“Người kinh doanh vận tải đa phương thức” là doanh nghiệp hoặc hợp tác xãgiao kết và tự chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức nộiđịa.-“ Hợp đồng vận tải đa phương th
TỔNG QUAN VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
Cơ sở lí thuyết
-“Vận tải đa phương thức, Multimodal Transport ” là việc vận chuyển hàng hóa kết hợp ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở 1 hợp đồng vận tải đa phương thức, 1 người kinh doanh vận tải đa phương thức chịu trách nhiệm, từ điểm này đến điểm kia.
-“MTO (Multimodal Transport Operation – người điều hành vận tải đa phương thức)” chỉ là một bên đương sự của hợp đồng vận tải đa phương thức (Contracting Carrier) họ không hoạt động dưới danh nghĩa đại lý và MTO không phải là người chuyên chở thực (Actual/ Effective Carrier)
-“Vận tải đa phương thức quốc tế” là vận tải đa phương thức từ nước này sang nước khác hoặc cụ thể hơn là hàng hóa được vận chuyển ra khỏi biên giới của nước bán và vận chuyển vào biên giới của nước mua hàng qua nhiều phương thức vận tải khác nhau.
-“Vận tải đa phương thức nội địa” là vận tải đa phương thức được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ của 1 nước không được vượt ra khỏi biên giới của nước đó “Người kinh doanh vận tải đa phương thức” là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giao kết và tự chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức nội địa.
-“ Hợp đồng vận tải đa phương thức” là hợp đồng được ký kết giữa người gửi hàng và người kinh doanh vận tải đa phương thức, theo đó người kinh doanh vận tải đa phương thức đảm nhận thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa để thu tiền cước cho toàn bộ quá trình vận chuyển, từ địa điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng cho người nhận hàng.
-“Chứng từ vận tải đa phương thức” là là văn bản do người kinh doanh vận tải đa phương thức phát hành, là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phương thức, xác nhận người kinh doanh vận tải đa phương thức đã nhận hàng để vận chuyển và cam kết giao hàng đó theo đúng những điều khoản của hợp đồng đã ký kết.
-“Người vận chuyển” Người vận chuyển (Carrier) là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng các loại hình vận chuyển khác nhau với người thuê vận chuyển
-“Người gửi hàng” là tổ chức, cá nhân ký kết hợp đồng vận tải đa phương thức với người kinh doanh vận tải đa phương thức.
-“Người nhận hàng” là tổ chức, cá nhân được quyền nhận hàng hóa từ người kinh doanh vận tải đa phương thức.
-“Tiếp nhận hàng” là việc hàng hóa đã thực sự được giao cho người kinh doanh vận tải đa phương thức từ người gửi hàng hoặc từ người được người gửi hàng ủy quyền và được người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận để vận chuyển.
-“Giao trả hàng” là một trong các trường hợp sau:
Việc giao trả hàng hóa cho người nhận hàng.
Hàng hóa được đặt dưới sự định đoạt của người nhận hàng phù hợp với quy định của hợp đồng vận tải đa phương thức hoặc quy định của pháp luật hoặc tập quán thương mại áp dụng tại nơi giao hàng.
Việc giao hàng hóa cho một nhà chức trách hoặc một bên thứ ba khác mà theo quy định của pháp luật áp dụng tại nơi giao trả hàng thì hàng hóa phải được giao, như vậy “hàng hóa” là bất cứ tài sản nào (trừ bất động sản) kể cả container, cao bản hoặc các công cụ vận chuyển, đóng gói tương tự khác mà không do người kinh doanh vận tải đa phương thức cung cấp“văn bản” là một trong các hình thức sau: điện tín, telex, fax hoặc bất cứ hình thức nào khác được in ấn, ghi lại “ký hậu” là việc xác nhận của người nhận hàng hoặc của người được quyền xác nhận sau khi đưa ra chỉ dẫn trên chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được để chuyển giao hàng hóa nêu trong chứng từ đó cho người được xác định “Quyền rút vốn đặc biệt” (SDR) là đơn vị tính toán do Quỹ Tiền
Tệ quốc tế quy định Tỷ giá của SDR đối với đồng Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên cơ sở tỷ giá hối đoái mà Quỹ tiền tệ quốc tế tính toán và công bố hàng ngày “Ấn tỳ” là những khuyết tật của hàng hóa, nếu chỉ kiểm tra bên ngoài hàng hóa một cách thông thường thì không thể phát hiện được “Trường hợp bất khả kháng” là những trường hợp xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
“Hợp đồng vận chuyển đơn thức” là hợp đồng vận chuyển riêng biệt được giao kết giữa người kinh doanh vận tải đa phương thức và người vận chuyển cho một chặng cụ thể và chỉ sử dụng một phương thức vận tải để vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu của người kinh doanh vận tải đa phương thức.
1.1.2 Các phương thức vận tải trong vận tải đa phương thức
-Mô hình vận tải đường biển – vận tải hàng không (Sea –Air): Kết hợp tính kinh tế với tính tốc độ, phù hợp hàng hóa giá trị cao như đồ điện tử và những hàng hóa có tính thời vụ cao như quần áo, đồ chơi, giày dép Hàng hóa sau khi được vận chuyển bằng đường biển tới cảng chuyển tải tới người nhận ở sâu trong đất liền một cách nhanh chóng nếu vận tải bằng phương tiện vận tải khác thì sẽ không đảm bảo được tính thời vụ hoặc làm giảm giá trị của hàng hóa, do đó vận tải hàng không là thích hợp nhất.
-Mô hình vận tải bộ – vận tải hàng không (Road- Air): Đây là sự kết hợp giữa tính linh hoạt cơ động với tốc độ Người ta sử dụng ô tô để tập trung hàng về các cảng hàng không hoặc từ các cảng hàng không chở đến nơi giao hàng ở các địa điểm khác Hoạt động của vận tải ô tô thực hiện ở đoạn đầu và đoạn cuối của quá trình vận tải theo cách thức này có tính linh hoạt cao, đáp ứng cho việc thu gom, tập trung hàng về đầu mối là sân bay phục vụ cho các tuyến bay đường dài.
-Mô hình vận tải đường sắt – vận tải bộ (Rail- Road): Đây là sự kết hợp giữa tính an toàn và tốc độ của vận tải đường sắt với tính cơ động của vận tải ô tô đang được sử dụng nhiều ở Châu Mỹ và Châu Âu Theo phương pháp này người ta đóng gói hàng trong các trailer được kéo đến nhà ga bằng các xe kéo gọi là tractor Tại ga các trailer được kéo lên các toa xe và chở đến ga đến Khi đến đích người ta lại sử dụng các tractor để kéo các trailer xuống và chở đến địa điểm giao hàng cho người nhận.
Cơ sở pháp lí của vận tải đa phương thức
thức 1.2.1.Các quy định, luật pháp tại Việt
Tại Việt nam, những vấn đề liên quan đến vận tải đa phương thức được quy định trong một số văn bản pháp luật sau:
Nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức; Nghị định số 89/2011/NĐ- CP sửa đổi bổ sung Nghị định 87/2009/NĐ-CP Nghị định số 144/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các nghị định liên quan đến VTĐPT.
Thông tư 45/2011/TT-BTC - Quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận tải đa phương thức quốc tế; Công văn 3038/TCHQ-GSQL - thực hiện Thông tư 45/2011/TT-BTC; Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 – Mục 4 - quy định về Hợp đồng vận tải đa phương thức Ngoài ra, vận tải đa phương thức còn được quy định trong các bộ luật chuyên ngành trong các lĩnh vực hoạt động như đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng không.
Ngoài ra vận tải đa phương thức còn được căn cứ theo các bộ luật như sau: -Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14/6/2005.
-Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008
-Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29/6/2006
-Căn cứ Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 15/6/2004
-Căn cứ Luật đường sắt ngày 14/6/2005
-Căn cứ Luật Hải quan
1.2.2 Những quy định luật pháp quốc tế
Việc chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế cũng phải được thực hiện trên cơ sở những quy định pháp luật quốc tế Quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ trong vận tải đa phương thức hiện nay bao gồm:
Công ước của Liên Hợp Quốc về vận chuyển hàng hóa bằng vận tải đa phương thức(1980) Công ước này được thông qua tại hội nghị của LHQ ngày 24/5/1980 tại Geneva gồm 84 nước tham gia Cho đến nay, công ước này vẫn chưa có hiệu lực do chưa đủ số lượng nước cần thiết phê chuẩn.
Bản nguyên tắc về chứng từ vận tải đa phương thức do ICC kết hợp với Ủy ban thương mại và phát triển của Liên Hợp Quốc
Quy tắc UNCTAD và ICC về chứng từ vận tải đa phương thức, số phát hành 48, đã có hiệu lực từ 1/1/1992 Bản quy tắc là một quy phạm pháp luật tùy ý, không có tính bắt buộc.
Các văn bản pháp lí trên quy định những vấn đề cơ bản như: định nghĩa về vận tải đa phương thức, người kinh doanh trong vận tải đa phương thức, người chuyên chở, người gửi hàng, người nhận hàng, chứng từ vận chuyển đa phương thức, trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức đối với hàng hóa, khiếu nại,…
1.2.3 Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức
Doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam mới được kinh doanh vận tải đa phương thức và phải đáp ứng điều kiện sau:
Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức
Có hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức.
Người kinh doanh các phương thức vận tải tham gia vào hoạt động vận tải đa phương thức nội địa phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật tương đương với mỗi phương thức vận tải.
Công ty, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
-Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương hoặc có phương án tài chính thay thế theo quy định của pháp luật;
-Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.
Công ty của các quốc gia là thành viên Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức hoặc là công ty của quốc gia đã ký điều ước quốc tế với Việt Nam về vận tải đa phương thức chỉ được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế sau khi có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế của Việt Nam trên cơ sở đáp ứng đủ các điều kiện sau:
-Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thực quốc tế hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp;
-Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.
Công ty, hợp tác xã, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế tại BộGiao thông vận tải Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế có giá trị 05 năm kể từ ngày cấp.
1.2.4 Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa
Doanh nghiệp, hợp tác xã Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam mới được kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa và phải đáp ứng điều kiện sau:
Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức
Có hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức.
Người kinh doanh các phương thức vận tải tham gia vào hoạt động vận tải đa phương thức nội địa phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật tương đương với mỗi phương thức vận tải.
1.2.5 Điều kiện kinh doanh vận tải bằng đường bộ Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ.
Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật
Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải
ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
Đặc điểm địa lý, thế mạnh về vận tải đa phương thức của vùng Đông
Bộ (Việt Nam), vùng Kanto (Nhật Bản) và các điểm chuyển tiếp
2.1.1 Đặc điểm địa lý, thế mạnh về vận tải đa phương thức của vùng Đông Nam Bộ
Vùng Đông Nam bộ có 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh.
+ Phía Tây và Tây Bắc giáp với Campuchia
+ Phía Nam – Tây Nam giáp với Đồng bằng sông Cửu Long
+ Phía Đông – Đông Nam giáp với biển Đông
+ Phía Bắc và Đông Bắc giáp với Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ
- Có diện tích 23,6 nghìn km2, bao gồm các tỉnh: TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Dân số ở đây khá đông (17.828.907 người vào năm 2019), mật độ đân số cao (706 người/km2) với tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước.
- Đông Nam Bộ là khu vực có nền kinh tế phát triển nhất Việt Nam, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hằng năm, tỉ lệ đô thị hóa đạt 62.8%
- Sông ngòi: Vùng có các sông lớn như hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Vải, … Sông Sài Gòn và sông Thị Vải là nơi tập trung nhiều cảng chính của khu vực như cảng Sài Gòn, cảng Cái Mép, cảng Thị Vải Sông Bé và sông Đồng Nai có trữ lượng thủy năng dồi dào.
- Bờ biển: bờ biển khu vực thuộc các tỉnh TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Có đường bờ biển dài Nằm gần đường hàng hải quốc tế nên rất thuận lợi cho giao thông vận tải đường biển Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông thuận lợi xây dựng các cảng biển tạo ra đầu mối liên hệ kinh tế thương mại với các nước trong khu vực và quốc tế.
- Kinh tế: đây là vùng có kinh tế phát triển nhất Việt Nam, dẫn đầu cả nước về xuất khẩu, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, GDP cũng như nhiều yếu tố kinh tế - xã hội khác Cơ cấu sản xuất cân đối, bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm Có rất nhiều khu công nghiệp về hàng dệt may Hàng dệt may được xem là thế mạnh của vùng.
2.1.1.2 Đặc điểm các loại hình giao thông vận tải ở vùng Đông Nam
Bộ 2.1.1.2.1.Bà Rịa – Vũng Tàu
Vận tải bằng đường thủy:
- Năm 2020, Tỉnh đã đưa vào hoạt động 36 tuyến, luồng đường thủy nội địa với tổng chiều dài 324 km, phân bố trong đất liền và huyện đảo Côn Đảo Tỉnh có
71 cảng, bến thủy nội địa phục vụ vận tải hàng hóa, hành khách, hậu cần nghề cá,
…Bao gồm kết nối cụm cảng Cái Mép - Thị Vải với khu vực Tp Hồ Chí Minh thông qua tuyến luồng Gò Gia - Đồng Tranh.
- Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
- Gồm 3 con sông lớn: sông Thị Vải, sông Dinh và sông Ray.
- Lòng sông rộng với độ sâu lớn mang đến ý nghĩa lớn cho việc phát triển hệ thống giao thông đường thủy và vận tải biển:
- Sông Ray: Con sông này sẽ bắt nguồn từ khu vực núi Chứa Chan thuộc vào huyện Xuân Lộc của tỉnh Đồng Nai với đoạn đầu sông chảy trên địa phận của tỉnh Đồng nai và sau đó sẽ chay qua huyện Xuyên Mộc theo hướng Bắc Nam rồi đổ ra biển Phần Sông Ray này sẽ chảy qua vùng dự án với tổng chiều dài là 40km và có diện tích lưu vực là 582 km 2
- Sông Dinh: Đây là con sông bắt nguồn từ vùng núi giáp ranh giữa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với tỉnh Đồng Nai Phần đoạn thượng của nguồn sông sẽ chảy qua huyện Châu Đức và sau đó chảy qua huyện Tân Thành và thị xã Bà Rịa thuộc hướng Bắc Nam rồi đổ ra biển.
- Sông Thị Vải: Bắt nguồn từ vùng đồi núi thuộc địa phận huyện Long Thành của tỉnh Đồng Nai Nguồn sông được tạo thành bởi các suối chính đó là suối Bưng Môn, suối Quan Thu, suối Cả và suối Đá Vàng thuộc vào huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai và những suối nhỏ khác Dòng chính sông dài tầm 42km, chiều rộng từ 300 – 800m và sâu từ 5 – 20m Sông chảy theo hướng Bắc – Nam rồi đổ ra biển thuộc vịnh Gành Rái Vịnh Giành Rái rộng khoảng 50 km2 và có thể sử dụng để xây dựng một hệ thống cảng hàng hải Đáy vụng tương đối nông nên tàu lớn không dễ ra vào được, để cho thương thuyền lớn lên được Sài Gòn trên luồng hàng hải Sài Gòn – Vũng Tàu, lòng vũng được nạo vét để giữ tấm sâu 8,5 mét trở lên Luồng hàng hải qua vịnh Cảnh Rái rộng 400 mét, có cắm phao để thuyền bè nhận diện khi lưu thông.
Vận tải bằng đường bộ:
- Các tuyến Quốc lộ 51, 55, 56 qua địa bàn tỉnh được đầu tư nâng cấp Các tuyến giao thông kết nối nội vùng như: Đường vào Khu công nghiệp dầu khí LongSơn, đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải, đường 991B, đường Phước Hòa – CáiMép được đầu tư để kết nối đồng bộ hành lang tuyến kinh tế ven biển Từ đó,thu hút đầu tư, phát triển khu công nghiệp, cảng biển, cảng thủy nội địa và trung tâm logistics của tỉnh.
- Các tuyến đường: Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Cầu Phước An kết nối hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành và khu vực Tây Nam Bộ, đường vành đai 4 Tp Hồ Chí Minh với đường cao tốc Bến Lức - Long Thành và đường khu vực Bãi Sau Hoàn thành các tuyến giao thông nội vùng: Đường 991B, đường Phước Hòa – Cái Mép, tuyến Quốc lộ 56 – đoạn tránh thành phố Bà Rịa, Tỉnh lộ 328, Tỉnh lộ 329, đường 765, đường Mỹ Xuân – Ngãi Giao – Hòa Bình, đường Long Sơn - Cái Mép kết nối từ đường vào Khu công nghiệp hóa dầu Long Sơn với đường 991B; đường sau cảng Mỹ Xuân
- Thị Vải kết nối đường liên cảng Thị Vải - Cái Mép; đường trục chính Bà Rịa - Vũng Tàu; đường kết nối từ đường Hội Bài – Phước Tân vào Khu công nghiệp Đá Bạc, nâng cấp Tỉnh lộ 44B huyện Đất Đỏ, Tỉnh lộ 997, Đường quy hoạch
991, Tỉnh lộ 994, đường Bà Rịa - Châu Pha
Vận tải bằng đường hàng không:
Sân bay Vũng Tàu, chỉ dùng để chở hàng hóa.
Tuyến đường sắt kết nối từ các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước qua Bình Dương, Đồng Nai vào tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu; Dĩ An – Tân Mai – Thị Vải, …
Tóm lại, vị trí Vũng Tàu rất đặc biệt và có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh Đây là cửa ngõ hướng ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, cũng là vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc vùng Đô thị Thành Phố Hồ Chí Minh Vị trí này cho phép tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác dầu khí trên biển, khai thác cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tấm biển Ở vị trí này, Bà Rịa - Vũng Tàu có điều kiện phát triển tất cả các tuyến giao thông đường bộ, đường không, đường thủy, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển đi các nơi trong nước và thế giới.
Bình Dương là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế – văn hóa của cả nước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á
… cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 km – 15 km… thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội toàn diện.
Bình Dương nằm giữa ba con sông lớn, nhất là sông Sài Gòn Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Các tuyến đường thủy nội địa trên các sông Sài Gòn, Đồng Nai và Thị Tính: Sông Thị Tính - Khu vực Mỹ Phước.
Danh sách cảng tại Bình Dương
- Cảng Bình Dương có diện tích 7,3 ha, tiếp nhận phương tiện thủy đến 5.000 tấn.
- Cảng Thạnh Phước có diện tích 53 ha, tiếp nhận phương tiện thủy đến 2.000 tấn.
- Cảng Thường Tân có diện tích 15 ha, tiếp nhận phương tiện thủy đến 2.000 tấn.
- Cụm cảng Thái Hòa có diện tích 15 ha: Nằm trên sông Đồng Nai, tại Thái Hòa, Tân Uyên, tiếp nhận phương tiện thủy đến 2.000 tấn.
- Cảng An Sơn có diện tích 50 ha, tiếp nhận phương tiện thủy đến 1.000 tấn.
- Cảng Rạch Bắp: Nằm trên sông Sài Gòn, tại An Tây, Bến Cát, tiếp nhận phương tiện thủy đến 1.000 tấn.
- Cảng An Tây có diện tích 30 ha: Nằm trên sông Sài Gòn, gần đường vành đai
4, tiếp nhận phương tiện thủy đến 1.000 tấn.
- Cảng Bến Súc có diện tích 30 ha: Nằm trên sông Sài Gòn, gần cầu Bến Súc, Dầu Tiếng, tiếp nhận phương tiện thủy đến 1.000 tấn.
Đánh giá vận chuyển vận tải đa phương thức giữa Việt Nam-Nhật Bản
2.2.1.1 Quy trình vận chuyển hàng hóa
Cách 1: Hàng hoá được vận chuyển đường bộ đến cảng Cát Lái, sau đó vận chuyển đường biển đến các cảng Hongkong đi đến cảng Yokohama (Nhật Bản) từ cảng Yokohama vận chuyển đường bộ đến kho nhập khẩu.
Cách 2: Hàng hoá được vận chuyển đường bộ đến cảng Cát Lái, sau đó vận chuyển đường biển đến cảng Singapore lên tàu Singapore sang cảng Yokohama (Nhật Bản)
2.2.1.2 Ưu và Nhược điểm của vận chuyển kết hợp Road-Sea
-Tính linh hoạt: kết hợp tính linh động mọi địa hình của vận tải đường bộ trong quá trình vận tải hàng hoá cộng với việc không phụ thuộc vào giờ giấc và không có quy định thời gian cụ thể nào mà chỉ cần các bên tự thống nhất về thời gian với việc vận chuyển tuyến đường biển thoải mái, thông thoáng với khối lượng hàng hoá và kích thước lớn.
-Chi phí: cả 2 phương thức đều có chi phí khá rẻ, có thể lựa chọn được tiện, số lượng hàng hoá hay tuyến đường theo yêu cầu.
-Địa điểm chuyển đổi phương thức: ở các thành phố lớn như Tp Hồ Chí Minh, Yokohama đều có ICD, những cảng để chuyển đổi container hàng hoá từ bộ sang biển và ngược lại.
- Lệ phí phát sinh: Vận chuyển đường dài thường phải nộp thêm các khoản phụ phí đường bộ: trạm thu phí, phí nhiên liệu, phí cầu đường…
-Sự cố trong quá trình vận chuyển: việc vận chuyển đường bộ chứa nhiều rủi ro như tai nạn giao thông, kẹt xe…, vận chuyển đường biển có thể gặp sự cố hư hỏng máy cũng như cướp biển… ảnh hưởng lớn đến hàng hoá và thời gian vận chuyển.
- Phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết: hoạt động trên đường bộ cũng như đường biển phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, hay có bão ở biển Đông cũng như động đất, sóng thần ở vùng biển Nhật Bản.
- Thời gian vận chuyển: tương đối chậm.
2.2.2 Vận tải đa phương thức Việt Nam-Nhật Bản theo tuyến Rail- Road 2.2.2.1.Quy trình vận chuyển hàng hóa
Cách 1: Vận tải hàng hóa đường bộ đến ga Sài Gòn, sau đó vận chuyển đường sắt từ ga Sài Gòn lên ga Hà Nội, tiếp theo vận chuyển đường bộ lên ga Đồng Đăng chuyển đổi ga tàu sang ga Trung Quốc vận chuyển qua nhà ga Yokohama, cuối cùng vận tải đường bộ đến nơi nhận hàng hoá.
2.2.2.2 Ưu và nhược điểm của vận chuyển kết hợp Rail-Road
- Tính linh hoạt: vận tải đường bộ thường dùng là xe tải là chủ yếu nên rất linh hoạt trong quá trình vận chuyển hàng hoá, dễ dàng vận chuyển đến các nhà ga tàu hoả để chuyển đổi hàng hoá trong vận tải đa phương thức Nếu như đường bộ không phụ thuộc vào giờ giấc và không có quy định thời gian cụ thể mà chỉ cần các bên tự thống nhất thời gian thì vận tải đường sắt luôn có một linh trình cố định cho các chuyến tàu.
- Chi phí: chi phí vận chuyển có giá ổn định trong thời gian dài, ít biến động. Khách hàng có thể chủ động trong việc phân bổ chi phí hợp lý đối với công việc kinh doanh.
-Quãng đường vận chuyển: vận chuyển đường bộ trong cự li ngắn và trung bình sau đó chuyển sau vận chuyển hàng hoá với cự li xa.
- Thời tiết: nếu như đường sắt ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết khí hậu thì vận tải đường bộ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết Mưa bão ảnh hưởng tới tốc độ cũng như thời gian vận chuyển.
- Độ an toàn: đường sắt có độ an toàn cao, đảm bảo hàng hoá không bị mất mát hư hỏng thì đường bộ có độ an toàn khá thấp dễ xảy ra tai nạn giao thông…
- Tốc độ vận chuyển: khá chậm, không phù hợp với hàng hóa cần vận chuyển nhanh
2.2.3 Vận tải đa phương thức Việt Nam-Nhật Bản theo tuyến Road- Air 2.2.3.1.Quy trình vận chuyển hàng hóa
Vận chuyển hàng hóa đường bộ đến các đại lý vận chuyển hàng hóa hàng không ở Tp Hồ Chí Minh, hàng hóa sẽ được các đại lý điều độ vận chuyển từ sân bay Tân Sơn Nhất sang sân bay Dubai ( quá cảnh) tiếp theo được vận chuyển hàng không đến sân bay Yokohama, sau đó vận chuyển hàng hoá từ đại lý bên Nhật về các kho nhận.
2.2.3.2 Ưu và nhược điểm của vận chuyển kết hợp Road-Air
- Tính linh hoạt: vận tải đường bộ thường dùng là xe tải là chủ yếu nên rất linh hoạt trong quá trình vận chuyển hàng hoá, dễ dàng vận chuyển đến các kho đại lý vận chuyển hàng không để chuyển đổi hàng hoá trong vận tải đa phương thức. Nếu như đường bộ không phụ thuộc vào giờ giấc và không có quy định thời gian cụ thể mà chỉ cần các bên tự thống nhất thời gian thì vận tải hàng không luôn có một linh trình cố định cho các chuyến bay.
- Tốc độ vận chuyển: tốc độ vận chuyển nhanh nhờ có phương thức vận tải hàng không, giúp tiết kiệm phần lớn thời gian.
- Thời tiết: cả 2 phương thức vận tải đều phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết Mưa bão khiến các phương tiện đường bộ vận chuyển khó khăn, máy bay không thể cất cánh hoặc hạ cánh có thể ảnh hưởng đến hàng hoá cũng như thời gian vận chuyển.
- Chi phí: chi phí vận chuyển cao
- Thủ tục: thủ tục để vận chuyển hàng không khá phức tạp, nhiều yêu cầu về hàng hoá.
- Khối lượng hàng hoá: thường hạn chế về khối lượng cũng như số lượng hàng hoá, không phù hợp với hàng hóa cồng kềnh, hàng hoá có giá trị thấp.
Tìm hiểu chung về mặt hàng dệt may
- Xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản: Dệt may dẫn đầu về kim ngạch Nhật Bản đang rộng mở nhập khẩu nhiều loại hàng hóa từ Việt Nam và dệt may là mặt hàng có nhiều lợi thế, cả về chất lượng, giá cả cũng như quan hệ đối tác lâu năm giữa các nhà sản xuất và nhập khẩu.
- Tuy nhiên, để giữ mức tăng ổn định tại thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải tạo dựng được thương hiệu của riêng mình bằng chất lượng tốt và thiết kế mới lạ.
Thị phần xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Nhật Bản
Là một trong những thị trường lớn của ngành dệt may Việt Nam, thị trường Nhật Bản còn rất nhiều tiềm năng để các DN Việt Nam khai thác mở rộng thị phần Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia để làm được điều này DN dệt may Việt Nam phải đáp ứng được rất nhiều tiêu chí khắt khe.
10 tháng đầu năm xuất khẩu dệt may sang Nhật Bản đạt gần 2,9 tỷ USD, chiếm 18,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang nước này, giảm 11% so với cùng kỳ 2019; tính riêng tháng 10/2020 đạt 307,5 triệu USD, tăng 7,3% so với tháng 9/2020 và giảm 5% so với tháng 10/2019.
Năm 2021, dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, như đứt gãy nguồn cung nguyên liệu, thu hẹp thị trường tiêu thụ, song với sự chủ động, linh hoạt trong phương thức sản xuất, kinh doanh, ngành Dệt may đã từng bước vượt qua khó khăn.
Sự phát triển của ngành dệt may ở Việt Nam
Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật tiên tiến, đội ngũ lao động có nhiều kinh nghiệm và tay nghề chuyên nghiệp ngày càng chiếm tỷ lệ lớn và sự ưu đãi từ các chính sách của nhà nước, ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hóa cho người dân sử dụng, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra các nước khác trên thị trường thế giới. Điểm mạnh của ngành dệt may Việt Nam là trang thiết bị của ngành may mặc đã được đổi mới và hiện đại hóa đến 90%.
Các sản phẩm đã có chất lượng ngày một tốt hơn và được nhiều thị trường khó tính như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản chấp nhận.
Song song đó, các doanh nghiệp dệt may đã ra sức xây dựng thành công được các mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều nhà nhập khẩu, nhiều tập đoàn tiêu thụ lớn trên thế giới.
Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng được bạn hàng đánh giá là có lợi thế về chi phí lao động, kỹ năng và tay nghề may tốt.
Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới cũng giúp tiếp cận thị trường tốt hơn cho hàng dệt may.
Việt Nam đang hướng đến sự phát triển bền vững thông qua việc phát triển cân bằng ở tất cả các thị trường; trong đó đặc biệt quan tâm đến quan hệ chính trị giữa các quốc gia.
Việt Nam và Nhật Bản có mối quan hệ rất tốt đẹp và đây cũng là thị trường đầu tiên của ngành dệt may Việt Nam ra thế giới khi còn chưa gia nhập WTO.
Sản phẩm dệt may xuất khẩu
Công ty Dệt Sài Gòn RITA - Công Ty TNHH Dệt Sài Gòn RITA Địa chỉ: 30/7 Đường Số 1, KP Ông Nhiêu, P Long Trường, Q.9, TP Hồ Chí Minh
Vải Sợi - Sản Xuất và Kinh Doanh | Vải Kate (Kate Mỹ, Silk, Caro, sọc,.) | Vải
Thun (Thun Cotton, Polyester, TC,.) | Vải Cotton | Vải Bố, Vải Canvas | Vải
Kaki - Sản Xuất và Cung Cấp Vải KaKi | Sợi - Sợi Polyester, Cotton, Nylon, PP,
| May Mặc - Các Công Ty May Mặc
Chất liệu: Vải Cotton twill
Vải twill phổ quát, bao gồm các sợi hỗn hợp, thường bị nhầm lẫn với vải tuýt len nguyên chất Đó là tất cả về tên phụ âm, vì thành phần của hai loại vải này là hoàn toàn khác nhau Các nguồn đáng tin cậy về nguồn gốc của Twill không có sẵn Theo Edward VIII trong cuốn sách của ông, tác giả cuốn sách Nhớ về Windsor, vào năm
1830, một tấm vải chéo từ Scotland đã được gửi đến thương gia Luân Đôn, ký hiệu là Tweels Do sơ suất, người Anh đã nhầm lẫn tên với Tweed, và trong một thời gian dài, vật liệu này đã được bán thành công dưới thương hiệu này.
Về thành phần, đó là len cừu 100%, được dệt theo cách thu hút sự chú ý của một kết cấu đặc biệt - xương cá hay còn gọi là chân quạ.
Với sự phát triển của công nghệ, sợi len được nối với sợi tơ và bông Điều này mở rộng đáng kể phạm vi sản xuất các mặt hàng twill Bây giờ chất liệu này không chỉ được sử dụng để may trang phục công sở cổ điển cho doanh nhân, mà còn cho áo khoác thời trang, túi xách, váy dạ hội sặc sỡ.
Thành phần của twill hiện đại là hỗn hợp của một số loại sợi Cơ sở có thể là sợi tổng hợp, bông hoặc len và lụa Tùy thuộc vào tỷ lệ, sự kết hợp và tính chất của chúng, vật liệu được chia thành các loại riêng biệt.
Nhà sản xuất lấy sợi tự nhiên xoắn làm cơ sở, thêm vào chúng các vật liệu tổng hợp theo tỷ lệ khác nhau:
Bông làm đôi với polyester;
65% polyester đến 35% cotton và ngược lại;
65% len cho 30% viscose cộng với 5% acrylic; len 75% và 25% lụa;
3% thu hút đến 97% len nguyên chất và như vậy.
Việc bổ sung acrylic và polyester làm tăng độ bền của vải và giảm trọng lượng của nó, tạo độ đàn hồi và ngăn ngừa co rút.
Vải twill có nhiều đặc điểm nổi bật như:
Độ bền và chống mài mòn, nổi bật thuận lợi so với satin.
Mềm mại Cảm giác xúc giác khi chạm vào vật chất là dễ chịu, và bản thân các sản phẩm thoải mái khi mặc.
Sự dễ dàng của treo.
Thở tốt Chất lượng này là quan trọng cho giường và những thứ mặc được.
Chống bụi Tất cả bụi bẩn vẫn còn ở phía trước.
Không dễ bị biến dạng, nhăn, kéo dài và co rút.
Chịu được ánh sáng mặt trời.
Dễ dàng giặt, sấy, ủi Đánh giá bởi phần lớn các đánh giá và chỉ số chất lượng, twill có rất ít điểm trừ Điều đáng chú ý là:
Tổng hợp trong thành phần của vải có thể chống chỉ định trong dị ứng;
Giá thành loại vải cotton cao với độ co giãn không đủ.
Quy cách đóng gói, số lượng
- Lô hàng được đóng theo kiện, mỗi kiện có kích thước (dài x rộng x cao) 1.4m x 1.5m x 1.4m.
- Trọng lượng mỗi kiện là 180 kg.
Sử dụng container 40’ để đóng hàng:
Trọng tải tối đa của container 40’: 27.000 kg.
Kích thước lọt lòng của container 40’ (dài x rộng x cao): 12.032m x 2.352m x
- Theo trọng lượng, số kiện hàng tối đa có thể đóng trong một container 40’ 27.000/180= 15 kiện/ cont 40’.
- Theo kích thước, số kiện hàng tối đa có thể đóng trong một container 40’ Dài: 12.032/1.4 = 8 kiện
Lô hàng vải may mặc được đóng gói theo kiện, tổng có 40 kiện hàng, đóng gói hàng bằng container 40’, mỗi container chứa được 8 kiện hàng Để vận chuyển được 40 kiện hàng ta cần 5 container 40’Tổ chức và xây dựng tuyến đường vận tải đa phương thức giữa Việt Nam và Nhật Bản.
2.3.1 Vận chuyển mặt hàng vải cotton từ Kho quận 9 - Cảng Cát Lái- Hong Kong - Yokohama
2.4.1.1 Chặng 1: Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ kho quận 9 đến cảng Cát Lái bằng đường bộ
Chi phí dự kiến vận chuyển bằng containerlà: 100 - 110 USD.
Khoảng cách giữa kho quận 9 đến cảng Cát Lái: 8,8 km.
-Nguyên nhân lựa chọn cảng Cát Lái:
Có khả năng đáp ứng cao:
RỦI RO VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHI VẬN TẢI BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
3.1 Rủi ro trong vận tải bằng đường biển
Yếu tố quyết định cho tuyến đường vận tải trên biển diễn ra suôn sẻ và thuận lợi là thời tiết Các hiện tượng tự nhiên như bão, sóng lớn, biển động thường gây ra tình trạng lật, nghiêng tàu, nghiêm trọng hơn là làm gãy thân tàu khiến hàng hóa bị rò rỉ, vỡ nát khi đè lên nhau Khi di chuyển trên biển, nếu sét đánh trúng sẽ khiến hàng hóa bị bốc cháy, hư hại làm thất thoát số tiền lớn hay vỏ trái đất bị biến dạng, thay đổi mạnh, nơi dâng cao chỗ hạ thấp gây ra chấn động lớn, gây ra hiện tượng sóng thần, hàng hóa bị mất mát.
Các tai nạn như mắc cạn, chìm đắm, cháy nổ hay đâm va đều gây tổn thương đến con tàu và hàng hóa bị rò rỉ, mất mát Khi đáy tàu chạm đất, chướng ngại vật làm tàu không thể di tải được gọi là mắc cạn Chìm đắm khiến toàn bộ phần nổi của con tàu cùng hàng hóa nằm dưới nước Trường hợp tàu hay phương tiện khác va vào nhau hoặc đâm vật thể (cố định, tải động, nổi) làm hàng hóa trên tàu bị xô lệch, xếp chồng lên nhau.
Con người cũng chính là nguyên nhân gây ra rủi ro cho hàng hóa khi vận tải trên biển, chẳng hạn như mất cắp, mất trộm, thiếu hụt hay không giao hàng do hành động phi pháp của thuyền trưởng và thuyền viên.
Hàng hóa đến muộn so với thời gian quy định
Một trong những rủi ro khi vận chuyển hàng hóa mà chúng ta thường gặp phải là hàng hóa tới muộn hơn so với thời gian quy định bên trong hợp đồng, trường hợp này không hiếm gặp, đặc biệt là khi chuyển phát quốc tế.
Tuy nhiên trong quá trình vận chuyển thường gặp nhiều sự cố dẫn tới tình trạng này, trong đó có thể do yếu tố thời tiết ảnh hưởng, các sự cố về giao thông hoặc hư hỏng hay một vài nguyên nhân nào đó gây ra, những nguyên nhân này rất khó tránh khỏi nên thường được khách hàng thông cảm hơn.
Ngoài ra cũng có thể do một số nguyên nhân khác khiến công ty vận chuyển kéo dài thời gian giao hàng như hàng hóa hư hỏng do quá trình vận chuyển , lúc này đơn vị vận chuyển sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trong những trường hợp này.
Hàng hóa xảy ra sự cố
Trong đó cũng có không ít nguyên nhân có thể khiến cho hàng hóa của khách hàng bị hư hỏng, trầy xước, rơi vỡ hay thất lạc…
Hầu hết những lỗi này đều do đơn vị vận chuyển chịu trách nhiệm với khách hàng và đơn hàng của mình, vì vậy khi chọn đơn vị vận tải quốc tế tốt nhất khách hàng nên tìm những đơn vị chuyên nghiệp và uy tín để tránh tình trạng này xuất hiện.
Dịch vụ chuyển hàng kém chất lượng
Thường khách hàng nếu chọn dùng những đơn vị chuyển hàng kém chất lượng rất có thể rất tới thiệt hại về hàng hóa hoặc dịch vụ không được chuyển phát theo như mong muốn, trong đó dịch vụ kém chất lượng thể hiện rõ ở nhân viên không tôn trọng hoặc không nhiệt tình với khách hàng, hàng hóa được bàn giao chậm trễ, khâu liên hệ với khách hàng kém, xảy ra tình trạng hàng hóa bị mất hoặc bị hư hỏng,…
Giảm thiểu các lô hàng gồm các container chưa được chất đầy bằng cách tập hợp các sản phẩm đến từ cùng một khu vực lại với nhau Vận chuyển một container duy nhất sẽ ít tốn kém hơn, còn nếu không thể hợp nhất hàng hóa vào một thùng thì hãy biến chúng thành các lô hàng lớn hơn để giảm chi phí.
So sánh giá của các mô hình vận tải khác nhau
Tìm ra cách tối ưu để vận chuyển sản phẩm với chi phí thấp nhất mà vẫn đáp ứng được các mức độ dịch vụ với khách hàng Đôi khi doanh nghiệp cần cân nhắc so sánh lợi ích giữa các loại hình vận chuyển đường bộ, đường hàng không hay đường biển, Đảm bảo cung cấp chính xác thông tin lô hàng
Bất kì sự thiếu nhất quán nào về địa chỉ, mã đơn hàng, số lượng hàng hóa, trọng lượng, kích thước hay mã SKU đều có thể khiến lô hàng của bạn bị Hải quan giữ lại.
Cung cấp đúng hồ sơ Để tránh các khoản tiền phạt, doanh nghiệp cần cung cấp hồ sơ hợp lệ của các mặt hàng xuất nhập khẩu nhằm đáp ứng các yêu cầu về quy định Hải quan đang tăng cường thực thi các quy định và nếu họ phát hiện bất kỳ sự thiếu nhất quán nào thì lô hàng đó có thể bị giữ lại hoặc doanh nghiệp sẽ bị phạt.
Tiến hành kiểm toán trên mọi đơn hàng
Rất nhiều hóa đơn vận chuyển hàng hóa bị lỗ do đó rất nhiều doanh nghiệp không kiểm toán, doanh nghiệp có thể mất tiền Đôi khi hãng vận tải quên thu phụ phí và quay lại thanh toán sau.
Cung cấp thông tin về khối lượng và thời vụ trước để tránh chi phí phát sinh không cần vào phút chót Lượng phân bố hợp lí đặc biệt quan trọng đối với các chủ hàng có thời vụ cao và khối lượng vận chuyển lớn. Đánh giá lại hãng tàu
Trong thị trương vận tải biển nhiều biến động, doanh nghiệp nên đánh giá lại cơ sở dữ liệu để mở rộng mạng lưới hãng tàu của mình với nhiều nhà cung cấp chất lượng khác.
Sử dụng giải pháp quản lý bill tự động
Một giải phá tự động sẽ giúp tiết kiệm thời gian và cung cấp mức giá tốt nhất cho doanh nghiệp
Cập nhật các giá trị dự báo