Thông quaphương pháp nghiên cứu định lượng với 250 sinh viên thu được kết quả nghiên cứu chothấy, có 6 nhân tố tác động đến kết quả học tập: loại công việc làm thêm, thời gian làmviệc, m
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM KHOA MARKETING – KINH DOANH QUỐC TẾ
BÀI THUYẾT TRÌNH HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH
DOANH
HK 3 – NĂM HỌC 2023 - 2024
TÊN ĐỀ TÀI CÁC NHÂN TỐ CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊM ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Thành Sinh viên thực hiện:
Họ tên: Nguyễn Nhật Ngân MSSV: 2286600518
Họ tên: Nguyễn Ngọc Vân Anh MSSV: 2286600039
Họ tên: Huỳnh Kim Ngân MSSV: 2286600507
Họ tên: Huỳnh Thị Yến Nhi MSSV: 2286606676
Họ tên: Nguyễn Đăng Kiên MSSV: 2286600381
Họ tên: Huỳnh Tấn Phi MSSV: 2286600684
Họ tên: Trần Anh Trí MSSV: 2286610140 Lớp: 22DDMA1
TP Hồ Chí Minh, 2024
ST
T
theo danh
Phụ trách công việc
Mức độ hoàn thành công việc
Trang 22 Nguyễn Ngọc Vân Anh 6 6 - Chỉnh sửa
Powerpoind -Nội dung: 1và 3
-Thuyết trình
10/10
3 Huỳnh Kim Ngân 6 55 - Chỉnh sửa
Powerpoind -Nội dung: 6 -Thuyết trình
9/10
4 Huỳnh Thị Yến Nhi 6 65 - Chỉnh sửa
Powerpoind -Nội dung: 2 và 3
-Thuyết trình
9/10
5 Nguyễn Đăng Kiên 6 44 - Chỉnh sửa
Powerpoind -Nội dung: 4 và 43.4
Thuyết trình
9/10
6 Huỳnh Tấn Phi 6 77 - Chỉnh sửa
Powerpoind -Chỉnh sửa word -Nội dung: 4.1-4.2
-Thuyết trình
10/10
7 Trần Anh Trí 6 - Chỉnh sửa
Powerpoind -Nội dung: 5.4-5.5
-Thuyết trình
9/10
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Trang 3-NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN Lớp : 22DDMA1 Nhóm : 6
Tên đề tài : CÁC NHÂN TỐ CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊM ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Nhận xét của Giảng viên chấm 1 Nhận xét của Giảng viên chấm 2 ………
… ………
… ………
… ………
… ………
… ………
… ………
… ………
… ………
………
………
………
………
………
………
………
Điểm số: ………
Điểm chữ : ………
Điểm số: ………
Điểm chữ: ………
Giảng viên chấm 1
(ký và ghi rõ họ tên) Giảng viên chấm 2 (ký và ghi rõ họ tên)
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời dầu tiên, chúng em xin cảm ơn đến cô Trần Thị Thành – Giảng viên của bộ môn
“Phương Pháp Nghiên cứu trong kinh doanh” Chúng em cảm ơn cô đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo qua từng buổi học trên lớp, cô đã giúp chúng em có thêm nhiều kiến thức bổ ích như kinh nghiệm viết báo cáo, và những kỹ năng khi làm việc Nếu không có những lời hướng dẫn, chỉ bảo của cô thì chúng em nghĩ chúng em sẽ rất khó để hoàn thành tốt bài báo cáo này Mặc dù vẫn còn những thiếu soi trong quá trình làm bài mong cô sẽ khuyên bảo và đóng góp ý kiến để chúng em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo môn học này một cách hoàn thiện nhất
Tiếp đến, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô bộ môn chuyên ngành Digital Marketing trường Đại Học Công Nghệ TPHCM những người đã góp sức truyền đạt kiến thức để giúp chúng em có được nền tảng và kiến thức tốt như ngày hôm nay, trong quá trình tìm hiểu chúng em không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những
ý kiến đóng góp quý báu của cô và các bạn để chúng em hoàn thiện hơn nữa những kiến thức của mình
Trang 5MỤC LỤC
1 Tóm Lược Nội Dung: 6
2 Dẫn Nhập Giới Thiệu Và Đặt Vấn Đề: 6
3 Tổng Quan: 7
4 Phương pháp nghiên cứu: 8
4.1 Thống Kê Mô Tả 8
4.1.1 Loại công việc làm thêm 8
4.1.2 Thời gian làm việc 9
4.1.3 Mức lương (ML) 9
4.1.4 Khoảng cách đến nơi làm việc 9
4.1.5 Sự linh hoạt trong công việc 9
4.1.6 Hỗ trợ từ gia đình 9
4.2 Phân tích chi tiết 9
4.3 Thang đo tin cậy 9
5 Kết quả nghiên cứu: 10
5.1 Kết quả kiểm định thang đo 10
5.2 Phân tích nhân tố 10
5.3 Phân tích tương quan 10
5.4 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội 11
5.5 Mô hình hồi quy 12
6 Kết luận và kiến nghị 12
6.1 Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có ba yếu tố chính của việc đi làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên 12
6.2 Kiến nghị 12
Trang 61 Tóm Lược Nội Dung: (Vân Anh)
Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích phân tích các nhân tố của việc đi làm thêm ảnh hưởng đến đến kết quả học tập của sinh viên ở các trường đại học Thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng với 250 sinh viên thu được kết quả nghiên cứu cho thấy, có 6 nhân tố tác động đến kết quả học tập: loại công việc làm thêm, thời gian làm việc, mức lương, khoảng cách, sự linh hoạt, hỗ trợ từ gia đình Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra khuyến nghị cho ban lãnh đạo các trường đại học định hướng cho sinh viên trong quá trình học tại trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
2 Dẫn Nhập Giới Thiệu Và Đặt Vấn Đề: (Huỳnh Nhi)
Việc đi làm thêm là một hiện tượng phổ biến trong cộng đồng sinh viên ngày nay, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế khó khăn và chi phí đời sống ngày càng tăng cao Điều này dẫn đến việc một số sinh viên lựa chọn đi làm thêm để tạo ra thu nhập cá nhân Tuy nhiên, việc làm thêm có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên một cách đáng
kể Những yếu tố như thời gian dành cho công việc, mức độ mệt mỏi và stress từ công việc làm thêm có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến thành tích học tập của sinh viên Đây là một vấn đề đáng quan tâm không chỉ từ phía sinh viên mà còn từ các nhà quản lý giáo dục và chính phủ với mong muốn tối đa hóa hiệu quả học tập của sinh viên
Bên cạnh đó, việc đi làm thêm cũng có thể mang lại những lợi ích như cải thiện kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian và tích luỹ kinh nghiệm làm việc thực tế, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh khi tốt nghiệp Vì vậy, việc nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của sinh viên là hết sức cần thiết để có những giải pháp thích hợp nhằm hỗ trợ sinh viên đạt được cả mục tiêu học tập và phát triển bản thân một cách toàn diện
Theo số liệu thống kê năm 2021 của Công ty CareerBuilder, 23% nhà tuyển dụng nói rằng, khả năng và kinh nghiệm của các ứng viên có liên quan đến công việc là yếu tố quan trọng nhất đối với quyết định tuyển dụng của họ Có 63% trong số đó xem những kinh nghiệm mà các sinh viên có được qua các hoạt động tình nguyện, các buổi thực hành
ở trường và qua những việc làm bán thời gian như là những kinh nghiệm liên quan rất có giá trị Những con số thống kê này đã cho thấy tầm quan trọng của việc làm thêm đối với sinh viên mới ra trường
Dựa trên nghiên cứu này, chúng ta có thể đưa ra những đề xuất cụ thể nhằm cải thiện điều kiện học tập và nâng cao thành tích của sinh viên trong bối cảnh hiện nay
Trang 73 Tổng Quan: (Vân Anh, Huỳnh Nhi )
Bài nghiên cứu khoa học sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để xác định các nhân tố của việc đi làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên, từ đó xác định các nhân tố của việc đi làm thêm bằng mô hình hồi quy tuyến tính Cấu trúc bảng câu hỏi gồm 7 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc Dữ liệu được thu thập từ việc khảo sát ngẫu nhiên 250 sinh viên của trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 3/2022 và được xử lý bằng phần mềm SPSS 24.0
Theo Từ điển Bách khoa, thực chất việc làm thêm là một định nghĩa nhằm mô tả hay diễn đạt một công việc mang tính chất không chính thức, không thường xuyên, không cố định, không ổn định bên cạnh một công việc chính thức
Theo tác giả Hoàng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc (1995), đã đưa ra cách hiểu về kết quả học tập như sau:
Đó là mức độ thành tích mà một chủ thể học tập đã đạt, được xem xét trong mối quan hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu xác định
Đó còn là mức độ thành tích đã đạt của một học sinh so với các bạn học khác Được sử dụng trong bài nghiên cứu là chi phí cơ hội Là phần giá trị lớn nhất của thu nhập hay lợi nhuận đã mất đi, bởi khi thực hiện phương án này ta bỏ qua cơ hội thực hiện phương án khác có mức rủi ro tương tự nó là chi phí không thể hiện chi phí bằng tiền
Đã có rất nhiều các bài nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng kết quả học tập của học sinh, sinh viên bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, đặc biệt là các yếu tố liên quan với việc làm thêm tác động đến kết quả học tập Cụ thể như sau:
Về loại công việc làm thêm: nghiên cứu của (Muluk, 2017) đã xác định “tính chất công việc làm thêm” có ảnh hưởng nhất định đến kết quả học tập của người học Antonio Di Paolo và Alessia Matano (2016) đã kết luận, kết quả học tập sẽ bị tác động tiêu cực bởi một công việc làm thêm không liên quan đến ngành học, ngược lại, sẽ mang lại tác động tích cực nếu đó là một công việc làm thêm có liên quan đến ngành học
Về thời gian làm việc: theo nghiên cứu của Furr & Elling, 2000 chỉ ra rằng các sinh viên có khoảng thời gian làm việc từ 1 - 15 giờ mỗi tuần sẽ có điểm trung bình cao hơn đáng kể so với các sinh viên làm việc 16 giờ trở lên và sinh viên không đi làm Nghĩa là làm việc với số thời gian hợp lý sẽ tỷ lệ thuận với thành tích học tập tốt
Về mức lương nhận được: với xu hướng ngày càng độc lập về kinh tế và tăng tính
tự chủ cá nhân nên sinh viên ngày càng muốn kiếm tiền nhiều hơn (Robinson, 1999) Học phí và chi phí sinh hoạt khiến sinh viên ngày càng áp lực về tài chính, đây là động lực thúc đẩy sinh viên đi làm để tự trang trải cho việc học tập và cuộc sống, đặc biệt là các sinh viên xuất thân từ gia cảnh khó khăn (Sarah Jewell, 2014)
Trang 84 Phương pháp nghiên cứu: ( Đăng Kiên)
Về phương pháp ước lượng, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến, với ước lượng theo phương pháp OLS Dữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng bảng câu hỏi được khảo sát cho các sinh viên đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh và được khảo sát thông qua thư điện tử Thời gian khảo sát từ tháng 3/2022 với 250 câu hỏi được thiết kế cho sinh viên để thu thập các dữ liệu phù hợp với các biến trong mô hình nghiên cứu
Các kiểm định sự tương quan, kiểm định hệ số hồi quy, kiểm định các giả thuyết hồi quy, kiểm định sự phù hợp của mô hình và hiện tượng đa cộng tuyến được thực hiện nhằm xác định sự tối ưu của mô hình
4.1Thống Kê Mô Tả ( Tấn Phi)
Dựa trên kết quả nghiên cứu lý thuyết, tổng quan nghiên cứu, các yếu tố tác động đến kết quả học tập được xác định là: (1) Loại công việc , (2) Thời gian làm việc, (3) Mức lương , (4) Khoảng cách đến nơi làm việc, (5) Mức độ linh hoạt , (6) Hỗ trợ từ gia đình Trên cơ sở nêu trên, mô hình nghiên cứu được xây dựng như sau:
Bảng thống kê mô tả
Biến Giá trị trung bình (Mean) Độ lệch chuẩn (Std Deviation) Loại công việc làm
Thời gian làm việc
Hỗ trợ từ gia đình
4.1.1 Loại công việc làm thêm (LCV):
o Giá trị trung bình: 3.45
Trang 9o Độ lệch chuẩn: 0.89
o Cho thấy rằng sinh viên thường chọn các công việc làm thêm có mức độ liên quan nhất định đến ngành học của mình
4.1.2 Thời gian làm việc (TG):
o Giá trị trung bình: 2.78
o Độ lệch chuẩn: 0.65
o Thời gian làm việc trung bình của sinh viên nằm trong khoảng 1-15 giờ mỗi tuần
4.1.3 Mức lương (ML):
o Giá trị trung bình: 3.12
o Độ lệch chuẩn: 0.73
o Mức lương nhận được trung bình của sinh viên khá phù hợp, giúp họ trang trải chi phí sinh hoạt và học tập
4.1.4 Khoảng cách đến nơi làm việc (KC):
o Giá trị trung bình: 2.95
o Độ lệch chuẩn: 0.88
o Khoảng cách đến nơi làm việc của sinh viên thường ở mức trung bình, không quá
xa so với nơi ở hoặc nơi học
4.1.5 Sự linh hoạt trong công việc (LH):
o Giá trị trung bình: 3.33
o Độ lệch chuẩn: 0.67
o Công việc làm thêm của sinh viên có mức độ linh hoạt khá cao, giúp họ cân bằng giữa việc học và làm
4.1.6 Hỗ trợ từ gia đình (HT):
o Giá trị trung bình: 3.15
o Độ lệch chuẩn: 0.85
o Sinh viên nhận được sự hỗ trợ tài chính từ gia đình ở mức độ khá cao, giúp giảm bớt áp lực tài chính trong quá trình học tập
4.2 Phân tích chi tiết (Tấn Phi)
Kết quả thống kê mô tả cho thấy, loại công việc làm thêm, thời gian làm việc, mức lương và khoảng cách đến nơi làm việc là các nhân tố chính ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Những công việc làm thêm có liên quan đến ngành học và thời gian làm việc hợp lý sẽ giúp sinh viên có thêm kinh nghiệm thực tiễn và giảm
áp lực tài chính Khoảng cách đến nơi làm việc gần sẽ giúp sinh viên tiết kiệm thời gian di chuyển và có thêm thời gian dành cho việc học
4.3 Thang đo tin cậy: (Đăng Kiên)
Độ Tin Cậy của Thang Đo (Cronbach's Alpha): Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các thành phần trong khung phân tích đều đạt độ tin cậy cao Cụ thể, giá trị Cronbach's Alpha cho các biến được chấp nhận nằm trong khoảng từ 0,7 đến 0,9, cho thấy các thang đo đều có mức độ tin cậy cao
Trang 10Theo bài nghiên cứu của Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Văn Lang:
5.1 Kết quả kiểm định thang đo ( Nhật Ngân)
Cronbach’a Alpha:
- Cả 7 phần trong khung phân tích đều đạt độ tin cậy cao, với 24 biến được chấp nhận
- Điều này cho thấy độ tin cậy nội tại của các biến trong thang đo là tốt
KMO và Barlett’s Test:
- KMO = 0,750 và Sig = 0,000ncho thấy phân tích EFA ( Exploratory Factor Analysis) là phù hợp với bộ dữ liệu
- Hệ số tải của các biến quan sát điều lớn hơn 0,5, chỉ ra rằng các biến này điều có mối quan hệ chặt chẽ với các nhân tố tiềm ẩn
5.2 Phân tích nhân tố ( Nhật Ngân)
- Cá biến được gom thành 6 nhân tố, với sự kết hợp của “loại công việc làm thêm”
và “thời gian làm thêm” thành một nhân tố mới
- Điều này cho thấy rằng hai yếu tố này có mối liên hệ chặt chẽ và có thể đucợ xem
là một nhân tố duy nhất trong phân tích
5.3 Phân tích tương quan (Nhật Ngân)
- Mối tương quan giữ các biến độc lập và biến phụ thuộc ở mức trung bình
- Mô hình không cị vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến hay tự tương quan, được xác định thông qua hệ số Durbin-Watson và chỉ số VIF
Trang 115.4 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội: ( Anh Trí)
- R^2 hiệu chỉnh = 58,9% cho thấy mô hình giải thích được 58,9% sự biên thiên của biến phụ thuộc
- Hệ số Durbin-Watson = 1,911 cho thấy không có sự tương quan
- VIF < 5 chỉ ra rằng không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập
Các biến có ý nghĩa thống kê ( Sig < 0,05):
- Loại công việc làm thêm (LCV), mức lương (ML), khoảng cách đến nơi làm việc (KC): có tác động cùng chiều với kết quả học tập của sinh viên
Các biến không có nghĩ thống kê:
- Cơ sở vật chất (VC), sự linh hoạt trong công việc (LH), hỗ trợ từ gia đình (HT)
Trang 12- Khoảng cách đến nơi làm việc (KC): Khoảng cách gần giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, tăng thời gian học tập và cải thiện kết quả học tập
6 Kết luận và kiến nghị: ( Kim Ngân)
1.1 Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có ba yếu tố chính của việc đi làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên:
- Tính chất và thời gian của công việc làm thêm
- Khoảng cách đến nơi làm việc
- Mức lương
1.2 Kiến nghị:
- Lựa chọn công việc có tính chất và thời gian phù hợp:
Sinh viên nên chọn các công việc bán thời gian hoặc tạm thời thay vì công việc toàn thời gian giúp bạn có thể cân bằng được việc học và việc làm để không bị ảnh hưởng đến kết quả học tập
Công việc nên liên quan trục tiếp đến kết quả học tập Ví dụ: Sinh viên ngành Marketing có thể làm nhân viên sale hoặc các dự án freelance liên quan đến việc quảng cáo bán hàng Điều này không chỉ giúp áp dụng kiến thức đã học vào thực tế
mà còn là kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp sau này
- Lựa chọn công việc với mức lương phù hợp:
Mức lương phù hợp có thể giúp sinh viên giảm áp lực tài chính, từ đó có thể tập trung vào việc học tập nhiều hơn
Công việc làm thêm cũng nên có cơ chết trả lương hợp lý và kịp thời, giúp sinh viên có kế hoạch tài chính rõ ràng và ổn định
- Lựa chọn công việc với khoảng cách di chuyển ngắn:
Tiết kiệm thời gian di chuyển, tránh tình trạng mệt mỏi do phải di chuyển xa và mất nhiều thời gian
Có thêm thời gian để nghỉ ngơi, học tập và tham gia các hoạt động ngoại khóa, từ
đó nâng cao chất lượng cuộc sống và học tập
HẾT