1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường thpt

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Lê Viết Thuật, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Tác giả Nguyễn Văn A, Nguyễn Thị B, Trần Văn C
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn D, PGS. TS. Nguyễn Thị E
Trường học Trường THPT Lê Viết Thuật
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại Sáng kiến kinh nghiệm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Vĩnh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 5,89 MB

Nội dung

“Mục đích của việc thi học sinh giỏi là nhằm động viên, khuyến khích người dạy và người học phát huy năng lực sáng tạo, dạy giỏi, học giỏi; góp phần thúc đây việc cải tiến, nâng cao chất

Trang 1

SO GIAO DUC VA DAO TAO TINH NGHE AN

SANG KIEN KINH NGHIEM

MOT SO BIEN PHAP QUAN LY NHAM NANG CAO CHAT LUONG CONG TAC BOI DUONG HOC SINH GIOI O TRUONG THPT LE VIET THUAT,

THANH PHO VINH, TINH NGHE AN

LINH VUC: QUAN LY GIAO DUC

Thành phố Vĩnh, tháng 4 năm 2023

Trang 2

DAT VAN DE

1 Lý do chọn đề tài

Thế giới hiện nay đang ở trong thời kỳ biến động nhanh và khó dự đoán, phần nhiều là do sự tác động sâu rộng của quá trình toàn cầu hóa với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ Khoa học công nghệ đang là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh, phát triển của một quốc gia trong thời đại hiện nay Muốn làm chủ khoa học công nghệ phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, ĐIỎI chuyên môn, có năng lực tự học và khả năng thích ứng môi trường quốc tế Đảng

và Nhà nước ta cũng đã xác định: Muốn đất nước phát triển đi lên nhanh chóng phải có một nguôn nhân lực dồi dào đã qua đào tạo, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao Phải qua giáo dục và đào tạo mới có thể phát hiện và bồi dưỡng nhân lực bền vững cho đất nước Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã nêu rõ: “Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế”,

Hòa cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, ngành Giáo dục và Đảo tạo (GD&ĐT) Nghệ An trong nhiều năm qua đã có bước tiến đáng kế và đạt được nhiều thành tích hết sức to lớn, cả về chất lượng giáo dục toàn diện cũng như giáo dục mũi nhọn Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi (BDHSG) các cấp luôn được quan tâm và chỉ đạo sát sao Ngành GD&ĐÐT Nghệ An đã xác định việc tổ chức BDHSG

là bước đi đầu tiên để đào tạo nhân tài cho đất nước, cho địa phương và cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành giáo dục ở nước ta hiện nay

“Mục đích của việc thi học sinh giỏi là nhằm động viên, khuyến khích người dạy

và người học phát huy năng lực sáng tạo, dạy giỏi, học giỏi; góp phần thúc đây việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục; đồng thời phát hiện người học có năng khiếu về môn học để ‘tao nguồn bồi dưỡng, thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài cho quê hương, đất nước”

Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đề ra, trong các trường học phố thông, đồng thời với nhiệm vụ phổ cập giáo dục, nâng cao chất lượng đại trà thì việc chăm lo BDHSG đã và đang được các cấp quản lí, chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm, chú trọng Tuy nhiên vẫn còn không ít những vẫn đề

bat cập, yếu kém nhất định và một trong những vấn đề còn tồn tai đó là công tác quản

lý giáo dục đào tạo ở các cấp, các địa phương và các đơn vị trường học, trong đó nổi lên một vẫn đề quan trọng là cách thức quản lý công tác BDHSG

Trường THPT Lê Viết Thuật trong những năm gần đây đã rất quan tâm đến công tác BDHSG BGH nhà trường luôn xác định được rằng quản lý hoạt động BDHSG có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục

_ Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thir XIII, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021

? Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An: Quy chê thi học sinh giỏi ban hành theo Quyêt định 1068/QĐ-SGD&ĐT Nghệ

An ngày 16/9/2020

Trang 3

trong nhà trường Quản lý tốt hoạt động BDHSG sẽ giúp giáo viên và học sinh tự tin hơn trong quá trình dạy học nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục mà nhà trường đã đề ra, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước Mặc dù còn có những khó khăn nhất định về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; chất lượng đầu vào của học sinh còn thấp thua so với các trường bạn trong thành phố song nhà trường đã rất tích cực đổi mới công tác quản lý, đưa ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng BDHSG Do đó chất lượng giáo dục nhà trường ngày càng được

khăng định Điều này được thê hiện ở kết quả thi học sinh giỏi tỉnh khá cao trong

những năm gần đây Với mong muốn được trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong quán lý dạy học, chúng tôi chọn đề tài “Mộ: số biện pháp quan lý nhằm nâng cao chất lượng công tác BDHSG ở trường THPT Lê Viết Thuật, thành phố Vĩnh, tỉnh Nghệ An”

2 Mục đích nghiên cứu

Từ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý công tác BDHSG đề xuất

các biện pháp quản lý công tác BDHSG có hiệu quả ở trường THPT Lê Viết Thuật Nếu có phương pháp quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lượng dạy học mũi nhọn cho nhà trường, đáp ứng yêu cầu đôi mới giáo dục hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đôi tượng nghiên cứu: Quản lý công tác BDHSG của trường THPT Lê Việt Thuật, thành phô Vinh, tỉnh Nghệ An;

- Không gian: Thực nghiệm tại trường THPT Lê Viết Thuật;

- Thời gian thực hiện: Từ năm học 2021-2022 đến năm học 2022-2023

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý đạy học nói chung và quản lý nhăm nâng cao chât lượng BDHSG ở trường THPT nói riêng:

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý công tác BDHSG ở trường THPT Lê

Viết Thuật, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An;

- Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng BDHSG ở

trường THPT Lê Viết Thuật, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

5 Phương pháp nghiên cứu

- Nhóm phương pháp lý luận: Các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đảo tạo về công tác BDHSG;

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, khảo sát, tổng kêt kinh nghiệm trong quản lý giáo dục;

- Nhóm phương pháp hỗ trợ: Bảng biểu thống kê, sơ đô

Trang 4

6 Đóng góp mới của đề tài

- Trước đây công tác BDHSG thường chỉ có trong kế hoạch tong thé chung của nhà trường, được thông qua tại Hội nghị công nhân viên chức đầu năm, còn kế hoạch cụ thể thì giao về từng tô, nhóm chuyên môn Do đó hiệu quả đạt được là chưa cao và không đồng đều giữa các môn Đề tài này đã đề cập và xây dựng được một kế hoạch chỉ tiết hợp lý, thống nhất từ việc được bàn bạc trong Hội nghị cán

bộ viên chức đầu năm học Tổ chức Hội nghị bàn về công tác BDHSG Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng tô chức, bộ phận, cá nhân Gặp gỡ phụ huynh học sinh

và đội tuyên học sinh giỏi nhiều lần để làm công tác tư tưởng, tạo mọi điều kiện để

nhà trường làm tốt công tác này Tiếp đó là công tác tập huấn và đúc rút kinh nghiệm cho giáo viên tham gia BDHSG Trên cơ sở rèn luyện kỹ năng dạy BDHSG đề tài đã giúp giáo viên có các kỹ năng trong việc ra đề và đáp án ở các kỳ kiểm tra để chọn lọc đội ngũ học sinh giỏi ở các kỳ thi học sinh giỏi cấp trường, cấp tỉnh Đề tài góp phần giúp học sinh biết cách học, cách làm bài thi đạt kết quả

tot nhat

- Trong để tài này nhóm tác giả nghiên cứu và đưa ra được các biện pháp quản

lý nhằm nâng cao công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT mà các nhà trường hoàn toàn có thể áp đụng một cách có hiệu quả ở tất cả các khối lớp, ở các trường thuộc nhiều vùng miền khác nhau

- Triển khai thực nghiệm đề tài tại trường THPT Lê Viết Thuật thu được những kết quả thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác bồi dưỡng học

sinh giỏi ở trường THPT, gop phần vào phong trào thi đua đôi mới sáng tạo trong đạy học, đáp ứng với yêu cầu của chương trình GDPT tổng thẻ

Trang 5

CHUONG 1

CO SO LY LUAN VE QUAN LY DAY HOC VA QUAN LY

HOAT DONG BOI DUONG HOC SINH GIOI O TRUONG PHO THONG

1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Quản ly, quan ly giao duc va quan lý nhà trường

1.1.1.1 Quan ly

Khái niệm quản lý được hình thành từ xa xưa, khi loài người xuất hiện sự hợp tác phân công lao động Từ nhu cầu hướng đến hiệu quả tốt hơn, năng suất cao hơn trong sự hợp tác lao động của cộng đồng đòi hỏi phải có sự chỉ huy, phối hợp, phân công, kiểm tra, điều chỉnh Do đó xuất hiện vai trò người quản lý

Về khái niệm quản lý có nhiều cách định nghĩa khác nhau:

“Quản lý là tổ chức, điều khiến và theo dõi thực hiện như đường lối của chính

quyền quy định””

“Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thê quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu dé ra’

"Quản lý là quá trình thực hiện các công việc xây dựng kế hoạch hành động

(bao gồm cả xác định mục tiêu cụ thê, chế định kế hoạch, quy định tiêu chuẩn đánh

giá và thể chế hóa), sắp xếp tổ chức (bố trí tô chức, phối hợp nhân sự, phân công

công việc, điều phối nguồn lực tài chính và kỹ thuật ), chỉ đạo, điều hành, kiểm

soát và đánh giá kết quả, sửa chữa sai sót (nêu có) để đảm bảo hoàn thành mục tiêu

của tô chức đề ra"Š

Những định nghĩa trên đây tuy khác nhau về cách diễn đạt, nhưng đều gặp nhau ở quan niệm: Quản lý là sự tác động có tô chức, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng các quyết định, các cơ chế chính sách và phẩm chất uy tín của cơ quan quản lý hay của người quản ly nham đạt

được mục tiêu đã để ra một cách có hiệu quả nhất

Quản lý có các chức năng cơ bản như sau:

- Chức năng kế hoạch: Là quá trình xác định các mục tiêu và quyết định

những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó Đây là chức năng đầu tiên của

một quá trình quản lý, nó có vai trò khởi đầu, định hướng cho toàn bộ các hoạt động của mọi quá trình quản lý va là cơ sở để huy động tối đa các nguồn lực cho

* Hoàng Phê (CB): Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 1997

4 Học viện Chính tri Quéc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Khoa học quan lý, 2004

” Học viện Quán lý giáo dục: Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường trung học phổ thông Module 2 Lãnh đạo và quản lý, 2012.

Trang 6

việc thực hiện các mục tiêu và là căn cứ cho việc kiêm tra, đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tô chức, đơn vị và từng cá nhân

- Chức năng tổ chức: Là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực theo

những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra Đây là

chức năng thứ hai trong quá trình quản lý, nó có vai trò hiện thực hóa các mục tiêu của tô chức và đặc biệt là có khả năng tạo ra sức mạnh mới của tô chức, cơ quan, đơn vị, thậm chí của cả hệ thống nếu việc phân phối, sắp xếp nguôn nhân lực được khoa học và hợp lý

- Chức năng chỉ đạo: Sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cầu bộ máy đã hình

thành, nhân sự đã được tuyên dụng thì phải có quá trình tác động chỉ đạo Chỉ đạo bao hàm cả việc liên kết các thành viên và động viên họ hoàn thành nhiệm vụ Chức năng chỉ đạo là cơ sở dé phát huy các động lực cho việc thực hiện các mục tiêu quản lý và góp phần tạo nên chất lượng và hiệu quả cao của các hoạt động

- Chức năng kiểm tra: Là chức năng của quản lý nhằm đánh giá, phát hiện và

điều chỉnh kịp thời giúp cho hệ quản lý vận hành tối ưu, đạt mục tiêu đề ra Kiểm

tra là nhằm xác định kết quả thực tẾ so với yêu cầu tiễn độ và chất lượng vạch ra trong kế hoạch, phát hiện những sai lệch, đề ra những biện pháp uốn nắn điều chỉnh kịp thời Kiểm tra không chỉ là giai đoạn cuối cùng của chu trình quản lý, mà luôn cân thiết trong suốt từ đầu đến cuối quá trình thực thi kế hoạch

1.1.1.2 Quan ly giao duc

Trên cơ sở của khoa học quản lý, xuất hiện nhiều hoạt động quản lý chuyên ngành, trong đó có quản lý giáo dục Các nhà nghiên cứu về lĩnh vực quản lý giáo dục đưa ra nhiêu định nghĩa về quản lý giáo dục Có thê nêu ra một sô định nghĩa như sau:

PGS.TS Phạm Khắc Chương cho rằng: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lỗi và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học,

giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến lên trạng thái mới về

chat”

"Quan ly giao dục là những tác động có hệ thống, có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thê quản lý ở các câp khác nhau đên tât cả cac mat xích của hệ thông giáo dục nhăm đảm bảo cho hệ thông giáo dục vận hành bình thường và liên

tục phát triển, mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng"

Dựa trên những định nghĩa trên, chúng tôi cho rằng: guản by giáo đục là sự tác động có ÿ thức, có mục đích của chu thé quan ly toi doi trong quan ly nham dua

hoạt động của hệ thông giáo dục đạt tới mục tiêu quản ý một cách co hiệu quả

“ Phạm Khắc Chương, Lý luận quản lý giáo dục đại cương, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội, 2004

7 Học viện Quản lý giáo dục, Tài liệu bôi dưỡng cán bộ quản lý, công chức nhà nước ngành GD và ĐT, 2019.

Trang 7

đó cán bộ quản lý , giáo viên, học sinh và phụ huynh hiểu rõ vị trí, vai trò của mình trong hoạt động BDHSG và quản lý hoạt động BDHSG Từ đó, có động cơ và thái

độ đúng đẫn, có hành động phù hợp đúng chức năng nhiệm vụ của từng người,

chấp nhận sự thay đổi, thống nhất ý chí và hành động để thực hiện tốt hoạt động

BDHSG trong nhà trường

3.2.1.2 Nội dung biện pháp

Hiệu trưởng cần nhận thức rõ bồi dưỡng nhân tài là một nhiệm vụ quan trọng của ngành GD&ÐT Thông qua đó, tuyên truyền, phố biến cho cán bộ quản

lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh nhận thức đầy đủ vị trí, vai tro va tam quan

trọng của hoạt động BDHSG cũng như quản lý hoạt động BDHSG; đồng thời hiểu

rõ nhà trường là cái nôi đầu tiên trong việc phát hiện và bồi đưỡng nhân tải cho đất nước BDHSG không phải là chạy theo bệnh thành tích mà là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, bởi từ những hoạt động này sẽ giúp nâng cao chất lượng học sinh, từ

đó nâng cao vị thế của nhà trường trong hệ thống giáo dục của tỉnh nhà

3.2.1.3 Cách thức thực hiện

* Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động BDHSG

Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng cần phải xác định rõ nội dung quy định hoạt động BDHSG là một trong những nhiệm vụ chuyên môn của mỗi nhà trường

mà tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh đều phải thực hiện nghiêm túc Cần phải làm cho họ hiểu và nhận thấy được trong một nhà trường thì chất lượng học

sinh, đặc biệt là chất lượng HSG là thước đo chính xác nhất năng lực của cán bộ

quản lý, giáo viên đề khơi ngợi trong họ mong muốn được tự khăng định bản thân, được mọi người thừa nhận thông qua việc tham gia và đạt thành tích tốt trong hoạt động BDHSG Việc dạy BDHSG và quản lý công tác BDHSG là một trong những con đường nhanh nhất để cán bộ quản lý, giáo viên tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, kỹ năng sư phạm

Khi xét đê nghị khen thưởng các câp; danh hiệu cao quý của nhà giáo như giáo viên giỏi, chiên sĩ thi đua các câp, nhà giáo ưu tú, vv, cân đề cập đên tiêu chí cán bộ, giáo viên có học sinh giỏi

* Náng cao nhận thức cho học sinh về hoạt động BDHSG

Thông qua các buổi gặp mặt học sinh giỏi, các buổi sinh hoạt tập trung toàn trường thực hiện tuyên truyền để học sinh toàn trường nói chung và học sinh giỏi nói riêng thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động BDHSG; thấy được

sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, của nhà trường, của địa phương đối với

công tác BDHSG và thay được vinh dự lớn lao của các học sinh khi được chọn vào

các đội tuyến học sinh giỏi và đạt thành tích cao trong các kỳ thi

Thông qua chương trình phát thanh học đường để nêu gương, biểu dương kịp thời những học sinh có thành tích cao trong hoạt động BDHSG Đông thời cũng tuyên truyện cho học sinh toàn trường biệt được vị trí, vai trò và tâm quan

21

Trang 8

trọng của hoạt động BDHSG trong nhà trường Tuyên truyền mạnh mẽ công tác BDHSG trên các nên tảng website, mạng xã hội của nhà trường và các giáo viên, học sinh

Phát huy vai trò và sự ảnh hưởng của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bồi dưỡng đến học sinh giỏi; nêu gương những học sinh giỏi thành đạt; tổ chức tọa đàm, mời những cựu học sinh của trường là học sinh giỏi có thành tích cao và thành đạt trên con đường học vấn giao lưu với học sinh đang tham gia đội tuyên

để khơi dậy niềm say mê học tập, sáng tạo, khám phá tri thức, nâng cao ý thức và khát vọng về tinh thần trách nhiệm, bồi đưỡng lý tưởng phân đấu phụng sự xã hội

* Nâng cao nhận thức của phụ huynh về hoạt động BDHSG

- Thông qua các cuộc họp phụ huynh toàn trường, cấp lớp, hay giao lưu giữa nhà trường với những phụ huynh có con tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi nhăm tác động, tuyên truyền đến phụ huynh để họ nhận thấy được cần phải đầu tư

cho hoạt động BDHSG Bởi lẽ, muốn có học sinh giỏi cần phải có thầy giỏi và khi

đã có thầy giỏi thì cả xã hội được thừa hưởng thành quả do hoạt động BDHSG mang lại

- Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm, Ban Đại diện Hội cha mẹ học sinh trong việc tuyên truyền, vận động các phụ huynh có học sinh vào đội tuyển quan tâm đến việc học bồi đưỡng của con, cùng nhà trường theo dõi, nhắc nhở học sinh tích cực học bồi dưỡng Duy | trì tốt mối quan hệ giữa nha trường với phụ huynh để kịp thời thông tin, trao đổi về kết quả học tập và quyên lợi của học sinh Sự quan tâm sát sao của phụ huynh đóng vai trò rất quan trọng, đó là sự chăm sóc về sức khỏe thể chất, động viên tính thần các em học sinh, là sự vào cuộc và đồng hành với các giáo viên BDHSG vì những mục tiêu cao cả

- Nhà trường mời Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh của trường, của lớp tới dự các buổi lễ tuyên dương, khen thưởng giáo viên bồi dưỡng và HSG đạt thành tích cao trong các cuộc thi HSG; từ đó, mỗi phụ huynh lại là những tuyên truyền viên tích cực cho hoạt động BDHSG tại trường

22

Trang 9

23

Trang 10

Hình 3.2.1 Một số hình ảnh quán triệt, tuyên truyền các hoạt động của nhà trường trong Hội nghị Chỉ bộ, Hội nghị cán bộ viên chức, trong giờ chào cờ và các giờ

học truyên thông về nhà trường 3.2.2 Biện pháp 2: Phát huy sức mạnh tập thể của các tổ, nhóm chuyên môn, các

tô chức đoàn thể trong nhà trường để làm tốt công tác BDHSG

3.2.2.1 Mục tiêu của biện pháp

Tạo ra khí thế quyết tâm trong toàn thể Hội đồng giáo dục Tất cả các t6 nhóm chuyên môn, các đoàn thê đêu được thâm nhuân tĩnh thân chỉ đạo chung, nêu cao quyét tam: Coi trong, uu tiên đặc biệt công tác BDHSG

3.2.2.2 Nói dung của biện pháp

Thông qua hoạt động tô, nhóm chuyên môn, thực hiện tốt việc nâng cao nhận thức, bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên, bám sát thường xuyên

việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của giáo viên, nam bắt được những thuận lợi, khó

khăn của họ nhăm có phương hướng, biện pháp quản lý cụ thể, từ đó nâng cao chất lượng BDHSG

Để hỗ trợ cho công tác dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, các tô chức đoàn thê trong nhà trường như: Ch1 bộ, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vv cũng

cân quan tâm đặc biệt và có những biện pháp hỗ trợ đúng mức cho công tác

BDHSG

3.2.2.3 Cách thức thực hiện

Ngay từ đầu năm học chúng tôi đã tổ chức Hội nghị về công tác BDHSG để xây dựng kê hoạch cụ thê của từng bộ môn như: Phân công người phụ trách chính,

bộ phận hỗ trợ; Thời gian và địa điểm bôi dưỡng như thê nào? Bao nhiêu buôi?

24

Ngày đăng: 17/08/2024, 12:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w