Dân tộc Việt tôn thờ người phụ nữ, người mẹ,coi người mẹ là đấng bào trợ cho sự tồn tại, sinh tồn, phát triển của con người, tự nhiên.Qua đó, tỉn ngưỡng thờ Mẫu đã phản ánh rõ nét đặc tr
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM KHOA TÀI CHÍNH THƯƠNG MẠI
DỀ TÀI THUYẾT TRÌNH
HỌC CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 105
Giảng viên hướng dẫn: ThS Trần Thị Tự
STT Họ và tên Mã số sinh viên Nhóm
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
STT Họ và tên Nhóm Phụ trách công việc
Mức độ hoàn thành công việc
2 Lâm Thị Hoài Thư 105
- Thiết kế, tổng hợp word (chocác nội dung vào word cănchỉnh lề, đánh số trang, sửalỗi chính tả, mục lục tự động,danh mục bảng biểu, tài liệutham khảo, )
- Làm phần II.4: Vị Trí, vai tròcủa Tín Ngưỡng Thờ Mẫutrong Đời Sống Tâm Linhcủa Người Việt
10/10
Trang 3Nguyễn Thị Thúy Hằng
105 - Làm phần II.5: Mối quan hệ
giữa tín ngưỡng thờ Mẫu vàcác loại hình tín ngưỡng,tôngiáo khác
- Góp ý kiến thảo luận
- Làm powerpoint (tìm mẫu slide
và làm phần nội dung của powerpoint, chỉnh sửa cỡ chữ kiểu chữ, hình ảnh, hiệu ứng,
10/10
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Sau một khoảng thời gian tiến hành nghiên cứu nhóm 105 đã hoàn thành bài tiểuluận Lời đầu tiên, nhóm 105 xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến ThS.Trần Thị Tự - Giảngviên môn Cơ sở văn hóa Việt Nam của trường Đại học Công nghệ TP.HCM Người trựctiếp những kiến thức về văn hóa bổ ích để chúng em có cơ sở dữ liệu hoàn thành bài tiểuluận một cách suôn sẻ và thành công Bộ môn Cơ sở văn hóa Việt Nam là môn học thú vị,
vô cùng bổ ích và có tính lịch sử cao, gắn liền với đời sống văn hóa người Việt Có thể nóiđây sẽ là nền tảng vững vàng để chúng em gửi gìn và phát huy tốt hơn trên con đường saunày, hiểu rõ hơn về văn hóa truyền thống đặc sắc của người Việt, giúp chúng em có nhậnthức thêm về những hiểu biết cơ bản về văn hóa cũng như càng tự hào về nền văn hóa nước
ta Nhóm 105 cũng xin trân trọng biết ơn đến tất cả các bạn trong nhóm cùng tập thể lớp đã
hỗ trợ, tạo ra môi trường học tập lành mạnh, giúp đỡ nhau trong quá trình tiếp thu kiếnthức Tuy nhiên, nhóm 105 vẫn còn nhiều mặt hạn chế trong lúc làm bài cũng như còn hạnchế về mặt kiến thức và trải nghiệm về môn Cơ sở văn hóa Việt Nam nên vẫn còn nhiềuthiếu sót sơ suất nhỏ Nhóm 105 rất mong rằng sẽ nhận được những lời góp ý chỉnh sửacủa giảng viên và tập thể lớp, từ đó giúp cho chúng em có thể hiểu rộng hơn và sâu hơn về
đề tài mà chúng em đã tiếp nhận
Cuối cùng, chúng em xin gửi lòng biết ơn đến ThS Trần Thị Tự cô đã giảng dạynhiệt tình cho lớp cũng như nhóm 105 nói riêng và chúng em xin chúc cô luôn có thậtnhiều sức khỏe, đạt được thật nhiều thành công trên bước đường truyền tải kiến thức Chúng em xin chân thành biết ơn và cảm ơn!
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 5
DANH MỤC HÌNH ẢNH 6
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 7
NỘI DUNG CHÍNH 8
I Khái niệm về tín ngưỡng và giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu 8
1 Khái niệm về tín ngưỡng 8
2 Thờ Nữ thần, thờ Mẫu Tam phủ, Mẫu Tứ phủ 8
II Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam 8
1 Sự ra đời của tín ngưỡng thờ Mẫu (xét về mặc văn hoá) 8
2 Quá trình phát triển tín ngưỡng thờ Mẫu 8
3 Nghi thức tiêu biểu biểu hiện của tín ngưỡng thờ mẫu 10
4 Vị Trí, vai trò của Tín Ngưỡng Thờ Mẫu trong Đời Sống Tâm Linh của Người Việt 11
5 Mối quan hệ giữa tín ngưỡng thờ Mẫu và các loại hình tín ngưỡng,tôn giáo khác 15
6 Giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu 19
KẾT LUẬN 20
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang 6LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tín ngưỡng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, một thực thể xã hội và sản phẩm lịch
sử do con người tạo ra Tín ngưỡng và tôn giáo gắn bó lâu dài với dân tộc và phục vụ lợiích dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước Tín ngưỡng, tôn giáo ởViệt Nam có rất nhiều bao gồm cả Đạo Phật, Công giáo, Đạo Tin Lành, tín ngưỡng thờcúng tổ tiên, tín ngưỡng phồng thực, và đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu Tín ngưỡng thờMẫu là sản phẩm của văn hóa của con người Việt trong mỗi quan hệ với tự nhiên và xã hội
mà nền tảng là nền nông nghiệp lúa nước Tín ngưỡng thờ Mẫu (nói rộng ra là tín ngưỡngthờ Nữ Thần) chỉ có cộng đồng người Việt Dân tộc Việt tôn thờ người phụ nữ, người mẹ,coi người mẹ là đấng bào trợ cho sự tồn tại, sinh tồn, phát triển của con người, tự nhiên.Qua đó, tỉn ngưỡng thờ Mẫu đã phản ánh rõ nét đặc trưng của văn hóa dân gian, tăngcường ý thức liên kết cộng đồng cũng như việc đề cao vai trò người phụ nữ Trong suốttiến trình hình thành, phát triển ngày càng hoàn thiện, tín ngưỡng thờ Mẫu đã chịu ảnhhưởng nhiều từ các tôn giáo ngoại nhập như Phật Giáo, Công Giáo, Hồi Giáo Tuy vậy,tín ngưỡng thờ Mẫu là một trong những loại hình tin ngưỡng đặc trưng của người ViệtNam và ngày càng trở thành loại hình tâm linh không thể thiếu trong đó có đời sống củamột bộ phận quần chúng nhân dân Vì vậy nhóm chúng em muốn đưa văn hóa tín ngưỡngthờ Mẫu này đến gần mọi người hơn Giúp mọi người có cái nhìn khách quan về văn hóanày cũng như hiểu rõ về tín ngưỡng thờ mẫu và ý nghĩa đằng sau một nét văn hóa tinhthần
Trang 7NỘI DUNG CHÍNH
I Khái niệm về tín ngưỡng và giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu
1 Khái niệm về tín ngưỡng
Là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và đểmang lại sự bình an cho cá nhân, cho cộng đồng Với cơ sở là niềm tin, sựngưỡng vọng của con người vào những cái siêu nhiên, cái thiêng đối lập vớicái trần tục, cái hiện hữu mà con người có thể sờ mó, quan sát đượcĐược xem là những hình thức tôn giáo sơ khai được hình thành từ nhậnthức thế giới còn hạn chế của người xưa
Thờ cúng tổ tiên
Trang 8Thờ mẫu
Trang 92 Thờ Nữ thần, thờ Mẫu Tam phủ, Mẫu Tứ phủ
- Tín ngưỡng thờ nữ thần là một phần quan trọng trong văn hoá tâm linhcủa nhiều dân tộc trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam Thờ nữ thần thườngliên quan đến việc tôn vinh và kính trọng vai trò của phụ nữ trong xã hội vàgia đình
Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ nữ thần
Tôn vinh vai trò của phụ nữ: Tín ngưỡng thờ nữ thần thể hiện sự tôn trọng
và đánh giá cao vai trò của phụ nữ trong xã hội và gia đình
Bảo vệ và cầu nguyện: Người dân thường cầu nguyện nữ thần để xin sự bảo
vệ, may mắn và phước lành
-Thờ Mẫu Tam phủ: Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ là một hình thức thờcúng người Mẹ hoá thân ở các miền trời, sông nước, rừng núi được hìnhthành trên nền tảng của tín ngưỡng thờ Nữ thần
Thực hành Tín ngưỡng Thờ Mẫu tam phủ của người Việt phân bố ởnhiều địa phương: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ,thành phố Hồ Chí Minh, lan toả và được thực hành ở nhiều địaphương trong cả nước
Trang 10Điện thờ Tam Phủ
-Đạo Mẫu Tứ Phủ là một tín ngưỡng dân gian của Việt Nam, thờ cúng các
vị thần linh đại diện cho bốn phương: đất, trời, rừng núi, và sông nước Tínngưỡng này xuất hiện từ thời phong kiến ở miền Bắc Việt Nam và có sự kếthợp với các yếu tố của Đạo giáo và Phật giáo Tín ngưỡng này không chỉtôn vinh các vị thần linh mà còn thể hiện sự tôn trọng và đề cao vai trò củaphụ nữ trong xã hội
Các vị thánh trong Đạo Mẫu Tứ Phủ bao gồm:
Mẫu Thượng Thiên: Thánh mẫu của trời
Trang 11Thờ Mẫu tứ phủ
II Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam
1 Sự ra đời của tín ngưỡng thờ Mẫu (xét về mặc văn hoá)
-Từ xa xưa, con người đã có ý thức về sự sinh sôi nảy nở
=>người mẹ đã trở thành biểu tượng đầu tiên cho sự sinh tồn của giống nòi
- Đối với cư dân trồng lúa nước như Việt Nam,đất, cây, nước cũng như mẹ, sinh dưỡng,nuôi nấng con cái, quyết định trực tiếp đến sự sinh tồn của con người
Trang 12Nước được hình thành.
-Tín ngưỡng thờ “mẹ” bắt nguồn từ thời kỳ mẫu hệ, nhưng với người Việt, người phụ nữ
có vị trí đặc biệt hơn so với các nơi khác: đảm nhận hầu hết những công việc từ nội trợ,đồng áng đến buôn bán lo chi – tiêu trong gia đình
-ngoài việc sản xuất nông nghiệp là chính, còn biết làm những ngành nghề kinh tế khác
=> xuất hiện các mẹ là tổ sư các ngành nghề
2 Quá trình phát triển tín ngưỡng thờ Mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian mang sắc thái nguyên thủy và có chiều dàilịch sử hàng ngàn năm
-Có từ thời Tiền sử khi người Việt thờ các thần linh thiên nhiên kết hợp với tín ngưỡng thờ
nữ thần rất phát triển trong xã hội mẫu hệ
-Được xây dựng và bảo tồn trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta-Trải qua thời gian, tín ngưỡng thờ Mẫu ở nước ta đã phát triển thành tín ngưỡng thờ Tamphủ – Tứ phủ
- Đến thế kỷ XVI, do có sự ra đời của Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã đánh dấu mốc quan trọng
và bà đã trở thành hóa thân của Mẫu Thượng Thiên – Vị thần chủ cao nhất, toàn năng nhất
Trang 13Hầu đồng
3 Nghi thức tiêu biểu biểu hiện của tín ngưỡng thờ mẫu
Tại các nơi thờ Mẫu, nghi thức thờ cúng Thánh Mẫu rất đa dạng và độc đáo, vớimục đích cầu mong sự phát triển, làm ăn thuận lợi và sức khỏe Trong số các nghi thứcnày, hầu bóng (hay còn gọi là đồng bóng hoặc hiện tượng lên đồng) là một phần không thểthiếu trong tín ngưỡng thờ Mẫu Hầu bóng là hiện tượng mà người hầu ngồi trong trạngthái "làm giá" để cho bóng của Thánh Mẫu hoặc các vị quan cô, cậu nhập vào Trong thờigian đó, người hầu sẽ biểu diễn và thể hiện các cử chỉ và lời nói của các thần linh, và cácgiá đồng khác cũng có thể tham gia
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại tôn giáo dân gian phổ biến tại Việt Nam, tôn vinhcác nữ thần tượng trưng cho thiên nhiên, đất nước và con người Các nghi lễ tiêu biểu trongtín ngưỡng này bao gồm nhiều hoạt động và lễ nghi khác nhau, như:
Lên đồng (Hầu đồng):
Đây là nghi lễ quan trọng nhất trong tín ngưỡng thờ Mẫu, nơi các thầy đồng (người hầu
Trang 14đền Bà Chúa Kho, lễ hội đền Mẫu Liễu Hạnh, thu hút đông đảo người tham gia với nhiều hoạt động văn hóa và nghệ thuật.
Hát chầu văn:
Đây là loại hình nghệ thuật truyền thống kết hợp giữa âm nhạc, hát và kể chuyện Hát chầu văn thường được biểu diễn trong các buổi lên đồng hoặc các nghi lễ thờ Mẫu khác, nội dung ca ngợi các vị thần linh và cầu nguyện sự bình an, phước lành
Dâng hương:
Nghi thức thắp nhang và dâng lên các bàn thờ để tỏ lòng thành kính và cầu nguyện,
dù đơn giản nhưng không kém phần quan trọng
Hầu bóng có thể diễn ra vào nhiều dịp khác nhau trong năm, với nhiều bộ quần áo
đa dạng để phù hợp với các giá đồng và thần linh khác nhau Ví dụ, khi Thánh MẫuThượng Ngân nhập vào, người hầu cần mặc bộ đồ phù hợp với hình ảnh núi non, còn khiông Hoàng Chín Lê Sát nhập vào, người hầu cần mặc trang phục quan võ có ngựa và kiếm.Tùy theo từng thần linh giáng nhập, người hầu cũng sẽ có các biểu hiện và cử chỉ khácnhau, không thể lẫn lộn
Thực hành và tham dự vào nghi lễ lên đồng và các hoạt động lễ hội để cầu sức khỏe,may mắn, hạnh phúc, thể hiện khát vọng trong cuộc sống thường ngày, hướng con ngườiđến lòng từ bi bác ái như là nền tảng của những nguyên tắc ứng xử giữa con người với conngười Thờ cúng Thánh Mẫu, biểu tượng người mẹ tối linh góp phần đề cao giá trị, vai tròcủa người phụ nữ trong đời sống gia đình và xã hội Việt Nam Bên cạnh đó, thực hành lễhội, lên đồng, hát văn với những yếu tố văn hóa dân gian như trang phục, âm nhạc, múa…được thể hiện một cách nghệ thuật gắn với Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ, đó cũng là mộtphương thức nhằm lưu giữ lịch sử, di sản và bản sắc văn hóa của người Việt
Trang 15Nghi thức cung nghinh rước Thánh Mẫu bằng đường thủy, ngược dòng sông Hương lênĐiện Hòn Chén
Hình tượng "Mẫu" trong tín ngưỡng thờ Mẫu là biểu trưng sống động của tình mẫu
tử thiêng liêng, một giá trị văn hóa sâu sắc trong xã hội Việt Nam Tình mẫu tử được coitrọng và tôn vinh qua các nghi lễ thờ cúng, phản ánh sự biết ơn và lòng kính trọng đối vớiđấng sinh thành Đây là một trong những yếu tố giúp củng cố và duy trì mối quan hệ giađình, tạo nên nền tảng vững chắc cho xã hội
Các vị Mẫu được thờ cúng có thể là những nữ thần trong truyền thuyết như Mẫu Âu Cơ,Mẫu Liễu Hạnh, hay Mẫu Thiên Y A Na của người Chăm Tất cả đều được dân chúng tônkính, thờ vọng để ghi nhớ công ơn của họ Sự tôn thờ này không chỉ là để tưởng nhớ màcòn là để cầu mong sự che chở, bảo vệ và mang lại may mắn, bình an cho gia đình và cộngđồng Không chỉ thế tín ngưỡng thờ Mẫu còn có vai trò quan trọng trong việc gắn kết cộngđồng Các lễ hội thờ Mẫu là dịp để mọi người tụ họp, cùng nhau tham gia các nghi lễ, ca
Trang 16Người dân đi xem nghi lễ hầu đồng
Không chỉ người Việt, các dân tộc khác như Chăm, Khơme, và Hoa cũng có những
vị Mẫu riêng và tôn sùng họ Điều này cho thấy tín ngưỡng thờ Mẫu không chỉ là một phầncủa văn hóa Việt Nam mà còn là một hiện tượng văn hóa phổ biến, có sức ảnh hưởng mạnh
mẽ đối với nhiều dân tộc Nhưng không vì vậy mà tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam đềugiống như những tín ngưỡng và tôn giáo khác có nguồn gốc từ nước ngoài Chúng ta cũng
có những nét bản sắc văn hóa riêng biệt vì tín ngưỡng thờ Mẫu xuất phát từ chính đời sống
và tâm hồn người Việt, phản ánh sự sáng tạo và độc đáo của văn hóa Việt Nam Đây là mộtminh chứng cho khả năng biến đổi và phát triển các giá trị văn hóa ngoại lai thành củariêng mình, tạo nên sự đa dạng và phong phú trong văn hóa dân tộc
Trang 17Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Chăm qua hình tượng Yang Po Ina Nagar
Tín ngưỡng thờ Mẫu không phải là một tôn giáo theo nghĩa thông thường, vì nókhông có người sáng lập, không có giáo lý, giáo luật, hay thánh đường chung Tuy nhiên,
nó được coi là một hình thức đạo Mẫu, một niềm tin tâm linh sâu sắc và bền vững Sự kếthợp giữa tín ngưỡng thờ Mẫu và các tôn giáo khác khi du nhập vào Việt Nam càng làmphong phú thêm đời sống tâm linh của người dân
Trang 18Tôn tượng Bồ Tát Quan Âm tại Cung thờ Mẫu tại gia của một gia đình ở Hà Nội.Trong suốt quá trình lịch sử, tín ngưỡng thờ Mẫu đã luôn đồng hành và phát triểncùng với dân tộc Việt Nam Nó không chỉ là một phần của văn hóa truyền thống mà còn lànguồn cảm hứng, là sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua những thử thách và khókhăn trong cuộc sống Niềm tin vào các vị Mẫu, vào sự che chở và bảo vệ của họ, đã vàđang là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Việt.
Trang 19Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tôn vinh Thánh MẫuLiễu Hạnh.
• Tín ngưỡng thơ thần và tín ngưỡng phồn thực
-Thờ các vị thần có nguồn gốc từ tự nhiên như Thờ Tứ Pháp (pháp Vân, pháp Vũ, phápLôi, pháp Điện), Thờ Thần Mặt Trời, Thờ Thần Mặt Trăng và đều có liên quan đến NữThần
Trang 20-Tín ngưỡng phồn thực biểu tượng cho sự sinh sôi, bao hàm yếu tố âm gắn liền với hìnhtượng người phụ nữ-người mẹ
• Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng
-Đều có điểm xuất phát từ đạo thờ thần, trong đó thì nhiều Thành Hoàng làng có nguồn gốc
từ Nữ Thần và đều mang đặc trưng là hướng tới tổ tiên, nhớ về cội nguồn với mơ ước cuộcsống muôn đời của nhân dân được phúc lộc, bình an
Đình Ứng Thiên thờ (Hậu Thổ Phu Nhân) tại Phố Láng Hạ, Hà Nội
• Đạo giáo
Trang 21Nghi thức lên đồng
• Phật giáo
-Hầu hết trong các ngôi chùa hiện nay đều có điện thờ Mẫu
Trang 22đã bị “Nữ Thần hoá" thậm chí “Mẫu hoá” để trở thành quan thánh của Đạo Mẫu ở ViệtNam Trong các ngày giỗ Mẫu, giỗ Mẹ đều có nghi thức rước Mẫu lên chùa để đón Phật vềphủ.
-Tất cả đều hướng con người tới cái từ bi, bác ái, tinh thần cộng đồng, khuyến thiện, trừ ác
và hai thứ tôn giáo tín ngưỡng này bổ sung cho nhau nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh củanhân dân
• Thiên chúa giáo
Khi du nhập vào nước ta Thiên Chúa Giáo ở Việt Nam vẫn đề cao vai trò của người Mẹ Đức Mẹ Maria
Ở những trung tâm Thiên Chúa Giáo của Việt Nam, bên cạnh hình tượng Đức Chúa Giêsuthì vẫn tôn thờ Đức Mẹ Maria như: Nhà Thờ Phát Diệm, Nhà Thờ Lớn (Hà Nội),
Trang 23KẾT LUẬN
Tín ngưỡng thờ Mẫu ra đời và phát triển trong lòng dân tộc, có nhiều giá trị tốt đẹp,nói lên được vai trò của người phụ nữ Việt Nam, khẳng định và tôn vinh người phụ nữ.Trải qua biến thiên của lịch sử dân tộc, tín ngưỡng thờ Mẫu không ngừng khẳng định vaitrò của mình trong đời sống tâm linh của người Việt, thể hiện khát vọng về một cuộc sống
ấm no, hạnh phúc trong thế giới thực tại Tín ngưỡng thờ Mẫu đã tự biến đổi mình bằngcách dung hợp và tiếp biến.những giá trị của các tôn giáo, tín ngưỡng dân gian khác (nhưPhật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Hồi giáo ) Tín ngưỡng thờ Mẫu thể hiện ước mơ củangười dân về sự sinh sôi nảy nở đem lại cuộc sống ấm no Đồng thời, nó cũng chính là lòngtin của con người vào sự linh thiêng của các vị Thánh Mẫu và thể hiện đạo lý “uống nướcnhớ nguồn" trong tâm thức của người Việt Đây cũng chính là giá trị nhân văn và đạo đứctruyền thống của dân tộc Việt Nam