Năng lực này giúp nhà giáo dục có thể tiến hành hoạt động dạy học và hoạtđộng giáo dục có kết quả, đảm bảo sự phân hóa trong dạy học - giáo dục cũngnhư xác định được mức độ phát triển về
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
BÀI TẬP LỚN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM 3
Giảng viên hướng dẫn : Trần Thị Bích Diệp
Mã sinh viên
Lớp
: :
218601003 Giáo dục Tiểu học K5 – ngành 2
Hà Nội, tháng 4 / 2022
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM 3
Giảng viên hướng dẫn : Trần Thị Bích Diệp
Sinh viên : Hoàng Hà Anh
Mã sinh viên : 218601003
Lớp : Giáo dục Tiểu học K5 – ngành 2
Hà Nội, tháng 4 / 2022
Trang 3
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2022
Trang 4Câu 1: Phân tích khái niệm “ năng lực giáo dục” và các nội dung hoạt động giáo dục Liên hệ các nội dung giáo dục đó với thực tiễn tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông hiện nay.
1.1 Phân tích khái niệm “ năng lực giáo dục”
Năng lực giáo dục là hệ thống các kiến thức, kĩ năng, thái độ cần thiết, được kếthợp nhuần nhuyễn không tách rời để thực hiện được các nhiệm vụ giáo dục cụ thểtheo chuẩn đề ra trong những điều kiện nhất định
Năng lực giáo dục không phải là một thuộc tính đơn nhất, đó là tổ hợp các thuộctính tâm lý của cá nhân bao gồm các yếu tố là tri thức, kĩ năng, thái độ Những yếu tốnày không tách rời nhau mà chúng tích hợp, gắn kết, thống nhất với nhau, nó đượcchuyển hóa, vận dụng trong những tình huống cụ thể trong hệ thống giáo dục tổng thể( bao gồm dạy học và giáo dục) Do vậy, năng lực giáo dục rất cần thiết đối với mỗingười giáo viên
Năng lực giáo dục là những năng lực phức hợp gồm nhiều năng lực khác nhau, cóthể hệ thống thành 3 nhóm năng lực chính đó là: nhóm năng lực nghiên cứu các vănbản dạy học - giáo dục và đối tượng dạy học - giáo dục; nhóm năng lực thực hiện hoạtđộng dạy học, hoạt động giáo dục và nhóm năng lực đánh giá kết quả học tập và kếtquả giáo dục của người học Trong đó:
Nhóm năng lực nghiên cứu văn bản dạy học giáo dục và đối tượng dạy học giáo dục được thể hiện qua một số năng lực cụ thể hơn, đó là:
-+ Năng lực phân tích nội dung kế hoạch, chương trình, tài liệu dạy học - giáo dục:Nội dung kế hoạch, chương trình, tài liệu dạy học - giáo dục khá đa dạng baogồm kế hoạch, chương trình dạy học - giáo dục, chỉ thị, nhiệm vụ năm học,sách giáo khoa, giáo án, sách tham khảo, sách hướng dẫn giáo viên liên quanđến việc dạy học môn học và giáo dục người học mà người giáo viên phảithường xuyên cập nhật, nghiên cứu và khai thác sử dụng vào quá trình dạy học
- giáo dục người học một cách phù hợp Năng lực này giúp nhà giáo dục hìnhdung được một cách rõ ràng về môn học, hoạt động giáo dục họ sẽ thực hiệntrong tương lai
+ Năng lực tìm hiểu đối tượng dạy học giáo dục: Nội dung của năng lực này làtìm hiểu khả năng trình độ học tập của học sinh, cũng như tìm hiểu các đặcđiểm về thể chất, tâm lý, đạo đức, hoàn cảnh gia đình, quan hệ xã hội của họ
Trang 5Năng lực này giúp nhà giáo dục có thể tiến hành hoạt động dạy học và hoạtđộng giáo dục có kết quả, đảm bảo sự phân hóa trong dạy học - giáo dục cũngnhư xác định được mức độ phát triển về tâm lý, thể chất cũng như trình độ kiếnthức, kĩ năng của người học ở một lứa tuổi cụ thể và đặc điểm chung của tậpthể học sinh để từ đó lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạyhọc - giáo dục phù hợp và có hiệu quả với độ tuổi.
Nhóm năng lực thực hiện hoạt động dạy học - giáo dục bao gồm một số năng lực thành phần cụ thể:
+ Năng lực xác định mục tiêu dạy học - giáo dục: Có ba loại mục tiêu cơ bản làmục tiêu về kiến thức, mục tiêu về kĩ năng và mục tiêu về thái độ Năng lực nàythể hiện ở việc xác định đầy đủ, chính xác những kiến thức, kĩ năng và thái độ
cơ bản mà người học phải đạt được sau một quá trình dạy học và giáo dục cụthể
+ Năng lực lựa chọn, xây dựng nội dung dạy học - giáo dục: năng lực này biếthiện ở việc lựa chọn, xây dựng được những nội dung dạy học - giáo dục phùhợp với mục tiêu đặt ra; đảm bảo đúng trọng tâm, có tính khoa học, chính xác,thực tiễn, có hệ thống, đảm bảo quan hệ liên môn trong dạy học và phù hợp vớilứa tuổi của người học; thể hiện tính giáo dục, kết hợp giữa dạy tri thức vớigiáo dục các phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho người học
+ Năng lực thiết kế các hoạt động dạy học - giáo dục: Năng lực này biểu hiện ởviệc phân tích nội dung bài học và hoạt động giáo dục, xác định được nội dungtrọng tâm, cơ bản và chuyển hóa nó thành các hoạt động hướng vào những mụctiêu dạy học - giáo dục cơ bản, cốt lõi mà người học phải thực hiện để lĩnh hộicác nội dung đó; sử dụng nhiều dạng hoạt động khác nhau để người học đượctrải nghiệm nhằm chuyển hóa tri thức, chuẩn mực xã hội ở bên ngoài thànhkiến thức, kĩ năng thái độ, hành vi của bản thân, kết hợp phát huy tính tự giác,tích cực, chủ động của người học với vai trò lãnh đạo, tổ chức, điều khiển củagiáo viên khỉ tham gia các hoạt động Sản phẩm của hoạt động thiết kế dạy học
- giáo dục được thể hiện thành giáo án dạy học và giáo án tổ chức hoạt độnggiáo dục cụ thể
+ Năng lực vận dụng phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học:Năng lực này thể hiện ở việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp, phương
Trang 6tiện, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với mục tiêu, với nội dung của bài học,phù hợp với trình độ chung của người học, quán triệt đầy đủ các nguyên tắc dạyhọc và thể hiện đúng đặc trưng của phương pháp, hình thức tổ chức đó; kết hợpmột cách tối ưu, hiệu quả các phương pháp, phuong tiện, hình thức tổ chức dạyhọc để phát huy tính tích cực học tập của người học, tạo ra hiệu quả cho việcdạy và học.
+ Năng lực xử lí tình huống trong dạy học - giáo dục: Năng lực này thể hiện ởviệc giải quyết các tình huống để ra một cách bình tĩnh, chủ động, tự tin, tôntrọng nhân cách người học, hợp lí, khéo léo và đảm bảo đáp ứng đưỌC các yêucầu của dạy học, giáo dục
+ Năng lực tổ chức môi trường dạy học: Năng lực này thể hiện ở việc tạo ra môitrường học tập dân chủ, thân thiện, hợp tác tích cực và lành mạnh trong dạy học
để giúp cho dạy học đạt kết quả cao bằng cách thiết lập và duy trì được sựtương tác với người học, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên - ngườihọc thông qua việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực cũng như giaotiếp bằng ánh mắt, cử chỉ với người học; khả năng quản lí lớp học, xây dựngbầu không khí học tập cởi mở, lôi cuốn được mọi người học tham gia tích cựcvào các hoạt động học tập qua động viên, khen ngợi, khuyến khích động cơ họctập và sự tự tin của người học, lắng nghe ý kiến người học và giúp họ tích cựcphát biểu ý kiến, mạnh dạn trả lời các câu hỏi, nếu thắc mắc, cũng như trìnhbày ý kiến của mình
+ Năng lực vận dụng nguyên tắc, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chứcgiáo dục: Năng lực này thể hiện ở việc lựa chọn và vận dụng các nguyên tắc,phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với mục tiêu,với nội dung giáo dục, phù hợp với đối tượng giáo dục, thể hiện đúng đặc trưngcủa nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức đó; kết hợp một cách tối ưu,hiệu quả các phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức giáo dục trong việcgiáo dục người học
+ Năng lực giáo dục qua dạy học các môn học: Năng lực này thể hiện ở việc khaithác, lồng ghép các nội dung giáo dục tương ứng vào bài dạy trong quá trìnhdạy học bằng cách nghiên cứu nội dung môn học, bài học để lựa chọn những
Trang 7nội dung giáo dục phù hợp đưa vào bài dạy, đảm bảo cho bài dạy có tính giáodục cao.
Nhóm năng lực đánh giá kết quả học tập, kết quả giáo dục của người học baogồm:
+ Năng lực phân tích các phương pháp, công cụ được sử dụng để kiểm tra, đánhgiá kết quả dạy học, kết quả giáo dục: Năng lực này thể hiện ở việc xác địnhmục tiêu đánh giá của bài kiểm tra, lựa chọn những phương pháp, công cụ kiểmtra phù hợp với mục tiêu đánh giá, đảm bảo các nguyên tắc đánh giá,
+ Năng lực nhận xét, đánh giá kết quả dạy học, kết quả giáo dục của người họctrong quá trình dạy học, quá trình giáo dục: Năng lực này thể hiện ở việc vậndụng các phương pháp và công cụ kiểm tra để thu thập thông tin về kết quả họctập và kết quả giáo dục của người học trong quá trình dạy học - giáo dục; nhậnxét, phản hồi thông tin cho người học một cách nhanh chóng làm cho việc họctập sôi nổi, tích cực và hiệu quả hơn
1.2 Phân tích các nội dung hoạt động giáo dục.
1.2.1 Giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức là quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức củanhân cách học sinh dưới tác động và ảnh hưởng có mục đích, được tổ chức có kếhoạch, có sự lựa chọn về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục với vai trò chủđạo của giáo viên
Nhiệm vụ giáo dục đạo đức trong nhà trường có thể khái quát như sau:
Hình thành cho người học thế giới quan khoa học, nắm được những quy luật cơbản của sự phát triển xã hội, có ý thức thực hiện nghĩa vụ của người công dân,từng bước trang bị cho học sinh định hướng chính trị kiên định, rõ ràng, tránh
sự lạc hậu, sai lầm, mê tín dị đoan
Giúp cho học sinh hiểu và nắm vững những vấn đề cơ bản trong đường lốichính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có ý thức học tập, làm việc tuânthủ theo hiến pháp và pháp luật
Bồi dưỡng cho học sinh năng lực phán đoán, đánh giá đạo đức, hình thành niềmtin đạo đức, yêu cầu học sinh phải thấm nhuần các nguyên tắc và chuẩn mựcđạo đức do xã hội quy định, biết tiếp thu văn minh nhân loại kết hợp với đạođức truyền thống của dân tộc
Trang 8 Dẫn dắt học sinh biết rèn luyện để hình thành hành vi, thói quen đạo đức, có ýthức tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, có ý thức đấu tranhchống những biểu hiện tiêu cực, lạc hậu
1.2.2 Giáo dục thẩm mỹ
Giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông là quá trình giáo dục nhằm bồidưỡng cho học sinh sự hiểu biết, cảm thụ, phát hiện, đánh giá đúng cái đẹp trong tựnhiên, trong cuộc sống, trong nghệ thuật Hình thành ở học sinh nhu cầu và năng lựcsáng tạo cái đẹp trong cuộc sống
Nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường là:
Giúp học sinh hình thành quan điểm thẩm mỹ đúng đắn, nâng cao năng lựcthẩm mỹ
Bồi dưỡng tình cảm thẩm mỹ lành mạnh, kích thích học sinh yêu thích và vươntới cái đẹp chân chính
Giúp cho học sinh phát triển năng lực biểu hiện và sáng tạo cái đẹp
1.2.3 Giáo dục lao động
Giáo dục lao động là quá trình cung cấp cho học sinh kiến thức kỹ thuật tổng hợp,tạo lập thói quen, thái độ và kĩ năng lao động tùy theo lứa tuổi và giới tính để làm chủcuộc sống trong thực tại và tương lai
Nhiệm vụ của giáo dục lao động trong nhà trường phổ thông:
Giáo dục cho học sinh thái độ đúng đắn đối với lao động
Cung cấp cho học sinh kiến thức về học vấn kỹ thuật tổng hợp, phát triển tưduy kĩ thuật hiện đại
Chuẩn bị cho học sinh có những kỹ năng lao động kỹ thuật nghề nghiệp ở mộtlĩnh vực nghề nghiệp nhất định trong các khu vực kinh tế
Hình thành cho học sinh thói quen lao động có văn hóa: Làm việc có kế hoạch,khoa học, kỷ luật, tiết kiệm,
Tổ chức các hoạt động để làm cho học sinh có những hiểu biết cơ bản về cácngành, nghề và thị trường lao động trước mắt và sự phát triển lâu dài của kinh
tế, sản xuất để có khả năng lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, nguyệnvọng của bản thân và yêu cầu của xã hội
Tổ chức cho học sinh trực tiếp tham gia lao động sản xuất và các loại hình laođộng khác để góp phần sáng tạo những giá trị vật chất và tinh thần cho bản thân
Trang 9Nhiệm vụ của giáo dục thể chất trong nhà trường:
Tăng cường thể chất, sức khỏe cho học sinh
Giúp cho học sinh dần dần nắm vững tri thức cơ bản và kĩ năng kỹ xảo của vậnđộng thể dục thể thao, tạo nên thói quen tự giác rèn luyện thân thể một cáchkhoa học
Truyền thụ tri thức vệ sinh cần thiết cho học sinh, bồi dưỡng thói quen vệ sinhtốt, phòng chống bệnh tật, tăng cường sức khỏe,
Thông qua thể dục, tiến hành giáo dục đạo đức cho học sinh
1.2.5 Những nội dung giáo dục mới
Để giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ thành những con người mới có khả năng và bảnlĩnh thích ứng cao với những biến động của xã hội hiện đại, giáo dục trong nhà trườnghiện nay đã được bổ sung những nội dung giáo dục cho phù hợp hơn:
Nhà trường Việt Nam rất quan tâm giáo dục đạo đức học sinh nhằm bồi dưỡng thế
hệ trẻ vừa tài vừa đức, để các em trưởng thành và trở thành người có ích cho xãhội Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai thí điểm tại một số trường
về chương trình giáo dục kỹ năng sống lồng ghép trong chương trình học chínhkhoá của một số môn học trong các nhà trường phổ thông, áp dụng từ bậc tiểu học
Trang 10đến phổ thông trung học Song song đó là các chương trình ngoại khoá cũng nhằmgiáo dục đạo đức cho học sinh Cách làm này bước đầu đạt được những hiệu quảđáng khích lệ, phần nào nâng cao nhận thức và hành động của học sinh
Bên cạnh đó, việc tổ chức tập huấn giáo viên, diễn đàn thảo luận và trao đổi kinhnghiệm thực tế giáo dục đạo đức cho học sinh cũng được quan tâm Thông quanhững bài học giáo dục công dân, những môn khác như: tiếng việt, lịch sử, địalí… đã hình thành cho học sinh những giá trị đạo đức căn bản như tinh thần tráchnhiệm trong các mối quan hệ: giữa cá nhân với gia đình, cá nhân với toàn xã hội
và cá nhân với bản thân mình; đức tính trung thực như không quay cóp, chép bàicủa bạn, không mang theo tài liệu trong lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm,không dùng bằng giả, sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắckhuyết điểm, sống nhân ái, vị tha hơn…
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông có hình thức tổ chứcrất đa dạng, phong phú Cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục nhưng hoạt độngtrải nghiệm sáng tạo có thể tổ chức theo nhiều hình thức hoạt động khác nhau, tùytheo lứa tuổi và nhu cầu của học sinh, tùy theo điều kiện cụ thể của từng lớp, từngtrường, từng địa phương
Các nhà trường đã tiến hành tổ chức các hoạt động để làm cho học sinh có nhữnghiểu biết cơ bản về các ngành, nghề và thị trường lao động trước mắt và sự pháttriển lâu dài của kinh tế, sản xuất để có khả năng lựa chọn ngành nghề phù hợpvới năng lực, nguyện vọng của bản thân và yêu cầu của xã hội như đi trải nhiệmthực tế,
Dẫn dắt học sinh biết rèn luyện để hình thành hành vi, thói quen đạo đức, có ýthức tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, có ý thức đấu tranh chốngnhững biểu hiện tiêu cực, lạc hậu
Bồi dưỡng cho học sinh sự hiểu biết, cảm thụ, phát hiện, đánh giá đúng cái đẹptrong tự nhiên, trong cuộc sống, trong nghệ thuật Hình thành ở học sinh nhu cầu
và năng lực sáng tạo cái đẹp trong cuộc sống
Nhà trường hiện nay đã được bổ sung những nội dung giáo dục cho phù hợp hơn:Giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giới tính cho trẻ, nhằm giáo dục, đào tạo thế hệtrẻ thành những con người mới có khả năng và bản lĩnh thích ứng cao với nhữngbiến động của xã hội hiện đại, giáo dục trong
Trang 11Câu 2: Phân tích các nội dung và phương pháp công tác chủ nhiệm lớp Vận dụng các nội dung và phương pháp đó vào lập một kế hoạch chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm trên một lớp học ( đối tượng lớp: tự chọn).
2.1 Nội dung và phương pháp tìm hiểu đặc điểm cá nhân học sinh và tập thể lớp
2.1.1 Nội dung tìm hiểu đặc điểm cá nhân học sinh
Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu để nắm được những đặc điểm thể chất, tâm sinh
lý của từng cá nhân học sinh như chiều cao, cân nặng, tình trạng sức khỏe, cácbệnh mãn tính, khuyết tật để có những biện pháp tác động phù hợp như bố tríchỗ ngồi hợp lí, phân công công việc phù hợp, tạo sự thông cảm, giúp đỡ bạn cókhó khăn về thể lực
Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu để nắm được những đặc điểm về tâm lý, tínhcách học sinh Mỗi học sinh trong lớp chủ nhiệm sẽ có thái độ, tình cảm khácnhau, đặc điểm tính cách riêng biệt, có năng khiếu, sở trường nhu cầu, hứng thú
đa dạng và phong phú Vì vậy mỗi học sinh sẽ có mức độ đáp ứng trước các tácđộng giáo dục là khác nhau Nắm được những đặc điểm riêng của mỗi cá nhânhọc sinh sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm có sự nhạy cảm trong chọn lựa biện phápgiáo dục học sinh, tạo nên mối liên hệ tình cảm thầy trò đặc biệt hơn so với cácgiáo viên bộ môn khác
Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu mức độ nhận thức, khả năng tư duy của mỗihọc sinh, nắm được quá trình học tập và kết quả học tập của học sinh trong từnggiai đoạn để động viên, nhắc nhở kịp thời hoặc phối hợp với giáo viên bộ môn vàphụ huynh để giúp đỡ các em trong học tập
Giáo viên chủ nhiệm cần nắm được hoàn cảnh gia đình mỗi học sinh, về điều kiệnkinh tế, trình độ văn hóa, nghề nghiệp của cha mẹ học sinh, quan điểm của cha mẹtrong giáo dục con cái Hiểu được điều kiện sống của mỗi học sinh giúp giáoviên chủ nhiệm xác định được những thuận lợi, khó khăn tác động đến học sinh để
tư vấn, phối hợp với cha mẹ trong quản lý và giáo dục con em mình
Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm cần chú ý tìm hiểu những mối quan hệ bạn bè, quan
hệ xã hội, lối sống, phong cách của mỗi học sinh để giúp học sinh có định hướnggiá trị đúng đắn trong cuộc sống, tham vấn cho các em trong lúc khó khăn, pháthuy khả năng tự giáo dục của mỗi cá nhân học sinh
2.1.2 Nội dung tìm hiểu đặc điểm tập thể lớp
Trang 12 Giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu để nắm được những số liệu hành chính cơ bản
về lớp chủ nhiệm bao gồm sĩ số, tỷ lệ nam, nữ, số lượng học sinh có hoàn cảnhđặc biệt, kết quả học tập và rèn luyện trong những giai đoạn trước
Tìm hiểu về bầu không khí tâm lý của tập thể như tinh thần đoàn kết, hợp tác giúp
đỡ của học sinh trong lớp, dư luận tập thể có tích cực, lành mạnh hay không, cótồn tại các mâu thuẫn hay không Giáo viên chủ nhiệm cần đặc biệt chú ý đến cácmối quan hệ trong tập thể, các tổ, nhóm chính thức và cả không chính thức
Tìm hiểu để nắm được mức độ tích cực tham gia các hoạt động phong trào củanhà trường, hiểu được những điều kiện thuận lợi và khó khăn của lớp hay nắmđược nhu cầu, nguyện vọng chung của tập thể để định hướng hoạt động giáo dụchọc sinh
Tìm hiểu để nắm được khả năng quản lí và tổ chức hoạt động của đội ngũ cán bộlớp, khả năng tự quản của tập thể
2.1.3 Phương pháp tìm hiểu đặc điểm cá nhân học sinh và tập thể lớp
Nghiên cứu hồ sơ hành chính bao gồm sơ yếu lí lịch gia đình, học bạ, số điểm, sổghi đầu bài, sổ thi đua, sổ biên bản họp lớp, sổ liên lạc, bản tự kiểm điểm, đánhgiá của cá nhân học sinh
Quan sát các hoạt động của học sinh và tập thể học sinh trong học tập, vui chơi,lao động, thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể Quan sát học sinh trong các giờ bántrú như ăn trưa, ngủ trưa, vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân
Trao đổi, trò chuyện trực tiếp với học sinh, cán bộ lớp, với các giáo viên bộ môn,với cha mẹ học sinh và bạn bè của các em về những nội dung cần tìm hiểu
Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của học sinh như bài kiểm tra, bài thi, tranh
vẽ, thơ, nhật kí, báo tường tập san, các sản phẩm khéo tay tự làm
Thăm gia đình học sinh để tìm hiểu về điều kiện sinh hoạt, học tập của các em,tìm hiểu về cộng đồng dân cư nơi học sinh cư trú
Thực hiện những biện pháp trên giúp giáo viên chủ nhiệm thu thập được nhữngthông tin đa dạng phong phú về tập thể lớp chủ nhiệm và từng cá nhân học sinh.Những thông tin đó là cơ sở dữ liệu để giáo viên chủ nhiệm phân tích, sàng lọc,
xử lí để có nhận xét, đánh giá về tập thể lớp và từng học sinh trong lớp
2.2 Nội dung và phương pháp xây dựng tập thể học sinh
2.2.1 Nội dung và phương pháp xây dựng môi trường lớp học thân thiện
Trang 13Môi trường học tập, giáo dục là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đếnchất lượng, hiệu quả giáo dục Môi trường học tập thân thiện trong đó có các mốiquan hệ tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh được xâydựng dựa trên nguyên tắc tôn trọng, dân chủ nhằm tạo ra môi trường cảm thông, chia
sẻ, hợp tác với nhau sẽ tạo nên động lực giúp mỗi cá nhân được phát triển mọi khảnăng riêng biệt của mình
Môi trường lớp học thân thiện thể hiện sự bình đẳng, không kì thị, không phânbiệt
về giới tính, thể chất, trí tuệ, tâm lý, hoàn cảnh xuất thân và các đặc điểm khác Môitrường lớp học như vậy tạo nên cảm giác an toàn, yêu thương tôn trọng quyền tự docủa mỗi cá nhân, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của mỗi các nhân cũng nhưcủa chung cả tập thể Vì vậy đây chính là một nội dung quan trọng trong công tác chủnhiệm của giáo viên
Để xây dựng môi trường lớp học thân thiện cần hướng đến những nội dung công việc sau:
Xây dựng các mối quan hệ trong lớp học
+ Quan hệ tổ chức: Là quan hệ của các cá nhân theo nội dung, kỷ luật của tậpthể Tất cả học sinh phải tuân thủ quan hệ này với ý thức tự giác cao Mối quan
hệ tổ chức này sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp của tập thể, đảm bảo cho tập thểphát triển theo đúng định hướng đề ra
+ Quan hệ chức năng: Là quan hệ trách nhiệm công việc của các thành viêntrong tập thể Trong tập thể, mỗi thành viên được phân công đảm nhận nhữngcông việc khác nhau Để hoàn thành nhiệm vụ, mỗi thành viên phải liên hệ,hợp tác với các thành viên khác và tuân theo nguyên tắc, kế hoạch chung.Quan hệ chức năng tốt đẹp được thể hiện ở sự phối hợp chặt chẽ giữa cácthành viên trong tập thể lớp và cùng hoàn thành công việc
+ Quan hệ tình cảm: Là quan hệ bạn bè đoàn kết, thân ái, tương trợ, động viên,khích lệ nhau trong mọi hoạt động Các mối quan hệ này được nảy sinh và pháttriển thông qua quá trình học sinh được cùng học tập, sinh hoạt và giao lưucùng nhau Để xây dựng tốt các mối quan hệ này, giáo viên chủ nhiệm cần chú
ý đến cả nhóm chính thức và nhóm không chính thức để tạo nên sự thống nhất,đoàn kết trong tập thể
Trang 14 Để xây dựng các mối quan hệ tốt trong lớp học, giáo viên chủ nhiệm cần:
Chú trọng việc giáo dục tư tưởng, quan điểm cho học sinh, định hướng rõ mụctiêu phấn đấu cho cá nhân và tập thể
Tổ chức các hoạt động thảo luận, trao đổi tích cực giữa giáo viên với học sinh,giữa học sinh với học sinh để tìm thấy tiếng nói chung, để dễ cảm thông và cónhiều cơ hội được chia sẻ
Cẩn tổ chức nhiều hoạt động tập thể để học sinh có điều kiện được tham gia hoạtđộng cùng nhau, được hướng dẫn, giúp đỡ các bạn khác và nhận được sự giúp đỡcủa các bạn
Cẩn nhạy cảm trong việc phân chia cơ cấu tổ chức tố, nhóm hợp lí, hướng dẫn bầuchọn đội ngũ cán bộ lớp có năng lực, được các bạn công nhận, chú ý bồi dưỡng vànâng cao uy tín của đội ngũ cán bộ và giải quyết kịp thời những vướng mắc nảysinh trong các mối quan hệ giữa học sinh với học sinh
Ngoài ra, để xây dựng và phát triển những mối quan hệ trong tập thể lớp, giáoviên chủ nhiệm cần có cơ chế ràng buộc rõ ràng về ý thức, trách nhiệm của mỗi cánhân trước tập thể lớp, quy định rõ về chức năng và công việc của cá nhân, của tổ,nhóm hay của tập thể để thuận lợi trong công tác chủ nhiệm lớp
Xây dựng văn hóa truyền thống viễn cảnh và dư luận tập thể lành mạnh: + Văn hóa lớp học được hiểu là những giá trị, niềm tin, chuẩn mực, đặc trưnghành vi ứng xử của một lớp học và khác biệt với các lớp học khác Văn hóaứng xử tạo nên phong cách riêng để mỗi thành viên đều cảm thấy tự hào, đượcmọi thành viên trong tập thể chấp nhận và tích lũy trở thành truyền thống.Truyền thống là nét đẹp tiêu biểu, những thành công của tập thể đã được duy trìlâu dài Truyền thống đẹp tạo nên sức mạnh, niềm tự hào của mỗi thành viênphấn đấu hơn nữa Truyền thống còn tạo cho tập thể đoàn kết, nhất trí, tạo độnglực vượt qua khó khăn vươn tới thành công mới Văn hóa và truyền thông đãtạo nên bầu không khí tài lý đặc trưng khác biệt của tập thể, thúc đẩy mỗi cánhân trân trọng, giữ gìn trong quá trình sinh hoạt trong tập thể Thậm chí khichia tay tập thể, cá nhân học sinh vẫn có những kỉ niệm đẹp, ghi nhớ và tự hào
về truyền thống và phong cách đặc trưng riêng của tập thể lớp
+ Viễn cảnh của tập thể chính là mục tiêu, tầm nhìn có tác dụng định hướng cho
sự phát triển của tập thể Viễn cảnh góp phần tạo nên động lực thúc đẩy tập thể
Trang 15phấn đấu đạt được những mục tiêu đề ra Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần chú ýđến việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu phát triển của tập thể Cầnchú ý những mục tiêu đó có thể là mục tiêu ngắn hạn, trước mắt, có thể phấnđấu đạt được trong một khoảng thời gian ngắn, có tác dụng động viên khích lệtập thể Hoặc đó là mục tiêu dài hạn, phải thực hiện theo một kế hoạch hay lộtrình cụ thể để đạt được mục tiêu.
+ Dư luận tập thể lành mạnh là những thái độ, ý kiến, quan điểm đúng đắn, vì sựtiến bộ của mỗi thành viên và sự phát triển của tập thể trước những hành vi tốthay chưa tốt Những hành vi tốt được dư luận tập thể ủng hộ và bảo vệ, ghinhận, còn những hành vi chưa đúng sẽ bị dư luận tập thể phản đối, lên án, thậmchí tẩy chay Dư luận tập thể lành mạnh không chỉ điều chỉnh được thái độ,hành vi của cá nhân mà còn định hướng cho sự phát triển của cá nhân và tậpthể Khi sử dụng dư luận tập thể như một phương tiện giáo dục học sinh, giáoviên chủ nhiệm cần hướng dẫn tập thể phải có thái độ tích cực, thiện chí, tôntrọng nhân cách của mỗi người, căn phân biệt rõ hành vi và nhân cách, đặc biệtphê phán, lên án hành vi tiêu cực chứ không đồng nhất với giá trị nhân cáchhay phủ nhận cái tôi của cá nhân Dư luận tập thể lành mạnh phải thể hiện sựcông bằng đối với các thành viên trong tập thể, không phân biệt vị trí, ảnhhưởng của cá nhân trước lớp hay những điều kiện kinh tế, hoàn cảnh xuất thâncủa học sinh
+ Để xây dựng văn hóa truyền thống và viễn cảnh của tập thể, ngay từ khi nhậnlớp chủ nhiệm, giáo viên cần tổ chức cho học sinh thảo luận về các vấn đề cụthể của lớp học như: xác định các giá trị của tập thể đã có, những văn hóatruyền thông nào cần gìn giữ và phát huy, những mục tiêu, viễn cảnh các emmong muốn đạt được Giáo viên luôn cần khích lệ để mọi thành viên cùng suynghĩ mình có thể đóng góp những gì để xây dựng tập thể lớp như mong muốn
Từ đó cùng học sinh xây dựng các cam kết của cá nhân, của tổ nhóm cũng nhưcủa tập thể và phương hướng, cách thức thực hiện những cam kết đó
+ Giáo viên cần biết khuyến khích dư luận tập thể lành mạnh bằng cách khơi dậy
ý thức trách nhiệm vì mục tiêu chung của tập thể, vì sự tiến bộ của mọi người.Cần hướng dẫn học sinh nhận thức được hậu quả của lối sống thờ ơ, vô cảmtrong tập thể, cẩn nhạy cảm để ngăn chặn kịp thời những hiện tượng a dua theo
Trang 16số đông Khuyến khích dư luận tập thể được thể hiện công khai, nghiêm túctrong các cuộc họp chung của lớp, mỗi cá nhân đều được chia sẻ những quanđiểm, ý kiến của mình trước những hành vi, thái độ không mong đợi của bạn.Giáo viên chủ nhiệm nên hướng dẫn học sinh biết lăng nghe một cách tích cực,thiện chí và biết chia sẻ những vấn đề của bạn Giáo viên cần quan tâm đếnnhững thành tích học sinh đạt được để động viên, khuyến khích kịp thời và giáodục tuyên truyền để làm lan tỏa những kết quả đó trước tập thể.
Xây dựng nội quy lớp học
+ Nội quy, nề nếp, kỉ luật là những điều cần thiết để xây dựng môi trường lớp họcthân thiện, lành mạnh và an toàn đối với học sinh Nội quy, nề nếp hoạt độngcũng là sự phản ánh văn hóa, truyền thống của lớp học, giúp học sinh để xácđịnh những hành vi, thái độ phù hợp và không phù hợp Vì vậy, lôi cuốn sựtham gia của học sinh cùng xây dựng nội quy, nề nếp, kỷ luật trong lớp học làrất cần thiết
+ Trong quá trình học tập ở nhà trường phổ thông, những nội quy, nề nếp thườngtập trung vào các loại nề nếp: nề nếp học tập, nề nếp kỉ luật và nề nếp hoạtđộng tập thể Tùy theo trình độ phát triển của tập thể mà giáo viên chủ nhiệmphải xác định rõ những nếp nếp nào chưa có cần hình thành, nề nếp nào đã cónhưng chưa tốt, chưa ổn định cần củng cố và những nề nếp đã tốt cần tiếp tụcduy trì và phát huy Tuy nhiên, căn ý thức rõ việc xác định những nội quy, nềnếp này không phải là quy định do giáo viên chủ nhiệm áp đặt mà phải lôi cuốnđược học sinh tham gia xây dựng nội quy thì các em mới tự giác, tự nguyệnthực hiện mà không bị cảm giác áp đặt, cưỡng chế
+ Để xây dựng nội quy, nề nếp hoạt động của tập thể lớp, người giáo viên chủnhiệm cần hướng dẫn học sinh nắm được và yêu cầu học sinh thực hiện nghiêmtúc nội quy chung của nhà trường Bên cạnh đó hướng dẫn học sinh thảo luận
để bổ sung thêm những quy định, những yêu cầu riêng đối với tập thể lớp vànâng những quy định riêng để trở thành giá trị chuẩn mực, phong cách riêngcủa tập thể lớp mình Điều này sẽ động viên được học sinh tự giác thực hiệnnghiêm túc
+ Sau khi đã thống nhất được các quy định về nội quy của lớp, giáo viên chủnhiệm cần hướng dẫn học sinh thảo luận để trả lời được các câu hỏi: để thực
Trang 17hiện tốt nội quy mỗi học sinh cần làm gì; điều gì đang cản trở gây khó khăn choviệc thực hiện nội qui đó, mỗi người cần khắc phục và từ bỏ những thói quennào, ai sẽ giám sát việc thực hiện nội qui Đồng thời cần hướng dẫn học sinhthảo luận để thống nhất những hình thức khen thưởng hay kỷ luật đối vớinhững hành vi đúng hay hành vi vi phạm nội quy tập thể để ra Nên hướng dẫnhọc sinh viết nội quy riêng của lớp với hình thức đẹp, câu Chữ ngắn gọn, dễnhớ, dễ thuộc và giáo dục học sinh có ý thức tự hào, tự giáo dục bản thân theonhững yêu cầu của nội quy đã đề ra.
+ Môi trường lớp học thân thiện là môi trường tập thể có những mối quan hệ giữahọc sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên mang đậm tính nhân văn, có
dư luận tập thể lành mạnh, có mục tiêu, viễn cảnh tập thể trong sáng cao đẹp,
có nội quy, nề nếp hoạt động khoa học, hợp lý và phù hợp với đặc điểm của tậpthể học sinh Môi trường lớp học thân thiện ấy dựa trên sự tôn trọng yêuthương, đoàn kết, ý thức trách nhiệm, chia sẻ, cảm thông và hợp tác Môitrường đó sẽ tạo nên niềm vui, sự hứng khởi cho cả học sinh và giáo viên mỗingày đến trường là động lực để khích lệ học sinh đạt được kết quả cao trongquá trình học tập
2.2.2 Nội dung và phương pháp hình thành, bồi dưỡng đội ngũ tự quản
Hình thành đội ngũ tự quản
Sự trưởng thành của tập thể học sinh phụ thuộc vào năng lực tự quản của tập thể
và đặc biệt là khả năng tự quản của đội ngũ cán bộ lớp Đội ngũ cán bộ lớp có nănglực tổ chức hoạt động tốt, có khả năng quản lý, có uy tín trước tập thể sẽ là yếu tốquyết định để xây dựng tập thể vững mạnh Vì vậy, lựa chọn để xây dựng đội ngũ tựquản là nhiệm vụ quan trọng mà người làm công tác chủ nhiệm phải quan tâm.Giáo viên chủ nhiệm trong vòng một tuần khi nhận lớp phải chỉ định một ban cán
sự lâm thời của lớp, phân chia các tổ chức học sinh, bắt đầu tổ chức các hoạt động.Chỉ định ban cán sự lâm thời nên dựa trên tinh thần xung phong của học sinh, dựatrên hồ sơ cá nhân, dựa trên kinh nghiệm học sinh đã làm ở các năm học trước và đặcbiệt phải dựa vào sự quan sát nhạy cảm của giáo viên
Sau một thời gian học tập, giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức cho lớp bầu ra đội ngũ
tự quản chính thức Đội ngũ tự quản phải thỏa mãn những yêu cầu như: có lực học từkhá trở lên, có hành điểm tốt, nhiệt tình, tích cực tham gia vào các sinh hoạt tập thể,
Trang 18có khả năng bao quát tốt, biết quản lý tập thể, có năng khiếu thể dục, thể thao, vănnghệ , có tinh thần gương mẫu và uy tín, được đa số học sinh bầu chọn.
Giáo viên chủ nhiệm cần hướng dẫn học sinh bầu chọn đúng và đủ số thành viêntrong đội ngũ tự quản, tránh tình trạng một học sinh được bầu chọn vào nhiều vị tríhoặc có vị trí lại không có người ứng cử Việc bầu chọn đội ngũ tự quản phải được tổchức công bằng công khai với đầy đủ các bước bầu cử theo đúng quy định Giáo viênchủ nhiệm chỉ là người định hướng chứ không được can thiệp vào quá trình bầu cử,cần
tôn trọng quyết định và sự lựa chọn của tập thể học sinh
Bồi dưỡng đội ngũ tự quản
Trong đội ngũ tự quản cần có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho từng
vị trí Giáo viên chủ nhiệm phải hướng dẫn cho học sinh nắm được vị trí, tráchnhiệm, nội dung công việc cần thực hiện Cần đảm bảo mỗi học sinh đều được hướngdẫn về phương pháp lập kế hoạch, cách thức tổ chức hoạt động cách thức phối hợptheo quan hệ dọc, ngang với các thành viên khác trong lớp trên cơ sở thực hiện cácnhiệm vụ CÓ mối quan hệ phụ thuộc tích cực
Giáo viên chủ nhiệm còn cần hướng dẫn cho các cán bộ lớp về cách thức phâncông công việc, cách phổ biến và hướng dẫn, giám sát, kiếm tra các học sinh khácthực hiện nhiệm vụ, cách ghi chép hồ sơ, biên bản và các công tác hành chính khácTrong quá trình hoạt động giáo viên chủ nhiệm cần ở bên học sinh để có sự hướngdẫn cụ thể, động viên cán bộ lớp phát huy tính tích cực, chủ động, kịp thời điều chỉnhnhững lỗi sai, cùng học sinh rút kinh nghiệm từ chính trong hoạt động thực tiễn
Để bồi dưỡng đội ngũ tự quản, giáo viên chủ nhiệm cũng có thể áp dụng hình thứcluân phiện vai trò tự quản để mỗi học sinh được trải nghiệm ở những vị trí công việckhác nhau, được rèn luyện những kĩ năng quản lí và tổ chức các hoạt động khác Điều
đó sẽ giúp các em biết chia sẻ kinh nghiệm, thông cảm, giúp đỡ lẫn nhau trong côngviệc của tập thể, được phát huy sở trường, thế mạnh của mình, được phát triển tư thếriêng phục vụ cho sự phát triển chung của tập thể
Đồng thời giáo viên chủ nhiệm cũng cần chú ý bồi dưỡng và củng cố uy tín củađội ngũ tự quản trước tập thể lớp để tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ tự quản quản
lí và tổ chức tốt các hoạt động chung
2.3 Nội dung và phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện
Trang 192.3.1 Nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động học tập
Hoạt động học tập luôn là hoạt động thường xuyên và quan trọng nhất trong nhàtrường phổ thông Vì vậy, tổ chức môi trường học tập tốt, hình thành nề nếp học tập,phát triển động cơ, hứng thú học tập đúng đắn trong tập thể là một nội dung cần thiếttrong công tác chủ nhiệm
Để lớp chủ nhiệm thực hiện tốt hoạt động học tập, trước hết giáo viên chủ nhiệmcần tổ chức tốt việc thực hiện các nề nếp, nội quy học tập: Đi học đầy đủ, đúng giờ,học và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, chuẩn bị đồ dùng và sách vở đầy đủ theoquy định của từng môn học thực hiện nghiêm túc hoạt động truy bài đầu giờ, hoạtđộng ôn bài trong giờ chuyển tiết; không mất trật tự, không làm việc riêng không sửdụng điện thoại trong giờ học, ghi chép bài đầy đủ; tích cực tham gia phát biểu xâydựng bài; nghiêm túc trong giờ kiểm tra
Giáo viên chủ nhiệm cần chú ý tổ chức các hoạt động hỗ trợ tích cực cho việc họctập của học sinh như tổ chức thảo luận về phương pháp học tập, phổ biến những quyđịnh trong học tập, trong kiểm tra, đánh giá hướng dẫn học sinh cách học, cách đọcsách, cách ghi chép, tổng hợp văn để tổ chức hoạt động thi đua học tập giữa các tổ,nhóm học sinh hay cá nhân học sinh; hướng dẫn học sinh biết chia sẻ, giúp đỡ nhautrong học tập; nêu gương, khen thưởng những học sinh có thành tích học tập cao vànhững học sinh có tiến bộ trong học tập
Để nâng cao kết quả học tập trong lớp, giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức thảo luậnvới học sinh để để ra những mục tiêu học tập cụ thể, những kết quả học tập mongmuốn và biện pháp cần thực hiện để đạt được mục tiêu đó
Ngoài ra, mỗi giáo viên cũng cần phối hợp với giáo viên bộ môn để có kế hoạchbồi dưỡng giúp đỡ những học sinh giỏi hoặc học sinh yếu, kém để nâng cao kết quảhọc tập, cùng với giáo viên bộ môn thống nhất các yêu cầu học tập trong lớp, thốngnhất về phương pháp dạy học, xây dựng phong trào học tập tích cực cho tất cả họcsinh
Bên cạnh đó, để cả giáo viên và học sinh cùng nắm được những yêu cầu của nhàtrường của tập thể lớp đối với hoạt động học tập, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợpvới gia đình học sinh, yêu cầu gia đình tạo những điều kiện thuận lợi để hoạt độnghọc tập của học sinh đạt hiệu quả cao
2.3.2 Nội dung và phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục khác
Trang 20a) Nội dung tổ chức các hoạt động giáo dục
Người giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ tổ chức và quản lý các hoạt động giáodục toàn diện đối với học sinh trong lớp mình phụ trách Vì vậy, ngoài việc tổ chức tốthoạt động học tập, giáo viên chủ nhiệm phải tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dụctoàn diện khác bao gồm: giáo dục tư tưởng, đạo đức, pháp luật và nhân văn, giáo dụclao động và định hướng nghề nghiệp, giáo dục văn hóa, thẩm mỹ, thể dục thể thao vàvui chơi giải trí Những nội dung giáo dục này được thực hiện thông qua các hìnhthức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, qua hoạt động giao lưu tập thể, hoạt độngtrải nghiệm sáng tạo hay những hình thức đa dạng khác
Trong điều kiện xã hội có nhiều biến động như hiện nay, bên cạnh những hoạtđộng giáo dục truyền thống, nhiều nội dung hoạt động giáo dục khác đã được đưa vàonội dung giáo dục trong nhà trường như giáo dục dân số, giáo dục giới tính và sứckhỏe sinh sản, giáo dục pháp luật, giáo dục môi trường giáo dục phòng chống các tệnạn xã hội, giáo dục giá trị sống, giáo dục kĩ năng sống Những nội dung giáo dục nàyđược đưa vào nhà trường tùy theo từng cấp học, từng loại hình nhà trường và điềukiện của mỗi địa phương Giáo viên chủ nhiệm cần căn cứ vào yêu cầu chung của nhàtrường để tổ chức triển khai đầy đủ và nghiêm túc các hoạt động giáo dục cho tập thểlớp chủ nhiệm
Tuy nhiên giáo viên chủ nhiệm cần xác định đầy đủ và chính xác các hoạt độnggiáo dục đó phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của lớp chủ nhiệm hay không có tínhđến thứ tự ưu tiên của từng loại hoạt động
Giáo viên chủ nhiệm cũng cần nhạy bén phát hiện những vấn đề nảy sinh trongtập thể lớp, những nguyện vọng nhu cầu khác biệt của học sinh để tổ chức thêm cáchoạt động giáo dục nhằm khắc phục và giải quyết các vấn đề tồn tại trong tập thể hayđáp ứng đúng các nhu cầu, hứng thú của học sinh
Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục toàn diện chính là biện pháp giáo dục để xâydựng và củng cố các mối quan hệ trong tập thể, tăng cường tính đoàn kết, gắn bó giữahọc sinh với học sinh, giữa học sinh với tập thể và với giáo viên chủ nhiệm
Thông qua các hoạt động tập thể cũng góp phần xây dựng mối trường tập thể lànhmạnh, thân thiết, phát triển các giá trị truyền thống nhân văn và định hướng dư luậntập thể lành mạnh Vì vậy, nội dung tổ chức hoạt động giáo dục toàn diện cho tập thểlớp luôn được giáo viên chủ nhiệm chú trọng đầu tư