53 4.2.1.BÀN LUẬN VỀ PHÂN BỐ MIC CỦA QUẦN THỂ VI KHUẨN ĐÍCH CỦA IMIPENEM TRÊN QUẦN THỂ BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG534.2.2.BÀN LUẬN VỀ PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG ĐẠT ĐÍCH PK/PD CỦA
TỔNG QUAN
Tổng quan về dược động học/dược lực học (PK/PD) của Imipenem
1.1.1 Dược động học và dược lực học của impipenem trên bệnh nhân người lớn 1.1.1.1 Dược động học của imipenem
Imipenem thực tế không hấp thu qua đường uống, nên phải dùng đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch [7] Do dễ bị chuyển hóa ở thận bởi DPH-1, imipenem thường được dùng kết hợp với cilastatin, một chất ức chế enzyme Cilastatin không có hoạt tính kháng khuẩn nội tại và không ảnh hướng đến hoạt tính kháng khuẩn của imipenem, mà chỉ đóng vai trò như một chất bảo vệ, tránh cho imipenem không bị thủy phân bởi enzyme [7], [9]
Sau khi truyền tĩnh mạch imipenem/cilastatin trong 20 phút cho những người tình nguyện khỏe mạnh, nồng độ imipenem trong huyết tương nằm trong khoảng từ 12 đến 20 μg/ml đối với liều 250mg/250mg, từ 21 đến 58 μg/ml đối với liều 500mg/500mg, và từ 41 đến 83 μg/ml đối với liều 1000mg/1000mg Nồng độ đỉnh trung bình trong huyết tương của imipenem đối với liều 250mg/250mg, 500mg/500mg và 1000mg/1000mg lần lượt là 17,
39 và 66 μg/ml [30], [32] Sinh khả dụng đường tiêm bắp đạt khoảng 75% [7]
Imipenem phân bố tốt vào hầu hết các dịch cơ thể như nước bọt, đờm, mô màng phổi, dịch khớp, dịch não tủy và mô xương [48]
Imipenem và cilastatin phân bố vào nhau thai và nước ối, có thể bài tiết ra sữa Imipenem có khả năng phân bố vào dịch não tủy nhưng với nồng độ thấp, bằng khoảng 1 - 10% nồng độ trong huyết thanh [7], [18]
Khoảng 20% imipenem và 40% cilastatin liên kết với protein huyết thanh [7], [9], [42] Trên người trưởng thành, thể tích phân bố imipenem trong
4 ngăn trung tâm sau khi dùng liều 1000 mg là 0,16 ± 0,05 L/kg Thể tích phân bố thuốc ở trạng thái cân bằng Vss là 0,23 ± 0,03 L/kg [18]
Chuyển hóa và thải trừ
Imipenem bị thủy phân bởi dehydropeptidase I (DHP-I) tại thận Sau khi bị thủy phân, imipenem mất hoạt tính và hình thành dẫn chất chuyển hóa gây độc với thận Vì vậy, imipenem luôn được phối hợp với cilastatin (chất ức chế DHP-I) tỷ lệ 1:1 theo khối lượng[7]
Cilastatin là chất ức chế đặc hiệu của enzyme DHP-I và ức chế hiệu quả sự chuyển hóa của imipenem do đó việc dùng đồng thời imipenem và cilastatin cho phép đạt được mức kháng khuẩn điều trị của imipenem trong cả nước tiểu và huyết tương [7], [9] Imipenem cũng được chuyển hóa ở một mức độ nào đó theo cơ chế ngoài thận không liên quan đến DHP-I thành chất chuyển hóa không có hoạt tính giống với chất được tạo thành bởi DHP-
I ở thận, tuy nhiên sự thủy phân không đặc hiệu này không bị ảnh hưởng khi dùng đồng thời cilastatin [18]
Khoảng 5 - 45% liều Imipenem được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng không đổi khoảng 5-54%, tăng lên khoảng 70% khi dùng kết hợp với cilastatin [3] Nửa đời thải trừ của imipenem và cilastatin đều khoảng 1 giờ [7], [9], [42] Phần còn lại của liều dùng đã được bài tiết dưới dạng các chất chuyển hóa không có hoạt tính kháng khuẩn và sự thải trừ của imipenem qua phân về cơ bản là không có [9], [42]
1.1.1.2 Dược lực học của imipenem
Tương tự như kháng sinh β-Lactam, tác dụng diệt khuẩn của kháng sinh carbapenem thông qua cơ chế gắn với protein liên kết penicilin (PBPs), acyl hóa gốc D alanintranspeptidase, ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn [18]
5 Imipenem thuộc nhóm kháng sinh carbapenem phổ rộng, có tác dụng trên cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm hiếu khí và kỵ khí bao gồm:
- Vi khuẩn Gram (+) ưa khí: Staphylococcus aureus (nhạy với methicilin), Staphylococcus epidermidis (nhạy với methicilin), Streptococci (S pyogenes, S agalactiae, S viridans, S pneumoniae kể cả chủng kháng penicilin), Enterococci
- Vi khuẩn Gram (-) ưa khí: các vi khuẩn Gram (-) không sinh enzyme thủy phân beta-lactamase bao gồm P aeruginosa, Burkholderia cepacia, Acinetobacter spp., Neisseria và Haemophilus Ngoài ra, phổ của carbapenem mở rộng trên cả các chủng sản xuất enzyme thủy phân beta-lactamase, đặc biệt là enzyme AmpC beta-lactamase như Enterobacter spp và ESBL như E coli, Klebsiella spp
- Đối với vi khuẩn kỵ khí: carbapenem có hoạt tính mạnh chống lại hầu hết các vi khuẩn Gram (+) và Gram (-) kỵ khí, bao gồm: Bacteroides fragilis,
Bacteroides thetaiotaomicron, Prevotella bivia, Fusobacterium nucleatum, Fusobacterium mortiferum, Peptostreptococcus asaccharolyticus và
- Các vi khuẩn đề kháng bao gồm: Enterococcus faecium kháng ampicilin, Staphylococci kháng methicilin, Stenotrophomonas maltophilia và một số chủng Clostridium difficile [19], [20]
Carbapenem có tác dụng diệt khuẩn nhanh do chúng gắn với ái lực cao với hầu hết các PBPs của cả vi khuẩn Gram (-) và Gram (+) [10] Hoạt lực của các kháng sinh trong nhóm cũng có sự khác biệt nhất định Phổ tác dụng của meropenem tương tự nhưng có phần mạnh hơn trên chủng Gram (-) và kém hơn trên vi khuẩn Gram (+) khi so với imipenem [20], [18]
Các kháng sinh carbapenem có phổ rộng, hoạt lực mạnh chống lại các vi khuẩn Gram âm đã kháng với các β – lactam khác do carbapenem ổn định
6 với hầu hết các beta-lactamase bao gồm cả beta-lactamase AmpC và các
ESBL [21], [18] Tuy nhiên đã xuất hiện nhiều trường hợp đề kháng với carbapenem và được giải thích theo bốn cơ chế chính Thứ nhất, thay đổi cấu dạng không gian của PBPs dẫn tới giảm ái lực kháng sinh với PBPs Thứ hai, thay đổi tính thấm ở màng tế bào vi khuẩn, trong đó có biến đổi cấu trúc hoặc biểu hiện của kênh porin như: giảm biểu hiện của porin trên lớp áo ngoài, thu hẹp porin, đột biến tạo kênh porin cấu trúc cồng kềnh hơn và tích điện để hạn chế sự thấm qua của thuốc Thứ ba, tổng hợp các beta-lactamase bao gồm bốn lớp gây đề kháng với carbapenem là Klebsiella pneumoniae carbapenemase (KPC), metallo-beta-lactamase (MBL) và AmpC-beta-lactamase, oxacilinase (OXA) Thứ tư, hoạt động của bơm tống thuốc dẫn tới tăng vận chuyển ngược ra khỏi tế bào vi khuẩn [22], [23], [18]
1.1.2 Thay đổi dược động học imipenem trên trẻ sơ sinh
Dược động học của nhiều thuốc có sự khác nhau giữa trẻ em và người lớn Quá trình dược động học như hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ sẽ trải qua những thay đổi theo quá trình tăng trưởng và phát triển Việc tìm ra liều dùng chính xác cho trẻ em rất phức tạp do thiếu các nghiên cứu dược động học Liều dùng cho trẻ em không thể lúc nào cũng được ngoại suy trực tiếp từ các nghiên cứu của người lớn Đa số liều dùng cho trẻ em được tính toán dựa trên tuổi và cân nặng của trẻ Liều dùng này có thể cần được điều chỉnh tùy thuộc vào từng cá thể trẻ và đáp ứng của trẻ trong quá trình điều trị Việc kiểm tra tính toán liều là rất quan trọng Hiểu được sự khác biệt về sinh lý cho từng giai đoạn phát triển của trẻ em so với người lớn giúp các nhà nghiên cứu thiết kế được các chế độ liều phù hợp Trẻ em có thành phần của dịch ruột và tính thấm của ruột thay đổi trong suốt thời kì phát triển Sự hấp thu của các thuốc uống bị ảnh hưởng do sự thay đổi pH dạ dày (pH giảm dần trong suốt giai đoạn nhũ nhĩ và phải đến năm 2 tuổi mới đạt pH như ở người lớn) Trẻ
7 nhũ nhi có nguy cơ độc tính cao hơn khi sử dụng các thuốc dùng qua da do tỷ lệ diện tích bề mặt so với thể tích cơ thể lớn hơn và thuốc cũng được hấp thu qua da nhiều hơn do lớp tế bào sừng mỏng Ở trẻ sinh non, nước chiếm khoảng 85% trọng lượng cơ thể, trong khi ở trẻ sơ sinh đủ tháng là 75% trong năm đầu
Tỉ lệ này dần sẽ giảm dần đến 50-55% ở người trưởng thành Bên cạnh đó tỉ lệ chất béo của trẻ sinh non là 1% tổng trọng lượng cơ thể, còn trẻ sơ sinh đủ tháng là 15% Như vậy, sự gắn kết protein huyết tương, tỉ lệ chất béo hoặc nước trong cơ thể, tính thấm qua hàng rào máu – não là những yếu tố sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố thuốc giữa trẻ em so với người lớn Các thuốc qua hàng rào máu - não chủ yếu bằng khuếch tán qua lớp lipid nên chỉ có các thuốc không ion hóa, tan trong lipid và dạng tự do không gắn với protein huyết tương mới qua được hàng rào máu - não Trẻ sơ sinh có hàng rào máu - não phát triển chưa hoàn chỉnh nên lượng thuốc đi vào não nhiều hơn so với các đối tượng khác, dẫn đến tăng tác dụng cũng như độc tính của thuốc đối với hệ thần kinh trung ương và toàn thân Tương tự như vậy, tỉ lệ nước trong cơ thể trẻ sơ sinh càng cao thì tỉ lệ hấp thu vào cơ thể của thuốc tan trong nước càng tăng ví dụ như các thuốc nhóm carbapenem, cụ thể như imipenem sẽ phân bố lớn trong cơ thể trẻ sơ sinh Sự chuyển hóa hầu hết thuốc xảy ra chủ yếu ở gan Ở trẻ em, hoạt tính men chuyển hóa thuốc của gan chưa phát triển đầy đủ, tốc độ chuyển hóa thuốc chậm hơn và mức độ chuyển hóa thấp hơn so với người lớn Điều này dẫn đến kéo dài thời gian tồn tại của các dạng thuốc còn hoạt tính trong máu, vì vậy cần hiệu chỉnh liều lượng hoặc khoảng cách đưa thuốc để tránh ngộ độc thuốc.Độ lọc cầu thận (GFR) của trẻ sơ sinh thấp hơn nhiều so với người lớn, chỉ bằng 30 - 40% giá trị của người lớn Việc sử dụng phương trình các phương trình Cockroft-Gault hoặc Jelliffe để ước lượng độ thanh thải creatinin (CrCl) ở người lớn không nên áp dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi Phương pháp phổ biến để ước lượng CrCl cho trẻ em (kể cả trẻ sơ sinh nhẹ cân) đến bệnh nhân 21 tuổi là phương trình của Schwartz:
Trong đó: k: hằng số (bảng 1)
L: Chiều cao của trẻ (cm)
SCr: Creatinin huyết thanh (mg/dL)
CrCl: Độ thanh thải creatinin (mL/phút/1,73 m2)
Tổng hợp dữ liệu của ba nghiên cứu dược động học của imipenem – cilastatin (1: 1) quan sát ở 81 trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bao gồm các khoảng cân nặng (0,67– 4,82kg), tuổi sau sinh (1–10 ngày) của bệnh nhân điều trị tại khoa hồi sức cấp cứu sơ sinh [55-57] Những dữ liệu trước đây được báo cáo từ Nhật Bản và Pháp, báo cáo dược động học của imipenem được tóm lược qua bảng 1.1
Bảng 1.1 Tóm tắt dữ liệu được động học của imipenem trên trẻ sơ sinh
Liều lượng Đặc điểm bệnh nhân
Chiến lược lấy mẫu Độ thanh thải
Các yếu tố dự đoán
Sáu mẫu / bệnh nhân, tối đa 8 giờ sau liều đầu tiên sau 5 hoặc 8
9 liều hai lần cao điểm 0,216 l / h / kg Gruber và cộng sự
5 mẫu/ bệnh nhân lên đến 6h sau đó
Bất kể liều lượng hoặc thời gian điều trị, độ thanh thải của imipenem cao hơn khoảng bốn lần so với cilastatin, dẫn đến sự tích lũy dần dần của cilastatin Công thức dựa trên tỷ lệ 4/1 có thể thích hợp hơn ở trẻ sơ sinh, nhưng công thức phù hợp như vậy không có sẵn Imipenem bị hạn chế trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn hệ thần kinh, vi khuẩn đường ruột và vi khuẩn kỵ khí, trong trường hợp đề kháng với các loại thuốc kháng sinh phổ biến Cilastatin bảo vệ imipenem khỏi sự thủy phân trung gian dehydropeptidase-I ở thận Nó cũng bảo vệ chống lại độc tính thận liên quan đến imipenem [52] Hiện tại, chỉ có imipenem được chấp nhận cho bệnh nhân
Tổng quan về phương pháp phân tích dược động học/dược lực học quần thể
1.2.1 Sơ lược về phương pháp dược động học quần thể
Dược động học quần thể là môn khoa học nghiên cứu về nguồn gốc của sự biến thiên nồng độ thuốc giữa các cá thể thuộc quần thể đích điều trị liều của thuốc nghiên cứu [16], [36], [63]
Mô hình hóa bằng dược động học quần thể không phải là một phương pháp mới mà thực ra đã được xây dựng và phát triển từ những năm 1972 bởi nhóm nghiên cứu Sheiner và cộng sự [30]
Trước đây, các thông số quần thể được ước tính chủ yếu thông qua hai phương pháp, gọi là các phương pháp dược động học truyền thống Thứ nhất
14 là phương pháp “naive pooled approach” (tạm dịch là gộp dữ liệu thô), trong đó tất cả dữ liệu nồng độ thuốc trong máu của bệnh nhân được gộp lại để khớp mô hình dược động học Nhược điểm của phương pháp gộp dữ liệu thô là không chỉ ra và lý giải được sự dao động về dược động học giữa các cá thể cũng như mối liên hệ giữa các thông số này với các đặc điểm bệnh nhân Thứ hai là phương pháp “two-stage approach” (tạm dịch là tiếp cận hai giai đoạn) Trong giai đoạn đầu tiên, các thông số dược động học cá thể sẽ được ước tính dựa trên dữ liệu thu được từ chương trình lấy mẫu đầy đủ Sau đó, trong giai đoạn thứ hai, thông số quần thể sẽ được ước tính thông qua thống kê mô tả trung bình và độ lệch chuẩn của các thông số cá thể trên Trong giai đoạn thứ hai này, mối liên hệ giữa đặc điểm bệnh nhân - các thông số dược động học cũng có thể được thiết lập thông qua các kĩ thuật hồi quy [36]
Sau đó, phương pháp dược động học quần thể (population pharmacokinetics) phát triển bởi tác giả Sheiner và cộng sự, năm 1972 đã khắc phục được các vấn đề trên Phương pháp được phát triển bởi Sheiner và cộng sự cho phép lấy số lượng mẫu ít (sparse data) để ước tính các thông số quần thể, sự khác biệt giữa các cá thể và ảnh hưởng của các yếu tố dự đoán [20]
1.2.2 Phương pháp mô phỏng Monte Carlo trong tối ưu hóa chế độ liều
Mô phỏng Monte Carlo là một ứng dụng của phép phân tích nhân quả sử dụng cả mô hình bảng tính và mô phỏng để phân tích tác động của các đại lượng biến đổi ở đầu vào lên các đại lượng ở đầu ra của mô hình hệ thống Về cơ bản, mô phỏng Monte Carlo là việc sử dụng phần mềm máy tính thông qua các nền tảng mô phỏng để mở rộng kích thước mẫu của một nghiên cứu nhằm cung cấp các dự đoán về kết quả có thể xảy ra của những phương pháp điều trị khác nhau, chẳng hạn như thay đổi liều lượng hoặc tần suất thuốc để đạt được các mục tiêu điều trị [20] Bản chất của phương pháp mô phỏng Monte Carlo là khả năng tạo ra một chuỗi các số ngẫu nhiên độc lập có phân
15 phối nhất định với trung bình và phương sai hữu hạn [34] Mô phỏng Monte Carlo có thể thực hiện việc lấy mẫu ngẫu nhiên từ quần thể với độ lặp lại
1000 - 10000 lần nhằm mục đích ước tính sự phân bố của biến kết quả theo sự dao động của một số biến đầu vào
Mô hình dược động học quần thể cuối cùng xây dựng được và các thông số dược động học quần thể ước tính từ mô hình được sử dụng làm biến đầu vào tại các chế độ liều khác nhau được đưa vào mô phỏng Monte Carlo để tính toán khả năng đạt đích mong muốn
- Xác định chỉ số PTA (probability of target attainment): là xác suất đạt đích PK/PD của thuốc tại một giá trị MIC xác định Cụ thể, mô phỏng Monte Carlo thực hiện việc lấy mẫu ngẫu nhiên từ quần thể (biến đầu vào) với độ lặp lại n00-10.000, để mô phỏng đường cong dược động học cá thể từ đó ước tính khả năng đạt đích của PK/PD của quần thể (biến đầu ra - PTA)
- CFR (cumulative fraction of response): là tỉ lệ đáp ứng tích luỹ trên phân bố MIC thực tế của quần thể vi khuẩn và của từng chủng vi khuẩn Thông số CFR được xác định bằng công thức:
Trong đó PTAi là khả năng đạt đích PK/PD tại mỗi giá trị MIC phân lập được, Fi là tỉ lệ phần trăm số vi khuẩn phân lập được có MIC tương ứng [31]
1.2.3 Một số ứng dụng phân tích dược động học/dược lực học quần thể kháng sinh
1.2.3.1 Đánh giá liều dùng của các kháng sinh
Các kháng sinh cũ được đánh giá liều dùng thông qua mô phỏng từ mô hình đã xây dựng và ước tính khả năng đạt đích (PTA) cho các chế độ liều khác nhau ứng với các giá trị MIC khác nhau Hạn chế của cách tiếp cận này là các
16 mức liều mô phỏng có thể chưa nghiên cứu về hiệu quả lâm sàng và không thống nhất trong việc chọn ngưỡng đạt đích PK/PD và ngưỡng PTA trong các nghiên cứu [37], [38]
Trên quần thể bệnh nhân nặng như trẻ em sơ sinh đặc tính dược động học của thuốc, đặc biệt của kháng sinh thân nước như carbapenem thường biến đổi và có thể dao động nhiều giữa các bệnh nhân, thậm chí biến đổi trên chính bệnh nhân trong quá trình điều trị Hậu quả của sự biến đổi này là bệnh nhân có thể giảm phơi nhiễm với thuốc, không đạt được nồng độ điều trị tối ưu, giảm hiệu quả lâm sàng, đặc biệt là làm tăng khả năng xuất hiện các chủng vi khuẩn đề kháng thuốc [19], [21], [33] Việc sử dụng dữ liệu dược động học/dược lực học để rà soát, xây dựng hướng dẫn về liều kháng sinh trên những bệnh nhân này sẽ giúp đạt được nồng độ thuốc tối ưu, đạt được hiệu quả điều trị [33].Các kháng sinh cũ được đánh giá liều dùng thông qua mô phỏng từ mô hình đã xây dựng và ước tính khả năng đạt đích (PTA) cho các chế độ liều khác nhau ứng với các giá trị MIC khác nhau Hạn chế của cách tiếp cận này là các mức liều mô phỏng có thể chưa được nghiên cứu về hiệu quả lâm sàng và không thống nhất trong việc chọn ngưỡng đạt đích PK/PD và ngưỡng PTA trong các nghiên cứu [34]
1.2.3.2 Xác định điểm gãy nhạy cảm – đề kháng
Sau khi mô phỏng và ước tính PTA, biểu đồ giữa PTA của từng chế độ liều và MIC được vẽ để xác định chế độ liều tối ưu nhất Tiếp theo, các đích PK/PD của chế độ liều này được vẽ đồ thị với trục hoành là MIC, trục tung là đích PK/PD với giá trị trung bình và khoảng tin cậy 95% và 99% Sau đó điểm gãy nhạy cảm đề kháng được chọn dựa trên hai biểu đồ này Uỷ ban đánh giá tính nhạy cảm Châu Âu (EUCAST) dùng các giá trị MIC từ mô phỏng PTA để xác định điểm gãy PK/PD [23]
Hiện nay, quy định về điểm gãy của các vi khuẩn giảm nhiều đối với các kháng sinh carbapenem Trong đó, điểm gãy nhạy cảm của imipenem với
Mục tiêu 1: Phân tích đặc điểm vi sinh và sử dụng kháng sinh imipenem ở bệnh nhân sơ sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung ương trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2022
imipenem ở bệnh nhân sơ sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung ương trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2022
Thu thập hồ sơ bệnh án bệnh nhân sơ sinh tại Trung tâm Chăm sóc & Điều trị Sơ sinh – Bệnh viện Phụ Sản Trung ương có đặc điểm: Bệnh nhân được chỉ định kháng sinh đồ bằng máy Vitek II với kháng sinh imipenem
Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp mô tả cắt ngang, hồi cứu
Phương pháp thu thập số liệu:
Lập danh sách tất cả các bệnh nhân đạt tiêu chuẩn từ dữ liệu vi sinh trích xuất từ phần mềm Vitek II tại khoa Vi sinh- Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 1/1/2021 đến 31/12/2022 Sau đó, lọc và thống kê các kết quả từ thẻ kháng sinh đồ vi khuẩn gram âm (trong đó có kháng sinh imipenem) thu được nhóm vi khuẩn đích
Việc khảo sát đặc điểm quần thể bệnh nhân sơ sinh sử dụng imipenem được lấy từ hồ sơ bệnh án con, trong đó hồ sơ bệnh án con được lưu trữ trong hồ sơ mẹ, do vậy nhóm nghiên cứu cần thu thập thông tin bệnh án của cả mẹ và con Quá trình thu thập dữ liệu trải qua 6 bước dưới đây:
Bước 1: Lập danh sách tất cả các bệnh nhân đạt tiêu chuẩn từ dữ liệu vi sinh trích xuất từ phần mềm Vitek II tại khoa Vi sinh- Bệnh viện Phụ sản Trung ương từ 1/1/2021 đến 31/12/2022
Bước 2: Từ danh sách vi sinh thu được, trích xuất thông tin mã bệnh nhân từ Phòng công nghệ thông tin
Bước 3: Tiến hành sàng lọc theo tiêu chuẩn
Lập danh sách mã bệnh án con thu được
Bước 4: Tìm danh sách mã bệnh án mẹ: phòng công nghệ thông tin khớp mã bệnh án con - mẹ tương ứng và xuất ra các trường thông tin cần thiết để tra cứu mã lưu trữ bệnh án mẹ - con trên kho bệnh án
Bảng 2.1 Các trường dữ liệu cần thiết để tra cứu mã lưu trữ bệnh án
Họ tên mẹ Địa chỉ
Chẩn đoán ra viện của mẹ
Ngày ra viện của mẹ 22xxxxxxxx
Bước 5: Tìm kiếm mã lưu trữ bệnh án mẹ và con dựa trên dữ liệu Phòng Kế hoạch –Tổng hợp
Bước 6: Tìm kiếm bệnh án trên kho bệnh án và điền phiếu thu thập thông tin được thiết kế sẵn (Phụ lục 1)
+ Đặc điểm quần thể bệnh nhân sơ sinh: Tuổi thai, giới tính, cân nặng, tuổi sau sinh (PNA), phương pháp sinh, tình trạng khi ra viện.
+ Đặc điểm vi sinh: Số lượng mẫu bệnh phẩm trên một bệnh nhân, loại mẫu bệnh phẩm nuôi cấy vi khuẩn, số chủng vi khuẩn phân lập trên 1 mẫu, đặc điểm phân bố của các chủng vi khuẩn đích của imipenemem trên quần thể bệnh nhân tại Bệnh viện
+ Đặc điểm sử dụng impenem: Chẩn đoán bệnh chính, vị tri imipenem trong liệu trình điều trị, xét nghiệm creatinin huyết thanh khi sử dụng imipenem, các chế độ liều imipenem sử dụng
+ Bệnh lý nhiễm khuẩn sử dụng imipenem, vị trí của imipenem trong liệu trình điều trị, xét nghiệm creatinin huyết thanh trước và sau khi sử dụng imipenem, thời gian nằm viện, thời gian sử dụng kháng sinh, thời gian sử dụng imipenem, các phác đồ kháng sinh có chứa imipenem, các chế chế độ liều imipenem được sử dụng cho bệnh nhân sơ sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung ương.
2.2 Mục tiêu 2 : Phân tích khả năng đạt đích PK/PD của một số chế độ liều với đối tượng bệnh nhân sơ sinh tại bệnh viện Phụ sản trung ương
2.2.1 Phân bố MIC của quần thể vi khuẩnc đích của imipenem trên bệnh nhân sơ sinh Bệnh viện phụ sản Trung ương
28 Đối tượng nghiên cứu là các vi khuẩn đích của imipenem được xác định từ mục tiêu 1 được định danh tại khoa vi sinh bệnh viện trong khoảng thời gian từ 1/10/2022 đến 15/6/2023 Các chủng vi khuẩn gram âm thuộc quần thể vi khuẩn đích của imipenem được thống kê phân tích từ dữ liệu vi sinh của Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong thời gian năm 2021- 2022 (chiếm hơn 90% tổng số các chủng vi khuẩn được thống kê)
Nghiên cứu mô tả, theo dõi tiến cứu, không can thiệp
Giá trị MIC của imipenem đối với các chủng vi khuẩn đích được xác định bằng phương pháp E-Test (Phụ lục 2) tại Khoa vi sinh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương
- Đặc điểm phân bố của các chủng vi khuẩn đích của imipenem được định danh trên quần thể bệnh nhân sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
- Đặc điểm phân bố giá trị MIC của imipenem đối với các chủng vi khuẩn đích trên toàn viện
Phương pháp thu thập số liệu:
- Thu thập chủng vi khuẩn được chỉ định làm kháng sinh đồ trên đối tượng bệnh nhân sơ sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, nuôi cấy và định danh vi khuẩn theo Quy trình kỹ thuật chuyên nhành Vi sinh của Bộ Y tế ban hành năm 2017 [5]
- Xác định mức độ nhạy cảm và nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của kháng sinh imipenem với nhóm chủng vi khuẩn đích phân lập và định danh ở trên bằng phương pháp E-Test
- Lấy toàn bộ kết quả MIC của imipenem được xác định theo phương pháp
E-Tests trên nhóm vi khuẩn đích gram âm của imipenem trên quần thể trẻ sơ sinh tại viện
Giá trị MIC của vi khuẩn được xác định bằng E-Test và được thống kê và phân tích trên phần mềm Microsoft Excel để đưa ra kết quả MIC50, MIC90 của toàn bộ vi khuẩn đích
2.2.2 Phân tích khả năng đạt đích PK/PD của một số chế độ liều với đối tượng bệnh nhân sơ sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung ương
- Các chế độ liều imipenem bao gồm các chế độ liều trong tờ thông tin sản phẩm, và các chế độ liều đang thực hiện tại Bệnh viện
- Đặc điểm dược động học của imipenem trên nhóm trẻ sơ sinh điều trị bằng imipenem thể hiện qua mô hình dược động học quần thể imipenem
- Đặc điểm nhạy cảm của vi khuẩn dựa trên dữ liệu phân bố giá trị MIC của imipenem đối với các chủng vi khuẩn trên quần thể bệnh nhân sơ sinh điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phân tích đặc điểm vi sinh và đặc điểm sử dụng kháng sinh imipenem ở bệnh nhân sơ sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung ương trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2022
imipenem ở bệnh nhân sơ sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung ương trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2022
Trong khoảng thời gian 1/1/2021– 31/12/2022, có tổng cộng 664 mẫu bệnh phẩm được thu thập từ phần mềm quản lý bệnh viện Sau khi lọc ra các bệnh nhân sơ sinh có chỉ định phù hợp, thu được thông tin của 150 mẫu bệnh phẩm, từ đó tra cứu và tìm được 130 hồ sơ bệnh án Trong số đó, có tổng 47 hồ sơ được chỉ định và sử dụng imipenem trên trẻ sơ sinh
Từ đó kết quả nghiên phân tích đặc điểm vi sinh và đặc điểm sử dụng kháng sinh được thể hiện như dưới đây.
3.1.1 Đặc điểm bệnh nhân Đặc điểm về độ tuổi và giới tính của BN trong nghiên cứu được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.1 Đặc điểm quần thể trẻ sơ sinh Đặc điểm N0 Tỉ lệ (%)
Sinh rất non: từ 28 đến < 31 tuần 6 ngày 54 41,5
Sinh non trung bình: từ 32 đến
Sinh non muộn: từ 34 – 36 tuần 6 ngày 8 6,2
Thai gần đủ tháng: từ 37 – 38 tuần 6 ngày 4 3,1
Thai đủ tháng: từ 39 – 41 tuần 4 3,1
Tình trạng khi ra viện Ổn định ra viện 93 71,5
Nhận xét: Đặc điểm quần thể bệnh nhân của trong nghiên cứu đã thu thập và phân tích từ 130 hồ sơ bệnh án được chỉ định làm định danh vi khuẩn và kháng sinh đồ tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, kết quả tập trung chủ yếu là trẻ sinh non và rất non lần lượt là 41,5% và 38,5% (trung vị 29,2 ± 3,7) Giới tính trai chiếm tỷ lệ gần gấp đôi so vs trẻ gái (65,4%- 34,6%) Cân nặng
MIC của imipenem với các chế độ liều ứng vs MIC tại điểm gãy nhạy cảm của quần thể vi khuẩn
Hình 3.4 Khả năng đạt đích 100% T>MIC của imipenem với các chế độ liều ứng vs MIC tại điểm gãy nhạy cảm của quần thể vi khuẩn
Từ kết quả mô phỏng cho thấy, khả năng đạt đích đối với đích 40% của tất cả các chế độ liều đều đạt đích PK/PD khi MIC ≤ 2 mg/l Với MIC ≤ 4 mg/l các chế độ liều 35q12, 25q8 và 25q6 sẽ đạt đích bao phủ Liều 25q6 bảo phủ được trên MIC ≤ 8 mg/l Đối với đích 100% T>MIC, chỉ có chế độ liều 25q6 bao phủ được MIC ≤ 1 mg/l
3.2.2.2 Phân tích khả năng đạt đích PK/PD của imipenem dựa trên dữ liệu dược động học quần thể của bệnh nhân và giá trị MIC của quần thể vi khuẩn tại bệnh viện
Tiến hành mô phỏng Monte Carlo trên mô hình dược động học quần thể của imipenem và meropenem với n00, thu được giá trị PTA của các chế độ liều nghiên cứu
Hình 3.5 Khả năng đạt đích 40% T>MIC của imipenem với các chế độ liều ứng vs MIC quần thể vi khuẩn tại bệnh viện
Hình 3.6 Khả năng đạt đích 100% T>MIC của imipenem với các chế độ liều ứng vs MIC quần thể vi khuẩn tại bệnh viện
Dựa trên kết quả mô phỏng này, chúng tôi đề xuất chế độ liều theo MIC của vi khuẩn phân lập được Liều dùng đề xuất là liều có PTA ≥ 90% và tổng liều trong ngày thấp nhất Nếu hai chế độ liều cùng tổng liều trong ngày, chúng tôi lựa chọn chế độ liều có cách truyền đơn giản hơn (ưu tiên truyền tổng liều nhỏ nhất hoặc số lần dùng trong ngày ít hơn)
Nhìn chung, khả năng đạt đích của các chế độ liều tốt hơn đối với đích 40% T>MIC so với đích 100% T>MIC Xét ở cùng một đích PK/PD, khả năng đạt đích có xu hướng tăng dần khi tăng tổng liều dùng thuốc và tăng số lần dùng thuốc trong ngày Khi giá trị MIC tăng, khả năng đạt đích của các chế độ liều giảm rõ rệt Không có chế độ liều nào đạt đích 40% T>MIC cũng như 100% T>MIC khi MIC của vi khuẩn với imipenem ≥16 mg/l
Kết quả phân tích giá trị MIC tối đa mà các chế độ liều đảm bảo đạt đích 40% T>MIC, 100% T>MIC được trình bày ở bảng 3.7
Bảng 3.7 Giá trị MIC tối đa bao phủ của các chế độ liều của imipenem
Liều dùng MIC tối đa có thể bao phủ (mg/l)
NA: Chế độ liều mô phỏng không đạt PTA > 90% ở tất cả các MIC
Nhận xét: Đối với đích 40% T>MIC, tất cả các chế độ liều đều giúp đạt đích PK/PD ở MIC ≤ 2 mg/l Với MIC ≤ 4 mg/l, ngoại trừ chế độ liều 20mg q12h; các chế độ liều còn lại 25mg q12h, 30mg q12h và 35mg q12h đều đạt được đích PK/PD Đối với đích 100% T >MIC, độ bao phủ MIC của các chế độ liều được khảo sát tương đối hẹp Sử dụng mức liều 35 mg q12h chỉ giúp đạt đích PK/PD với MIC ≤ 0,25 mg/l Các mức liều cao hơn bao gồm 25 mg q8h và 25 mg q6h giúp bao phủ tối đa MIC lần lượt là 1 mg/l và 2 mg/l Với MIC
≤ 4 mg/l, không có chế độ liều nào đạt được 90% khả năng đạt đích
Thông qua kết quả mô phỏng PTA và kết quả phân bố vi sinh của các chủng vi khuẩn gram âm trên toàn viện, tiến hành tính toán giá trị CFR và đưa ra chế độ liều tối ưu giúp bao phủ 50, 90, 100% quần thể vi khuẩn của bệnh nhân sơ sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung ương được trình bày trong Hình 3.7 và 3
Hình 3.7 Tỷ lệ đáp ứng tích lũy (CFR) 40% T>MIC của các chế độ liều trên bệnh nhân sơ sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung ương
Hình 3.8 Tỷ lệ đáp ứng tích lũy (CFR) 100% T>MIC của các chế độ liều trên bệnh nhân sơ sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung ương
49 Đối với đích 40% T >MIC, tất cả các chế độ liều khảo sát đều đạt được hiệu quả điều trị (CFR ≥80%) trên 50%, 90% và 100% quần thể vi khuẩn đích Đối với đích 100% T >MIC, các chế độ liều khảo sát đều đạt được hiệu quả điều trị ở 50%, 90% quần thể vi khuẩn đích, ngoại trừ hai chế độ liều 20mg q12h và 25mg q12h; các chế độ liều còn lại bao gồm 30mg q12h, 35mg q12h, 25mg q8h và 25mg q6h đều đạt được hiệu quả điều trị (CFR ≥80%) Với mục tiêu bao phủ toàn bộ 100% quần thể vi khuẩn đích, chỉ có 2 chế độ liều là 25mg q8h và 25mg q6h giúp đạt hiệu quả điều trị
Từ kết quả mô phỏng đề xuất các chế độ liều imipenem khi chưa có kết quả vi sinh Một số yếu tố để lựa chọn liều đề xuất (Tổng liều trong ngày bằng tổng liều tờ thông tin sản phẩm, không nhỏ hơn tổng liều tối thiểu/ngày, không lớn hơn tổng liều tối đa/ngày theo từng mức chức năng thận trong tờ TTSP) đề xuất chế độ liều kinh nghiệm giúp bao phủ 50, 90, 100% quần thể vi khuẩn tại bệnh nhân sơ sinh ở bệnh viện Phụ sản Trung ương được thể hiện dưới bảng 3.8
Bảng 3.8 Chế độ liều được đề xuất sử dụng của imipenem
CFR c 25 mg q12h 25 mg q8h aCFR trên 50% quần thể vi khuẩn, b CFR trên 90% quần thể vi khuẩn, c CFRtrên 100% quần thể vi khuẩn
Nhận xét: Đối với đích 40% T >MIC, tất cả các chế độ liều khảo sát đều đạt được hiệu quả điều trị (CFR ≥80%) trên 50%, 90% và 100% quần thể vi khuẩn
50 đích Đối với đích 100% T >MIC, các chế độ liều khảo sát đều đạt được hiệu quả điều trị ở 50% quần thể vi khuẩn đích Trên 90% quần thể vi khuẩn gram âm, ngoại trừ hai chế độ liều 20mg q12h và 25mg q12h; các chế độ liều còn lại bao gồm 30mg q12h, 35mg q12h, 25mg q8h và 25mg q6h đều đạt được hiệu quả điều trị (CFR ≥80%) Với mục tiêu bao phủ toàn bộ 100% quần thể gram âm, chỉ có 2 chế độ liều là 25mg q8h và 25mg q6h giúp đạt hiệu quả điều trị
BÀN LUẬN
Bàn luận về đặc điểm vi sinh và đặc điểm quần thể bệnh nhân sơ sinh sử dụng kháng sinh imipenem tại bệnh viện Phụ sản Trung ương trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2022
sử dụng kháng sinh imipenem tại bệnh viện Phụ sản Trung ương trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2022
Từ 1/1/2021 đến 31/12/2022, nhóm nghiên cứu đã khảo sát tổng cộng
664 mẫu bệnh phẩm được thu thập từ phần mềm quản lý bệnh viện Sau khi lọc ra các bệnh nhân sơ sinh có chỉ định phù hợp, thu được 150 mẫu bệnh phẩm, từ đó tra cứu và tìm được 130 hồ sơ bệnh án để khảo sát đặc điểm quần thể bệnh nhân Trong số đó, có tổng 47 hồ sơ được chỉ định và sử dụng imipenem trên trẻ sơ sinh
Từ 130 bệnh án của bệnh nhân sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, kết quả cho thấy tuổi thai trung bình của bệnh nhân sơ sinh trong nghiên cứu là 29,2 tuần (24 – 40), so với kết quả nghiên cứu của Kim Dao 73,89 % đối tượng nghiên cứu là trẻ sinh non có tuổi thai trung bình là 26,9 tuần (24,2 - 41,3) Giới tính nam/nữ của nghiên cứu là 66/34 so vs nghiên cứu của tác giả Kim Dao là 46/54 Cân nặng của bệnh nhân nghiên cứu so với kết quả của Kim Dao là 1108,7 g (600 - 2000) với 1155 g (500 - 4120) [27] Như vậy, quần thể bệnh nhân sơ sinh trong nghiên cứu so với quần thể nghiên cứu của Kim Dao khong có quá nhiều sự khác biệt Trong nghiên cứu, tỷ lệ bệnh tử vong chiếm 28,5%, tỷ lệ này tương đối cao do trong khoảng thời gian từ 2021 đến 2022 là giai đoạn Covid, đây là giai đoạn tập trung nhiều ca bệnh nhân nặng và phức tạp Thêm vào đó, thời điểm này viện chưa triển khai pha chế thuốc tập trung, áp lực kháng sinh cao có thể là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ này
Về đặc điểm vi sinh, hiện tại theo các hướng dẫn điều trị trên thế giới trong trường hợp nghi ngờ nhiễm khuẩn sơ sinh cần được nuôi cấy vi sinh [1-3], [67]. Đây được coi là công cụ hữu ích để lực chọn kháng sinh và liều dùng phù hợp Kết quả được khảo sát trên 150 mẫu bệnh phẩm trong giai đoạn từ năm
2021 đến năm 2022 trên quần thể bệnh nhân sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản
52 Trung ương, kết quả cho thấy hơn 90% tỷ lệ số lượng mẫu bệnh phẩm trên một bệnh nhân là một mẫu bệnh phẩm và chủ yếu được nuôi cấy từ dịch nội khí quản và máu tương đồng với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ngân năm
2023 khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung ương[14] Các vi khuẩn được phân lập trong nghiên cứu chiếm hơn 90% quần thể vi khuẩn bao gồm Klebsiella pneumoniae,
Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli , Aci.baumannii và họ vi khuẩn Enterobacter, các vi khuẩn này chiếm hơn 90% quần thể vi khuẩn là nhóm vi khuẩn được phân lập thường được sử dụng imipenem tại bệnh viện Nhóm vi khuẩn này là những chủng vi khuẩn nằm trong phổ tác dụng của imipenem, vì vậy có thể coi nhóm vi khuẩn này là nhóm vi khuẩn đích của nghiên cứu [48], [49] Nhóm vi khuẩn này cũng là các mầm bệnh được phân lập phổ biến trong nghiên cứu trên 61 trẻ sơ sinh sử dụng imipenem của tác giả D R Nalin và cộng sự [51]
Trong một nghiên cứu 12 năm tại Trung Quốc đã kết luận Escherichia coli sinh ESBL đa kháng thuốc là căn nguyên chính gây nhiễm khuẩn sơ sinh khởi phát sớm, đặc biệt ở trẻ non tháng [61] Từ nhóm chung vi khuẩn đích phân lập được, nhóm nghiên cứu thực hiện xác định mức độ nhạy cảm S- I- R, tỷ lệ đề kháng của Escherichia coli và Klebsiella pneumoniae cao chiếm tỷ lệ lần lượt là 50,5 và 75,5% Kết quả này cũng rất đáng được lưu tâm về việc bệnh viện nên khảo sát tình hình vi sinh hàng năm để có hướng dẫn sử dụng kháng sinh và liều lượng phù hợp
Về đặc điểm sử dụng Imipenem trên bệnh nhân sơ sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung ương cho thấy bệnh lý nhiễm khuẩn chủ yếu do suy hô hấp và nhiễm khuẩn sơ sinh trên trẻ sinh non Thời gian sử dụng kháng sinh trong nghiên cứu trung bình là 26 ngày, dao động từ 2 đến 112 ngày Trong đó, thời gian sử dụng imipenem trung bình là 10 ngày, dạo động từ 1đến 14 ngày Thời gian này cũng tương đồng với nghiên cứu trên 104 trẻ nhập nhận và điều trị nhiễm khuẩn bằng imipenem là 9,4 ngày, dao động từ 3 đến 28 ngày Những bệnh nhân sử dụng
53 imipenem thường là bệnh nhân nặng, sử dụng dùng kháng sinh phối hợp cùng một lúc Mặc dù sử dụng nhiều kháng sinh phối hợp, có những kháng sinh cần hiệu chỉnh liều như vancomycin (21,3%), nhưng hầu hết các bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu đều không được làm xét nghiệm creatinin huyết thanh để xác định chức năng thận trước khi dùng kháng sinh và theo dõi trong khi sử dụng Việc không theo dõi chỉ số creatinin thường quy phần nào cũng ảnh hưởng đến hiệu quả và tính an toàn trên bệnh nhân, đặc biệt là trẻ sơ sinh
Khảo sát các chế độ liều của imipenem được sử dụng tại bệnh viện Phụ sản Trung ương cho bệnh nhân sơ sinh cho thấy các chế độ liều viện thường sử dụng là 30mg/kg q12h theo liều khuyến cáo của AAP Red Book 2018 là 60- 100mg/kg/ngày chia cho mỗi 6 giờ, và liều tối đa là 4000mg/ngày cho trẻ từ 1 đến 12 tháng tuổi, 1 đến 12 tuổi và 13 đến 18 tuổi [17]
4.2 Bàn luận về khả năng đạt đích PK/PD của một số chế độ liều với đối tượng bệnh nhân sơ sinh tại bệnh viện Phụ sản trung ương
4.2.1 Bàn luận về phân bố MIC của quần thể vi khuẩn đích của imipenem trên quần thể bệnh nhân tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Thực hiện nuôi cấy, định danh vi khuẩn và xác định giá trị MIC của kháng sinh imipenem bằng phương pháp E-Test trong giai đoạn từ 1/10/2022 đến 30/6/2023 thu được 51 mẫu bệnh phẩm được nuôi cấy trên nhóm vi khuẩn đích Kết quả cho thấy, nhìn chung nhóm vi khuẩn đích vẫn còn nhạy cảm với imipenem (96%) Tuy nhiên đã phát sinh các chủng kháng sinh có mức đề kháng trung gian với tỷ lệ 4% So với kết quả vi sinh thu được từ hệ thống máy xét nghiệm Vitek II trong giai đoạn 1/1/2021 đến 31/12/2022 có thể thấy tỉ lệ đề kháng và trung gian giảm đáng kể Bên cạnh đó, theo thông kê tại viện số lượng imipenem được sử dụng năm 2021, 2022, 2023-10/2023 lần lượt là 451, 368, 75 lọ Có thể thấy rằng, số lượng sử dụng kháng sinh imipenem cũng tỉ lệ với mức độ nhạy cảm của vi khuẩn với imipenem Vì vậy, cần lưu ý rà soát đặc điểm vi sinh tại bệnh viện hàng năm, cũng như khả năng đạt đích của các chế độ liều sử dụng khi mà nguy cơ phát sinh chủng đề kháng đã được ghi nhận trên nhóm vi
54 khuẩn gram âm trên quần thể trẻ sơ sinh tại Trung Tâm Chăm Sóc và Điều trị
Sơ Sinh - Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương
4.2.2 Bàn luận về phân tích khả năng đạt đích PK/PD của một số chế độ liều kháng sinh imipenem dựa trên dữ liệu dược động học quần thể và đặc điểm nhạy cảm của vi khuẩn
Mô phỏng Monte Carlo là phương pháp phân tích dữ liệu tối ưu khi đã có các mô hình dược động học đã công bố, kết nối dao động cá thể và các yếu tố ảnh hưởng vào đánh giá khả năng đạt đích của các chế độ liều sử dụng theo giá trị MIC vi khuẩn [20]
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã mô phỏng ngẫu nhiên một lượng lớn đường cong dược động học của các bệnh nhân sơ sinh (N00), dựa vào mô hình quần thể đã được công bố trên nhóm bệnh nhân sơ sinh và đặc điểm quần thể vi sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung ương Từ đó cho phép đánh giá được khả năng đạt đích PK/PD, cũng như hiệu quả diệt khuẩn trên lâm sàng của các chế độ liều imipenem trên nhóm bệnh nhân đặc biệt này
Với đích PK/PD 40% T >MIC, kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các chế độ liều đều giúp đạt đích ở MIC ≤ 2 mg/l Bên cạnh đó, MIC nhóm vi khuẩn đích của viện hiện tại đang chiếm tỉ lệ lớn giá trị MIC MIC
Hạn chế của nghiên cứu
Ở mục tiêu 1, nghiên cứu của chúng tôi được thiết kế theo phương pháp hồi cứu mô tả dựa trên những thông tin được ghi chép lại trong bệnh án Vì vậy trong quá trình thu thập số liệu sẽ có một số điểm hạn chế nhất định Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân sơ sinh được kẹp cùng hồ sơ bệnh án của mẹ, trong trường hợp hồ sơ mẹ ra viện trước con nhiều trường hợp sẽ thất lạc bệnh án Hồ sơ giấy có nhiều trường hợp thiếu các thông tin về lý do chỉ định và thay thế thuốc, chẩn đoán không ghi cụ thể vị trí, mức độ nhiễm khuẩn, xét nghiệm cận lâm sàng hoặc diễn biến các triệu chứng lâm sàng không đầy đủ Xét nghiệm creatinine huyết thanh chưa được chỉ định thường quy và theo dõi trong quá trình sử dụng kháng sinh, vì vậy nghiên cứu không đánh giá được yếu tố chức năng thận trong đặc điểm quần thể bệnh nhân
Mặc dù phương pháp nghiên cứu vẫn có những hạn chế tuy nhiên kết quả của nghiên cứu cũng phần nào mô phỏng được thực trạng sử dụng kháng sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong việc sử dụng kháng sinh imipenem trên đối tượng bệnh nhân sơ sinh,
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 Mục tiêu 1 : Phân tích đặc điểm vi sinh và sử dụng kháng sinh Imipenem ở bệnh nhân sơ sinh tại bệnh viện Phụ sản Trung ương trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022
- Trong giai đoạn 1/1/2021 đến 31/12/2022, nghiên cứu thu được 130 hồ sơ bệnh án trên đối tượng bệnh nhân sơ sinh có đặc điểm tập trung chủ yếu là trẻ sinh non trung vị 29,2 ± 3,7 tuần Giới tính trai chiếm tỷ lệ gần gấp đôi so vs gái (66,0 - 34,0%) Cân nặng