1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN:Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lạnh đạo thực hiện chính sách dân tộc pot

81 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

LUẬN VĂN: Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lạnh đạo thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ 1992 - 2000 Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Nước ta là một quốc gia đa dân tộc, theo thống kê hiện nay nước ta có 54 dân tộc, đa số là dân tộc Kinh chiếm 86,2% dân số, còn 53 dân tộc thiểu số chiếm 13,8% dân số. Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay luôn luôn khẳng định tầm quan trọng của vấn đề đại đoàn kết dân tộc. Đảng và Bác Hồ đã xem xét và giải quyết vấn đề dân tộc trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin. Bác Hồ đã nghiên cứu nghiêm túc và vận dụng sáng tạo tư tưởng lý luận của C. Mác và V.I. Lênin để đề ra những quan điểm đúng đắn giải quyết những vấn đề phát triển của các dân tộc thiểu số nước ta theo phương hướng là đoàn kết các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam trên nguyên tắc bình đẳng, thương yêu và giúp đỡ nhau để đấu tranh cho độc lập, tự do hạnh phúc chung. Tư tưởng bình đẳng, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ của các dân tộc được nêu từ Cương lĩnh đầu tiên của Đảng năm 1930, đã được các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam cụ thể hóa, bổ sung và phát triển vì nguyện vọng tha thiết của tất cả nhân dân các dân tộc nước ta là thực hiện độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng về chính sách dân tộc đã thu được những thành tựu quan trọng. Trong 15 năm đổi mới (1986 - 2000), kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc đã phát triển tương đối nhanh, toàn diện. Những thành tựu đó góp phần quan trọng vào sự ổn định chính trị xã hội của đất nước. Kế thừa truyền thống quí báu của dân tộc, Đảng ta luôn luôn giương cao ngọn cờ đại đoàn kết toàn dân. Đó là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất hàng hóa, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xóa đói, giảm nghèo, mở mang dân trí, giữ gìn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, giữa miền núi và miền xuôi, đặc biệt quan tâm vùng gặp nhiều khó khăn, vùng trước đây là căn cứ cách mạng và kháng chiến. Tích cực thực hiện chính sách ưu tiên trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số. Động viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu, có uy tín trong dân tộc và ở địa phương. Chống kỳ thị, chia rẽ dân tộc, chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, khắc phục tư tưởng tự ti, mặc cảm dân tộc [29, tr. 127-128]. Ninh Thuận là một tỉnh có đông dân tộc thiểu số cùng sinh sống - có 27 dân tộc anh em. Thực hiện tốt chính sách đối với các dân tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh. Từ sau ngày giải phóng, nhất là từ khi có Chỉ thị số 121-CT/TW ngày 26 tháng 10 năm 1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Về công tác đối với đồng bào Chăm, Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị ngày 27 tháng 11 năm 1989 Về một số chủ trương chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi, các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX và các Nghị quyết của Đảng trong thời gian gần đây, Đảng bộ tỉnh Thuận Hải trước đây và Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (1992) đã vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của địa phương, lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn của tỉnh. Quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở vùng dân tộc thiểu số là một việc làm cần thiết để trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, rút ra những kinh nghiệm làm căn cứ phát triển cho những năm tới. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài: "Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lónh đạo thực hiện chính sách dân tộc thời kỳ 1992 - 2000" để viết luận văn thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề dân tộc thiểu số cũng như văn hóa của các dân tộc thiểu số, chính sách dân tộc của Đảng từ trước đến nay đã có nhiều bài viết, nhiều công trình đề cập đến với nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Tiêu biểu là những công trình sau: Nguyễn Văn Diệu, Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp với: Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1997; Nông Quốc Chấn (cùng nhiều tác giả): Văn hóa và sự phát triển của các dân tộc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 1997; Phạm Văn Vang: Kinh tế miền núi và các dân tộc - Thực trạng, vấn đề, giải pháp, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 1996; Phan Văn Dốp: Tôn giáo của người Chăm Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, 1993. Gần đây nhất là công trình nghiên cứu về Lễ hội Chăm ở Ninh Thuận do Sở Văn hóa thông tin Ninh Thuận thực hiện. Còn rất nhiều bài trong các báo và các tạp chí khoa học đề cập đến chính sách dân tộc, văn hóa các dân tộc thiểu số như các Nghị quyết của Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân, các báo cáo tổng kết của ủy ban nhân dân tỉnh, của các ngành, các cơ quan. Nhưng chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu sâu về lĩnh vực khoa học lịch sử Đảng và quá trình Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lãnh đạo, thực hiện chính sách dân tộc. Các công trình nghiên cứu và một số tài liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài luận văn chúng tôi tiếp thu, kế thừa những kết quả đó trong quá trình nghiên cứu Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi mới (1992 - 2000). Đây là một đề tài nghiên cứu dưới góc độ lịch sử Đảng nhằm tìm hiểu kết quả thực hiện đường lối phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số qua 15 năm đổi mới. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích - Làm rõ đường lối, chủ trương, chính sách dân tộc và đại đoàn kết các dân tộc của Đảng trong thời kỳ đổi mới 1986 - 2000 và nhất là sự vận dụng vào thực tế ở tỉnh Ninh Thuận. - Thông qua thực tế phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số sẽ tạo ra niềm tin vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với các dân tộc. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận văn có một số nhiệm vụ sau đây: - Trình bày có hệ thống quá trình vận dụng chính sách dân tộc của Đảng vào thực tế vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 1992 - 2000. - Nêu rõ những thành tựu, thiếu sót và những kinh nghiệm chủ yếu từ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận về thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở vùng dân tộc thiểu số trong 15 năm đổi mới. 4. Giới hạn của luận văn - Luận văn làm rõ đường lối đổi mới về chính sách dân tộc của Đảng từ 1986 - 2000 từ đó tập trung nghiên cứu sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận vào thực tế vùng dân tộc thiểu số để phát triển kinh tế - xã hội. - Thời gian nghiên cứu của luận văn tập trung chỉ trong thời gian tái lập tỉnh (1992 - 2000), nhưng để làm cơ sở cho vấn đề chính, luận văn còn đề cập một cách khái quát tình hình kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Thuận Hải trước đó. 5. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận - Cơ sở lý luận để nghiên cứu là dựa vào lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộcchính sách dân tộc. - Quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách dân tộc và đại đoàn kết dân tộc. 5.2. Nguồn tư liệu - Nguồn tư liệu được sử dụng chủ yếu trong luận văn là các Văn kiện của Đảng, đặc biệt là các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, những Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tư của Trung ương Đảng và Chính phủ; các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Quyết định, Chỉ thị của ủy ban nhân dân tỉnh cũng như các tài liệu của Sở, Ban, Ngành nói về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số. - Những bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta về dân tộc thiểu số và đoàn kết dân tộc. - Kế thừa có chọn lọc các bài viết, luận văn của các tác giả khác xung quanh chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. - Những kết quả thu được của quá trình nghiên cứu thực tế địa phương các huyện, thị có dân tộc thiểu số sinh sống ở tỉnh Ninh Thuận. - Khảo sát thực tiễn qua 15 năm đổi mới kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Ninh Thuận. 5.3. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng tổng hợp tác phương pháp: phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc, trao đổi, phỏng vấn, thu thập và xử lý số liệu thống kê Trong đó đi sâu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu lịch sử như: phương pháp nghiên cứu tư liệu, phương pháp so sánh lịch sử, phương pháp liên ngành trong nghiên cứu lịch sử, phương pháp tổng kết thực tiễn. 6. Đóng góp về mặt khoa học của luận văn - Trình bày có hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lãnh đạo, thực hiện chính sách dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số trong thời kỳ 1992 - 2000. - Cung cấp thêm những tư liệu về thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở vùng dân tộc thiểu số, giúp các cơ quan của tỉnh nghiên cứu, chỉ đạo việc hoạch định các chủ trương chính sách cho phù hợp. - Góp phần nghiên cứu, tổng kết lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 1992 - 2000. - Khái quát những thành tựu, thiếu sót từ đó rút ra những kinh nghiệm, đề xuất những ý kiến về thực hiện chính sách dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số trong những năm tiếp theo. - Luận văn góp phần vào nội dung và chương trình giảng dạy, đào tạo của Trường Chính trị tỉnh Ninh Thuận. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia làm 2 chương, 5 tiết. Chương 1 Vấn Đề DÂN TộcThực Hiện Chính Sách DÂN TộcTỉnh NINH Thuận Thời Kỳ 1992 - 1996 1.1. Tình hình dân tộc thiểu số của tỉnh Ninh Thuận 1.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội tỉnh Ninh Thuận Ninh Thuận là một tỉnh thuộc cực Nam Trung bộ, nằm ở vị trí địa lý từ 11 0 18’14’’ đến 12 0 09’15’’ độ vĩ Bắc và từ 108 0 09’08’’ đến 109 0 14’25’’ độ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp biển Đông. Là một tỉnh nằm ở vị trí trung điểm giao thông dọc theo quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất và quốc lộ 27 lên Tây Nguyên. Có diện tích tự nhiên 3.360,06 km 2 . Dân số theo điều tra 01/04/1999 là 505.327 người [8, tr. 23]. Địa hình tỉnh Ninh Thuận bao gồm ba mặt là núi, phía Bắc và phía Nam là hai dãy núi cao lan ra sát biển, phía Tây là vùng núi cao của tỉnh Lâm Đồng. Có ba dạng: miền núi, đồng bằng và miền ven biển. Vùng đồng bằng hình thành như một vùng trũng. Địa hình tương đối dốc và có hướng thấp dần từ Tây sang Đông, từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Đất sản xuất nông nghiệp đã sử dụng 60.372,7 ha. Ngoài đất sản xuất trồng được những giống lúa có năng suất cao, đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao như: nho, mía, thuốc lá, bông vải Cùng với đất trồng trọt, Ninh Thuận có 2.600 ha đầm, hồ thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Một trong những đầm lớn nhất là Đầm Nại với diện tích 650 ha đã và đang khai thác vào nuôi trồng thủy sản. Bờ biển Ninh Thuận dài 105 km có cửa biển Ninh Chữ, Đông Hải, Cà Ná thuận lợi cho du lịch, tắm biển, nghỉ điều dưỡng. Ninh Thuận còn có một ngư trường đánh bắt hải sản rộng gần 18.000 km 2 với trữ lượng trên 120.000 tấn/năm. Có nhiều hải sản quí có giá trị kinh tế cao như tôm, mực, cá thu, cá mú Ngoài ngư nghiệp ra Ninh Thuận còn có ưu thế về sản xuất muối công nghiệp ở các vùng như: Cà Ná, Đầm Vua, Quán Thẻ Bên cạnh tài nguyên đất, rừng, biển Ninh Thuậntỉnh có một ít tài nguyên khoáng sản nằm rải rác ở các địa phương trong tỉnh nên khó khai thác ở qui mô công nghiệp. Khí hậu Ninh Thuận mang tính nhiệt đới gió mùa, có đặc trưng khô nóng và gió nhiều. Về tổ chức hành chính từ năm 1693, phủ Ninh Thuận thuộc trấn Thuận Thành. Năm 1698 Chúa Nguyễn đổi trấn thành phủ và sau đó đổi thành dinh Bình Thuận. Từ năm 1832 Nhà Nguyễn đổi dinh Bình Thuận thành tỉnh có hai phủ: Hàm ThuậnNinh Thuận. Phủ Ninh Thuận có hai huyện Yên Phước và Tuy Phong. Năm Đồng Khánh thứ III (1888) phủ Ninh Thuận thuộc tỉnh Khánh Hòa. Năm Thành Thái thứ XIII (1901) phủ Ninh Thuận tách khỏi Khánh Hòa lập thành tỉnh lấy tên là tỉnh Phan Rang. Đến năm 1913 triều Nguyễn bỏ tỉnh Phan Rang cắt phần đất phía bắc Ninh Thuận nhập vào Khánh Hòa, còn phần đất phía nam nhập vào Bình Thuận. Tháng 7/1922 phần đất nhập vào Khánh Hòa được tách ra thành lập Đạo có huyện An Phước Chàm, 5 tổng ở đồng bằng: Mỹ Tường, Đắc Nhơn, Vạn Phước, Phú Quí, Kinh Dinh và 2 tổng miền núi: é Lâm Hạ, é Lâm Thượng. Đứng đầu tỉnh là một viên Quản đạo (tỉnh nhỏ) của Nam Triều, dưới sự điều khiển của một công sứ người Pháp. Đến khi Nhật đảo chính Pháp lập chính phủ bù nhìn, Ninh Thuận là đơn vị hành chính cấp tỉnh. Sau Cách mạng tháng Tám 1945 ta chia Ninh Thuận thành ba huyện: Ninh Hải Hạ, Ninh Hải Thượng và Ninh Sơn. Đến tháng 06/1946 thành lập 6 khu hành chính ở đồng bằng và đến tháng 02/1947 đổi thành 6 vùng, đối với vùng núi và vùng đồng bào Chăm sinh sống lập Phòng quốc dân thiểu số (có năm phân phòng) đến tháng 08/1948 giao vùng sáu (Cam Ranh) cho Khánh Hòa và sáp nhập các vùng thành các huyện Thuận Nam, Thuận Bắc và An Phước. Đầu năm 1950 giải tán huyện Thuận Nam, Thuận Bắc thành lập các xã lớn trực thuộc tỉnh. Đồng thời năm 1950 thành lập khu căn cứ Bác ái, đến năm 1951 đổi thành huyện và năm 1953 thành lập huyện Anh Dũng. Khi chuyển sang cuộc kháng chiến chống Mỹ, các xã lớn trước đây được tổ chức thành 5 vùng. Riêng thị xã Phan Rang cùng huyện Bác ái, Anh Dũng vẫn giữ nguyên. Đến cuối năm 1960 liên tỉnh ba sáp nhập Bác ái với hai huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) thành khu căn cứ 50 (tức căn cứ ái Vĩnh Sơn). Đến tháng 08/1961 khu ủy 6 được thành lập và đến cuối năm khu 6 giải tán, khu căn cứ 50 giao Bác ái lại cho Ninh Thuận, lúc bấy giờ khu căn cứ Bác ái tách thành hai huyện: Bác ái Đông và Bác ái Tây. Sau ngày 30/04/1975, miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất Ninh Thuận được sáp nhập với Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng thành tỉnh Thuận Lâm. Đầu năm 1976 tỉnh Thuận Lâm được tách ra thành hai tỉnh Lâm Đồng và Thuận Hải. Thực hiện chủ trương của Quốc hội khóa VIII tháng 04/1992 tỉnh Thuận Hải được tách ra thành hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Tỉnh Ninh Thuận tính đến cuối năm 2000 có ba huyện: Ninh Phước, Ninh Sơn, Ninh Hải và Thị xã Phan Rang - Tháp Chàm. Kinh tế - xã hội Ninh Thuận chậm phát triển, ở nông thôn và miền núi còn lạc hậu, đói nghèo chiếm tỷ lệ khá cao. Ninh Thuận có 18 xã trên tổng số 56 xã, phường thuộc diện đặc biệt khó khăn. Thói làm ăn manh mún, dựa vào kinh nghiệm là chính, trông chờ vào may rủi của kinh tế tiểu nông, tâm lý ỷ lại vào Nhà nước của thời bao cấp còn nặng nề. 1.1.2. Đặc điểm tình hình dân tộc thiểu số của tỉnh Ninh Thuận Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình Ninh Thuận đã hội tụ trong lòng mình các dân tộc Kinh, Chăm, RagLai, Chu, K ’ Ho Có tất cả 27 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó đông nhất là người Kinh 394.018 người - chiếm 78%; tiếp đến là người Chăm 58.770 người - chiếm 11,6%; rồi đến người RagLai 45.137 người - chiếm 8,93%; các dân tộc còn lại 7.402 người - chiếm 1,47%. Trong luận văn này chúng tôi tập trung phân tích đặc điểm của dân tộc Chăm và RagLai. Người Chăm là một trong 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, hiện có 99.000 người, thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai - Đa Đảo, cư trú tập trung ở các tỉnh Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận ngoài ra còn có ở các tỉnh Bình Định, tỉnh Phú Yên, tỉnh Đồng Nai, tỉnh An Giang và Thành phố Hồ Chí Minh [45, tr. 34-35]. [...]... các dân tộc Việt Nam" [24, tr 63] 1.2.2 Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận thực hiện chính sách dân tộc Ngày 01 tháng 4 năm 1992 tỉnh Ninh Thuận được tái lập Trên cơ sở những thành quả của tỉnh Thuận Hải (1976 - 1991) để lại trong đó có việc thực hiện chính sách dân tộc Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Thuận Hải lần thứ I (03/1977) đã xác định Công tác dân tộctỉnh ta có vị trí rất quan trọng để thực hiện chính. .. nước ta Thuật ngữ "chính sách dân tộc" cần được phân biệt với chính sách xã hội, chính sách miền núi và chính sách dân vận của Đảng Chính sách dân tộc giải quyết mối quan hệ trong cộng đồng dân cư đa dân tộc của một quốc gia theo quan điểm của giai cấp nắm chính quyền Chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản là một hệ thống chủ trương, giải pháp lớn, nhằm thực hiện quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế,... ý nghĩa đó, chính sách dân tộc nằm trong chính sách xã hội nhưng không đồng nhất với chính sách xã hội Đảng ta xác định chính sách dân tộc là vấn đề chiến lược lớn của cách mạng Đồng nhất chính sách dân tộc với chính sách xã hội sẽ không quán triệt đầy đủ tính chất, đặc điểm, tầm quan trọng của lĩnh vực công tác này, hạn chế thậm chí mắc sai lầm trong thực tiễn công tác Chính sách dân tộc cũng không... trước khi những kẻ mạnh chiến thắng " Ngoài hai dân tộc Chăm và RagLai đã nêu các dân tộc thiểu số còn lại ở Ninh Thuận rất ít như người Hoa chỉ chiếm 0,49%; người Nùng 0,11%; người Tày 0,02%; người Mường 0,01% sống xen kẽ với người Kinh và các dân tộc khác 1.2 Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận cụ thể hóa và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng 1.2.1 Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta 1.2.1.1 Chủ nghĩa... nghi ngờ việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng trong một số đồng bào Chăm đồng thời khắc phục những biểu hiện tư tưởng dân tộc lớn trong một số cán bộ và đồng bào người Việt, tăng cường khối đoàn kết thống nhất trong nội bộ dân tộc Chăm, người Việt và các dân tộc anh em khác Trong việc thực hiện mọi nhiệm vụ ở vùng đồng bào Chăm phải biết kết hợp tuyên truyền giáo dục chính sách dân tộc, coi đó... những chính sách cụ thể giải quyết vấn đề dân tộc Tháng 8 năm 1952 Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã ra Nghị quyết về vấn đề dân tộc Ngày 22 tháng 06 năm 1953 Chính phủ đã ban hành chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam, qui định các mặt công tác chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tinh thần cơ bản của chính sách đó là: "Đoàn kết các dân tộc. .. các dân tộc, trong đó có sự quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế thấp Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta đảm bảo phát huy sức mạnh của cả dân tộc và bản sắc tốt đẹp của mỗi dân tộc, giải quyết đúng đắn quan hệ lợi ích giữa các dân tộc, làm cho các dân tộc đoàn kết bình đẳng, giúp đỡ nhau cùng phát triển Từ sự phân tích trên có thể rút ra khái niệm chính sách dân tộc. .. kiện đặc thù của các dân tộc thiểu số Quan niệm chính sách dân tộc với chính sách dân vận đồng nhất với nhau cũng không đầy đủ Chính sách dân vận hiểu theo nghĩa hẹp có đối tượng là các tầng lớp dân cư theo đặc điểm của lứa tuổi, giới tính, tôn giáo, nghề nghiệp, địa bàn cư trú trong các dân tộc đều có các đối tượng trên thuộc phạm vi của công tác dân vận Nhưng chính sách dân tộc chú ý đến đặc điểm... những chính sách tác động trực tiếp đến dân tộc và quan hệ dân tộc nhằm mục đích phát triển các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng ở các vùng dân tộc thiểu số; xây dựng khối đại đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Chính sách xã hội là chính sách. .. hòa bình, tiến bộ và phồn vinh của nhân loại Thực hiện Cương lĩnh dân tộc của V.I Lênin là một nguyên tắc nhất quán, lâu dài trong chính sách dân tộc của các Đảng Cộng sản Làm trái những nguyên tắc đó sẽ dẫn đến những sai lầm trong chính sách dân tộc, xuất hiện nguy cơ xung đột dân tộc, ly khai, ly tâm, tan rã đối với nhiều quốc gia, kéo lùi sự tiến hóa lịch sử Ngày nay, vấn đề dân tộc đang diễn biến . luận văn được chia làm 2 chương, 5 tiết. Chương 1 Vấn Đề DÂN Tộc Và Thực Hiện Chính Sách DÂN Tộc ở Tỉnh NINH Thuận Thời Kỳ 1992 - 1996 1.1. Tình hình dân tộc thiểu số của tỉnh Ninh Thuận. lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận về thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở vùng dân tộc thiểu số trong 15 năm đổi mới. 4. Giới hạn của luận văn - Luận văn làm rõ đường lối đổi mới về chính. 0,01% sống xen kẽ với người Kinh và các dân tộc khác. 1.2. Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận cụ thể hóa và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng 1.2.1. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta 1.2.1.1.

Ngày đăng: 27/06/2014, 22:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Báo cáo tổng kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 22 Bộ Chính trị (1993) của Tỉnh ủy Ninh Thuận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 22 Bộ Chính trị
3. Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 22 Bộ Chính trị (1998) của Tỉnh ủy Ninh Thuận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 22 Bộ Chính trị
4. Báo cáo tổng kết 12 năm thực hiện Nghị quyết 22 Bộ Chính trị (2001) của Tỉnh ủy Ninh Thuận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết 12 năm thực hiện Nghị quyết 22 Bộ Chính trị
5. Báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện Thông tri 03 TT/TW (2000) của Tỉnh ủy Ninh Thuận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện Thông tri 03 TT/TW
6. Trịnh Quang Cảnh (2001) "ý nghĩa của việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay", Giáo dục lý luận, (7) Sách, tạp chí
Tiêu đề: ý nghĩa của việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay
7. Nông Quốc Chấn (cùng nhiều tác giả) (1997) Văn hóa và sự phát triển các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và sự phát triển các dân tộc ở Việt Nam
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
9. Phan Hữu Dật (1998), Sắc thái văn hóa địa phương và tộc người trong chiến lược phát triển đất nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sắc thái văn hóa địa phương và tộc người trong chiến lược phát triển đất nước
Tác giả: Phan Hữu Dật
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1998
10. Phan Văn Dốp (1993), Tôn giáo của người Chăm Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôn giáo của người Chăm Việt Nam
Tác giả: Phan Văn Dốp
Năm: 1993
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1960), "Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III", Văn kiện Đại hội, tập 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1960
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1976), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1976
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ăn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1982
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1986
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1989), Nghị quyết 22 Bộ Chính trị, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 22 Bộ Chính trị
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1989
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương (khóa VIII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương (khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Các Nghị quyết của Trung ương Đảng 1996 - 1999, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các Nghị quyết của Trung ương Đảng 1996 - 1999
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập (1951), tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập (1951)
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đảng toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1951

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w