1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

DẪN NHẬP TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ ☸ ĐỀ TÀI Thuyên thích thuật từ Prasthānatrayī.

17 21 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM



☸ ĐỀ TÀI

TP Hồ Chí Minh, năm 2024

Trang 2

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM



Đề tài:

Thuyên thích thuật từ Prasthānatrayī

Giảng Viên Phụ Trách:TT.TS Thích Giác Điều Sinh viên thực hiện: Dương Thị Ngọc Ánh Pháp danh: TN.Huệ Trạm

Mã sinh viên: 0620000009 Lớp: PHTX Khóa VI

Chuyên ngành: Phật Học Từ Xa

TP Hồ Chí Minh, năm 2024

Trang 3

MỤC LỤC

A.DẪN NHẬP 1

B.NỘI DUNG 2

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI 1.1 Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ với quá trình hình thành và phát triển của triết học Ấn Độ cổ đại 2

1.2 Điều kiện lịch sử - xã hội Ấn Độ cổ với quá trình hình thành và phát triển của triết học Ấn Độ cổ đại 3

1.3.Khái quát các thời kỳ phát triển của Triết học tôn giáo Ấn Độ cổ đại 4

CHƯƠNG 2 THUYÊN THÍCH TUẬT TỪ PRASTHÀNATRAYÌ 2.2 Triết thuyết Sàmïkhya 7

2.3 Yoga trong Upanishad 7

2.3 Triết thuyết Vaisùesïika 8

2.4 Học phái Vedanta 8

CHƯƠNG 3 VẬN DỤNG TU TẬP TRONG ĐỜI SỐNG ĐỂ CÓ AN LẠC 3.1.Nhận thức đúng về Ngũ uẩn 10

Trang 4

A.DẪN NHẬP

Trong những thành tựu rực rỡ về giá trị văn hóa tinh thần mà dân tộc Ấn Độ đạt được trong thời kỳ cổ đại, triết học, tôn giáo là một trong những lĩnh vực phát triển khá nổi bật và độc đáo Nó có một truyền thống phát triển lâu đời, liên tục qua các giai đoạn lịch sử, từ nền văn minh Indus, qua thời kỳ Veda - Sử thi đến thời kỳ Phật giáo - Bàlamôn giáo, với những nội dung tư tưởng hết sức phong phú và sâu sắc của các trường phái triết học, các tôn giáo lớn, trong đó vấn đề đặc sắc nhất là vấn đề triết lý đạo đức nhân sinh.Theo nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội luôn có mối quan hệ, tác động biện chứng với nhau Tuy nhiên, suy cho đến cùng, ý thức xã hội bao giờ cũng chịu sự quy định của tồn tại xã hội Như C Mác và Ph Ăngghen đã nói: “Không phải ý thức của con người quyết định sự tồn tại của họ; trái lại, sự tồn tại của họ quyết định ý thức của họ” (C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập,1995, t 13, tr 607).Quá trình hình thành, phát triển và nội dung tư tưởng của triết học Ấn Độ cổ đại cũng vậy; nó chính là sự phản ánh và chịu sự quy định bởi điều kiện tự nhiên và của đặc điểm lịch sử, cũng như của tính chất sinh hoạt xã hội Ấn Độ cổ đại Trong đó, điều kiện tự nhiên, điều kiện khí hậu hết sức đa dạng và khắc nghiệt của Ấn Độ thời kỳ cổ đại luôn tác động, ảnh hưởng và ghi dấu ấn sâu đậm đến đời sống vật chất và đời sống tinh thần, đến cách thức sinh hoạt và dân cư, đến quan niệm, tư tưởng, đến phong tục, tập quán, ngôn ngữ, tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt đến quá trình hình thành, phát triển; đến nội dung, đặc điểm của các trường phái triết học và các tôn giáo lớn của Ấn Độ cổ đại Có thể nói, sự phát triển của nền văn minh cổ Ấn Độ với những thành tựu về văn hóa và khoa học khá rực rỡ, độc đáo không chỉ là cơ sở vật chất và nền tảng tinh thần xã hội giúp con người nhận thức, cải biến thế giới, phục vụ cho sự sinh tồn và phát triển của mình, mà còn là những tư liệu quý báu, những tiền đề lý luận để từ đó người Ấn Độ phát triển trình độ nhận thức, trình độ tư duy lý luận, qua đó khái quát những thành tựu văn hóa và những tri thức khoa học đó nên thành tư tưởng triết lý về thế giới và nhân sinh, với những nội dung và đặc điểm đặc sắc của mình .Vì vậy học đã chọn chủ đề : “Thuyên thích thuật từ Prasthānatrayī” làm bài tiểu luận và để cho bài viết có giá trị về nội dung cũng như đầy đủ ý nghĩa, người viết vận dụng nghiên cứu liên ngành triết học với sử học, văn bản học,cũng như kết hợp sử dụng các phương pháp chung của khoa học xã hội như phân tích và tổng hợp, phương pháp lôgíc - lịch sử, phương pháp đối chiếu - so sánh và chú giải các tài liệu… để làm sáng tỏ mạnh đề,từ đó ứng dụng tu tập cho bản thân

Trang 5

B.NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

Về điều kiện địa lý và điều kiện tự nhiên, Ấn Độ là một bán đảo lớn nằm ở miền nam châu Á, hai mặt đông nam và tây nam giáp Ấn Độ dương Theo Will Durant: “Xứ đó là một tam giác mênh mông, đáy ở phía bắc, tức dãy Himalaya quanh năm tuyết phủ; đỉnh ở phía nam, tức đầu đảo Tích Lan, quanh năm nóng như thiêu như đốt Phía tây là Ba Tư mà dân chúng, ngôn ngữ, thần thánh đều rất gần gũi với Ấn Độ thời Veda” (Durant Will, 1954, p 392) Phía bắc Ấn Độ là dãy Himalaya hùng vĩ, được coi là “nóc nhà của thế giới” Theo tiếng Sanskrit, Himalaya nghĩa là “xứ sở của tuyết”, quanh năm tuyết phủ, là nguồn nước vô tận của các sông lớn như sông Ấn và sông Hằng ở đại lục địa Ấn Độ Với trí tưởng tượng hết sức phong phú của người Ấn Độ, Himalaya là nơi tiếp giáp giữa cõi trời và trần gian, là nơi trú ngụ, đi về của các đấng thần linh giữa thiên giới và hạ giới; đó cũng là nơi các vị đạo sĩ đã chọn làm chỗ tu tập, suy tư, chiêm nghiệm về nguồn gốc của vũ trụ, về bản chất của nhân sinh, tìm con đường giải thoát cho chúng sinh khỏi nỗi khổ của cuộc đời Miền cực bắc Ấn Độ là tỉnh Kashmir, quê hương xứ sở của kỹ nghệ dệt lụa là, gấm vóc truyền thống cổ xưa nổi tiếng Ấn Độ, có nguồn gốc xa xưa từ nền văn minh thung lũng Indus thuộc Tây Bắc Nam Á ngày nay Ở phía nam Kashmir là miền Pendjab, nghĩa là “miền năm con sông” (gồm sông Indus và bốn nhánh sông chính là Ravi, Thelum, Chenar và Sutleji) với châu thành lớn Lohore và kinh đô mùa hè Simla của Ấn Độ trên dãy Himalaya hùng vĩ Chính những nơi đây, người Ấn Độ đã sáng tạo ra những truyền thuyết và những truyện thần thoại nhằm lý giải các hiện tượng hết sức đa dạng, mạnh mẽ, bí ẩn của tự nhiên và thăng trầm của đời sống con người Sông Hằng dài 2510 km, bắt nguồn từ Himalaya, chảy theo hướng đông nam qua Banglades, đổ ra vịnh Bengal.Tên của sông được đặt theo tên vị nữ thần Hindu, Ganga Với lượng phù sa màu mỡ và lưu vực rộng lớn gần 907 000 km2, sông Hằng là cái nôi phát triển của nền nông nghiệp lúa nước cổ xưa và là nơi phát sinh ra các quốc gia chiếm hữu nô lệ nhỏ, phân tán đầu tiên ở Ấn Độ cổ đại Các quốc gia chiếm hữu nô lệ này là các quốc gia của những bộ tộc người Aryan, hình thành khi họ làm cuộc di thực xâm nhập, chinh phục Ấn Độ vào những năm cuối thiên niên kỷ II đầu thiên niên kỷ I trước Công nguyên Đặc biệt, về ý nghĩa và giá trị tinh thần, sông Hằng không chỉ là cơ sở của nền văn minh, mà còn là nền tảng của đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh linh thiêng nhất của Ấn Độ Trong tư duy huyền thoại của người Ấn Độ, sông Hằng được coi là người con gái của Himalaya Nó là con sông bắt nguồn từ thiên giới, chảy qua Himalaya, đem nước tưới mát cho trần gian rồi chảy xuống âm phủ Với những người theo đạo Hindu,sông Hằng được coi là hiện thân của nữ thần Ganga dưới trần thế Trong văn hóa Ấn Độ, nhất là đối với người Ấn Độ giáo, nước nói chung, nước sông Hằng nói riêng là biểu hiện cho sức mạnh và sự trong sạch, có giá trị, ý nghĩa thanh tẩy rất mầu nhiệm và linh liêng Được tắm nước sông Hằng, người ta không chỉ cảm thấy tịnh tâm, thanh thản như trút hết đi mọi cực nhọc, khổ đau, phiền muộn, lo âu của cuộc đời, mà còn có thể giúp họ gột rửa được tội lỗi và giải thoát họ khỏi chu kỳ của cái chết và sự tái sinh

Trang 6

Với người Hindu, sông Hằng như là người mẹ bao dung,nhân từ, có lòng yêu thương, vỗ về, an ủi, ban phát, cứu rỗi hết sức lớn lao Vì vậy, việc tắm nước sông Hằng đã trở thành một sinh hoạt tôn giáo thiêng liêng của các tín đồ đạo Hin du Hàng triệu người dân Ấn Độ, mỗi ngày đều thực hiện một nghi thức đổ nước lên người để tẩy rửa những ô uế tạp nhiễm trong ngày Đặc biệt, đó là lễ hội tắm nước thanh tẩy, với các lễ nghi có tính chất tôn giáo và ý nghĩa tâm linh hết sức linh thiêng, long trọng, nhiệt thành và một đức tin thuần khiết Bên bờ sông Hằng, lễ hội tắm nước thanh tẩy Kumbh Mela, được tổ chức ba năm một lần, luân phiên ở bốn thành phố là Allahabad, Haridwar, Ujjain và Nashik, kéo dài suốt 55 ngày đêm

Về điều kiện khí hậu, do sự phong phú và phức tạp của điều kiện tự nhiên cho nên khí hậu của đất nước Ấn Độ cũng rất đa dạng và khắc nghiệt. Nói về sự tác động, ảnh hưởng của đặc điểm điều kiện tự nhiên và khí hậu Ấn Độ đến sống đời sống vật chất và tinh thần của người Ấn Độ cổ, đặc biệt là tác động, ảnh hưởng đến nội dung và đặc điểm của tư tưởng triết học, tôn giáo Ấn Độ, trong Di sản phương Đông của chúng ta, Will Durant đã viết:“Đó là một lục địa đông dân, nhiều ngôn ngữ như châu Âu, và về phương diện khí hậu, chủng tộc, văn học, triết học, nghệ thuật, cũng gần đa dạng như châu Âu Ở miền bắc, các cuồng phong lạnh như băng giá của dãy Himalaya ào ào thổi quanh năm và khi những ngọn gió đó gặp những hơi nước nóng ở miền nam thì tạo thành những đám sương mù làm u ám cả nền trời Ở miền Pendjab, đất phù sa của mấy con sông lớn bồi thành những cánh đồng phì nhiêu không đâu bằng; nhưng tiến xuống phương nam nữa thì ánh nắng chói chang quanh năm, đất đai khô cằn, nông phu phải làm việc cực khổ như mọi mới sản xuất được một chút ít… Đó đây, ít nhất là trên một phần năm đất đai, còn những khu rừng hoang thời khai thiên lập địa, đầy cọp, báo, chó sói và rắn Phía cuối bán đảo, miền Deccan khí hậu nóng và khô, đôi khi nhờ gió biển mà mát được một chút Nhưng từ Delhi tới Ceylan, đặc điểm của khí hậu Ấn Độ là nóng một sức nóng nó làm cho cơ thể ta suy nhược, trễ nải, con người mau già, làm ảnh hưởng tới những quan niệm tôn giáo và triết lý của thổ dân Chỉ còn một cách chống với sức nóng, đó là ngồi yên, không ham muốn gì hết Mùa hè, gió mùa thổi, mưa đổ xuống, không khí mát mẻ được một chút, đất đai trồng trọt được; nhưng khi gió mùa ngừng thổi, người dân Ấn Độ lại chịu nạn đói và chỉ mơ tưởng tới cảnh Niết bàn.” (Durant Will, 1954, p 393 - 394)

1.2 Điều kiện lịch sử - xã hội Ấn Độ cổ với quá trình hình thành và phát triển

Quá trình hình thành, phát triển, đặc biệt là nội dung và đặc điểm của triết học Ấn Độ không chỉ chịu sự ảnh hưởng, quy định của điều kiện tự nhiên, trên cơ sở của nền văn minh Ấn Độ mà còn chịu sự chi phối sâu sắc bởi đặc điểm và tính chất của đời sống xã hội Ấn Độ cổ đại Đặc điểm nổi bật của xã hội Ấn Độ cổ đại, đó là chế độ nô lệ mang tính chất gia trưởng, lại bị kìm hãm bởi sự khép kín, trì trệ, bảo thủ, kiên cố của công xã nông thôn và chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội khắc nghiệt

Một là, người Aryan đã học tập được của người Dravidian cách thức,kỹ thuật sản

xuất nông nghiệp, cách tổ chức quản lý làng xã, sống định cư,các phong tục, tập quán, tín ngưỡng khác; ngược lại những người bản địa thì học tập được của người Aryan kỹ thuật chế tạo đồ sắt, cách thức chăn nuôi, sử dụng sức kéo của trâu, bò, ngựa… tạo ra cuộc dung hợp văn hóa giữa người đi chinh phục với người bị chinh phục; và kết quả của cuộc dung hợp đó là hình thành nên nền văn minh Veda, tiếp theo nền văn minh

Trang 7

sông Ấn Triết học Ấn Độ phát triển trong thời kỳ này, được thể hiện qua các kinh sách nổi tiếng như Veda, Upanishad, Artha-satras, Manu, Bhagavad gità và các trường phái triết học lớn có tính hệ thống, với những nội dung và đặc điểm khá đặc sắc

Hai là, cuộc di thực để đi tìm vùng đất sinh sống có tính hòa bình sau đó biến thành cuộc xâm lăng của người Aryan vào đất Ấn, đã hình thành nên chế độ nô lệ, với các nhà nước chiếm hữu nô lệ nhỏ của các bộ tộc người Aryan dọc theo dãy Himalaya, cũng như trên lưu vực các con sông Ấn và sông Hằng Tính chất đặc biệt đó của chế độ nô lệ ở Ấn Độ cổ đại đã tác động mạnh mẽ không chỉ đến đời sống vật chất mà còn ghi dấu ấn sâu đậm trong đời sống tinh thần của người Ấn Độ cổ, và do đó cũng đã ảnh hưởng sâu đậm đến quá trình hình thành, nội dung và đặc điểm của triết học tôn giáo Ấn Độ Vì thế, C.Mác và Ph Ăngghen đã viết:“Chúng ta không được quên rằng những công xã nông thôn thơ mộng ấy, dầu cho chúng có vẻ vô hại như thế nào chăng nữa, bao giờ cũng là cơ sở bền vững của chế độ chuyên chế phương Đông, rằng những công xã ấy đã hạn chế lý trí của con người trong một khuôn khổ chật hẹp nhất, làm cho người nó trở thành công cụ ngoan ngoãn của mê tín, trói buộc nó bằng những xiềng xích của các quy tắc cổ truyền Chúng ta không được quên rằng những công xã nhỏ bé ấy mang dấu ấn của sự phân biệt đẳng cấp và của chế độ nô lệ, rằng những công xã ấy làm cho con người phục tùng những hoàn cảnh bên ngoài chứ không nâng con người lên địa vị làm chủ những hoàn cảnh ấy, rằng những công xã ấy đã biến trạng thái tự động phát triển của xã hội thành một số phận không thay đổi do thiên nhiên quyết định trước, và do đó, đã tạo ra sự thờ cúng thiên nhiên một cách thô lỗ, mà sự thoái hóa biểu hiện trong việc con người, kẻ làm chủ thiên nhiên, lại phải quỳ gối trước con khỉ Hanuman và trước con bò Sabbala.” (C.Mác và Ph.Ăngghen,1994, t 9, tr 178)

Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, xã hội và một nền văn hóa đặc sắc, có thể phân chia quá trình hình thành, phát triển của triết học tôn giáo Ấn Độ cổ đại thành hai thời kỳ:

Thời kỳ thứ nhất là thời kỳ Veda - Sử thi (khoảng từ năm 1500 đến năm 600 tr CN)

Đây là thời kỳ người Aryan làm cuộc di thực, xâm nhập Ấn Độ Sau quá trình chinh phục và dung hợp với nền văn hóa của người bản địa (người Dravidian và Munda), người Aryan đã tạo dựng nên một nền văn minh mới, nền văn minh Veda, tiếp nối của nền văn minh Indus và trở thành chủ nhân của Ấn Độ Trong thời kỳ này, triết học tôn giáo Ấn Độ đã trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, phản ánh các thời đại phát triển khác nhau của xã hội Ấn Độ: Thời đại thứ nhất là thời đại Rig - Veda (khoảng từ năm 1500 đến năm 1000 tr CN) Ở thời đại này, dân tộc Aryan đang mở đường tiến vào đất Ấn Độ Do trình độ sản xuất và nhận thức còn thấp kém, người Ấn Độ chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi sự chi phối của thiên nhiên mạnh mẽ và đầy bí ẩn, người Ấn Độ cổ đã sáng tạo ra thế giới các vị thần để giải thích các lực lượng tự nhiên huyền bí đó Thế giới quan thần thoại tôn giáo mang tính chất đa thần tự nhiên, thể hiện những quan niệm nguyên sơ về vũ trụ và nhân sinh của người Ấn Độ đã hình thành Tư tưởng Rig- Veda là tư tưởng mở đầu cho nền triết học tôn giáo Ấn Độ và cũng là cơ sở triển khai các trào lưu tư tưởng triết học tôn giáo Ấn Độ sau này Người ta đã sáng tạo ra thế giới các vị thần với hình dáng, quyền năng, tính cách khác nhau để gửi gắm những mong ước của mình vào sự phù hộ của các đấng thần linh đầy quyền uy và linh thiêng, nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người về mặt tâm lý, và để giải thích thế giới phongphú, đa dạng, nhưng rất khắc nghiệt xung quanh, bắt đầu bằng các hiện

Trang 8

tượng của tự nhiên như trời đất, nắng mưa, sấm chớp, bão tố, hạn hán, lụt lội, dịch bệnh, sau đó đến các hiện tượng xã hội và con người như: sống chết, thọ yểu, hạnh phúc, khổ đau, công bằng, bất công, nhằm thỏa mãn con người về mặt nhận thức Tuy nhiên, do đời sống và tư duy còn thấp kém, nên trình độ nhận thức của người Ấn Độ qua biểu tượng các vị thần tự nhiên vẫn còn mang tính chất trực quan, cảm tính

Thời đại thứ hai là thời đại Yajur - Veda (khoảng từ năm 1000 đến năm 800 tr

CN) Vào thời đại này, người Aryan đã từ các vùng khác nhau của miền Pendjab (tức miền Ngũ hà) tiến vào lưu vực sông Hằng Họ định cư và phát triển nghề canh nông tại những khu vực đồng bằng đất đai phì nhiêu dọc theo lưu vực sông Hằng Họ học tập người bản địa kỹ thuật canh tác lúa nước và cách thức tổ chức, quản lý xã hội theo chế độ công xã nông thôn Cùng với việc xây dựng nên chế độ nô lệ mang tính chất gia trưởng, chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội (chế độ varna) hà khắc và những lễ nghi tôn giáo hết sức khắc nghiệt, phiền phức của đạo Veda, và sau đó là đạo Bàlamôn cũng đã được thiết lập Vì đẳng cấp Bàlamôn là đẳng cấp hiện thân của đầu thần Sáng tạo, có nhiệm vụ chăn dắt phần linh hồn con người và chủ trì các lễ nghi tôn giáo trong các lễ hiến tế nên họ đã sáng tác ra các bộ kinh điển Bràhmanas - Phạn thư để trình bày và thuyết minh cho các nghi thức của Veda Tư tưởng và giáo lý của đạo Bàlamôn có tính chất bao quát cả mặt thế giới quan, nhân sinh quan lẫn nghi thức tế tự đã dần trở thành tư tưởng bao trùm và ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tinh thần, đạo đức luân lý của xã hội Ấn Độ cổ đại Do vậy, thời kỳ này được gọi là thời đại “tế đàn vũ trụ quan”[1] Về sau, cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, nhất là sự phát triển của sản xuất và trình độ nhận thức, người Ấn Độ đã nhận thấy giữa các sự vật, hiện tượng phong phú, đa dạng của thế giới không tách rời nhau mà luôn có những mối liên hệ thống nhất với nhau; và đằng sau chúng có một lực lượng mạnh mẽ, tuyệt đối, vô hình nào đó chi phối Do đó, quan niệm về các vị thần có tính chất tự nhiên tượng trưng cho các hiện tượng tự nhiên và xã hội thời kỳ đầu đã dần mờ nhạt Thay vào đó, tư tưởng về một bản nguyên, một nguyên lý vũ trụ tuyệt đối, tối cao, vô hình sáng tạo và chi phối vũ trụ, vạn vật - Brahmàn, mà về mặt biểu tượng tôn giáo, được nhân hình hóa thành “Thần Sáng tạo tối cao” Brahmà, “Thần ngã” Purusha, đã hình thành và trở thành thế giới quan thống trị trong đời sống tinh thần xã hội Trên cơ sở thế giới quan nhất nguyên ấy, đạo Rig -Veda có tính chất đa thần tự nhiên, dựa trên triết lý của kinh Rig - Veda có tính chất đa nguyên ở thời kỳ đầu đã bị phủ định bằng một hình thái tôn giáo mới - đạo Bàlamôn có tính chất nhất thần, dựa trên triết lý của kinh Upanisahd kết quả bình chú phát triển kinh Veda mà có, suy tôn một vị thần duy nhất tối cao, toàn năng chi phối vũ trụ - Thần Sáng tạo tối cao Brahmà Tuy nhiên, theo triết lý của người Ấn Độ, có sáng tạo ắt phải có mặt đối lập là hủy diệt, nên có Thần Hủy diệt Shiva; có hủy diệt ắt có mặt đối lập bảo tồn, nên có Thần Bảo tồn Vishnu Sáng tạo, hủy diệt và bảo tồn là ba mặt thống nhất khăng khít của một quá trình tồn tại và biến hóa của vũ trụ Ba vị thần, ba lực lượng, nhưng về thực chất chỉ là sự thể hiện của một nguyên lý tối cao, duy nhất của vũ trụ Người ta gọi đó là “Tam vị nhất thể” đối tượng tôn thờ của Hindu giáo được định hình sau này Khi đó, người Ấn Độ đã bắt đầu ý thức về sự tồn tại của mình Họ không còn say mê cầu nguyện, ca ngợi các vị thần tự nhiên nữa, mà bắt đầu suy ngẫm về cuộc đời, về bản chất đời sống và số phận của con người, tìm cách trả lời cho những câu hỏi thực sự mang ý nghĩa triết học, như những vấn đề về nguồn gốc, bản chất của vũ trụ và nhân sinh Người ta đã gọi thời đại này là thời đại Upanishad (từ năm 800 đến năm 500 tr CN) Bên cạnh

Trang 9

đó, những quan điểm triết học có tính chất duy vật chất phác về thế giới, đối lập với quan điểm duy tâm tôn giáo cũng đã xuất nhiện, như quan niệm về “thực tại” hay“tồn tại”, về “trật tự thế giới” rita, về “tứ đại”, “không gian”, “thời gian” và “vận động”, “đứng im” Tư tưởng triết học Ấn Độ thời kỳ Veda - Sử thi được thể hiện trong các kinh sách như kinh Veda, Upanishad, Ràmàyana, Mahàbhàrata, Bhagavad - gità… Thời kỳ thứ hai, tiếp theo thời kỳ Veda là thời kỳ Cổ điển hay thời kỳ Phật giáo, Bàlamôn giáo (từ thế kỷ VI tr CN đến thế kỷ III) Người ta gọi thời kỳ này là thời kỳ Bàlamôn giáo và Phật giáo bởi vì, khi đó các trào lưu triết học tôn giáo Ấn Độ đều bắt nguồn từ tư tưởng truyền thống Veda, Upanishad - sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong lịch sử tư tưởng triết học tôn giáo Ấn Độ và chịu ảnh hưởng sâu rộng bởi giáo lý của đạo Bàlamôn, được mệnh danh là hệ tư tưởng và tôn giáo chính thống ở Ấn Độ Nhưng cũng chính trong thời kỳ này đã xuất hiện những học thuyết có tư tưởng đối lập với tư tưởng và giáo lý đạo Bàlamôn, thể hiện tinh thần tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội, trong đó tiêu biểu là Phật giáo.Đây là thời kỳ chế độ nô lệ mang tính chất gia trưởng đã khá phát triển ở Ấn Độ, nhất là thời kỳ thống nhất và hưng thịnh đất nước của các vương triều lớn, như Magadha, Maurya…Nhưng xã hội Ấn Độ vẫn bị bóp nghẹt bởi tính chất kiên cố của chế độ công xã nông thôn và chế độ đẳng cấp khắc nghiệt Về mặt tư tưởng, chủ nghĩa duy tâm tôn giáo trong triết lý Veda, Upanishad và trong giáo lý đạo Bàlamôn đã trở thành hệ tư tưởng chính thống trong xã hội Ấn Độ đương thời Mặc dù tư tưởng chính thống Bàlamôn vẫn chi phối xã hội, như nền tảng chung cho sự hình thành các trào lưu, các khuynh hướng triết học tôn giáo đương thời, song do sự biến đổi, phát triển của hiện thực xã hội, những học thuyết mới đầy sức sống, đại diện cho tiếng nói của những giai tầng mới trong xã hội đã xuất hiện, dám đương dầu với tư tưởng chính thống có tính chất kinh viện, được coi là những mặc khải trong kinh Veda, Upanishad Các trường phái phái triết học tôn giáo với thế giới quan, nhân sinh quan mới và chủ trương giáo lý, tín ngưỡng khác nhau lần lượt xuất hiện, trong đó đặc biệt là tư tưởng triết lý đạo đức nhân sinh mang tính nhân bản sâu sắc của Phật giáo và các môn phái triết học duy vật vô thần mà kinh điển của Phật giáo gọi họ là “Lục sư ngoại đạo” (Sattirhakarah) và “phong trào hư vô chủ nghĩa” Dưới ảnh hưởng của triết lý Veda,Upanishad và giáo lý đạo Bàlamôn, các trường phái triết học tôn giáo thời kỳ này, mặc dù có nhiều xu hướng, song có thể chia thành hai hệ thống lớn: Hệ thống triết học chính thống (The Orthodox Systems), thừa nhận uy thế của kinh Veda, Upanishad và giáo lý của đạo Bàlamôn, bảo vệ chế độ phân biệt đẳng cấp, được gọi là as‟tika (nghĩa là “cái đó tồn tại”), có sáu trường phái chính hay sáu darsanas (quan điểm): Sànkhya, Vaisesika, Nyàyà, Yoga, Mimànsà và Vedànta[2].Đối lập với sáu trường phái chính thống là hệ thống triết học không chính thống (The Heterodox Systems), thoát ly tư tưởng và văn hóa cổ truyền, không thừa nhận uy thế của Veda, Upanishad, phê phán giáo lý của đạo Bàlamôn, phản đối chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội, gọi là nas‟tika (nghĩa là “cái đó không tồn tại”), gồm: Lokàyatà hay Càrvàka, Jaina, Phật giáo và các môn phái khác trong “Lục sư ngoại đạo”[3]

Trang 10

CHƯƠNG 2

THUYÊN THÍCH THUẬT TỪ PRASTHÀNATRAYÌ

Lịch trình hiện tượng hóa của Sàmïkhya được khảo sát từ prakrïti sinh khởi mahat, từ đó thứ tự sinh khởi ahamïkàra.Khi nhận thức về sự khổ như vậy rồi, ta mới bắt đầu quan sát từ hiện hữu cụ thể nhất, 5 bhùtas và 11 indriyas, nhận ra những sai lầm mê hoặc của chúng, do đó ta sinh tâm nhàm tởm Đó là ta lần lượt quan sát đi từ quả đến nhân, phăng lần cho đến prakrïti, để vươn tới giải thoát cứu cánh (apavarga)

Lịch trình tu tập như vậy diễn ra qua sáu giai đoạn:[5]

1 Tư lượng vị: giai đoạn đầu tiên, khởi sự tư duy về những quá thất của 5 bhùtas, không còn ham muốn chúng, nhàm tởm và tìm cách xa lìa

2 Trì vị: giai đoạn kế, quán sát những quá thất của 11 căn

3 Như vị: giai đoạn bước vào như thật, bởi vì do quán sát sự quá thất của 5 tanmàtras mà từ đó hé thấy prakrïti

4 Chí vị: giai đoạn đã đến đích Đích ở đây là sự nhận thức về những hệ phược, do quán sát sự quá thất của ahamïkàra

5 Xúc vị: giai đoạn cú rút, thu hồi hoạt động của 3 gunïa do quán sát sự quá thất của buddhi

6 Độc tồn vị: giai đoạn cuối cùng, sau khi quán sát và thấy rõ những quá thất của prakrïti, purusïa được tách rời khỏi prakrïti để tự độc lập, riêng rẽ.Đến đây, màn kịch chuyển biến coi như đã xong

Có thể nói đó là một vở kịch có hai màn Khán giả là purusïa, và diễn viên là prakrïti Bấy giờ,khi màn kịch đã dứt, diễn viên lui vào hậu trường, và khán giả cũng tự động giải tán Thế là, purusïa hoàn toàn giải thoát Theo nghĩa này, giải thoát đối với Sàmïkhya tức là chấm dứt lịch trình hiện tượng hóa, dù xuôi dòng hay ngược dòng Bởi vì purusïa không hề bị trói buộc (badhyate) và cũng không hề được cởi trói (mucyate), và cũng không có luân hồi sinh tử Luân hồi sinh tử, bị trói và được cởi trói, tất cả đều có sở y (àsùrayà) nơi prakrïti

Maitrì Upanishad chỉ thị phương pháp yoga gồm có sáu phần: điều hòa hơi thở (prànàyàma), chế ngự cảm quan (pratyàhàra), tĩnh lự hay tư duy (dhyàna), tập trung tư tưởng hay chấp trì (dhàranïà), suy lý hay quán huệ (tarka), và đẳng trì (samàdhi) Bằng phương pháp yoga này, người ta có thể bắt được nguồn mạch của Brahman, tống khứ mọi tội lỗi, xấu ác Cũng như thú vật và chim chóc không lai vãng nơi hòn núi đang bốc cháy, cũng vậy,tội cấu không lay động nổi những ai biết Brahman.Nếu xét từ thời đại Veda trở xuống cho đến Upanishad, chúng ta thấy phương pháp tu luyện yoga đã đạt đến mức chi tiết

Ngay trong thời đại Veda, tư tưởng khổ tu thường có giá trị khá nổi bật Tapas hay khổ hạnh, và brahmacarya, tịnh hạnh hay đời sống ly dục, là những đức lý được tán thưởng, không những chỉ giới hạn trong thời Veda sơ khởi với Rïg Veda, mà mãi về sau này, vẫn là những đức lý được ca ngợi nhất trong đời sống tôn giáo và đạo đức của Ấn Độ.Ngoài ra, Yoga-sùtra cũng dự liệu 14 trường hợp gây trở ngại cho việc tu tập (Sùtra I.30-31): bệnh (vyàdhi), trì độn (styàna), nghi hoặc (samùsùaya), buông lung (pramàda), biếng nhác (àlasya), say đắm (avirati), thấy sai (bhrànti-darsùana),

Ngày đăng: 16/08/2024, 18:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w