TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNBỘ MÔN DỊCH TỄ HỌC ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNGĐẠI HỌC Y-DƯỢC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NĂ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
BỘ MÔN DỊCH TỄ HỌC
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y-DƯỢC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NĂM 2024 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN
NHÓM 1 LỚP DƯỢC K18B
Thái Nguyên-2024
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
BỘ MÔN DỊCH TỄ HỌC
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh của sinh viên trường Đại học Y-Dược Đại
học Thái Nguyên năm 2024 và một số yếu tố liên quan
DANH SÁCH NHÓM:
1 Nguyễn Linh Long
2 Phạm Bùi Khánh Dương
3 Nguyễn Quỳnh Hương
4 Nguyễn Hoàng Bá Lâm
5 Hà Minh Hiền
6. Hà Mạnh Hưng
Thái Nguyên - 2024
Trang 3NHÓM 1:
1 Nguyễn Linh Long
2 Phạm Bùi Khánh Dương
3 Nguyễn Quỳnh Hương
4 Nguyễn Hoàng Bá Lâm
5 Hà Minh Hiền
6 Hà Mạnh Hưng
Đề tài nghiên cứu:
Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh của sinh viên trường Đại học Y-Dược Đại
học Thái Nguyên năm 2024 và một số yếu tố liên quan
Mục tiêu nghiên cứu:
1 Mô tả tình hình sử dụng kháng sinh của sinh viên trường Đại học Y-Dược Đại học Thái Nguyên năm 2024
2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình hình sử dụng kháng sinh của sinh viên trường ĐH Y-Dược Đại học Thái Nguyên
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành đề cương này, chúng em xin cảm ơn cácthầy cô bộ môn Dịch tễ học - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ vàtạo điều kiện cho chúng em hoàn thành đề tài khoa học này
Mặc dù đã cố gắng hết sức mình, tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi thiếu sót Rất mongđược thầy cô góp ý, nhận xét để đề cương của chúng em được hoàn thiện hơn
Kính chúc thầy cô khỏe mạnh và công tác tốt
Nhóm 1 chúng em xin chân thành cảm ơn ạ!
Trang 5MỤC LỤC
1.1.2 Nguyên tắc chung trong sử dụng kháng sinh 14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 28 3.2 Đánh giá thực trạng sử dụng kháng sinh của sinh viên của sinh
viên trường Đại học Y-Dược Đại học Thái Nguyên 28 3.3 Xác định mô zt số yếu tố liên quan đến thực trạng sử dụng kháng 33
Trang 6sinh của sinh viên của sinh viên trường Đại học Y-Dược Đại học Thái
Nguyên
Trang 7DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2.1 Nhận thức về tự ý sử dụng kháng sinh
Bảng 3.2.2 Hướng sử dụng kháng sinh
Bảng 3.2.3 Kiến thức về thuốc kháng sinh
Bảng 3.2.4 Phân bố mẫu nghiên cứu theo kiến thức về thuốc kháng sinh
Bảng 3.2.5 Thái độ về việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh
Bảng 3.3.1 Mối liên quan giữa các đăc z điểm của sinh viên và nguy cơ tự ý sử dụng kháng sinh
Bảng 3.3.2 Phân bố mẫu nghiên cứu theo thái đô zvề sự đề kháng kháng sinh trong cộng đồng
Bảng 3.3.3 Mối liên quan giữa việc tự ý sử dun zg kháng sinh và nguồn thông tin về thuốc kháng sinh
Bảng 3.3.4 Mối liên quan giữa việc sinh viên tự ý sử dun zg kháng sinh và kiến thái độ- thực hành về việc tự ý sử dụng kháng sinh
Trang 8thức-CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WHO World Health Oranization (Tổ chức y tế thế giới)
MRSA Methicillin - resistant Staphylococcus aureus Tụ cầu vàng ( kháng methicillin)
BHYT Bảo hiểm y tế
TYSDKS Tự ý sử dụng kháng sinh
KPI Chỉ số đánh giá thực hiện công việc
Trang 9ĐẶT VẤN ĐỀ
Kháng sinh là những hợp chất có nguồn gốc sinh vật, tổng hợp hay bán tổng hợp
mà với nồng độ thấp đã thể hiện tác dụng hãm khuẩn hoặc diệt khuẩn ở Việt Nam việc tự sử dụng kháng sinh là khá phổ biến, mặc dù theo luật Dược Việt Nam đó là
sự vi phạm pháp luật khi sử dụng thuốc kháng sinh không có đơn Việc tự mua thuốckháng sinh một cách dễ dàng để tự điều trị với sự giúp đỡ của người bán thuốc chỉ quan tâm tới lợi nhuận Người bán sẵn sàng bán thuốc kháng sinh phải kê đơn mà không cần đơn Còn người dân sử dụng kháng sinh tùy tiện, không có chuyên môn…
từ đó dẫn tới tình trạng kháng sinh và tai biến do sử dụng kháng sinh ngày càng gia tặng
Điều tra Y tế quốc gia 2002 cho thấy hành vi tự mua thuốc về chữa không qua khám bệnh chiếm tới 73% trên toàn quốc với nơi mua thuốc chủ yếu là hiệu thuốc (75%), lý do chính tự mua thuốc về chữa là do bệnh nhẹ, lý do tiếp theo là mua thuốctheo đơn cũ (11%)
Với tình trạng tự mua thuốc về tự điều trị dẫn đến việc dung kháng sinh không đúng bệnh, sai liều lượng, thời gian và dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng Người dung có thể mắc phải các tác dụng phụ của thuốc, phổ biến là dị ứng nguy hiểm hơn
là phản vệ
Thuốc kháng sinh ngoài khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại còn tiêu diệt cả những
vi khuẩn có lợi gây nên hiện tượng lạc khuẩn Lạm dụng kháng sinh còn gây ra hiện tượng kháng thuốc gây khó khan trong điều trị
Tại trường Đại học Y-Dược Đại học Thái Nguyên là một trong bảy trường Y khoađầu ngành tại miền Bắc, có sứ mệnh đào tạo cán bộ Y tế, phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân Hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá tình hình sử dụng thuốc kháng sinh của sinh viên trường Đại học Y- Dược Đại học Thái Nguyên, nhàm mục đích khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và yếu tố liên quan của việc sửdụng kháng sinh cảu sinh viên trường Câu hỏi đặt ra “tình trạng sử dụng kháng sinh của sinh viên trường hiện nay như thế nào? Các yếu tố liên quan đến sử dụng kháng sinh của sinh viên như thế nào?” Chính vì những lý do nêu trên chúng tôi thực hiện
đề tài “tình hình sử dụng kháng sinh của sinh viên trường Đại học Y-Dược Đại học Thái Nguyên năm 2024 và một số yếu tố liên quan” Với mục tiêu:
1 Mô tả tình hình sử dụng kháng sinh của sinh viên trường Đại học Y-Dược Đại học Thái Nguyên năm 2024
Trang 102 Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình hình sử dụng kháng sinh của sinh viên trường ĐH Y-Dược Đại học Thái Nguyên.
CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Khái quát sơ lược về kháng sinh.
đó, chúng ta có thể bị nhiễm hoặc tự mình lây lan nhiễm khuẩn do các loại vi trùng kháng thuốc mà kháng sinh không thể chữa trị được nữa Ví dụ như vi trùng Staphylococcus aureus kháng Methicillin (MRSA) gây nhiễm trùng có khả năng kháng một số kháng sinh thông thường Kháng sinh có tác dụng đặc hiệu nghĩa là một loại kháng sinh sẽ tác động lênmột loại vi khuẩn hay một nhóm vi khuẩn nhất định Như vậy thuốc kháng sinh không có cùng một hoạt tính như nhau đối với tất cả các loại vi khuẩn Sử dụng đúng cách, kháng sinh có thể cứu sống con người Khi dùng kháng sinh, nên tuân thủ đúng theo sự hướng dẫnđiều trị Điều quan trọng là phải hoàn thành đủ liệu trình kháng sinh ngay cả khi bản thân
đã cảm thấy khỏe hơn Nếu ngừng điều trị quá sớm, một số vi khuẩn có thể vẫn còn tồn tại
và gây bệnh trở lại Không giữ lại kháng sinh sau một đợt điều trị hoặc sử dụng thuốc theo đơn của người khác
Trang 111.1.2 Nguyên tắc chung trong sử dụng kháng sinh
1 Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị nhiễm khuẩn Chỉ có thầy thuốc điều trị dựa vào kinh nghiệm chữa bệnh, dựa vào kết quả xét nghiệm, làm kháng sinh đồ mới xác định được có nhiễm khuẩn hay không?
2 Phải chọn đúng loại kháng sinh Nếu chọn dùng kháng sinh không đúng loại bệnh thuốc sẽ không có hiệu quả
3 Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh Đặc biệt đối với các phụ nữ có thai, người già, người bị suy gan, suy thận, chỉ có thầy thuốc điều trị mới có đủ thẩm quyền cho sử dụng kháng sinh
4 Phải dùng kháng sinh đúng liều đúng cách
5 Phải dùng kháng sinh đủ thời gian Tùy theo loại bệnh và tình trạng bệnh thời gian trùng kháng sinh có khi dài khi ngắn nhưng thông thường là không dưới 5 ngày
6 Chỉ phối hợp nhiều loại kháng sinh khi thật cần thiết
7 Phòng ngừa bằng thuốc kháng sinh phải thật hợp lý Chỉ có những trường hợp đặc biệt thầy thuốc mới cho dùng thuốc kháng sinh gọi là phòng ngừa Thí dụ dùng kháng sinh phòng ngừa trong phẫu thuật do nguy cơ nhiễm khuẩn hậu phẫu Hoặc người bị viêm nội mạc tim đã chữa khỏi vẫn phải dùng kháng sinh để ngừa tái phát
1.1.3 Tác dụng phụ khi sử dụng kháng sinh.
Phản ứng phụ có thể xảy ra khi sử dụng kháng sinh; biểu hiện bằng nhiều cách khác nhau
* Phản ứng tại chỗ (hiện tượng không dung nạp thuốc tại chỗ)
- Thuốc tiêm bắp gây đau; viêm cơ
- Thuốc tiêm mạch gây viêm tĩnh mạch; huyết khối
- Thuốc uống gây kích thích dạ dày
- Có thể thấy viêm da do tiếp xúc ở người tiêm
* Gây độc các cơ quan Bản thân kháng sinh có ảnh hưởng lên các cơ quan khác nhau
- Gây tổn thương dây thần kinh; rối loạn tiền đình; Isoniazid gây viêm dây thần kinh;Aminosid và Streptomycin độc tính chọn lọc với dây thần kinh VIII; 5-nitro-imidazol cóthể gây rối loạn thần kinh
- Gây tai biến về máu như: Nhóm Cephalosporin gây giảm dòng bạch cầu hạt;Cloramphenicol, Sulfamid gây suy tủy; Quinolon, Sulfamid, 5-nitro-imidazol giảm bạchcầu đặc biệt là bạch cầu ưa acid; Sulfamid gây thiếu máu, tan máu (do thiếu G6PD)
Trang 12- Gây tổn thương chức năng gan như: Rifampicin; Novobiocin; Erythromycin gây vàng da,
ứ mật
- Gây tổn thương chức năng thận: Cephalosporin; Aminoglycoside (tăng creatinin máu;protein niệu thường phục hồi); Polymyxin; Sulfamid; Tetracyclin (khi dùng liều cao);Sulfamid gây cơn đau bụng thận, đái máu, vô niệu
- Gây tổn hại xương, răng: Tetracycline gây vàng răng ở trẻ em
- Gây tai biến cho thai nhi (tổn hại; quái thai; dị tật thai): Sulfamid; Cloramphenicol (hộichứng xám); Imidazol
- Gây tổn thương tai: Dihydrostreptomycin độc cho ốc tai có thể gây điếc vĩnh viễn kể cảkhi dùng thuốc
* Phản ứng dị ứng khi vào cơ thể; thuốc phối hợp với protein huyết tương và trở thành mộtkháng nguyên cho cơ thể tạo phản ứng dị ứng Các phản ứng quá mẫn này khác nhau tùyliều dùng hoặc cách dùng; có thể xảy ra chậm sau một thời gian dùng thuốc và cũng có thểnặng; cấp tính; biểu hiện ngay sau khi dùng thuốc như:
- Phát ban; nổi mề đay; ngứa; nổi hạch; đau khớp
- Hội chứng Stevens Johnson: Viêm da quanh các lỗ tự nhiên (Quinolon, Sulfamid)
- Xuất huyết dưới da; xuất huyết nội tạng
- Nặng nhất là sốc phản vệ; thường gặp nhất là với Penicillin; có thể gây tử vong cần phòngtránh
* Hệ tiêu hóa: Neomycin có thể gây loạn khuẩn ruột (tiêu chảy; nấm ruột; chứng phân mỡ);tetracyclin có thể gây rối loạn đường tiêu hóa (buồn nôn; nôn; tiêu chảy do thuốc kích ứngniêm mạc hay do loạn khuẩn); Macrolid; Lincomycin có thể gây viêm ruột kết giả mạc đôikhi nặng có thể dẫn đến tử vong; Quinolon thường gặp buồn nôn; nôn; đầy bụng; tiêu chảy;Sulfamid
Kháng sinh đường uống; vào hệ tiêu hoá; sẽ kìm hãm các vi trùng sống cộng sinh; gây rốiloạn hấp thu; biểu hiện bằng tiêu chảy Đây là tác dụng phụ thường gặp Đối với trẻ em; cóthể gây mất nước nghiêm trọng hoặc thiếu vitamin
1.1.4 Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh.
1.1.4.1 Ở Việt Nam
Y tế thế giới (WHO) đã xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới Đáng lưu ý, tại thành thị, 88% kháng sinh được bán mà không cần kê đơn
Trang 13và ở nông thôn tỷ lệ này là 91% Bên cạnh đó, theo thông tin từ Bộ Y tế, trong khi nhiều quốc gia phát triển vẫn đang sử dụng kháng sinh thế hệ 1 có hiệu quả thì Việt Nam đã phải
sử dụng tới kháng sinh thế hệ 2, 3 Đáng lo ngại hơn khi ở nước ta đã bắt đầu xuất hiện mộtloại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại kháng sinh
Việc lạm dụng kháng sinh, đặc biệt là dùng kháng sinh ngay cả khi chưa thật sự cần thiết hoặc dùng kháng sinh khi chưa phải là phương pháp điều trị thích hợp làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh Theo nghiên cứu của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnhHoa Kì, có từ 30 đến 50% trường hợp sử dụng kháng sinh ở người là không phù hợp
Ở việt Nam, nhiều người thường lạm dụng thuốc kháng sinh để trị bất cứ bệnh gì với mong muốn nhanh chóng khỏi bệnh Điều này gây ra mối nguy hiểm khôn lường bởi thuốc khángsinh ngoài tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh thì còn tiêu diệt cả khuẩn những vi khuẩn có lợi, hoặc ít nhất là không gây bệnh, hoặc tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại sinh sôi phát triển, lấn át vi có lợi
Trang 141.1.4.2 Trên Thế Giới
Kháng thuốc kháng sinh đã trở thành thực trạng đáng báo động trên toàn cầu
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo, thực trạng lạm dụng kháng sinh cũng nguy hiểm như đại dịch Covid-19, thậm chí có nguy cơ đảo ngược những tiến bộ y học trong mộtthế kỷ Cũng theo WHO thì tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh là một trong những mối
đe dọa lớn nhất trong thời đại, có thể khiến cho loài người không còn khả năng tự bảo vệ trước các bệnh nhiễm trùng mà ngày nay có thể chữa trị Mỗi năm có khoảng 700 nghìn người tử vong trên toàn cầu vì lạm dụng thuốc kháng sinh, con số này có thể tăng lên 10 triệu người vào năm 2050 nếu thế giới không hành động mạnh mẽ
1.2 Một số yếu tố liên quan.
1.2.1 Yếu tố chủ quan.
- Yếu tố chủ quan dẫn đến lạm dụng kháng sinh đầu tiên cần kể đến là do chính bản thân chúng ta: Nhiều người tưởng rằng kháng sinh chữa được bách bệnh, nên hễ bị bệnh là dùngkháng sinh, mặc dù sinh viên y dược ít tình trạng này hơn nhưng sự việc vẫn còn tồn tại bên cạnh đó, tại Việt Nam, người dân có thể tự mua kháng sinh một cách dễ dàng Đôi khi chỉ với những triệu chứng như ho, hắt hơi, sổ mũi chưa rõ nguyên nhân cũng dùng đến kháng sinh, thậm chí còn có hiện tượng uống thuốc chưa đủ liều đã dừng lại vì thấy đỡ dẫn đến nhờn thuốc, giảm hiệu lực cho toa tiếp theo
- Tiếp đến là việc kê đơn có phần chưa hợp lí của bác sĩ: Việc kê đơn kháng sinh cho bệnh nhân phải phù hợp với nguyên nhân gây bệnh, dùng kháng sinh nhẹ trước, kháng sinh mạnhsau Đôi khi, để bệnh nhân nhanh khỏi, một số bác sĩ cho bệnh nhân dùng các kháng sinh mạnh ngay từ đầu, dẫn đến tình trạng vi khuẩn dễ kháng thuốc
- Ngoài ra còn phải kể đến việc bán thuốc kháng sinh tùy ý của các dược sĩ: Với cơ chế
quản lý lỏng lẻo của Y tế Việt Nam, việc tự ý mua kháng sinh mà không cần tới đơn của bác sỹ đã quá phổ biến Người bán thuốc không có y đức bán thuốc kháng sinh phổ rộng, liều cao nhằm lấy lòng tin của người bệnh, trong khi đó người bệnh vừa tốn kém vừa tạo điều kiện cho vi khuẩn đột biến kháng kháng sinh
- Cuối cùng phải kể đến là do việc kiểm soát nhiễm khuẩn ở bệnh viện và các cơ sở y tế chưa tốt:
+ Bệnh viện là nơi rất nhiều vi khuẩn, rất dễ xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn chéo và tình trạng vi khuẩn đa kháng thuốc nếu bệnh viện không có biện pháp kiểm soát tốt Theo báo cáo của Bộ Y tế, tỉ lệ nhiễm khuẩn tại các bệnh viện ở Việt Nam chiếm tỉ lệ từ 3,5 - 10% số
Trang 15người nhập viện Đây là một trong các nguyên nhân hàng đầu đe dọa sự an toàn của người bệnh, tăng biến chứng, ngày điều trị, chi phí nằm viện và tỉ lệ tử vong.
+ Bệnh nhân không tuân thủ liều lượng, thời gian điều trị:Thời gian điều trị kháng sinh cho các nhiễm khuẩn nhẹ thường là 7-10 ngày Đối với các nhiễm khuẩn nặng hay nhiễm khuẩn
ở mô mà kháng sinh khó xâm nhập như viêm màng não, tủy xương thì đợt điều trị thường kéo dài hơn
Tuy nhiên do người bệnh còn thiếu hiểu biết, khi thấy không còn triệu chứng đã dừng thuốc nhưng lúc này trong cơ thể vi khuẩn gây bệnh vẫn tồn tại và có thể đột biến gây kháng thuốc
Vi khuẩn kháng kháng sinh gây gánh nặng y tế Việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn, các kháng sinh rẻ tiền thường dùng không còn có tác dụng do vi khuẩn đã kháng thuốc ngay cả khi sử dụng kháng sinh với liều cao, kéo dài Do đó phải kết hợp nhiều loại kháng sinh để
có tác dụng trên vi khuẩn gây tốn kém, lãng phí mà còn tăng tác dụng không mong muốn trên gan, thận cho bệnh nhân Chưa kể việc kết hợp kháng sinh không có hiệu quả đối với các loại “siêu vi khuẩn” có thể gây tử vong cho bệnh nhân
1.2.2 Yếu tố khách quan
Các tác nhân gây bệnh cho người có thể là vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng (giun,
sán) Tuy nhiên, các kháng sinh thông thường lại chỉ có tác dụng với vi khuẩn, mà không
có tác dụng với vi rút, nấm gây bệnh…Nếu tự ý sử dụng kháng sinh không theo lời khuyên của bác sĩ, người bệnh sẽ không được điều trị triệt để, mà còn phải đối mặt với nhiều nguy cơ Đặc biệt là gia tăng tình trạng kháng kháng sinh
Các nguy cơ khi sử dụng kháng sinh không hợp lý:
- Gây ngộ độc thuốc: kháng sinh hay bất cứ loại thuốc nào được đưa vào cơ thể con ngườiđều được hấp thụ, chuyển hóa ở gan và đào thải qua thận, khi sử dụng thuốc thường xuyênhoặc người bệnh mắc bệnh lý gan, thận hay trẻ em gan, thận chưa hoàn thiện chức năng, việc sử dụng thuốc không hợp lý có thể gây ngộ độc
- Tiêu diệt các vi khuẩn có lợi: dùng không đúng hướng dẫn, lạm dụng kháng sinh sẽ tiêu diệt cả khuẩn có lợi có trong đường ruột
- Tăng nguy cơ tử vong do tiêu chảy: lạm dụng kháng sinh dài kỳ có thể gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch Một khi hệ này bị tổn thương, có thể dẫn đến rối loạn tự miễn phát sinh bệnh mạn tính hoặc nhiễm trùng, như bệnh Crohn (bệnh viêm đường ruột) và bệnh Celiac (bệnh tiêu chảy phân mỡ) khiến bệnh tình trầm trọng và tăng nguy cơ tử vong