Trước nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn học dân gian dưới nhiềugóc độ nhưng các nội dung về tư tưởng, quan điểm, triết lý của người Việt về conngười, cuộc sống, mối quan hệ gi
Trang 1TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC NÂNG CAO
TÌM HIỂU VỀ NHÂN SINH QUAN NGƯỜI VIỆT TRONG VĂN
HỌC DÂN GIAN
Học viên: Phạm Thị Lan Hương
Mã học viên: 25K401070 Lớp: 25.01.NHB Giảng viên: TS Võ Minh Tuấn
Hà Nội, năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
MỞ ĐẦU 2
1 Tính cấp thiết của đề tài 2
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 3
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài 4
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 5
NỘI DUNG 5
1 Nhân sinh quan và nhân sinh quan người Việt 5
1.1 Nhân sinh quan 5
1.2.Nhân sinh quan người Việt 6
2 Văn học dân gian 8
2.1 Khái niệm và các thể loại văn học dân gian 8
2.2 Đặc trưng của văn học dân gian Việt Nam 9
3 Nhân Sinh quan người Việt qua văn học dân gian 10
3.1 Nhân sinh quan người Việt qua truyện cổ tích 10
3.2 Nhân sinh quan người Việt qua truyền thuyết 12
4 Những giá trị tích cực và hạn chế nhân sinh quan người Việt từ văn học dân gian 14
4.1 Giá trị tích cực 14
4.2 Hạn chế 15
KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Văn học dân gian Việt Nam là một loại hình nghệ thuật đã hình thành từ rất lâu đời Các tác phẩm chủ yếu được đúc kết lại nhằm phản ánh các sự vật, sự việc, hiện tượng trong đời sống hằng ngày Đây được xem như “bộ bách khoa toàn thư
về kiến thức, tôn giáo, triết học” của nhân dân, đem lại cho thế hệ sau những bài học sinh động, gần gũi và sâu sắc về nhiều phương diện của đời sống Bên cạnh việc ghi nhận những giá trị mà văn học dân gian mang thì việc tìm hiểu và khai thác văn học dân gian về mặt triết học lại tương đối hạn chế do tư tưởng coi văn học dân gian chỉ là các sáng tác nghệ thuật truyền miệng, lạc hậu, thiếu tính bác học Trước nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn học dân gian dưới nhiều góc độ nhưng các nội dung về tư tưởng, quan điểm, triết lý của người Việt về con người, cuộc sống, mối quan hệ giữa con người và tự nhiên xã hội vẫn còn nhiều khía cạnh để tìm hiểu
Tìm hiểu về nhân sinh quan người Việt qua văn học dân gian đồng nghĩa với việc tìm hiểu thêm về văn hóa dân tộc, hiểu được cách con người hiểu về mình, nhận thức về mình và nhận thức với thế giới bên ngoài Từ những lý do này, tác giả chọn đề tài: “Tìm hiểu nhân sinh quan người Việt trong văn học dân gian”
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Văn hóa dân gian thể hiện rất rõ nét và sâu sắc về các khia cạnh của nhân sinh quan người Việt, trong đó văn học dân gian là cũng là loại hình được nhiều nhà khoa học nghiên cứu do văn học dân gian rất phong phú, đa dạng, có tính nghệ thuật, là tài sản chung của tập thể và mang tính lịch sử do nó tồn tại và phát triển qua nhiều thời kỳ xã hội Trước nay đã có nhiều công trình nghiên cứu nhân sinh quan người Việt thông qua các loại hình văn hoá dân gian như:
Trang 4- Nhóm công trình bàn về nhân sinh quan của người Việt qua lễ hội dân gian
Bản sắc văn hoá lễ hội: văn hóa dân gian đặc sắc qua những lễ hội dân gian trong
năm; Hội hè đình đám; Văn hóa lễ hội dân gian cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
Lễ hội dân gian trong đời sống xã hội hiện tại; “Những giá trị của lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội hiện nay”; “Hội lễ dân gian và sự phản ánh những truyền thống của dân tộc”
- Nhóm công trình bàn về nhân sinh quan của người Việt qua tín ngưỡng dân
gian Tín ngưỡng Việt Nam (quyển Hạ); Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam (quyển
Thượng); Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam; Tản mạn về tín ngưỡng
và phong tục tập quán của người Việt; “Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hóa dân gian ở Việt Nam”; “Nguyên lý mẹ của nền văn hóa Việt Nam”; “Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ”.
- Nhóm công trình đề cập đến vấn đề kế thừa và giải pháp phát huy những
giá trị tốt đẹp, hạn chế những tiêu cực từ nhân sinh quan người Việt: Các giá trị
truyền thống và con người Việt Nam hiện nay; Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa ; Tìm hiểu giá trị văn hoá truyền thống trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Định hướng giá trị con người Việt Nam thời
kỳ đổi mới và hội nhập
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung làm rõ các nội dung của nhân sinh quan người Việt trong văn học dân gian như: khái niệm về nhân sinh quan, đặc điểm nhân sinh quan người Việt, phân tích nhân sinh quan người Việt qua một số tác phẩm văn học dân gian để cho thấy những giá trị tích cực bên cạnh một số điểm hạn chế, sự thay đổi nhân sinh quan người Việt hiện nay so với nhân sinh quan trong các tác phẩm văn học
Trang 54 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Nhân sinh quan người Việt qua văn học dân gian
- Phạm vi nghiên cứu: Văn học dân gian rất phong phú và đa dạng Đề tài này tác giả tập trung tìm hiểu nhân sinh quan người Việt qua hai thể loại văn học dân gian phổ biến là truyện cổ tích và truyền thuyết
5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu dựa trên các phương pháp: phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với phương pháp cụ thể, tổng hợp,…góp phần làm rõ nội dung nghiên cứu
NỘI DUNG
1 Nhân sinh quan và nhân sinh quan người Việt
1.1 Nhân sinh quan
Nhân sinh quan là một phạm trù dùng để chỉ những quan niệm, quan điểm mang tính định hướng của con người về mối quan hệ của họ với gia đình, xã hội và môi trường tự nhiên Bên cạnh đó một cách hiểu đơn giản về nhân sinh quan đó là quan niệm về con người và cuộc sống của con người, ví như: con người được sinh
ra từ đâu? tồn tại như thế nào? phương thức sống ra sao? ý nghĩa, giá trị của cuộc sống con người là gì?…
Nhân sinh quan và thế giới quan thường bị nhầm lẫnn vì có nhiều điểm tương đồng Nhưng nhân sinh quan tập trung vào các quan niệm về cuộc sống như
là mục đích, ý nghĩa, lẽ sống và giá trị cuộc sống Nhân sinh quan chỉ làm một phần của thế giới quan Nhân sinh quan phản ánh hiện diện của của xã hội con người, thể hiện những lợi ích, khao khát, ước mơ của các cá nhân trong xã hội
Trang 6Nhân sinh quan hình thành từ chính cuộc sống, là kết quả trực tiếp của qusa trình nhận thức, kết quả từ nhiều yếu tố bao gồm khách quan và chủ quan, cả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
Nhân sinh quan phản ánh tồn tại xã hội của con người Nội dung của nó biểu hiện những nhu cầu, lợi ích, khát vọng và hoài bão của con người trong mỗi chế độ
xã hội cụ thể Trong xã hội có giai cấp, nhân sinh quan có tính giai cấp Giai cấp đang đi lên trong lịch sử có nhân sinh quan lạc quan, tích cực, cách mạng; nhân sinh quan của giai cấp đang đi xuống thường mang tính bi quan, yếm thế nhân sinh quan có tác dụng lớn đến hoạt động; những quan niệm về nhân sinh quan trở thành niềm tin, lối sống, tạo ra phương hướng, mục tiêu cho hoạt động (lí tưởng sống) Nếu phản ánh đúng khuynh hướng khách quan của lịch sử thì nó là nhân tố mạnh mẽ để cải tạo xã hội một cách hợp llý; nếu phản ánh không đúng thì nó có tác dụng ngược lại, cản trở xã hội tiến lên
Nhân sinh quan có rất nhiều chức năng như chức năng nhận xét, chức năng đánh giá, nhận thức, nhận định…, trong số đó, chức năng định hướng cho hoạt động của con người, định hướng cho toàn bộ cuộc sống của con người, định hướng cho quan hệ con người, cho hệ giá trị con người… là chức năng quan trọng nhất
Có rất nhiều cách phân chia các loại hình của nhân sinh quan Có một số cách phân chia nhân sinh quan phổ biến như: nhân sinh quan cá nhân và cộng đồng; nhân sinh quan tích cực và tiêu cực; hoặc phân chia theo trình độ nhận thức
và tư duy của con người; nhân sinh quan thần thoại, tôn giáo và triết học
1.2.Nhân sinh quan người Việt
Nhân sinh quan người Việt ở đây được hiểu là nhân sinh quan của cộng đồng người Việt Nam Nhân sinh quan người Việt luôn gắn liền với nền nong nghiệp lúa nước và thiết chế làng xã, dược phát triển trong nhiều mối quan hệ bao gồm: ao
Trang 7động – sản xuất, môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội, gia đình, dòng tộc, họ hàng,… Nhân sinh quan người Việt thường gắn bó chặt chẽ với vận mệnh của dân tộc, các triết lý nhân sinh đều giải đáp những vấn nạn mà người Việt gặp phải trên con đường dựng nước và giữ nước Nhân sinh quan người Việt không hoàn toàn xuất phát từ các tư tưởng Nho, Phật, Lão
Nhân sinh quan người Việt có một số đặc thù như sau:
Một là, đặc thù nhân sinh quan người Việt thường gắn bó chặt chẽ với vận
mệnh của dân tộc, các triết lý nhân sinh của người Việt đều giải đáp những vấn nạn
mà người Việt gặp phải trên con đường dựng nước và giữ nước của họ
Hai là, nhân sinh quan người Việt luôn gắn liền với các điều kiện sinh tồn
của họ, đó là nông nghiệp (lúa nước), nông thôn (thiết chế làng - xã) và con người (nông dân), được triển khai trong một hệ thống hoàn chỉnh trên mọi chiều kích của các mối quan hệ: lao động - sản xuất, môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội, gia đình, dòng tộc, họ hàng…
Ba là, nhân sinh quan người Việt là mẫu số chung của phép cộng các triết lý
nhân sinh của các tộc người - mà các tộc người này trong quá trình cộng cư lâu dài,
đã diễn ra sự đan xen văn hoá, với dòng chủ lưu, cốt lõi là văn hóa Việt/Kinh, hấp lực các nền văn hoá của các tộc người khác xung quanh mình nhưng không phá vỡ diện mạo riêng có của nó
Bốn là, nhân sinh quan người Việt thường được biểu đạt qua hai dòng: văn
hoá dân gian và văn hoá bác học hàn lâm Cả hai dòng ấy đều có sự đan xen, thẩm thấu, ảnh hưởng lẫn nhau, tạo ra những giá trị và những bản sắc cho nhân sinh quan người Việt
Năm là, thái độ trọng nghĩa - tình là truyền thống của văn hóa Việt Nam, nó
được phản ánh khá đậm nét trong nhân sinh quan người Việt Trong ứng xử, người
Trang 8Việt luôn nêu cao triết lý nhân nghĩa, thuỷ chung, quý trọng con người, trọng tình làng nghĩa xóm
Sáu là, vì nằm giữa hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ, trong quá trình
phát triển, nhân sinh quan người Việt đã tiếp thu (dù cưỡng bức hay chủ động) nhiều yếu tố trong triết lý nhân sinh của hai nền văn hoá trên qua hệ thống các học thuyết triết học của nó như Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo
2 Văn học dân gian
2.1 Khái niệm và các thể loại văn học dân gian
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ được hình thành và phát triển bởi nhiều tầng lớp nhân dân Văn học dân gian được lưu truyền và giữ gìn qua nhiều thế hệ cho tới ngày này bằng hình thức truyền miệng
Văn học dân gian được đúc kết từ chính sinh hoạt thường ngày và kinh nghiệm sống của tập thể nhân dân Các tác phẩm văn học dân gian thể hiện rõ nhận thức, tâm tư, tình cảm của con người về đời sống lao động cũng như đời sống cộng đồng Tác giả của văn học dân gian trải rộng từ người nông dân lao động đến thành phần tri thức với cùng chung mục đích phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất
nhằm cải thiện đời sống tinh thần.
Các thể loại văn học dân gian bao gồm:
- Thần thoại: Tác phẩm tự sự dân gian thường kể về các vị thần, nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và phản ánh quá trình sáng tạo văn hóa của con người thời cổ đại Ví dụ như: Lạc Long Quân
-Âu Cơ, Mười hai bà mụ, Thần Trụ Trời, Thần Lửa,
- Truyền thuyết: Tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) phần lớn theo xu hướng lý tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất
Trang 9nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng Bên cạnh đó cũng có những truyền thuyết vừa đề cao, vừa phê phán nhân vật lịch sử Ví dụ như: Mỵ Châu -Trọng Thủy, Mai An Tiêm, Chử Đồng Tử và Tiên Dung,
- Sử thi: Tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình thức nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại Ví
dụ như: Sử thi Đăm Săn (dân tộc Ê Đê), Đẻ đất đẻ nước (Dân tộc mường),
- Truyện cổ tích: Tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động Ví dụ như: Sọ Dừa, Sự tích trầu cau, Tấm Cám,
- Truyện ngụ ngôn: Tác phẩm tự sự dân gian, có kết cấu chặt chẽ, thông qua các ẩn dụ (phần lớn là hình tượng loài vật) để kể về những sự việc liên quan đến con người, từ đó nêu lên triết lí nhân sinh hoặc những bài học kinh nghiệm về cuộc sống Ví dụ như: Rùa và Thỏ, Ếch ngồi đáy giếng, Cáo mượn oai hùm,
- Truyện cười: Tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán Ví dụ như: Lợn cưới áo mới, Kẻ ngốc nhà giàu, Tam đại con gà,
- Tục ngữ: Câu nói ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, vần, nhịp, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của nhân dân Ví dụ như: Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau, Có công mài sắt có ngày nên kim, Đổi trắng thay đen,
Trang 10- Câu đố: Thường có vần, mô tả một vật gì đó bằng ẩn dụ hoặc những hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải, nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp những tri thức về đời sống
2.2 Đặc trưng của văn học dân gian Việt Nam
Văn học dân gian có hai đặc trưng nổi bật, đó là tính truyền miệng và tính tập thể Đây là những đặc trưng cơ bản, có vai trò quan trọng chi phối xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng Tính truyền miệng là điểm khác biệt rất cơ bản giữa văn học dân gian và văn học viết Trong khi văn học viết được lưu giữ bằng chữ viết thì văn học dân gian được truyền miệng từ người này sang người khác, qua nhiều thế hệ và các địa phương khác nhau Quá trình truyền miệng vẫn tiếp tục kể cả khi các tác phẩm văn học dân gian được ghi chép lại
Đồng thời, Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể Quá trình sáng tác tập thể diễn ra như sau: Lúc đầu, một người khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận, sau đó, những người khác (có thể thuộc các địa phương khác nhau hoặc các thế hệ khác nhau) tiếp tục lưu truyền, bổ sung, sửa chữa và làm phong phú, hoàn thiện cả về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật tác phẩm
3 Nhân Sinh quan người Việt qua văn học dân gian
3.1 Nhân sinh quan người Việt qua truyện cổ tích
Truyện cổ tích là một trong các thể loại tiêu biểu của văn học dân gian Việt Nam Truyện cổ tích ra đời trong xã hô •i có sự phân chia giai cấp, vấn đề được đặc biệt quan tâm là số phận cuô •c đời của con người trong xã hô •i Truyện cổ tích với chức năng cơ bản là an ủi, bênh vực và chia sẻ hoàn cảnh khó khăn của những
Trang 11nhân vật xấu số Do đó, trong mỗi câu chuyện cổ tích, người dân lao đô •ng luôn gửi gắm ước mơ về mô •t xã hô •i tốt đẹp Mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng
xử, lẽ công bằng, thưởng phạt công minh
Truyện cổ tích thường viết về những xung đột, mâu thuẫn diễn ra trong gia đình và ngoài xã hội, được chia ra thành hai kiểu nhân vật: Chính diện và phản diện: phản ánh những mối quan hệ, lý giải các xung đô •t hay mâu thuẫn có tính chất riêng tư nhưng phổ biến, giải quyết xung đô •t mâu thuẫn giữa người với người trong gia đình và ngoài xã hô •i Một số mối quan hệ phố biến được đề cập đến như anh em trai (truyện “Cây khế”); chị em gái (truyện “Sọ Dừa”); giữa dì ghẻ với con chồng và anh chị em cùng cha khác mẹ (truyện “Tấm Cám”)
Truyện cổ tích tập trung nhiều hơn vào mối quan hệ giữa các con người trong gia đình Mối quan hệ với cha mẹ chủ yếu xoay quanh chữ hiếu, đạo làm con, con cái phải có trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi về già, phải
có tấm lòng hiếu thảo của phận làm con đối với bố mẹ, những người sinh thành và nuôi dưỡng mình Các câu chuyện về tình anh em mang nội dung chính về răn dạy tinh yêu thương, nhường nhịn, chia sẻ và đùm bọc lẫn nhau Trong truyện cổ tích
về tình nghĩa vợ chồng chung thủy sẽ luôn vượt qua mọi khó khăn, cách trở, bền vững cùng không gian và thời gian
Nhân sinh quan triết học của người Việt thể hiện rõ nét qua các yếu tố liên quan đến con người thông qua các triết lý rút ra từ các câu chuyện cổ tích từ nguồn gốc của con người, phương thức sống của con người, lối sống của con người, lý tưởng sống của con người… với những hệ thống quan điểm lý luận tương đối rõ ràng, cụ thể Hầu hết những câu truyện cổ tích Việt Nam đều thể hiện tinh thần hăng say lao động, tình yêu lao động của con người Và cũng nhờ có lao động mà các nhân vật trong truyện cổ tích có thể chiến thắng được cái ác, cái xấu Thông qua truyện cổ tích, cha ông ta đã ca ngợi truyền thống cần cù, yêu lao động của