Vậy để có thể có một môi trường bền vững cho quá trình phát triển củaViệt Nam, đặc biệt là ở trung tâm kinh tế hàng đầu của đất nước là thànhphố Hồ Chí Minh.Khi ấy cần phân tích và tìm h
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH
BỘ MÔN : LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-BÀI TIỂU LUẬN NHÓM KẾT THÚC MÔN HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN Ngày thi: 28/11/2023
1 Lý Huỳnh Minh Thiện – 235010503 – YVĐ2023
2 Bùi Bảo Khang – 2351010208 – YVĐ2023
3 Bùi Minh Phúc – 2351010405 – YVĐ2023
4 Trương Đăng Quang – 2351010441 – YVĐ2023
5 Khổng Lê Minh – 2351010315 – YVĐ2023
Bài làm gồm: 15 trang
(Ký và ghi rõ họ tên)
Bằng số Bằng chữ
ĐỀ TÀI CỦA TIỂU LUẬN NHÓM CHỌN LÀ: Cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả và vận dụng cặp
phạm trù này để lý giải tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Danh mục tài liệu tham khảo : Giáo Trình Triết Học Mác-Lenin Hệ Không Chuyên
Trang 2MỤC LỤC
I MỞ ĐẦU 3
II CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
2.1 Ô nhiễm môi trường là gì 3
2.2.1 Khái niệm nguyên nhân - kết quả 4
2.2.2 Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả 4
2.2.3 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kêt quả 4
III VẬN DỤNG 5
1 Nước: 5
1.1 Đôi nét về ô nhiễm môi trường nước 5
1.2 Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước 6
1.2.1 Ô nhiễm nguồn nước do quá trình đô thị hóa 6
1.2.2 Ô nhiễm do các điều kiện của tự nhiên 7
1.2.3 Ô nhiễm nguồn nước do quá trình tăng dân số 7
1.2.4 Ô nhiễm nguồn nước do rác thải trong sinh hoạt 7
1.2.5 Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế 8
1.2.6 Ô nhiễm nguồn nước do quá trình sản xuất nông nghiệp 8
1.2.7 Ô nhiễm nguồn nước là mặt trái của quá trình sản xuất công nghiệp 8
1.3 Kết quả 9
2 Không khí: 10
2.1 Đôi nét về hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí ở TP.HCM: 10
2.2 Nguyên nhân: 10
2.3 Kết quả: 11
IV MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ: 13
V ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC: 15
VI KẾT BÀI 16
Trang 3I MỞ ĐẦU
Giữa bộn bề cuộc sống, khi lối sống nay đã luôn chạy theo vật chất kim tiền Thì con người dường như đã quên mất những yếu tố đơn giản nhất trong cuộc sống Khi ấy những giá trị cơ bản nhất chính là môi trường xung quanh để giúp hoàn thiện bản thân mỗi người lại bị bỏ quên đằng sau
Đằng sau những tòa nhà trọc trời, những trung tâm uất hào hoa là hoàn loạt những vấn đề, những câu hỏi về cả thiên nhiên và chất lượng sống, đặc biệt khi đó là ở những đô thị lớn Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một trong những đô thị đang có xu hướng phát triển như thế Ô nhiễm môi trường đô thị lúc bấy giờ đã là một vấn đề toàn cầu, là vấn nạn của thế giới nói chung và của đất nước Việt Nam nói riêng
Nếu không có một chính sách đúng đắn để bao vệ môi trường thiên nhiên
và xã hội, quá trình tăng trưởng, phát triển kinh tế của đất nước nói chung
và các đô thị nói riêng sẽ gặp nhiều khó khăn và trở ngại Ở Việt Nam, điển hình là thành phố Hồ Chí Minh đang đi theo con đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa đổi mới để có thể trờ thành một trong những trung tâm kinh tế vươn tầm châu lục
Vậy để có thể có một môi trường bền vững cho quá trình phát triển của Việt Nam, đặc biệt là ở trung tâm kinh tế hàng đầu của đất nước là thành phố Hồ Chí Minh.Khi ấy cần phân tích và tìm hiểu sâu các nguyên nhân cũng như sự tác động của các yếu tố ấy lên môi trường đô thị Hồ Chí Minh, từ đó để đưa ra những lý giải về tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị Nên đây cũng là lý do nhóm chín tụi em chọn chủ đề 5 “Cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả và vận dụng cặp phạm trù này để lý giải tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm đề tài nghiên cứu
II CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Ô nhiễm môi trường là gì
Ô nhiễm môi trường là một thực trạng đáng buồn mà chúng ta đang phải đối mặt hằng ngày Việc ô nhiễm môi trường không chỉ dừng lại ở hình thức như vứt rác bừa bãi mà còn về mặt tinh thần, âm thanh… Nhưng để hiểu một cách chính xác và có tính hệ thống nhất thì ô nhiễm môi trường là sự xâm chiếm của các thực thể gây bẩn như vi khuẩn,
Trang 4chất phóng xạ, tiếng ồn vào trong đất đai, nguồn nước sinh hoạt hằng ngày Và hầu hết tất cả những loại ô nhiễm môi trường đó là do một tay loài người chúng ta gây nên từ rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và
sự đánh bắt vô tội vạ
2.2.1 Khái niệm nguyên nhân - kết quả
Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tương tác lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây nên những biến đổi nhất định
Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tương tác giữa các yếu tố mang tính nguyên nhân gây nên
2.2.2 Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả
1 Mọi sự vật, hiện tượng muốn dẫn đến được kết quả thì phải xuất phát
từ nguyên nhân Nguyên nhân và kết quả có mối liên hệ khách quan, phổ biến trong thế giới nhận thức Và để tiếp cận đến mọi nguyên nhân của sự vật hòng chinh phục tự nhiên của con người thì ta cần nghiên cứu nguyên nhân – gốc rễ của mọi vấn đề
2 Nguyên nhân của sự vật này chính là kết quả của sự vật khác Vì thế muốn nghiên cứu một sự vật ta cần tìm hiểu nguyên nhân của sự vật trước dẫn đến kết quả - nguyên nhân của sự vật này Thường gặp nhất
là theo trình tự thời gian nguyên nhân rồi đến kết quả Loài người đã từng khám phá ra được rất nhiều điều, phục vụ cho công tác nghiên cứu sự vật, hiện tượng bằng cách ứng dụng mối quan hệ nguyên nhân kết quả
3 Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, vì thế phải có cái nhìn khách quan, tổng thể về nguyên nhân đang tìm hiểu để từ đó có kết luận sáng suốt trong việc nhìn nhận vấn đề Đề cử như trong chuẩn đoán bệnh trong y học Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh
và ta cần phải chắt lọc, xem xét thật kỉ để đưa ra kết luận đúng nhất
Những kết quả cũng có thể tác động ngược lại nguyên nhân, bởi lẽ
đó khi ta đánh bắt, chặt cây hoặc khai thác tài nguyên, một ngày nào đó những việc làm đó sẽ tác động ngược lại chúng ta gây ra những hậu quả như hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon hay băng tan ở Nam Cực
2.2.3 Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kêt quả
Trang 5Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không có sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân, trong đó có cả những nguyên nhân chưa được nhận thức Nhưng không phải con người có thể nhận thức ngay được mọi nguyên nhân Con người đôi khi phải đối mặt với những nguyên nhân phức tạp và khó nhận thức Điều này đặt ra thách thức trong việc hiểu rõ và giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy
Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng ra từ trong đầu óc con người, tách rời với thế giới hiện thực Trong quá trình gồm nhiều mối liên hệ nhân quả thì nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa vị trí cho nhau một cách biện chứng
Trong Đó:
Kết quả tác động trở lại nguyên nhân quả đã đạt được để tạo điều kiện thức đẩynguyên nhân phát huy tác dụng, nhằm đạt mục đích
Nguyên nhân sinh ra kết quả Nguyên nhân luôn có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một hiện tượng nào đấy cần tìm trong những sự kiện những mối liên hệ xảy ra trước khi hiện tượng đó xuất hiện
Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra Những nguyên nhân này có vai trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phân loại các nguyên nhân thành nguyên nhân chủ yếu, nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài
Đồng thời phải nắm được chiều hướng tác động của các nguyên nhân, từ
đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân có tác động tích cực đến hoạt động và hạn chế sự hoạt động của nguyên nhân có tác động tiêu cực
III VẬN DỤNG
1 Nước:
1.1 Đôi nét về ô nhiễm môi trường nước
Trang 6 Ô nhiễm môi trường nước là việc nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối, kênh, rạch, mạch nước ngầm, biển… bị nhiễm bẩn, thay đổi thành phần và chất lượng theo chiều hướng xấu, trong nước chứa các chất độc hại với hàm lượng cao gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người và động thực vật
Những chất độc hại này đến từ tự nhiên và đặc biệt là từ công nghiệp, sinh hoạt là những tác nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường nước như hiện nay
Biểu hiện ô nhiễm môi trường nước thường thấy nhất là nước có màu lạ (màu vàng, màu đen, màu nâu đỏ, ), mùi lạ (mùi tanh hôi, thối nồng nặc, mùi thum thủm,…) và xuất hiện váng, nổi bọt khí, có nhiều sinh vật sống trong nước bị chết
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh rất đáng báo động Cụ thể:
Nguồn nước mặt sông Sài Gòn (quỹ dự trữ nước mặt chính của TP.HCM) đang chịu tác động từ các nguồn thải khác nhau như nguồn nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp Nước thải đô thị cùng với nước mưa chảy tràn đổ vào sông theo hệ thống cống xả chung rồi đổ ra sông Sài Gòn - Đồng Nai đang khiến dòng sông hứng chịu một nguồn chất hữu cơ khổng lồ Bên cạnh đó là nguồn phát thải từ các khu vực xung quanh như Bình Dương, Biên Hòa (Đồng Nai) theo hệ thống sông, kênh, rạch liên thông
Ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất là ở cụm công nghiệp Thanh Lương, có tới khoảng 500.000m3 nước thải/ngày từ các nhà máy bột giặt, giấy, nhuộm
Ngoài ra, môi trường nước mặt còn bị tác động mạnh bởi việc khai thác sử dụng đất phần phía thượng lưu, phát triển thủy điện thủy lợi với sự hình thành hệ thống các hồ chứa, đập dâng và việc vận hành các hệ thống này
Hoạt động sản xuất nông nghiệp sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, phát triển giao thông vận tải vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro và sự cố môi trường hay nước rò rỉ từ các bãi rác chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải vào nguồn nước cũng góp phần vào việc "giết dần" các nguồn dự trữ nước mặt
1.2 Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
Nguyên nhân khách quan
1.2.1 Ô nhiễm nguồn nước do quá trình đô thị hóa
Trang 7Sự đô thị hóa là quá trình tất yếu của phát triển xã hội Bất cứ quốc gia nào trên con đường phát triển cũng phải trải qua và sống chung với điều này
Đất đai quy hoạch thành chung cư, tòa nhà cao ốc, cây cối bị chặt để xây nhà, xây đường, cầu vượt Quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã tháo gỡ bộ mặt của tự nhiên và thay vào đó là
sự sầm uất, biểu hiện của cuộc sống hiện đại, của kinh tế phát triển
Đô thị hóa đã dẫn đến sự gia tăng gánh nặng của môi trường Điển hình là môi trường nước tại các sông, hồ khu vực đô thị đang chịu sức ép rất lớn từ các nguồn thải từ các hoạt động sinh hoạt của người dân và các hoạt động phát triển kinh tế
1.2.2 Ô nhiễm do các điều kiện của tự nhiên
Lũ lụt, gió bão, tuyết tan, hạn hán… là những tác nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước trên trái đất Chắc hẳn điều này ai trong chúng ta cũng đều cảm nhận được
Ô nhiễm tự nhiên đến từ việc tuyết tan, mưa, lũ lụt, gió bão… Ngoài ra còn có thể đến từ các hoạt động sống của sinh vật, kể
cả xác chết Khi cây cối và sinh vật chết đi, xác của chúng sẽ
bị vi sinh vật phân huỷ thành chất hữu cơ Một phần chất hữu
cơ sẽ ngấm vào lòng đất và nước ngầm Điều này gây ô nhiễm nguồn nước ngầm rồi dần dần ngấm vào sông hồ, suối, biển… Song song với những tác nhân gây ô nhiễm này thì hiện tượng động thực vật chết cũng ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước trong tự nhiên Khi cây cối và sinh vật chết đi, xác của chúng
sẽ bị vi sinh vật phân huỷ thành chất hữu cơ Một phần chất hữu cơ sẽ ngấm vào lòng đất và nước ngầm Điều này gây ô nhiễm nguồn nước ngầm rồi dần dần ngấm vào sông hồ, suối, biển…
1.2.3 Ô nhiễm nguồn nước do quá trình tăng dân số
Dễ hiểu sự bùng nổ dân số trở thành nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước Khi con người ngày càng nhiều trên trái đất dân
số tăng vọt kéo theo rất nhiều hệ lụy liên quan tới nhu cầu ăn uống, sinh hoạt, đi lại, xây dựng, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
Tất cả các hoạt động trong đời sống đều không thể thiếu nhân
tố nước Gánh nặng của cơ sở hạ tầng do gia tăng dân số ngày càng tăng và khi không thể đáp ứng được thì ô nhiễm môi
Trang 8trường nước là một trong những hệ lụy đầu tiên Do đó, con người với một loạt các hoạt động phát triển có ảnh hưởng rất lớn tới môi trường tự nhiên nói chung, môi trường nước nói riêng
Nguyên nhân chủ quan
1.2.4 Ô nhiễm nguồn nước do rác thải trong sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn đến cả nguồn nước mặt
và nước ngầm Rác có thể do người dân đổ trực tiếp hoặc bị cuốn trôi theo nước mưa xuống sông, ao hồ, cống rãnh… Lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực, làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, gây ra các bệnh nguy hiểm
1.2.5 Ô nhiễm nguồn nước từ rác thải y tế
Ở Việt Nam, các con số thống kê hiện nay cho thấy đa số các bệnh viện và cơ sở y tế trên cả nước đều chưa có được hệ thống xử lý nguồn nước thải đạt yêu cầu
Với lượng bệnh nhân rất lớn được tiếp nhận tại các bệnh viện cùng các biện pháp xử lý khám chữa bệnh và dịch vụ y tế Nếu các cơ sở này không có phương hướng rác thải dụng cụ, thiết
bị y tế đúng cách thì quả là mối nguy với môi trường
1.2.6 Ô nhiễm nguồn nước do quá trình sản xuất nông nghiệp Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nước đầu tiên bắt nguồn từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi Theo đó, các loại thức ăn thừa không qua xử lý, phân và nước tiểu của vật nuôi xả trực tiếp ra ngoài chính là những tác nhân dễ dàng nhận thấy nhất
Theo đó, hàng năm, ngành chăn nuôi thải ra khoảng 73 triệu tấn chất thải, trong đó chỉ có 30 – 60% chất thải được xử lý, lượng còn lại xả thẳng ra môi trường
Việc sử dụng quá nhiều phân bón và hóa chất BVTV không đúng quy trình cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước Phân bón và hóa chất BVTV tồn dư trong đất bị rửa trôi theo các dòng chảy mặt và
đổ vào các con sông
Chất thải trong nuôi trồng thủy sản là bùn thải chứa phân của các loài thủy sản, nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy,
Trang 9các chất tồn dư của vật tư sử dụng như hóa chất, vôi, khoáng chất, lưu huỳnh lắng đọng dẫn đến ô nhiễm môi trường nước
1.2.7 Ô nhiễm nguồn nước là mặt trái của quá trình sản xuất công nghiệp
Nước thải và rác thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp phần lớn đều được xả trực tiếp ra ao, hồ, sông suối mà chưa qua xử
lý Do đó, đây cũng chính là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước điển hình nhất
Trong nước thải công nghiệp có rất nhiều các anion gây ô nhiễm môi trường nước là Cl-, SO42-, PO43, Na+, K+ và vô
số các hợp chất kim loại nặng mang độc tính cao như Hg, Pb,
Cd, As, Sb, Cr, F… chúng sẽ hòa tan trong nước, khiến nguồn nước bị thay đổi tính chất theo chiều hướng có hại
Ô nhiễm môi trường nước nguyên nhân ở khía cạnh công nghiệp còn do sự nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư, một số cơ quan, tổ chức và cộng động dân cư còn hạn chế, chỉ chú trọng vào lợi ích kinh tế trong khi xem nhẹ vấn đề bảo vệ môi trường xung quanh, vì thế tình trạng nước nhiễm bẩn là điều đương nhiên
1.3 Kết quả
Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước đối với sinh vật dưới nước
Lượng nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, các hóa chất tồn đọng được xả ra ao, hồ, sông suối, biển cả sẽ làm môi trường sống của các sinh vật dưới nước bị thay đổi theo hướng ngày một tồi tệ hơn
Ô nhiễm môi trường nước gây ra sự chậm phát triển của tôm, cá và các sinh vật dưới nước Khi mức độ ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép, chúng sẽ không thể thích nghi được, dẫn đến cái chết hàng loạt, làm tài nguyên biển, cũng như hệ sinh thái dưới nước bị suy kiệt Nếu ăn cá bị nhiễm độc, sức khỏe con người cũng bị đe dọa
Tác hại của ô nhiễm môi trường nước đối với thực vật
Không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh vật sống dưới nước mà một trong những tác hại của ô nhiễm nước còn ảnh hưởng đến đời sống của hệ thực vật trên cạn
Cụ thể, dùng nước bị ô nhiễm để tưới tiêu cho cây trồng, hoa màu sẽ khiến chúng bị còi cọc, chậm phát triển Nếu mức độ nhiễm bẩn của nước quá lớn còn làm thực vật bị chất hàng loạt, đất đai ngày càng
Trang 10bị cằn cỗi, dễ xói mòn Cũng như đối với sinh vật dưới nước, nếu ăn phải thực vật bị nhiễm độc, sức khỏe con người cũng sẽ bị ảnh hưởng
Ô nhiễm nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước:
Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước là làm biến đổi chất lượng nguồn nước, bao gồm cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm Điều này khiến nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày, vệ sinh cá nhất, phục
vụ nông nghiệp và công nghiệp rơi vào tình trạng khan hiếm Đây chính là một thảm họa vô cùng lớn đối với toàn thể nhân loại
2 Không khí:
2.1 Đôi nét về hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí ở TP.HCM:
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho sinh vật khác như động vật và cây lương thực, nó có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng Hoạt động của con người và các quá trình tự nhiên
có thể gây ra ô nhiễm không khí
Biểu hiện của tình trạng ô nhiễm là sự thay đổi của các thành phần trong không khí như khói, bụi, hơi và một số loại khí lạ xâm nhập vào không khí
(Theo Báo cáo chất lượng không khí toàn cầu (AirVisual & Greenpeace), Thống kê năm 2018 của WHO)
2.2 Nguyên nhân:
Nguyên nhân khách quan:
Sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao, các hạt bụi trôi nổi trong không khí và có thể gây ô nhiễm cho các quốc gia quanh khu vực miệng núi lửa Bên cạnh đó, cháy rừng tự nhiên cũng là một nguyên nhân cần đề cập
Quy mô nền kinh tế và dân số nước ta ngày càng tăng, mức độ công nghiệp hoá và đô thị hóa ngày càng cao, khai thác tài nguyên thiên nhiên ồ ạt và thiếu kiểm soát, phát sinh nhiều nguồn gây ô nhiễm Các nguồn cung không khí sạch ngày càng bị hạn chế vì những lý do
tư lợi cá nhân cho con người
Nguyên nhân chủ quan: