TỔNG QUAN VỀ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
Khái quát về vận tải đa phương thức
Vận tải đa phương thức (Multimodal transport) quốc tế hay còn gọi là vận tải liên hợp (Conbined transport) là phương thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trở lên, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ một điểm ở một nước tới một điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng.
2 Lịch sử phát triển của vận tải đa phương thức
Người đầu tiên có ý đồ kết hợp hai phương thức vận tải với nhau là một công ty vận tải biển của Mỹ có tên là “Sea Train” Năm 2018, sau khi sắm được một tàu kiểu container của anh, Sea Train đã xếp nguyên cả các toa xe lửa lên tàu biển tại cảng đi để chở đến cảng đến Sau đó là Sealand Service Inc hoàn thiện Sau lần thử nghiệm đầu tiên vào năm 1956 với việc chuyên chở các xe rơ-mooc (trailers) trên boong tàu dầu, các kỹ sư của Sealand Service đã quyết định để bộ phận bánh xe của các trailer lại lên bờ và chỉ vận chuyển các thùng (giống như container).Sealand là công ty đầu tiên thấy được hiệu quả của việc kết hợp hai hay nhiều phương thức vận tải để tạo thành một hệ thống vận tải từ điểm đi tới điểm đến mà không nhấn mạnh bất kì một chặng vận tải nào Vận tải đa phương thức không chỉ đơn thuần là sự kết hợp của hai hay nhiều phương thức vận tải mà việc kết hợp đó phải trở thành một hệ thống trong đó có sự tham gia của các phương thức vận tải,những người tham gia phải hoạt động một cách nhịp nhàng để đưa hàng hóa từ nơi gửi đến nơi nhận hàng một cách nhanh nhất, an toàn nhất, hiệu quả nhất Đây là một phương pháp vận tải mới với sự tham gia của nhiều phương thức vận tải nhưng do một người điều hành duy nhất chịu trách nhiệm, trên cơ sở vận tải và thông tin cũng như hệ thống luật lệ và thủ tục hoàn thiện.
Vận tải đa phương thức ra đời là do: nhu cầu hoàn thiện hệ thống phân phối vật chất của các nhà máy, xí nghiệp,…
Trong 4 yếu tố của hệ thống phân phối vật chất thì vận tải là khâu quan trọng nhất Chi phí vận tải thường chiếm tới 1/3 tổng chi phí logistics Muốn giảm chi phí của quá trình này phải giảm chi phí vận tải, bao gồm nhiều chặng khác nhau từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ ở các nước khác nhau Một phương pháp vận tải có thể đáp ứng được yêu cầu trên là vận tải đa phương thức.
3 Ðặc điểm của vận tải đa phương thức quốc tế
Vận tải đa phương thức quốc tế dựa trên một hợp đồng đơn nhất và được thể hiện trên một chứng từ đơn nhất (Multimodal transport document) hoặc một vận đơn vận tải đa phương thức (Multimodal transport Bill of Lading) hay vận đơn vận tải liên hợp (Combined transport Bill of Lading)
Người kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Operator - MTO) hành động như người chủ ủy thác chứ không phải như đại lý của người gửi hàng hay đại lý của ngưòi chuyên chở tham gia vào vận tải đa phương thức Người kinh doanh vận tải đa phương thức là người phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong một quá trình vận chuyển từ khi nhận hàng để chuyên chở cho tới khi giao xong hàng cho người nhận kể cả việc chậm giao hàng ở nơi đến Như vậy, MTO chịu trách nhiệm đối với hàng hóa theo một chế độ trách nhiệm (Rigime of Liability) nhất định Chế độ trách nhiệm của MTO có thể là chế độ trách nhiệm thống nhất (Uniform Liabilitty System) hoặc chế độ trách nhiệm từng chặng (Network Liability System) tùy theo sự thoả thuận của hai bên.
Trong vận tải đa phương thức quốc tế, nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng thường ở những nước khác nhau và hàng hóa thường được vận chuyển bằng những dụng cụ vận tải như container, palet, trailer
4 Nhu cầu khai thác vận tải đa phương thức
Vận tải đa phương thức ngày càng phát triển và được khai thác nhiều hơn vì những lý do:
- Tăng tính hiệu quả về mặt chi phí cho hoạt động vận chuyển hàng hóa.
- Kết hợp sử dụng nhiều phương tiện vận tải khác nhau, có nhiều mức độ thân thiện với môi trường khác nhau thay vì sử dụng duy nhất một loại phương tiện nào đó có thể tác động tiêu cực đáng kể đến môi trường tự nhiên (ví dụ: xe tải đời cũ).
- Việc đẩy mạnh các hoạt động thương mại quốc tế thúc đẩy giải quyết vấn đề quá tải trọng đối với một số phương thức vận tải, thông qua việc điều chỉnh cân đối tỷ trọng vận tải giữa các phương thức vận tải.
- Tiêu chuẩn hóa quy trình vận chuyển hàng hóa bằng container, trailer, pallet,… nhằm tận dụng lợi thế về quy mô của các đơn vị vận tải.
- Toàn cầu hóa thương mại và sản xuất phục vụ cho chuỗi cung ứng toàn cầu.
5 Lợi ích của vận tải đa phương thức
Hình thức vận tải này đang có những đóng góp quan trọng vào hoạt động thương mại quốc tế cũng như nền kinh tế quốc dân Các giá trị cốt lõi vận tải đa phương thức mang lại có thể kể đến như:
- Giảm chi phí logistics & Just in time, từ đó giúp giảm giá thành hàng hóa và chi phí sản xuất.
- Mở rộng mạng lưới vận tải và có hiệu quả kinh tế cao: do khi phối hợp các phương thức vận tải có khả năng chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn, hàng siêu trường, siêu trọng.
- Tăng khả năng cạnh tranh về giá thành và chất lượng hàng hóa.
- Giúp các doanh nghiệp sản xuất và thương mại tiếp cận nhanh chóng với thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế thông qua mạng lưới vận tải lớn và có tính liên kết cao.
- Thắt chặt quan hệ hợp tác giữa chính phủ và doanh nghiệp và giảm thiểu những chứng từ không cần thiết cho quá trình vận chuyển hàng.
6 Các hình thức vận tải đa phương thức trên thế giới
6.1 Mô hình vận tải đường biển - vận tải hàng không (Sea/air) Đây là mô hình vận tải đa phương thức có sự kết hợp giữa vận tải hàng không và vận tải biển tạo nên quá trình vận chuyển nhanh hơn, rẻ hơn.
Với sự kết hợp hoàn hảo giữa tính ưu việt về tốc độ của vận tải hàng không và tính kinh tế của vận tải biển giúp các doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí vận chuyển, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh Mô hình này được cho là rẻ hơn đường hàng không và nhanh hơn đường biển.
Hàng hóa sau khi được vận chuyển bằng đường biển đến các cảng chuyển tải để chuyển đến người nhận ở sâu trong đất liền một cách nhanh chóng, nếu vận chuyển bằng phương tiện khác sẽ không đảm bảo được tính thời vụ hoặc làm giảm giá trị của hàng hóa, do đó vận tải hàng không là giải pháp tốt nhất.Vì vậy, phương thức này chuyên vận chuyển những loại hàng hóa có giá trị cao như linh kiện điện tử, máy ảnh,… và các loại hàng hóa có tính thời vụ như quần áo, đồ chơi trẻ em, giày dép,… và hàng hóa thường được vận chuyển từ vùng Viễn Đông sang Châu Âu. 6.2 Mô hình vận tải đường biển – vận tải đường ống (Sea- pipeline)
Mô hình này là sự kết hợp giữa tính kinh tế của vận tải biển và sự ưu việt vận chuyển hiệu quả của chất lỏng và khí, giá thành vận chuyển rẻ, tốn ít mặt bằng xây dựng Các chất lỏng và khí sau khi được vận chuyển bằng đường biển tới cảng sẽ được vận chuyển sâu vào trong đất liền Nếu vận chuyển bằng phương tiện vận tải khác thì sẽ không bảo đảm được tính đúng giờ, sự an toàn mà vận tải đường ống mang lại.
Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông phục vụ
1 Các phương thức vận tải trong vận tải đa phương thức
1.1 Vận tải container trong vận tải đa phương thức
Có thể nói việc ra đời của vận tải container là một cuộc cách mạng trong vận tải quốc tế, là chiếc cầu nối để kết nối các phương thức vận tải thành một quần thể thống nhất phục vụ cho việc vận chuyển hàng hoá trong container Quá trình vận chuyển hàng hoá từ kho người gửi hàng đến kho cảng xuất hàng sau đó vận chuyển đến ga cảng nhận và đến kho người nhận hàng thường có sự tham gia của vận tải ôtô, đường sắt, đường sông, đường biển, hàng không.
Sự tham gia của các dạng vận tải trong quá trình vận chuyển hàng hoá bằng container tạo nên những mối quan hệ và tác động lẫn nhau giữa chúng, đặc biệt ở đầu mối vận tải (hàng hoá được chuyển từ dạng vận tải này sang dạng vận tải khác) Việc phối hợp chặt chẽ của các phương thức vận tải có một ý nghĩa quan trọng Ðể đạt hiệu quả kinh tế cao cũng như đáp ứng được yêu cầu của người gửi hàng, người nhận hàng trong quá trình vận chuyển container với sự tham gia của nhiều phương thức phải phối hợp sử dụng hợp lý các phương tiện kỹ thuật ở các điểm xếp dỡ, tổ chức hợp lý các luồng ôtô, toa tầu, đảm bảo hệ thống thông tin thông suốt để quản lý toàn bộ quá trình vận chuyển một cách thống nhất.
1.2 Vận tải đường bộ trong vận tải đa phương thức. Ðể đảm bảo an toàn và chất lượng trong vận chuyển hàng của hệ thống vận tải đa phương thức trên đường bộ, các tuyến đường phải đủ tiêu chuẩn kỹ thuật Tiêu chuẩn H.30 nghĩa là cầu đủ khả năng cho phép ôtô chở hàng có tải trọng 35 tấn. Tiêu chuẩn đường cấp 3 là mặt đường được trải nhựa hoặc bê tông nhựa có thể chịu được trọng tải của các loại xe từ 20 tấn trở xuống
Trên các tuyến đường bộ, để đảm bảo an toàn cho xe cộ đi lại khi chở hàng thì khoảng không từ mặt cầu, mặt đường tới vật cản thấp nhất (thanh ngang cầu chạy dưới đáy hầm cầu vượt đường bộ, cổng cầu hãm, các loại đường ống, máng dẫn nước) phải đủ tiêu chuẩn độ cao từ 4,5m trở lên Những tiêu chuẩn của cơ sở hạ tầng đường bộ còn phải chú ý đến cả bán kính cong và độ dốc của đường Ðối với các tuyến miền núi, bán kính cong tối thiểu phải đảm bảo là 25m, còn ở đồng bằng bán kính cong của đường phải đảm bảo tối thiểu là 130m, độ dốc khoảng 6-7%. Như vậy cơ sở hạ tầng của vận tải đường bộ phải đảm bảo những tiêu chuẩn quy định mới đem lại hiệu quả cho vận tải đa phương thức
1.3 Vận tải đường sắt trong vận tải đa phương thức
Cơ sở hạ tầng của vận tải đường sắt liên quan đến yêu cầu của vận tải đa phương thức là các công trình đường sắt như: đường ray, nhà ga, thiết bị, bãi chứa hàng Các tuyến đường sắt: thường xây dựng theo các khổ khác nhau: loại khổ hẹp 1m và loại khổ rộng 1,435 m Loại khổ đường nào cũng thích ứng được trong vận tải đa phương thức
Thiết bị vận chuyển là các toa xe đường sắt cần phải đảm bảo tiêu chuẩn tải trọng trục tối đa Sức chở của toa xe phụ thuộc vào trục của nó, mặt khác tác động tới nền đường cũng ảnh hưởng ở mức độ khác nhau tuỳ theo số lượng trục toa xe. Trong các đối tượng thuộc cơ sở hạ tầng của vận tải đường sắt còn có các ga phân loại và chứa hàng, các bãi chứa container đường sắt nội địa Các bãi chứa hàng cần phải trang bị đầy đủ phương tiện và bố trí khu vực chuyển tải thích hợp để khi xếp các container lên toa xe hoặc khi dỡ xuống nhanh chóng, thuận tiện với thời gian tối thiểu Toàn bộ diện tích bãi phải được tính toán đủ về sức chịu tải, xác định số container có thể chất được, phân chia bãi chứa container
Như vậy, trong vận tải đa phương thức thì những yêu cầu tiêu chuẩn hoá quan trọng nhất là sử dụng các toa xe chuyên dụng, các thiết bị phục vụ thích hợp trên các ga và bãi chứa hàng.
1.4 Vận tải biển trong vận tải đa phương thức
Cảng biển là một cầu nối giao thông, nơi tập trung, nơi giao lưu của tất cả các phương tiện vận tải: đường sắt, đường sông, đường bộ, đường biển và cả đường không Trong vận tải đa phương thức, các cảng biển, đặc biệt là các bến container giữ vai trò quan trọng Từ các bến container, hàng được chuyển từ phương tiện vận tải biển sang các phương tiện khác hoặc lưu lại Các bến cảng container khác hẳn các bến khác ở chỗ: hàng lưu kho lưu bãi tại cảng rất ít mà chủ yếu được chuyển đi khỏi bến càng nhanh càng tốt, tới những trạm chứa container hoặc tới các cảng nội địa
2 Các cầu mối chuyển tiếp và thông tin trong vận tải đa phương thức 2.1 Cảng nội địa (Inland Clearance Deport - ICD)
Cảng nội địa được xem như là một yếu tố của cơ sở hạ tầng trong hệ thống vận tải đa phương thức Cảng nội địa được đặt ở một vị trí cách xa cảng biển, ở sâu trong đất liền, với chức năng:
- Làm thủ tục hải quan (các container khi nhập cảng được chuyển ngay tới cảng nội địa để làm thủ tục)
- Nơi chuyển tiếp các container sang các phương tiện khác, nơi để gom hàng lẻ vào container.
- Nơi để hoàn chỉnh thủ tục chờ xuất cảng
Với những chức năng đó, các cảng container nội địa cần được trang bị những thiết bị chuyên dùng phục vụ cho việc đóng và dỡ hàng khỏi container
Xây dựng bến container chuyên dụng đòi hỏi phải đảm bảo đúng yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ và tổ chức
Một trong những yêu cầu quan trọng để xây dựng bến container chuyên dụng là cần một diện tích đủ lớn để làm nơi hoạt động của các cần trục trên bờ, làm các bãi bảo quản container, làm đường đi lại cho các phương tiện đường sắt, ôtô, nơi đỗ của các xe nâng chuyển, nơi làm xưởng phục vụ, nơi làm nhà cửa của cơ quan quản lý và hành chính Tuỳ theo điều kiện thực tế về lưu lượng container cần thiết dỡ thông qua bến cảng, cũng như những điều kiện riêng của mỗi địa phương mà thiết kế diện tích bến cảng container cho phù hợp Ðộ sâu của bến cầu tàu đối với cảng container cỡ lớn phải đảm bảo cho tàu container có sức chở lớn (trên 2.000 TEU) vào làm hàng Khả năng tiếp nhận tàu cũng như khả năng thông quan ở các bến cảng container phải tính toán để không xảy ra tình trạng tàu phải chờ xếp dỡ
Trên bến cảng container chuyên dụng thường được trang bị các thiết bị bốc xếp, nâng chuyển có năng suất xếp dỡ cao Tổ hợp cơ giới hoá xếp dỡ container trên các bến container chuyên dụng được thiết kế đồng bộ đảm bảo quá trình làm hàng cho tầu, bốc xếp, bảo quản và phân loại trên cơ sở một sơ đồ hợp lý
2.3 Thiết lập hệ thống truyền thông dữ liệu (Electronic Data Interchange - EDI)
Hệ thống EDI là phương tiện phục vụ cho việc xử lý, lưu trữ dữ liệu và liên lạc. Trong vận tải đa phương thức, việc truyền thông tin dữ liệu là rất cần thiết Do đó, mỗi nước cần phải thiết lập một hệ thống EDI để khai thác và cập nhật tới tất cả các đại lý trong nước có liên quan, mà còn có thể nối mạng với các nước trong khu vực, cũng như với mạng của hệ thống thông tin toàn cầu GII (Global International Infrastructure)
Khái niệm về EDI hiện nay đang được giới thiệu cho tất cả các nước phát triển, nơi đã thiết lập những mạng EDI lớn để nối giữa các công ty, các bộ phận kiểm toán hoặc những bộ phận có liên quan (hải quan, giao nhận, hãng hàng không, nhà khai thác vận tải container, các chủ tàu)
Hệ thống EDI đang được đề cập đến ở các nước đang phát triển Nhu cầu tất yếu để đảm bảo cho hoạt động của vận tải đa phương thức đạt hiệu quả là phải thiết lập được hệ thống truyền tin dữ liệu ở mỗi nước và nối mạng với nước khác Ðây là những yếu tố không thể thiếu được trong việc phát triển cơ sở hạ tầng của vận tải đa phương thức
3 Thủ tục hải quan trong vận tải đa phương thức
Công ước của LHQ về vận tải đa phương thức có một phụ lục gồm 6 điều nói về thủ tục hải quan Ðiều 2 của phụ lục này quy định:" Hàng hoá trong vận tải đa phương thức quốc tế nói chung không phải kiểm tra hải quan trừ trường hợp phải thực hiện những quy tắc, điều lệ bắt buộc Ðể thực hiện điều này, các cơ quan hải quan thông thường tự hạn chế ở mức kiểm tra niêm phong hải quan và các biện pháp niêm phong khác tại các điểm xuất nhập khẩu Trên thế giới đã có nhiều nỗ lực để đơn giản hoá và tiêu chuẩn hoá các thủ tục hải quan nhằm tạo điều kiện cho buôn bán phát triển Từ năm 1921 đã có công ước về tự do quá cảnh Barcelona Ðến năm
Tổ chức chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế
1 Nguồn luật điều chỉnh vận tải đa phương thức
Việc chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế cũng phải được thực hiện trên cơ sở những quy phạm pháp luật quốc tế Quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ trong vận tải đa phương thức hiện nay bao gồm:
- Công ước của LHQ về chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đa phương thức quốc tế, 1980 (UN Convention on the International Multimodal Transport of Goods, 1980) Công ước này được thông qua tại hội nghị của LHQ ngày 24-5-1980 tại Geneva gồm 84 nước tham gia Cho đến nay, công ước này vẫn chưa có hiệu lực do chưa đủ số nước cần thiết để phê chuẩn, gia nhập
- Quy tắc của UNCTAD và ICC về chứng từ vận tải đa phương thức (UNCTAD/ICC Rules for Multimodal Transport Documents), số phát hành 48, đã có hiệu lực từ 01- 01-1992 Bản quy tắc là một quy phạm pháp luật tuỳ ý nên khi sử dụng các bên phải dẫn chiếu vào hợp đồng
Các văn bản pháp lý trên quy định những vấn đề cơ bản trong vận tải đa phương thức như: định nghĩa về vận tải đa phương thức, người kinh doanh vận tải đa phương thức, người chuyên chở, người gửi hàng, người nhận hàng, việc giao, nhận hàng, chứng từ vận tải đa phương thức, trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức đối với hàng hóa, trách nhiệm của người gửi hàng, khiếu nại và kiện tụng
2 Người kinh doanh vận tải đa phương thức
Trong phương thức vận tải đa phương thức chỉ có một người duy nhất chịu trách nhiệm về hàng hoá trong suốt quá trình chuyên chở, đó là người kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Operator - MTO)
Theo Công ước của Liên hợp quốc, MTO "là bất kỳ người nào tự mình hoặc thông qua một người khác thay mặt cho mình, ký một hợp đồng vận tải đa phương thức và hoạt động như là một người uỷ thác chứ không phải là một người đại lý hoặc người thay mặt người gửi hàng hay những người chuyên chở tham gia công việc vận tải đa phương thức và đảm nhận trách nhiệm thực hiện hợp đồng". Quy tắc về chứng từ vận tải đa phương thức của Hội nghị Liên hợp quốc về buôn bán và phát triển/Phòng thương mại quốc tế định nghĩa như sau:
"MTO là bất kỳ một hợp đồng vận tải đa phương thức và nhận trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó như là một người chuyên chở"
"Người chuyên chở là người thực sự thực hiện hoặc cam kết thực hiện việc chuyên chở hoặc một phần chuyên chở, dù người này với người kinh doanh vận tải ủa phương thức cú là một hay khụng"
- MTO có tàu (Vessel Operating MTOs) bao gồm các chủ tàu biển, kinh doanh khai thác tàu biển nhưng mở rộng kinh doanh cả dịch vụ vận tải đa phương thức. Các chủ tàu này thường không sở hữu và khai thác các phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt và đường hàng không mà phải ký hợp đồng để chuyên chở trên các chặng đó nhằm hoàn thành hợp đồng vận tải đa phương thức
- MTO không có tàu ( Non Vessel Operating MTOs) gồm có:
+ Chủ sở hữu một trong các phương tiện vận tải khác không phải là tàu biển như ôtô, máy bay, tàu hoả Họ cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức, do đó phải đi thuê các loại phương tiện vận tải nào họ không có
+ Những người kinh doanh dịch vụ liên quan đến vận tải như bốc dỡ, kho hàng + Những người chuyên chở công cộng không có tàu, những người này không kinh doanh tàu biển nhưng lại cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức thường xuyờn, kể cả việc gom hàng trờn những tuyến đường nhất ủịnh, phổ biến ở Mỹ + Người giao nhận ( Freight Forwarder) Hiện nay người giao nhận có xu thế không chỉ làm đại lý mà còn cung cấp dịch vụ vận tải, đặc biệt là vận tải đa phương thức Phương thức này thích hợp với các nước đang phát triển như Việt nam vì không đòi hỏi tập trung một lượng lớn vốn đầu tư, hơn nữa có thể tập trung khả năng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
3 Chứng từ vận tải đa phương thức
Theo Quy tắc của UNCTAD/ICC, chứng từ vận tải đa phương thức là chứng từ chứng minh cho một hợp đồng vận tải đa phương thức và có thể được thay thế bởi một thư truyền dữ liệu điện tử, như luật pháp áp dụng cho phép và có hình thức có thể lưu thông hoặc không thể lưu thông, có ghi rõ tên người nhận
Theo Công ước của LHQ, chứng từ vận tải đa phương thức là một chứng từ làm bằng chứng cho một hợp đồng vận tải đa phương thức, cho việc nhận hàng để chở của người kinh doanh vận tải đa phương thức và cam kết của anh ta giao hàng theo đúng những điều khoản của hợp đồng.
3.2 Hình thức của chứng từ vận tải đa phương thức
Khi MTO nhận trách nhiệm về hàng hoá, anh ta hoặc người được uỷ quyền sẽ cấp một chứng từ vận tải đa phương thức tuỳ theo người gửi hàng lựa chọn ở dạng lưu thông được hay không lưu thông được.
- Chứng từ vận tải đa phương thức lưu thông được khi:
+ Nó được lập theo lệnh hay cho người cầm chứng từ
+ Nếu lập theo lệnh, nó sẽ chuyển nhượng được bằng ký hậu
+ Nếu lập cho người cầm chứng từ, nó chuyển nhượng được mà không cần ký hậu
+ Nếu cấp một bộ nhiều bản gốc phải ghi rõ số bản gốc trong bộ
+ Nếu cấp các bản sao, mỗi bản sao sẽ ghi "không lưu thông được"
- Chứng từ vận tải đa phương thức được cấp theo hình thức không lưu thông được khi nó ghi rõ tên người nhận hàng
3.3 Nội dung của chứng từ vận tải đa phương thức
Chứng từ vận tải đa phương thức nhìn chung có những nội dung cơ bản sau:
- Tính chất chung của hàng hoá, ký mã hiệu cần thiết để nhận dạng hàng hoá, một sự kê khai rõ ràng cả số bì, số lương, tất cả các chi tiết đó do người gửi hàng cung cấp
- Tình trạng bên ngoài của hàng hoá
- Tên và địa điểm kinh doanh chính của người kinh doanh vận tải đa phương thức
- Tên người nhận hàng nếu được người gửi hàng chỉ định
- Ðịa điểm và ngày mà người kinh doanh vận tải đa phương thức nhận hàng để chở
- Ngày hay thời hạn giao hàng ở địa điểm giao nếu được thoả thuận rõ ràng giữa các bên
- Nói rõ chứng từ vận tải đa phương thức lưu thông được hay không lưu thông được
- Nơi và ngày cấp chứng từ vận tải đa phương thức
- Chữ ký của MTO hoặc người được anh ta uỷ quyền
- Tiền cược cho mỗi phương thức vận tải, nếu có thoả thuận rõ ràng giữa các bên hoặc tiền cước kể cả loại tiền ở mức ngừơi nhận hàng phải trả hoặc chỉ dãn nào khác nói lên tiền cước do người nhận phải trả - Hình thức dự kiến các phương thức vận tải và các địa điểm chuyển tải nếu đã biết khi cấp chứng từ vận tải đa phương thức
- Ðiều nói về việc áp dụng công ước
Thể chế và pháp luật việt nam có liên quan đến vận tải đa phương thức
Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có một bộ luật nào chính thức điều chỉnh hoạt động vận tải đa phương thức mà chỉ có các văn bản dưới luật là Nghị định 125/203NĐ-CP về vận tải đa phương thức, thông tư 10/2004/TT-BGTVT hướng dẫn thi hành nghị định trên, thông tư 125/2004/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận tải đa phương thức quốc tế và một điều khoản về hợp đồng vận tải đa phương thức nằm trong điều 119-Bộ luật hàng hải Việt Nam Cụ thể:
Cho đến thời điểm hiện tại, các lĩnh vực hoạt động đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không thuộc ngành Giao thông vận tải đều được điều chỉnh bởi bộ luật hoặc các luật chuyên ngành: Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Đường sắt, Luật Hàng không dân dụng.
Trong các luật chuyên ngành nói trên, duy nhất chỉ có Bộ luật Hàng hải Việt Nam có một điều (Điều 119- Hợp đồng vận tải đa phương thức) có quy định những nội dung liên quan đến vận tải đa phương thức quốc tế Tuy nhiên, nội dung chủ yếu của điều luật này chỉ quy định về mối quan hệ, giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức với người gửi hàng Còn lại các luật chuyên ngành khác không có nội dung nào quy định về hoạt động vận tải đa phương thức, mà chỉ quy định các vấn đề liên quan đến: an toàn, kết cấu hạ tầng đường bộ, phương tiện tham gia giao thông đường bộ,…; quy hoạch, xây dựng bảo vệ kết cấu hạ tầng, an toàn giao thông đường thủy nội địa…; quy hoạch, xây dựng bảo vệ kết cấu hạ tầng, an toàn giao thông đường sắt, đường sắt đô thị…; quản lý nhà nước về hàng không dân dụng, cảng hàng không dân dụng, bảo đảm an toàn hàng không… Như vậy, giữa Bộ luật Hàng hải Việt Nam và các luật chuyên ngành chưa có “tiếng nói chung” về hoạt động vận tải đa phương thức.
2 Các văn bản dưới luật về vận tải đa phương thức
Về cơ bản, nội dung của Nghị định số 125/2003/NĐ-CP đã thể hiện “tính mở” và hướng tới hội nhập: không phân biệt các thành phần kinh tế trong nước, mở cửa cho tổ chức và cá nhân nước ngoài vào tham gia kinh doanh vận tải đa phương thức, hàng hóa vận tải đa phương thức được miễn kiểm tra hải quan…
Về điều kiện tài chính, quy định chung đối với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài là phải có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh của ngân hàng cho người kinh doanh vận tải đa phương thức đối với tổn thất về mất mát, hư hỏng hàng hóa, giao hàng chậm và những rủi ro khác; có tài sản tối thiểu tương đương 80.000SDR hoặc bảo lãnh tương đương.
Tuy nhiên, Nghị định số 125/2003/NĐ-CP vẫn còn một số điểm hạn chế và bất cập, đặc biệt là về thủ tục xin “Giấy phép kinh doanh trong vận tải đa phương thức” (đối với doanh nghiệp trong nước) và “Giấy phép đầu tư trong lĩnh vực vận tải đa phương thức” (đối với doanh nghiệp nước ngoài) Ngoài ra, có nhiều ý kiến cho rằng nghị định này có sự phân biệt đối xử, và đi ngược lại Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam khi quy định các doanh nghiệp của các nước thành viên ASEAN đã ký kết Hiệp định khung về vận tải đa phương thức của ASEAN và doanh nghiệp của các nước đã ký kết hiệp định song phương với Việt Nam, chỉ cần xuất trình giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh vận tải đa phương thức do Cơ quan thẩm quyền của nước đó cấp và có đại diện pháp lý tại Việt Nam là doanh nghiệp vận tải hoặc đại lý vận tải của Việt Nam.
Thông tư 10/2004/TT-BGTVT quy định, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài và công ty liên doanh được phép cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức Như vậy, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cho phép cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức do chi nhánh và văn phòng đại diện thực hiện Đáng lưu ý là quy định trong Thông tư 10 có thể gây xung đột pháp lý với các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước đây, bởi theo đó, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có thể cung cấp cả chu trình trọn gói gồm vận tải nội địa, vận tải đường bộ, giao nhận,dịch vụ cảng mà các loại dịch vụ đó theo quy định hiện hành là chỉ do các công ty trong nước hoặc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp với vốn góp tối đa của bên nước ngoài không quá 49%.
Ngoài các nghị định và thông tư trên, còn có Thông tư số 08/2004/TTLT-BTM- BTC-BGTVT, ngày 17/12/2004 của 3 bộ: Thương mại, Tài chính, Giao thông vận tải về việc hướng dẫn thực hiện dịch vụ trung chuyển hàng container tại các cảng biển Việt Nam Thông tư này được xem là phù hợp với nhu cầu tất yếu, khách quan của thị trường và đáp ứng với nguyện vọng của các doanh nghiệp muốn tham gia kinh doanh loại hình dịch vụ này, bởi lẽ: thông tư áp dụng đối với các doanh nghiệp cảng biển và các tổ chức, cá nhân có liên quan, không giới hạn đối tượng áp dụng, mà chỉ quy định các điều kiện về cảng biển, hàng hóa, xử lý hàng hóa và thanh toán dịch vụ trung chuyển hàng container Nếu doanh nghiệp nào, tổ chức cá nhân nào thấy đủ điều kiện là có quyền đăng kí kinh doanh dịch vụ trung chuyển hàng container tại cảng biển mà không cần phải xin phép Đó là tính mở của Thông tư 08 đối với loại hình dịch vụ này, mà trước đây bất cứ một doanh nghiệp nào muốn kinh doanh dịch vụ trung chuyển hàng container đều phải xin giấy phép.
ĐÁNH GIÁ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC QUỐC TẾ BẰNG MÔ HÌNH VẬN TẢI HỖN HỢP (AIR - ROAD – INLAND WATERWAY – SEA)29 I Đánh giá chung
Vận chuyển hàng hóa bằng vận tải đa phương thức bằng mô hình vận tải hỗn hợp (rail /road/inland waterway/sea)
- Mặt hàng xuất khẩu: Vú sữa lò rèn – Tiền Giang
- Khối lượng: 50 tấn Vú sữa ( 13,000 – 15,000/ kg).
1 Khái quát về Tiền Giang :
Vị trí địa lý Tiền Giang:
- Tiền Giang nằm về phía Đông Bắc đồng bằng sông Cửu Long, phía Bắc sông Tiền và nằm giữa 2 thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ, sát địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam (cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km theo đường quốc lộ 1A), phía Đông giáp biển Đông với 32 km bờ biển, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An, thành phố Hồ Chí Minh.
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi, địa thế dọc theo sông Tiền, được phù sa bồi đắp và thuận lợi về nguồn nước nên tỉnh Tiền Giang sớm hình thành những vùng sản xuất trồng trọt chuyên canh trồng cây ăn trái đặc sản nổi tiếng như xoài cát Hòa Lộc, bưởi lông Cổ Cò, sầu riêng Ngũ Hiệp, chôm chôm Tân Phong, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim
- Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long, với đặc điểm nền nhiệt cao và ổn định quanh năm, ít bão, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa (chiếm 52%), thuận lợi nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưa vào khai thác sử dụng, hình thành vùng lúa năng suất cao và vườn cây ăn trái chuyên canh của tỉnh.
- Tiền Giang là tỉnh có diện tích trồng cây ăn trái lớn nhất vùng ĐBSCL và đã hình thành được nhiều vùng trồng cây ăn trái tập trung, với nhiều diện tích trồng cây được cấp mã số vùng trồng để phục vụ xuất khẩu.
2 Khái quát về nước Đức
Tên chính thức: Cộng hòa Liên bang Đức.
Vị trí địa lý: nằm ở Trung Âu, giáp với biển Baltic và biển Bắc Âu, nằm giữa Hà Lan và Ba Lan, nằm ở phía Nam của Đan Mạch. Đơn vị tiền tệ: euro
Khí hậu nước Đức thuộc về vùng khí hậu ôn hòa Trung Âu, trong khu vực của vùng gió Tây và nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa khí hậu biển trong Tây Âu và khí hậu lục địa trong Đông Âu Ngoài những yếu tố khác, khí hậu chịu ảnh hưởng của dòng hải lưu Golfstream tạo nên những trị khí hậu ấm áp khác thường so với vị trí vĩ độ này.
Thông tin từ phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Đức do Bộ Công Thương tổ chức mới đây, người tiêu dùng Đức rất thích trái cây châu Á, trong đó có trái cây của Việt Nam.
Bên cạnh lợi thế về các ưu đãi thuế trong EVFTA, một điểm lợi thế nữa của thị trường Đức là nước này có cộng đồng người Việt Nam đông đảo, đang sinh sống, làm việc và kinh doanh tại đây, có hệ thống phân phối sản phẩm châu Á, trong đó phần lớn có xuất xứ từ Việt Nam rộng khắp tại Đức, là các đầu mối tiêu thụ và trung chuyển tiềm năng của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam không chỉ trong phạm vi nước Đức.
2.2 Quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại
Hai nước đã ký một số Hiệp định tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác kinh tế như: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư, các hiệp định hàng hải, hàng không
- Thương mại Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở Châu Âu, chiếm 19% xuất khẩu của ta sang EU (bằng cả Anh và Pháp cộng lại); và cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hoá Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu Với sự phục hồi nhanh của kinh tế Đức, trao đổi thương mại song phương năm 2013 tăng mạnh bất chấp tác động tiêu cực của khủng hoảng nợ châu Âu, đạt 7,1 tỷ USD (tăng khoảng 12 % so với năm 2012)
- Hồ sơ thị trường Đức, Đức ủng hộ EU sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, thúc đẩy đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam-EU nhằm tăng cường tối đa kinh tế, thương mại giữa hai nước
- Việt Nam được Đức xếp hạng đối tác thương mại thứ 40/144 nước xuất khẩu hàng hoá vào Đức, hạng 55/144 nước nhập khẩu hàng hoá từ Đức và hạng 47/144 nước đối tác thương mại chính trên kim ngạch hai chiều.
- Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Đức theo thứ tự tổng trị giá là giày dép, hàng dệt may, cà phê hạt, đồ gỗ, thủy sản, đồ da, trái cây v.v , và nhập từ Đức chủ yếu là máy móc, thiết bị kỹ thuật, ô tô, máy dệt, dược phẩm, hoá chất.
3 Các quy định về xuất nhập khẩu
Các yêu cầu về chứng từ Hóa đơn:
Hóa đơn này đôi khi được yêu cầu từ nhà nhập khẩu Yêu cầu bắt buộc phải có ít nhất 2 bản copy Hóa đơn thương mại.
Không quy định mẫu và bắt buộc có ít nhất 2 bản copy Hóa đơn phải bao gồm:
- Tên và địa chỉ của cả người mua và người bán
- Miêu tả hàng hóa (gồm miêu tả code hàng hóa)
- Giá FOB (điều khoản thương mại quốc tế incoterms 1990)
- Bảo hiểm và chi phí khác
Vận đơn/ hóa đơn hàng không có những quy định đặc biệt Hóa đơn đặt hàng có thể được chấp nhận
Chứng nhận xuất xứ: Điều này là bắt buộc đối với các hàng hóa đặc biệt và phải được ban hành bởi một cơ quan có thẩm quyền Danh sách đóng gói, các yêu cầu về sức khỏe cộng đồng, chăn nuôi (ngoài ngựa, chó và mèo), thực phẩm, sản phẩm động vật, thực vật và các sản phẩm thực vật là đối tượng kiểm soát và quy định chi tiết và nhập khẩu phải kèm theo chứng nhận đặc biệt Các yêu cầu đặc biệt phải được kiểm tra từ nhà nhập khẩu; Nhập khẩu thuốc và dược phẩm phải được kiểm soát chặt chẽ; Thuốc trừ sâu và các chất hóa học nguy hiểm nhìn chung bị hạn chế bởi luật Các chất này phải được chứng nhận và đăng ký với chính phủ Đức sau khi kiểm tra để xác định xem sản phẩm nào là an toàn đối với thương mại thông thường
3.2 Các hạn chế về nhập khẩu:
Việc cấm và hạn chế các mặt hàng được áp dụng trong những lĩnh vực sau:
Vũ khí và đạn dược (vũ khí, vũ khí săn bán, mặt hàng bị cấm) Pháo hoa
Văn hóa phẩm có nội dung bất hợp pháp
Hàng giả (hàng vi phạm bản quyền)
Thuốc bảo vệ chống lại bệnh động vật( vật nuôi, các sản phẩm làm từ động vật)
RỦI RO VÀ GIẢI PHÁP
Rủi ro khi vận chuyển hàng hóa bằng vận tải đa phương thức
1 Rủi ro hàng hoá không đến đúng thời gian qui định
Rủi ro thường gặp nhất trong quá trình vận chuyển hàng hoá, đặc biệt là chuyển phát quốc tế, là hàng hoá không đến đúng thời gian so với những qui định mà hợp đồng trước đó đã ký kết thoả thuận mà đến muộn hơn.Nguyên nhân đến rủi ro này có thể là do điều kiện thời tiết, giao thông hư hỏng, tai nạn giao thông, hay một số nguyên nhân khác Bên cạnh đó, hàng hoá hư hỏng trong quá trình vận chuyển cũng khiến các công ty kéo dài thời gian vận chuyển.
2 Lựa chọn các dịch vụ vận chuyển hàng hoá kém chất lượng
Hàng hoá hay dịch vụ sẽ bị thiệt hại không nhỏ và không được chuyển phát theo đúng kế hoạch nếu khách hàng lựa chọn những đơn vị vận chuyển kém chất lượng. Ngoài sự chậm trễ trong việc chuyển giao hàng hoá, đơn vị vận chuyển kém chất lượng còn thể hiện ở chỗ nhân viên không tận tâm, chu đáo, không tôn trọng khách hàng, hàng hoá bị mất mát, hư hỏng hay việc kết nối với khách hàng kém…
3 Hàng hoá xảy ra sự cố
Rủi ro hàng hoá xảy ra sự cố cũng thường gặp phải trong quá trình chuyển giao hàng hoá, đặc biệt là các mặt hàng dễ hỏng hóc, dễ vỡ như thuỷ tinh,kính, gốm, sứ… một số nguyên nhân này khiến cho hàng hoá bị rơi vỡ, hư hỏng, thất lạc hoặc trầy xước…
- Rủi ro xuất phát từ yếu tố khách quan ( thiên nhiên):
Nếu vận chuyển hàng hóa trong điều kiện thời tiết xấu như có bão, sóng lớn, biển động,… thì rất dễ gây ra tình trạng lật tàu, nghiêm tàu Thậm chí, nghiêm trọng hơn có thể khiến tàu bị rò rỉ, vỡ nát hoặc làm gãy thân tàu gây hư hỏng nặng.
- Rủi ro xuất phát từ yếu tố con người:
Một số tai nạn như tàu mắc cạn, tàu bị đắm, bị cháy nổ hoặc va đập khiến tàu hàng bị rò rỉ,… đều có thể gây ra thiệt hại vô cùng lớn về hàng hóa.
- Rủi ro xuất phát từ tai nạn:
Xảy ra tai nạn giao thông không lường trước làm ảnh hưởng đến hàng hóa.Một số lô hàng có thể bị lấy cắp, ăn trộm dẫn đến thiếu hụt khi chuyển đến địa chỉ nhận Thậm chí, do thuyền trưởng hoặc thuyền viên trên tàu có hành vi gian dối, phi pháp cấu kết với người ngoài hòng đánh tráo, lấy cắp hàng hóa thì cũng có thể gây ra sự cố cho lô hàng khi vận chuyển.
Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro khi vận chuyển hàng hóa và phát triển vận tải đa phương thức
1 Hạn chế rủi ro khi vận chuyển hàng hóa Đóng gói đúng quy cách cho từng loại hàng: Tất cả hàng hóa, dù là hàng thông thường, hàng cồng kềnh, dễ vỡ hay có giá trị cao thì đều phải được đóng gói, bảo quản theo đúng quy định Việc đóng gói hàng hóa đúng cách chính là giải pháp tối ưu nhất giúp bảo vệ sản phẩm luôn an toàn khi chuyển đến địa chỉ nhận hiệu quả. Sắp xếp hàng hóa khoa học: Khi bốc xếp hàng lên tàu, mọi người cần chắc chắn sắp xếp từng loại hàng vào đúng vị trí Theo đó, với hàng hóa nặng, kích thước lớn nên được xếp ở dưới, còn hàng nhẹ, kích thước nhỏ nên được để lên trên Đồng thời, với loại hàng có tính chất đặc biệt, dễ hư hỏng thì nên được sắp xếp tại vị trí riêng biệt để tránh gây ảnh hưởng đến sản phẩm khác.
Khi đóng gói hàng hóa cần đảm bảo sử dụng vật liệu, thùng cũng như dụng cụ chuyên dụng để thực hiện Bởi các loại vật liệu chuyên dụng được dùng để đóng hàng đều có khả năng chịu lực, chịu nhiệt, chống sốc và đảm bảo an toàn cho hàng hóa khá tốt khi vận chuyển.
Lựa chọn cho mình đơn vị vận tải uy tín: Để đảm bảo hoạt động giao nhận qua đường biển diễn ra nhanh chóng, an toàn thì điều quan trọng bạn phải tìm được cho mình một đơn vị vận chuyển uy tín
Mua bảo hiểm cho hàng hóa.
2 Phát triển vận tải đa phương thức Để thúc đẩy phát triển vận tải đa phương thức ở Việt Nam, thời gian tới cần phải quan tâm những vấn đề trọng tâm sau:
Thứ nhất, hoàn thiện môi trường chính sách và khuôn khổ pháp lý cho dịch vụ logistic và vận tải đa phương thức, đặc biệt cần phải sắp xếp hợp lý khung luật định để giảm bớt các mâu thuẫn và chồng chéo tiềm ẩn đã xác định từ trước, bằng cách đưa tất cả các quy định về cấp giấy phép và quy định về trách nhiệm vào một nghị định mới về vận tải đa phương thức Cùng với đó, tăng cường cơ sở thể chế cho việc xây dựng chính sách, quy hoạch, phối hợp và thực hiện vận tải đa phương thức, bằng cách thành lập các Ủy ban phối hợp cấp bộ và liên bộ; Tăng cường và làm rõ các quy định và hướng dẫn thực hiện về vận tải đa phương thức Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần thống nhất về khái niệm và phạm vi hoạt động của các dịch vụ hậu cần trong Luật Thương mại 2005 trước khi ban hành các quy định hướng dẫn thực hiện Luật Thương mại.
Thứ hai, cần hoàn thiện môi trường chính sách và khuôn khổ pháp lý cho dịch vụ logistic và vận tải đa phương thức, nhất là đầu tư xây dựng cảng trung chuyển công te nơ quốc tế và hệ thống đường bộ, đường sắt liên kết với cảng biển Việc phát triển hệ thống đăng ký tờ khai nhập khẩu cũng cần được quy hoạch và đầu tư xây dựng Mặt khác, cần ưu tiên đầu tư cho các tuyến đường có mật độ trao đổi thương mại cao, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế và khuyến khích đầu tư Chính phủ cũng cần hoạch định kế hoạch tổng thể nhằm đảm bảo hiệu quả phát triển của