thành khu du lịch sinh thái đa dạng, hấp dẫn của nước ta Điều đó cũng đặt ra bài toán khai thác hợp lý tiềm năng của Ba Vì, bảo đảm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển bền vững Với

Trang 9

phương châm “phát triển bền vững dựa vào bảo tồn đa dạng sinh học”, những năm gần đây, Vườn đã triển khai nhiều chương trình bảo tồn hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nhất là bảo tồn các cây dược liệu quý; bảo tồn hệ sinh thái và các nguồn gen quý, hiếm (cây Bách xanh, cây Phỉ ba mũi, cây Thông tre, cây Vàng tâm, sâm Ngọc Linh, sâm Vũ Hiệp,…)

Tuy nhiên, du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Ba Vì hiện nay vẫn còn nhiều thách thức cần được giải quyết, nếu muốn ngành này thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Hà Nội, do vậy em đã chọn nghiên cứu

“Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Ba Vì, thành phố Hà Nội” làm đề tài tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Ba Vì nhằm đề xuất giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái cho Vườn quốc gia Ba Vì, thành phố Hà Nội trong thời gian tới

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển du lịch sinh thái - Phân tích thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Ba Vì, thành phố Hà Nội

- Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái cho Vườn quốc gia Ba Vì, thành phố Hà Nội

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những vấn đề liên quan đến phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Ba Vì như tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, các dịch vụ ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi phục vụ du khách, chính sách khuyến khích phát triển du lịch của nhà nước và địa phương…

Trang 10

3.2 Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại

Vườn quốc gia Ba Vì (không bao gồm các công ty và đơn vị đã và đang kinh doanh du lịch tại Vườn quốc gia Ba Vì)

+ Phạm vi về không gian: Tại Vườn quốc gia Ba Vì, thành phố Hà Nội

+ Phạm vi về thời gian:

- Thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp trong 3 năm: 2021, 2022, 2023 - Thu thập số liệu sơ cấp năm 2024

- Giải pháp đề xuất đến năm 2030

4 Nội dung nghiên cứu

- Cơ sở lý luận về phát triển du lịch sinh thái - Những những đặc điểm cơ bản của Vườn quốc gia Ba Vì - Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Ba Vì - Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Ba Vì

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập số liệu

5.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập dựa vào các số liệu, tài liệu đã công bố như: Các báo cáo tổng kết của VQG Ba Vì; các đề tài, dự án, bài báo liên quan đến phát triển du lịch, du lịch sinh thái của VQG Ba Vì; các văn bản qui phạm pháp luật của nhà nước, địa phương và VQG Ba Vì…

5.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Theo nguyên lý thống kê, 30 mẫu bắt đầu đảm bảo tính tin cậy của kết quả nghiên cứu Khóa luận tiến hành điều tra ngẫu nhiên 31 khách du lịch Nội dung thu thập chủ yếu về các thông tin chung của đối tượng du lịch, các thông tin đánh giá về điểm đến du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Ba Vì Để đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch khi đến du lịch tại Vườn quốc gia Ba Vì, đề tài sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ: rất hài lòng, hài lòng, bình thường, không hài lòng, rất không hài lòng

Trang 11

5.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

* Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi thu thập sẽ được đưa vào phần mềm excel để xử lý và tổng hợp thành các bảng số liệu, thể hiện bằng các đồ thị

* Phương pháp xử lý số liệuSố liệu sau khi thu thập sẽ được tổng hợp, phân tổ, tính toán theo các tiêu chí khác nhau và được phân tích bằng các phương pháp sau đây:

- Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để thu thập số liệu mô tả

về đặc điểm cơ bản của Vườn quốc gia Ba Vì, thực trạng du lịch sinh thái và các vấn đề liên quan đến du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Ba Vì

- Phương pháp so sánh: Được sử dụng để tiến hành so sánh đối chiếu nhằm biết được sự biến động của hiện tượng qua các năm hoặc giữa các nhóm đối tượng khác nhau

6 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của khóa luận được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch sinh thái Chương 2: Đặc điểm cơ bản của Vườn quốc gia Ba Vì Chương 3: Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Ba Vì, thành phố Hà Nội

Trang 12

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Du lịch

Khái niệm về du lịch có nhiều cách hiểu do được tiếp cận bằng nhiều cách khác nhau, sau đây là một số quan niệm về du lịch theo các cách tiếp cận phổ biến

Du lịch là hoạt động xảy ra khi con người vượt qua biên giới một nước hay ranh giới một vùng, một khu vực để nhằm mục đích giải trí hoặc công vụ và lưu trú tại đó ít nhất 24 giờ nhưng không quá một năm (Lesley Pender & Richard Sharpley, 2005) Như vậy, có thể xem xét du lịch thông qua hoạt động đặc trưng mà con người mong muốn trong các chuyến đi Du lịch có thể được hiểu “là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định”

Với các cách tiếp cận nói trên du lịch mới chỉ được giải thích dưới góc độ là một hiện tượng, một hoạt động thuộc nhu cầu của khách du lịch

Xem xét du lịch một cách toàn diện hơn thì cần phải cân nhắc tất cả các chủ thể tham gia các hoạt động du lịch mới có thể khái niệm và hiểu được bản chất của du lịch một cách đầy đủ Các chủ thể bao gồm:

- Khách du lịch: Là người có nhu cầu, mong muốn đi du lịch, họ lựa chọn và quyết định nơi đến du lịch và các hoạt động tham gia, thưởng thức trong các chuyến đi

- Các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và du lịch, đây là cơ hội để kiếm lợi nhuận thông qua việc cung ứng hàng hóa và các dịch vụ nhằm đáp ứng cho nhu cầu của thị trường khách du lịch

- Chính quyền sở tại: Những người lãnh đạo chính quyền địa phương nhìn nhận du lịch như nhân tố có tác dụng tốt cho nền kinh tế thông qua triển vọng về thu nhập từ các hoạt động kinh doanh cho dân địa phương, ngoại tệ

Trang 13

thu được từ khách quốc tế và tiền thuế thu được cho ngân quỹ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp

- Dân cư địa phương: Coi du lịch như một nhân tố tạo ra việc làm và giao lưu văn hóa

Theo cách tiếp cận này “Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch”

“Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

1.1.2 Du lịch sinh thái

Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 quy định: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường”

DLST phát triển ở những khu vực tương đối hoang sơ, dựa trên các HST tự nhiên và thúc đẩy phát triển cộng đồng, do đó loại hình du lịch này đảm bảo sự quan tâm đến thiên nhiên và môi trường, trách nhiệm với xã hội và cộng đồng

Tài nguyên DLST tạo ra tính hấp dẫn của du lịch, là nền tảng cho phát triển DLST, bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một HST cụ thể và giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời HST tự nhiên đó Tài nguyên DLST bao gồm: các HST tự nhiên đặc thù, đặc biệt nơi có tính ĐDSH cao; các HST nông nghiệp (ví dụ: vườn cây ăn trái, trang trại, làng hoa, cây cảnh, ); các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của HST tự nhiên với các phương thức canh tác, các lễ hội sinh hoạt truyền thống gắn liền với các truyền thuyết của cộng đồng Khai thác tài nguyên DLST cho hoạt động DLST cần chú trọng các đặc điểm của dạng tài nguyên này

Trang 14

1.1.3 Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho khách du lịch, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng, một địa phương nào đó

Như vậy, sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và những yếu tố vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho du khách hay nó bao gồm các hàng hóa, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch

Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + các dịch vụ và hàng hóa du lịch

1.1.4 Dịch vụ du lịch

Trong kinh tế học, dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng ở dạng phi vật chất Dịch vụ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Các quốc gia trên thế giới hiện nay có xu hướng tăng dần tỷ trọng của các ngành dịch vụ trong phát triển kinh tế

“Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”

Dịch vụ du lịch là một bộ phận cấu thành nên sản phẩm du lịch, là phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong sản phẩm du lịch

1.1.5 Phát triển du lịch sinh thái

“Phát triển du lịch sinh thái là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và văn hóa nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du

lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế trong khi vẫn đóng góp cho bảo tồn

và tôn tạo các nguồn tài nguyên, cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần

nâng cao mức sống cho cộng đồng địa phương”

1.2 Các loại hình du lịch sinh thái

Căn cứ vào sự phân bố địa lý, DLST bao gồm các hình thức: “DLST biển; các hình thức DLST rừng, núi, hang động; các hình thức DLST đồng bằng”:

Trang 15

- Các hình thức DLST biển: DLST biển được coi là loại hình du lịch

truyền thống gắn liền với biển, cát và nắng Chính nó đã khởi đầu cho DLST phát triển Trên thế giới đã xuất hiện nhiều loại du lịch sinh thái biển như: Tắm biển, phơi nắng, thăm cảnh quan bằng tàu trên biển, bơi lặn có ống thở, hoặc lặn có bình khí nén để tham quan, nghiên cứu các hệ sinh thái san hô, cỏ biển, thám hiểm lòng đại dương bằng tàu ngầm, các hoạt động giải trí thể thao trên biển như nhảy dù…

- Các hình thức DLST rừng núi, hang động: đi bộ trong rừng, tham

quan nghiên cứu đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, cắm trại, tham quan khám phá hang động, quan sát chim, ngắm nhìn động vật hoang dã, leo núi, trượt tuyết…

- Các hình thức DLST đồng bằng: Tham quan miệt vườn, trang trại, dã

ngoại đồng quê, quan sát chim, ngắm nhìn động vật thuần dưỡng…Hoạt động tham quan các vườn thực vật, khu nuôi động vật hoang dã hoặc phòng trưng bày các mẫu động, thực vật bản địa có yếu tố giáo dục, giải thích và bao hàm những mục tiêu của DLST cũng được coi là hoạt động DLST

(Trần Đình Hải, 2001; Nguyễn Văn Lưu, 1998; Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương, 2006, Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự 1997);

1.3 Vai trò và đặc điểm của phát triển du lịch sinh thái

1.3.1 Vai trò của phát triển du lịch sinh thái

Theo Hiệp hội DLST Thế giới (The International Ecotourism Society) thì DLST có rất nhiều ý nghĩa trong đó có thể kể đến một số vai trò sau:

1.3.1.1 Vai trò về kinh tế

Thực tế đang diễn ra trên thế giới cho thấy DLST đã mang lại nguồn thu đáng kể, góp phần kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành: công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở nhiều địa phương và quốc gia Mặt khác, việc phát triển DLST đã đóng góp tích cực vào sự phát triển của hoạt động du lịch, tạo nên sức thu hút, sự hấp dẫn của điểm du lịch Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới ( Lê Thị

Trang 16

Ngân,2022), hiện tại DLST chiếm khoảng 20 thị trường du lịch thế giới và dự báo trong vài năm tới sẽ là phân ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất trong hoạt động du lịch, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của nhiều vùng, nhiều quốc gia

1.3.1.2 Vai trò về xã hội

- Nâng cao thu nhập, tạo thêm công ăn việc làm cho cư dân nơi có tổ chức các loại hình hay chương trình DLST Nếu nhờ các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này và phần lớn lợi nhuận từ các hoạt động du lịch đều thuộc về các doanh nghiệp du lịch thì ngược lại, lợi nhuận từ DLST sẽ dành một phần đáng kể để đóng góp cải thiện môi trường, nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương Bên cạnh đó DLST sẽ luôn hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng địa phương dưới nhiều hình thức dịch vụ: hướng dẫn viên (Guider), lưu trú tại nhà dân (Homestay), cung ứng các nhu cầu về thực phẩm (Food Supply), về hàng lưu niệm cho khách (Souvenir Supply), Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với việc giảm sức ép của cộng động sống trong vùng đệm các VQG, KBT thiên nhiên lên môi trường và ĐDSH

Việc phát triển DLST tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt là cộng đồng địa phương DLST phát triển làm thay đổi cách sử dụng tài nguyên truyền thống, thay đổi cơ cấu sản xuất, thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc dân dựa trên cơ sở tài nguyên và nội lực của mình Phát triển DLST góp phần cải thiện đáng kể đời sống văn hóa xã hội của nhân dân DLST tạo điều kiện đẩy mạnh sự giao lưu văn hóa giữa du khách và người địa phương, góp phần làm cho đời sống văn hóa - xã hội những vùng này càng trở lên sôi động hơn, văn minh hơn Với hệ số sử dụng lao động cao, DLST đã trở thành một giải pháp giải quyết lao động, biện pháp hữu hiệu nhằm tạo công ăn việc làm, đặc biệt là đối với các vùng nông thôn vùng sâu, vùng xa Ngoài ra, DLST phát triển tốt, nhiều dịch vụ du lịch chất lượng cao được tăng cường, điều đó tạo điều kiện giữ gìn trật tự, an toàn xã hội Tuy

Trang 17

nhiên về phía người dân bản địa dù dưới hình thức nào khi đã thương mại hóa thì văn hóa của họ cũng bị ảnh hưởng, du lịch luôn du nhập những thói quen có thể tích cực, có thể tiêu cực DLST sẽ góp phần hạn chế tối thiểu mặt tiêu cực thông qua giáo dục có mục đích cho du khách, cộng đồng địa phương khi tham gia vào hành trình DLST

- Thúc đẩy việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đến các điểm (TNTN) Đóng góp vào sự tiến bộ chăm sóc sức khỏe, phúc lợi đối với cư dân địa phương Để phát triển hoạt động DLST không chỉ đơn thuần dựa vào nguồn TNTN mà cần phải có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất của ngành du lịch Hoạt động DLST càng phát triển thì yêu cầu hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng nhờ: đường xá, hệ thống điện, thông tin liên lạc, bệnh viện, trường học tại các điểm TNTT càng cao Những công trình trên không những chỉ phục vụ khách du lịch mà còn đóng góp vào sự tiến bộ chăm sóc sức khỏe và phúc lợi cho công đồng địa phương

- Duy trì các giá trị văn hóa bản địa và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng Các giá trị về văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường tự nhiên đối với một HST cụ thể, do đó đây là một trong những vai trò quan trọng của hoạt động DLST Sự xuống cấp hoặc thay 14 đổi tập tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực và vì vậy sẽ làm thay đổi HST đó Hậu quả của quá trình này sẽ tác động trực tiếp đến DLST Chính vì vậy, việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan trọng và là nguyên tắc hoạt động của DLST Sự phát triển hoạt động DLST đã góp phần khôi phục, phát triển nghề thủ công truyền thống, bảo tồn sinh hoạt văn hóa cộng đồng, thông qua nguồn thu từ DLST Đồng thời, qua việc bảo tồn, phát triển và giao lưu văn hóa giữa cộng đồng và du khách cũng giúp nâng cao đời sống tinh thần của cộng đồng

Trang 18

1.3.1.3 Vai trò về môi trường

- Góp phần BVMT, bảo tồn và tăng giá trị của các TNTN, các KBT, VQG Đồng thời giáo dục, nâng cao nhận thức cho du khách và nhân dân địa phương trong việc bảo tồn môi trường, thiên nhiên Môi trường và du lịch có mối quan hệ biện chứng với nhau Môi trường là các thông số đầu vào, tiền đề để phát triển mạnh du lịch, ngược lại thông qua phát triển DLST sẽ giúp môi trường được bảo vệ và nâng cao chất lượng DLST được xem là công cụ tốt nhất để BTTN, nâng cao chất lượng môi trường, đề cao các giá trị cảnh quan và nhận thức của toàn dân về sự cần thiết phải bảo vệ HST dễ bị tổn thương, khống chế sự thay đổi của môi trường sinh thái, khắc phục những tài nguyên đang bị hủy hoại Phát triển DLST đồng nghĩa với BVMT vì DLST tồn tại gắn với BVMT tự nhiên và các HST điển hình DLST được xem là công cụ bảo tồn ĐDSH, nếu các hoạt động DLST được thực hiện một cách đúng nghĩa thì sẽ giảm thiểu được các tác động tiêu cực đến ĐDSH Sở dĩ nhờ vậy là vì bản chất của DLST là loại hình du lịch dựa trên cơ sở các khu vực có tính hấp dẫn cao về tự nhiên và có hỗ trợ cho bảo tồn tự nhiên (Phạm Trung Lương (2002); Bùi Thị Minh Nguyệt, 2012)

- Bên cạnh đó, việc phát triển DLST còn đặt ra yêu cầu đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện về kinh phí để nâng cấp cơ sở hạ tầng, duy trì và bảo tồn các thắng cảnh, tuyên truyền, vận động người dân địa phương thông qua các dự án bảo BVMT, ngoài ra, DLST còn tạo cơ hội để du khách ủng hộ tích cực trong việc bảo tồn tài nguyên môi trường DLST còn tạo động lực quan trọng, khơi dậy ý thức BVMT và duy trì HST Người dân khi nhận được lợi ích từ hoạt động DLST, họ có thể hỗ trợ ngành du lịch và công tác bảo tồn tốt hơn, bảo vệ các điểm tham quan Xu hướng phổ biến ngày nay đều cho rằng không thể phát triển kinh tế mà không quan tâm đến việc BVMT sinh thái

Trang 19

Vì vậy, việc phát triển DLST theo đúng hướng sẽ tạo ra sự quản lý và sử dụng chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng tàn phá bừa bãi nguồn tài nguyên vì mục đích kinh tế của người dân

1.3.1.4 Vai trò khác

Ngoài ra theo thống kê của Hiệp hội Sinh thái Thế giới thì DLST còn nhiều vai trò và tác dụng khác nhờ góp phần hướng thiện con người, nâng cao tình thần hiểu biết giữa các dân tộc, Trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ nêu ra một vài vai trò quan trọng, có thể dễ dàng nhận thấy trong việc phát triển DLST

Nhờ vậy có thể thấy phát triển DLST sẽ là cách tiếp cận quan trọng của PTBV, đảm bảo được sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường cho một lãnh thổ ở những quy mô khác nhau từ địa phương đến vùng, quốc gia, khu vực và toàn cầu

1.3.2 Đặc điểm của du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái có một số đặc điểm cơ bản sau:

- Dựa trên địa bàn hấp dẫn về tự nhiên và các yếu tố văn hóa bản địa

Đối tượng của DLST là những khu vực hấp dẫn về tự nhiên và kể cả những nét văn hóa bản địa đặc sắc Đặc biệt, những khu tự nhiên còn tương đối nguyên sơ, ít bị tác động lớn Chính vì vậy, hoạt động DLST thường diễn ra và thích hợp tại lãnh thổ các VQG và các khu tự nhiên có giá trị

- Đảm bảo bền vững về sinh thái, ủng hộ bảo tồn Các hoạt động trong

DLST thường ít gây tác động đến môi trường và du khách sẵn sàng chi trả cho việc BVMT

- Có giáo dục môi trường Đặc điểm giáo dục môi trường trong DLST

là một yếu tố cơ bản phân biệt DLST với các loại hình du lịch khác Giáo dục và thuyết minh môi trường bằng các nguồn thông tin, truyền tải thông tin đến du khách thông qua tài liệu, hướng dẫn viên, các phương tiện trên điểm, tuyến tham quan là những hình thức quan trọng trong việc làm giàu kinh nghiệm du lịch, nâng cao nhận thức về môi trường và bảo tồn Giáo dục môi trường trong

Trang 20

DLST có tác dụng trong việc làm thay đổi thái độ của du khách, cộng đồng và chính ngành du lịch đối với giá trị bảo tồn và sẽ góp phần tạo nên sự bền vững lâu dài của những khu tự nhiên

- Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia và hưởng lợi ích du lịch DLST cải thiện đời sống, tăng thêm lợi ích cho cộng đồng địa phương

trên cơ sở cung cấp về kiến thức, những kinh nghiệm thực tế để đa số người dân có khả năng tham gia vào quản lý, vận hành dịch vụ DLST Đó cũng là cách để người dân có thể trở thành những người bảo tồn tích cực

- Cung cấp các trải nghiệm du lịch với chất lượng cao cho du khách

Việc thỏa mãn những mong muốn của du khách là nâng cao hiểu biết và những kinh nghiệm du lịch lý thú là sự tồn tại sống còn lâu dài của ngành DLST Vì vậy, các dịch vụ du lịch trong DLST tập trung nhiều vào việc đáp ứng những nhu cầu nhận thức và kinh nghiệm du lịch hơn là các dịch vụ cho nhu cầu tiện nghi Thỏa mãn những nhu cầu này của khách DLST chỉ nên đứng sau công tác bảo tồn và bảo vệ những gì mà họ tham quan (Lê Thị Ngân, 2022)

1.4 Nội dung phát triển du lịch sinh thái

1.4.1 Phát triển về số lượng

1.4.1.1 Phát triển các tuyến điểm du lịch

Phát triển số lượng và quy mô các điểm DLST; phát triển về số lượng và quy mô các tuyến du lịch trong mỗi điểm DLST và các tuyến liên kết giữa các điểm DLST hoặc giữa các điểm DLST với các điểm DLST khác

1.4.1.2 Phát triển nguồn lực lao động du lịch sinh thái

Du lịch nói chung và ngành DLST nói riêng là ngành dịch vụ đòi hỏi trí tuệ và khả năng sáng tạo với các ý tưởng mới, độc đáo Điều đó, đòi hỏi những người làm du lịch cần có kỹ năng nghề nghiệp cao, kỹ năng giao tiếp tốt, có ý thức, trách nhiệm với công việc Đặc biệt, cần giỏi ngoại ngữ Vì vậy, đào tạo và phát triển đội ngũ nhân lực du lịch là điều kiện không thể thiếu trong phát triển du lịch

Trang 21

Phát triển đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch là điều kiện tiên quyết quyết định đến vấn đề phát triển du lịch

Để du lịch phát triển bền vững, đóng góp ngày càng nhiều giá trị kinh tế cần nhiều yếu tố Trong đó đào tạo nguồn nhân lực là một trong những nội dung quan trọng góp phần thành công cho sự phát triển của du lịch

1.4.1.3 Hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch sinh thái

Các cơ sở du lịch nói chung và các cơ sở du lịch sinh thái nói riêng luôn có riêng trang web của mính, đó là trang thông tin điện tử quan trọng – thông qua website lượng khách biết đến điểm du lịch ngày một nhiều hơn Do đó, các cơ sở du lịch ngày càng được nâng cao, đẩy mạnh khâu quảng bá, tiếp thị qua báo chí, facebook nên đã thu hút được lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động sinh thái Từ quảng bá đã đem lại lợi ích từ du lịch cho người dân địa phương

Trong hoạt động xúc tiến du lịch cần chú trọng đẩy mạnh một số nội dung chủ yếu:

Tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về DLST nhằm đảm bảo môi trường du lịch an toàn, lành mạnh, văn minh, phát huy truyền thống mến khách của dân tộc

Quảng bá, giới thiệu đất nước, con người Việt Nam qua các di sản văn hóa, di lịch lịch sử, danh lam thắng cảnh, các công trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn hóa dân tộc

Nghiên cứu, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, vùng, địa phương Vận động, tìm kiếm cơ hội, tập trung nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật cho du lịch; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đặc thù; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch

Hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch là một nhân tố quan trọng góp phần thu hút khách du lịch đến các điểm du lịch của mỗi quốc gia, mỗi địa phương Do đó, cần thực hiện các biện pháp tổng thể nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá trong xúc tiên, quảng bá, nâng cao năng lực cạnh tranh, định

Trang 22

vị thương hiệu du lịch góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, sớm đưa du lịch

trở thành ngành kinh tế mũi nhọn 1.4.1.4 Phát triển về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Các yếu tố nhằm thu hút và phục vụ khách bao gồm cơ sở hạ tầng (đường xá, điện nước, thông tin liên lạc, các loại phương tiện vận chuyển khách), cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách (các cơ sở lưu trú, ăn uống, giải trí, mua sắm ), nhân viên phục vụ và cơ sở vật chất và tiện nghi khác; đặc biệt là vấn đề tiếp thị, quảng cáo và xây dựng hình ảnh cho điểm đến

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển du lịch Việc tận dụng hiệu quả các tài nguyên du lịch phụ thuộc phần lớn vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch gồm toàn bộ nhà cửa, phương tiện kỹ thuật giúp cho việc phục vụ du lịch được tốt, thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch như: khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông, cửa hàng, khi giải trí… Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch còn bao gồm tất cả những công trình được các tổ chức xây dựng bằng vốn đầu tư như sân bóng, rạp chiếu phim

1.4.2 Phát triển về chất lượng

Trong lĩnh vực du lịch, nhiều nhà nghiên cứu đã định nghĩa sự hài lòng của du khách là “kết quả của sự tương tác giữa giá trị cảm nhận và mong đợi của du khách về điểm đến” (http://vietnamtourism.gov.vn)

Oliver (1980) cũng cho rằng “sự chênh lệch giữa các kỳ vọng và giá trị cảm nhận về cách mà sản phẩm du lịch tác động đến cảm xúc của du khách sẽ quyết định mức độ hài lòng của du khách đối với sản phẩm đó” Đinh nghĩa này có thể gây nhầm lẫn giữa sự hài lòng và chất lượng dịch vụ, tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định chất lượng dịch vụ và sự hài lòng có quan hệ với nhau nhưng hai khái niệm hoàn toàn khác nhau Họ cho rằng, chất lượng dịch vụ là kết quả của việc đánh giá về nhà cung ứng, trong khi sự hài lòng là cảm xúc của khách hàng khi tiếp xúc hay giao dịch với nhà cung ứng

Trang 23

Sự hài lòng hay sự thỏa mãn của khách hàng là một khái niệm cơ bản trong marketing và đã có rất nhiều định nghĩa được đưa ra Một lý thuyết thông dụng dùng để xem xét sự hài lòng của khách hàng là lý thuyết “Kỳ vọng – Xác nhận” được phát triển bởi (Phạm Đình Thọ, 2010)và được dùng để nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng của các dịch vụ hay sản phẩm của một nhà cung cấp Lý thuyết đó bao gồm hai quá trình nhỏ có tác động độc lập đến sự hài lòng của khách hàng: kỳ vọng về dịch vụ trước khi mua và cảm nhận về dịch vụ sau khi đã trải nghiệm qua như:

- Tài nguyên du lịch - Mức độ trang bị về cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông, cửa hàng, khi giải trí…

- Chất lượng các tuyến điểm du lịch Các tuyến điểm du lịch được coi là chất lượng khi chúng cung cấp một loạt các trải nghiệm độc đáo và hấp dẫn cho du khách, bao gồm cả cảnh quan thiên nhiên, di sản văn hóa, và hoạt động giải trí Chất lượng của một tuyến điểm du lịch cũng phản ánh vào việc du khách có được trải nghiệm đầy đủ và thú vị hay không, từ quá trình lên kế hoạch cho chuyến đi đến việc thực hiện các hoạt động và tham quan thú vị khi đến đó

- Công tác vệ sinh môi trường

Vệ sinh môi trường là các biện pháp nhằm cải tạo và làm sạch môi trường sống, góp phần bảo vệ sức khoẻ nhân dân Đó là các biện pháp được thực hiện để bảo đảm vệ sinh thực phẩm, vệ sinh nước sinh hoạt, vệ sinh công cộng, vệ sinh khi chôn cất người chết , như: xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước, thu gom và xử lí rác thải; cung cấp đầy đủ nước sạch cho người dân, không phóng uế và đổ rác bừa bãi, thường xuyên phun thuốc diệt muỗi, diệt côn trùng, chôn cất người chết tại các khu tập trung, xa khu dân cư

- Dịch vụ ẩm thực Dịch vụ ẩm thực là một phần quan trọng của ngành du lịch và khách sạn, đặc biệt là ở những điểm đến du lịch nổi tiếng Đây là các dịch vụ liên

Trang 24

quan đến việc cung cấp các món ăn và đồ uống cho du khách, bao gồm cả các nhà hàng, quán bar, quầy phục vụ đồ ăn nhẹ, dịch vụ phòng ăn trong khách sạn và các loại hình dịch vụ ẩm thực khác

- Dịch vụ lưu trú Dịch vụ lưu trú là hoạt động kinh doanh cung cấp các cơ sở lưu trú ngắn hạn cho những người có nhu cầu (công tác, du lịch…) Ngoài ra, kinh doanh dịch vụ lưu trú còn bao gồm cả các loại hình dài hạn dành cho sinh viên, công nhân… Ngoài cung cấp dịch vụ lưu trú thì một số cơ sở còn cung cấp thêm các dịch vụ khác như ăn uống, giải trí, sức khỏe… Tuy nhiên, dịch vụ lưu trú giới hạn và loại trừ hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn được coi như cơ sở thường trú

- Sản phẩm lưu niệm Sản phẩm lưu niệm là một đồ vật mà người ta mua hoặc sưu tập rồi gắn nó với một kỷ niệm nào đó, ví dụ mang về nhà để ghi nhớ chuyến đi du lịch vừa diễn ra Món đồ này có thể thể hiện giá trị vật chất hoặc dùng để biểu hiện cho việc người sở hữu đã từng trải nghiệm điều gì đó Nếu không gắn với một ai thì món đồ lưu niệm mất đi ý nghĩa biểu tượng

- Giá cả Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hoá đó Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó Giá cả của hàng hoá nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hoá đó, trường hợp này ít khi xảy ra Giá cả của hàng hoá sẽ cao hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung thấp hơn cầu Ngược lại, nếu cung vượt cầu thì giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hoá đó

Trang 25

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ 2.1 Vị trí địa lý của Vườn quốc gia Ba Vì

2.1.1 Vị trí địa lý, diện tích và đặc điểm địa hình

* Vị trí địa lý: Tọa độ: Từ 20°55’ - 21°07’ Vĩ độ Bắc; từ 105°18’ -

105°30’ Kinh độ Đông

- Địa giới hành chính: VQG Ba Vì nằm trên địa phận của 2 tỉnh, thành phố (Hà Nội và Hòa Bình), cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 60 km về phía Tây Bắc, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Vùng Đồng bằng sông Hồng và Vùng núi Trung du Bắc Bộ, ranh giới tiếp giáp như sau:

+ Phía Bắc giáp các xã Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội);

+ Phía Nam giáp các xã Quang Tiến, Mông Hóa, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình; xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình;

+ Phía Đông giáp các xã Vân Hoà, Yên Bài (huyện Ba Vì, Hà Nội), xã Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân (huyện Thạch Thất, Hà Nội), xã Đông Xuân (huyện Quốc Oai, Hà Nội);

+ Phía Tây giáp các xã Khánh Thượng, Minh Quang (huyện Ba Vì, Hà Nội) và xã Thịnh Minh thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình

* Diện tích VQG Ba Vì

Tổng diện tích tự nhiên của VQG Ba Vì là 9.702,41 ha, được phân chia thành 03 phân khu chức năng: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 1.718,56 ha; Phân khu phục hồi sinh thái: 7.511,68 ha; Phân khu dịch vụ, hành chính: 472,17 ha

* Địa hình, địa thế

- Khu vực VQG Ba Vì là một vùng núi trung bình, núi thấp và đồi trung du tiếp giáp với vùng bán sơn địa Vùng núi gồm các dãy núi liên tiếp, nổi lên rõ nét là các đỉnh như đỉnh Vua cao 1.296 m, đỉnh Tản Viên cao 1.227

Trang 26

m, đỉnh Ngọc Hoa cao 1131 m, đỉnh Viên Nam cao 1.012 m Địa hình bị chia cắt bởi những khe và thung lũng, suối hẹp

- Hướng dốc chính thoải dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, độ dốc bình quân > 250 Nhiều nơi có độ dốc lớn >350 Kiểu địa hình này tạo nên cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp; đồng thời, chứa đựng trong đó là sự giao thoa của các HST khác nhau, tạo nên tính đa dạng loài động, thực vật rừng

2.1.2 Khí hậu

- VQG Ba Vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông và phân ra mùa mưa, mùa khô khá rõ rệt Lượng mưa trung bình năm 2.500 mm, phân bố không đều trong năm, tập trung vào các tháng 7, tháng 8 hàng năm Độ ẩm không khí trung bình khoảng 86,1% Vùng thấp thường khô hanh vào tháng 1, tháng 12 hàng năm; từ độ cao 400 m trở lên, khí hậu ít khô hanh hơn Mùa đông có gió Bắc với tần suất >40% Mùa hạ có gió Đông Nam với tần suất 25% và hướng Tây Nam

- Nhiệt độ bình quân năm là 23,40C Ở vùng thấp, nhiệt độ tối thấp xuống tới 2,70C; nhiệt độ tối cao lên tới 420C Ở độ cao 400 m nhiệt độ trung bình năm là 20,6oC; từ độ cao 1.000 m trở lên nhiệt độ chỉ còn 160C Nhiệt độ thấp tuyệt đối có thể xuống 0,20C Nhiệt độ cao tuyệt đối 33,10C Với đặc điểm này, tạo cho VQG Ba Vì là điểm nghỉ mát lý tưởng, giàu tiềm năng

2.1.3 Thủy văn

Hệ thống suối trong khu vực chủ yếu bắt nguồn từ thượng nguồn núi Ba Vì và núi Viên Nam Các con suối chảy theo hướng Bắc, Đông Bắc và đều là phụ lưu của sông Hồng Sông Đà chảy ở phía Tây Bắc núi Ba Vì, sông rộng cùng với hệ suối khá dày như: suối Ổi, suối Ca, suối Mít, suối Ba Gò, suối Xoan, suối Yên Cư, suối Củi,… thường xuyên cung cấp nước cho sản suất và sinh hoạt của người dân trong vùng Bên cạnh còn có các hồ chứa nước nhân tạo như: hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô - Ngải Sơn, hồ Cóc Cua và các hồ chứa nước khác vừa có nhiệm vụ dự trữ nước cung cấp cho hàng chục ngàn ha đất

Trang 27

sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho dân Đồng thời, tạo nên không gian thắng cảnh tuyệt đẹp, phục vụ nhu cầu du lịch và thắng cảnh cho du khách

+ Nhóm đá trầm tích: cát kết, phiến thạch sét, cuội kết Nhóm đá này khi phong hóa tạo thành loại đất khá màu mỡ

+ Nhóm đá biến chất phân bố thành dải từ khu vực Đá Chông đến Ngòi Lặt, chiếm gần toàn bộ diện tích sườn phía Đông và khu vực Đồng Vọng, xóm Sảng Thành phần chính của nhóm này gồm đá diệp thạch kết tinh, đá gnai, diệp thạch xêrit lẫn các lớp quăczít

- Đất mùn - Feralit màu vàng đỏ phát triển trên đá phiến thạch sét, sa thạch, phiến thạch mica và các loại đá trầm tích, phân bố ở sườn và vùng đồi thấp ở độ cao <500 m, tầng đất còn dày nhưng tỷ lệ mùn thấp

- Đất phù sa cổ phân bố thành một dải hẹp kéo dài ven sông Đà thuộc 2 xã Khánh Thượng và Minh Quang loại đất này đang có chiều hướng thoái hoá bị rửa trôi

Trang 28

2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Vườn quốc gia Ba Vì

Ngày 16/01/1991, theo quyết định số 17/CT của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật thành rừng cấm quốc gia Ba Vì, gồm toàn bộ diện tích các khu vực trên Ngày 8/12/1991 Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 407/CT về việc chuyển đổi rừng cấm quốc gia Ba Vì thành Vườn Quốc gia Ba Vì

Tên VQG Ba Vì ra đời từ đó Tuy nhiên để Vườn đi vào hoạt động có nề nếp và mở rộng quy mô như ngày nay thì hàng loạt quyết định khác nhau đã được ban hành Trong đó có các quyết định sau:

- Quyết định số 510/QĐ-TTg ngày 12/05/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch mở rộng VQG Ba Vì trên diện tích thuộc khu vực huyện Kỳ Sơn và Lương Sơn của Tỉnh Hòa Bình

- Quyết định số 1233/QĐ/BNN-KH ngày 29/9/2003 của bộ NN-PTNT về việc cho phép xây dựng dự án đầu tư cho VQG Ba Vì

Đó là những cơ sở pháp lý và những điều kiện quan trọng để VQG Ba Vì được hình thành và phát triển cho tới hiện nay

2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Vườn Quốc gia Ba Vì

Theo quyết định số 17/CT ngày 16 tháng 01 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ): Vườn Quốc gia có nhiệm vụ chủ yếu như sau:

- Bảo tồn toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên còn nguyên vẹn của rừng cấm - Trồng mới, phục hồi, bảo vệ rừng, các nguồn gien động thực vật quý hiếm, các đặc sản rừng và các di tích văn hoá lịch sử, cảnh quan của rừng cấm

- Tổ chức nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu khoa học cơ bản với mục đích phục vụ bảo tồn thiên nhiên và môi sinh

- Tổ chức các hoạt động dịch vụ khoa học, giáo dục hướng nghiệp và tham quan du lịch

Trang 29

2.4 Bộ máy quản lý của Vườn quốc gia Ba Vì

VQG Ba Vì là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc, chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BQL VQG Ba Vì được tổ chức gồm: Ban Giám đốc, 03 phòng chức năng (Phòng Tổ chức, Hành chính; Phòng Kế hoạch, Tài chính; Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế), Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ, Hạt Kiểm lâm Trong đó, Trung tâm Giáo dục môi trường và Dịch vụ có các chức năng và nhiệm vụ liên quan tới hoạt động DLST, bao gồm:

- Tổ chức hoạt động DLST và giáo dục môi trường, kinh doanh một số dịch vụ khác theo quy chế hoạt động của Trung tâm

- Tổ chức đón tiếp, phục vụ, giới thiệu, hướng dẫn, tuyên truyền, giáo dục về BTTN, môi trường rừng cho các đối tượng khách đến tham quan du lịch Tổ chức các hoạt động quảng bá, tiếp thị, marketing nhằm thu hút du khách đến tham quan Vườn

- Xây dựng phương án tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch (phương án kinh doanh, sử dụng lao động, thu nhập, đầu tư phát triển,…) Đồng thời, tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường rừng cho cộng đồng địa phương và du khách; liên kết, hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên trong VQG Ba Vì Quản lý, giám sát công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động DLST tại VQG

- Quản lý và sử dụng cơ sở vật chất được BQL Vườn giao Tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch đảm bảo đúng pháp luật và phù hợp với định hướng phát triển của Vườn

- Tìm kiếm đối tác và tham mưu cho Giám đốc Vườn tổ chức hợp tác, liên kết, dịch vụ du lịch theo quy hoạch của Vườn

- Được Giám đốc Vườn ủy quyền bằng văn bản đại diện cho lợi ích của Vườn, thực hiện quyền và trách nhiệm trong các hoạt động hợp tác, liên kết kinh doanh dịch vụ DLST và giáo dục môi trường rừng Phối hợp với các đoàn thể, các đội văn nghệ của địa phương tổ chức các hoạt động giao lưu văn

Trang 30

hóa, văn nghệ với các đoàn khách, tạo sân chơi, góp phần tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức BTTN, môi trường cho du khách

(Nguồn: Vườn quốc gia Ba Vì, 2024)

Hình 2.1 Bộ máy quản lý VQG Ba Vì

Từ ngày 05/5/2023 Vườn quốc gia Ba Vì trực thuộc Cục Kiểm lâm Hiện nay, Vườn đang tiếp tục thực hiện quy định chức năng nhiệm vụ, quyền

hạn và cơ cấu tổ chức theo Quyết định 295/QĐ-TCLN-VP ngày 17/8/2017

của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp

Vườn ban hành Quyết định số 81/QĐ-VBV-TC ngày 29/5/2019 của Giám đốc Vườn quốc gia Ba Vì quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các phòng, đơn vị trực thuộc Vườn quốc gia Ba Vì

2.5 Tài nguyên du lịch của Vườn quốc gia Ba Vì

2.5.1 Tài nguyên thiên nhiên

Ngoài các dạng địa hình, địa thế được tạo nên từ vị trí địa lý và đặc điểm địa hình mang lại cho VQG Ba Vì, nơi đây có những tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa đặc sắc như sau:

Ban Giám Đốc

Phòng tổ chức, hành

chính

Phòng kế hoạch, tài chính

Phòng khoa học và HTQT

Trung tâm giáo dục và môi trường

dịch vụ

Hạt kiểm lâm

Trang 31

a) Đa dạng sinh học tài nguyên sinh vật: theo kết quả điều tra tháng

11/2018 của Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp nhiệt đới [29] cho

đường kính khoảng 35 - 38 cm

- HST rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: loài ưu thế sinh

thái là các loài cây thuộc khu hệ thực vật đệ tam đặc hữu bản địa Nam Trung Hoa và Bắc Việt Nam Kiểu rừng này có diện tích 460,7 ha (4,3% tổng diện tích), phân bố thành các mảng tương đối lớn ở độ cao dưới 700 m xung quanh sườn núi Ba Vì

Rừng có độ đa dạng loài khá cao, ưu hợp của những loài cây trong các họ ưu thế như: họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Dâu tằm (Mogaceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae), họ Đậu (Leguminoseae), họ Xoài (Anacadiaceae), họ Trám (Burceraceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Sến (Satotaceae) Rừng được chia thành 4 tầng, trong đó tầng ưu thế có các loài như Trâm, Trường vân, Gội, Sến, Cà lồ Ba Vì, Đa, Sồi,… đường kính bình quân 25 – 35 cm, chiều cao từ 18 – 22 m Rừng phân bố chủ yếu đai cao trên 700 m thuộc khu vực đỉnh núi Ba Vì

- HST rừng thứ sinh phục hồi: diện tích 3.042,6 ha (31,4% tổng diện

tích), phân bố rải rác, bao gồm rừng thứ sinh phục hồi nhiệt đới và rừng thứ sinh phục hồi á nhiệt đới núi thấp Thành phần loài và cấu trúc rừng khá đơn

Trang 32

giản, một tầng, phổ biến là các loài Hu đay (Trema oriantalis), Ba gạc lá xoan (Euvodia meliaefolia)

- HST rừng thứ sinh hỗn giao: rừng có diện tích nhỏ (274 ha), phân bố

chủ yếu ở xã Ba Vì và xã Vân Hòa, huyện Ba Vì Cây gỗ chủ yếu là các loài: Dẻ, Re, Kháo, Chẹo, Ngát, Thị rừng, Dung, Chân chim,… Tre nứa thường tạo thành đám riêng chủ yếu là Vầu nhỏ, Tre sặt, Nứa lá nhỏ Mật độ, đường kính cây nhỏ do trước đây bị khai thác Thực vật ngoại tầng phong phú gồm các loài Phong lan, dây leo thuộc họ Na (Annonaceae), Trinh nữ (Pudica), Đậu (Fabaceae), Vang (Caesalpinioideae), Trúc đào (Apocynaceae), Cà phê (Rubiaceae)

- HST rừng trồng: rừng trồng có diện tích 3.992 ha (41,2% tổng diện

tích tự nhiên), được trồng ở các xã Ba Vì, Khánh Thượng, Yên Bài, Vân Hòa, Yên Quang, Phú Minh, Dân Hòa, huyện Ba Vì Rừng có độ đa dạng loài khá cao với các loài cây trồng chủ yếu gồm: Lim xanh, Sến, Thông, Sa mộc, Long não, Giổi, Muồng đen, Trám, Sấu,… sinh trưởng của cây đạt mức bình thường

- HST thảm cỏ cây bụi, nương rẫy: thảm này có diện tích 1.299,3 ha,

phân bố cả ở 2 khu Ba Vì và Viên Nam nhưng chủ yếu ở khu vực núi Viên Nam Loài thực vật chủ yếu là các loài Lau, Re, dây Sắn, Bìm bìm, Hu đay, Ba soi, Thành ngạnh Thảm hiện được phục hồi bằng các biện pháp trồng mới trên các dạng đất trống cây bụi, trảng cỏ và thực hiện khoanh nuôi tái sinh tự nhiên trên trạng thái đất trống có cây gỗ rải rác Một số diện tích có cỏ, cây bụi được duy trì để cung cấp thức ăn cho các loài động vật móng guốc cũng như tạo môi trường sống cho các loài chim thú khác

- Cây gỗ quý hiếm: có 36 loài, điển hình là Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Sến mật (Madhca pasquieri), Giổi lá bạc (Michelia cavaleriei), Phỉ ba mũi (Cephalotaxus

manii),…

Trang 33

- Thực vật đặc hữu và mang tên Ba Vì: loài được gọi là đặc hữu Ba Vì

theo thời điểm có 49 loài, có 36 loài nằm trong danh lục đỏ, điển hình như

Mua Ba Vì (Allomorphia baviensis), Thu hải đường Ba Vì (Begonia

baviensis), Xương cá Ba Vì (Tabernaemontana baviensis),…

Những họ tiêu biểu gồm họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Trúc đào (Apocynaceae) Về tre, nứa trong rừng tự nhiên có 09 loài phân bố ở độ cao dưới 800 m, Giang ở độ cao 1.100 m, ở độ cao hơn có Sặt Ba Vì mọc thành từng vạt trên đỉnh núi, khu vực các đỉnh: Vua, Tản Viên, Ngọc Hoa Hiện nay, Vườn đã sưu tập thêm 117 loài Tre trúc, nằm ở độ cao dưới 400 m Vườn Xương rồng cũng đã thu thập được trên 1.000 loài, làm tăng tính phong phú và đa dạng loài, rất có giá trị về nghiên cứu khoa học và tham quan thắng cảnh

* Về đa dạng thực vật: VQG Ba Vì chứa đựng tổng số 2.181 loài, 958

chi, 207 họ thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm ưu thế tuyệt đối so với các ngành khác với 171 họ (82,6%), 884 chi (92,28%) và 2.002 loài (91,79%) so với tổng số họ, chi và loài của hệ thực vật Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và Thông (Pinophyta) chiếm tỷ lệ trung bình Ba ngành còn lại chiếm tỷ lệ thấp Tổng 10 họ thực vật lớn nhất chiếm tổng số 690 loài (31,64%) của khu vực

2.5.2 Tài nguyên nhân văn

Trong khu vực VQG có 2 dân tộc Mường và dân tộc Dao với những nét đặc trưng văn hoá rất cao như:

* Những nét đặc trưng của người Mường

Người Mường sống tập trung ở khu vực chân núi Ba Vì, huyện Lương Sơn và Kỳ Sơn tỉnh Hoà Bình Hình thái cư trú của người Mường là bản làng Mỗi bản có từ vài chục cho đến hàng trăm nóc nhà Nhà của người Mường nổi tiếng với kiểu dáng nhà sàn đặc trưng Trình độ dân trí của người Mường khá cao, có nhiều phong tục, tập quán gần gũi với người Kinh Nguồn thu nhập đáng kể của gia đình người Mường là khai thác lâm, đặc sản như: mộc

Trang 34

nhĩ, sa nhân, mật ong, gỗ, củi, tre, nứa, song, mây Nghề thủ công tiêu biểu của người Mường là dệt vải, đan lát, ươm tơ, nhiều người phụ nữ Mường dệt thủ công rất khéo

Trang phục của nam giới Mường là bộ quần áo cánh màu tràm, phụ nữ đội khăn màu trắng, hình chữ nhật, mặc yếm và áo cánh ngắn có sẻ ngực, có nơi sẻ vai, ít cài cúc Váy của người Mường khá dài, mặc cao lên đến nách Những chiếc cạp váy được dệt bằng tơ nhuộm màu, tạo thành những hoa văn hình học và những hình con rồng, phượng, hươu, chim rất đẹp

Đồng bào Mường có nhiều ngày hội quanh năm: Hội xuống đồng (khuông mùa), hội cầu mưa (tháng 4), lễ rửa lá lúa (tháng 7, 8 âm lịch), lễ cơm mới

Kho tàng văn nghệ dân gian của người Mường khá phong phú, có các thể loại: thơ dài, bài mo, truyện cổ, dân ca, tục ngữ Người Mường còn có hát ru em, đồng dao, hát đập hoa, hát đố, hát trẻ con chơi, Cồng là nhạc cụ đặc sắc của đồng bào Mường, ngoài ra, còn nhị, sáo, trống, khèn lù Người Mường ở Vĩnh Phú còn dùng ống nứa gõ vào những tấm gỗ trên dàn nhà, tạo thành những âm thanh để thưởng thức gọi là đâm đuống

* Những nét đặc trưng của người Dao

Người Dao ở các xã vùng đệm sống tập trung ở bản Dao Yên Sơn, nằm cạnh khu du lịch Ao Vua thuộc xã Ba Vì huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội Các nhà dân tộc học cho rằng, người Dao ở đây có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc di cư sang Việt Nam từ thế kỷ 7, 8 Người Dao có nền văn hoá bản địa mang đậm bản sắc dân tộc rất đặc trưng Nhiều người có nghề thu hái và chế biến thuốc nam

Đặc điểm nổi bật của người Dao là sinh sống dựa vào canh tác nương rẫy, du canh du cư, chặt gốc ăn ngọn Các hình thức nương rẫy của người Dao bao gồm nương bằng và nương thổ canh hốc đá, có bờ giữ đất màu, làm đất bằng cày bừa Trình độ canh tác của người Dao thuộc loại cao so với các dân tộc thiểu số khác, cơ cấu cây trồng của họ rất phong phú, bao gồm: lúa, ngô, đậu, rau, cây lấy củ, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả Nghề thủ công của người Dao tương đối phát triển như nghề rèn sắt, đan đồ tre mây và đặc biệt là nghề thuốc nam rất phát triển

Trang 35

Ngoài những nét đặc trưng về văn hóa các dân tộc thì khu vực Ba Vì còn được biết đến qua các truyền thuyết về Sơn Tinh – Thủy Tinh; Các tàn tích thời Pháp để lại như: Nhà thờ, các ngôi biệt thự…

2.6 Đánh giá chung

2.6.1 Thuận lợi

VQG Ba Vì có vị trí địa lý thuận lợi, gần Thủ đô Hà Nội- một thị trường tiềm năng có nhu cầu cao về du lịch Có hệ thống giao thông thuận tiện như quốc lộ 87, đường cao tốc Láng Hòa Lạc, Quốc lộ 32

VQG Ba Vì là khu vực có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch, nghiên cứu Ảnh quan thiên nhiên VQG Ba Vì đa dạng về mặt sinh học, phong cảnh đẹp, không khí trong lành khác hẳn so với nơi ồn ào đô thị, mang đậm dấu ấn lịch sử và nét văn hóa dân tộc

Có hệ thống nhà nghỉ đạt chuẩn 3-5 sao sẵn sàng phục vụ cho du khách tại cốt 400m và 600m

VQG Ba Vì nằm trên địa bàn 16 xã, thuộc 3 huyện của 2 tỉnh Hà Tây cũ và Hoà Bình (các xã của huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây cũ là: Tản Lĩnh, Ba Trại, Yên Bài, Vân Hoà, Minh Quang, Khánh Thượng; Các xã thuộc tỉnh Hoà Bình là: Dân Hoà, Phúc Tiến, Phú Minh của huyện Kỳ Sơn; Yên Bình, Yên Quang, Tiến Xuân, Đông Xuân, Yên Trung và Lâm Sơn của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình)

Dân số hiện nay của vùng đệm VQG Ba Vì là 80.680 người, trong đó có 17.018 hộ và 32.980 lao động Dân cư ở đây chủ yếu là các dân tộc: dân tộc Kinh chiếm 46,2%, dân tộc Mường chiếm 51,5%, dân tộc Dao và các dân tộc khác chiếm 2,3% Tuy nhiên, tỷ lệ này ở các xã có sự khác nhau nhất định Cơ cấu thu nhập của cư dân vùng đệm VQG Ba Vì khá đa dạng, tuy nhiên nguồn thu chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp Thu nhập từ nông nghiệp bao gồm từ trồng trọt và chăn nuôi Cây lượng thực thường được trồng là lúa, ngô, khoai, sắn và các cây ăn quả như Vải, nhãn, hồng xiêm, mít, bưởi Cây công nghiệp như chè, cà phê… Chăn nuôi ở đây chủ yếu là chăn nuôi bò, trâu, dê…

Trang 36

Thu nhập từ lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu thu nhập Từ lâm nghiệp bao gồm từ khai thác gỗ, củi, tre nứa, song, mây, cây thuốc, khoanh nuôi bảo vệ ngoài ra còn chặt gỗ lậu, săn bắt động vật và chim thú rừng…

Về thuỷ sản, một số hộ đã có nghề nuôi thuỷ sản như ếch, ba ba… Ngoài ra, ở đây còn có một số ngành thủ công truyền thống vẫn được duy trì như mây tre đan, chế biến dược liệu, dệt vải nhưng giá trị hàng hoá nhỏ bé chưa mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân

Các hoạt động phi nông nghiệp khác cũng đang được phát triển như dịch vụ ăn nghỉ, tham quan văn hoá bản làng, hướng dẫn du lịch…

- Sự phát triển DLST, du lịch tâm linh mang lại lợi ích lớn về kinh tế nhưng cũng là một trong những thách thức về ô nhiễm môi trường, xâm hại vốn rừng nếu không được quản lý tốt

Trang 37

Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Ba Vì về số lượng

3.1.1 Thực trạng số lượng khách du lịch và doanh thu du lịch

* Số lượng khách du lịch:

Tình hình số lượng khách du lịch đến VQG Ba Vì đc thể hiện qua bảng 3.1 Qua bảng 3.1 cho thấy, lượng khách đến VQG Ba Vì có xu hướng tăng lên qua 3 năm gần đây, với tốc độ phát triển bình quân đạt 128,9% trong đó khách quốc tế tăng cao hơn đạt TĐPTBQ là 134,11%

Số lượng du khách đến Vườn Quốc gia Ba Vì chủ yếu là khách nội địa, Vườn Quốc gia Ba Vì cần có những hoạt động quảng bá hơn nữa đối với khách du lịch quốc tế, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch để ngày càng làm hài lòng du khách, duy trì được số khách và thu hút càng nhiều khách đến với VQG Ba Vì

Bảng 3.1 Số lượng khách du lịch đến Vườn quốc gia Ba Vì

Chỉ tiêu

BQ (%) Số lượng

(lượt người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (lượt người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (lượt người)

Tỷ lệ (%) Tổng lượt khách 302.487 100,00 346.762 100,00 502.594 100,00 128,90

Khách nội địa 301.544 99,69 345.284 99,57 500.898 99,66 128,88 Khách Quốc tế 943 0,31 1.478 0,43 1.696 0,34 134,11

(Nguồn: Trung tâm giáo dục môi trường và dịch vụ - VQG Ba Vì, 2021-2023)

* Doanh thu du lịch:

Địa điểm du khách tới tập trung tại các khu vực cốt 400m, đồi hoa dã quỳ, nhà thờ cổ, đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh , đền thờ Đức Thánh Tản,… và một lượng lớn khách học sinh, sinh viên đến Vườn cắm trại, thực tập, nghiên cứu

Trang 38

Mặc dù có ảnh hưởng bởi dịch covid, có những nguồn thu bị giảm, tuy nhiên giai đoạn từ năm 2021- 2023 doanh thu từ các hoạt động du lịch của Vườn quốc gia Ba Vì vẫn có xu hướng tăng lên qua ba năm Đây là kết quả từ việc nỗ lực quảng bá hình ảnh Vườn của đội ngũ các bộ nhân viên tại Vườn tuy nhiên nguồn thu này chưa phong phú mà chỉ tập trung vào hai hoạt động chính là bán vé và vé xe

Nhìn bảng 3.2 cho thấy, nguồn thu chính từ hoạt động bán vé vào cổng vườn, bởi du khách đến Vườn quốc gia Ba Vì để trải nghiệm, ngắm cảnh, check in là chính, một số hoạt động khác có nhưng chưa nhiều Mặt khác vườn quốc gia Ba Vì gần thủ đô Hà Nội, nơi có thị trường lớn nhất thường người ta đi về trong ngày

Bảng giá một số loại dịch vụ du lịch tại vườn quốc gia (xem Phụ lục 02, 03, 04)

Đánh giá của khách du lịch về VQG Ba Vì : Khách du lịch mong muốn trở lại VQG Ba Vì trong một ngày không xa vì họ thích không khí và cảnh quan nơi đây, nó giúp họ quên đi mệt mỏi, giảm stress, được thưởng thức các món ăn đặc trưng của dân tộc Mường, Dao Tuy nhiên vẫn có một số lượng khách nhỏ cảm thấy không hài lòng về một số sản phẩm du lịch của Điều này cho thấy Vườn Quốc gia Ba Vì đã để lại ấn tượng tốt đối với khách du lịch Đồng thời, nó cũng là một phương thức quảng bá đắc lực đưa Vườn Quốc gia Ba Vì tới với các du khách đã và đang có ý định tìm một nơi để nghỉ dưỡng, du lịch Tuy nhiên, cùng với đó vẫn còn một số ý kiến không hài lòng đã để lại những ấn tượng không tốt đối với du khách về Vườn Như vậy, sự hài lòng của khách du lịch phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đòi hỏi các nhà tổ chức du lịch phải nghiên cứu một cách khoa học nhằm phát triển du lịch và thỏa mãn nhu cầu của du khách khi đến VQG Ba Vì

Trang 39

Bảng 3.2 Doanh thu từ hoạt động du lịch của Vườn quốc gia Ba Vì

STT Chỉ tiêu

Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

TĐPTBQ (%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ

(%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ

(%) Số tiền (đồng) Tỷ lệ

(%)

1 Bán vé vào cổng 16.955.065.000 97,29 23.382.773.000 98,34 27.268.184.000 98,96 126,82 2 Quay phim chụp ảnh 98.400.000 0,56 145.050.000 0,61 48.000.000 0,17 69,84

6 Khác (hội trường, cắm trại, ăn nhanh, thuê đồ, sân khấu, lửa trại, âm thanh, ) 361.880.000 2,08 245.200.000 1,03 225.000.000 0,82 78,85

Tổng 17.430.045.000 100,00 23.778.623.000 100,00 27.559.184.000 100,00 125,75

(Nguồn: trung tâm giáo dục môi trường và dịch vụ- VQG Ba Vì)

Trang 40

3.1.2 Các tuyến điểm du lịch

Sơ đồ các tuyến điểm du lịch Vườn Quốc Gia Ba Vì được thể hiện qua Hình 3.1

a) Các điểm du lịch tâm linh

- Đền Thượng: tại đỉnh Tản Viên (1.227 m) Cảnh quan thiên nhiên

hùng vĩ, khí hậu trong lành, mát mẻ Du khách có thể đi bộ vãn cảnh đến Đền Thượng làm lễ trong đền thờ Đức Thánh Tản, sau đó lên đỉnh núi nơi có tượng Mẫu thượng thiên, ngắm cảnh đẹp thiên nhiên của núi Tản, sông Đà ở phía Tây và hồ Suối Hai, đập Đồng Mô trên vùng trung du rộng lớn phía

Đông Bắc

- Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh: tại đỉnh Vua (1.296 m) Ở đây, du

khách có thể đi bộ và sẽ có cơ hội ngắm cảnh rừng tự nhiên trên đường lên Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh Du khách đi theo đoàn hoặc có yêu cầu sẽ được cán bộ, nhân viên kiểm lâm giới thiệu lý do, cơ sở để xây dựng đền với các tiêu chí kiến trúc, hướng đền,… và hướng dẫn, trợ giúp trong lễ dâng hương Sau khi lễ, du khách có điều kiện ngắm nhìn cả vùng đồng bằng, trung du rộng lớn của các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Hà Nội từ độ cao 1.296 m với dòng sông Đà uốn lượn quanh chân núi

- Tháp Báo Thiên: đây là công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long -

Hà Nội Ngọn tháp kỳ vĩ gồm 13 tầng, cao gần 27 m, là một trong những tháp nằm ở vị trí cao nhất của Việt Nam, tạo cho cảnh quan xung quanh không khí thiền tịnh, tĩnh mịch Bao quanh bên trong tháp gồm có 88 pho tượng lớn nhỏ và 8 vị Kim cương, được quay về 8 hướng Công trình được xây dựng để phục vụ tín ngưỡng của Nhân dân

Ngày đăng: 21/08/2024, 16:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w