Luật thuế Giá trị gia tăng đã được quốc hội khóa IX thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999. Sau hơn 20 năm thực hiện, trải qua nhiều lần điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung, Luật thuế giá trị gia tăng đã phát huy tác dụng tích cực trong khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh. Ngày 26 tháng 11 năm 2006 luật Quản lý thuế được Quốc hội khóa XI thông qua và có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 7 năm 2007, cho đến nay đã có nhiều văn bản thay đổi và ngày 13 tháng 6 năm 2019 Quốc hội đã ban hành luật Quản lý thuế mới nhất có hiệu lực 01 tháng 07 năm 2020. Việc triển khai quản lý thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam nói chung và ở các địa phương nói riêng luôn có những khó khăn, vướng mắc và những tồn tại hạn chế nhất định. Qua nghiên cứu cũng như có thời gian công tác thực tiễn, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Nghiên cứu dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo nội bộ và từ các ứng dụng tin học tra cứu thông tin quản lý thuế của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa từ năm 2020-2022, kết hợp với phương pháp thống kê, mô tả, so sánh, phân tích và tổng hợp nhằm phân tích mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích, đánh giá tác động của chúng đến công tác quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa. Mục tiêu nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Khánh Hòa.
Tổng quan về tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong phần tổng quan nghiên cứu, tác giả đã chọn lọc để trình bày tóm tắt 05 đề tài có liên quan, cụ thể:
- Luận văn “Quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế
Khu vực Châu Thành - Tân Phước tỉnh Tiền Giang”, Nguyễn Đào Thanh Trúc
(2020) Luận văn đã tổng hợp cơ sở lý luận về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế giá trị gia tăng tại các doanh nghiệp Phân tích thực trạng về quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực Châu Thành - Tân Phước tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2017-2019 và đánh giá những kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực Châu Thành - Tân Phước tỉnh Tiền Giang
- Luận văn “Quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận
Tây Hồ -TP Hà Nội”, Phạm Ngọc Dũng (2018) Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về thuế GTGT và quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp Làm rõ những khái niệm, nội dung, quy trình, chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp, làm cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT tại Chi Cục Thuế quận Tây Hồ,
Hà Nội; tác giả đã đi sâu phản ánh và đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế quận Tây Hồ và chỉ ra những kết quả, hạn chế trong công tác quản lý thuế GTGT và nguyên nhân của nó để có biện pháp khắc phục, hoàn thiện, cuối cùng đề xuất hệ thống các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn của Chi Cục Thuế quận Tây Hồ
- Luận văn “Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Sóc Trăng”, Hoàng Thanh Phát (2018) Luận văn đi sâu phân tích cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu; đánh gía thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp, trong đó đi sâu vào việc xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế Sóc Trăng Từ những đánh giá thực trạng quản lý thu thuế GTGT của doanh nghiệp tác giả đưa ra những kết quả đạt được và những hạn chế trong quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- Luận văn “Bảo đảm quyền của người nộp thuế trong khấu trừ, hoàn thuế Giá trị gia tăng”, Phạm Thị Minh Ngọc (2019) Luận văn phân tích những kết quả đạt được và những bất cập còn đang tồn tại trong việc đảm bảo quyền của người nộp thuế trong khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những thành tựu nghiên cứu khoa học đã công bố, luận văn tiếp tục tìm hiểu, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền của người nộp thuế, đặc biệt là đảm bảo quyền của người nộp thuế trong khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng
- Luận văn “Giải pháp chống thất thu thuế GTGT tại cục thuế tỉnh Phú Yên”, Đào Vũ Vân Như (2018) Luận văn phân tích thực trạng và xác định nguyên nhân thất thu thuế là do khai sai và do nợ đọng thuế Hành vi khai sai được phát hiện thông qua thanh tra kiểm tra thuế, thể hiện ở số thuế truy thu Từ đó tác giả tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp chống thất thu thuế trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Như vậy, Vấn đề nghiên cứu về lĩnh vực quản lý thuế GTGT luôn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Có nhiều công trình nghiên cứu trong nước tập trung vào nghiên cứu giải pháp hoàn thiện hoặc nâng cao công tác quản lý thuế giá trị gia tăng dựa trên đánh giá thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng của đơn vị Tuy nhiên, các nghiên cứu này được thực hiện trong bối cảnh khác nhau và chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và trực tiếp về công tác quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.
Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Khánh Hòa Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Khánh Hòa
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thuế GTGT
+ Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Khánh Hòa
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Khánh Hòa.
Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi 1: Thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2020-2022 như thế nào?
- Câu hỏi 2: Cần giải pháp gì để hoàn thiện công tác quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2023 -2030?
Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập thông tin: Nguồn số liệu để đánh giá, phân tích chủ yếu dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo nội bộ và từ các ứng dụng tin học tra cứu thông tin quản lý thuế của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa
+ Phương pháp so sánh, tổng hợp: Tác giả phân tích các vấn đề liên quan đến công tác quản lý thuế GTGT để tổng hợp được kết quả đánh giá về thực trạng công tác quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh tỉnh Khánh Hòa Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả hoạt động nói chung và công tác quản lý thuế GTG nói riêng tại Cục Thuế tỉnh tỉnh Khánh Hòa để làm rõ hơn vấn đề cần nghiên cứu
+ Phương pháp thống kê, mô tả: Phương pháp thông kê nhằm đánh giá tình hình thực hiện, thực trạng hoạt động, những mặt còn tồn tại trong thời kỳ 2020- 2022 Phương pháp mô tả đặc điểm của thuế GTGT và quản lý thuế GTGT Đồng thời, mô tả chi tiết các số liệu liên quan đến công tác quản lý thuế GTGT bằng các biểu đồ và bảng biểu
+ Phương pháp phân tích: đánh giá những biến động, các tiêu chí liên quan đến công tác quản lý thuế GTGT được sử dụng hầu hết trong bài luận văn
+ Phương pháp xử lý thông tin: Các thông tin thu thập được được xử lý bằng phần mềm Excel.
Ý nghĩa nghiên cứu
Luận văn đã tổng hợp và hệ thống hóa lại những vấn đề lý luận về quản lý thuế GTGT
Luận văn có thể là một tài liệu tham khảo tốt cho Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa nói riêng và ngành thuế nói chung, nhằm gợi ý các chính sách giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Ngoài ra, là tài liệu tham khảo cho học viên, sinh viên, các đối tượng quan tâm khác.
Cấu trúc luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và danh mục Tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế Giá trị gia tăng và quản lý thuế Giá trị gia tăng
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GTGT VÀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT
Thuế GTGT
Doanh nhân người Đức Wilhelm Von Siemens được cho là người đưa ra ý tưởng về thuế GTGT vào những năm 1920 (Liam Ebril và cộng sự, 2001) Điều chỉ là ý tưởng kể từ đó đã được xây dựng thành một hệ thống bởi người được gọi là cha đẻ của VAT, Maurice Lauré, người khi đó là công ty kinh doanh giám đốc các cơ quan thuế của Pháp Thuế GTGT được thực hiện ở Pháp vào năm 1954 Thuế GTGT cấp sản xuất đã được áp dụng ngay sau đó ở Côte d’Ivoire và Senegal vào những năm
1960, vào khoảng thời gian các thuộc địa cũ của Pháp này giành độc lập Brazil, nhờ cải cách tài khóa năm 1965, đã áp dụng thuế VAT truyền thống áp dụng cho tất cả các khâu sản xuất Sự mở rộng của VAT được giới hạn ở dưới 10 quốc gia vào cuối những năm 1960 (Stéphane Buydens, 2008)
Thuế là một khoản phí mà người dân phải nộp bắt buộc cho chính phủ mà không phải trả lại trực tiếp cho NNT (Parameswaran, 2005) Các chính phủ đánh thuế vì nhiều mục đích, nhưng chủ yếu là gây quỹ để trang trải các khoản chi tiêu công và mặt khác để phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý Thuế là nguồn thu chính của chính phủ (Beza, 2014)
Năm 1965, thuế GTGT vẫn chưa thành công trên toàn thế giới, vì hầu hết các loại thuế tiêu dùng chung trong OECD là thuế bán lẻ (OECD, 2007) Tuy nhiên, đến năm 1989, 48 quốc gia, chủ yếu nằm ở Tây Âu và Mỹ Latinh, nhưng cũng bao gồm một số quốc gia đang phát triển, đã áp dụng thuế GTGT (John Norregaard và Tehmina
S Kahn, 2007) Sự lan rộng của thuế VAT ở Châu Âu được thúc đẩy bởi thực tế là nó là điều kiện tiên quyết để trở thành thành viên của Liên minh Châu Âu (trước đây là Cộng đồng Kinh tế Châu Âu) Sự lan rộng của nó đã tăng nhanh kể từ đó, với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ IMF, vì nó hiện đã được thực hiện ở hơn 140 quốc gia, nơi nó thường chiếm 1/5 tổng thu nhập từ thuế Ở hầu hết các quốc gia, nó đã được sử dụng để tăng thu, nhưng ở một số nước, nó cũng giúp giảm thuế thu nhập và thuế tiêu thụ đặc biệt Doanh thu do thuế tiêu thụ chung tạo ra (tức là thuế GTGT hoặc thuế hàng hóa và dịch vụ) chiếm 18,6% tổng thu thuế của các nước OECD năm 2007 (so với 13,5% năm 1970) và lên tới 19,8% tổng thu thuế của các nước OECD châu Âu (so với 15,2% năm 1970) (OECD, 2009) Phần thuế tiêu dùng chung tính theo phần trăm GDP gần như tăng gấp đôi từ năm 1970 đến 2007 (3,3% năm 1970 so với 6,7% năm
2007 đối với các nước OECD và 3,7% so với 7,5% đối với các nước OECD châu Âu) 32 trong số 33 nước OECD đã áp dụng thuế VAT
Với những ưu việt nổi trội của thuế GTGT nên nhiều nước trên thế giới đưa thuế GTGT vào áp dụng Tính đến nay đã có trên 150 quốc gia áp dụng thuế giá trị gia tăng trong đó có Việt Nam, tại kỳ họp lần thứ 11, Quốc hội khoá IX, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật thuế giá trị gia tăng vào ngày 10/05/1997 và bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999 Sau đó, kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII ngày 03/06/2008 thông qua Luật thuế GTGT mới thay thế luật trên và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009, đến ngày 19/06/2013 Quốc Hội thông qua văn bản luật số 31/2013/QH13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế GTGT năm 2008
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế GTGT
Theo quy định tại Điều 2, Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 3 tháng 6 năm 2008 định nghĩa “thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”
Theo quy định của Luật thuế GTGT thì thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ
GTGT là loại thuế đánh vào sự gia tăng giá trị của hàng hóa và dịch vụ ở mỗi giai đoạn sản xuất và tuần hoàn, và nhìn từ khía cạnh khác như thuế đánh vào tiêu dùng được đánh vào mọi giai đoạn của phiên kinh tế, và được áp dụng theo quy định nói cách khác, lượng tiêu thụ gây ra (McLure C., 2000) Hay nói cách khác, thuế
GTGT là loại thuế đánh vào nhiều giai đoạn ở mỗi giai đoạn của chuỗi giá trị gia tăng, với điều khoản cho phép khấu trừ thuế đầu vào đối với khoản thuế đã nộp ở giai đoạn trước, khoản thuế này có thể được khấu trừ vào nghĩa vụ thuế GTGT khi bán hàng tiếp theo
Dưới đây cho thấy bức tranh phát triển của thuế GTGT: bắt đầu với một vài người tiên phong trong những năm 1960, thuế GTGT bắt đầu lan rộng khắp thế giới Đến năm 1992, khoảng 80 quốc gia đã áp dụng nó; đến năm 2008, ít nhất 136 quốc gia có thuế GTGT Kể từ đó, vẫn có nhiều quốc gia tham gia vào hàng ngũ GTGT hơn: ví dụ, vào năm 2009, Lào đã áp dụng GTGT và Pakistan hiện đang xem xét làm điều tương tự Điều thú vị là ở một số quốc gia, thuế VAT cũng đang trở thành loại thuế phụ quan trọng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Canada Tuy nhiên, ở cấp độ quốc gia, ngoại trừ một số quốc gia ở Trung Đông - nơi mà Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh đã từng xem xét áp dụng thuế GTGT - và một số đảo nhỏ, hầu hết mọi quốc gia, ngoại trừ đáng chú ý là Hoa Kỳ, hiện đã giới thiệu một số hình thức GTGT
Hình 1 1 Số lượng các quốc gia áp dụng thuế GTGT
(Nguồn: Jorge Martinez-Vazquez và Richard M Bird, 2010)
Tầm quan trọng ngày càng tăng của thuế GTGT thậm chí còn rõ ràng hơn ở các nước đang phát triển Trong những thập kỷ gần đây, tự do hóa thương mại đã dẫn đến sự sụt giảm đáng kể các loại thuế hải quan từng thống trị, hiện nay ít nhiều bị ràng buộc với thuế biên chế đối với vị trí thứ ba Tuy nhiên, sự gia tăng nguồn thu từ thuế GTGT đã bù đắp cho sự sụt giảm này đến mức, như Hình 1.1 cho thấy, thuế tiêu dùng hiện đóng vai trò quan trọng hơn đáng kể về doanh thu ở nhiều nước đang phát triển so với thuế thu nhập, và trong hầu hết mức tăng gần như hoàn toàn được phân bổ cho GTGT
1.1.2.2 Đặc điểm của thuế GTGT
Theo Phạm Đức Cường và cộng sự (2016), các đặc điểm của thuế GTGT:
- Là một sắc thuế của hệ thống thuế nên thuế GTGT mang những đặc điểm chung của hệ thống thuế:
Tính cưỡng chế và tính pháp lý cao Đặc điểm này được thể chế hoá trong pháp luật của mỗi quốc gia
Thuế là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp
- Ngoài đặc điểm chung của hệ thống thuế, thuế GTGT còn mang những đặc điểm riêng:
Một là, thuế GTGT là thuế gián thu điển hình: Số tiền mà người tiêu dùng phải trả cho người bán khi mua hàng hoá là tổng giá bán của hàng hoá và tiền thuế GTGT (điều này được phản ánh rất rõ ràng trong hoá đơn tài chính) Người tiêu dùng phải trả tiền thuế GTGT mỗi khi mua hàng, còn người bán là người thu tiền thuế GTGT của người tiêu dùng “hộ” Nhà nước Đây là nét điển hình của thuế gián thu
Hai là, thuế GTGT khắc phục được hiện tượng thuế đánh chồng lên thuế, vốn là một nhược điểm của thuế doanh thu, phù hợp với nền kinh tế sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường:
Ba là, thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao Thuế GTGT không phải là yếu tố chi phí mà đơn thuần là yếu tố cộng thêm ngoài giá bán của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ
Quản lý thuế GTGT
1.2.1 Khái niệm quản lý thuế GTGT
Quản lý thuế GTGT là một quá trình tổ chức, quản lý và kiểm tra việc thực hiện những quy định của pháp luật về thuế GTGT nhằm huy động đầy đủ những khoản tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo luật định
Công tác quản lý thuế GTGT là hoạt động của cơ quan thuế nhằm mục đích chủ yếu là đảm bảo nguồn thu thuế GTGT cho ngân sách Nhà nước, góp phần phát huy tốt hơn vai trò của luật thuế GTGT Do điều kiện kinh tế xã hội khác nhau nên thuế GTGT được áp dụng ở các quốc gia cũng có những đặc điểm khác nhau Vì vậy, công tác quản lý thuế GTGT ở mỗi nước có những đặc điểm riêng, phù hợp với điều kiện của nước đó Ngay cả công tác quản lý thuế GTGT trong mỗi quốc gia ở các cấp khác nhau cũng có sự khác nhau tuỳ thuộc vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi bộ phận, mỗi cấp (Phạm Đức Cường và cộng sự (2016))
1.2.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT
- Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế GTGT của các doanh nghiệp, các cá nhân, hộ kinh doanh
- Đảm bảo các nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, tiết kiệm và có hiệu quả được thực hiện đúng
- Tăng số thu thuế GTGT vào NSNN để thực hiện các chức năng của nhà nước
- Phát huy vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội:
Thuế GTGT không chỉ là công cụ tài chính nhằm huy động khoản thu chủ yếu cho nhà nước, thuế còn được nhà nước sử dụng điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và thiết lập sự công bằng tương đối cho xã hội
Thông qua thuế suất, các điều kiện được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, các tình huống được hoàn thuế…có thể khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động kinh doanh của ngành nghề hoặc sản phẩm nào đó, góp phần vào việc xác lập quan hệ cân đối giữa cung - cầu hàng hóa, dịch vụ và tác động đến cân bằng thị trường
Một số thách thức được xác định liên quan đến quản lý thuế GTGT, đặc biệt là ở các nước đang phát triển là trốn tránh và gian lận, quản lý kém, tăng chi phí hành chính và chi phí tuân thủ, thiếu hiểu biết của cộng đồng người nộp thuế, quản lý công nghệ kém (Yasegat, W., 2008) Các nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy những thách thức liên quan đến nhận thức của người tiêu dùng, người nộp thuế hiểu nhầm và hành vi trốn tránh, cam kết của cơ quan thuế và sự kém hiệu quả của tổ chức, cạnh tranh không lành mạnh do chưa đăng ký nhưng thuộc phạm vi của tiêu chí (Dheressa,
Theo Dheressa, K và cộng sự (2015), những thách thức về quản lý thuế GTGT tác động tiêu cực đến các đặc điểm nổi bật của mục tiêu chính sách thuế và chính phủ nói chung Tác giả lưu ý rằng việc quản lý thuế kém sẽ thay đổi cách thức đánh thuế ảnh hưởng đến các mục tiêu chính sách của chính phủ, cụ thể là ổn định kinh tế, phân bổ nguồn lực và phân phối lại thu nhập Những thách thức nảy sinh từ những thực tế sau đây là những thách thức về nhận dạng người nộp thuế, lập hóa đơn, nộp đơn và thanh toán, kiểm soát việc nộp đơn và thanh toán, hoàn phí, kiểm toán và phạt Ở các nước đang phát triển, việc thực hiện thuế kém có thể là do quản lý thuế yếu kém (nghĩa là cơ quan quản lý không đủ năng lực để thực hiện thuế trên thực tế) Điều này có lẽ do các yếu tố như hạn chế về nguồn lực và việc thiết kế thuế tách biệt với cơ quan quản lý
Có rất nhiều thách thức, những thách thức đó bao gồm: Chống đăng ký thuế GTGT, Trình độ nhận thức về thuế thấp, năng lực kiểm toán và thực thi của cơ quan thuế yếu, bán hàng hóa và dịch vụ không có hóa đơn thuế GTGT, Vướng mắc về thực thi pháp luật thuế, là những thách thức ảnh hưởng đến việc thu đủ doanh thu về Thuế thu được từ các Quốc gia áp dụng hệ thống thuế GTGT Do đó, thuế GTGT ít dễ bị trốn tránh hơn so với thuế bán lẻ, loại thuế thu được xảy ra trong giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất Thuế GTGT cũng tỏ ra dễ bị tấn công tội phạm: ví dụ như gian lận băng chuyền khai thác các thỏa thuận đánh thuế thương mại nội khối trong Liên minh Châu Âu, chiếm khoảng 1,5 - 2,5% doanh thu ròng, hoặc hơn, trong Vương quốc Anh (Bird, R.M., 2005)
Theo Harrison và Krelove và cộng sự (2005) thất thu một lượng lớn doanh thu thuế GTGT do lạm dụng hoàn thuế GTGT NNT đã đăng ký có thể không trả đúng số thuế GTGT cho một số hồ sơ hoàn thuế GTGT và hiệu suất doanh thu vì các lý do bao gồm lỗi, cố tình khai thấp nghĩa vụ thuế GTGT của họ hoặc thông qua các cuộc tấn công có hệ thống vào hệ thống hoàn thuế GTGT
Mức độ hoàn trả phần lớn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như mức độ phát triển và độ mở của nền kinh tế Việc hoàn tiền đôi khi bị trì hoãn hơn một năm do: (i) các thủ tục phức tạp không cần thiết, bao gồm, yêu cầu đính kèm bản sao của các tờ khai thuế GTGT trước đây, các hóa đơn mua hàng và bán hàng, và các tờ khai nhập khẩu vào đơn xin hoàn thuế; (ii) thiếu các công cụ và phương pháp cơ bản để đánh giá rủi ro, bắt đầu bằng sự phân biệt cơ bản giữa các yêu cầu hoàn lại tiền của các nhà xuất khẩu hợp pháp có lịch sử tuân thủ tốt và các khiếu nại khác; và (iii) do thiếu phân tích rủi ro cơ bản Những điều này dẫn đến tất cả các yêu cầu hoàn thuế GTGT đều phải được kiểm toán một cách có hệ thống (Bird, R.M, et al 2005)
1.2.3 Nguyên tắc quản lý thuế GTGT
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng
- Thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế, Luật thuế giá trị gia tăng và các quy định khác của pháp luật có liên quan
- Bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế
- Áp dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế GTGT
1.2.4 Nội dung quản lý thuế GTGT
* Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế Đăng ký thuế là quá trình mà NNT cung cấp thông tin và nộp cho cơ quan quản lý thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế của họ với Nhà nước Đăng ký thuế phải được thực hiện trong thời hạn và theo mẫu quy định
Mục đích của quy trình quản lý đăng ký thuế bao gồm: thực hiện các quy định về đăng ký thuế theo Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi bổ sung Luật Quản lý thuế và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế; chuẩn hóa công việc quản lý NNT nhằm mục đích nâng cao;
Cơ quan thuế xử lý đăng ký thuế của người nộp thuế theo quy trình quản lý đăng ký thuế
Cấp mới mã số thuế, thay đổi thông tin đăng ký thuế, tạm ngừng hoạt động kinh doanh, chấm dứt và khôi phục mã số thuế là một phần của quy trình quản lý đăng ký thuế
* Quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế:
Từ ngày 01/07/2007, cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật được áp dụng trên toàn quốc nhằm nâng cao quyền và nghĩa vụ tự giác của người nộp thuế; các cơ chế này được thiết lập dựa trên Luật Quản lý Thuế
Theo cơ chế tự kê khai, tự nộp, người nộp thuế tự do tự quyết định theo quy định của pháp luật và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình trong suốt kỳ kê khai Xác định trách nhiệm thuế của bạn Kê khai, tự tính các khoản thuế phải nộp, nộp thuế đúng hạn vào ngân sách Nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của việc kê khai
Theo cơ chế này, CQT sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra và áp dụng các biện pháp xử phạt, cưỡng chế theo luật định đối với những trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về thuế nhưng CQT không can thiệp vào quá trình kê khai, nộp thuế của tổ chức, cá nhân kinh doanh
Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý thuế GTGT
- Số thuế thu được và tiến độ thực hiện của dự toán thuế GTGT:
Dự toán thu thường năm sau tăng cao so với năm trước là áp lực cho thực thi nhiệm vụ thu NSNN, trong khi tỷ trọng thuế GTGT thường chiếm rất lớn trong dự toán Cách thức tính cho tiêu chí này như sau:
Tỷ lệ thực hiện so với dự toán Số đã thực hiện tại thời điểm 31/12/năm đánh giá
Số thu NSNN dự toán tại năm đánh giá x 100
Dự toán thu NSNN tăng đồng nghĩa nhiệm vụ thu thuế GTGT cũng phải tăng với tốc độ tương ứng
Tốc độ tăng trưởng thu Số đã thực hiện tại thời điểm 31/12/năm đánh giá
Số thu đã thực hiện tại thời điểm 31/12/năm trước năm đánh giá x 100
- Quản lý kê khai, đăng ký thuế GTGT:
Chỉ tiêu đánh giá cụ thể:
Tỷ lệ số tờ khai nộp thuế trễ hạn quy định = Số tờ khai thuế đã nộp trễ hạn quy định
Số tờ khai thuế phải nộp x 100
Tỷ lệ số tờ khai không nộp
= Số tờ khai không nộp
Số tờ khai phải nộp x 100
- Thanh tra, kiểm tra thuế:
Việc thanh tra, kiểm tra thuế góp phần lớn trong việc NNT hình thành nên ý thức tuân thủ pháp luật về thuế, đồng thời không ngừng tăng cường năng lực, hiệu quả của công tác QLT cũng như phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời những quy định chưa chặt chẽ trong các văn bản pháp luật thuế hiện hành tránh được tình trạng DN lợi dụng sơ hở hành lang pháp lý để lách luật, trốn thuế gây thất thu cho NSNN, chỉ tiêu đánh giá cụ thể:
Số DN bị thanh thanh, kiểm tra xử lý bình quân = Số DN bị kiểm tra xử lý
Số DN đã thanh tra, kiểm tra x 100
Tỷ lệ số thuế GTGT truy thu sau thanh tra, kiểm tra Tổng số thuế GTGT truy thu sau thanh tra, kiểm tra Tổng thu NSNN x 100
- Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế:
+ Quản lý nợ là cơ sở để CQT lựa chọn và sử dụng các biện pháp cưỡng chế nợ hiệu quả Thông qua các phương pháp phân loại nợ thì CQT có thể xác định được những khoản nợ cần tập trung để thu nợ Đồng thời, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp cưỡng chế thích hợp với từng đối tượng nợ thuế
Tỷ lệ cuộc cưỡng chế thành công/Tổng số đối tượng đã thực hiện cưỡng chế nợ thuế
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế đã thực hiện trong một thời kỳ như thế nào Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ iệu quả cưỡng chế nợ thuế càng tốt Chỉ tiêu này cũng có thể vận dụng để đánh giá tính hiệu quả của từng hình thức cưỡng chế nợ thuế, cụ thể như: Cưỡng chế qua việc trích tiền từ tài khoản, cưỡng chế hóa đơn, cưỡng chế qua kê biên tài sản,…
- Tuyên truyền, hỗ trợ NNT:
Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuế là yếu tố rất quan trọng trong việc thực hiện thu NSNN cũng như giúp cho NNT tiếp cận và hiểu đúng pháp luật trong lĩnh vực thuế, nên cần triển khai hoạt động này có trọng tâm, trọng điểm với nhiều hình thức phù hợp với khả năng tiếp nhận thông tin của từng đối tượng, cụ thể:
+ Hoạt động tuyên truyền: Chuyên mục, phóng sự trên đài truyền hình, các bài viết trên các tạp chí, trang mạng thông tin điện tử…
+ Hoạt động hỗ trợ NNT:
Tổ chức các buổi tập huấn, hội nghị, trả lờ các chính sách qua điện thoại, bằng văn bản hoặc trực tiếp….
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế GTGT
1.4.1 Các yếu tố chủ quan
- Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức quản lý thuế
Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý thuế hiện đại, hiệu quả phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ của cơ quan thuế và định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất; cơ cấu nguồn nhân lực phải phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế đảm bảo cả về số lượng và chất lượng
Trình độ chuyên môn và năng lực của cán bộ thuế là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng Nếu cán bộ quản lý thuế có năng lực, trình độ chuyên môn thành thạo, tôn trọng đạo đức nghề nghiệp sẽ thuận lợi cho cán bộ thuế hoàn thành nhiệm vụ được giao và ngược lại Hơn nữa, việc tăng cường ứng dụng CNTT vào quản lý thuế GTGT giúp công tác quản lý thuế thuận lợi hơn nhưng đồng thời cũng đòi hỏi năng lực của đội ngũ công chức phải được nâng cao, đáp ứng điều kiện hoạt động và thành thạo sử dụng ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý, hỗ trợ người lao động, trong quá trình triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động ngành thuế
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế GTGT
Thông tin về người nộp thuế là yêu cầu quan trọng của quản lý thuế hiện đại, đảm bảo cho cơ quan quản lý thuế theo dõi, tổng hợp, phân tích, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý thuế tập trung vào quản lý các đối tượng có nhiều khả năng vi phạm pháp luật thuế, tránh thất thu ngân sách, đồng thời giảm phiền hà cho đối tượng chấp hành tốt pháp luật thuế
Hệ thống thông tin về người nộp thuế đầy đủ, tiện lợi sẽ tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý thuế hoàn thành được nhiệm vụ được giao và ngược lại
Xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế đầy đủ, chính xác, tập trung thống nhất trên phạm vi cả nước; phát triển ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý thuế có tính liên kết, tự động hóa cao, gắn chặt với quá trình cải cách thủ tục hành chính thuế và áp dụng thuế điện tử; xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, trụ sở làm việc, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đồng bộ; triển khai thực hiện cơ chế quản lý tài chính gắn với nhiệm vụ thu NSNN tạo điều kiện để hiện đại hóa ngành thuế nhằm quản lý thu có hiệu quả
- Hoạt động thông tin truyền thông Ý thức của NNT phụ thuộc một phần vào các chính sách tuyên truyền của những người làm công tác quản lý thuế, nếu Nhà nước có những chính sách thích đáng để khuyến khích NNT tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế thì công tác quản lý thuế chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao
Có bộ phận tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế từ bộ phận Tổng hợp cấp Thuế đến cấp Chi cục Thuế Hoạt động tuyên truyền, đào tạo được bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ thực hiện để người nộp thuế hiểu và áp dụng các chính sách thuế mới Nhưng cơ quan thuế cần tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông cũng như qua hệ thống của chính mình nếu muốn tạo ra tác động lớn đến người nộp thuế bằng các luật thuế mới này Phối hợp với các cơ quan truyền thông trong và ngoài ngành tài chính để tuyên truyền để người dân ý thức và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với Nhà Nước
1.4.2 Các yếu tố khách quan
- Hệ thống chính sách, pháp luật thuế Để NNT tự giác chấp hành nghĩa vụ của mình, họ phải biết luật thuế, biết các loại thuế phải nộp và các trường hợp được miễn giảm… Do đó, Luật thuế GTGT phải có nội dung đơn giản, dễ hiểu, mang tính phổ thông, phù hợp với trình độ chung của cả người nộp thuế và người quản lý, quan trọng hơn là các mức thuế suất phải được phân tích khoa học, toàn diện để tìm ra được mức thuế suất phù hợp nhất, điều đó sẽ tăng được tính hiệu quả của công tác quản lý thu thuế GTGT
CQT thực hiện công tác quản lý thuế GTGT trên cơ sở các chính sách quản lý của Nhà nước, việc thực hiện các chính sách đó có được thuận lợi hay không phụ thuộc rất nhiều vào chính bản thân các chính sách đó Nếu Nhà nước xây dựng các chính sách đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện thì công tác quản lý sẽ được thuận lợi, ngược lại nếu các chính sách đó phức tạp thì sẽ gây khó khăn trong quản lý, thậm chí còn tạo ra nhiều kẽ hở để kẻ xấu lợi dụng chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước Ngoài các chính sách về thuế, các chính sách quản lý khác của Nhà nước cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thuế GTGT
- Môi trường kinh tế - xã hội
Sự thay đổi của các yếu tố như lãi suất, lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tình hình chính trị tạo nên môi trường kinh tế-xã hội Các yếu tố này có tác động trực tiếp đến hoạt động của các DN
Môi trường kinh tế - xã hội có tốc độ tăng trưởng cao, lãi suất và lạm phát không tăng, tình hình chính trị ổn định có thể thu hút vốn đầu tư từ các nguồn trong và ngoài nước, mang đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh, thu được lợi nhuận cao, từ đó người nộp thuế sẽ dễ dàng thực hiện nghĩa vụ thuế hơn nên việc quản lý thuế GTGT cũng dễ dàng hơn Ngược lại, chính trị ổn định, kinh tế suy thoái, lãi suất tăng và biến động chiến tranh khiến các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước cảm thấy hài lòng khi muốn tham gia thị trường Vì vậy, sẽ giảm đầu tư, giảm chi tiêu tiêu dùng, tăng áp lực cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ thua lỗ, dẫn đến khó khăn, trốn thuế và gặp nhiều khó khăn trong quản lý thuế GTGT
- Sự phối hợp của các cơ quan chức năng với cơ quan thuế
Thuế là một công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý kinh tế và xã hội, hoặc nói cách khác, là một phạm vi kinh tế - chính trị toàn diện Do đó, việc thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến thuế không chỉ là trách nhiệm của một bên Để phát triển chính sách quản lý thuế đồng bộ với chính sách quản lý kinh tế và chính trị địa phương, các ngành liên quan phải làm việc cùng nhau
- Ý thức chấp hành pháp luật về thuế
Trình độ nhận thức về thuế GTGT cũng như ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thuế GTGT Nếu NNT hiểu được các Luật thuế liên quan, nắm bắt được kịp thời, đầy đủ về quy định, quy trình, thủ tục kê khai và nộp thuế Đồng thời, người nộp thuế có ý thức chấp hành tuân thủ pháp luật về thuế như: Ý thức chấp hành chế độ hóa đơn, chứng từ, trung thực trong việc khai thuế sẽ tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý thuế hoàn thành nhiệm vụ thu thuế và ngược lại Kiến thức về thuế là khả năng người nộp thuế nắm rõ các quy định về thuế liên quan đến thuế suất cũng như lợi ích mà họ nhận được khi nộp thuế Học tập xã hội giải thích rằng hành vi của một người có thể bị ảnh hưởng bởi trải nghiệm trực tiếp mà người đó cảm nhận được Điều này có thể liên quan đến kiến thức về thuế mà một người có Một người càng học hỏi nhiều từ những quan sát về thuế thì người đó càng có nhiều kiến thức hơn, do đó việc tuân thủ trong thực hiện thuế sẽ tăng lên Kiến thức này là thông tin mà người nộp thuế thu được nhằm tìm hiểu và nắm rõ thông tin về thuế Người nộp thuế nếu không hiểu rõ sẽ có xu hướng không chấp hành, gian lận trong việc chấp hành pháp luật về thuế
Chương 1, tác giả đã tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận về thuế GTGT và quản lý thuế GTGT Bao gồm các nội dung chính như sau: Khái niệm, đặc điểm, vai trò và nội dung cơ bản về thuế GTGT; khái niệm, nguyên tắc, nội dung quản lý thuế GTGT, sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế GTGT Đây là cơ sở nền tảng để đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa ở chương 2.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT TẠI CỤC THUẾ TỈNH KHÁNH HÒA
Khái quát tình hình kinh tế xã hội tỉnh Khánh Hòa
Hình 2 1 Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa
(Nguồn: Hệ thống bản đồ hành chính - Cổng thông tin điện tử Chính phủ)
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, hướng Bắc giáp với tỉnh Phú Yên, hướng Tây Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, hướng Tây Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, hướng Nam giáp tỉnh Ninh Thuận và hướng Đông giáp Biển Đông; có mũi Hòn Ðôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh, là điểm cực Ðông trên đất liền của nước ta
Là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích Khánh Hòa là núi non, miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km² Khánh Hòa có địa hình tương đối cao ở Việt Nam, độ cao trung bình so với mực nước biển khoảng 60 m Đồng bằng ở Khánh Hòa nhỏ hẹp, bị chia cắt bởi các dãy núi đâm ra biển Hơn nữa, địa hình rừng núi của tỉnh không thuận lợi cho quá trình lắng đọng phù sa, nên nhìn chung Khánh Hòa không phải là nơi thuận lợi để phát triển nông nghiệp Diện tích tự nhiên của Khánh Hòa, cả trên đất liền và hơn 200 đảo và quần đảo là 5.197 km2 Bờ biển dài
385 km với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, nhiều đảo và vùng biển rộng lớn Ðặc biệt, Khánh Hòa có Trường Sa là huyện đảo, nơi có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng trọng yếu
Về kinh tế, Khánh Hòa là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh và vững của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh là 11,55% Dịch vụ - du lịch chiếm 45% cơ cấu kinh tế, công nghiệp - xây dựng là 42%, còn nông - lâm - thủy sản chiếm 13%
Dân số Khánh Hòa hiện nay phân bố không đều Dân cư tập trung đông nhất ở thành phố Nha Trang - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, tiếp đến là 2 huyện Diên Khánh và thành phố Cam Ranh, thị xã Ninh Hòa và các huyện còn lại ở đồng bằng có mật độ dân cư không chênh lệch lớn và gần bằng mức trung bình toàn tỉnh Các huyện miền núi có mật độ dân số tương đối thấp Hiện nay có 32 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Khánh Hòa có hệ thống cơ sở hạ tầng về giao thông tương đối phát triển, nằm trên các trục giao thông quan trọng ven biển của Việt Nam Toàn tỉnh hiện có 2.086 km đường giao thông Sân bay quốc tế Cam Ranh là giao thông quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế của tỉnh Khánh Hòa cũng như khu vực Nam Trung Bộ.
Khái quát về Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Cùng với việc thành lập hệ thống thuế toàn quốc theo Nghị định số 281/HĐBT ngày 7/8/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập hệ thống thu thuế Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính và Quyết định số 11/2014/TT-BTC của
Bộ Tài chính Quyết định số 315 TC/QD/TCCB ngày 21/8/1990 về việc thành lập Cục Thuế Nhà nước, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa được thành lập và chính thức hoạt động từ ngày 01/10/1990 trên cơ sở hợp nhất của 3 cơ quan thu ngân sách thuộc ngành Tài chính: Cục Thuế Công Thương, Cục Thuế Nhà nước và Cục Thuế nông nghiệp trực thuộc Sở Tài chính; Địa chỉ trụ sở hiện nay tại số 17, đường 19/5, Khu đô thị Vĩnh Điềm Trung, xã Vĩnh Hiệp, Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa
- Tháng 06/2001, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng
Ba về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác từ năm 1996 đến 2000 góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Quyết định số 444/2001/QĐ/CTN ngày 06/06/2001 của Chủ tịch nước)
- Tháng 06/2005, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác từ năm 2000 đến 2004 góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Quyết định số 650/2005/QĐ/CTN ngày 07/06/2005 của Chủ tịch nước)
- Tháng 09/2005, được Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới về thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động sáng tạo từ 1995 - 2004, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (Quyết định số 993/2005/QĐ/CTN ngày 01/09/2005 của Chủ tịch nước)
- Tháng 05/2010, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác từ năm 1995 đến 2009 góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Quyết định số 674/QĐ-CTN ngày 24/05/2010 của Chủ tịch nước)
- Tháng 10/2019, được Thủ tướng Chính phủ tặng Cờ thi đua của Chính phủ về thành tích xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2018 (Quyết định số 1437/QĐ-TTg ngày 21/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ)
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ
- Chức năng: Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa theo quy định của pháp luật
- Nhiệm vụ và quyền hạn:
Các nhiệm vụ và trách nhiệm của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa phụ thuộc vào Luật Quản lý thuế, các luật thuế và các quy định pháp luật có liên quan khác, cũng như các nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể sau:
+ Tổ chức, quản lý, hướng dẫn và thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế do Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế ban hành trên địa bàn tỉnh, thành phố; các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quản lý thuế và các văn bản quy định của pháp luật khác có liên quan
+ Xem xét, tổng hợp và đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với chính quyền và cấp ủy địa phương về lập dự toán thu NSNN và công tác quản lý thuế trên địa bàn; thúc đẩy và phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan và đơn vị liên quan để hoàn thành nhiệm vụ
+ Tổ chức chịu trách nhiệm quản lý người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế: đăng ký thuế; khai thuế; tính thuế, thông báo thuế; nộp thuế; hoàn thuế; khấu trừ thuế; giảm thuế; miễn thuế, tiền phạt; xoá nợ tiền thuế, kế toán thuế đối với người nộp thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào NSNN
+ Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế
+ Tiến hành các nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế nhằm mục đích cải thiện chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để hỗ trợ người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế
+ Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn về chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật
+ Dự toán thu thuế hàng năm được giao và các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trực tiếp quản lý người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế
+ Hướng dẫn, hướng dẫn và kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc triển khai các nhiệm vụ liên quan đến quản lý thuế
TÌNH HÌNH THU NGÂN SÁCH TẠI CỤC THUẾ TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2020-2022
Năm 2020 và năm 2021, dịch bệnh covid-19 bùng phát mạnh và diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất kinh doanh của người dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa Các doanh nghiệp có sử dụng nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc phục vụ sản xuất một số ngành công nghiệp bị giảm sút; các ngành, lĩnh vực như: dịch vụ, du lịch, thương mại, vận tải, xuất nhập khẩu,… gặp nhiều khó khăn do tác động trực tiếp của dịch bệnh Năm 2022, dịch bệnh về cơ bản đã được kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại tỉnh Khánh Hòa, năm 2022 phục hồi rõ nét, nhiều lĩnh vực kinh tế có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước
Bảng 2 1 Số lượng NNT theo thành phần kinh tế tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2020 – 2022
Thành phần kinh tế Đvt 2020 2021 2022
DN ngoài QD DN 11.831 11.504 11.696 -327 -2,76% 192 1,67% ĐTNN DN 167 172 171 5 2,99% -1 -0,58%
Hộ gia đình, Cá nhân kinh doanh Hộ 34.536 30.78 8 35.871 -3.748 -10,85% 5.083 16,51% HTX, tổ chức kinh tế khác DN 1.574 1.937 1.972 363 23,06% 35 1,81%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thuế của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa)
Qua bảng 2.1 cho thấy cơ cấu thành phần kinh tế hộ gia đình, cá nhân kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp theo là thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh, loại hình DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ nhất
Năm 2021 giảm 3.748 hộ so với năm 2020 và năm 2022 tăng 5.083 hộ so với năm 2021 Tiếp theo là DNNN năm 2021 tăng 01 DN với năm 2020 và năm 2022 giảm 5 DN so với năm 2021; DN ngoài QD năm 2021 giảm 327 DN với năm 2020 và năm 2022 tăng 192 DN so với năm 2021; ĐTNN năm 2021 tăng 05 DN với năm
2020 và năm 2022 giảm 01 DN so với năm 2021; và Hợp tác xã, tổ chức kinh tế khác năm 2021 tăng 363 DN với năm 2020 và năm 2022 tăng 35 DN so với năm 2021
2.3.2 Kết quả thu Ngân sách
Năm 2020 và năm 2021, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh dịch Covid -19 diễn biến phức tạp, kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, bất lợi Trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp chịu tác động mạnh bởi Covid-19 khiến quy mô thu hẹp, tình hình sản xuất kinh doanh nhiều khó khăn Cục Thuế đã chủ động, tích cực triển khai đầy đủ nhiệm vụ quản lý thuế, chống thất thu, đảm bảo thu ngân sách kịp thời theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Uỷ ban nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ; nhưng kết quả thu ngân sách năm
2020 không đạt dự toán (chỉ đạt 73,21% dự toán pháp lệnh) và giảm mạnh so với năm
2019 (bằng 74,45% so với năm 2019), năm 2021 kết quả thu ngân sách đạt 104,21 % dự toán pháp lệnh và bằng 102,55% so với năm 2020
Năm 2022, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát; các chính sách tài chính, tiền tệ của Quốc Hội và Chính phủ ban hành trong năm 2021 và 2022 đã kịp thời hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế đất nước nói chung và tỉnh nhà nói riêng dần được phục hồi và từng bước phát triển Đặc biệt, một số ngành nghề lĩnh vực bị tác động mạnh của dịch đã có tốc độ tăng trưởng cao như: Thương mại và dịch vụ, du lịch…đã góp phần làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế theo chỉ số GRDP của tỉnh rất ấn tượng, là một trong những tỉnh có chỉ số tăng trưởng kinh tế đứng đầu cả nước Song bên cạnh đó, kinh tế trên địa bàn tỉnh cũng không tránh khỏi sự tác động đáng kể từ tình hình kinh tế thế giới khi xung đột quân sự giữa Nga và Ukraina kéo dài; lạm phát duy trì ở mức cao, nhất là ở châu Âu và Mỹ; xu hướng tăng lãi suất, thu hẹp chính sách tiền tệ, tài khóa ở nhiều quốc gia…
Với những thuận lợi và khó khăn nêu trên, cùng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế; sự phối hợp tích cực của các sở, ngành và chính quyền các cấp; sự đồng thuận của người nộp thuế; ngành Thuế tỉnh Khánh Hoà đã nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn để hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ dự toán năm 2022 được Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, UBND tỉnh Khánh Hòa giao Năm 2022, kết quả thu ngân sách đạt 129,8% dự toán pháp lệnh và bằng 107,60% so với năm 2021
Bảng 2 2 Kết quả thực hiện thu NSNN giai đoạn 2020 – 2022
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
STT Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
1 Thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước 3.247.218 3.457.764 3.715.235
1.1 Thu từ khu vực doanh nghiệp trung ương 509.761 496.675 427.691
1.2 Thu từ khu vực doanh nghiệp địa phương 2.737.457 2.961.089 3.287.544
2 Thu từ khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN 822.525 1.045.014 898.331
3 Thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 2.780.997 2.762.094 3.172.633
4 Thuế thu nhập cá nhân 985.228 951.279 1.582.140
5 Thuế bảo vệ môi trường 1.019.629 912.696 694.121
STT Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
8 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 2 1 2
9 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 12.723 12.112 29.150
10 Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước 426.844 279.169 259.103
11 Thu tiền sử dụng đất 830.222 1.043.277 708.015
12 Thu tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc SHNN 2.010 2.936 1.835
13 Thu từ hoạt động xổ số 230.608 230.090 239.349
Thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước
15 Thu tiền sử dụng khu vực biển - 803 1.870
17 Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi, công sản khác 20.470 22.586 21.220
Thu cổ tức, lợi nhuận được chia và LNST NSĐP hưởng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thuế của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa)
Dự toán pháp lệnh các năm như sau:
Hình 2 3 Kết quả thu NSNN giai đoạn 2020 – 2022 so với dự toán
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thuế của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa)
Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa
- Quy trình lập dự toán thuế được thể hiện qua sơ đồ như sau:
Dự toán pháp lệnh (Triệu đồng)
Số thu NSNN(Triệu đồng)
Hình 2 4 Sơ đồ Quy trình lập dự toán thuế GTGT
(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa)
Tình hình thực hiện dự toán thu thuế GTGT giai đoạn 2020 – 2022:
Bảng 2 3 Kết quả thực hiện thu thuế GTGT giai đoạn 2020 – 2022 Đơn vị tính: triệu đồng
3 Dự toán thu thuế GTGT 4.279.080 3.591.900 2.863.000
4 Kết quả thu thuế GTGT 3.028.110 3.134.926 3.182.455
5 Tỷ lệ thu NSNN so với dự toán pháp lệnh (2/1) 73,21% 104,21% 129,82%
6 Tỷ lệ thu thuế GTGT so với dự toán thu thuế GTGT (4/3)
7 Tỷ lệ thu thuế GTGT so với tổng thu NSNN (4/2) 25,89% 26,14% 24,66%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thuế của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa)
Bảng số liệu 2.3 cho thấy:
Về mức tuyệt đối: Năm 2020 thu từ thuế GTGT là 3.028.110 triệu đồng, năm
2021 là 3.134.926 triệu đồng, tăng 96.816 triệu đồng với tỷ lệ tăng 3,20 % Năm 2022 thu từ thuế GTGT là 3.182.455 triệu đồng so với năm 2021, tăng lên 47.529 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 1,32%
Tỷ lệ thu thuế GTGT năm 2020 chỉ đạt 70,7% so với dự toán thuế GTGT, năm
2021 chỉ đạt 87,28% so với dự toán thuế GTGT, năm 2022 số thu thuế GTGT tăng trưởng vượt bậc đạt 111,16% so với dự toán thuế GTGT Nguyên nhân là do năm
2020, 2021 do ảnh hưởng của thiên tại, dịch bệnh đặc biệt là ảnh hưởng của dịch covid 19 đã làm hoạt động của nhiều DN, hộ kinh doanh, tổ chức kinh tế bị đình trệ, buộc phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp về quy mô Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành chính sách gia hạn nhằm tạo điều kiện cho NNT kéo dài thêm thời gian nộp thuế; năm 2022 về cơ bản dịch covid đã được kiểm soát nên nền kinh tế đã bắt đầu hồi phục và có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước
Hình 2 5 Kết quả thu thuế GTGT giai đoạn 2020 – 2022
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thuế của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa)
Tuy số thu thuế GTGT có xu hướng tăng nhưng tỷ lệ thu thuế GTGT so với tổng thu NSNN có xu hướng giảm Tỷ lệ thu thuế GTGT so với tổng thu thuế giai đoạn năm 2020-2022 tương ứng là 25,89%, 26,14%, 24,66%
2.4.2 Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế
Việc phối hợp giữa Cục Thuế và phòng Đăng ký kinh doanh được thực hiện chặt chẽ Mã số thuế được cấp theo quy chế phối hợp liên thông điện tử tự động giữa CQT và cơ quan đăng ký kinh doanh Hiện nay thủ tục đăng ký doanh nghiệp thực hiện liên thông điện tử tự động giữa Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thông tin đăng ký thuế Doanh nghiệp giảm tối đa thời gian và chi phí để thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký doanh nghiệp Công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp được nâng cao: doanh nghiệp thành lập mới thông tin được đưa vào quản lý kịp thời nhanh chóng; doanh nghiệp thay đổi thông tin cũng được cập nhật đồng bộ hóa tránh thiếu sót trong công tác quản lý thuế
Bảng 2 4 Tình hình đăng ký thuế giai đoạn 2020 - 2022
NNT giải thể, chấm dứt hoạt động 8.925 3.883 4.335
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thuế của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa)
Việc cấp mã số thuế luôn được thực hiện kịp thời, 100% thực hiện đúng hạn và trước hạn, không có hồ sơ trễ hạn
Trong năm 2020, số lượng NNT mới phát sinh là 4.270 So cùng kỳ, số NNT phát sinh mới giảm 8,93% do ảnh hưởng của Covid 19 Năm 2022, so với cùng kỳ số lượng NNT cấp mới tăng 7.282 MST, tương ứng tăng 346% so với năm 2021, nguyên nhân do kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp trên toàn tỉnh dần phục hồi sau dịch bệnh Covid-19
Số lượng NNT giải thể, chấm dứt hoạt động, bỏ địa chỉ kinh doanh trong năm
2020 là 8.925 So với cùng kỳ, số lượng NNT ngừng hoạt động tăng 3.756 (tỷ lệ tăng 72,66%) do ảnh hưởng của Covid 19, kinh doanh gặp nhiều khó khăn Năm 2022, so với cùng kỳ số lượng NNT giải thể, chấm dứt hoạt động tăng 452 trường hợp, tương ứng với tỷ lệ tăng 11,6% so với năm 2021
Người nộp thuế GTGT là đối tượng chịu thuế được cơ quan thuế đăng ký nghĩa vụ nộp thuế GTGT Kê khai thuế là việc NNT dùng để báo cáo cơ quan thuế về số thuế đã nộp trong một khoảng thời gian nhất định Người nộp thuế phải khai chính xác, trung thực và đầy đủ các tài liệu và chứng từ trong tờ khai thuế theo mẫu do Bộ Tài chính qui định
Mỗi loại thuế và các khoản nộp Ngân sách Nhà nước khác nhau đều có hồ sơ kê khai và cách thức kê khai khác nhau
Việc đăng ký tờ khai, tạo nghĩa vụ kê khai thuế GTGT được Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa thực hiện kịp thời cho các DN ngay từ khi mới được thành lập trên hệ thống quản lý thuế tập trung Thực hiện quản lý, đôn đốc nhắc nhở các DN nộp tờ khai theo đúng quy định Trường hợp DN mới thành lập hay đã nộp chậm tờ khai của tháng, quý trước, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa đôn đốc qua điện thoại và tạo thư nhắc nộp tờ khai gửi đến các DN ngay những ngày trước hạn nộp tờ khai Đối với thuế GTGT, Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện kiểm soát về mẫu biểu, các chỉ tiêu và các lỗi số học ngay khi nhận được hồ sơ của DN
Bảng 2 5 Tình hình nộp hồ sơ khai thuế GTGT giai đoạn 2020 – 2022
1 Số lượt NNT phải nộp 113.909 160.070 145.307
2 Số lượt NNT đã nộp 112.816 153.680 142.185
3 Số lượt NNT đã nộp đúng hạn 110.205 150.951 140.401
4 Số lượt NNT không nộp HSKT 1.093 6.390 3.122
5 Tỷ lệ số lượt NNT đã nộp so với phải nộp
6 Tỷ lệ số lượt NNT đã nộp đúng hạn so với số đã nộp (3/2)
7 Tỷ lệ số lượt NNT không nộp so với phải nộp (4/1)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thuế của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa)
Số lượt NNT đã nộp HSKT và số lượt NNT đã nộp đúng hạn so với số phải nộp đã có cải thiện đáng kể qua các năm Tỷ lệ số lượt NNT đã nộp so với phải nộp trên 96%, tỷ lệ số lượt NNT đã nộp đúng hạn so với số đã nộp trên 97% Điều này cho thấy ý thức tự giác của NNT đã ngày càng được nâng cao, tỷ lệ nộp tờ khai đúng hạn tăng qua các năm, đồng thời cho thấy CQT đã quản lý nghĩa vụ kê khai hiệu quả, kip thời đôn đốc, nhắc nhở NNT nộp hồ sơ khai thuế GTGT
Tuy nhiên, so với số lượt NNT phải nộp hồ sơ khai thuế GTGT thì số đã nộp chưa đạt tỷ lệ 100%, vẫn còn những NNT không nộp hồ sơ khai thuế GTGT Nguyên nhân:
Thứ nhất, do hoạt động, giải thể, thành lập mới của các NNT biến động thường xuyên, cán bộ làm kế toán tại các doanh nghiệp không ổn định, nên việc nắm bắt và thực hiện các chính sách về thuế khó khăn, điều này đã ảnh hưởng đến kê khai thuế ban đầu
Thứ hai, việc nắm bắt thông tin NNT, hướng dẫn hỗ trợ NNT trong việc kê khai nộp thuế của cán bộ thuế vẫn còn hạn chế Tình trạng người nộp thuế không kê khai, kê khai chậm chưa được xử lý dứt điểm
Thứ ba, các doanh nghiệp mới thành lập chưa nắm bắt kịp thời các quy định của Luật thuế GTGT, nên tờ khai đã nộp nhưng có sai sót, cán bộ thuế yêu cầu sửa lại, nhưng việc sửa không khẩn trương dẫn đến không nộp đúng hạn theo quy định
Thứ tư, một số công chức thuế rà soát, đôn đốc NNT nộp HSKT chưa kịp thời
Nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) là nghĩa vụ mà mọi doanh nghiệp cần phải thực hiện Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một loại thuế gián thu và tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ từ khi chúng được sản xuất, lưu thông đến khi chúng đến tay người tiêu dùng Đây là một trong những loại thuế quan trọng giúp cân bằng ngân sách nhà nước và đóng một vai trò quan trọng Theo chiến lược hiện đại hóa ngành thuế, nộp thuế bằng hình thức điện tử là yêu cầu bắt buộc, hình thức này được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng giúp NNT giảm chi phí, thời gian nộp thuế Đồng thời giúp CQT dễ dàng kiểm soát nội dung số thuế đã nộp và kịp thời phát hiện được nguyên nhân sai sót trên chứng từ nộp của NNT
Bảng 2 6 Tình hình thực hiện nộp thuế GTGT bằng hình thức nộp thuế điện tử của DN giai đoạn 2020 -2021
Tiêu chí \ Năm 2020 2021 2022 tỷ lệ DN đăng ký tài khoản nộp thuế điện tử/tổng số DN đang hoạt động
Tỷ lệ nộp thuế điện tử bình quân tháng/ tổng chứng từ nộp thuế
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thuế của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa)
Năm 2020- năm 2022, Cục Thuế tiếp tục phối hợp tốt với các Ngân hàng thương mại triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử và tuyên truyền, vận động doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Tỷ lệ nộp thuế điện tử bình quân tháng so với tổng chứng từ nộp thuế luôn cao hơn 96,5% Điều này cho thấy, NNT đã nhận thức được lợi ích, hiệu quả của việc nộp thuế điện tử Tuy nhiên, việc hạch toán và luân chuyển chứng từ nộp thuế GTGT giữa các đơn vị đôi khi chưa kịp thời, chính xác dẫn đến phản ánh không đúng nghĩa vụ thuế của NNT, có thể phát sinh các khoản tiền nợ và tiền chậm nộp của NNT
Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa
2.5.1 Những kết quả đạt được
- Hàng năm trong tổng thu NSNN số thu thuế GTGT vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành kế hoạch thu NSNN của địa phương
- Việc cấp mã số thuế luôn được thực hiện kịp thời, 100% thực hiện đúng hạn và trước hạn, không có hồ sơ trễ hạn
- Do sử dụng CNTT nên công tác kê khai thuế được thực hiện kịp thời, hiệu quả Việc kiểm soát HSKT được thực hiện tốt hơn, hạn chế được nhiều hơn số lượng các tờ khai bị lỗi nhận vào ứng dụng TMS Số lượt NNT đã nộp HSKT và số lượt NNT đã nộp đúng hạn so với số phải nộp đã có cải thiện đáng kể qua các năm Điều này cho thấy ý thức tự giác của NNT đã ngày càng được nâng cao, tỷ lệ nộp tờ khai đúng hạn tăng qua các năm, đồng thời cho thấy CQT đã quản lý nghĩa vụ kê khai hiệu quả, kip thời đôn đốc, nhắc nhở NNT nộp hồ sơ khai thuế GTGT
- Tỷ lệ nộp thuế điện tử bình quân tháng so với tổng chứng từ nộp thuế luôn cao Điều này cho thấy, NNT đã nhận thức được lợi ích, hiệu quả của việc nộp thuế điện tử
- Việc hoàn thuế GTGT được thực hiện tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế, Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành; tỷ lệ hồ sơ thuộc diện giải quyết hoàn thuế điện tử đạt 100%
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế thực hiện đúng theo qui định và được tăng cường, ngày một chuyên sâu và việc áp dụng ứng dụng quản lý rủi ro đã góp phần giúp phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, hạn chế tình trạng trốn thuế, gian lận thuế GTGT
- Hoạt động tuyên truyền và hỗ trợ NNT được quan tâm và thực hiện kịp thời, nhiều hình thức đa dạng, từ đó đã phần nào giúp NNT nâng cao ý thức tuân thủ thuế GTGT, hiểu hơn và chính sách thuế GTGT và được hỗ trợ, tháo gỡ khó khắn, vướng mắc gặp phải khi thực hiện nghĩa vụ thuế
2.5.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
- Những tồn tại, hạn chế
+ Tỷ lệ thu thuế GTGT có những năm không đạt so với dự toán thuế GTGT + Hiệu quả của công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT chưa cao nên vẫn còn tình trạng nhiều đối tượng nộp thuế chưa nắm được đầy đủ thông tin về chính sách thuế GTGT, các thủ tục hành chính thuế
+ Công tác quản lý kê khai, nộp thuế GTGT còn một số hạn chế như chưa kiểm soát hết đầu vào hồ sơ khai thuế GTGT sai lỗi số học để yêu cầu giải trình bổ sung, vẫn còn tình trạng NNT không nộp hoặc nộp chậm hồ sơ khai thuế GTGT theo quy định Việc hạch toán và luân chuyển chứng từ nộp thuế GTGT giữa các đơn vị đôi khi chưa kịp thời, chính xác dẫn đến phản ánh không đúng nghĩa vụ thuế của NNT, có thể phát sinh các khoản tiền nợ và tiền chậm nộp của NNT
+ Việc thực hiện hoàn thuế GTGT nhiều trường hợp còn gặp nhiều khó khăn + Công tác thanh tra, kiểm tra thuế chưa phát huy hết vai trò chủ lực trong quản lý thuế, được biểu hiện qua việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra mặc dù đã đảm bảo được tính khách quan nhưng chưa hoàn toàn đúng đối tượng, dữ liệu lập kế hoạch thường chậm, có độ trễ về thời gian cao Tuy ứng dụng quản lý rủi ro đã được áp dụng nhưng chưa đối chiếu, kiểm tra, kiểm soát được hết dữ liệu các DN kê khai thuế GTGT so với thực tế nên vẫn còn tình trạng NNT cố tình kê khai sai, gian lận thuế, trốn thuế gây thất thu cho NSNN Số lượng NNT được thanh tra, kiểm tra còn hạn chế
+ Một số doanh nghiệp nợ lớn chưa có biện pháp xử lý nghiêm dẫn đến nợ thuế tăng và kéo dài Tỷ lệ tổng nợ còn cao, chưa hoàn thành chỉ tiêu thu nợ đề ra Tỷ lệ giữa thu được so với phải thu từ cưỡng chế vẫn còn thấp
+ Việc ứng dụng CNTT đã được đầu tư và chú trọng, Tổng Cục Thuế cũng đã có nhiều phần mềm hỗ trợ trong việc khai thác thông tin người nộp thuế Tuy nhiên trên thực tế các cơ sở dữ liệu về người nộp thuế còn chưa đầy đủ, các ứng dụng đang trong giai đoạn hoàn thiện nên việc khai thác dữ liệu, thu thập thông tin vẫn còn nhiều khó khăn Một số ứng dụng dành cho NNT mặc dù đã được quan tâm cập nhật, nâng cấp nhưng đôi khi còn bị lỗi nên gây khó khăn cho NNT khi nộp hồ sơ điện tử
+ Sự trao đổi thông tin, phối hợp với các ban ngành khác chưa thật sự chặt chẽ và đồng bộ nên công tác thu thập thông tin từ các tổ chức, cá nhân có liên quan chưa được thực hiện tốt nên thiếu căn cứ để xem xét tính trung thực, chính xác việc kê khai thuế do đó chưa phát hiện kịp thời các khoản trốn thuế, các hành vi gian lận thuế
+ Hệ thống văn bản pháp luật thuế GTGT còn một số bất cập, hạn chế Chính sách thuế GTGT còn chưa đồng bộ, nhất quán giữa Luật Thuế GTGT, các nghị định và thông tư hướng dẫn liên quan; một số văn bản hướng dẫn chưa rõ ràng, chưa phù hợp quy định của pháp luật; một số văn bản trả lời vướng mắc cho người nộp thuế còn chung chung, chưa rõ và chưa cụ thể dẫn đến còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc quản lý thuế GTGT và thực thi pháp luật thuế
+ Dự toán thu chưa đánh giá được ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai, dự báo nguồn thu chưa sát thực tế do đó ảnh hưởng đến kết quả thực hiện dự toán của toàn ngành
+ Công tác tuyên truyền vẫn chung chung, chưa đi vào nghiên cứu nhu cầu cụ thể của từng loại đối tượng Tổ chức công tác tuyên truyền chưa được trên diện rộng; tài liệu tuyên truyền còn hạn chế Bên cạnh đó, những câu trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ cho NNT còn chung chung, chưa thỏa đáng dẫn đến còn xảy ra sai phạm trong thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và thời gian giãn cách xã hội, công tác tuyên truyền đã bị hạn chế về hình thức, khó truyền tải hết các nội dung đến NNT
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT TẠI CỤC THUẾ TỈNH KHÁNH HÒA
Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030
Ngày 23/4/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 508/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 và ngày 22/11/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 2439/QĐ-BTC về việc ban hành Kế hoạch cải cách hệ thống thuế đến năm 2025 Với mục tiêu là đổi mới, đồng bộ hệ thống chính sách thuế để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đảm bảo tính ổn định, bền vững của quy mô nguồn lực, có mức động viên hợp lý các nguồn lực cho ngân sách nhà nước, góp phần thiết lập môi trường kinh tế cạnh tranh, phù hợp với quá trình hội nhập, phát triển của nền kinh tế; xây dựng ngành Thuế Việt Nam hiện đại, tập trung, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, chuyên sâu, chuyên nghiệp theo phương pháp quản lý rủi ro, đồng thời dựa trên nền tảng thuế điện tử và ba trụ cột cơ bản: thể chế quản lý thuế đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập; nguồn nhân lực chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới; công nghệ thông tin hiện đại, tích hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong bối cảnh kinh tế số.
Mục tiêu và định hướng quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa
- Hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách được Bộ Tài chính dự kiến giao cho ngành Thuế Khánh Hòa nói chung và thuế GTGT nói riêng
- Tiếp tục cập nhật, triển khai các giải pháp, chính sách về gia hạn, miễn, giảm thuế GTGT thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế nhằm hỗ trợ, giúp người dân, doanh nghiệp nhanh chóng phát triển kinh tế, nuôi dưỡng nguồn thu
- Thực hiện điện tử hóa tối đa ở tất cả các khâu quản lý thuế, chú trọng đầu tư, nâng cấp hạ tầng CNTT, áp dụng CNTT kịp thời, đồng bộ
- Chuyển đổi công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT theo phương thức điện tử tiếp tục được đẩy mạnh nhằm đạt được mục tiêu định hướng dư luận, hỗ trợ hiệu quả người dân và doanh nghiệp trong việc thi hành các chính sách thuế
- Thực hiện 100% kế hoạch về TTKT như: Số lượng cuộc TTKT; chỉ tiêu phấn đấu tăng thu; chỉ tiêu hiệu quả chống thất thu; chỉ tiêu rút ngắn thời gian
- Phấn đấu thực hiện chỉ tiêu thu hồi nợ: Tỷ lệ tổng nợ trên tổng thu phấn đấu đạt dưới 5%
- Phấn đấu 100% hồ sơ TTHC thuế được giải quyết đúng hạn và gia tăng tỷ lệ hồ sơ TTHC thuế giải quyết trước hạn
- Thực thi các văn bản pháp luật về thuế và giải quyết các vấn đề về thuế đảm bảo đúng quy định của pháp luật, của ngành;
- Triển khai tốt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030, trọng tâm là công tác quản lý thuế dựa trên nền tảng thuế điện tử theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và UBND tỉnh
- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và phẩm chất chính trị của đội ngũ các bộ, công chức
- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương nội bộ ngành; chấn chỉnh, nâng cao trách nhiệm của công chức trong thực thi công vụ
- Tăng cường với hợp với các cơ qua ban ngành để phòng ngừa, phát hiệnvà xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật.
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa
3.3.1 Về nhiệm vụ thu Ngân sách
- Các Phòng, các Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa cần triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp quản lý thu, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách, phấn đấu đạt và vượt theo chỉ đạo của Bộ trưởng và Tổng cục trưởng
- Theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn, từng khu vực, từng sắc thuế, tổng hợp báo cáo kịp thời kết quả thu; xác định các nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả; báo cáo với UBND các cấp phối hợp các sở ngành, địa phương tăng cường quản lý thu, đẩy mạnh các biện pháp chống thất thu ngân sách, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu nội địa và thu NS trung ương
3.3.2 Về công tác quản lý kê khai, hoàn thuế
- Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử; nghiên cứu, bổ sung các giải pháp tiếp theo để hỗ trợ NNT ngày càng hiệu quả Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các giải pháp tiếp theo về công nghệ thông tin, điện tử hóa, số hóa các khâu, các bước để hỗ trợ NNT Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác kê khai thuế của người nộp thuế; Tập trung rà soát, kiểm tra các tờ khai có sự mâu thuẫn, đặc biệt là trong những lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn rủi ro kê khai không đủ thuế
- Đẩy mạnh rà soát, chuẩn hóa thông tin đăng ký thuế; Điện tử hóa các nội dung quy định mới tại Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế; Tiếp tục làm việc với các ngân hàng thương mại, Kho bạc nhà nước, Cổng dịch vụ quốc gia để rà soát, đánh giá lại thông tin nộp thuế điện tử trên cổng thông tin điện tử của ngành thuế và KBNN, triển khai thu nộp thuế theo mã định danh khoản phải nộp và mã tham chiếu, đảm bảo số nộp quản lý trên TMS được cập nhật kịp thời
- Tăng cường công tác quản lý hoàn thuế để đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ hoàn thuế GTGT nhưng vẫn phải kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế, đảm bảo đúng đối tượng, đúng chính sách pháp luật; phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm những trường hợp lợi dụng chính sách để gian lận, chiếm dụng tiền hoàn thuế; Tăng cường sự chủ động trong công tác phối hợp xác minh hóa đơn giữa các cơ quan thuế, đảm bảo tính hiệu quả, phù hợp với nguồn lực của cơ quan thuế trong phòng chống gian lận hoàn thuế GTGT Tiếp tục đẩy mạnh công tác hoàn thuế theo phương thức điện tử; Tập trung rà soát, phân tích các tiêu chí rủi ro để nâng cấp, hoàn thiện và triển khai đồng bộ Ứng dụng phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT tự động, đảm bảo phù hợp với nguồn lực và tình hình thực tế tại địa phương, trên cơ sở đó triển khai công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết hồ sơ hoàn thuế kịp thời, tạo điều kiện để doanh nghiệp có thêm nguồn vốn duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn phải đảm bảo kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế đúng đối tượng, đúng quy định pháp luật
3.3.3 Về công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu Ngân sách
- Tập trung triển khai thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch đã được phê duyệt đảm bảo thời hạn, tiến độ, trọng tâm là thanh tra, kiểm tra các ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, có dư địa thu lớn, doanh nghiệp có giao dịch liên kết, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng cổ phần, doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh, thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, doanh nghiệp có rủi ro cao về hoàn thuế GTGT
- Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đúng trình tự, thủ tục theo quy định và quy trình thanh tra, kiểm tra thuế Tăng cường kỷ luật, kỷ cương và kiểm soát tính tuân thủ của các đoàn, đội và cán bộ thực thi nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra để phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động công vụ Tổ chức giám sát đoàn thanh tra, kiểm tra theo quy định, đồng thời hoàn thiện, nâng cấp hệ thống giám sát thanh tra, kiểm tra theo phương thức điện tử Tăng cường điện tử hóa trong trao đổi thông tin, dữ liệu trong thanh tra, kiểm tra
- Cơ quan thuế các cấp tham mưu cấp uỷ và chính quyền cùng cấp, phối hợp cơ quan Công an và các cơ quan ban ngành liên quan triển khai quy chế phối hợp để đấu tranh chống các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, tội phạm về thuế
- Tăng cường công tác rà soát, kiểm tra hóa đơn điện tử để ngăn chặn gian lận trong việc sử dụng hóa đơn nhằm chống thất thu cho ngân sách Tổ chức kiểm tra sau hoàn thuế kết hợp với thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm của NNT
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra tại trụ sở Cơ quan thuế theo rủi ro; Kiểm tra, rà soát chặt chẽ, hồ sơ khai thuế của NNT trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT, trong đó tập trung thanh tra, kiểm tra trước đối với doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, giảm thiểu thời gian làm việc trực tiếp tại trụ sở NNT, không gây phiền hà, sách nhiễu cho NNT
3.3.4 Về công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Ngoài các giải pháp như chuẩn hóa, phân loại nợ, thực hiện các biện pháp xử lý, thu nợ thuế theo quy định, ngành thuế cần tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp gồm:
- Xây dựng, giao chỉ tiêu thu nợ thuế năm, hàng tháng, quý kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện, đảm bảo đến cuối năm hoàn thành chỉ tiêu được giao
- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các Bộ ngành liên quan như: Cơ quan Công an, Ngân hàng Nhà nước, Toà án, Quản lý thị trường,
Kế hoạch đầu tư, … trong việc thu hồi nợ đọng thuế
- Đôn đốc thu nợ đối với khoản tiền thuế GTGT đã hết thời gian gia hạn nộp thuế theo các Nghị định của Chính phủ về gia hạn nộp thuế, cơ quan thuế tổ chức thực hiện các biện pháp đôn đốc và cưỡng chế thu nợ ngay khi hết thời gian gia hạn nộp thuế
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội về khoanh nợ tiền thuế, xóa tiền phạm chậm nộp, tiền chậm nộp, đảm bảo xử lý tối đa số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt không còn khả năng NSNN
- Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
3.3.5 Về công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT
Kiến nghị
3.4.1 Kiến nghị Tổng Cục Thuế
- Cần nghiên cứu, bổ sung và điều chỉnh các quy trình quản lý thuế phù hợp với Luật quản lý thuế và các chính sách thuế mới Cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật về thuế GTGT Ban hành các văn bản hướng dẫn chính sách thuế kịp thời, thống nhất, đồng bộ, rõ ràng và dễ hiểu
- Tiếp tục nghiên cứu và triển khai các ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý thuế, đáp ứng yêu cầu mới của cải cách chính sách, quy trình, nghiệp vụ quản lý thuế, đồng thời đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống thông tin, đưa công nghệ vào hầu hết các khâu của quy trình quản lý và các dịch vụ hỗ trợ NNT Triển khai nâng cấp phần mềm, hệ thống CNTT đáp ứng công tác quản lý thuế tiên tiến, đáp ứng các yêu cầu theo các VBQPPL và quy trình nghiệp vụ mới, hỗ trợ người nộp thuế tuân thủ nghĩa vụ thuế
- Xây dựng giáo trình giảng dạy và đào tạo chuyên đề thanh tra, kiểm tra chuyên sâu về công tác hoàn thuế GTGT cho các công chức thuế làm công tác thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận, trục lợi NSNN
- Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng công cụ phân tích dữ liệu lớn, ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào công tác quản lý thuế như phân loại hồ sơ hoàn thuế; phân tích, đối chiếu dữ liệu HĐĐT và tờ khai thuế GTGT để kiểm soát rủi ro, phòng chống gian lận về HĐĐT, gian lận hoàn thuế GTGT; lựa chọn đối tượng rủi ro để thực hiện thanh tra, kiểm tra
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các Bộ Chỉ số tiêu chí và áp dụng Quy trình áp dụng QLRR trong quản lý thuế, ứng dụng QLRR tuân thủ tổng thể; vận hành, triển khai hiệu quả ứng dụng CNTT theo các Bộ chỉ số tiêu chí trong các nghiệp vụ quản lý thuế
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; Tập trung đào tạo, bồi dưỡng công chức mới tuyển dụng; Tạp trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu theo từng chức năng quản lý thuế Đa dạng hóa các hình thức đào tạo
3.4.2 Kiến nghị với chính quyền địa phương
- Kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo các đơn vị chức năng, cơ quan ban ngành phối hợp chặt chẽ với nhau và với cơ quan thuế trong việc ngăn chặn đẩy lùi hành vi gian lận về thuế GTGT đối với NNT trên địa bàn, bao gồm: Công an, Hải quan, Ngân hàng, Kho bạc NN, Sở Kế hoạch và Đầu tư,… tổ chức phân loại và kiểm soát toàn diện NNT, tăng cường quản lý thuế GTGT trên địa bàn
- UBND các cấp định kỳ tổ chức đánh giá công tác phối hợp giữa CQT với các sở, ban ngành trong việc xử lý, thu hồi nợ thuế và chống thất thu NSNN để kịp thời khắc phục những hạn chế và đề các giải pháp quản lý nguồn thu hiệu quả
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đồng thời, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, tạo nguồn thu cho ngân sách và nuôi dưỡng nguồn thu
- Kiện toàn Ban chỉ đạo và Đoàn công tác liên ngành về chống thất thu NSNN, xử lý và thu hồi nợ đọng thuế
Chương 3, tác giả đã đưa ra định hướng, mục tiêu quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa Trên cơ sở các hạn chế, tồn tại được trình bày ở Chương 2, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể như: nhiệm vụ thu ngân sách; công tác quản lý kê khai, hoàn thuế; công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu Ngân sách; công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; công tác tuyên truyền, hỗ trợ NN; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm đội ngũ cán bộ công chức trong thực thi nhiệm vụ thuế GTGT; cải cách hành chính, hiện đại hóa quản lý thuế Công tác quản lý hóa đơn, chứng từ; công tác triển khai, ứng dụng CNTT; phối hợp với các cơ quan ban ngành và chính quyền địa phương Đồng thời, Tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị với Tổng cục Thuế và chính quyền địa phương nhằm mục đích cho công tác quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa nói chung và công tác quản lý thuế GTGT nói riêng ngày càng hiệu quả và hoàn thiện hơn
Thuế mang lại nguồn thu lớn cho NSNN, góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, duy trì hoạt động chính trị, an ninh và quốc phòng Trong đó, không thể không nói đến sự đóng góp của thuế GTGT trong tổng thu NSNN, với mức đóng góp hằng năm lên tới 1/4 tổng số thu NSNN
Công tác quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa đã được thực hiện tương đối tốt và mang lại những kết quản nhất định, góp phần hoàn thành dự toán thu NSNN Tuy nhiên trong quá trình quản lý thuế GTGT vẫn còn những tồn tại, hạn chế dẫn đến một số năm khong hoàn thành dự toán thu thuế GTGT được igiao, tình trạng chậm nộp hồ sơ khai thuế GTGT, trốn thuế, gian lận thuế GTGT vẫn còn diễn ra, tỷ lệ nợ đọng thuế vẫn ở mức cao,…
Với mục tiêu nghiên cứu thực trạng quản lý thuế GTGT và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa, đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa”, đã hoàn thành được những nội dung chủ yếu sau:
Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thuế GTGT Hai là, Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2020-2022, đã xác định những kết quả đạt được, những hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế
Ba là, trên cơ sở định hướng và mục tiêu quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa và từ những nguyên nhân của hạn chế được rút ra từ phân tích và đánh giá thực trạng quản lý thuế GTGT, tác giả đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT tại Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa