1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu phổ thông của các công ty cổ phần nghành dầu khí được niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

91 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu phổ thông của các công ty cổ phần ngành Dầu khí được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả Nguyễn Hoàng Tùng
Người hướng dẫn TS Ngô Khánh Huyền
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,63 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU (11)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (11)
    • 1.2. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu (13)
    • 1.3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (13)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (13)
    • 1.5. Kết cấu của đề tài (14)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁ CỔ PHIẾU PHỔ THÔNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ DẦU ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU PHỔ THÔNG (15)
    • 2.1. Tổng quan về cổ phiếu (15)
      • 2.1.1. Khái niệm cổ phiếu (15)
      • 2.1.2. Phân loại cổ phiếu (15)
      • 2.1.3. Tổng quan về cổ phiếu phổ thông (16)
    • 2.2. Tổng quan về giá cổ phiếu phổ thông (16)
      • 2.2.1. Mệnh giá cổ phiếu (16)
      • 2.2.2. Giá trị sổ sách của cổ phiếu (17)
      • 2.2.3. Giá trị thực của cổ phiếu thường (17)
      • 2.2.4. Giá trị thị trường của cổ phiếu thường (19)
    • 2.3. Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường (20)
      • 2.3.1. Quy mô công ty (20)
      • 2.3.2. Chính sách cổ tức (20)
      • 2.3.3. Khả năng sinh lời (ROA, ROS, ROE, EPS) (21)
      • 2.3.4. Khả năng thanh toán ngắn hạn (CR, QR) (22)
      • 2.3.5. Chính sách của ngành Dầu khí (22)
      • 2.3.6. Chính sách quản lý của Chính phủ (23)
      • 2.3.7. Giá dầu thế giới (24)
      • 2.3.8. Tỷ lệ lạm phát (24)
      • 2.3.9. Tăng trưởng GDP (24)
      • 2.3.10. Lãi suất (25)
    • 2.4. Tổng quan những nghiên cứu thực nghiệm (25)
  • CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (38)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (38)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (39)
      • 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu (39)
      • 3.2.2. Phương pháp xử lí số liệu (39)
    • 3.3. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (44)
      • 3.3.1. Mô hình nghiên cứu và các biến nghiên cứu (45)
      • 3.3.2. Các biến và giả thuyết nghiên cứu đề ra (46)
      • 3.3.3. Giả thuyết nghiên cứu (47)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (50)
    • 4.1. Đặc điểm của ngành dầu khí Việt Nam (50)
      • 4.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ngành Dầu khí (50)
      • 4.1.2. Đặc trưng ngành Dầu khí (53)
    • 4.2. Thực trạng giá cổ phiếu phổ thông của các công ty cổ phần ngành Dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (54)
      • 4.2.1. Thực trạng giá cổ phiếu của các công ty cổ phần ngành Dầu khí (54)
      • 4.2.2. Thực trạng giá cổ phiếu ngành Dầu khí năm 2018 (56)
      • 4.2.3. Thực trạng giá cổ phiếu ngành Dầu khí năm 2019 (57)
      • 4.2.4. Thực trạng giá cổ phiếu ngành Dầu khí năm 2020 (58)
      • 4.2.5. Thực trạng giá cổ phiếu ngành Dầu khí năm 2021 (59)
      • 4.2.6. Thực trạng giá cổ phiếu ngành Dầu khí năm 2022 (60)
    • 4.3. Phân tích thực trạng các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu phổ thông của các công ty cổ phần ngành Dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (61)
      • 4.3.1. Quy mô công ty (61)
      • 4.3.2. Chính sách cổ tức (DPS) (63)
      • 4.3.3. Khả năng sinh lời (64)
      • 4.3.4. Khả năng thanh toán ngắn hạn (71)
      • 4.3.5. Tăng trưởng GDP (73)
      • 4.3.6. Lạm phát (73)
      • 4.3.7. Giá dầu thế giới (74)
    • 4.4. Phân tích hồi quy (75)
      • 4.4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (75)
      • 4.4.2. Kiểm định đa cộng tuyến (78)
      • 4.4.3. Khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến (78)
      • 4.4.4. Kiểm định Hausman (79)
      • 4.4.5. Kiểm định tự tương quan (80)
      • 4.4.6. Kiểm định phương sai sai số thay đổi (80)
    • 4.5. Tổng hợp kết quả kiểm định và kết quả hồi quy bảng FLGS (81)
    • 4.6. Kết quả của mô hình (82)
      • 4.6.1. Các nhân tố có tác động cùng chiều (82)
      • 4.6.2. Các nhân tố có tác động ngược chiều (83)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ (84)
    • 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu (84)
    • 5.2. Một số hạn chế của đề tài nghiên cứu (84)
    • 5.3. Một số kiến nghị (85)

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đề tài Khóa luận tốt nghiệp “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu phổ thông của các công ty cổ phần ngành Dầu khí được niêm yết trên thị trường

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁ CỔ PHIẾU PHỔ THÔNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ DẦU ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU PHỔ THÔNG

Tổng quan về cổ phiếu

Theo Khoản 1, Điều 4, Luật chứng khoán 2019 chứng khoán là tài sản bao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký; chứng khoán phái sinh; các loại chứng khoán khác do Chính phủ quy định

Loại chứng khoán phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là cổ phiếu Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì cổ phiếu có 02 loại chính: Cổ phiếu phổ thông (hay còn gọi là cổ phiếu thường) và cổ phiếu ưu đãi Trong đó, cổ phiếu ưu đãi lại được chia thành 04 loại: Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết, cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại và cổ phiếu ưu đãi khác

Cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông sẽ có các quyền được quy định tại Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 trong đó nổi bật là quyền dự họp, phát biểu, biểu quyết tại các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông Còn cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi sẽ được hưởng một số đặc quyền đồng thời bị hạn chế một số quyền so với cổ đông phổ thông Cụ thể:

Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: Có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông Cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi biểu quyết có các quyền như cổ đông phổ thông nhưng không được chuyển nhượng cổ phiếu đó cho người khác (trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế)

Cổ phiếu ưu đãi cổ tức: Được trả cổ tức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phiếu phổ thông/mức ổn định hằng năm nhưng bị loại trừ quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông hay đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (trừ trường hợp Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức)

Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại: Được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được thoả thuận trước Những người nắm cổ phiếu này cũng bị loại trừ quyền biểu quyết, dự họp đại hội cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (trừ khi cổ phiếu ưu đãi hoàn lại chuyển thành

6 cổ phiếu phổ thông hoặc Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại)

Dựa vào quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho người nắm giữ, có thể phân biệt được cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi Đây là cách phân biệt phổ biến nhất Khi nói đến cổ phiếu của một công ty, người ta thường nói đến cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi

Bên cạnh, cách phân loại dựa vào quyền lợi của chủ sở hữu cổ phiếu thì cổ phiếu còn được phân loại theo hình thức như sau:

Cổ phiếu ghi danh: Ghi rõ tên người sở hữu trên cổ phiếu Cổ phiếu này khá chuyển nhượng phức tạp, phải đăng ký tại cơ quan phát hành và phải được Hội đồng Quản trị của công ty cho phép

Cổ phiếu vô danh: Không ghi tên người sở hữu trên cổ phiếu Nhà đầu tư có thể tự do chuyển nhượng cổ phiếu này

2.1.3 Tổng quan về cổ phiếu phổ thông

Cổ phiếu phổ thông (Common stocks) hay còn gọi là cổ phiếu thường, là loại cổ phiếu phổ biến nhất của một công ty cổ phần Cổ đông nắm giữ loại cổ phiếu này được gọi là cổ đông phổ thông, và họ có đầy đủ quyền chuyển nhượng, biểu quyết và hưởng cổ tức tương ứng với số cổ phần nắm giữ Tuy nhiên, trong trường hợp công ty phá sản, cổ đông phổ thông chỉ được nhận tiền sau khi chủ nợ, trái chủ và cổ đông ưu đãi đã nhận phần tiền tương ứng

Cổ phiếu phổ thông được phát hành rộng rãi ra công chúng, và bất kỳ nhà đầu tư nào cũng có thể mua thông qua đợt phát hành lần đầu ra công chúng hoặc thị trường chứng khoán Cổ tức nhận được từ cổ phiếu không cố định và phụ thuộc vào tình hình kinh doanh và chính sách của công ty

Cổ đông phổ thông có quyền tham gia Đại hội cổ đông, biểu quyết và nhận cổ tức Họ cũng có quyền chuyển nhượng cổ phiếu và quyền mua mới cổ phiếu khi công ty phát hành thêm Ngoài ra, cổ đông phổ thông còn có quyền kiểm tra sổ sách, tra cứu điều lệ công ty, và hưởng một phần tài sản nếu công ty phá sản.

Tổng quan về giá cổ phiếu phổ thông

Tại Điều 13, Luật Chứng khoán 2019 quy định mệnh giá chứng khoán chào bán trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ghi bằng Đồng Việt Nam Mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng là 10 nghìn đồng

Thư viện ĐH Thăng Long

7 Mệnh giá cổ phiếu hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của cổ phiếu là giá trị mà công ty cổ phần ấn định cho một cổ phiếu và được ghi trên cổ phiếu Giá trị mệnh giá của cổ phiếu không liên quan đến giá trị thị trường

2.2.2 Giá trị sổ sách của cổ phiếu

Giá trị sổ sách của cổ phiếu thường là kết quả của quá trình tính toán dựa trên thông tin kế toán của doanh nghiệp Trong tình huống doanh nghiệp chỉ phát hành cổ phiếu thường, giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu thường được xác định bằng cách chia vốn chủ sở hữu hoặc tổng giá trị tài sản thuần của công ty cho tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành

Nếu doanh nghiệp phát hành cả cổ phiếu ưu đãi, quy trình tính giá trị sổ sách yêu cầu trừ đi giá trị cổ phiếu ưu đãi từ tổng giá trị tài sản thuần, sau đó chia cho tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành Giá trị của cổ phiếu ưu đãi được xác định dựa trên mệnh giá hoặc giá mua lại, phụ thuộc vào loại cổ phiếu ưu đãi mà doanh nghiệp phát hành Đồng thời, giá trị này còn được tính thêm phần cổ tức chưa được trả cho cổ đông ưu đãi từ các kỳ trước (nếu có)

Qua quá trình xem xét giá trị sổ sách, cổ đông có thể hiểu rõ hơn về sự gia tăng giá trị của cổ phiếu thường sau một khoảng thời gian kinh doanh, so với số vốn đầu tư ban đầu Điều này giúp họ đưa ra quyết định thông tin và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách chính xác và toàn diện

Giá trị sổ sách của công ty được xác định bằng cách:

Giá trị sổ sách = 𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧−𝐓ổ𝐧𝐠 𝐬ố 𝐧ợ−𝐆𝐢á 𝐭𝐫ị 𝐜ổ 𝐩𝐡𝐢ế𝐮 ư𝐮 đã𝐢 (𝐧ế𝐮 𝐜ó)

2.2.3 Giá trị thực của cổ phiếu thường

Giá trị thực hay còn gọi là giá trị lý thuyết của cổ phiếu thường là giá trị thực của cổ phiếu tại thời điểm hiện tại, được tính dựa trên các yếu tố như cổ tức của công ty, triển vọng phát triển và lãi suất thị trường Đây là cơ sở quan trọng để nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư vào cổ phiếu, giúp họ đánh giá giá trị thực của cổ phiếu để so sánh với giá thị trường và chọn ra phương án đầu tư hiệu quả nhất Có nhiều phương pháp tính toán và đo lường giá trị thực của cổ phiếu, nhưng tổng cộng có hai phương pháp chính được sử dụng: phương pháp chiết khấu dòng tiền và phương pháp định giá so sánh

Phương pháp chiết khấu dòng tiền (Discounted Cash Flow, DCF): là một phương pháp định giá cổ phiếu dựa trên nguyên lý rằng giá trị hiện tại của doanh nghiệp là tổng của các dòng tiền mà công ty sẽ trả cho cổ đông trong tương lai

P0: Giá trị thực của cổ phiếu thường n: Thời gian đầu tư dự kiến

CFt: Dòng tiền tại năm t k: Tỷ suất chiết khấu

Phương pháp này bao gồm các kỹ thuật như chiết khấu dòng cổ tức, chiết khấu dòng tiền tự do cho toàn bộ doanh nghiệp, và chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu (VCSH) Phương pháp chiết khấu dòng tiền có thể được áp dụng cho nhiều loại hình công ty khác nhau Tuy nhiên, độ chính xác và hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào việc ước tính chính xác giá trị dòng tiền trong tương lai, tỷ suất chiết khấu, và số năm dự đoán

Phương pháp định giá so sánh: dựa trên việc so sánh các tỷ số giá trị thị trường để xác định giá cổ phiếu phù hợp nhất Các tỷ số định giá tham chiếu trong phương pháp này có thể bao gồm tỷ số P/B (giá trị cổ phiếu trên giá trị sổ sách), tỷ số P/E (giá trị cổ phiếu trên thu nhập một cổ phiếu) và tỷ số P/S (giá trị cổ phiếu trên doanh thu mỗi cổ phiếu) Các tỷ số định giá tham chiếu này có thể được áp dụng từ ngành, hoặc có thể sử dụng ước tính của công ty với kỳ vọng tương lai hoặc so sánh với các công ty tương đương trong cùng ngành

Tương ứng với các tỷ số giá tham chiếu P/B, P/E và P/S, giá trị tham chiếu của các công ty có thể là BVPS (giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu được tính bằng cách chia giá trị VCSH không bao gồm cổ phiếu ưu đãi cho số cổ phiếu thường đang lưu hành), EPS (lợi nhuận mỗi cổ phiếu thường) và S (doanh thu mỗi cổ phiếu được tính bằng cách chia doanh thu thuần cho số cổ phiếu thường đang lưu hành)

Phương pháp định giá so sánh mang lại ưu điểm của kết quả nhanh chóng để đưa ra quyết định trong thời gian ngắn Ngoài ra, phương pháp này dựa trên giá trị thị trường Tuy nhiên, nhược điểm chính của nó là sự phụ thuộc vào kinh nghiệm của người định giá và không giải thích được sự chênh lệch giá trị giữa các doanh nghiệp khi một số chỉ số như thu nhập, giá trị sổ sách, hoặc doanh thu trên mỗi cổ phiếu lại cao hơn ở một doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác Cuối cùng, phương pháp này không cung cấp cơ sở cho nhà đầu tư để phân tích, đánh giá khả năng tăng trưởng và rủi ro ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp

Mỗi phương pháp định giá cổ phiếu có tính ưu điểm và nhược điểm khác nhau tùy thuộc vào lựa chọn của nhà đầu tư để xác định giá trị thực của cổ phiếu

Thư viện ĐH Thăng Long

2.2.4 Giá trị thị trường của cổ phiếu thường

Giá trị thị trường: là giá trị thị trường hiện tại của cổ phiếu thường, được thể hiện trong giao dịch cuối cùng đã được ghi nhận Dựa vào quan hệ cung cầu, giá thị trường có thể cao hơn, thấp hơn hoặc bằng giá trị thực của cổ phiếu tại thời điểm đó Quá trình xác định giá trị thị trường của cổ phiếu chủ yếu thông qua các giao dịch trên thị trường chứng khoán

Giá trị thị trường được xác định bằng giá trị khớp lệnh của cổ phiếu tại một thời điểm cụ thể, được quyết định thông qua các giao dịch mà nhà đầu tư thực hiện Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thị trường của cổ phiếu bao gồm cả yếu tố nội tại và ngoại tại Yếu tố nội tại bao gồm hiệu suất tài chính và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, trong khi yếu tố ngoại tại có thể là lạm phát, tăng trưởng GDP, và lãi suất

Các nhân tố nội sinh và ngoại sinh đều ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư và từ đó ảnh hưởng đến giá trị thị trường của cổ phiếu Trong mỗi ngày giao dịch, giá trị thị trường của cổ phiếu được thể hiện qua giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất và giá trung bình

Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thường

Quy mô là một biểu hiện trực quan của công ty mà nhà đầu tư có thể dễ dàng nhận biết Một công ty có quy mô lớn sẽ có lợi thế trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay Phạm Tiến Mạnh và cộng sự (2020) cho rằng, các công ty có quy mô lớn hay mở rộng quy mô ở nhiều ngành nghề, có tiềm lực tài chính cũng như năng lực cạnh tranh cao sẽ có uy tín cao trên thị trường nên có thể huy động được lượng vốn lớn từ nhà đầu tư với giá cổ phiếu cao Trong khóa luận, tác giả sử dụng thước đo Tổng tài sản để đánh giá quy mô của các công ty

Chính sách cổ tức thể hiện quyết định giữa việc chia lợi nhuận cho cổ đông và phần giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư Việc chi trả cổ tức cao hay thấp phụ thuộc vào thu nhập thực tế tại thời điểm chi trả của công ty và tiềm năng tăng trưởng thu nhập trong tương lai của cổ đông Chính sách cổ tức xem xét mối quan hệ giữa thu nhập hiện tại và tăng trưởng thu nhập trong tương lai Mục tiêu của chính sách cổ tức là tối đa hóa giá trị thị trường của công ty, hay nói cách khác là tối đa hóa giá cổ phiếu trên thị trường Các hình thức chi trả cổ tức của công ty bao gồm cổ tức tiền mặt, cổ tức cổ phiếu và cổ tức tài sản Để đo lường chính sách cổ tức, thông thường các nhà nghiên cứu sử dụng các tỷ lệ chi trả (Pcs – Dividend payout raio), cổ tức trả cho một cổ phần thường (DPS – Dividend per share), tỷ suất cổ tức (DY – Dividend yield) Trong khóa luận, tác giả sử dụng chỉ tiêu DPS để đo lường chính sách cổ tức của các công ty cổ phần ngành Dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Cổ tức mỗi cổ phần (DPS) là số tiền mà mỗi cổ đông sở hữu cổ phần của công ty nhận được Tỷ lệ này thể hiện số tiền được trả cho mỗi cổ đông, và không tính đến phần lợi nhuận được giữ lại trong doanh nghiệp Mặc dù lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông, nhưng số tiền mà họ thực sự nhận được là lợi nhuận được chia và trả dưới dạng cổ tức tiền mặt Đây được xem là một phần thưởng cho rủi ro mà nhà đầu tư chấp nhận khi đầu tư DPS thể hiện phần của lợi nhuận công ty được phân chia đều giữa các cổ đông Quyết định về cổ tức mỗi cổ phần là bắt buộc và chiến lược, được đưa ra bởi ban giám đốc công ty, và có thể trả dưới dạng tiền mặt, cổ phiếu hoặc tài sản DPS giúp đo lường cổ tức được phân phối cho mỗi cổ phiếu cổ đông Nó chỉ ra khía cạnh lợi nhuận của công ty và cũng tạo ra một tiêu chí để so sánh ý nghĩa giữa các công ty khác nhau Từ đó có thể thấy sự phát triển của một công ty

Thư viện ĐH Thăng Long

2.3.3 Khả năng sinh lời (ROA, ROS, ROE, EPS)

Nhóm chỉ tiêu thuộc khả năng sinh lời luôn được các nhà đầu tư dài hạn chú trọng quan tâm vì nó gắn liền với lợi ích kinh tế của họ Đây là cơ sở để đánh giá kết quả kinh doanh trong một thời kì nhất định, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của cổ phiếu và sự tăng giá Khi phân tích khả năng sinh lời của công ty có nhiều thước đo để đo lường Tuy nhiên, thước đo phổ biến nhất sử dụng để đo lường khả năng sinh lời của công ty bao gồm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS – Returns on sales), tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA - Returns on assets), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE – Returns on Equities)

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng doanh thu thuần thu được từ hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp có được bao nhiêu đồng lợi nhuận Hay nói cách khác, lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trên doanh thu ROS được biểu thị dưới dạng tỷ lệ phần trăm (%) Mức ROS càng cao, thể hiện rằng doanh nghiệp đang thực hiện hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả và có khả năng sinh lời cao, lợi nhuận lớn, cũng như có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, làm cho việc đầu tư vào doanh nghiệp trở nên hấp dẫn Khi ROS giảm trong khi doanh thu vẫn tăng trưởng thì khâu quản lí chi phí cần được xem xét vì những chi phí bỏ ra đang không có tác dụng

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA):

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản đo lường hoạt động của một công ty trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận, cho biết cứ một đồng công ty đầu tư vào tài sản thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ số ROA càng cao thì điều đó cho thấy rằng khả năng sử dụng tài sản càng có hiệu quả

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu đo lường khả năng sinh lời của một khoản đầu tư trên mỗi đồng vốn bỏ ra Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng sinh lời trên một đơn vị vốn chủ sở hữu càng lớn tức là doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả tốt Công ty nào có hệ số này cao hơn thì khả năng sinh lời của công ty đó hấp dẫn nhà đầu tư hơn

Thu nhập trên mỗi cổ phiểu (EPS)

𝐒ố 𝐜ổ 𝐩𝐡𝐢ế𝐮 𝐭𝐡ườ𝐧𝐠 đ𝐚𝐧𝐠 𝐥ư𝐮 𝐡à𝐧𝐡 Chỉ số EPS (Earnings Per Share) là một chỉ số tài chính được sử dụng để đo lường lợi nhuận trung bình mà mỗi cổ phiếu của một công ty sản xuất trong một khoảng thời gian cụ thể Nó cung cấp thông tin về số tiền lợi nhuận sau thuế của công ty được phân chia cho mỗi cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường chứng khoán EPS là yếu tố chính cấu thành nên chỉ số định giá P/E, E trong P/E được hiểu là EPS Nhà đầu tư có thể tìm hiểu được giá trị của một cổ phiếu qua các kỳ bằng cách chia giá một cổ phần của doanh nghiệp cho EPS của nó, từ đó ra kết quả bằng mức định giá mà thị trường sẵn sàng trả cho cổ phiếu

2.3.4 Khả năng thanh toán ngắn hạn (CR, QR)

Khả năng thanh toán ngắn hạn được thể hiện qua khía cạnh: Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh

𝐍ợ 𝐧𝐠ắ𝐧 𝐡ạ𝐧 Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp Nó cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi mấy đồng tài sản ngắn hạn Chỉ số này cho thấy mức độ an toàn của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu các khoản nợ ngắn hạn Tuy nhiên chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn không phản ánh được rõ tính linh hoạt của công ty Chính vì vậy để loại bỏ những tài sản có tính thanh khoản kém trong tài sản lưu động thì chỉ số khả năng thanh toán nhanh được sử dụng

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho Nó cho biết một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi mấy đồng tài sản ngắn hạn sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho Có thể nói rằng, sau khi đã loại trừ giá trị hàng tồn kho – là bộ phận có tính thanh khoản thấp nhất trong tài sản ngắn hạn – giá trị thuần còn lại của tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn hay không

2.3.5 Chính sách của ngành Dầu khí

Các chính sách của ngành Dầu khí Việt Nam gồm các chính sách về khai thác và sản xuất, chính sách thuế và lợi nhuận, chính sách năng lượng và môi trường, chính sách quốc tế và thương mại… Các chính sách này đều có ảnh hưởng lớn đến với các doanh nghiệp khai thác, kinh doanh về năng lượng và dầu khí

Quy định về khai thác và sản xuất: Khi nhà nước đưa ra các quy định có thể làm thay đổi về quy trình khai thác sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và hiệu suất của

Thư viện ĐH Thăng Long

13 các dự án điều này sẽ tác động tới doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp khai thác và sản xuất Dầu khí

Chính sách thuế và phân chia lợi nhuận: Hiện hành, các sắc thuế áp dụng đối với mặt hàng xăng dầu gồm: thuế nhập khẩu (đối với xăng dầu nhập khẩu), thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với xăng) và thuế bảo vệ môi trường (không thu phí, lệ phí đối với xăng dầu), đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như thực tiễn của Việt Nam Các biện pháp thuế và chính sách phân chia lợi nhuận của Chính phủ có thể tác động trực tiếp đến thu nhập và lợi nhuận của các công ty ngành Dầu khí

Chính Sách năng lượng và môi trường: Việc hỗ trợ và khuyến khích sử dụng nguồn năng lượng tái tạo có thể ảnh hưởng đến chiến lược đầu tư và phát triển của các công ty dầu khí Ngoài ra, các biện pháp bảo vệ môi trường có thể đặt ra yêu cầu và hạn chế cho các hoạt động khai thác và sản xuất

Chính Sách Quốc Tế và Thương Mại: Các hiệp định thương mại và quan hệ quốc tế có thể ảnh hưởng đến việc xuất khẩu và nhập khẩu dầu và khí, tác động đến cơ hội kinh doanh của các công ty

2.3.6 Chính sách quản lý của Chính phủ

Tổng quan những nghiên cứu thực nghiệm

Quy mô công ty (SIZE)

Bảng 2.1 Các nghiên cứu về Quy mô công ty

Tổng tài sản công ty

Rifki Deva, Angguliyah Rizqi (2022) “The Effect of Profitability,

Solvency, Market Value, and Company Size on Stock Prices in Food and Beverage Sector Companies”

Ari Kokko and Fredrik Sjửholm (2004) “The Internationalization of Vietnamese SMEs” Asian Economics Papers, Vol.4, No.1

Henrick Hansen, John Rand and Finn Tarp (2002) “SME Growth and Survival in Vietnam: Did Direct Government Support Matter?”

Vương Đức Quân Hoàng và Hồ Thị Huệ (2008): “Một nghiên cứu thực nghiệm đối với thị trường chứng khoán Việt nam” Tạp chí ngân hàng, 22 (2008), trang 38-45 Jacek Welc “Global Review of Accounting and Finance” Vol 3

Nguyễn Đăng Thanh (2011), “Đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu doanh nghiệp ngành Xây dựng bằng mô hình FAMA - FRENCH”, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế TP HCM

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

16 Trong nghiên cứu của Rifki Deva và Angguliyah Rizqui (2022), Putranto và Darmanwan (2018) đã chỉ ra rằng quy mô của công ty có tác động đáng kể đến giá cổ phiếu của các công ty trong lĩnh vực Thực phẩm và Đồ uống niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán Indonesia (IDX) trong giai đoạn 2017-2020 một cách riêng lẻ Điều này có nghĩa là các công ty có tổng tài sản lớn ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công ty Chứng tỏ rằng mối quan hệ giữa kích thước của công ty và hướng của giá cổ phiếu, theo ý nghĩa nếu kích thước của công ty tăng, giá cổ phiếu sẽ tăng Nghiên cứu này khẳng định với kết quả của Widjaja (2009) mà cho biết quy mô của công ty được đo lường bằng tổng tài sản ảnh hưởng tích cực và đáng kể đối với triển vọng cổ phiếu của công ty Ý kiến này được xác nhận bởi Wiliandri (2011) rằng quy mô của một công ty có thể thấy từ tổng tài sản của một công ty, giá cổ phiếu của công ty càng cao khi quy mô của công ty lớn, nếu quy mô của các công ty nhỏ hơn, giá cổ phiếu sẽ thấp hơn

Nghiờn cứu của Ari Kokko and Fredrik Sjửholm (2004), Henrick Hansen, John Rand và Finn Tarp (2002) cũng đã chỉ ra rằng quy mô của công ty có ảnh hưởng dương tới hoạt động sản xuất kinh doanh của một công ty Các doanh nghiệp có quy mô lớn vừa có điều kiện về vốn, lao động tốt hơn, quy mô thị trường rộng nên góp phần hỗ trợ tốt cho hoạt động kinh doanh Đồng thời vì công ty có tổng tài sản lớn sẽ có điều kiện dễ dàng hơn để có được các khoản vay do giá trị của tài sản cầm cố lớn và mức độ uy tín đối với ngân hàng cũng cao hơn Thêm vào đó khi có sự gia tăng về quy mô sẽ giúp các doanh nghiệp có thể gia tăng sản xuất đáp ứng được nhu cầu thiếu hụt trên thị trường góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty Kết quả kinh doanh tốt sẽ là tín hiệu tốt để thu hút các nhà đầu tư tìm đến cổ phiếu của công ty Từ những điều trên là lí do khiến cho giá cổ phiếu của công ty có xu hướng tăng

Tuy nhiên trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm tại thị trường chứng khoán Việt nam, Vương Đức Quân Hoàng và Hồ Thị Huệ (2008) đã sử dụng mô hình 3 nhân tố Fama-French để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi suất cho danh mục các cổ phiếu trên sàn HOSE Kết quả cho thấy danh mục các cổ phiếu có quy mô nhỏ có lợi nhuận cao hơn danh mục các cổ phiếu có quy mô lớn Nhóm tác giả chỉ ra rằng các công ty có quy mô càng lớn thì tỷ số Nợ trên Tổng tài sản là càng lớn, dẫn tới rủi ro hoạt động kinh doanh tăng cao khi hoạt động kinh doanh có sự sụt giảm, đồng thời, chi phí tài chính cao làm giảm lợi nhuận đạt được của công ty, điều này khiến cho nhà đầu tư ưa lựa chọn các cổ phiếu của các công ty có quy mô nhỏ hơn là các công ty có quy mô lớn Nghiên cứu này cho ra kết quả giống với nghiên cứu của Jacek Welc trong giai đoạn 12 năm từ 1999 đến 2011 cho Sàn Giao dịch Chứng khoán Warsaw

Cùng sử dụng phương pháp giống nghiên cứu của T.s Vương Đức Hoàng Quân, nghiên cứu của Nguyễn Đăng Thanh (2011) dùng để đo lường tỷ suất sinh lời của cổ phiếu doanh nghiệp ngành xây dựng, kết quả cho thấy không có mối quan hệ giữa quy

Thư viện ĐH Thăng Long

17 mô công ty đối với tỷ suất sinh lời mà thay vào đó nhân tố thị trường mới có tác động đến tỷ suất sinh lời Từ đó cho ta thấy quy mô công ty không có tác động đến tỷ suất sinh lời và giá cổ phiếu

Bảng 2.2 Các nghiên cứu về Giá dầu thế giới

Có tác động Giá dầu thô

Harahap, M I (2018) “Impact of macroeconomic variables and financial performance on stock prices of oil and gas mining companies” International Journal of Economic,

“Determinants factors of stock price in oil and gas sector” (Indonesia stock exchange 2011-2016) Eurasian Journal of

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Cũng tại thị trường Indonesia, Wahyono và cộng sự (2019) xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trong khoảng thời gian 2011 -

2016 Họ sử dụng phương pháp OLS để xử lý bộ dữ liệu gồm 6 công ty dầu khí Với ba yếu tố được đề xuất ban đầu gồm: giá dầu thế giới, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu và tỷ giá hối đoái thì họ đã tìm thấy tác động tích cực của giá dầu thế giới đến giá cổ phiếu Giải thích cho sự tác động tích cực này là khi giá dầu gia tăng, kỳ vọng về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp dầu khí sẽ tăng lên và kéo theo giá cổ phiếu sẽ tăng

Cùng quan điểm giá dầu tác động tích cực tới giá cổ phiếu, Harahap (2018) cũng chứng minh tương tự đối với các cổ phiếu ngành Dầu khí tại thị trường Indonesia từ năm 2012 đến năm 2016 và cũng có cùng kết quả là giá dầu thế giới có tác động tích cực và mạnh nhất tới giá cổ phiếu của các công ty thuộc lĩnh vực này

Bảng 2.3 Các nghiên cứu về Chính sách cổ tức

“The Impact of EPS & DPS on the stock price: Evidence from

The Saudi Stock Exchange” (2021) Dr Babikir Mubarak, O

Elsheikh, Dr Abdelfattah Allaoui , Saleh Mohammed Alsharmah

“Dividends, Earnings, and Stock Prices”, M J Gordon

The Review of Economics and Statistics Vol 41, No 2, Part 1 (May, 1959),

Mian Sajid Nazir, Abdullah, Muhamad Musarrat Nawaz, “How

Dividend Policy Affects Volatility of Stock Prices of Financial Sector Firms of Pakistan” American Journal of Scientific Research

“Dividend Policy, Growth, and the Valuation of Shares”

Merton H Miller and Franco Modigliani, The Journal of Business

Vol 34, No 4 (Oct., 1961), pp 411-433 (23 pages)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Có rất nhiều nghiên cứu xuất hiện để tìm hiểu liệu chính sách cổ tức có tác động gì đến giá chứng khoán của công ty hay không? Đã có một số nghiên cứu cho rằng việc công ty có trả cổ tức hay không không có ý nghĩa quan trọng và không có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và giá trị của công ty Có một số khác lại cho rằng chính sách cổ tức có thể được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá cổ phiếu Đầu tiên, là quan điểm chính sách cổ tức tác động không có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu Theo Miller & Modigliani (1961) đã thể hiện rằng trong một thị trường vốn hoàn hảo và đầy đủ, chính sách cổ tức của một công ty sẽ không ảnh hưởng đến giá trị của cổ phiếu Điều đó có nghĩa là khi một công ty thực hiện chính sách chi trả cổ tức thì điều đó không thể làm tăng hay giảm lợi ích của cổ đông Theo lý thuyết này, giá trị của công ty phụ thuộc vào quyết định đầu tư tối ưu Việc thay đổi giá trị của công ty do chính sách cổ tức đem lại trong thực tế là vì các thông tin chứa đựng bên trong chính

Thư viện ĐH Thăng Long

19 sách cổ tức Khi mà chính sách đầu tư mới là yếu tố quyết định đến giá trị công ty cũng như giá cổ phiếu thì chính sách cổ tức của các công ty không còn quan trọng

Bên cạnh quan điểm chính sách cổ tức không có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu thì có những quan điểm ngược lại chỉ ra rằng chính sách cổ tức có ảnh hưởng tích cực đối với giá cổ phiếu Laurens (2018) đánh giá tác động của lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS), cổ tức trên cổ phiếu (DPS) đến giá cổ phiếu, sử dụng phương pháp lượng tử để xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến cho dữ liệu thu thập từ Thị trường Vốn Indonesia trong giai đoạn từ 2005 đến 2008 Kết quả của nghiên cứu này cũng cho thấy rằng cổ tức trên cổ phiếu không ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu, nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận cổ phiếu, trong khi lợi nhuận trên cổ phiếu ảnh hưởng trực tiếp đến cả giá cổ phiếu và lợi nhuận của nó Theo nghiên cứu của Gordon (1963) chỉ ra rằng các cổ đông không thích rủi ro sẽ thích mức cổ tức hơn là hứa hẹn lãi vốn trong tương lai vì cổ tức là thu nhập thường xuyên chắc chắn hơn lãi vốn trong tương lai Cổ tức làm giảm tính bất trắc của cổ đông và cho phép các cổ đông chiết khấu dòng tiền tương lai với tỷ lệ chiết khấu thấp hơn do đó tăng giá trị doanh nghiệp và ngược lại

Quan điểm tiếp theo được tiến hành nghiên cứu bởi Nazir, Abdullah & Nawaz (2012) để tìm hiểu tác động của chính sách cổ tức vào biến động giá của các công ty tài chính của Pakistan Kết quả nghiên cứu của họ từ 75 doann nghiệp được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Karachi cho thấy mối quan hệ âm giữa chính sách chi trả cổ tức với biến động giá cổ phiếu Lý giải cho nghiên cứu của họ chỉ ra rằng khi công ty quyết định chi trả cổ tức với mức cao hơn, đồng nghĩa là các cơ hội đầu tư trong tương lai không còn nhiều nữa, công ty không cần thiết phải giữ lại lợi nhuận quá nhiều để tái đầu tư Vì vậy, khả năng tăng trưởng trong tương lai của công ty là thấp, dẫn tới việc cổ phiếu của công ty kém hấp dẫn so với nhà đầu tư và giá cổ phiếu sẽ giảm

Chính sách cổ tức của công ty có tác động quan trọng tới giá cổ phiếu phụ thuộc vào quyết định của nhà đầu tư theo đuổi khi hoạt động trên thị trường chứng khoán mà chúng ta có thể xác định được tác động của chính sách cổ tức đối với giá chứng khoán của mỗi công ty

Khả năng sinh lời (ROS, ROA, ROE)

Bảng 2.4 Các nghiên cứu về Khả năng sinh lời

Mối quan hệ Thước đo Nghiên cứu

Camela Pinky Manopo (2015) “The influence of ROA, ROE,

ROS and EPS on stock price”

Harahap, M I (2018) “Impact of macroeconomic variables and financial performance on stock prices of oil and gas mining companies” International Journal of Economic,

Abu Hashish, K "The Role of Published Accounting Information in Predicting of Stock Prices", An Applied Study on Listed Corporations

Dr Soundar Rajan, Hariharan Ravi và Mohammed Ashfaque

Z (2015), "Study the economic value added and its influence on the market price of shares in indian stock market",

AL Khalaileh, M "The Relationship between Accounting Performance Indexes and Market Performance Indexes", An

Applied Study on Listed Corporations at Amman Security Exchange, Administrative Sciences Studies Magazine, Jordan University, Amman, issue 1, 2001

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Biểu đồ 3.1 Các bước tiến hành nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả xây dựng)

Bước 1: Xác định nội dung nghiên cứu:

Dựa vào những nền tảng lý thuyết, cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng và giá cổ phiếu ở chương II Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả xây dựng mô hình đo lường giá cổ phiếu qua các nhân tố như: quy mô công ty, giá dầu thế giới, chính sách cổ tức, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán hiện thời, khối lượng cổ phiếu giao dịch, lãi suất, lạm phát và tăng trường GDP Việc xác định rõ các nội dung cần phân tích như trên sẽ giúp cho việc thu thập số liệu được tiến hành nhanh chóng, đầy đủ và chính xác hơn

Bước 2: Thu thập và xử lý dữ liệu:

Thông qua các yếu tố được xác định ở bước 1, tác giả thu thập các số liệu liên quan của các CTCP ngành Dầu khí niêm yết trên TTCK Việt Nam và trên website vietstock.com và cafef.com Dữ liệu nghiên cứu sau khi thu thập sẽ được tính toán, kiểm tra cho phù hợp với việc nghiên cứu và chạy dữ liệu mô hình

Bước 3: Phân tích thống kê mô tả

Trên cơ sở những số liệu đã được xử lí, tác giả phân tích thống kê mô tả giữa giá cổ phiếu chứng khoán của các CTCP ngành Dầu khí và các nhân tố ảnh hưởng Mô tả những dữ liệu đã được xử lý bằng các phép tính, các chỉ số thống kê, trên cơ sở đó đánh giá được xu hướng trung bình, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và độ phân tán của biến phụ thuộc và các biến độc lập

Bước 4: Kiểm định đa cộng tuyến Để phân tích hồi quy, xây dựng mô hình có tính chính xác cao thì cần phải có bước kiểm tra dữ liệu Tác giả sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF để kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình

Xác định nội dung nghiên cứu

Thu thập và xử lý dữ liệu

Phân tích thống kê mô tả

Kiểm định đa cộng tuyến

Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Kiểm định sự tương quan

Phân tích hồi quy bảng

Thư viện ĐH Thăng Long

29 Sau khi kiểm định đa cộng tuyến, Tác giả tiếp tục kiểm định Hausman để đưa ra lựa chọn mô hình phù hợp với nghiên cứu của mình Tác giả dùng kiểm định Hausman để xem xét có hay không tồn tại hiện tượng tương quan sai số và các biến độc lập

Bước 6: Kiểm định phương sai sai số

Một giả thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển là các yếu tố ngẫu nhiên ui (hay còn gọi là phần dư residuals) xuất hiện trong hàm hồi quy tổng thể có phương sai không thay đổi, tức là chúng có cùng phương sai Nếu giả thiết này không được thỏa mãn thì có sự hiện diện của phương sai sai số thay đổi, phương sai thay đổi không làm mất đi tính chất không thiên lệch và nhất quán của các ước lượng OLS Nhưng các ước lượng này không còn có phương sai nhỏ nhất hay là các ước lượng hiệu quả Nếu có hiện tượng phương sai sai số thay đổi, tác giả tiến hành khắc phục khuyết tật này của mô hình

Bước 7: Kiểm định sự tương quan

Tự tương quan là hiện tượng mà tại đó sai số tại thời điểm t có sự tương quan với sai số tại thời điểm t-1 hoặc bất kỳ sai số nào trong quá khứ Hiện tượng này vi phạm giả thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển giả định rằng quan hệ tự tương quan không tồn tại trong các sai số Tác giả sử dụng phần mềm Stata14 để kiểm định khuyết tật tự tương quan của mô hình, nếu có hiện tượng tự tương quan, tác giả tiến hành khắc phục khuyết tật này của mô hình

Bước 8: Phân tích hồi quy bảng

Thông qua kết quả quan sát các biến, tác giả sử dụng phân tích hồi quy bảng để đưa ra phương trình phù hợp Sử dụng hệ số xác định R (R-square) và giá trị P (P-value) để kiểm định sự phù hợp của mô hình Kết quả kiểm định từ việc chạy hồi quy mô hình tuyến tính để đưa ra các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các CTCP ngành Dầu khí niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Tất cả các số liệu của 45 công ty cổ phần ngành Dầu khí được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam được thu thập từ năm 2018 – 2022 và từ các trang web cung cấp dữ liệu tài chính: Vietstock.com, Investing.com,…

3.2.2 Phương pháp xử lí số liệu

Sau khi đã thu thập được số liệu, tác giả kiểm tra và sàng lọc trong quá trình sàng lọc tác giả nhận thấy có 9 công ty trong tập dữ liệu không đủ dữ liệu liên tiếp trong vòng

3 năm từ 2018 – 2022, cho nên tác giả đã lược bỏ 9 công ty này ra khỏi bảng dữ liệu chính để có một bảng dữ liệu cân bằng mạnh, phù hợp cho việc chạy mô hình và đưa ra kết quả nghiên cứu chính xác hơn

3.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu đã thu thập được Dựa theo phương pháp này, có thể xác định được các thuộc tính cơ bản như: giá trị nhỏ nhất (Minium), giá trị lớn nhất (Maximum), giá trị trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (Standard Deviation)

3.2.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến

Hiện tượng đa cộng tuyến là hiện tượng mà các biến độc lập trong mô hình có mối quan hệ tuyến tính với nhau Các mối tương quan của các biến độc lập rất mạnh gây ra hậu quả là mô hình hồi quy có nhiều chỉ số bị sai lệch, dẫn đến việc kết quả phân tích định lượng không còn nhiều ý nghĩa Theo Nguyễn Quang Dong & Nguyễn Thị Minh (2012), khi giữa các biến độc lập không có quan hệ đa cộng tuyến hoàn hảo nhưng có mối liên hệ tuyến tính khá chặt chẽ, ta nói rằng mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến Khi trong mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến cao sẽ làm cho hệ số xác định R2 lớn, gây ra một số hậu quả cho ước lượng OLS như: khoảng tin cậy trở nên rộng, nghĩa là ước lượng kém chính xác, không cung cấp được thông tin hữu ích, hệ số ước lượng dễ mất đi ý nghĩa thống kê (sai số chuẩn quá lớn làm cho các tỷ số t trở nên quá bé)… Chính vì vậy, với mỗi mô hình nghiên cứu, ta cần kiểm định đa cộng tuyến để kiểm tra tính chính xác của mô hình, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục tốt nhất Để xem xét mô hình hồi quy có hiện tượng đa cộng tuyến hay không, có nhiều cách để kiểm định đa cộng tuyến, nhưng hai cách phổ biến nhất là dựa vào ma trận tương quan Pearson và giá trị VIF (Variance Inflation Factor) Trong khóa luận này tác giả sử dụng kiểm định Collinearity dialogistic và đánh giá thông qua độ chấp nhận (Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai (VIF – variance inflation factor) Hệ số VIF của một biến độc lập được tính bằng nghịch đảo của giá trị dung sai (tolerance), là lượng biến thiên của biến độc lập đó không được giải thích bởi các biến độc lập khác Công thức tính VIF là:

𝟏 − 𝑹 𝟐 Trong đó, R 2 là hệ số xác định của mô hình hồi quy tuyến tính khi biến độc lập đó là biến phụ thuộc, còn các biến độc lập khác là biến độc lập Hệ số VIF càng cao, càng có dấu hiệu đa cộng tuyến Một quy tắc thường được sử dụng là nếu VIF > 2 thì có dấu hiệu đa cộng tuyến, nếu VIF > 10 thì chắc chắn có đa cộng tuyến Độ chấp nhận (Tolerance) của một biến độc lập được tính bằng nghịch đảo của giá trị VIF (Variance Inflation Factor), là lượng biến thiên của biến độc lập đó không được giải thích bởi các biến độc lập khác Công thức tính độ chấp nhận là:

Thư viện ĐH Thăng Long

𝐕𝐈𝐅= 𝟏 − 𝑹 𝟐 Trong đó, R 2 là hệ số xác định của mô hình hồi quy tuyến tính khi biến độc lập đó là biến phụ thuộc, còn các biến độc lập khác là biến độc lập Độ chấp nhận càng cao, càng có dấu hiệu đa cộng tuyến ít Nếu độ chấp nhận nhỏ hơn 0.5 thì có dấu hiệu đa cộng tuyến, nếu nhỏ hơn 0.1 thì chắc chắn có đa cộng tuyến

Nếu mô hình xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến ta cần phải khắc phục bằng cách loại bỏ lần lượt các biến có hệ số VIF từ cao xuống thấp, cho đến khi mô hình thỏa mãn điều kiện không còn hiện tương đa cộng tuyến (VIF < 10)

Kiểm định Hausman là một phương pháp thống kê để so sánh hai phương pháp ước lượng khác nhau, thường là ước lượng cố định (fixed effect) và ước lượng ngẫu nhiên (random effect) trong mô hình hồi quy Mục đích của kiểm định Hausman là để xem xét xem liệu có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa hai phương pháp ước lượng hay không, từ đó chọn ra phương pháp ước lượng phù hợp và chính xác hơn

Kiểm định Hausman được thực hiện bằng cách tính toán chỉ số Hausman, là sự khác biệt giữa hai ước lượng nhân với hiệp phương sai của chúng Nếu chỉ số Hausman lớn, có nghĩa là hai ước lượng khác nhau nhiều, và ta có thể bác bỏ giả thuyết không có sự sai khác giữa hai phương pháp ước lượng Ngược lại, nếu chỉ số Hausman nhỏ, có nghĩa là hai ước lượng gần như giống nhau, và ta có thể chấp nhận giả thuyết không có sự sai khác giữa hai phương pháp ước lượng

Một quy tắc thường được sử dụng để thực hiện kiểm định Hausman là dựa vào giá trị p-value của chỉ số Hausman Nếu p-value nhỏ hơn mức ý nghĩa (thường là 0.05), ta có thể bác bỏ giả thuyết không và chọn phương pháp ước lượng cố định Nếu p-value lớn hơn mức ý nghĩa, ta có thể chấp nhận giả thuyết không và chọn phương pháp ước lượng ngẫu nhiên

3.2.2.4 Kiếm định phương sai sai số thay đổi

Sự biến động của sai số trong mô hình hồi quy thường được mô tả thông qua khái niệm về phương sai Giả sử rằng trong hàm hồi quy tổng thể, yếu tố ngẫu nhiên xuất hiện trong phần dư có phương sai không đổi, có nghĩa là mức biến động của các sai số xung quanh giá trị trung bình (thường là 0) là không thay đổi Phương pháp OLS (Least Squares) giả định rằng sai số tuân theo phân phối có trung bình bằng 0 và phương sai không đổi

Tuy nhiên, trong thực tế, có những trường hợp mà giả định này không được thỏa mãn Điều này có nghĩa là phương sai của sai số có thể thay đổi theo các giá trị dự báo, thể hiện sự không đồng nhất trong biến động của sai số Điều này có thể xuất phát từ sự

32 ảnh hưởng của các yếu tố không được mô tả hoặc các biến ẩn khác nhau trong mô hình Khi hiểu rõ về sự thay đổi của phương sai này có thể giúp cải thiện hiệu suất và độ chính xác của mô hình hồi quy Để đạt được mô hình ước lượng có hiệu quả cao nhất, Tác giả sử dụng kiểm định White và kiểm định IM của Cameron & Trivedi

H0: Mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

H1: Mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Nếu giá trị P-value > 5% thì kết luận mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi Ngược lại, nếu giá trị P-value < 5% thì kết luận mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi Khi mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi thì cần khắc phục hiện tượng này để mô hình ước lượng hệ số hồi quy đạt được hiệu quả Có nhiều cách khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi như: sử dụng GLS, sử dụng ma trận vững hiệp phương sai, Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, trong bài khóa luận này, Tác giả sử dụng GLS nhằm khắc phục được đồng thời cả hai khuyết tật: tự tương quan và phương sai sai số thay đổi

3.2.2.5 Kiểm điểm tự tương quan

Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Bảng 3.1: Thước đo và chiều tác động các biến trong các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm

Tên biến Vai trò Thước đo Chiều tác động lý thuyết

Giá cổ phiếu Biến phụ thuộc Giá đóng cửa

Quy mô công ty Biến độc lập LOGARIT cơ số e của Tổng tài sản

Chính sách cổ tức Biến độc lập DPS +/- hoặc không tác động

Khả năng sinh lời Biến độc lập ROA, ROS, ROE,

Khả năng thanh toán ngắn hạn Biến độc lập CR, QR +/- hoặc không tác động

Giá dầu thế giới Biến độc lập Giá dầu ngọt nhẹ

Lạm phát Biến độc lập Tỷ lệ lạm phát +/- hoặc không tác động

Tăng trưởng GDP Biến độc lập Tỷ lệ tăng trưởng

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu thực nghiệm trước)

Trong đó các thước đo các biến và chiều tác động của các biến đến giá cổ phiếu được giải thích chi tiết ở bảng 3.1

Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu, tác giả sẽ trình bày chi tiết hơn tại phần sau

Thư viện ĐH Thăng Long

3.3.1 Mô hình nghiên cứu và các biến nghiên cứu

Biểu đồ 3.2: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu của các

CTCP ngành Dầu khí niêm yết trên TTCK Việt Nam

(Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên số liệu thu thập)

Dựa vào các cơ sở lý thuyết và lý luận đã nêu ở những phần trên, Tác giả xây dựng mô hình hồi quy mẫu như sau:

Trong đó β là hệ số hồi quy, i và t tương ứng với từng doanh nghiệp và từng năm, ε là sai số ngẫu nhiên

MP: Giá đóng cửa của cổ phiếu

SIZE: Quy mô công ty

GIADAU: Giá dầu ngọt nhẹ WTI

DPS: Cổ tức trên mỗi cổ phiếu

ROA: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

ROE: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

ROS: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần

EPS: Thu nhập trên mỗi cổ phần thường

Giá cổ phiếu của các CTCP ngành Dầu khí niêm yết trên TTCK Việt Nam Quy mô công ty

Khả năng sinh lời Khả năng thanh toán Lạm phát

36 CR: Khả năng thanh toán ngắn hạn

QR: Khả năng thanh toán nhanh

Inflation: Tỷ lệ lạm phát (CPI)

3.3.2 Các biến và giả thuyết nghiên cứu đề ra

Biến phụ thuộc: Biến phụ thuộc là biến mà khi muốn nghiên cứu hoặc dự đoán tùy theo sự thay đổi của biến độc lập Biến phụ thuộc thường là biến định lượng, có thể bị giới hạn hoặc không bị giới hạn, tùy thuộc vào miền giá trị của nó Biến phụ thuộc bị giới hạn là biến có giá trị bị chặn trên hoặc dưới Biến phụ thuộc không bị giới hạn là biến có thể có bất kỳ giá trị nào, ví dụ như lợi nhuận, chi phí, Biến phụ thuộc cần được phân tích bằng các mô hình phù hợp với tính chất và đặc điểm của nó

Biến phụ thuộc được sử dụng trong nghiên cứu là giá cổ phiếu đóng cửa (MP) Giá cổ phiếu của mỗi CTCP ngành Dầu khí niêm yết trên TTCK Việt Nam mỗi năm từ năm 2018 đến năm 2022 được tính toán như sau:

MP t là giá đóng cửa của phiên giao dịch cuối cùng mỗi tháng của cổ phiếu i t tương ứng với các tháng trong 1 năm từ tháng 1 đến tháng 12

Trong bài khóa luận này, tác giả sử dụng giá đóng cửa trung bình từng tháng để làm thước đo đo lường giá trị cổ phiếu Giá trị trung bình này được tính dựa vào giá đóng cửa phiên cuối cùng trong tháng

Biến độc lập: là biến nằm ở vế phải của phương trình và là biến không bị ảnh hưởng hay tác động bởi các biến khác trong mô hình Biến độc lập còn được gọi là biến giải thích (Explanation variables) và biến dự đoán (Predictor variables) Trong bài khóa luận này, các biến phụ thuộc là

SIZE: Quy mô công ty

GIADAU: Giá dầu ngọt nhẹ WTI

DPS: Cổ tức trên mỗi cổ phiếu

ROA: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

ROE: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

ROS: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần

EPS: Thu nhập trên mỗi cổ phần thường

Thư viện ĐH Thăng Long

37 CR: Khả năng thanh toán ngắn hạn

QR: Khả năng thanh toán nhanh

Inflation: Tỷ lệ lạm phát (CPI)

Từ các biến độc lập và biến phụ thuộc trên, dưới đây là các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra như sau:

H01: Quy mô công ty không có tác động đến giá cổ phiếu

H11: Quy mô công ty có tác động đến giá cổ phiếu

H02: Giá dầu thế giới không có tác động đến giá cổ phiếu

H12: Giá dầu thế giới có tác động đến giá cổ phiếu

H03: DPS không có tác động đến giá cổ phiếu

H13: DPS có tác động đến giá cổ phiếu

H04: ROA không có tác động đến giá cổ phiếu

H14: ROA có tác động đến giá cổ phiếu

H05: ROE không có tác động đến giá cổ phiếu

H15: ROE có tác động đến giá cổ phiếu

H06: ROS không có tác động đến giá cổ phiếu

H16: ROS có tác động đến giá cổ phiếu

H07: EPS không có tác động đến giá cổ phiếu

H17: EPS có tác động đến giá cổ phiếu

H08: CR không có tác động đến giá cổ phiếu

H18: CR có tác động đến giá cổ phiếu

H09: QR không có tác động đến giá cổ phiếu

H19: QR có tác động đến giá cổ phiếu

H010: CPI không có tác động đến giá cổ phiếu

H110: CPI có tác động đến giá cổ phiếu

H011: GrowthGDP không có tác động đến giá cổ phiếu

H011: GrowthGDP có tác động đến giá cổ phiếu

Thư viện ĐH Thăng Long

Qua chương 3: Thiết kế nghiên cứu, Tác giả đã đưa ra cụ thể quy trình nghiên cứu bao gồm 8 bước là: xác định các nội dung nghiên cứu, thu thập và xử lý dữ liệu, phân tích thống kê mô tả, kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định Hausman, kiểm định phương sai sai số thay đổi, kiểm định tự tương quan và phân tích hồi quy bảng Nguồn số liệu được thu thập từ Báo cáo quản trị và Báo cáo tài chính đã kiểm toán của 45 CTCP ngành Dầu khí niêm yết trên TTCK Việt Nam Các phương pháp xử lý số liệu bao gồm: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp điểm định Hausman, phương pháp kiểm định phương sai sai số thay đổi, phương pháp kiểm định tựtương quan và phương pháp phân tích hồi quy bảng

Kết thúc chương 3, tác giả muốn người đọc nắm rõ phương thức nghiên cứu mà tác giả sẽ sử dụng và các giả thuyết tác giả đã đặt ra để kiểm chứng tính đúng đắn dựa trên các CTCP ngành Dầu khí được niêm yết trên thị trường chứng khoán của Việt Nam

Và trước khi tiến hành kiểm định mô hình để đưa ra các kết luận về các giả thuyết nêu trên, chương 4 tác giả muốn làm rõ thực trạng của 13 nhân tổ trên tại thị trường chứng khoán Việt Nam với các số liệu của tất cả các công ty nghành thực phẩm và đồ uống đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam mà tác giả chọn làm đại diện tiêu biểu cho ngành

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm của ngành dầu khí Việt Nam

4.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển ngành Dầu khí

Dầu mỏ và khí thiên nhiên được hình thành và tích tụ trong lòng đất từ hàng chục đến hàng trăm triệu năm trước đây, là tài nguyên không tái tạo Cách đây trên 5 nghìn năm, con người đã phát hiện và sử dụng dầu khí trong đời sống Tuy nhiên phải đến giữa thế kỷ thứ XIX, sau khi công nghệ lọc dầu và chế tạo động cơ đốt trong ra đời thì dầu khí mới trở thành một yếu tố quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, thứ ba và tiếp tục đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay Từ cuối thế kỷ thứ XIX, ngay sau khi chính quyền thực dân Pháp thống trị Đông Dương, họ đã quan tâm đến việc tìm kiếm thăm dò các loại khoáng sản như than, sắt… và dầu khí Họ đã thành công trong việc khai thác một số mỏ than và kim loại, song dầu khí thì họ chỉ phát hiện được một số vết lộ dầu ở núi Lịch (Yên Bái), đầm Thị Nại (Quy Nhơn - Bình Định)… Như vậy có thể nói rằng, ở Việt Nam ngành than và điện đã có mặt ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; còn ngành Dầu khí đến giữa thế kỷ

XX vẫn chưa ra đời

Với tầm nhìn xa trông rộng, chỉ sau 3 năm hoàn toàn giải phóng miền Bắc (1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến lĩnh vực dầu khí, Người đã đến thăm giàn khoan dầu ở Anbani và nhà máy lọc dầu ở Bungari (1957) Ngày 23/7/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm khu công nghiệp dầu khí Bacu (Adecbaigian), khi trao đổi với các nhà lãnh đạo nước bạn, Người đã đề nghị: Sau khi Việt Nam kháng chiến thắng lợi, Liên

Xô nói chung và Adecbaigian nói riêng phải giúp đỡ Việt Nam khai thác và chế biến dầu khí, xây dựng được những khu công nghiệp dầu khí mạnh như Bacu

Ngay sau đó, Chính phủ Liên Xô đã cử chuyên gia địa chất dầu khí S.K Kitovanisang sang Việt Nam, cùng với cán bộ địa chất Việt Nam tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực địa trong 2 năm 1959 - 1961 để hoàn thành báo cáo “Triển vọng dầu khí nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” Trên cơ sở báo cáo này, ngày 27/11/1961, Tổng cục Địa chất Việt Nam quyết định thành lập Đoàn Thăm dò dầu lửa 36, đây chính là đơn vị tổ chức đầu tiên của Việt Nam có nhiệm vụ tìm kiếm thăm dò dầu khí Sau này Chính phủ Việt Nam đã quyết định lấy ngày 27/11 hằng năm là Ngày Truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam Đoàn Thăm dò dầu lửa 36 sau này phát triển thành Liên đoàn địa chất 36, với sự giúp đỡ của Liên Xô, đã tiến hành tìm kiếm thăm dò dầu khí trên toàn miền Bắc, chủ yếu tập trung khoan thăm dò ở Đồng bằng sông Hồng Tháng 3/1975 đã phát hiện các vỉa khí thiên nhiên có giá trị công nghiệp tại giếng khoan 61 Tiền Hải, Thái Bình

Thư viện ĐH Thăng Long

41 Ngày 30/4/1975, miền Nam hoàn toàn được giải phóng Chưa đầy 3 tháng sau, ngày 20/7/1975, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại Sài Gòn bàn về công tác dầu khí Ngày 9/8/1975, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 244-NQ/TW về việc triển khai thăm dò dầu khí trên cả nước Đây là văn bản đầu tiên về dầu khí của Đảng, thể hiện sự sáng suốt, tầm nhìn chiến lược, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển toàn diện của ngành Dầu khí Việt Nam Ngày 3/9/1975, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 170/CP thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, đánh dấu ngành Dầu khí Việt Nam ra đời Để hợp tác với các công ty dầu khí nước ngoài, ngày 9/9/1977, Chính phủ ban hành Quyết định số 251/CP thành lập Công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam (gọi tắt là Petrovietnam) trực thuộc Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam Triển khai Nghị quyết 244-NQ/TW, hoạt động thăm dò dầu khí được tiến hành ở Đồng bằng sông Hồng (tiếp tục hợp tác với Liên Xô), Đồng bằng sông Cửu Long (tự lực), ở một số lô thềm lục địa Việt Nam (ký hợp đồng với các công ty Agip - Ý, Deminex - Đức, Bow Valley - Canada); xúc tiến tìm đối tác xây dựng nhà máy lọc dầu… Ngày 19/4/1981 bắt đầu khai thác mỏ khí Tiền Hải, Thái Bình cung cấp khí cho 2 tổ máy turbin phát điện, phục vụ cho công nghiệp địa phương

Trong giai đoạn 1978-1980, các công ty dầu khí phương Tây không thành công trong việc thăm dò dầu khí ở một số lô thềm lục địa phía Nam, cùng với việc Mỹ tăng cường chính sách cấm vận, các công ty này chấm dứt các hoạt động dầu khí ở Việt Nam Trong hoàn cảnh đất nước bị bao vây cấm vận, ngày 3/7/1980, tại Matxcơva, Chính phủ Việt Nam và Liên Xô đã ký Hiệp định hợp tác tiến hành thăm dò địa chất và khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam Ngày 19/6/1981, tại Matxcơva, hai Chính phủ Việt Nam và Liên Xô đã ký Hiệp định thành lập Xí nghiệp Liên doanh Việt - Xô Đây là bước ngoặt cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam

Cuối năm 1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng đã “nhìn thẳng vào sự thật” những khó khăn, khuyết điểm trong đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo mô hình tập trung bao cấp, đã quyết định phải “đổi mới tư duy”, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế Ngày 29/12/1987, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành, tạo điều kiện cho hoạt động dầu khí có một môi trường mới

Ngày 7/7/1988, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số15-NQ/TW về Phương hướng phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2000, khẳng định quan điểm đổi mới trong hoạt động dầu khí, tạo ra một chân trời rộng mở cho ngành Dầu khí Việt Nam lớn mạnh

Ngày 28/6/1986, Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt - Xô khai thác tấn dầu thô đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ ở ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam, đưa Việt Nam vào danh

42 sách các nước sản xuất dầu khí trên thế giới Ngày 6/9/1988 khai thác tấn dầu đầu tiên từ tầng đá móng mỏ Bạch Hổ, sự kiện quan trọng này không những góp phần quyết định gia tăng sản lượng khai thác dầu khí của Việt Nam, mà còn đóng góp vào tri thức khoa học của thế giới về công nghệ thăm dò, khai thác dầu khí trong tầng đá móng Công trình này đã được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh

Trước sự lớn mạnh của ngành Dầu khí, ngày 14/4/1992, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị quyết số 125/HĐBT đặt Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt trực thuộc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Ngày 29/5/1995, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 330/TTg thành lập Tổng công ty Dầu khí Việt Nam trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam

Trong thời kỳ Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (1990-2006), Luật Dầu khí được ban hành (6/7/1993), Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2025 được Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 41-KL/TW (19/1/2006), được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (9/3/2006), hoạt động dầu khí được triển khai mạnh mẽ Ngoài Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt - Xô, còn có hàng chục công ty dầu khí lớn trên thế giới (ONGC, SHELL, BP, TOTAL…) kể cả MOBIL của

Mỹ (sau khi Mỹ bỏ cấm vận) tham gia thăm dò và khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam Sản lượng khai thác dầu khí tăng mạnh Các hệ thống đường ống dẫn khí ngoài khơi và trên bờ được xây dựng Các nhà máy xử lý khí ở Bà Rịa - Vũng Tàu, nhà máy đạm Phú Mỹ đi vào hoạt động, khí được cung cấp cho các nhà máy điện, đạm, cho sinh hoạt (LPG), xuất khẩu dầu thô tăng, dịch vụ dầu khí được mở rộng…, lợi nhuận của ngành Dầu khí đóng góp hằng năm 20-25% tổng ngân sách nhà nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực cho đất nước Hoạt động dầu khí còn tham gia bảo vệ và khẳng định chủ quyền trên thềm lục địa Việt Nam

Ngày 29/8/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 198/2006/QĐ- TTg phê duyệt Đề án thành lập Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Quyết định số 199/2006/QĐ-TTg thành lập Công ty Mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Tiếp tục phát huy thành quả của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đẩy mạnh hợp tác với nhiều Tập đoàn và công ty nước ngoài thăm dò, khai thác dầu khí ở cả trong nước và ngoài nước (Malaysia, Indonesia, Algeria, Cộng hòa Liên bang Nga…) Công nghiệp khí tiếp tục phát triển Đặc biệt tháng 2/2009, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất bắt đầu vận hành, một mắt xích quan trọng cuối cùng đánh dấu Việt Nam có một ngành Dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ từ khâu đầu đến khâu cuối Dịch vụ dầu khí Việt Nam vươn mạnh ra thị trường thế giới Ngoài ra Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam còn triển khai xây dựng và vận hành nhiều nhà máy điện dùng khí, dùng than và thủy điện… Hiện nay, cho dù tình hình chính trị, kinh tế và nhất là gíá dầu thô trên thế giới có nhiều biến động khó dự đoán, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

Thư viện ĐH Thăng Long

43 vẫn luôn giữ vững là một trong những tập đoàn kinh tế mạnh, một đầu tàu kinh tế của Việt Nam

4.1.2 Đặc trưng ngành Dầu khí

Thực trạng giá cổ phiếu phổ thông của các công ty cổ phần ngành Dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

4.2.1 Thực trạng giá cổ phiếu của các công ty cổ phần ngành Dầu khí

Biểu đồ 4.1 Giá cổ phiếu trung bình ngành Dầu khí trong giai đoạn 2018 -2022

(Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên số liệu thu thập) Bảng 4.1 Nhóm giá cổ phiếu ngành Dầu khí từ năm 2018 – 2022

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Thư viện ĐH Thăng Long

Biểu đồ 4.2 Tỷ trọng các nhóm giá cổ phiếu theo năm 2018 - 2022

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Dựa theo biểu đồ 4.1, ta có thể thấy giá cổ phiếu trung bình ngành Dầu khí qua từng năm ở giai đoạn từ 2018 – 2022 có sự biến động rất rõ ràng Từ năm 2018 – 2019 giá cổ phiếu trung bình tăng nhẹ từ 15,833 đồng/cổ phiếu lên 16,012 đồng/cổ phiếu Năm 2020 sụt giảm giá cổ phiếu trung bình còn 14,043 đồng/cổ phiếu Sau đó từ giai đoạn 2021 – 2022 giá cổ phiếu tăng đáng kể so với giai đoạn từ 2018 – 2022, tại năm

2021 đạt 19,525 đồng/cổ phiếu, năm 2022 đạt 22,994 đồng/cổ phiếu

Biểu đồ 4.2, ta thấy được giá cổ phiếu phổ thông của ngành Dầu khí từ năm 2018 – 2022 có sự thay đổi tỷ trọng nhóm giá cổ phiếu Năm 2018 nhóm giá cổ phiếu thấp hơn hoặc bằng 10.000 đồngchiếm tỷ trọng lớn 47,22% tương đương với 17 công ty sau đó giảm dần qua các năm xuống còn 25% tương đương với 9 công ty trong năm 2022 Bên cạnh đó nhóm giá cổ phiếu lớn hơn hoặc bằng 20.000 đồng có mức tăng tương đối lớn dù từ 19,4% lên 41,67% Tuy nhiên trong giai đoạn này tại năm 2020, giá cổ phiếu của các công ty ngành Dầu khí có sự suy giảm nhẹ bởi ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh Nga – Ukraine chính vì vậy từ năm 2019 với tỷ trọng là 25% sang năm 2020 đã suy giảm nhẹ còn 22,22% Nhưng sang năm 2021 tỷ trọng đã tăng trở lại và có sự đột biến từ 22,22% tương đương với 8 năm 2020 lên 30,56% tương đương với 17 công ty Trong khi đó nhóm giá cổ phiếu lớn hơn 10.000 đồng và nhỏ hơn 20.000 đồng có sự giao động nhẹ, năm 2018 là 33,33%, giảm liên tục trong 2 năm liên tiếp xuống 22,22% trong năm

2020, sau đó tăng lên 47,22% năm 2021 rồi lại giảm nhẹ xuống 33,33% trong năm 2022

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

4.2.2 Thực trạng giá cổ phiếu ngành Dầu khí năm 2018

Biểu đồ 4.3 Giá cổ phiếu trung bình ngành Dầu khí năm 2018

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Năm 2018, ngành Dầu khí có giá trị trung bình của cổ phiếu thường là 15,832.54 đồng/cổ phiếu Có tới 17/36 CTCP trong tệp dữ liệu có giá trị cổ phiếu nhỏ hơn giá trị trung bình toàn ngành và 33,33% mã cổ phiếu có giá trị thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu Thấp nhất toàn ngành trong năm này có giá đóng cửa trung bình năm 2018 là 2,643.80 đồng/cổ phiếu của mã CCL –CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Dầu khí Cửu Long CCL là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, ngoài chịu ảnh hưởng của các yếu tố liên quan tới ngành Dầu khí thì ảnh hương của bất động sản cũng tác động tới giá cổ phiếu của công ty Tổng tài sản của công ty theo báo cáo tài chính tại năm 2018 là 801.965 triệu đồng, với đặc trưng của ngành Dầu khí đây được thấy là con số thấp cùng với việc doanh thu tại năm 2018 Theo báo cáo tài chính của CCL năm 2018, Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) của doanh nghiệp này đạt 714 đồng/cổ phiếu tại năm 2018 Trong khi đó, giá cổ phiếu cao nhất toàn ngành trong năm 2018 có thể thấy rõ trên biểu đồ chính là mã GAS của Tổng Công ty Khí Việt Nam, có giá trị đóng cửa trung bình năm 2018 là 88,865.40 đồng/cổ phiếu GAS được hưởng lợi trong bối cảnh nhu cầu điện được dự báo tăng trưởng và việc chính phủ tiếp tục đẩy mạnh thay thế nhiệt điện than bằng nhiệt điện khí GAS sẽ ghi nhận 75,320 tỷ đồng doanh thu thuần và đạt lợi nhuận ròng 10,950 tỷ đồng dựa trên giá dầu ở mức 65 USD/ thùng và biên lợi nhuận gộp tăng nhẹ nhờ vào nguồn cung từ các mỏ khí có chi phí cao Mảng khí đóng góp 60% tổng doanh thu của GAS với cơ cấu khách hàng chủ yếu là các nhà máy nhiệt điện khí và nhà máy sản xuất

Thư viện ĐH Thăng Long

47 phân bón Trong năm 2018, sản lượng khí khô sẽ phục hồi tương đương mức sản lượng

2016 vào khoảng 10.2-10.4 bcm Mảng LPG cũng được hưởng lợi từ sự phục hồi của giá dầu Năm 2018, sản lượng LPG cung ứng cho thị trường sẽ tăng trưởng 9% Với việc GAS là nhà cung cấp khí khô duy nhất của thị trường và là nhà cung cấp khí hóa lỏng chiếm thị phần lớn cả nước Với những điều kiện kinh doanh thuận lợi thì GAS có tiềm năng lớn trong tương lai chính vì vậy giá cổ phiếu của doanh nghiệp cũng sẽ cao GAS là công ty có tổng tài sản tại năm 2018 lớn nhất toàn ngành đạt 62,614 tỷ đồng

4.2.3 Thực trạng giá cổ phiếu ngành Dầu khí năm 2019

Biểu đồ 4.4 Giá cổ phiếu trung bình ngành Dầu khí năm 2019

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Năm 2019, ngành Dầu khí có giá trị trung bình của cổ phiếu phổ thông tăng nhẹ so với năm 2018 là 16,011.52 đồng/cổ phiếu Nguyên nhân là bởi tỷ trọng của nhóm có giá trung bình thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu đã giảm còn 44,44% và số công ty thuộc nhóm lớn hơn 10.000 đồng/cổ phiếu nhỏ hơn 20.000 đồng/cổ phiếu và lớn hơn 20.000 đồng/cổ phiếu đã tăng so với năm 2018 Số công ty có giá trị trung bình lớn hơn 20.000 đồng/cổ phiếu tăng đạt 25% so với tỷ trọng công ty toàn ngành Giá trị cổ phiếu trung bình thấp nhất năm 2019 là 2,114.38 đồng/cổ phiếu thuộc công ty TDG (CTCP Đầu tư TDG GLOBAL) Sản phẩm kinh doanh chính của Công ty là Gas Thái Dương nên giá nhập khẩu gas và giá mua từ các nhà cung cấp có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của công ty Do đó, giá thành sản xuất phụ thuộc rất lớn vào giá cả vật liệu đầu vào Thông thường, giá cả nguyên vật liệu đầu vào chiếm 80 – 90% giá thành sản phẩm do Công ty sản xuất ra Cùng với khí gas, Công ty còn nhập sắt thép để gia công tạo vỏ bình gas, do đó cũng chịu ảnh hưởng từ biến động giá sắt thép trên thế giới và

48 trong thị trường Việt Nam Trong năm 2019, Tổng tài sản của công ty tăng 29,8% so với năm 2018, vốn chủ sở hữu tăng 1,9% so với năm 2018 Tuy trong năm, Doanh thu thuần của Công ty tăng 61,7% so với năm 2018 do công ty mở rộng thêm hoạt động kinh doanh thép, hạt nhựa và thanh long từ quý 4/2019 Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế giảm 74,7% so với năm 2018 Nguyên nhân do giá vốn hàng bán tăng đồng thời các khoản chi phí khác cũng tăng từ đó dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm Cũng vì do năm đầu tiên kinh doanh trong lĩnh vực mới, đồng thời cũng gặp nhiều khó khăn do tình hình kinh tế, công ty phát sinh nhiều loại chi phí tăng mạnh như chi phí lãi vay và chi phí bán hàng (chiếm phần lớn chi phí vận chuyển sản phẩm) Do vậy, lợi nhuận thuần của công ty giảm sút so với cùng kỳ, ROE của Công ty cũng giảm 75,9% so với năm 2018 Trong năm nay GAS - Tổng Công ty Khí Việt Nam vẫn dẫn đầu về giá trị trung bình ngành đạt 90,104.00 đồng/cổ phiếu Như đã được như đoán từ 2018 tiềm năng của GAS vẫn còn có thể phát triển trong tương lai

4.2.4 Thực trạng giá cổ phiếu ngành Dầu khí năm 2020

Biểu đồ 4.5 Giá cổ phiếu trung bình ngành Dầu khí trong năm 2020

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Dựa vào biểu đồ 4.5 ta thấy được rằng năm 2020, giá trị trung bình của cổ phiếu thường ngành dầu khí là 14,043.24 đồng/cổ phiếu Tỷ trọng theo 3 nhóm cổ phiếu có sự chênh lệch khá đáng kể trong năm 2020 Trong đó có 20 mã cổ phiếu của các CTCP có giá trị nhỏ hơn 10.000 đồng/cổ phiếu và chiếm 55,56% tỷ trọng công ty toàn ngành Số công ty ở nhóm lớn hơn 10.000 đồng/cổ phiếu nhỏ hơn 20.000 đồng/cổ phiếu và lớn hơn 20.000 đồng/cổ phiếu là bằng nhau đều có tỷ trọng 22,22% tương đương với 8 công

Thư viện ĐH Thăng Long

49 ty Thấp nhất trong toàn ngành ở năm 2020 có giá đóng cửa trung bình là 1,770.45 đồng/cổ phiếu của mã TDG - CTCP Đầu tư TDG GLOBAL với tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh là 272,010 cổ phiếu Trong năm 2020, Tổng tài sản của công ty tăng 0,3% so với năm 2019, vốn chủ sở hữu tăng 0,3% so với năm 2019 Tuy trong năm, doanh thu thuần của Công ty giảm 5,1% so với năm 2019 do ảnh hưởng chung từ dịch bệnh Covid 19 Do ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế Việt Nam vì dịch bệnh, các kết quả kinh doanh của công ty năm 2020 cũng giảm sút so với năm 2019 LNST của công ty giảm 84,5% có thể nói ảnh hưởng bởi những chính sách hạn chế thời kì COVID

19 làm cho công ty gặp khó khăn trong việc kinh doanh Trong khi đó Tổng Công ty Khí Việt Nam – GAS vẫn là công ty có mức giá trung bình các giao dịch cổ phiếu trong năm cao nhất Giá trị trung bình của GAS là 67,273.80 đồng/cổ phiếu Trong năm 2020, GAS đạt doanh thu thuần là 64,135 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 9,978 tỷ đồng Tổng Tài sản của Tổng công ty Khí Việt Nam tại năm 2020 là 63.208 tỷ đồng, tăng 1,7% so với tổng tài sản tại năm 2019 và EPS đạt 4.028 đồng/cổ phiếu Mặc dù 2020 là một năm khó khăn bởi sự ảnh hưởng của đại dịch COVID 19 tuy nhiên PV GAS lần thứ 8 liên tiếp nhận vinh danh của Forbes Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2020, đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng Profit500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2020

4.2.5 Thực trạng giá cổ phiếu ngành Dầu khí năm 2021

Biểu đồ 4.6 Giá cổ phiếu trung bình ngành Dầu khí trong năm 2021

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Năm 2021, giá cổ phiếu trung bình toàn ngành Dầu khí tăng lên đạt 19,525.77 đồng/cổ phiếu Theo số liệu thu thập, có 8 mã cổ phiếu có giá thấp hơn giá trung bình

50 (chiếm 22,22%) Số lượng cổ phiếu thuộc nhóm giá cao hơn 10.000 đồng/cổ phiếu nhưng nhưng thấp hơn 20.000 đồng/cổ phiếu tăng lên, chiếm 47,22% tổng tỷ trọng Số lượng mã cổ phiếu cao hơn mức trung bình ngành có tỷ trọng là 30,56% tương đương với 11 công ty Mã cổ phiếu có giá trị thấp nhất toàn ngành trong năm này thuộc về CTCP Hóa phẩm Dầu khí DMC - Miền Bắc (PCN) có giá trị trung bình trong năm 2021 là 3,683.00 đồng/cổ phiếu Trong giai đoạn 2021 nguồn cung cấp xăng dầu nội địa vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước nên vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu từ các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Giá dầu khí trên thế giới liên tục biến động bất thường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dầu khí nói chung và DMC nói riêng Chính vì vậy PCN cũng bị ảnh hưởng từ việc giao dịch với DMC Giá trị cổ phiếu trung bình cao nhất năm là 88,949.10 đồng/cổ phiếu của Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS) Nợ phải trả của GAS là 26,575.34 triệu đồng, tăng khá nhiều so với năm cuối năm 2020 đầu năm 2021 Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 62.31%, ghi nhận hơn 16 tỷ đồng Lũy kế cả năm 2021, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 23.16% lên 78,992 tỷ đồng Tuy nhiên, giá vốn hàng bán tăng 23,28%, nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 22,66%, đạt 13,986 tỷ đồng, chi phí bán hàng tăng 9,77%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh đạt 92,3%, do vậy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 12,13% đạt 11,17 tỷ đồng Cả năm, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 11,03%, đạt 8,852 tỷ đồng

4.2.6 Thực trạng giá cổ phiếu ngành Dầu khí năm 2022

Biểu đồ 4.7 Giá cổ phiếu trung bình ngành Dầu khí trong năm 2022

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Năm 2022, giá cổ phiếu trung bình toàn ngành dầu khí của giai đoạn giảm xuống tại mức giá 22,994.15 đồng/cổ phiếu Đứng đầu năm 2022 có giá trị cổ phiếu cao nhất

Thư viện ĐH Thăng Long

51 là 109,499.40 đồng/cổ phiếu Trong năm 2022, khi cuộc chiến tranh Nga – Ukraine nổ ra có tác động mạnh đối với giá cổ phiếu ngành dầu khí Giá dầu tăng các doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh ngành nghề bán khí khô, xăng dầu điển hình như GAS được hưởng lợi lớn Giá dầu tăng không chỉ củng cố tâm lý thị trường đối với cổ phiếu GAS, mà còn trực tiếp tác động tích cực đến lợi nhuận của công ty nhờ phần lớn giá bán khí được neo theo giá dầu FO niêm yết tại Singapore (biến động theo giá dầu Brent) Vì vậy, GAS được kỳ vọng sẽ tăng giá bán khí khô, LPG, CNG tương đương với mức tăng của giá dầu Trong khi đó, gần 84% sản lượng khí từ bể Nam Côn Sơn (đóng góp khoảng 65% sản lượng khí khô của GAS) chủ yếu sử dụng giá bán cố định, giá cố định được thiết lập theo giá mua tại miệng khí và được điều chỉnh tăng 2% mỗi năm Do đó, tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng khí khô của GAS sẽ được cải thiện Biên lợi nhuận gộp chung của GAS sẽ tăng lên 20.5%, 21.5%, 22.1% lần lượt tương ứng với các kịch bản khả quan, cơ sở, bi quan của giá dầu, từ 17.7% năm 2021 Trong giai đoạn này, 25% tổng số công ty có giá trị cổ phiếu dưới 10.000 đồng/cổ phiếu, 33,33% số công ty có giá cổ phiếu từ 10.000 đồng/cổ phiếu đến dưới mức trung bình ngành và 41,67% tổng số công ty có giá trị cổ phiếu cao hơn mức trung bình ngành Dẫn đầu toàn ngành trong năm 2022 là Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS) có giá trị cổ phiếu cao nhất là 109,499.40 đồng/cổ phiếu Thấp nhất toàn ngành trong năm này vẫn là CTCP Hóa phẩm Dầu khí DMC - Miền Bắc (PCN) có giá trị trung bình đạt 5,925.00 đồng/cổ phiếu, doanh thu thuần của công ty trong năm 2022 giảm 29,78% so với 2021, tuy nhiên nhờ giá vốn hàng giảm 41,9% khá đáng kể chính vì vậy nên LNST của PCN vẫn tăng từ 9,107 triệu lên 10,264 triệu đồng.

Phân tích thực trạng các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu phổ thông của các công ty cổ phần ngành Dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bảng 4.2 Giá trị trung bình qua các năm của quy mô công ty và giá cổ phiếu trung bình theo quy mô

Trung bình Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Size (triệu đồng) 10,274,440 10,507,096 10,433,313 11,588,246 12,762,735 Price (đồng) 15,832.54 16,011.52 14,043.24 19,525.77 22,994.15

Nguồn Tác giả tự tổng hợp

Như đã trình bày ở chương 2, trong khóa luận này, tác giả sẽ sử dụng thước đo tổng tài sản để đo lường quy mô của các công ty ngành Dầu khí niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Nhìn vào bảng, ta thấy tổng tài sản trung bình của ngành là khá lớn bởi đặc trưng đặc trưng tổng tài sản của các công ty ngành Dầu khí lớn, tuy nhiên có một vài công ty

52 có mức tổng tài sản vượt trội hơn hẳn các công ty khác từ đó dẫn tới quy mô trung bình của ngành Dầu khí ở mức cao Ta có thể thấy rằng quy mô trung bình của doanh nghiệp tăng trưởng từ 2018 – 2019 từ 10,274,440 triệu đồng đến 10,507,096 triệu đồng Từ năm

2020 suy giảm còn 10,433,313 triệu đồng, sang đến giai đoạn 2021 đến 2022 tăng trưởng đều Năm 2021 đạt 11,588,246 triệu đồng, năm 2022 quy mô công ty có tăng nhẹ so với năm 2021 nhưng giá cổ phiếu trung bình ngành cũng tăng cụ thể là tăng từ 19,525.77 đồng/cổ phiếu lên đến 22,994.15 đồng/cổ phiếu (tương đương với 17,76%) Từ đó, ta có thể thấy được rằng quy mô công ty có khả năng tác động tới giá cổ phiếu Quy mô tổng tài sản của các công ty ngành Dầu khí trong giai đoạn từ 2018 – 2022 trung bình đạt 11,113,166.02 triệu đồng Tác giả phân loại các công ty trong ngành theo 2 nhóm như sau:

Bảng 4.3 Nhóm cổ phiếu phân loại theo tổng tài sản

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Tỷ trọng (%) Size≥tb 9 25,00 9 25,00 9 25,00 9 25,00 10 27,78 Size

Ngày đăng: 19/08/2024, 11:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Harahap, M. I. (2018). “Impact of macroeconomic variables and financial performance on stock prices of oil and gas mining companies”. International Journal of Economic, Business and Management Research, 2(5), 1-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Impact of macroeconomic variables and financial performance on stock prices of oil and gas mining companies
Tác giả: Harahap, M. I
Năm: 2018
1. Giáo trình Thị trường chứng khoán TS Bạch Đức Hiền- Học viện tài chính 2. Giáo trình Thị trường chứng khoán PGS.TS Phạm Văn Hùng- Đại học ThăngLong Khác
3. Phân tích và đầu tư chứng khoán trang 52,53 PGS.TS Bùi Kim Yến Khác
4. Mô hình FAMA-FRENCH: Một nghiên cứu thực nghiệm đối với TTCK Việt Nam - T.s Vương Đức Hoàng Quân và Hồ Thị Huệ Khác
5. Đo lường ảnh hưởng của các nhân tổ đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu doanh nghiệp Ngành Xây dựng bằng mô hình Fama - French - Nguyễn Đăng Thanh Khác
6. Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán kỳ 2 tháng 8 (số 246) – 2023 Khác
9. Merton H. Miller and Franco Modigliani, The Journal of Business 10. Vol. 34, No. 4 (Oct., 1961), pp. 411-433 (23 pages) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w