CÁC CƠ QUAN TẠO HUYẾT VÀ MIỄN DỊCHMục tiêuNêu được mối quan hệ hữu cơ giữa chức năng tạo huyết và chức năng miễn dịch của các cơ quan tạo huyếtPhân biệt được các đặc điểm cấu tạo của các
Trang 1BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN MÔ PHÔI – GIẢI PHẪU BỆNH
TRANG CHẤN LONG
TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023
Trang 2MỤC LỤC
CÁC CƠ QUAN TẠO HUYẾT VÀ MIỄN DỊCH 4
1 ĐẠI CƯƠNG 4
2 CƠ QUAN TẠO HUYẾT TRUNG ƯƠNG 8
2.1 Tủy xương 8
2.2 Tuyến ức 10
3 CƠ QUAN TẠO HUYẾT NGOẠI VI 15
3.1 Hạch bạch huyết 15
3.2 Lách 20
3.3 Mô lympho phân bố ở tầng niêm mạc 24
3.4 Hạnh nhân 25
Tài liệu tham khảo 28
Trang 3Figure 1: Biểu đồ quá trình tạo huyết từ giai đoạn phôi đến tuổi trưởng thành 6
Figure 2: Sự tạo máu và mạch máu ngoài phôi 7
Figure 3: Nguồn gốc của quá trình tạo huyết nguyên thủy và chính thức 8
Figure 4: Quá trình hình thành 3 lá phôi 8
Figure 5: Cơ quan tạo huyết và các con đường bạch huyết chính 9
Figure 6: Hình ảnh vi thể cấu trúc tủy đỏ nhuộm HE 11
Figure 7: Tủy xương với hoạt động tạo huyết 12
Figure 8: Tuyến ức 13
Figure 9: Vi thể tuyến ức trẻ em 15
Figure 10: Vi thể phần vỏ tuyến ức trẻ em 16
Figure 11: Vi thể vùng vỏ tuyến ức trẻ em 17
Figure 12: Hình ảnh tiểu thể Hassall ở độ phóng đại cao hơn 17
Figure 13: Hình ảnh cấu trúc của hạch bạch huyết 18
Figure 14: Hình ảnh cấu trúc vi thể hạch bạch huyết 19
Figure 15: Vùng vỏ hạch bạch huyết 20
Figure 16: Nang lympho thứ phát 20
Figure 17: Tiểu tĩnh mạch hậu mao mạch ở hạch bạch huyết 21
Figure 18: Hình ảnh vi thể vùng tủy hạch bạch huyết 22
Figure 19: Tủy trắng lách 23
Figure 20: Tủy đỏ lách 24
Figure 21: Tuần hoàn lách 25
Figure 22: Hình ảnh niêm mạc ruột thừa cho thấy các mô lympho phân bố ở tầng niêm mạc 26
Figure 23: Hình ảnh vi thể cụm các nang lympho ở hồi tràng (Mảng Peyer) 27
Figure 24: Vị trí hạnh nhân 28
Figure 25: Hình ảnh vi thể hạnh nhân 29
Trang 4CÁC CƠ QUAN TẠO HUYẾT VÀ MIỄN DỊCH
1 ĐẠI CƯƠNG
Các tế bào máu nói chung và tế bào miễn dịch nói riêng có đời sống ngắn, nên cần
được thay thế một cách liên tục Tiến trình tạo thành các dòng tế bào máu được gọi là sự tạo huyết và nơi xảy ra tiến trình tạo tế bào máu được gọi là cơ quan tạo huyết.Tiến trình tạo huyết diễn ra cùng với sự phát triển của cá thể Sự tạo huyết xảy ra đầutiên tại các tiểu đảo máu ở trong thành túi noãn hoàng của phôi giai đoạn sớm (từ trung
bì ngoài phôi) Trong tam cá nguyệt thứ 2, sự tạo huyết diễn ra chủ yếu ở gan, cùng với một số mô lympho đóng vai trò ít hơn Sau đó, tủy xương hình thành và phát triển trở
thành cơ quan tạo huyết chính trong tam cá nguyệt thứ 3, và cùng với các cơ quan lympho là nơi chính xảy ra quá trình tạo huyết kéo dài suốt cuộc đời kể sau khi sinh.
Trang 5Nguồn gốc phôi thai các cơ quan tạo huyết:
- Mặc dù các tế bào máu đầu tiên xuất hiện trong các tiểu đảo máu ở thành trong túi noãn hoàng (quá trình tạo huyết nguyên thủy), nhưng sự tạo máu này chỉ là nhất thời Các tế bào gốc tạo máu đa năng có nguồn gốc từ trung bì phôi xung
quanh động mạch chủ tại vị trí gần trung thận, gọi là vùng động mạch chủ-sinh dục-trung thận (AGM) Các tế bào này đầu tiên xâm nhập vào gan, trở thành cơ
quan tạo huyết lớn nhất của phôi thai từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 7 Sau đó các
tế bào này từ gan xâm lấn qua tủy xương, và từ đây tủy xương thay thế gan trở thành cơ quan tạo huyết có thể tạo ra tất cả các dòng tế bào máu duy nhất và duy trì trong suốt đời
- Các mô lympho đều có nguồn gốc từ trung bì phôi (cụ thể là trung bì cận trục),
ngoại trừ tuyến ức có nguồn gốc từ cả nội bì phôi và trung bì phôi
- Trung bì phôi là lớp giữa của đĩa phôi 3 lá được hình thành trong quá trình tạo
phôi vị, do sự dịch chuyển của các tế bào từ thượng bì phôi của phôi 2 lá ở hai
gờ bên rãnh nguyên thủy đi xuống khoảng trống giữa thượng bì phôi và hạ bì phôi.
Trang 6(AGM) là nguồn gốc của sự tạo huyết chính thức.
Figure 4: Quá trình hình thành 3 lá phôi
Tủy tạo huyết là cơ quan tạo ra tất cả các dòng tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu hạt, tiểu cầu, lympho bào và mono bào Các cơ quan tạo huyết khác chỉ sản xuất lympho bào
Cơ quan tạo huyết chia thành 2 nhóm: cơ quan tạo huyết trung ương gồm tủy tạo huyết và tuyến ức, còn cơ quan tạo huyết ngoại vi gồm hạch bạch huyết, lách và mô lympho phân bố ở tầng niêm mạc.
Trang 7Các cơ quan tạo huyết có các đặc điểm cấu trúc và chức năng khá tương tự nhau, cấutạo chủ yếu bởi mô lưới (mô liên kết chuyên biệt), tạo thành chủ yếu bởi collagen type III (sợi lưới) tạo thành mạng lưới nâng đỡ nhiều loại tế bào khác nhau gồm: tế bào gốc
tạo huyết và tế bào máu thuộc các dòng khác nhau, các thế hệ khác nhau; đại thực bào và tương bào có chức năng tương ứng là dọn dẹp, tiêu hủy những tế bào máu già chết và sảnxuất kháng thể Ngoài ra còn có các tế bào lưới (nguyên bào sợi) giúp duy trì và nằm bao
bào nội mô mỏng, có nhiều lỗ thủng nằm tựa trên màng đáy không liên tục, có nhiều sợi lưới bao quanh, giúp cho các tế bào máu đã biệt hóa hoặc trưởng thành đi vào hệ tuần hoàn
Trang 82 CƠ QUAN TẠO HUYẾT TRUNG ƯƠNG
Ở trẻ sơ sinh toàn bộ tủy xương là tủy đỏ Ở người trưởng thành, tủy đỏ dần chuyển thành tủy vàng, nhất là ở các xương dài Trong khi ở các xương dẹp và xương ngắn như xương ức và xương chậu vẫn còn rất nhiều tủy đỏ
Tủy đỏ được cấu tạo từ các thành phần như mô lưới, mao mạch kiểu xoang và các tế bào tạo huyết đầu dòng:
Trang 9- Mô lưới tạo nên khung nâng đỡ cho tủy đỏ, có cấu tạo gồm tế bào lưới và sợi lưới Tế bào lưới phân bố thành một lớp bao bọc mặt ngoài các xoang mạch máu,
có các nhánh bào tương dài tỏa rộng ra xung quanh mô tủy Tế bào lưới có nhiệm
vụ tổng hợp sợi lưới và có vai trò kích thích sự biệt hóa của tế bào tạo huyết đầu dòng
Figure 6: Hình ảnh vi thể cấu trúc tủy đỏ nhuộm HE: Các tế bào tạo huyết đầu dòng (He), tế bào mỡ (FC) và xoang tĩnh mạch (VS) chiếm trọn các hốc xốp giữa các bè xương (Bo) Các đại bào (dấu mũi tên), là các tế bào lớn nhất trong tủy
Trang 10- Mao mạch kiểu xoang, cấu trúc này tạo điều kiện thuạn lợi cho các tế bào máu trưởng thành được tạo ra ở tủy xương đi vào hệ tuần hoàn một cách dễ dàng
Figure 7: Tủy xương với hoạt động tạo huyết: a Sơ đồ cấu tạo tủy đỏ: Các tiểu đảo nguyên hồng cầu tham gia vào quá
trình tạo hồng cầu, đại bào phóng thích tiểu cầu vào xoang tĩnh mạch, tế bào nội mô nằm tựa trên màng đáy, tế bào lưới trải rộng từ màng đáy vào trong khoang tạo huyết, và các tế bào mỡ rải rác. b Hình ảnh vi thể tủy đỏ nhuộm HE cho thấy trung tâm tạo huyết nằm gần kề với các xoang mạch máu trong tủy xương.
- Tế bào tạo huyết có đủ các dòng tế bào máu, nằm xen giữa hệ thống lưới và mao mạch kiểu xoang, bao gồm cả các loại tế bào máu trưởng thành từ những dòng tế bào máu khác nhau
2.2 Tuyến ức
Tuyến ức là cấu trúc gồm 2 thùy, hình tháp nằm ở trung thất trước và trên, sau xươngức.Tuyến ức hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và hoạt động chức năng đầy đủ ngay lúc sau sinh, và vẫn duy trì kích thước cho đến tuổi dậy thì sau đó nó sẽ thoái hóa với sự thay
nhu mô tuyến ức gồm các lympho bào tựa trên mạng lưới tế bào lưới biểu mô
Trang 11khi dậy thì, sau đĩ trải qua quá trình thối hĩa và mất chức năng ở tuổi trưởng thành (b) Lớp vỏ xơ mơ liên kết (C) bao bên ngồi và các bè xơ (S) chia tuyến ức thành các tiểu thùy, mỗi tiểu thùy cĩ vùng vỏ (Co) ở ngồi và vùng tủy (M) tách biệt khơng hồn tồn ở trong (c) Sau khi bị thối hĩa tuyến ức chỉ cịn vài vùng nhỏ chứa mơ lympho cịn cấu trúc vỏ (Co)
và tủy (M), và mơ này chìm trong mơ mỡ (A) Tình trạng thối hĩa tuyến ức theo tuổi làm giảm sự sản xuất lympho T nạve và cĩ thể làm giảm chức năng miễn dịch ở người lớn tuổi.
Tuyến ức là cơ quan lympho cĩ nguồn gốc phơi thai từ 2 lớp tế bào mầm nguyên thủy: nội bì phơi và trung bì phơi Phần nội bì phơi của túi mang thứ 3 biệt hĩa thành các tế bào biểu mơ lưới (tế bào lưới) gĩp phần tạo nên mạng lưới mơ liên kết nâng đỡ
(mơ lưới) Phần trung mơ bao quanh, nguồn gốc từ trung bì phơi, biệt hĩa thành vỏ xơ
mỏng bên ngồi và các bè xơ, từ đây chia nhánh và trải rộng vào trong nhu mơ tuyến ức
Trong giai đoạn phát triển của thai, các tế bào lympho T chưa trưởng thành từ tủy
xương (cĩ nguồn gốc từ trung mơ) di cư đến mơ lưới ở vùng vỏ tuyến ức, cấu tạo nên nhu mơ tuyến ức
của lympho T Đây là quá trình chọn lọc các lympho T cĩ chức năng nhưng khơng phản
lọc âm xảy ra ở vùng tủy Chức năng này cũng giảm dần sau tuổi dậy thì khi nhu mơ
lympho được thay thế bởi mơ mỡ
Các tiền lympho T (pro-T lymphocyte) từ tủy đỏ theo dịng máu đến tuyến ức ở
vùng vỏ và sinh sản tích cực để tạo ra một loạt các lympho bào nhỏ tập trung ở lớp sâu
Trang 12vùng vỏ, tại đây xảy ra sự biệt hĩa khơng phụ thuộc kháng nguyên, do đĩ chưa cĩ khả năng tham gia vào phản ứng miễn dịch, tạo thành các lympho T cĩ khả năng miễn dịch
(nạve/immunocompetent cell) Phần lớn các lympho bào nhỏ được sinh ra sẽ chết và
bị các đại thực bào tiêu hủy, chỉ cĩ số ít cịn lại phát triển đến cuối cùng và vào vùng tủy tuyến ức lưu lại đây khoảng 2-3 tuần Sau đĩ các lympho T nạve này sẽ xuyên qua thành các tĩnh mạch vào tuần hồn máu để sau đĩ vào lại vùng tủy tuyến ức hoặc vùng
vùng quanh động mạch trung tâm ở lách để tiếp xúc với kháng nguyên, sự trưởng
thành phụ thuộc kháng nguyên, từ đĩ biệt hĩa thành các lympho T thực hiện chức năng:
T gây độc tế bào (cytotoxic T cells), T giúp đỡ (helper T cells), T điều hịa (regulatory
T cells) và T ghi nhớ (memory T cells) Lympho T naive luơn di chuyển theo dịng máu
qua lại giữa tuyến ức và các cơ quan tạo huyết ngoại vi Các tế bào này cĩ thể trở lại tuyến ức nhưng khơng bao giờ vào lại vùng vỏ tuyến ức
Mỗi thùy của tuyến ức được chia thành nhiều tiểu thùy do các bè xơ phân chia nhu
mơ tuyến ức khơng hồn tồn Mỗi tiểu thùy gồm cĩ một vùng bên ngồi đậm màu gọi
là vùng vỏ và vùng tủy nhạt màu hơn ở bên trong, vùng tủy của các tiểu thùy kế cận cĩ thể hợp lưu lại với nhau Khơng như các cơ quan lympho khác, tuyến ức khơng cĩ các nang bạch huyết Mơ đệm tuyến ức là mạng lưới tế bào lưới biểu mơ Các mạch máu vào
và ra khỏi tuyến ức thơng qua các bè xơ Tuyến ức khơng cĩ mạch bạch huyết vào nhưng cĩ các mạch bạch huyết ra ở các bè xơ
Trang 13tên) để phân chia tuyến ức thành các tiểu thùy không hoàn toàn Lympho bào hiện diện dày đặc ở vùng vỏ (Co) hơn vùng tủy (Me) Trên mặt cắt cho thấy nơi nhuộm sáng màu của vùng tủy có thể tạo thành các tiểu thùy riêng biệt hoặc hợp lưu với vùng tủy kế cận Vùng tủy chứa ít lympho bào nhưng có nhiều tiểu thể Hassall (HC)
nhánh bào tương dài và liên kết với các nhánh bào tương của các tế bào lưới khácbằng những thể liên kết Bào tương tế bào lưới có nhiều hạt chế tiết có vai trò trong kích thích sự biệt hóa của các lympho bào Các mao mạch trong tuyến ức (xuất phát từ các nhánh động mạch ở vách liên kết gian tiểu thùy) được lợp bởi tế bào nội mô không có lỗ thủng nằm tựa trên màng đáy liên và tương đối dày Các
tế bào tuyến ức ở vùng vỏ được ngăn cách với máu trong hệ tuần hoàn nhờ một hàng rào được gọi là hàng rào máu - tuyến ức, được tạo thành do các thành phần như sau: tế bào nội mô mao mạch, màng đáy của tế bào nội mô, bào tương
tế bào lưới và các đại thực bào Hàng rào này có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhậpcủa các kháng nguyên xâm nhập vào vùng vỏ
Trang 14có kích thước lớn, nhân tròn sáng màu có hạt nhân, bào tương ư axit Chân của các tế bào này (dấu mũi tên) bao quanh các mao mạch (Cap) Đây là một cấu trúc điển hình của vùng vỏ được gọi là hàng rào máu – tuyến ức, năng chặn sự xâm nhập của các kháng nguyên tiếp xúc với lympho bào chưa trưởng thành.
- Vùng tủy : Có nhiều tế bào lưới, đại thực bào và một ít tương bào, đặc biệt là mật
độ lymho bào ít hơn so với vùng vỏ nhưng chúng có kích thước lớn hơn Tế bào lưới ở vùng tủy ít phân nhánh hơn so với vùng vỏ và không tạo thành hàng rào máu - tuyến ức mặc dù có tế bào lưới nhiều hơn Các tế bào lưới bị thoái hóa dần
và chết tạo thành những cấu trúc đặc biệt, đó là những tiếu thể Hassall (tiểu thể tuyến ức) Tiểu thế Hassall có đường kính thay đổi từ 30-150um, do nhiều lớp tế bào lưới xếp thành nhiều vòng đống tâm Chức năng tiểu thể Hassall chưa được biết rõ ràng, nhưng chúng có thể tiết ra một vài cytokine quan trọng cho sự hoạt hóa tế bào gai (dendritic cell) để kích thích sự biệt hóa các tế bào T CD4+ điều
hòa (regulatory T cell)
Trang 15đồng tâm cùng với các tế bào khác Các mao mạch (Cap) nằm trong các lympho bào (Ly)
Figure 12: Hình ảnh tiểu thể Hassall ở độ phóng đại cao hơn: Các cấu trúc hình bầu dục này là đặc điểm đặc trưng của
vùng tủy tuyến ức Trung tâm là các tế bào thoái hóa hoặc hoại tử được bao quanh bởi các tế bào hình đa diện Quanh tiểu thể Hassall là các tế bào lưới (ERC) và lympho bào (Ly)
3 CƠ QUAN TẠO HUYẾT NGOẠI VI
3.1 Hạch bạch huyết
Hạch bạch huyết là cơ quan lympho hình hạt đậu Chúng hiện diện khắp cơ thế, phân
bố dọc theo các mạch bạch huyết, thường tập hợp thành từng nhóm và nhận bạch huyết
(lymph) của một vùng cơ thể nhất định như: hạch vùng trung thất, hạch cổ, hạch nách,
hạch bẹn,…
Trang 16Hạch bạch huyết có nguồn gốc phôi thai học từ trung bì phôi Chức năng chính của hạch bạch huyết là lọc và lưu trữ bạch huyết trước khi đổ vào ống ngực, tạo ra các lympho bào thực hiện chức năng và các kháng thể đổ vào tuần hoàn.
Hạch bạch huyết có phần mặt lõm vào là rốn hạch ở đó có động mạch, thần kinh, tĩnhmạch và mạch bạch huyết ra Bạch huyết được dẫn đến hạch nhờ một số mạch bạch huyếtđến Hạch bạch huyết được bao bên ngoài bởi lớp vỏ xơ Vỏ xơ và vách xơ có cấu tạo là
mô liên kết có nhiều sợi collagen tạo nên khung chống đỡ của hạch Xen vào giữa thành phần chống đỡ, mô bạch huyết còn có một khung lưới được tạo bởi mô lưới do các tế bàolưới và các sợi lưới đan xen với nhau Các lympho bào, tương bào và đại thực bào nằm trong các lỗ của mô lưới
Figure 13: Hình ảnh cấu trúc của hạch bạch huyết: (1) mạch bạch huyết đến (2) mạch bạch huyết đi (3) rốn hạch (4) vỏ xơ
(5) vách xơ đi cùng với các mạch máu (6) vùng vỏ (7) vùng cận vỏ (8) vùng tủy (9) xoang dưới vỏ (10) xoang quanh nang (11) xoang tủy (12) dây tủy (13) nang lympho (14) trung tâm mầm (15) động mạch (16) tĩnh mạch
Nhu mô hạch bạch huyết cấu tạo thành ba vùng: vùng vỏ, vùng cận vỏ và vùng tủy
Trang 17bao phủ hoàn hoàn hạch và cho các nhánh bè xơ (T) vào trong nhu mô Phần lớn các xoang bên dưới vỏ xơ và quanh vách
xơ là đường dẫn các bạch huyết Nang lympho (LN) chủ yếu hiện diện ở vùng vỏ, và vùng tủy đặc trưng bởi các xoang ủy (MS) và dây tủy (MC)
lympho B nên còn gọi là vùng B Thành phần cấu tạo vùng vỏ gồm có các nang lympho Các nang lympho này có 2 loại, nang nguyên phát và nang thứ phát: nang nguyên phát chứa các lympho B nhỏ, chưa trưởng thành Khi phản ứng với
sự tiếp xúc kháng nguyên, nang nguyên phát trở thành nang thứ phát, chứa trungtâm mầm (germinal center) bắt màu sáng, là nơi các lympho B tăng sinh và biệt hóa thành tương bào cho sự sản xuất kháng thể, bao xung quanh bởi vùng áo nang
(mantle zone) bắt màu đậm gồm các lympho bào nhỏ Lympho B chiếm chủ yếu
ở các nang lympho và lympho T phần lớn sẽ ở các vùng xung quanh giữa các
các lympho bào lớn có nhân sáng, lớn và nhiều bào tương hơn Được chia thành 2vùng là vùng sáng (light zone) và vùng tối (dark zone), mỗi vùng có thành phần
tế bào và chức năng khác nhau Vùng tối là nơi có hoạt động phân bào và thực
(centroblast) có kích thước lớn, nhân to sáng chứa nhiều túi nhỏ và có 1 - 3 hạt
Trang 18nhân nằm ở màng nhân Vùng tối gồm có tâm bào (centrocyte) có kích thước nhỏ
với nhân thon dài đậm màu hơn nguyên tâm bào, võng bào (follicular dendritic cells).
Figure 15: Vùng vỏ hạch bạch huyết: Bao bên ngoài hạch là các vỏ xơ (C), xoang dưới vỏ (S), và các nang lympho (N)
Mạch bạch huyết đến xâm nhập vào trong vỏ xơ dẫn bạch huyết vào các xoang dưới vỏ.