1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn nghiệp vụ sư phạm 1 phân tích khái niệm năng lực giáo dục và các nội dung hoạt động giáo dục

41 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA SƯ PHẠM

BÀI TẬP LỚN

MÔN:NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM 1 Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thu Dung Lớp: GDTH D2020B

Lớp HP: 30TRA063_Khoa SP GDTH D2020 (N02) Mã SV: 220000136

Hà Nội, ngày tháng năm 2022

Trang 2

Câu 1: (3,0 điểm): Phân tích khái niệm “năng lực giáo dục” và các nội dunghoạt động giáo dục Liên hệ các nội dung giáo dục đó với thực tiễn tổ chức cáchoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông hiện nay.

Bài làm  Khái niệm “năng lực giáo dục”:

Năng lực giáo dục là hệ thống các kiến thức, kĩ năng, thái độ cần thiết, được kếthợp nhuần nhuyễn không tách rời để thực hiện được các nhiệm vụ giáo dục cụ thểtheo chuẩn đề ra trong những điều kiện nhất định

Năng lực giáo dục không phải là một thuộc tính đơn nhất, đó là tổ hợp các thuộctính tâm lý của cá nhân bao gồm các yếu tố là tri thức, kĩ năng, thái độ Những yếutố này không tách rời nhau mà chúng tích hợp, gắn kết, thống nhất với nhau, nóđược chuyển hóa, vận dụng trong những tình huống cụ thể trong hệ thống giáo dụctổng thể (bao gồm dạy học và giáo dục) Do vậy, năng lực giáo dục rất cần thiếtđối với mỗi người giáo viên

Năng lực giáo dục là những năng lực phức hợp gồm nhiều năng lực khác nhau, cóthể hệ thống thành 3 nhóm năng lực chính đó là: nhóm năng lực nghiên cứu cácvăn bản dạy học - giáo dục và đối tượng dạy học - giáo dục; nhóm năng lực thựchiện hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục và nhóm năng lực đánh giá kết quảhọc tập và kết quả giáo dục của người học Trong đó:

Nhóm năng lực nghiên cứu văn bản dạy học - giáo dục và đối tượng dạy học - giáodục được thể hiện qua một số năng lực cụ thể hơn, đó là:

- Năng lực phân tích nội dung kế hoạch, chương trình, tài liệu dạy học - giáo dục:Nội dung kế hoạch, chương trình, tài liệu dạy học - giáo dục khá đa dạng bao gồmkế hoạch, chương trình dạy học - giáo dục, chỉ thị, nhiệm vụ năm học, sách giáokhoa, giáo án, sách tham khảo, sách hướng dẫn giáo viên… liên quan đến việc dạy

Trang 3

học môn học và giáo dục người học mà người giáo viên phải thường xuyên cậpnhật, nghiên cứu và khai thác sử dụng vào quá trình dạy học - giáo dục người họcmột cách phù hợp Năng lực này giúp nhà giáo dục hình dung được một cách rõràng về môn học, hoạt động giáo dục họ sẽ thực hiện trong tương lai.

- Năng lực tìm hiểu đối tượng dạy học - giáo dục: Nội dung của năng lực này làtìm hiểu khả năng, trình độ học tập của học sinh, cũng như tìm hiểu các đặc điểmvề thể chất, tâm lí, đạo đức, hoàn cảnh gia đình, quan hệ xã hội của họ Năng lựcnày giúp nhà giáo dục có thể tiến hành hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục cókết quả, đảm bảo sự phân hóa trong dạy học - giáo dục cũng như xác định đượcmức độ phát triển về tâm lí, thể chất cũng như trình độ kiến thức, kĩ năng củangười học ở một lứa tuổi cụ thể và đặc điểm chung của tập thể học sinh để từ đólựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học - giáo dục phù hợp vàcó hiệu quả với độ tuổi

Nhóm năng lực thực hiện hoạt động dạy học - giáo dục bao gồm một số năng lựcthành phần cụ thể:

- Năng lực xác định mục tiêu dạy học - giáo dục: Có ba loại mục tiêu cơ bản làmục tiêu về kiến thức, mục tiêu về kĩ năng và mục tiêu về thái độ Năng lực nàythể hiện ở việc xác định đầy đủ, chính xác những kiến thức, kĩ năng và thái độ cơbản mà người học phải đạt được sau một quá trình dạy học và giáo dục cụ thể - Năng lực lựa chọn, xây dựng nội dung dạy học - giáo dục: Năng lực này biểuhiện ở việc lựa chọn, xây dựng được những nội dung dạy học - giáo dục phù hợpvới mục tiêu đặt ra; đảm bảo đúng trọng tâm, có tính khoa học, chính xác, thựctiễn, có hệ thống, đảm bảo quan hệ liên môn trong dạy học và phù hợp với lứa tuổicủa người học; thể hiện tính giáo dục, kết hợp giữa dạy tri thức với giáo dục cácphẩm chất đạo đức tốt đẹp cho người học

- Năng lực thiết kế các hoạt động dạy học - giáo dục: Năng lực này biểu hiện ở

Trang 4

việc phân tích nội dung bài học và hoạt động giáo dục, xác định được nội dungtrọng tâm, cơ bản và chuyển hóa nó thành các hoạt động hướng vào những mụctiêu dạy học - giáo dục cơ bản, cốt lõi mà người học phải thực hiện để lĩnh hội cácnội dung đó; sử dụng nhiều dạng hoạt động khác nhau để người học được trảinghiệm nhằm chuyển hóa tri thức, chuẩn mực xã hội ở bên ngoài thành kiến thức,kĩ năng, thái độ, hành vi của bản thân; kết hợp phát huy tính tự giác, tích cực, chủđộng của người học với vai trò lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên khitham gia các hoạt động Sản phẩm của hoạt động thiết kế dạy học - giáo dục đượcthể hiện thành giáo án dạy học và giáo án tổ chức hoạt động giáo dục cụ thể - Năng lực vận dụng phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học: Nănglực này thể hiện ở việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp, phương tiện, hìnhthức tổ chức dạy học phù hợp với mục tiêu, với nội dung của bài học, phù hợp vớitrình độ chung của người học, quán triệt đầy đủ các nguyên tắc dạy học và thể hiệnđúng đặc trưng của phương pháp, hình thức tổ chức đó; kết hợp một cách tối ưu,hiệu quả các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học để phát huytính tích cực học tập của người học, tạo ra hiệu quả cho dạy học

- Năng lực xử lí tình huống trong dạy học - giáo dục: Năng lực này thể hiện ở việcgiải quyết các tình huống đề ra một cách bình tĩnh, chủ động, tự tin, tôn trọng nhâncách người học, hợp lí, khéo léo và đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu của dạyhọc, giáo dục

- Năng lực tổ chức môi trường dạy học: Năng lực này thể hiện ở việc tạo ra môitrường học tập dân chủ, thân thiện, hợp tác tích cực và lành mạnh trong dạy học đểgiúp cho dạy học đạt kết quả cao bằng cách thiết lập và duy trì được sự tương tácvới người học, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên - người học thôngqua việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực cũng như giao tiếp bằng ánhmắt, cử chỉ với người học; khả năng quản lí lớp học, xây dựng bầu không khí học

Trang 5

tập cởi mở, lôi cuốn được mọi người học tham gia tích cực vào các hoạt động họctập qua động viên, khen ngợi, khuyến khích động cơ học tập và sự tự tin của ngườihọc, lắng nghe ý kiến người học và giúp họ tích cực phát biểu ý kiến, mạnh dạn trảlời các câu hỏi, nêu thắc mắc, cũng như trình bày ý kiến của mình

- Năng lực vận dụng nguyên tắc, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức giáodục: Năng lực này thể hiện ở việc lựa chọn và vận dụng các nguyên tắc, phươngpháp, phương tiện, hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với mục tiêu, với nội dunggiáo dục, phù hợp với đối tượng giáo dục, thể hiện đúng đặc trưng của nguyên tắc,phương pháp, hình thức tổ chức đó; kết hợp một cách tối ưu, hiệu quả các phươngpháp, phương tiện, hình thức tổ chức giáo dục trong việc giáo dục người học.- Năng lực giáo dục qua dạy học các môn học: Năng lực này thể hiện ở việc khaithác, lồng ghép các nội dung giáo dục tương ứng vào bài dạy trong quá trình dạyhọc bằng cách nghiên cứu nội dung môn học, bài học để lựa chọn những nội dunggiáo dục phù hợp đưa vào bài dạy, đảm bảo cho bài dạy có tính giáo dục cao Nhóm năng lực đánh giá kết quả học tập, kết quả giáo dục của người học bao gồmcác năng lực:

- Năng lực phân tích các phương pháp, công cụ được sử dụng để kiểm tra, đánh giákết quả dạy học, kết quả giáo dục: Năng lực này thể hiện ở việc xác định mục tiêuđánh giá của bài kiểm tra, lựa chọn những phương pháp, công cụ kiểm tra phù hợpvới mục tiêu đánh giá, đảm bảo các nguyên tắc đánh giá

- Năng lực nhận xét, đánh giá kết quả dạy học, kết quả giáo dục của người họctrong quá trình dạy học, quá trình giáo dục: Năng lực này thể hiện ở việc vận dụngcác phương pháp và công cụ kiểm tra để thu thập thông tin về kết quả học tập vàkết quả giáo dục của người học trong quá trình dạy học - giáo dục; nhận xét, phảnhồi thông tin cho người học một cách nhanh chóng làm cho việc học tập sôi nổi,tích cực và hiệu quả hơn.

Trang 6

Nhiệm vụ giáo dục đạo đức trong nhà trường có thể khái quát như sau:  Hình thành cho người học thế giới quan khoa học, nắm được những quy luật cơ

bản của sự phát triển xã hội, có ý thức thực hiện nghĩa vụ của người công dân,từng bước trang bị cho học sinh định hướng chính trị kiên định, rõ ràng; tránhsự lạc hậu, sai lầm, mê tín dị đoan

 Giúp cho học sinh hiểu và nắm vững những vấn đề cơ bản trong đường lốichính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có ý thức học tập, làm việc tuânthủ theo hiến pháp và pháp luật.

 Bồi dưỡng cho học sinh năng lực phán đoán, đánh giá đạo đức, hình thành niềmtin đạo đức, yêu cầu học sinh phải thấm nhuần các nguyên tắc và chuẩn mựcđạo đức do xã hội qui định, biết tiếp thu văn minh nhân loại kết hợp với đạođức truyền thống của dân tộc

 Dẫn dắt học sinh biết rèn luyện để hình thành hành vi, thói quen đạo đức, có ýthức tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, có ý thức đấu tranhchống những biểu hiện tiêu cực, lạc hậu.

Liên hệ thực tiễn :

Trong thực tiễn, giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay ở nhà trường được thểhiện như sau: Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp,sinh hoạt lớp Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua môn đạo đức, Giáo dục,

đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Giáo dục

Trang 7

học sinh thông qua các “Hội thi”,“ Hoạt động tập thể”, Giáo dục đạo đức cho họcsinh thông qua ca dao tục ngữ, thơ ca, Giáo dục học sinh thông qua các buổi sinhhoạt đầu tuần, Giáo dục học sinh thông qua các buổi sinh hoạt Đội, Sao nhi đồng,Giáo dục học sinh thông qua việc phối kết hợp với các Đoàn thể trong nhà trường,Kết hợp với Hội cha mẹ và gia đình học sinh để giáo dục các em, Giáo dục họcsinh thông qua các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương

- Giáo dục thẩm mỹ

Giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông là quá trình giáo dục nhằm bồidưỡng cho học sinh sự biểu biết, cảm thụ, phát hiện, đánh giá đúng cái đẹp trong tựnhiên, trong cuộc sống, trong nghệ thuật Hình thành ở học sinh nhu cầu và nănglực sáng tạo cái đẹp trong cuộc sống

Nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường là:

 Giúp học sinh hình thành quan điểm thẩm mỹ đúng đắn, nâng cao năng lựcthẩm mỹ

 Bồi dưỡng tình cảm thẩm mỹ lành mạnh, kích thích học sinh yêu thích và vươntới cái đẹp chân chính

 Giúp cho học sinh phát triển năng lực biểu hiện và sáng tạo cái đẹp.

 Thông qua giáo dục nghệ thuật: Nghệ thuật là biểu hiện cao nhất của các quanhệ thẩm mỹ trong đời sống xã hội Giáo dục nghệ thuật trong nhà trường đượcthực hiện thông qua giảng dạy các bộ môn văn học, nghệ thuật: thơ ca, âmnhạc, hội họa,…Giáo dục nghệ thuật thông qua tổ chức các cuộc thi văn nghệ,

Trang 8

hội thi học sinh thanh lịch, thời trang học đường, nữ công gia chánh, khéo tayhay làm,…Giáo dục nghệ thuật thông qua hệ thống thông tin đại chúng, cácchương trình “Trò chơi âm nhạc”, “Nốt nhạc vui”,…trên đài truyền hình có ýnghĩa giáo dục to lớn

 Thông qua tiếp xúc với thiên nhiên: Nhà trường tổ chức cho học sinh các hoạtđộng du lịch, tham quan, cắm trại tiếp xúc với thiên nhiên Đây là hình thức rấtphù hợp với tâm lý lứa tuổi của học sinh

- Giáo dục lao động:

Giáo dục lao động là quá trình cung cấp cho học sinh kiến thức kĩ thuật tổng hợp,tạo lập thói quen, thái độ và kĩ năng lao động tuỳ theo lứa tuổi và giới tính để làmchủ cuộc sống trong thực tại và tương lai

Nhiệm vụ của giáo dục lao động trong nhà trường phổ thông:  Giáo dục cho học sinh thái độ đúng đắn đối với lao động

 Cung cấp cho học sinh kiến thức về học vấn kĩ thuật tổng hợp, phát triển tư duykĩ thuật hiện đại

 Chuẩn bị cho học sinh có những kĩ năng lao động kĩ thuật nghề nghiệp ở mộtlĩnh vực nghề nghiệp nhất định trong các khu vực kinh tế

 Hình thành cho học sinh thói quen lao động có văn hóa: Làm việc có kế hoạch,khoa học, kỉ luật, tiết kiệm,…

 Tổ chức các hoạt động để làm cho học sinh có những hiểu biết cơ bản về cácngành, nghề và thị trường lao động trước mắt và sự phát triển lâu dài của kinhtế, sản xuất để có khả năng lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, nguyệnvọng của bản thân và yêu cầu của xã hội

 Tổ chức cho học sinh trực tiếp tham gia lao động sản xuất và các loại hình laođộng khác để góp phần sáng tạo những giá trị vật chất và tinh thần cho bản thânvà xã hội

Liên hệ thực tế:

Trang 9

Giáo dục lao động được thực hiện ở trường học thông qua các hoạt động như:  Lao động tự phục vụ: là hình thức lao động nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt

cá nhân hàng ngày nhằm chăm sóc cho bản thân mình Lao động tự phục vụ bắtđầu được nhận thức như một trách nhiệm, là sự bắt buộc.

 Lao động trong sinh hoạt: là hình thức lao động đi vào toàn bộ cuộc sống hằng

ngày của học sinh Ví dụ: lau dọn bàn ăn, sắp xếp gọn gàng tủ đồ cá nhân, giữgìn vệ sinh lớp học, trực nhật,….

 Lao động trong thiên nhiên: là hình thức lao động cho học sinh tham gia chămsóc cây cối và con vật, trồng cây ở góc thiên nhiên ngoài vườn, trong vườn hoa.- Giáo dục thể chất:

Giáo dục thể chất hướng vào việc hoàn thiện cơ thể con người về mặt hình thái vàchức năng, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo vận động cơ bản; phát triển các phẩmchất và năng lực hoạt động thể lực, hình thành lối sống văn hoá thể chất lànhmạnh, mở rộng giới hạn hoạt động trong đời của một con người, chuẩn bị cho conngười tham gia vào hoạt động thể chất đa dạng và phong phú của một xã hội pháttriển Nhiệm vụ của giáo dục thể chất trong nhà trường:

 Tăng cường thể chất, sức khỏe cho học sinh

 Giúp cho học sinh dần dần nắm vững tri thức cơ bản và kĩ năng kỹ xảo của vậnđộng thể dục thể thao, tạo nên thói quen tự giác rèn luyện thân thể một cáchkhoa học.

 Truyền thụ tri thức vệ sinh cần thiết cho học sinh, bồi dưỡng thói quen vệ sinhtốt, phòng chống bệnh tật, tăng cường sức khỏe,…

 Thông qua thể dục, tiến hành giáo dục đạo đức cho học sinh

Liên hệ thực tiễn:

Sau 10 năm triển khai “Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020” theoQuyết định số 2198/QĐ-TTg ngày 3/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ, công tácgiáo dục thể chất và phong trào TDTT trong trường học đã có những bước phát

Trang 10

triển vượt bậc, rộng khắp, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ và thu hút đông đảo học sinh,sinh viên tham gia, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thể chất và thểthao trường học đã được tăng cường hơn về số lượng, chất lượng chuyên môn phầnnào được nâng cao 100% các trường Tiểu học, THCS, THPT triển khai thực hiệnvà duy trì việc tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, bài võ cổ truyền và hô cáckhẩu ngữ sau khi tập TDTT theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT 100% các trườngTiểu học, THCS, THPT xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp dạy và họcmôn giáo dục thể chất tương đối phù hợp với học sinh và nhà trường Bộ GD&ĐTđã chỉ đạo các trường thành lập và duy trì tổ chức hoạt động thường xuyên cácCLB thể thao của học sinh, sinh viên và tổ chức thành công các hoạt động thể thaodành cho học sinh, sinh viên như Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc, các giải vô địchtừng môn thể thao dành cho học sinh phổ thông, sinh viên Đại học và chuyênnghiệp được tổ chức định kỳ hàng năm như Điền kinh, Bơi, Bóng đá, Bóngchuyền, Bóng rổ, Bóng bàn và các môn võ

- Những nội dung giáo dục mới:

Để giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ thành những con người mới có khả năng và bản lĩnhthích ứng cao với những biến động của xã hội hiện đại, giáo dục trong nhà trườnghiện nay đã được bổ sung những nội dung giáo dục cho phù hợp hơn:

 Giáo dục kĩ năng sống  Giáo dục môi trường Giáo dục dân số  Giáo dục giới tính  Giáo dục giá trị  Giáo dục quốc tế

Câu 2: (3,0 điểm) : Phân tích các nội dung và phương pháp công tác chủnhiệm lớp Vận dụng các nội dung và phương pháp đó vào lập một kế hoạch

Trang 11

chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm trên một lớp học (đối tượng lớp: tựchọn).

Bài làm

1.Nội dung và phương pháp công tác chủ nhiệm lớp:

1.1 Nội dung và phương pháp tìm hiểu đặc điểm cá nhân học sinh và tập thểlớp

1.1.1 Nội dung tìm hiểu đặc điểm cá nhân học sinh

- Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu để nắm được những đặc điểm thể chất,tâm sinh lý của từng cá nhân học sinh như chiều cao, cân nặng, tình trạng sứckhỏe, các bệnh mãn tính, khuyết tật để có những biện pháp tác động phù hợp nhưbố trí chỗ ngồi hợp lí, phân công công việc phù hợp, tạo sự thông cảm, giúp đỡ bạncó khó khăn về thể lực

- Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu để nắm được những đặc điểm về tâm lý,tính cách học sinh Mỗi học sinh trong lớp chủ nhiệm sẽ có thái độ, tình cảm khácnhau, đặc điểm tính cách riêng biệt, có năng khiếu, sở trường nhu cầu, hứng thú đadạng và phong phú Vì vậy mỗi học sinh sẽ có mức độ đáp ứng trước các tác độnggiáo dục là khác nhau Nắm được những đặc điểm riêng của mỗi cá nhân học sinhsẽ giúp giáo viên chủ nhiệm có sự nhạy cảm trong chọn lựa biện pháp giáo dục họcsinh, tạo nên mối liên hệ tình cảm thầy trò đặc biệt hơn so với các giáo viên bộmôn khác

- Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu mức độ nhận thức, khả năng tư duy củamỗi học sinh, nắm được quá trình học tập và kết quả học tập của học sinh trongtừng giai đoạn để động viên, nhắc nhở kịp thời hoặc phối hợp với giáo viên bộmôn và phụ huynh để giúp đỡ các em trong học tập

- Giáo viên chủ nhiệm cần nắm được hoàn cảnh gia đình mỗi học sinh, vềđiều kiện kinh tế, trình độ văn hóa, nghề nghiệp của cha mẹ học sinh, quan điểm

Trang 12

của cha mẹ trong giáo dục con cái Hiểu được điều kiện sống của mỗi học sinhgiúp giáo viên chủ nhiệm xác định được những thuận lợi, khó khăn tác động đếnhọc sinh để tư vấn, phối hợp với cha mẹ trong quản lí và giáo dục con em mình Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm cần chú ý tìm hiểu những mối quan hệ bạn bè, quanhệ xã hội, lối sống, phong cách của mỗi học sinh để giúp học sinh có định hướnggiá trị đúng đắn trong cuộc sống, tham vấn cho các em trong lúc khó khăn, pháthuy khả năng tự giáo dục của mỗi cá nhân học sinh.

1.1.2 Nội dung tìm hiểu đặc điểm tập thể lớp

- Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu để nắm được những số liệu hành chính cơbản về lớp chủ nhiệm bao gồm sĩ số, tỷ lệ nam, nữ, số lượng học sinh có hoàn cảnhđặc biệt, kết quả học tập và rèn luyện trong những giai đoạn trước

- Tìm hiểu về bầu không khí tâm lý của tập thể như tinh thần đoàn kết, hợptác giúp đỡ của học sinh trong lớp, dư luận tập thể có tích cực, lành mạnh haykhông, có tồn tại các mâu thuẫn hay không Giáo viên chủ nhiệm cần đặc biệt chúý đến các mối quan hệ trong tập thể, các tổ, nhóm chính thức và cả không chínhthức

- Tìm hiểu để nắm được mức độ tích cực tham gia các hoạt động phong tràocủa nhà trường, hiểu được những điều kiện thuận lợi và khó khăn của lớp hay nắmđược nhu cầu, nguyện vọng chung của tập thể để định hướng hoạt động giáo dụchọc sinh

- Tìm hiểu để nắm được khả năng quản lí và tổ chức hoạt động của đội ngũcán bộ lớp, khả năng tự quản của tập thể.

1.1.3 Phương pháp tìm hiểu đặc điểm cá nhân học sinh và tập thể lớp

- Nghiên cứu hồ sơ hành chính bao gồm sơ yếu lí lịch gia đình, học bạ, sổđiểm, sổ ghi đầu bài, sổ thi đua, sổ biên bản họp lớp, sổ liên lạc, bản tự kiểm điểm,đánh giá của cá nhân học sinh

- Quan sát các hoạt động của học sinh và tập thể học sinh trong học tập, vui

Trang 13

chơi, lao động, thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể Quan sát học sinh trong các giờbán trú như ăn trưa, ngủ trưa, vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân - Trao đổi, tròchuyện trực tiếp với học sinh, cán bộ lớp, với các giáo viên bộ môn, với cha mẹhọc sinh và bạn bè của các em về những nội dung cần tìm hiểu

- Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của học sinh như bài kiểm tra, bài thi,tranh vẽ, thơ, nhật kí, báo tường, tập san, các sản phẩm khéo tay tự làm - Thăm gia đình học sinh để tìm hiểu về điều kiện sinh hoạt, học tập của cácem, tìm hiểu về cộng đồng dân cư nơi học sinh cư trú.

Thực hiện những biện pháp trên giúp giáo viên chủ nhiệm thu thập được nhữngthông tin đa dạng, phong phú về tập thể lớp chủ nhiệm và từng cá nhân học sinh.Những thông tin đó là cơ sở dữ liệu để giáo viên chủ nhiệm phân tích, sàng lọc, xửlí để có nhận xét, đánh giá về tập thể lớp và từng học sinh trong lớp

1.2 Nội dung và phương pháp xây dựng tập thể học sinh

1.2.1 Nội dung và phương pháp xây dựng môi trường lớp học thân thiện

Môi trường học tập, giáo dục là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến chấtlượng, hiệu quả giáo dục Môi trường học tập thân thiện trong đó có các mối quanhệ tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh được xây dựngdựa trên nguyên tắc tôn trọng, dân chủ nhằm tạo ra môi trường cảm thông, chia sẻ,hợp tác với nhau sẽ tạo nên động lực giúp mỗi cá nhân được phát triển mọi khảnăng riêng biệt của mình

Môi trường lớp học thân thiện thể hiện sự bình đẳng, không kì thị, không phân biệtvề giới tính, thể chất, trí tuệ, tâm lý, hoàn cảnh xuất thân và các đặc điểm khác.Môi trường lớp học như vậy tạo nên cảm giác an toàn, yêu thương, tôn trọng quyềntự do của mỗi cá nhân, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của mỗi các nhân cũngnhư của chung cả tập thể Vì vậy đây chính là một nội dung quan trọng trong côngtác chủ nhiệm của giáo viên

Trang 14

Để xây dựng môi trường lớp học thân thiện cần hướng đến những nội dung côngviệc sau:

 Xây dựng các mối quan hệ trong lớp học - Quan hệ tổ chức:

Là quan hệ của các cá nhân theo nội dung, kỉ luật của tập thể Tất cả học sinh phảituân thủ quan hệ này với ý thức tự giác cao Mối quan hệ tổ chức này sẽ tạo nênsức mạnh tổng hợp của tập thể, đảm bảo cho tập thể phát triển theo đúng địnhhướng đề ra

- Quan hệ chức năng:

Là quan hệ trách nhiệm công việc của các thành viên trong tập thể Trong tập thể,mỗi thành viên được phân công đảm nhận những công việc khác nhau Để hoànthành nhiệm vụ, mỗi thành viên phải liên hệ, hợp tác với các thành viên khác vàtuân theo nguyên tắc, kế hoạch chung Quan hệ chức năng tốt đẹp được thể hiện ởsự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong tập thể lớp và cùng hoàn thànhcông việc

- Quan hệ tình cảm:

Là quan hệ bạn bè đoàn kết, thân ái, tương trợ, động viên, khích lệ nhau trong mọihoạt động Các mối quan hệ này được nảy sinh và phát triển thông qua quá trìnhhọc sinh được cùng học tập, sinh hoạt và giao lưu cùng nhau Để xây dựng tốt cácmối quan hệ này, giáo viên chủ nhiệm cần chú ý đến cả nhóm chính thức và nhómkhông chính thức để tạo nên sự thống nhất, đoàn kết trong tập thể

Để xây dựng các mối quan hệ tốt trong lớp học, giáo viên chủ nhiệm cần: - Chú trọng việc giáo dục tư tưởng, quan điểm cho học sinh, định hướng rõmục tiêu phấn đấu cho cá nhân và tập thể

- Tổ chức các hoạt động thảo luận, trao đổi tích cực giữa giáo viên với học

Trang 15

sinh, giữa học sinh với học sinh để tìm thấy tiếng nói chung, để dễ cảm thông và cónhiều cơ hội được chia sẻ

- Cần tổ chức nhiều hoạt động tập thể để học sinh có điều kiện được tham giahoạt động cùng nhau, được hướng dẫn, giúp đỡ các bạn khác và nhận được sự giúpđỡ của các bạn

- Cần nhạy cảm trong việc phân chia cơ cấu tổ chức tổ, nhóm hợp lí, hướngdẫn bầu chọn đội ngũ cán bộ lớp có năng lực, được các bạn công nhận, chú ý bồidưỡng và nâng cao uy tín của đội ngũ cán bộ và giải quyết kịp thời những vướngmắc nảy sinh trong các mối quan hệ giữa học sinh với học sinh

Ngoài ra, để xây dựng và phát triển những mối quan hệ trong tập thể lớp, giáo viênchủ nhiệm cần có cơ chế ràng buộc rõ ràng về ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhântrước tập thể lớp, qui định rõ về chức năng và công việc của cá nhân, của tổ, nhómhay của tập thể để thuận lợi trong công tác chủ nhiệm lớp.

 Xây dựng văn hóa truyền thống, viễn cảnh và dư luận tập thể lành mạnh Văn hóa lớp học được hiểu là những giá trị, niềm tin, chuẩn mực, đặc trưng hànhvi ứng xử của một lớp học và khác biệt với các lớp học khác Văn hóa ứng xử tạonên phong cách riêng để mỗi thành viên đều cảm thấy tự hào, được mọi thành viêntrong tập thể chấp nhận và tích lũy trở thành truyền thống Truyền thống là nét đẹptiêu biểu, những thành công của tập thể đã được duy trì lâu dài Truyền thống đẹptạo nên sức mạnh, niềm tự hào của mỗi thành viên phấn đấu hơn nữa Truyềnthống còn tạo cho tập thể đoàn kết, nhất trí, tạo động lực vượt qua khó khăn vươntới thành công mới Văn hóa và truyền thống đã tạo nên bầu không khí tâm lý đặctrưng khác biệt của tập thể, thúc đẩy mỗi cá nhân trân trọng, giữ gìn trong quá trìnhsinh hoạt trong tập thể Thậm chí khi chia tay tập thể, cá nhân học sinh vẫn cónhững kỉ niệm đẹp, ghi nhớ và tự hào về truyền thống và phong cách đặc trưngriêng của tập thể lớp

Trang 16

Viễn cảnh của tập thể chính là mục tiêu, tầm nhìn có tác dụng định hướng cho sựphát triển của tập thể Viễn cảnh góp phần tạo nên động lực thúc đẩy tập thể phấnđấu đạt được những mục tiêu đề ra Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần chú ý đếnviệc xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu phát triển của tập thể Cần chú ýnhững mục tiêu đó có thể là mục tiêu ngắn hạn, trước mắt, có thể phấn đấu đạtđược trong một khoảng thời gian ngắn, có tác dụng động viên khích lệ tập thể.Hoặc đó là mục tiêu dài hạn, phải thực hiện theo một kế hoạch hay lộ trình cụ thểđể đạt được mục tiêu

Dư luận tập thể lành mạnh là những thái độ, ý kiến, quan điểm đúng đắn, vì sự tiếnbộ của mỗi thành viên và sự phát triển của tập thể trước những hành vi tốt haychưa tốt Những hành vi tốt được dư luận tập thể ủng hộ và bảo vệ, ghi nhận, cònnhững hành vi chưa đúng sẽ bị dư luận tập thể phản đối, lên án, thậm chí tẩy chay.Dư luận tập thể lành mạnh không chỉ điều chỉnh được thái độ, hành vi của cá nhânmà còn định hướng cho sự phát triển của cá nhân và tập thể Khi sử dụng dư luậntập thể như một phương tiện giáo dục học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần hướngdẫn tập thể phải có thái độ tích cực, thiện chí, tôn trọng nhân cách của mỗi người,cần phân biệt rõ hành vi và nhân cách, đặc biệt phê phán, lên án hành vi tiêu cựcchứ không đồng nhất với giá trị nhân cách hay phủ nhận cái tôi của cá nhân Dưluận tập thể lành mạnh phải thể hiện sự công bằng đối với các thành viên trong tậpthể, không phân biệt vị trí, ảnh hưởng của cá nhân trước lớp hay những điều kiệnkinh tế, hoàn cảnh xuất thân của học sinh

Để xây dựng văn hóa truyền thống và viễn cảnh của tập thể, ngay từ khi nhận lớpchủ nhiệm, giáo viên cần tổ chức cho học sinh thảo luận về các vấn đề cụ thể củalớp học như: xác định các giá trị của tập thể đã có; những văn hóa truyền thống nàocần gìn giữ và phát huy; những mục tiêu, viễn cảnh các em mong muốn đạt được Giáo viên luôn cần khích lệ để mọi thành viên cùng suy nghĩ mình có thể đóng góp

Trang 17

những gì để xây dựng tập thể lớp như mong muốn Từ đó cùng học sinh xây dựngcác cam kết của cá nhân, của tổ nhóm cũng như của tập thể và phương hướng, cáchthức thực hiện những cam kết đó

Giáo viên cần biết khuyến khích dư luận tập thể lành mạnh bằng cách khơi dậy ýthức trách nhiệm vì mục tiêu chung của tập thể, vì sự tiến bộ của mọi người Cầnhướng dẫn học sinh nhận thức được hậu quả của lối sống thờ ơ, vô cảm trong tậpthể, cần nhạy cảm để ngăn chặn kịp thời những hiện tượng a dua theo số đông.Khuyến khích dư luận tập thể được thể hiện công khai, nghiêm túc trong các cuộchọp chung của lớp, mỗi cá nhân đều được chia sẻ những quan điểm, ý kiến củamình trước những hành vi, thái độ không mong đợi của bạn Giáo viên chủ nhiệmnên hướng dẫn học sinh biết lắng nghe một cách tích cực, thiện chí và biết chia sẻnhững vấn đề của bạn Giáo viên cần quan tâm đến những thành tích học sinh đạtđược để động viên, khuyến khích kịp thời và giáo dục tuyên truyền để làm lan tỏanhững kết quả đó trước tập thể

 Xây dựng nội qui lớp học

Nội qui, nề nếp, kỉ luật là những điều cần thiết để xây dựng môi trường lớp họcthân thiện, lành mạnh và an toàn đối với học sinh Nội qui, nề nếp hoạt động cũnglà sự phản ánh văn hóa, truyền thống của lớp học, giúp học sinh dễ xác định nhữnghành vi, thái độ phù hợp và không phù hợp Vì vậy, lôi cuốn sự tham gia của họcsinh cùng xây dựng nội qui, nề nếp, kỉ luật trong lớp học là rất cần thiết.

Trong quá trình học tập ở nhà trường phổ thông, những nội qui, nề nếp thường tậptrung vào các loại nề nếp: nề nếp học tập, nề nếp kỉ luật và nề nếp hoạt động tậpthể Tùy theo trình độ phát triển của tập thể mà giáo viên chủ nhiệm phải xác địnhrõ những nề nếp nào chưa có cần hình thành; nề nếp nào đã có nhưng chưa tốt,chưa ổn định cần củng cố và những nề nếp đã tốt cần tiếp tục duy trì và phát huy.Tuy nhiên, cần ý thức rõ việc xác định những nội qui, nề nếp này không phải là qui

Trang 18

định do giáo viên chủ nhiệm áp đặt mà phải lôi cuốn được học sinh tham gia xâydựng nội qui thì các em mới tự giác, tự nguyện thực hiện mà không bị cảm giác ápđặt, cưỡng chế

Để xây dựng nội qui, nề nếp hoạt động của tập thể lớp, người giáo viên chủ nhiệmcần hướng dẫn học sinh nắm được và yêu cầu học sinh thực hiện nghiêm túc nộiqui chung của nhà trường Bên cạnh đó hướng dẫn học sinh thảo luận để bổ sungthêm những qui định, những yêu cầu riêng đối với tập thể lớp và nâng những quiđịnh riêng đó trở thành giá trị chuẩn mực, phong cách riêng của tập thể lớp mình.Điều này sẽ động viên được học sinh tự giác thực hiện nghiêm túc

Sau khi đã thống nhất được các qui định về nội qui của lớp, giáo viên chủ nhiệmcần hướng dẫn học sinh thảo luận để trả lời được các câu hỏi: để thực hiện tốt nộiqui mỗi học sinh cần làm gì; điều gì đang cản trở gây khó khăn cho việc thực hiệnnội qui đó; mỗi người cần khắc phục và từ bỏ những thói quen nào; ai sẽ giám sátviệc thực hiện nội qui Đồng thời cần hướng dẫn học sinh thảo luận để thống nhấtnhững hình thức khen thưởng hay kỉ luật đối với những hành vi đúng hay hành vivi phạm nội qui tập thể đề ra Nên hướng dẫn học sinh viết nội qui riêng của lớpvới hình thức đẹp, câu chữ ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc và giáo dục học sinh có ýthức tự hào, tự giáo dục bản thân theo những yêu cầu của nội qui đã đề ra Môi trường lớp học thân thiện là môi trường tập thể có những mối quan hệ giữahọc sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên mang đậm tính nhân văn, có dưluận tập thể lành mạnh, có mục tiêu, viễn cảnh tập thể trong sáng, cao đẹp, có nộiqui, nề nếp hoạt động khoa học, hợp lí và phù hợp với đặc điểm của tập thể họcsinh Môi trường lớp học thân thiện ấy dựa trên sự tôn trọng, yêu thương, đoàn kết,ý thức trách nhiệm, chia sẻ, cảm thông và hợp tác Môi trường đó sẽ tạo nên niềmvui, sự hứng khởi cho cả học sinh và giáo viên mỗi ngày đến trường, là động lựcđể khích lệ học sinh đạt được kết quả cao trong quá trình học tập.

Trang 19

1.2.2 Nội dung và phương pháp hình thành, bồi dưỡng đội ngũ tự quản

 Hình thành đội ngũ tự quản

Sự trưởng thành của tập thể học sinh phụ thuộc vào năng lực tự quản của tập thể vàđặc biệt là khả năng tự quản của đội ngũ cán bộ lớp Đội ngũ cán bộ lớp có nănglực tổ chức hoạt động tốt, có khả năng quản lí, có uy tín trước tập thể sẽ là yếu tốquyết định để xây dựng tập thể vững mạnh Vì vậy, lựa chọn để xây dựng đội ngũtự quản là nhiệm vụ quan trọng mà người làm công tác chủ nhiệm phải quan tâm Giáo viên chủ nhiệm trong vòng một tuần khi nhận lớp phải chỉ định một ban cánsự lâm thời của lớp, phân chia các tổ chức học sinh, bắt đầu tổ chức các hoạt động.Chỉ định ban cán sự lâm thời nên dựa trên tinh thần xung phong của học sinh, dựatrên hồ sơ cá nhân, dựa tên kinh nghiệm học sinh đã làm ở các năm học trước vàđặc biệt phải dựa vào sự quan sát nhạy cảm của giáo viên.

Sau một thời gian học tập, giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức cho lớp bầu ra đội ngũtự quản chính thức Đội ngũ tự quản phải thỏa mãn những yêu cầu như: có lực họctừ khá trở lên, có hạnh điểm tốt; nhiệt tình, tích cực tham gia vào các sinh hoạt tậpthể; có khả năng bao quát tốt, biết quản lí tập thể; có năng khiếu thể dục, thể thao,văn nghệ…; có tinh thần gương mẫu và uy tín, được đa số học sinh bầu chọn Giáo viên chủ nhiệm cần hướng dẫn học sinh bầu chọn đúng và đủ số thành viêntrong đội ngũ tự quản, tránh tình trạng một học sinh được bầu chọn vào nhiều vị tríhoặc có vị trí lại không có người ứng cử Việc bầu chọn đội ngũ tự quản phải đượctổ chức công bằng, công khai với đầy đủ các bước bầu cử theo đúng qui định Giáoviên chủ nhiệm chỉ là người định hướng chứ không được can thiệp vào quá trìnhbầu cử, cần tôn trọng quyết định và sự lựa chọn của tập thể học sinh.

 Bồi dưỡng đội ngũ tự quản

Trong đội ngũ tự quản cần có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho từng vị

Trang 20

trí Giáo viên chủ nhiệm phải hướng dẫn cho học sinh nắm được vị trí, tráchnhiệm, nội dung công việc cần thực hiện Cần đảm bảo mỗi học sinh đều đượchướng dẫn về phương pháp lập kế hoạch, cách thức tổ chức hoạt động, cách thứcphối hợp theo quan hệ dọc, ngang với các thành viên khác trong lớp trên cơ sở thựchiện các nhiệm vụ có mối quan hệ phụ thuộc tích cực

Giáo viên chủ nhiệm còn cần hướng dẫn cho các cán bộ lớp về cách thức phâncông công việc, cách phổ biến và hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các học sinh khácthực hiện nhiệm vụ, cách ghi chép hồ sơ, biên bản và các công tác hành chínhkhác

Trong quá trình hoạt động, giáo viên chủ nhiệm cần ở bên học sinh để có sự hướngdẫn cụ thể, động viên cán bộ lớp phát huy tính tích cực, chủ động, kịp thời điềuchỉnh những lỗi sai, cùng học sinh rút kinh nghiệm từ chính trong hoạt động thựctiễn

Để bồi dưỡng đội ngũ tự quản, giáo viên chủ nhiệm cũng có thể áp dụng hình thứcluân phiên vai trò tự quản để mỗi học sinh được trải nghiệm ở những vị trí côngviệc khác nhau, được rèn luyện những kĩ năng quản lí và tổ chức các hoạt độngkhác Điều đó sẽ giúp các em biết chia sẻ kinh nghiệm, thông cảm, giúp đỡ lẫnnhau trong công việc của tập thể, được phát huy sở trường, thế mạnh của mình,được phát triển ưu thế riêng phục vụ cho sự phát triển chung của tập thể.

Đồng thời giáo viên chủ nhiệm cũng cần chú ý bồi dưỡng và củng cố uy tín của độingũ tự quản trước tập thể lớp để tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ tự quản quản lívà tổ chức tốt các hoạt động chung.

1.3 Nội dung và phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện

1.3.1 Nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động học tập

Giáo viên chủ nhiệm cần chú ý tổ chức các hoạt động hỗ trợ tích cực cho việc học

Ngày đăng: 16/08/2024, 18:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w