Ý nghĩa nghiên cứu- Thứ nhất, hoà giải trong tố tụng dân sự là một thủ tục do toà án tiến hành nhằmgiúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự.- Thứ hai, hoà giải
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT VỀ TRỌNG TÀI
THƯƠNG MẠI
TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THỦ TỤC HOÀ GIẢI TRONG
TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG
TRỌNG TÀI
1
GVHD: Chu Mạnh Hiển Lớp: 223LAW42901
Trang 2Bảng đánh giá thành viên
BÙI QUANG VINH
( NHÓM TRƯỞNG )
100
% 221A320349
Nội dung, Word, ppt,
hỗ trợ, Phản biện, đặt câu hỏi, trả lời phản biện
PHAN LÊ KIM
PHỤNG
90%
221A320298
Nội dung, hỗ trợ, ppt, rút gọn ppt, đóng góp
ý kiến
HỒ THỊ KIM
NHUNG
80% 221A320278
Nội dung, hỗ trợ, ppt, rút gọn ppt LƯU NGUYỄN
HỒNG NGỌC 40% 221A320253 Nội dung
LÊ ANH THƯ 30% 221A320329 Nội dung
TRẦN MAI PHƯƠNG
THẢO
100
%
221A320346
Nội dung, hỗ trợ, ppt, rút gọn nội dung, hỗ trợ phản biện, tìm kiếm câu hỏi phản biện và trả lời
HUỲNH THỊ NGỌC
VÂN
100
%
221A320337
Nội dung, hỗ trợ, ppt, rút gọn nội dung, hỗ trợ phản biện, tìm kiếm câu hỏi phản biện và trả lời
Giảng viên chấm
2
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
MỤC LỤC
Contents
MỞ ĐẦU 6
1 Tính cấp thiết của đề tài 6
2 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
3.1 Đối tượng nghiên cứu 6
3.2 Phạm vi nghiên cứu 6
4 Ý nghĩa nghiên cứu 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỦ TỤC HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG TRỌNG TÀI: 7
1.1 KHÁI NIỆM VỀ TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG TRỌNG TÀI: 7
1.1.1 Khái Niệm Về Tố Tụng Dân Sự Và Tố Tụng Trọng Tài: 7
1.1.2 KHÁI NIỆM VỀ HÒA GIẢI, ĐẶC ĐIỂM CỦA HÒA GIẢI: 7
1.1.3 Hòa Giải Trong Tố Tụng Dân Sự Là Gì? Nêu Đặc Điểm: 7
1.1.4 Hòa Giải Trong Tố Tụng Trọng Tài ? Đặc Điểm ? 7
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA THỦ TỤC HOÀ GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG TRỌNG TÀI 8
2.1 Cơ sở pháp lý của thủ tục hoà giải trong tố tụng dân sự 8
2.1.1 Phạm vi hòa giải trong tố tụng dân sự 8
2.1.3 Kết quả sau khi tiến hành hòa giải trong tố tụng dân sự ( thành và không thành ) 9
2.1.4 Những vụ án dân sự không được hòa giải: 9
2.1.5 Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được: 9
2.1.6 Thành phần tham gia phiên hòa giải vụ án dân sự: 9
2.1.7 Thủ tục tiến hành phiên hòa giải vụ án dân sự: 10
3
Trang 42.2 Cơ sở pháp lý của thủ tục hòa giải tố tụng trọng tài 10
2.2.1 Phạm vi hòa giải trong tố tụng trọng tài 10
2.2.2 Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng trọng tài 11
2.2.3 Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài 11
2.2.4 Trình tự, thủ tục hòa giải, công nhận hòa giải thành 11
CHƯƠNG 3 SO SÁNH THỦ TỤC HOÀ GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG TRỌNG TÀI , GIẢI PHÁP TRONG THỦ TỤC HOÀ GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG TRỌNG TÀI 12
3.1 So sánh thủ tục hoà giải trong tố tụng dân sự và tố tụng trọng tài : 12
Thủ tục 14
Kết luận 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong mọi lĩnh vực của đời sống hoà giải là biện pháp truyền thống tối ưu nhất trong các cuộc mâu thuẫn tranh chấp Khi xảy ra mâu thuẫn tranh chấp, các bên tìm cách giải quyết xung đột chấm dứt các tranh chấp Trường hợp các bên tranh chấp không thể thương lượng có thể nhờ sự hỗ trợ của người thứ ba như giải quyết bằng luật
tố tụng trọng tài hoặc nhờ hỗ trợ của toàn án Toà án sẽ giải quyết theo quy định pháp luật tố tụng dân sự
2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của bài nghiên cứu này là nhằm làm sáng tỏ những vấn đề về hoà giải trong tố tụng dân sự và tố tụng trọng tài để làm cơ sở pháp lý nghiên cứu quy định của pháp luật thực định của hoà giải Trình bày rõ, phân tích các điểm khác nhau và giống nhau giữa luật hoà giải tố tụng dân sự và tố tụng trọng tài trong luật pháp
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4
Trang 53.1 Đối tượng nghiên cứu
Cơ sở lý luận của thủ tục hoà giải, Cơ sở pháp lý của thủ tục hoà giải, So sánh thủ tục hoà giải trong tố tụng
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung vào các phương thức giải quyết hoà giải tố tụng luật dân sự
và hoà giải tố tụng trọng tài tại Việt Nam Nghiên cứu không bao gồm tố tụng hình sự
và cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật nước ngoài, quốc tế
4 Ý nghĩa nghiên cứu
- Thứ nhất, hoà giải trong tố tụng dân sự là một thủ tục do toà án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ án dân sự
- Thứ hai, hoà giải trong tố tụng trọng tài do trọng tài viên đảm nhiệm tiến hành bởi pháp luật của trọng tài
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THỦ TỤC HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG
DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG TRỌNG TÀI:
1.1 KHÁI NIỆM VỀ TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG TRỌNG TÀI: 1.1.1 Khái Niệm Về Tố Tụng Dân Sự Và Tố Tụng Trọng Tài:
- Tố tụng dân sự là một bộ phận của tố tụng bên cạnh tố tụng hình sự, tố tụng hành chính Tố tụng dân sự đề cập đến các nguyên tắc, thủ tục, trình tự trong hoạt động khởi kiện, giải quyết các vụ việc thuộc lĩnh vực dân sự
- Tố tụng trọng tài là thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận có sự tham gia của bên thứ ba – trọng tài viên và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do pháp luật quy định
1.1.2 KHÁI NIỆM VỀ HÒA GIẢI, ĐẶC ĐIỂM CỦA HÒA GIẢI:
- Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh
- Đặc điểm của hoà giải bao gồm: tự nguyện, không phán xét, trung lập, bảo mật
1.1.3 Hòa Giải Trong Tố Tụng Dân Sự Là Gì? Nêu Đặc Điểm:
- Trong tố tụng dân sự, hoà giải là quá trình giải quyết tranh chấp bằng cách các bên đạt được một thỏa thuận thông qua đàm phán và sự hòa đồng Điều này khác với việc tranh án, khi mà một bên đưa ra yêu cầu xét xử và tòa án quyết định cuối cùng
5
Trang 6Một số đặc điểm của hoà giải trong tố tụng dân sự: tự nguyện, quyền tự do, trung lập, linh hoạt, bảo mật
1.1.4 Hòa Giải Trong Tố Tụng Trọng Tài ? Đặc Điểm ?
- Hoà giải trong tố tụng trọng tài là quá trình giải quyết tranh chấp thông qua sự hòa giải của một bên thứ ba độc lập và không thiên vị, được chỉ định bởi các bên tranh chấp
- Đặc điểm của hoà giải trong tố tụng trọng tài bao gồm: tính tự nguyện, bên thứ
ba độc lập, quy trình linh hoạt, bảo mật thông tin, hiệu quả và nhanh chóng, không cần tuân theo quy trình tư pháp
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA THỦ TỤC HOÀ GIẢI TRONG TỐ
TỤNG DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG TRỌNG TÀI
2.1 Cơ sở pháp lý của thủ tục hoà giải trong tố tụng dân sự
Cơ sở pháp lý của thủ tục trong tố tụng dân sự phụ thuộc vào hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia Dưới đây là một số cơ sở pháp lý chung trong tố tụng dân sự:
• Luật tố tụng dân sự: Luật tố tụng dân sự xác định quyền và nghĩa vụ của các bên, các thủ tục và quy trình tố tụng, cách thức giải quyết tranh chấp, và các quyền và trách nhiệm của tòa án
• Quy tắc quy trình: Các quy tắc này có thể bao gồm quy tắc về thời hạn, quy tắc về bằng chứng, quy tắc về phương pháp và quy tắc về thẩm quyền
• Nguyên tắc công bằng và quyền tự do: Thủ tục trong tố tụng dân sự thường phải tuân thủ các nguyên tắc công bằng và quyền tự do được bảo đảm bởi pháp luật Điều này bao gồm quyền được nghe lời và có cơ hội bào chữa, quyền truy cứu công lý một cách công bằng và không phân biệt đối xử
• Quyền của các bên: Luật tố tụng dân sự thường xác định các quyền của các bên tham gia trong tố tụng, bao gồm quyền tìm hiểu thông tin, quyền góp ý, quyền truy cứu các biện pháp khẩn cấp và quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
• Thẩm quyền tòa án: Quyền hạn của tòa án trong việc xem xét và giải quyết tranh chấp dân sự là một phần quan trọng trong thủ tục tố tụng dân sự
Các quốc gia có thể có các quy định cụ thể khác nhau về thủ tục tố tụng dân sự, do đó, điều quan trọng là tham khảo các luật và quy định cụ thể của quốc gia bạn quan tâm để hiểu rõ hơn về cơ sở pháp lý của thủ tục trong tố tụng dân
sự ở đó
2.1.1 Phạm vi hòa giải trong tố tụng dân sự
• Đàm phán: Các bên tranh chấp thương lượng để đạt được thỏa thuận, có thể có sự hỗ trợ của bên thứ ba như trung gian hoặc trọng tài Đàm phán có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng
6
Trang 7• Trung gian: Một bên thứ ba trung lập giúp các bên tranh chấp giao tiếp, hiểu và tôn trọng lẫn nhau, đưa ra các giải pháp khả thi và tạo điều kiện cho việc đàm phán Trung gian không có quyền quyết định và các bên không bị ép buộc phải chấp nhận kết quả
• Trọng tài: Một bên thứ ba trung lập được ủy quyền bởi các bên tranh chấp
để nghe và xem xét các bằng chứng và lập luận của các bên và đưa ra một quyết định cuối cùng có tính ràng buộc Quá trình trọng tài tuân theo các quy định và thủ tục được các bên thống nhất
• Hoà giải qua trình tự: Một số hệ thống pháp luật yêu cầu các bên tranh chấp tham gia một phiên hoà giải do một bên thứ ba tổ chức trước khi tiến hành
tố tụng tại tòa án
.2.1.2 Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự
Việc hòa giải trong tố tụng dân sự được tiến hành theo các nguyên tắc quy định tại Khoản 2 Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
• Thứ nhất: Tôn trọng sự tự nguyện
• Thứ 2: Tuân thủ pháp luật và đạo đức xã hội
• Thứ 3:Tích cực và kiên trì
2.1.3 Kết quả sau khi tiến hành hòa giải trong tố tụng dân sự ( thành và không thành )
Sau khi hoàn thành hoà giải trong tố tụng dân sự, kết quả có thể chia thành hai trường hợp: hoà giải thành công và hoà giải không thành công
- Hoà giải thành công: Trường hợp này xảy ra khi các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận và giải quyết các vấn đề của vụ án thông qua quá trình hoà giải Thỏa thuận hoà giải được đưa ra bởi các bên có thể được công nhận và thực thi theo quy định của pháp luật Trong trường hợp này, vụ án dân sự có thể kết thúc
và không cần tiếp tục tố tụng trước tòa án
- Hoà giải không thành công: Trường hợp này xảy ra khi các bên tranh chấp không đạt được thỏa thuận hoặc không thể giải quyết các vấn đề của vụ án thông qua hoà giải Trong trường hợp này, vụ án dân sự có thể tiếp tục tố tụng trước tòa án Các bên sẽ tiếp tục tranh luận và tòa án sẽ đưa ra quyết định cuối cùng và ràng buộc về tranh chấp
2.1.4 Những vụ án dân sự không được hòa giải:
Theo Điều 206 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những vụ án dân sự không được hòa giải gồm:
+ Yêu cầu bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước
+ Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội
2.1.5 Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được:
7
Trang 8Theo Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được bao gồm:
+ Bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt
+ Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng
+ Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự
+ Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải
2.1.6 Thành phần tham gia phiên hòa giải vụ án dân sự:
Theo quy định tại Điều 209 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thành phần phiên họp hoà giải bao gồm:
+ Thẩm phán chủ trì phiên họp hoà giải đóng vai trò là người tiến hành hòa giải + Thư kí toà án ghi biên bản hoà giải
+ Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự
Trong một vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt trong phiên hoà giải nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hoà giải và việc hoà giải
đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thẩm phán tiến hành hoà giải giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hoà giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì thẩm phán phải hoãn phiên hoà giải
+ Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động khi có yêu càu của người lao động, trừ vụ án lao động đã có tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể người lao động, người lao động Trường hợp đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động không tham gia hòa giải thì phải có ý kiến bằng văn bản
+ Người phiên dịch, nếu đương sự không biết tiếng Việt
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có)
Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, thẩm phán có thể yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia phiên hoà giải
2.1.7 Thủ tục tiến hành phiên hòa giải vụ án dân sự:
Theo quy định của Điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, để phiên hòa giải thực hiện được thì trước khi tiến hành phiên hoà giải, toà án phải thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự và các đối tượng khác mà Tòa án thấy cần thiết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hoà giải, nội dung các vẩn đề cần hoà giải Để việc hoà giải đạt được kết quả cao, việc hoà giải phải được thực hiện theo quy định tại Điều 210 Bộ luật tố tụng dân sự năm
2015 Toà án thông báo cho các đương sự và người liên quan về phiên hoà giải Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải, công bố nội dung vụ án, phổ biến pháp luật, phân tích hậu quả pháp lí của việc hoà giải Các đương sự phát biểu quan điểm
và định hướng giải quyết, thẩm phán xác định những vấn đề thống nhất và chưa
8
Trang 9thống nhất, phân tích và chỉ ra những yêu cầu bất hợp lí của đương sự Khi đương sự thoả thuận được, toà án lập biên bản hoà giải thành, là cơ sở để ra quyết định công nhận sự thoả thuận của đương sự Biên bản hoà giải phải có các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 211 Bộ luật tố tụng dân sự năm
2015 Ngoài ra, biên bản hoà giải phải có đầy đủ chữ kí hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt trong phiên hoà giải, chữ kí của thư kí toà án ghi biên bản và của thẩm phán chủ trì phiên hoà giải Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hoà giải
2.2 Cơ sở pháp lý của thủ tục hòa giải tố tụng trọng tài
2.2.1 Phạm vi hòa giải trong tố tụng trọng tài
-Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại
-Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại
-Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài
Cơ sở pháp lý: Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010
2.2.2 Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng trọng tài
Việc giải quyết tranh chấp theo phương thức Trọng tài cần tuân theo các nguyên tắc sau:
-Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên
-Trọng tài viên phải độc lập, khách quan
-Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
-Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai
-Phán quyết trọng tài là chung thẩm
-Giải quyết một lần
2.2.3 Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Các bên giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nếu có thỏa thuận trọng tài Thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực khi một bên chết, mất năng lực, chấm dứt hoạt động, phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức
tổ chức, trừ khi các bên thỏa thuận khác
2.2.4 Trình tự, thủ tục hòa giải, công nhận hòa giải thành
9
Trang 10Nếu các bên trong tranh chấp lựa chọn hòa giải để giải quyết tranh chấp đó thì trình tự, thủ tục hòa giải, công nhận hòa giải thành được tiến hành theo trình
tự sau:
-Bước 1: Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp
-Bước 2: Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hòa giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên
-Bước 3: Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài
10