Trong tập truyện ngắn “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân ta nhận , thấy tác phẩm Thả thơ có nhiều vấn đề để khai thác về đặc điểm của truyện ngắn, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Đ
Trang 1ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA NGỮ VĂN
LÊ THỊ QUỲNH CHI
NGUYỄN TUÂN
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC
ĐÀ NẴNG – 2023
Trang 2ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA NGỮ VĂN
LÊ THỊ QUỲNH CHI
NGUYỄN TUÂN Chuyên ngành: Sư phạm Ngữ Văn
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGÔ MINH HIỀN
ĐÀ NẴNG – 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề cương nghiên cứu của tôi Các kết quả, số liệu trong
đề cương này chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác
Đà Nẵng, ngày 25 tháng 5 năm 2023
Người cam đoan
Lê Thị Quỳnh Chi
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
3.1 Đối tượng nghiên cứu 1
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
5 Giá trị khoa học và thực tiễn của công trình 3
5.1 Giá trị khoa học 3
5.2 Giá trị thực tiễn 3
6. Phương pháp nghiên cứu 3
6.1 Phương pháp loại hình 3
6.2 Phương pháp phân tích – tổng hợp 4
6.3 Phương pháp so sánh – đối chiếu 4
7 Bố cục 4
NỘI DUNG 5
Chương 1 TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TUÂN TRONG DÒNG CHẢY 5
TRUYỆN NGẮN LÃNG MẠN VIỆT NAM 1930-1945 5
1.1 Một số đặc điểm nổi bật của truyện ngắn lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 5
1.1.1. Nhân vật, tình huống, hình ảnh được nhà văn sáng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu thể hiện lí tưởng và tình cảm của tác giả 5
1.1.2. Truyện ngắn lãng mạn được viết bởi cảm hứng lãng mạn: hướng tới những cái phi thường, xây dựng hình ảnh con người vượt lên khỏi thực tại 5
1.1.3. Lãng mạn kết hợp với hiện thực 5
1.1.4. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật: thủ pháp đối lập, phóng đại, sử dụng ngôn ngữ giàu cảm xúc 5
1.2 Nguyễn Tuân – cây bút truyện ngắn lãng mạn xuất sắc của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 5
1.2.1 Quan niệm nghệ thuật về truyện ngắn Nguyễn Tuân 5
1.2.2 Truyện ngắn Nguyễn Tuân – truyện ngắn về con người và những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam 5
1.3. Thả thơ – nét văn hóa truyền thống độc đáo 5
TIỂU KẾT 5
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRUYỆN NGẮN THẢ THƠ 6
CỦA NGUYỄN TUÂN 6
Trang 52.1 Cuộc sống con người gắn với văn hóa truyền thống 6
2.1.1. Cuộc sống nghèo khổ, khó khăn 6
2.1.2. Cuộc sống đậm chất văn hóa 6
2.1.3. Con người thanh đạm, nhàn nhã, đậm lối sống tinh thần 6
2.1.4 Con người sống với khát vọng tinh thần, thể hiện được thú vui của họ 6
2.2 Thú vui đánh bạc bằng thơ 6
2.2.1 Cuộc thả thơ, thú chơi độc đáo của người Việt 6
2.2.2 Nguyễn Tuân khám phá nét đẹp độc đáo của người Việt, thú vui của người trang trọng, tri thức 6
2.3 Quá trình tìm lại thú văn chương của cụ Nghè Móm 6
2.4 Thái độ trân trọng của cụ Nghè Móm đối với văn chương 6
TIỂU KẾT 6
CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN THẢ THƠ CỦA NGUYỄN TUÂN 7
3.1 Nhân vật 7
3.1.1. Nhân vật lạc thời 7
3.1.2. Nhân vật tài hoa, nghệ sĩ 7
3.2 Không gian và thời gian nghệ thuật 7
3.2.1. Không gian cổ kính, mang màu sắc văn hóa 7
3.2.2. Thời gian ngưng đọng, đậm chất hoài niệm 7
3.3 Giọng điệu 7
3.3.1. Giọng luyến tiếc, ngậm ngùi 7
3.3.2. Giọng trân trọng, thán phục 7
3.4 Ngôn ngữ nghệ thuật 7
TIỂU KẾT 7
KẾT LUẬN 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nguyễn Tuân là một trong những cây bút xuất sắc có đóng góp quan trọng cho nền văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930-1945 Ông là đã để lại cho đời sau nhiều tác phẩm nổi bật gồm bút ký, thơ và đặc biệt truyện ngắn đã vượt xa lối mòn văn chương của một số tác giả trong giai đoạn này, chính điều ấy đã làm nên dấu ấn đặc biệt trong sự nghiệp văn học của ông – một vân chữ độc lạ không thể tìm thấy trên trang văn của người khác Đóng góp nổi bật nhất của Nguyễn Tuân thời kì này là dòng truyện ngắn lãng mạn trữ tình
Một trong số những tác phẩm tiêu biểu xuất sắc của ông được sáng tác giai
đoạn 1930- 1945 phải kể đến tập truyện ngắn “Vang bóng một thời” có thể xem là một dấu ấn nổi bật, là một tiếng vang, là “tác phẩm là kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân thời kì trước cách mạng Vang bóng một thờiỞ , bạn đọc sẽ được hiểu về những thú vui tao nhã của cha ông ta ngày xưa như chơi lan chơi cúc, uống trà tàu, rượu cúc, hát ả đào, và đặc biệt hơn cả là thú chơi đánh bạc bằng thả thơ Thông qua truyện ngắn Thả thơ người đọc đã nhận ra nhà văn luôn cố gắng khai thác, gìn giữ những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc mà còn nhận ra tài năng nghệ thuật của nhà văn trong việc sáng tạo ngôn từ, xây dựng nhân vật
Trong tập truyện ngắn “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân ta nhận ,
thấy tác phẩm Thả thơ có nhiều vấn đề để khai thác về đặc điểm của truyện
ngắn, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Đặc điểm truyện ngắn Thả thơ của Nguyễn Tuân”.
2 Mục đích nghiên cứu
Ở tiểu luận này, tôi hướng đến việc tìm hiểu những đặc điểm truyện ngắn
Thả thơ của Nguyễn Tuân, trên phương diện nội dung và nghệ thuật biểu hiện, để từ đó có thể đánh giá truyện ngắn này trích trong tập Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân nói riêng, truyện ngắn lãng mạn Nguyễn Tuân giai
đoạn 1930- 1945 nói chung
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 7Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là truyện ngắn Thả thơ của tác giả Nguyễn Tuân (in trong tập Vang bóng một thời, NXB Tân Dân, năm 1940)
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là đặc điểm về nội dung (cuộc sống và con người gắn
với văn hóa truyền thống) và nghệ thuật (tình huống truyện, nhân vật, không – thời gian nghệ thuật và giọng điệu) truyện ngắn Thả thơ của Nguyễn Tuân
4 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng của nền văn học hiện đại Việt Nam Ông không chỉ thành công ở thể loại tùy bút, tiểu thuyết mà còn thành công ở thể loại truyện ngắn Truyện ngắn của ông đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu Các nghiên cứu về những sáng tác của Nguyễn Tuân thường tập trung khám phá những bình diện về nội dung và hình thức nghệ
thuật của các tác phẩm như Những chiếc ấm đất, Hương cuội, Đánh thơ, Chén trà trong sương sớm… hoặc nghiên cứu toàn diện về phong cách sáng
tác của Nguyễn Tuân Ngoài ra, có những nghiên cứu về tác phẩm Thả thơ trích trong tập Vang bóng một thời, cũng như các tác phẩm cùng thuộc đề tài
viết về cuộc sống con người
Hà Văn Đức trong bài nghiên cứu về Nguyễn Tuân đã viết: “Giá trị tích cực nhất của sáng tác Nguyễn Tuân trước Cách mạng là tinh thần dân tộc biểu hiện qua việc khai thác và gìn giữ cái đẹp truyền thống […] Tình cảm sâu đậm với quê hương, đất nước thấm đượm qua mỗi trang viết của Nguyễn Tuân Được đi, được ngắm, được hòa mình trong cảnh sắc thiên nhiên là một đam mê mãnh liệt của Nguyễn Tuân Con người say mê cái đẹp ấy chính lại rất nặng lòng với quê hương, đất nước, với những giá trị thẩm mỹ, giá trị văn hóa tinh thần dân tộc” [2, tr.110]
Ở bài viết Nguyễn Tuân và Vang bóng một thời, Trương Chính đã đi sâu
phân tích một số thú chơi tao nhã của tầng lớp nho sĩ cuối mùa trong tập truyện này như uống trà trong sương sớm, viết thư pháp, … Ông còn chỉ ra giọng văn chủ đạo của Nguyễn Tuân trong tập truyện này là “giọng thán phục
và luyến tiếc như những gì cố hữu của người Việt Nam ta nay đã mất đi Đọc Vang bóng một thời, chúng ta có cảm giác nhẹ nhàng, êm dịu như xem một
tập tranh cổ họa” [1, tr.232]
Vũ Ngọc Phan trong công trình Nhà văn hiện đại đã nhận xét về nội dung
biểu hiện của Vang bóng một thời, trong đó có truyện ngắn Thả thơ: “Tập truyện này cho ta thấy vài đặc tính của người Việt Nam trong thời chưa chịu
Trang 8ảnh hưởng những cái mới do Tây Phương đem lại Trong những truyện
Những chiếc ấm đất, Thả thơ, Đánh thơ, Hương cuội, Chén trà trong sương sớm, Một cảnh thu muộn, ta đã thấy những gì? Thấy sự yên ổn, ưa nhàn hạ
của người Việt Nam, thấy cái sống về đường tinh thần thanh đạm và đầy tin tưởng ở thần quyền của một dân tộc đã chịu ảnh hưởng rất lâu Khổng giáo và Lão giáo” [3, tr.173]
Hiện nay, truyện ngắn Thả thơ được những nhà nghiên cứu phát hiện và
đi sâu phân tích, cùng với đó là làm sáng tỏ phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân Tuy nhiên, qua việc khảo sát của tôi, tôi nhận thấy chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu độc lập, đánh giá riêng và cụ thể về truyện ngắn
Thả thơ của Nguyễn Tuân trên các phương diện nội dung và nghệ thuật biểu hiện Vì thế tôi lựa chọn đề tài “Đặc điểm truyện ngắn Thả thơ của Nguyễn Tuân” để nghiên cứu Tôi sẽ nghiên cứu về đặc điểm truyện ngắn được thể
hiện ở hai bình diện nội dung và nghệ thuật Kết quả nghiên cứu dự kiến sẽ chỉ ra đặc điểm truyện ngắn Thả thơ ở nội dung và nghệ thuật, từ đó so sánh với các nhà văn cùng thời nhằm khẳng định đóng góp của Nguyễn Tuân trong nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945
5 Giá trị khoa học và thực tiễn của công trình
5.1 Giá trị khoa học
Kết quả của công trình nghiên cứu sẽ làm rõ được đặc điểm truyện ngắn
Thả thơ, từ đó khẳng định được tài năng và những đóng góp của Nguyễn
Tuân cho tiến trình văn học giai đoạn 1930-1945 nói riêng và nền văn học hiện đại Việt Nam nói chung
5.2 Giá trị thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài này (nếu thành công) sẽ là một cách thức hỗ
trợ kiểm tra, đánh giá mức độ hiểu biết và kiến thức đã tiếp thu của sinh viên
đã theo học học phần “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học chuyên ngành văn học”.
6. Phương pháp nghiên cứu
Với tiểu luận này, tôi sử dụng những phương pháp sau:
6.1 Phương pháp loại hình
Dựa vào các đặc trưng của thể loại truyện ngắn để nhận diện đặc điểm của truyện ngắn Thả thơ ở cả nội dung và hình thức
6.2 Phương pháp phân tích – tổng hợp
Trang 9- Xem xét, lí giải, đánh giá những đặc điểm truyện ngắn về nội dung và
nghệ thuật trong Thả thơ của Nguyễn Tuân
- Khái quát và đưa ra những kết luận về đặc điểm truyện ngắn Thả thơ của Nguyễn Tuân
6.3 Phương pháp so sánh – đối chiếu
- Ở tiểu luận “Đặc điểm truyện ngắn Thả thơ của Nguyễn Tuân”, tôi sẽ đưa ra những so sánh về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Thả thơ với
các sáng tác truyện ngắn khác của Nguyễn Tuân ở tập Vang bóng một thời để
tìm ra được sự đa dạng trong cách lựa chọn đối tượng thẩm mĩ; sự phát triển trong quá trình định hình phong cách nhà văn trong giai đoạn 1930 – 1945
- Bên cạnh đó, sự đối chiếu với đặc điểm truyện ngắn của các nhà văn cùng thời như Thạch Lam, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh,… cũng mang đến cái nhìn toàn diện, nhiều chiều, khách quan để nhìn thấy những đặc điểm riêng và những đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Tuân
7 Bố cục
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo Nội dung, nghiên cứu gồm 3 chương
Chương 1: Truyện ngắn Nguyễn Tuân trong dòng chảy của truyện ngắn lãng mạn Việt Nam 1930-1945
Chương 2: Đặc điểm nội dung truyện ngắn “Thả Thơ” của Nguyễn Tuân Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn “Thả Thơ” của Nguyễn Tuân
Trang 10NỘI DUNG Chương 1 TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TUÂN TRONG DÒNG CHẢY TRUYỆN NGẮN LÃNG MẠN VIỆT NAM 1930-1945
1.1 Một số đặc điểm nổi bật của truyện ngắn lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930-1945
1.1.1 Nhân vật, tình huống, hình ảnh được nhà văn sáng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu thể hiện lí tưởng và tình cảm của tác giả
1.1.2 Truyện ngắn lãng mạn được viết bởi cảm hứng lãng mạn: hướng tới những cái phi thường, xây dựng hình ảnh con người vượt lên khỏi thực tại
1.1.3 Lãng mạn kết hợp với hiện thực
1.1.4 Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật: thủ pháp đối lập, phóng đại, sử dụng ngôn ngữ giàu cảm xúc
1.2 Nguyễn Tuân – cây bút truyện ngắn lãng mạn xuất sắc của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945
1.2.1 Quan niệm nghệ thuật về truyện ngắn Nguyễn Tuân
1.2.2 Truyện ngắn Nguyễn Tuân – truyện ngắn về con người và những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam
1.3 Thả thơ – nét văn hóa truyền thống độc đáo
TIỂU KẾT
Trang 11CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG TRUYỆN NGẮN THẢ THƠ
CỦA NGUYỄN TUÂN
2.1 Cuộc sống con người gắn với văn hóa truyền thống
2.1.1 Cuộc sống nghèo khổ, khó khăn
2.1.2 Cuộc sống đậm chất văn hóa
2.1.3 Con người thanh đạm, nhàn nhã, đậm lối sống tinh thần
2.1.4 Con người sống với khát vọng tinh thần, thể hiện được thú vui của họ
2.2 Thú vui đánh bạc bằng thơ
2.2.1 Cuộc thả thơ, thú chơi độc đáo của người Việt
2.2.2 Nguyễn Tuân khám phá nét đẹp độc đáo của người Việt, thú vui của người trang trọng, tri thức
2.3 Quá trình tìm lại thú văn chương của cụ Nghè Móm
2.4 Thái độ trân trọng của cụ Nghè Móm đối với văn chương
TIỂU KẾT
Trang 12CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN THẢ THƠ
CỦA NGUYỄN TUÂN
3.1 Nhân vật
3.1.1 Nhân vật lạc thời
3.1.2 Nhân vật tài hoa, nghệ sĩ
3.2 Không gian và thời gian nghệ thuật
3.2.1 Không gian cổ kính, mang màu sắc văn hóa
3.2.2 Thời gian ngưng đọng, đậm chất hoài niệm
3.3 Giọng điệu
3.3.1 Giọng luyến tiếc, ngậm ngùi
3.3.2 Giọng trân trọng, thán phục
3.4 Ngôn ngữ nghệ thuật
3.4.1 Ngôn ngữ đẹp đẽ, giàu cảm xúc
3.4.2 Ngôn ngữ trang trọng
TIỂU KẾT
Trang 13KẾT LUẬN
Ở tiểu luận này, tôi nghiên cứu trên 2 phương diện nội dung và hình thức thể hiện Tiểu luận này giúp làm rõ được đặc điểm của truyện ngắn Thả thơ nằm
trong tập Vang bóng một thời; qua đó khẳng định tài năng của cây bút lãng
mạn xuất sắc Nguyễn Tuân trong dòng chảy truyện ngắn lãng mạn Việt Nam
1930 – 1945 nói riêng và trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung
Trang 14TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Trương Chính (1989), “Nguyễn Tuân và Vang bóng một thời”, Nguyễn “
Tuân về tác giả và tác phẩm”, NXB Giáo dục, tr.237-243.
2 “Nguyễn Tuân, về tác gia và tác phẩm” (2000), NXB Giáo dục, Hà Nội.
3 Phan Cự Đệ, Trần Đình Hựu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí
Dũng, Hà Văn Đức (2004), “Văn học Việt Nam (1900 – 1945)”, NXB Giáo
dục
4 Nguyễn Đăng Mạnh (2005), “Nguyễn Tuân con người và sự nghiệp”,
“Những bài giảng về tác gia văn học Việt Nam hiện đại”, NXB Đại học Sư
phạm, tr.252-303
5 Lê Thị Hiền (2005), “Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại
học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6 Nguyễn Đăng Mạnh (2006), Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh, nguồn đọc: https://www.vinadia.org/hoi-ky-nguyen-dang-manh/hoi-ky-nguyen-dang-manh-nguyen-tuan/, thời gian truy cập: 3/5/2023
7 Đinh Trí Dũng (chủ biên) (2013), Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến
1945, Dự án phát triển giáo viên THPT & TCCC – Trường Đại học Vinh, Hà
Nội
8 Nguyễn Thị Hạ (2014), Thế giới nghệ thuật trong tập truyện ngắn “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội 2, Hà Nội