1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài dự án fhd1 quản trị điều hành chuỗi cung ứng nghiên cứu chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần bao bì nhựa tân tiến

53 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Công ty Cổ phần Bao bì Nhựa Tân Tiến là một công ty hoạt động trong lĩnh vựcsản xuất và cung cấp các sản phẩm bao bì nhựa, phục vụ cho các ngành công nghiệpnhư thực phẩm, hóa chất, nông

Trang 1

ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIKHOA KINH TẾ & ĐÔ THỊ -oOo -

BÀI DỰ ÁN FHD1 – QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH CHUỖICUNG ỨNG

TÊN DỰ ÁN: NGHIÊN CỨU CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔPHẦN BAO BÌ NHỰA TÂN TIẾN

Nhóm sinh viên thực hiện:NHÓM 4

1 Vũ Thị Hiền – 220001313 (NT)

2 Nguyễn Thị Phương Anh – 2200012823 Phan Thị Hồng Nhung – 2200013444 Dương Thị Nhàn – 220001339

5 Nguyễn Thị Kiều Trang - 220001367Giảng viên hướng dẫn:TS Đồng Thị Vân Hồng

Hà Nội, tháng 4/2023MỤC LỤC

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv

1.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng 2

1.2 Khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng 2

1.3 Các thành viên và các hoạt động trong chuỗi cung ứng 3

1.4 Chuỗi giá trị và chuỗi giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng 5

1.4.1 Chuỗi giá trị doanh nghiệp 5

1.4.2 Chuỗi giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng 6

1.5 Mục tiêu và khung quản trị chuỗi cung ứng 6

1.5.1 Mục tiêu quản trị chuỗi cung ứng 6

1.5.2 Khung quản trị chuỗi cung ứng 7

1.6 Các yếu tố tác động đến sự phát triển của quản trị chuỗi cung ứng .101.6.1 Triết lý quản trị mới và phát triển nhân lực 10

1.6.2 Cách mạng về quản lý chất lượng 10

1.6.3 Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế 11

1.6.4 Cách mạng xanh 11

1.6.5 Internet và công nghệ thông tin 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔPHẦN BAO BÌ NHỰA TÂN TIẾN 13

2.1 Khái quát chung về CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến 13

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến 13

2.1.2 Giới thiệu chung, tầm nhìn và sứ mệnh, chức năng và nhiệm vụcủa CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến 13

2.2 Chuỗi cung ứng của CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến 17

Trang 3

2.2.1 Sơ đồ quy trình chuỗi cung ứng sản phẩm bao bì nhựa của Công ty

2.2.2 Vị trí, vai trò của các thành viên trong chuỗi cung ứng 18

2.2.3 Các hoạt động trong chuỗi cung ứng 20

2.2.4 Hoạt động làm giảm tác động tới môi trường của CTCP Bao bìNhựa Tân Tiến: 27

2.3 Chiến lược và hoạch định chuỗi cung ứng của Tân Tiến: 29

2.3.1 Mục tiêu chiến lược kinh doanh và mục tiêu chiến lược chuỗi cungứng của Công ty: 29

2.3.2 Chiến lược mà Công ty lựa chọn 31

2.3.3 Điểm OPP trong chuỗi cung ứng và ý nghĩa của điểm OPP với cácchiến lược chuỗi của Công ty 33

2.3.4 Sự phù hợp của chuỗi với chiến lược chuỗi cung ứng của Công ty 33

2.4 Mức độ cộng tác của các thành viên trong chuỗi cung ứng 34

2.4.1.Sự xuất hiện và các nguyên nhân gây ra hiệu ứng Bullwwhip trongchuỗi cung ứng 34

2.4.2 Mức độ cộng tác phù hợp của các thành viên trong chuỗi cung ứng 35

2.4.3 Phân tích sự cộng tác của các thành viên trong chuỗi cung ứng đểtruy nguyên nguồn gốc xuất xứ sản phẩm 35

2.5 Đánh giá, đo lường chuỗi cung ứng của CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến 36

2.5.1 Những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi thiết lập chuỗicung ứng quốc tế 36

2.5.2 Đánh giá, đo lường hiệu quả chuỗi cung ứng theo mô hình thẻđiểm cân bằng 37

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁPNÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TYCỔ PHẦN BAO BÌ NHỰA TÂN TIẾN 42

3.1 Đánh giá mức độ hiệu quả và phù hợp của chuỗi cung ứng 42

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTI Từ viết tắt Tiếng Việt

TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên

II Từ viết tắt Tiếng Anh

FEFO First Expired First Out Hết hạn trước xuất trướcFIFO First In First Out Nhập trước xuất trước

OPP Order Penetration Point Điểm thâm nhập đơn hàngSCM Supply Chain Management Quản lý chuỗi cung ứng

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến giai đoạn2020 – 2022 16Bảng 2.2: Một số nhà cung cấp nguyên vật liệu tại nước ngoài của CTCP Bao bìNhựa Tân Tiến 18Bảng 2.3: Một số nhà cung cấp nguyên vật liệu trong nước của CTCP Bao bì NhựaTân Tiến 19Bảng 2.4: Kết quả đo lường lượng khí thải nhà kính (GHG) phát ra tại CTCP Bao bìNhựa Tân Tiến năm 2022 28Bảng 2.5: Các chỉ tiêu đo lường tài chính của CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến giaiđoạn 2020 – 2022 38Bảng 2.6: Danh sách những khách hàng thường xuyên của CTCP Bao bì Nhựa TânTiến 39Bảng 2.7: Kết quả đo lường việc thực hiện mục tiêu giữ chân và thu hút khách hàngtại CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến năm 2022 40

Trang 6

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Chuỗi giá trị doanh nghiệp 5

Hình 2.1: Sơ đồ mô hình cơ cấu tổ chức của CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến 14

Hình 2.2: Sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm của CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến 17

Hình 2.3: Quy trình thu mua nguyên vật liệu sản xuất tại CTCP Bao bì Nhựa TânTiến 21

Hình 2.4: Quá trình triển khai kế hoạch sản xuất sản phẩm tại CTCP Bao bì NhựaTân Tiến 23

Hình 2.5: Quy trình sản xuất bao bì nhựa tại CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến 23

Hình 2.6: Bao bì ngành hàng gia đình CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến 25

Hình 2.7: Bao bì ngành hàng thực phẩm CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến 25

Hình 2.8: Bao bì ngành hàng thủy sản CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến 25

Hình 2.9: Bao bì ngành hàng khác CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến 26

Hình 2.10: Quy trình lưu kho thành phẩm tại CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến 26

Hình 2.11: Vị trí điểm OPP trong chuỗi cung ứng của CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến 33

Hình 2.12: Sơ đồ chiến lược các mục tiêu thẻ điểm cân bằng của CTCP Bao bìNhựa Tân Tiến 38

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, mô hình chuỗi cung ứng đang trở thànhmột phần cực kỳ quan trọng trong việc phát triển các ngành công nghiệp và thươngmại trên toàn thế giới Tuy nhiên ở Việt Nam, việc áp dụng và phát triển chuỗi cungứng gặp phải nhiều thách thức và hạn chế Một số hạn chế đó là thiếu nguồn nhânlực có năng lực và kinh nghiệm trong quản lý chuỗi cung ứng, thiếu năng lực và tàichính để đầu tư trong hệ thống chuỗi cung ứng cũng như thiếu thông tin và sự phốihợp giữa các bên liên quan trong quá trình quản lý chuỗi cung ứng Vì vậy, nghiêncứu về chuỗi cung ứng tại Việt Nam là rất cấp thiết để giải quyết những thách thứcnày Việc phát triển một hệ thống chuỗi cung ứng hiệu quả không chỉ giúp cải thiệnnăng suất và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam mà còn giúp tăng cường độ cạnh tranhcủa các doanh nghiệp trong thị trường toàn cầu Ngoài ra, nghiên cứu chuỗi cungứng còn giúp đánh giá và cải tiến quy trình sản xuất, tăng năng suất lao động, giảmchi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm Điều này càng trở nên cấp thiếthơn trong bối cảnh Việt Nam đang tiếp tục hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàncầu

Công ty Cổ phần Bao bì Nhựa Tân Tiến là một công ty hoạt động trong lĩnh vựcsản xuất và cung cấp các sản phẩm bao bì nhựa, phục vụ cho các ngành công nghiệpnhư thực phẩm, hóa chất, nông nghiệp… Đối với Công ty, việc xây dựng một chuỗicung ứng hiệu quả và bền vững sẽ giúp tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng caohiệu quả hoạt động, đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng Đồng thời sựchuyển đổi của thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực bao bì, chuỗi cung ứng đangtrở thành một yếu tố cốt lõi giúp các doanh nghiệp tạo ra giá trị cạnh tranh, thúc đẩysự thay đổi và phát triển Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao củakhách hàng, Công ty cần phải điều chỉnh và cải tiến quy trình quản lý chuỗi cungứng của mình.

Chính vì lí do trên, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài: "Nghiên cứu chuỗi cung

ứng tại Công ty Cổ phần Bao bì Nhựa Tân Tiến" làm đề tài cho dự án nhóm nhằm

đánh giá hiệu quả chuỗi cung ứng hiện tại của Công ty, từ đó đề xuất những giảipháp cải tiến để nâng cao hiệu quả và tối ưu hóa quy trình quản lý chuỗi cung ứng.Với sự đóng góp của bài nghiên cứu này, nhóm chúng em hy vọng rằng Công ty Cổphần Bao bì Nhựa Tân Tiến sẽ đạt được những thành tựu mới trong việc xây dựngvà quản lý chuỗi cung ứng, tăng cường sự cạnh tranh và phát triển bền vững trongtương lai.

Trang 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN TRỊCHUỖI CUNG ỨNG

1.1 Khái niệm về chuỗi cung ứng

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về chuỗi cung ứng Mỗi khái niệm được nhìnnhận và nghiên cứu dưới nhiều góc độ Tuy nhiên ở góc độ tiếp cận từ doanh nghiệpcó vai trò là công ty trung tâm (focal firm) thì khái niệm chuỗi cung ứng được hiểu

như sau: “Chuỗi cung ứng là tập hợp các doanh nghiệp hoặc tổ chức tham gia trực

tiếp và gián tiếp vào các quá trình tạo ra, duy trì và phân phối một loại sản phẩmnào đó cho thị trường”.

Theo khái niệm này, chuỗi cung ứng bao gồm nhiều thành viên, trong đó có cácthành viên cơ bản như nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ, họ sởhữu và tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển đổi, phân phối dòng vật chất từ cácnguyên liệu thô ban đầu thành thành phẩm và đưa tới thị trường Các quá trình nàytập trung chủ yếu vào các hoạt động biến đổi (tạo ra) các nguyên liệu, nhiên liệu,vật liệu, bán thành phẩm thành sản phẩm dịch vụ hoàn chỉnh và đưa tới (duy trì vàphân phối) người tiêu dùng cuối cùng Đồng thời chuỗi cung ứng cũng bao gồm cảcác doanh nghiệp hỗ trợ cho các hoạt động và quá trình trên như công ty vận tải,kho bãi, các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng, thông tin Họ tham giagián tiếp vào chuỗi cung ứng với vai trò là các công ty bên thứ 3, giúp làm tăng tínhchuyên môn hóa cũng như hiệu quả trong các chuỗi cung ứng.

Mỗi chuỗi cung ứng gắn liền với một loại sản phẩm và một thị trường mục tiêucụ thể, đồng thời vận hành như một thực thể độc lập để đáp ứng nhu cầu thị trườngvà mang lại lợi ích tổng thể cho mọi thành viên trong chuỗi Về cơ bản các thànhviên chuỗi cung ứng là các tổ chức kinh doanh độc lập, do đó để tạo ra sự thốngnhất họ liên kết với nhau bằng nhiều dòng cháy và các mối quan hệ, từ đơn giản đếnphức tạp, từ trực tiếp và gián tiếp Có 3 dòng chảy chính là dòng vật chất, dòng tàichính và dòng thông tin.

1.2 Khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng

Cùng với sự đa dạng của khái niệm chuỗi cung ứng, cũng tồn tại nhiều cách tiếpcận khác nhau về SCM Tuy nhiên, theo giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng (An Thị

Thanh Nhàn, 2021), khái niệm SCM được hiểu là “quá trình cộng tác (hoặc tích

hợp) các doanh nghiệp và hoạt động khác nhau vào quá trình tạo ra, duy trì vàphân phối một loại sản phẩm nhất định tới thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu kháchhàng và mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng”.

Trang 9

Về bản chất, SCM tập trung vào việc phối hợp một cách hiệu quả tất cả các thànhviên và các hoạt động của họ vào mục tiêu chung, các hoạt động này được thực hiệnở tất cả các bậc quản trị chiến lược, chiến thuật và tác nghiệp.

- Bậc chiến lược: đưa ra các quyết định lâu dài và khó thay đổi đối với doanh

nghiệp, Ví dụ như quyết định về mạng lưới kho bãi, cơ sở sản xuất hay lựa chọn đốitác chủ đạo.

- Bậc chiến thuật: là những quyết định trong thời hạn một năm hoặc một quý.

Như quyết định nguồn hàng, quy trình sản xuất, chính sách dự trữ và DVKH.

- Bậc tác nghiệp: liên quan đến các quyết định hàng tháng, hàng ngày Ví dụ như

thời gian biểu cho xưởng sản xuất, lộ trình giao hàng của xe tải

1.3 Các thành viên và các hoạt động trong chuỗi cung ứng

1.3.1 Nhà cung cấp

Nhà cung cấp là các tổ chức cung cấp các yếu tố đầu vào như hàng hóa, nguyênliệu, bán thành phẩm, dịch vụ cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng và tậptrung vào 2 nhóm chính:

- Nhà cung cấp nguyên vật liệu thô: Chuỗi cung ứng bắt đầu từ những vật liệu

thô, được khai thác từ dưới lòng đất như quặng sắt, dầu mỏ, gỗ và nông sản Họ cóthể là các mỏ khai khoáng cung cấp nguyên liệu cho ngành luyện kim, có thể là cácnông trại chăn nuôi, trồng trọt hay đánh bắt hải sản cung cấp nguyên liệu cho ngànhchế biến thực phẩm; các giếng dầu cung cấp nguyên liệu cho ngành hóa chất hoặcchế biến hạt nhựa.

- Nhà cung cấp bán thành phẩm: Từ quặng sắt, các công ty thép sẽ chế tạo thành

các loại thép tròn, thép thanh, thép tấm với kích cỡ và tính chất khác nhau để phụcvụ cho ngành xây dựng hoặc công nghiệp chế tạo Từ cây đay, các nhà máy sẽ sảnxuất ra bột giấy để phục vụ cho ngành giấy in, giấy bao bì Từ trang trại, các nônghộ sẽ cung cấp sữa bò tươi cho các nhà máy chế biến sữa.

Theo cách nhìn rộng hơn, mọi thành viên trong chuỗi cung ứng cũng đều đượcgọi là các nhà cung cấp, các thành viên đứng trước là nhà cung cấp của thành viênđứng sau Vì vậy nhà sản xuất cũng được gọi là nhà cung cấp của doanh nghiệp bánbuôn hay bán lẻ Nhà bán buôn là nhà cung cấp của doanh nghiệp bán lẻ, nhà bán lẻlà nhà cung cấp của người tiêu dùng cuối Do đó, khái niệm chuỗi cung ứng tổngthể còn được hiểu là một tập hợp các nhà cung cấp hợp tác với nhau để cung ứngmột loại hàng hóa phục vụ một thị trường mục tiêu nhất định.

Trang 10

1.3.2 Nhà sản xuất

Nhà sản xuất là các doanh nghiệp thực hiện chức năng tạo ra hàng hóa cho chuỗicung ứng Họ sử dụng nguyên liệu và các bán thành phẩm của các công ty khác đểsản xuất ra thành phẩm hay các sản phẩm cuối cùng, nhờ đó người tiêu dùng có thểsử dụng một cách thuận tiện, dễ dàng Các sản phẩm cuối hay thành phẩm có thể làcác sản phẩm hữu hình như hộp sữa tươi tiệt trùng, chai nước giải khát có gas, lonnước ép trái cây, điện thoại thông minh hay máy tính bảng Cũng có thể là dịch vụnhư âm nhạc, phim truyền hình, phần mềm xử lý dữ liệu hay bản vẽ thiết kế côngtrình nếu nhà sản xuất là một công ty sản xuất dịch vụ Tùy thuộc vào loại sản phẩmvà đặc điểm của công nghiệp chế tạo mà sản xuất được phân chia thành nhiều khâukhác nhau.

1.3.3 Nhà phân phối

Nhà phân phối hay còn gọi là doanh nghiệp bán buôn, thực hiện chức năng duytrì và phân phối hàng hóa trong chuỗi cung ứng Nhà bán buôn mua hàng từ các nhàsản xuất với khối lượng lớn và bán lại cho các nhà bán lẻ hoặc các doanh nghiệpkhác để sử dụng vào mục đích kinh doanh Đối với các nhà sản xuất, bán buôn lànơi điều phối và cân bằng cung cầu trên thị trưởng bằng cách dự trữ hàng hóa vàthực hiện các hoạt động tìm kiếm và phục vụ khách hàng Đối với bán lẻ, các nhàbán buôn thực hiện chức năng dự trữ và tổ chức mặt hàng đa dạng để đáp ứng yêucầu của mạng lưới bán lẻ rộng khắp, bao trùm đúng thời gian và địa điểm.

1.3.4 Nhà bán lẻ

Nhà bán lẻ là các doanh nghiệp có chức năng phân chia hàng hóa và bán hàngcho người tiêu dùng cuối Bán lẻ thường mua hàng từ nhà bán buôn hoặc mua trựctiếp từ nhà sản xuất để bán tới tay người tiêu dùng cuối cùng Đặc điểm mua hàngcủa người tiêu dùng là số lượng nhỏ, cơ cấu phức tạp và tần số mua lặp lại nhiều lầntrong tuần/tháng/năm Doanh nghiệp bán là phối hợp nhiều yếu tố như: mặt hàng đadạng phong phú, giá cả phù hợp, tiện ích và thoải mái trong mua sắm để thu hútkhách hàng tới các điểm bán của mình.

1.3.5 Nhà cung cấp dịch vụ

Đây là nhóm các thành viên hỗ trợ, tham gia gián tiếp vào chuỗi cung ứng vàcung cấp các loại hình dịch vụ khác nhau cho các thành viên chính trong chuỗi Cácdoanh nghiệp dịch vụ đóng góp những lợi ích thiết thực cho chuỗi cung ứng qua nỗlực giúp các thành viên chính trong chuỗi có thể mua sản phẩm ở nơi họ cần, cho

Trang 11

phép người mua và người bán giao tiếp một cách hiệu quả, giúp doanh nghiệp phụcvụ các thị trưởng xa xôi, giúp tiết kiệm chi phí trong vận tải nội địa và quốc tế, giúpphục vụ tốt khách hàng với tổng chi phí thấp nhất có thể Nhờ những năng lựcchuyên môn hóa cao với các tài sản, thiết bị đặc thủ họ có thể thực hiện các dịch vụhiệu quả hơn ở một mức giá hợp lý hơn so với việc các doanh nghiệp sản xuất, phânphối, bán lẻ, hay khách hàng tự làm.

1.3.6 Khách hàng

Khách hàng là thành tố quan trọng nhất của chuỗi cung ứng, vì không có kháchhàng thì không cần tới chuỗi cung ứng và các hoạt động kinh doanh Mục đích thenchốt của bất kỳ chuỗi cung ứng nào là để thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong tiếntrình tạo ra lợi nhuận cho chính nó Các hoạt động của chuỗi cung ứng bắt đầu vớiđơn đặt hàng của khách hàng là người tiêu dùng cuối và kết thúc khi họ nhận đượchàng hóa và thanh toán theo giá trị đơn đặt hàng.

1.4 Chuỗi giá trị và chuỗi giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng

1.4.1 Chuỗi giá trị doanh nghiệp

Học giả Michael Porter, người đầu tiên đưa ra khái niệm về chuỗi giá trị vào thậpniên 1980, chỉ ra rằng chuỗi giá trị của một doanh nghiệp là một chuỗi vận hành cóhệ thống các hoạt động chủ chốt và hoạt động hỗ trợ để tạo nên giá trị doanh nghiệphay lợi thế cạnh tranh Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của các chuỗi theo thứtự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào đó Quan điểm nàycho rằng GTGT của chuỗi sẽ cao hơn tổng giá trị của tất cả các hoạt động riêng lẻcộng lại.

(Porter, 1980, 1985)

Hình 1.1: Chuỗi giá trị doanh nghiệp

Trang 12

1.4.2 Chuỗi giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng

GTGT trong chuỗi cung ứng thể hiện tổng các giá trị tạo ra tại mỗi công đoạn củachuỗi Mọi hoạt động mang lại những lợi ích nào đó cho sản phẩm đều tạo ra mộtlượng giá trị lớn hơn cho người dùng Tất cả các hoạt động tạo ra, duy trì và phânphối một sản phẩm đến người tiêu dùng đều tạo ra giá trị tăng thêm Sản xuất tạo ralợi ích công dụng, phân phối tạo ra lợi ích về thời gian và địa điểm cho sản phẩmbằng các hoạt động di chuyển, dự trữ, bán ra

Xét theo góc độ giá trị do chuỗi cung ứng tạo ra, có thể coi chuỗi cung ứng làmột chuỗi giá trị vì nó cũng được tạo ra từ nhiều công đoạn và các công đoạn nàyđóng góp các phần giá trị tăng thêm để hoàn thiện sản phẩm Trong chuỗi cung ứng,GTGT là thuật ngữ dùng để chỉ giá trị tăng thêm được tạo ra ở mỗi giai đoạn nhấtđịnh của các khâu trong quá trình cung ứng và là thước đo độ thịnh vượng được tạora trong chuỗi Khái niệm GTGT này còn được gọi là giá trị gia tăng nội sinh(Endogenous added value) Từ khía cạnh doanh nghiệp, GTGT nội sinh luôn đi kèmvới chi phí, tức là mỗi công đoạn sản xuất chế biến đòi hỏi những khoản chi phínhất định phải thêm vào.

GTGT ngoại sinh là những gì khách hàng thu về được, trong các lĩnh vực màkhách hàng mong đợi, sau khi đã tốn kém tiền của và công sức để mua và sử dụngcác chào hàng của doanh nghiệp Tính chất của GTGT ngoại sinh là hướng ra bênngoài doanh nghiệp, hay hướng chủ yếu về khách hàng Do đó mặt hàng được chàomời bởi doanh nghiệp ở thị trường phải được thiết kế từ những nhu cầu của kháchhàng và được khách hàng lựa chọn Các nhân tố quyết định GTGT ngoại sinh củachuỗi cung ứng bao gồm: Thời gian, vị thế sản phẩm, sự khác biệt cá nhân, tính đatiện ích, khả năng liên kết với khách hàng Từ quan điểm này, nghiên cứu GTGTcủa chuỗi cung ứng không chỉ giới hạn trong phạm vi GTGT nội sinh, mà còn phảitính đến GTGT ngoại sinh do các tác nhân trong chuỗi tạo ra Đây là cơ sở để xácđịnh giá trị đề xuất cho khách hàng khi lập kế hoạch chuỗi cung ứng.

1.5 Mục tiêu và khung quản trị chuỗi cung ứng

1.5.1 Mục tiêu quản trị chuỗi cung ứng

Mục tiêu tối thượng của SCM là tối đa hóa toàn bộ giá trị (Value) chuỗi cungứng Đối với hầu hết các chuỗi cung ứng, giá trị của chuỗi tạo ra có liên quan mậtthiết đến lợi nhuận chuỗi cung ứng (Supply chain surplus) tạo ra Giá trị hay lợinhuận của một chuỗi cung ứng chỉ có được từ nguồn thu nhập duy nhất là dòng tiềnmặt của khách hàng Giá trị này được tạo ra từ sự chênh lệch giữa doanh thu bán

Trang 13

sản phẩm và chi phí trong toàn bộ chuỗi cung ứng sản phẩm Cũng là khoản chênhlệch giữa giá trị sản phẩm mà khách hàng mua gọi là giá trị khách hàng (Customervalue) với tổng chi phí phát sinh trong chuỗi để đáp ứng nhu cầu khách hàng Theoquan điểm của Chopra thì giá trị chuỗi cung ứng được tính theo công thức dưới đây:

Giá trị chuỗi cung ứng = Giá trị khách hàng – Chi phí chuỗi cung ứng

Nói cách khác, toàn bộ ý tưởng của SCM là cung cấp các giá trị tối đa nhằm thỏamãn nhu cầu của khách hàng, đồng thời đem lại lợi nhuận lớn nhất cho các thànhviên trong chuỗi cung ứng Trong một chuỗi cung ứng, chỉ có một nguồn lợi nhuậnduy nhất thu được từ hoạt động bán sản phẩm ở đầu ra khi mà NTD chấp nhận muasản phẩm Tất cả các khoán chi trả giữa những tổ chức hay cá nhân hợp tác với nhautrong chuỗi chi là những khoản trao đổi.

Với quan điểm chuỗi cung ứng là chuỗi giá trị, khi nhìn nhận từ góc độ GTGTngoại sinh ta thấy, tổng giá trị của chuỗi cung ứng sẽ lớn nhất khi tạo ra tổng giá trịkhách hàng lớn nhất Theo quan điểm của tác giả Roger MoCoy (2007), tổng giá trịkhách hàng (CV) có thể được đo bằng tổng giá trị lợi ích (U-Utilities) mà chuỗicung ứng mang lại cho khách hàng chia cho tổng chi phí (C-Costs) mà khách hàngbỏ ra để có được những lợi ích này.

Do đó, tổng giá trị khách hàng sẽ lớn nhất khi họ được đáp ứng nhiều nhất(Responsiveness) hoặc phần chi phí mà khách hàng phải bỏ ra ít nhất hay thực chấtlà chuỗi cung ứng có hiệu suất cao nhất (Efficiency)

Tổng giá trị khách hàng = Mức độ đáp ứng x Hiệu suất chuỗi cung ứng

1.5.2 Khung quản trị chuỗi cung ứng

a) Cấu trúc mạng lưới chuỗi cung ứng

Mạng lưới chuỗi cung ứng được hiểu là một hệ thống liên kết phủ tạp của cácdoanh nghiệp, nhằm đồng bộ hóa một loạt các quy trình kinh doanh liên quan nhưmua sắm, sản xuất, phân phối và bán lẻ để tạo ra các giá trị cho NTD dưới hình thứcsản phẩm và dịch vụ Cấu trúc mạng lưới chuỗi cung ứng (Supply Chain NetworkStructure) bao gồm một tập hợp các cơ sở địa điểm sản xuất, dự trữ, vận chuyển,kinh doanh liên kết với nhau bằng các tuyến đường vận tải Các quyết định về cấutrúc mạng lưới ảnh hưởng đến tất cả các cấp độ SCM, và cung cấp khuôn khổ chocác quy trình chuỗi cung ứng vận hành thành công Ở cấp chiến lược, cấu trúc mạnglưới định hình chiến lược và cấu hình chuỗi cung ứng Ở cấp chiến thuật, quyết định

Trang 14

các vấn đề chính sách vận tải, sản xuất, quản lý dự trữ và ảnh hưởng tới các quytrình sản xuất, vận hành tại các vị trí cụ thể tầm tác nghiệp

Trong chuỗi cung ứng, các nhà quản lý xem tổ chức của mình là công ty trungtâm/đầu mối (focal company) và chuỗi cung ứng sẽ trông khác nhau tùy thuộc vàovị trí mà công ty chiếm giữ Từ đó chọn dạng quan hệ phù hợp với các liên kếtchuỗi cung ứng cụ thể của mình Không phải tất cả các liên kết trong toàn chuỗicung ứng phải được phối hợp và tích hợp chặt chẽ Mối quan hệ được xem là tốtnhất là mối quan hệ phù hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể Việc xác định bộ phậnnào trong chuỗi cung ứng xứng đáng được quản lý cần phải được cân nhắc với khảnăng của công ty cũng như tầm quan trọng của nó đối với thành công của công ty.

Có 03 khía cạnh chính trong cấu trúc mạng lưới chuỗi cung ứng cần cân nhắc làcác thành viên chuỗi cung ứng; Kích thước của mạng lưới; Các loại liên kết quytrình khác nhau trong chuỗi cung ứng.

b) Quy trình kinh doanh chuỗi cung ứng

SCM thành công đòi hỏi phải thay đổi từ quản lý các chức năng riêng lẻ sang tíchhợp các hoạt động vào các quy trình chuỗi cung ứng (Supply chain business

processes) quan trọng Davenport định nghĩa một quy trình là “Một tập hợp các

hoạt động có cấu trúc và có thể đo lường, được thiết kế để tạo ra một đầu ra cụ thểcho khách hàng hoặc thị trường nhất định”.

Một quy trình được xem như một cấu trúc nhiều hoạt động được thiết kế để quảnlý các luồng sản phẩm, thông tin, tiền mặt, kiến thức nhắm tới khách hàng Có hàngngàn hoạt động như vậy cần được thực hiện và phối hợp trong công ty và giữa cácthành viên khác.

Có tám quy trình chuỗi cung ứng chính được xác định: Quản lý quan hệ kháchhàng; Quản lý dịch vụ khách hàng; Quản lý nhu cầu; Thực hiện đơn hàng; Quản lýdòng sản xuất; Quản lý quan hệ nhà cung cấp; Phát triển và thương mại hóa sảnphẩm; Quản lý thu hồi

c) Các thành phần quản lý trong SCM

Để SCM thành công cần tập trung vào 9 thành phần quản lý, được chia thành hainhóm Nhóm đầu tiên là nhóm vật lý và kỹ thuật, gồm các yếu tố hữu hinh, rõ ràng,đo lường được và dễ thay đổi.

- Lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động là chìa khóa để thay đổi một tổ chức hoặc

chuỗi cung ứng theo hướng mong muốn Phạm vi của kế hoạch chung dự kiến sẽảnh hưởng lớn đến sự thành công của chuỗi cung ứng Các thành phần khác nhau cóthể được nhấn mạnh vào các thời điểm khác nhau trong vòng đời của chuỗi cung

Trang 15

ứng nhưng kế hoạch sẽ xuyên suốt qua các giai đoạn Khía cạnh kiểm soát được vậnhành như là thước đo hiệu suất tốt nhất để đo lường thành công của chuỗi cung ứng.

- Cấu trúc công việc chỉ ra cách thức công ty thực hiện các nhiệm vụ và hoạt

động của mình.

- Cấu trúc tổ chức đề cập đến các công ty trung tâm trong các chuỗi cung ứng

riêng biệt; việc sử dụng các nhóm chức năng chéo sẽ mô tả nhiều hơn về cách tiếpcận quá trình Khi các nhóm này vượt qua các ranh giới tổ chức, chẳng hạn nhưnhân viên của nhà cung cấp tại nhà máy, chuỗi cung ứng sẽ được tích hợp nhiềuhơn.

- Cấu trúc dòng sản phẩm đề cập đến mạng lưới nguồn cung ứng, sản xuất và

phân phối trên toàn chuỗi cung ứng Một số thành viên chuỗi cung ứng có thể phảigiữ một lượng hàng tồn kho quá lớn Việc dự trữ các bán thành phẩm thường ít tốnkém hơn so với hàng hóa thành phẩm nên các thành viên ở thượng nguồn chuỗicung ứng cũng phải chịu thêm gánh nặng hàng tồn kho.

- Cấu trúc luồng thông tin được coi là chìa khóa thành công cho SCM Loại

thông tin truyền đi giữa các thành viên kênh và tần suất cập nhật thông tin có ảnhhưởng mạnh mẽ đến kết quả của chuỗi cung ứng Đây cũng là thành phần đầu tiênđược tích hợp trên một phần hoặc toàn bộ chuỗi cung ứng.

Nhóm thứ hai gồm các thành phần quản lý và hành vi Các thành phần này ít hữuhình và kém rõ ràng hơn, thường khó đánh giá và khó thay đổi Các thành phầnquản lý và hành vi xác định hành vi tổ chức và ảnh hưởng đến cách các thành phầntrong nhóm vật lý và kỹ thuật được thực hiện Nếu các thành phần quản lý và hànhvi không được liên kết để thúc đẩy và củng cổ một hành vi tổ chức hỗ trợ cho cácmục tiêu và hoạt động của chuỗi cung ứng, chuỗi cung ứng có thể sẽ kém cạnhtranh và giảm lợi nhuận.

- Phương pháp quản lý bao gồm triết lý doanh nghiệp và kỹ thuật quản lý Rất

khó để tích hợp cấu trúc tổ chức từ trên xuống với cấu trúc từ dưới lên Mức độtham gia quản lý trong các hoạt động hàng ngày có thể khác nhau giữa các thànhviên chuỗi cung ứng.

- Cơ cấu quyền lực và lãnh đạo toàn chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến hình thức

chuỗi cung ứng Một nhà lãnh đạo mạnh mẽ sẽ điều khiển hướng vận hành chuỗi vàviệc thực thi quyền lực ảnh hưởng đến mức độ cam khi giữa các thành viên khác

- Việc chia sẻ rủi ro và phần thưởng trong chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến cam

kết lâu dài giữa các thành viên.

Trang 16

- Chia sẻ văn hóa và thái độ của thành viên rất tốn thời gian nhưng cần thiết để

các thành viên dễ dàng hoạt động như một chuỗi thống nhất Khía cạnh văn hóa baogồm cả cách nhân viên được coi trọng và kết nối vào việc quản lý của công ty.

Nếu một hoặc nhiều thành phần trong nhóm vật lý và kỹ thuật bị thay đổi, cácthành phần trong nhóm quản lý và hành vi cũng có thể phải điều chỉnh lại Trongkhi các thành phần vật lý và kỹ thuật đã được hiểu rõ ràng thì các thành phần quảnlý và hành vi nhìn chung ít được chú ý và gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thựchiện.

1.6 Các yếu tố tác động đến sự phát triển của quản trị chuỗi cung ứng

1.6.1 Triết lý quản trị mới và phát triển nhân lực

Các triết lý quản trị mới trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ được phát triển mạnhmẽ từ những năm 1970 như cung ứng đúng thời điểm hay sản xuất tỉnh gọn Cácmô hình liên minh chiến lược với các nhà cung cấp và các khách hàng quan trọngnhất (1980) đã và đang và được chia sẻ rộng rồi khiến cho việc hợp tác được triểnkhai dễ dàng hơn Đây là những nền tảng vững chắc để chuỗi cung ứng được hìnhthành và tích hợp chặt chẽ với nhau.

Khách hàng ngày càng hiểu biết và yêu cầu cao hơn đối với chất lượng hàng hóavà dịch vụ, đồng thời muốn có được hàng hóa với mức phí thấp hơn Lúc này, đã vàđang có sự dịch chuyển về quyền lực trong chuỗi cung ứng Những tập đoàn bán lẻkhổng lồ như Wal-Mart, Tesco, Amazon, Rakuten, ngày càng lớn mạnh và trởthành tổ chức lãnh đạo trong nhiều chuỗi cung ứng hàng tiêu dùng Họ có khả nănggây áp lực đối với các nhà sản xuất và các thành viên buộc họ phối hợp vận hành đểđạt được hiệu quả cao nhất trong chuỗi cung ứng.

1.6.2 Cách mạng về quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soátchất lượng một tổ chức từ quy trình tác nghiệp đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ.Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng bao gồm lập chính sách chất lượng vàmục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo và cảitiến chất lượng.

Người Nhật đã có một cuộc cách mạng về chất lượng, giúp nâng cao danh tiếngcho hàng hóa của họ trên thị trường nội địa và quốc tế Họ tiếp thu ý kiến của cácnhà tư tưởng Mỹ như Joseph M Juran, W Edwards Deming và chuyển sự tập trungtừ kiểm tra sang cải tiến toàn bộ quá trình tổ chức thông qua những người sử dụng.

Trang 17

Những năm 1980, các ngành công nghiệp điện tử và ô tô của Mỹ đã bị tấn công dồndập bởi sự cạnh tranh chất lượng cao của Nhật Bản.

Những hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9000; ISO 14000) sớm được sử dụnglàm tiêu chuẩn để kiểm soát kết quả của sản phẩm và quy trình Khi có nhiều thànhviên cùng làm việc với nhau trong chuỗi để tạo ra kết quả và sản lượng tăng lên thìcác tiêu chuẩn và quy trình kỹ thuật phải được bàn bạc, thống nhất giữa các bên vàđược thực hiện tốt nhất để đảm bảo kết quả đúng ngay từ đầu với xác suất sai hỏngthấp nhất.

1.6.3 Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế

Về căn bản, thế giới là sự kết hợp của nhiều chuỗi cung ứng lớn nhỏ khác nhau.SCM ảnh hưởng đến nhiều vấn đề lớn, bao gồm cả sự phát triển nhanh chóng củacác tập đoàn đa quốc gia, quan hệ đối tác chiến lược, sự mở rộng thị trường vànguồn cung ứng toàn cầu, biến động giá dầu, các vấn đề môi trường Các vấn đềnày cũng tác động ngược trở lại đến chiến lược, cấu trúc và phương pháp SCM Vớixu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, có rất nhiều công ty nước ngoàiđổ vốn đầu tư vào Việt Nam và Việt Nam cũng đang từng bước gia nhập vào cácchuỗi cung ứng toàn cầu lớn, SCM ngày càng được chú trọng hơn so với trước đây.

1.6.4 Cách mạng xanh

Trước những thách thức toàn cầu về an ninh năng lượng, khan hiếm nguồn nướcvà tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu không chỉ cácChính phủ mà các doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm tới vấn đề phát triển bền vững.Đây vừa là mục tiêu đặt ra trong tiến trình hội nhập quốc tế, vừa là biện pháp để cáctổ chức khi tham gia vào quá trình kinh doanh có thể đáp ứng cho nhu cầu hiện tạivà tương lai Một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ tới chiến lược phát triểnbền vững của doanh nghiệp là việc hình thành chuỗi cung ứng xanh Việc phát triểnchuỗi cung ứng xanh dựa vào các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo, vào sửdụng nguyên vật liệu hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn, ít phát thải khí nhà kính, thựchiện sản xuất xanh, tạo việc làm xanh, các sản phẩm thân thiện môi trường đang làmột xu hướng nổi trội trên thế giới và bắt đầu được hưởng ứng tại Việt Nam.

Hiện nay, chuỗi cung ứng xanh và quản lý chuỗi cung ứng xanh được xem là mộtcơ chế hiệu quả để giải quyết các vấn đề môi trường trong chuỗi giá trị toàn cầu,giúp giảm ô nhiễm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng; sử dụng hiệu quả năng lượng và tàinguyên thiên nhiên Trong quá trình thực hiện chuỗi cung ứng xanh, các doanhnghiệp vừa phải tuân thủ tất cả những quy định, chế tài liên quan đến môi trường,

Trang 18

an toàn vệ sinh của quốc gia khu vực và toàn cầu, đồng thời cũng phải chủ động đưara các tiêu chuẩn cho nhà cung cấp Các quy định, tiêu chuẩn đó cần được quan tâmthực hiện cả trong phạm vi nội bộ công ty cũng như các đối tác.

1.6.5 Internet và công nghệ thông tin

Mức độ số hóa và mức độ tham gia TMĐT của các doanh nghiệp trong chuỗicung ứng tạo ra các mô hình kinh doanh khác nhau Đòi hỏi cách thức mới để phốihợp các thành viên trong chuỗi cung ứng và tự động hoá các quy trình tác nghiệp,vượt qua những rào cản về tổ chức và tiêu chuẩn kỹ thuật để khai thác tối đa tiềmnăng Internet trong ứng dụng SCM Các doanh nghiệp hàng đầu xem việc số hóachuỗi cung ứng không chỉ đơn giản là một cơ hội nâng cao hiệu quả kinh doanh màcòn là đòn bẩy giúp doanh nghiệp giảm thời gian đưa hàng tới thị trường Tạo ra cácchuỗi cung ứng nhanh nhẹn với khả năng phản ứng nhanh chóng trước những thayđổi nhu cầu Đây là quá trình thay đổi mạnh mẽ, là bước ngoặt đổi mới đồng bộ vàtoàn diện của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng tham gia môi trường TMĐTtrước những cơ hội và thách thức mới Tất cả các khía cạnh công nghệ này đã vàđang tác động mạnh mẽ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nóiriêng và của toàn bộ chuỗi cung ứng nói chung, ở cả phạm vi địa phương và phạmvi toàn cầu.

Trang 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TYCỔ PHẦN BAO BÌ NHỰA TÂN TIẾN

2.1 Khái quát chung về CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến

CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến được thành lập từ ngày 20/06/1966 với tên gọi banđầu là Việt Nam Nhựa dẻo Công ty (Simiplast).

Sau giải phóng năm 1975, Công ty được Nhà nước tiếp quản và đổi tên thànhNhà máy Nhựa Tân Tiến theo Quyết định số 45/CNn/TCQL ngày 13/01/1977 củaBộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công nghiệp).

Ngày 07/5/1993, Doanh nghiệp nhà nước Nhà máy Nhựa Tân Tiến chính thứcđược thành lập lại theo Quyết định số 451/CNn/TCLD của Bộ trưởng Bộ Côngnghiệp nhẹ.

Ngày 29/4/1994 được đổi tên thành Công ty Bao bì Nhựa Tân Tiến theo Quyếtđịnh số 449/QĐ-TCLD của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ.

Đầu năm 2003, Công ty đưa vào hoạt động một nhà máy sản xuất mới tại KhuCông nghiệp Tân Bình với tổng diện tích là 50.000 m2.

Trong năm 2007, Công ty chính thức đưa vào hoạt động dự án mở rộng nhàxưởng tại Nhà máy bao bì số 2 (Khu công nghiệp Tân Bình).

Tháng 10/2015, CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến chính thức sở hữu bởi tập đoànDongwon Systems Tập đoàn này được thành lập vào năm 1977 và là một Tập đoànhàng đầu của Hàn Quốc về nguyên vật liệu đóng gói bao bì trong các lĩnh vực nhưbao bì phức hợp, chai, vỏ lon, vỏ hộp, màng công nghiệp, màng nhôm.

Từ năm 2015 đến nay, Công ty đã thực hiện kế hoạch “Thêm 50 năm chặngđường” để trở thành một công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp vàdịch vụ về bao bì nhựa tại Việt Nam.

2.1.2 Giới thiệu chung, tầm nhìn và sứ mệnh, chức năng và nhiệm vụ củaCTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến

a) Thông tin khái quát

- Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ NHỰA TÂN TIẾN

- Tên Tiếng Anh: TAN TIEN PLASTIC PAKAGING JOINT STOCKCOMPANY

- Địa chỉ Trụ sở chính: Lô 2 – Cụm 4 – Đường số 13 – KCN Tân Bình – PhườngTây Thạnh – Quận Tân Phú – TP Hồ Chí Minh

Trang 20

- Chi nhánh tại Bắc Ninh: Đường TS5 – KCN Tiên Sơn – Phường Đồng Nguyên– Thị xã Từ Sơn – Tỉnh Bắc Ninh.

- Điện thoại: 028 38 160 777 - Fax: 028 38 160 888

- Website: http://www.tapack.com- Vốn điều lệ: 150 tỷ VNĐ

b) Cơ cấu tổ chức

(Nguồn: Bộ phận nhân sự - CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến)

Giám đốckinh doanh

xuấtkhẩuPhòng Kinh

doanh Phòng Kếhoạch SX

Giám đốcchi nhánhBắc Ninh

Phòng khovậnPhòng mua

hàngPhòng Tài

chính kếtoánPhòng IT

Bộ phậnhành chính

Giám đốctài chính

Giám đốcnhà máy

Nhà máycuộn túiNhà máyghépNhà máy in

Giám đốcSản xuấtTổng giám đốc

Hội đồng quản trị

Phòng LAB

Phòng Bảotrì

Nhà máychế bản

Hình 2.2: Sơ đồ mô hình cơ cấu tổ chức của CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến

Trang 21

c) Tầm nhìn và sứ mệnh

Trở thành một Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp và dịch vụvề bao bì nhựa Cùng với các khoản đầu tư, cải tiến và tinh thần thử thách khôngngừng để mang đến khách hàng các giải pháp bao bì nhựa tốt hơn, Công ty Cổ phầnBao bì Nhựa Tân Tiến định hướng trở thành Công ty bao bì nhựa dẫn đầu trên thịtrường Công ty luôn nỗ lực không ngừng để đảm bảo chi phí cạnh tranh nhất, chấtlượng và công nghệ tốt nhất, cùng với tư duy luôn đặt sự hài lòng của khách hànglàm ưu tiên hàng đầu.

d) Lĩnh vực kinh doanh của Công ty

Công ty Cổ phần Bao bì Nhựa Tân Tiến hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sảnphẩm bao bì nhựa mềm phức hợp cho các ngành sản xuất như:

- Bao bì ngành hàng chăm sóc gia đình: bột giặt, dầu gội…

- Bao bì ngành hàng thực phẩm: sữa, cà phê, bột ngọt, bột nêm, bánh kẹo, mì ănliền.

- Bao bì ngành hàng thực phẩm đông lạnh.- Bao bì ngành hàng dược phẩm.

- Bao bì ngành hàng nông dược.

- Bao bì ngành hàng khác: văn phòng phẩm, quần áo,…

e) Nhiệm vụ của Công ty

Tổ chức mở rộng sản xuất; không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệuquả sản xuất kinh doanh; chú trọng đầu tư công nghệ, kỹ thuật cao để mở rộng quymô sản xuất Đồng thời luôn nghiên cứu thị trường để đáp ứng kịp thời nhu cầungày càng cao của thị trường.

Trang 22

2.1.3 Tình hình kinh doanh của CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến giai đoạn 2020 – 2022

1.780.831.095.384 1.899.258.882.568 1.930.615.682.548 Tăng 6,7% Tăng 1,7%

Lợi nhuận từhoạt độngkinh doanh

184.615.723.051 -9.339.979.286 66.522.130.448 Giảm 105,1% Tăng 812,2%

Lợi nhuận

trước thuế 181.989.676.901 -12.411.375.336 67.926.131.707 Giảm 106,8% Tăng 647,3%Lợi nhuận sau

thuế 145.164.198.460 -11.182.094.869 45.909.032.804 Giảm 107,7% Tăng 510,6%

(Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm)

16

Trang 23

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịchvụ của CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến đều tăng trưởng trong ba năm Năm 2021 tăng6,7% so với năm 2020 và năm 2022 tăng 1,65% so với năm 2021 Sự tăng trưởngdoanh thu này không cao do đây là giai đoạn mà Công ty bị ảnh hưởng bởi đại dịchCovid-19, tuy nhiên điều này cũng đã ghi nhận hiệu quả trong hoạt động kinh doanhcủa của Công ty

Mặc dù tổng doanh thu bán hàng của Công ty tăng trưởng đều trong ba nămnhưng xét về chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2021 vẫn giảm so với năm 2020 (giảm107,7%) Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm này là do việc xuất nhập khẩuhàng hóa, nguyên vật liệu gặp khó khăn; quy mô và nhu cầu thị trường bị thu hẹp.Bên cạnh nguyên nhân trên thì Công Ty cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh của cácđối thủ có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang mở rộng sản xuất ở thị trường ViệtNam như Batico (SCG Thái Lan), DNP (Nhật Bản), Accredo (Mỹ) Tuy nhiên đếnnăm 2022, lợi nhuận sau thuế của Công ty đã tăng trưởng mạnh so với 2021 (tăng510,6%) Có được kết quả này là nhờ nhiều yếu tố thuận lợi về giá cũng như Côngty đã đẩy mạnh việc phát triển kinh doanh để giữ và tăng trưởng lợi nhuận Ngoàira, Công ty cũng liên tục cải thiện và nâng cấp, đầu tư các trang thiết bị máy móc hỗtrợ kiểm soát chất lượng, tổ chức sản xuất hợp lý, có hiệu quả, kiểm soát tốt các cácchi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp, đẩy mạnh pháttriển khách hàng để có thể đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh, manglại lợi nhuận lớn cho Công ty.

2.2 Chuỗi cung ứng của CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến

2.2.1 Sơ đồ quy trình chuỗi cung ứng sản phẩm bao bì nhựa của Công ty

Hình 2.3: Sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm của CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến

Trang 24

2.2.2 Vị trí, vai trò của các thành viên trong chuỗi cung ứng

a) Nhà cung ứng

Tân Tiến hiện là một trong những doanh nghiệp lớn cung cấp bao bì nhựa tại ViệtNam Chính vì vậy, nguồn nguyên vật liệu của Công ty được cung cấp bởi các nhàcung ứng trong nước và nước ngoài

Nguồn nguyên vật liệu được nhập từ nước ngoài tại Tân Tiến chiểm tới 90% Cácnhà cung cấp tại nước ngoài của Công ty chủ yếu đến từ các quốc gia trong khu vựcChâu Á như: Thái Lan; Malaysia; Phillipine; Nhật; Hàn Quốc… Họ cung ứngnguyên vật liệu gồm các loại hạt nhựa PP, PE và LDPE.

Bảng 2.2: Một số nhà cung cấp nguyên vật liệu tại nước ngoài của CTCPBao bì Nhựa Tân Tiến

2 Tập đoàn PYNOCHEM

Là công ty sản xuất và thương mại, chuyênsản xuất và kinh doanh các loại nguyên liệunhựa.

- Quốc gia/ khu vực: Indonesia

- Sản phẩm cung cấp chính: Nhựa thô,Polypropylene, HDPE, LDPE, PVC,…

3 CÔNG TY CỔ PHẦNRENO

Công ty cung cấp phế liệu nhựa (PP, PE, VC,…)

- Quốc gia/ khu vực: Nhật Bản

- Sản phẩm cung cấp chính: Viên PP/PE,PVA, Phế liệu nhựa.

4 H.S Industries Co.,Ltd.

Được thành lập vào năm 2010 cung cấp tất cảcác loại sản phẩm hóa dầu có nguồn gốc từHàn Quốc.

- Quốc gia: Hàn Quốc

- Sản phẩm cung cấp chính: LDPE, HDPE,PP, hạt tái chế, nhựa phế liệu.

Trang 25

5 Doha Plastic Company

Là một trong những công ty sản xuất nhựahàng đầu tại Qatar được thành lập vào năm2003.

- Quốc gia: Qatar

- Sản phẩm cung cấp chính: Vật liệu tái chếnhựa, ống nhựa HDPE, ống & phụ kiệnLDPE, tấm Polythene, túi rác, túi mua sắmvà các vật liệu đóng gói nhựa khác

(Nguồn: Phòng mua hàng – CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến)

Ngoài ra, Tân Tiến cũng có các nhà cung cấp nguyên vật liệu trong nước Tuynhiên số lượng nguyên vật liệu chỉ chiếm 10%.

Bảng 2.3: Một số nhà cung cấp nguyên vật liệu trong nước của CTCP Bao bìNhựa Tân Tiến

1 Công ty Á Đông ADG

Công ty được thành lập từ năm 2009 vớiphạm vi phân phối rộng khắp.

- Địa chỉ: 178/4A Phan Đăng Lưu, Phường 3,Q Phú Nhuận, TP HCM.

- Sản phẩm cung cấp chính: Công ty cungcấp đến 130 loại nguyên liệu nhựa khác nhautừ PP, ABS, EVA, POM đến PE,…

2 Công Ty TNHH MTVHợp Tiến

Là công ty có nhiều năm kinh nghiệm tronglĩnh vực cung cấp nguyên liệu nhựa.

- Địa chỉ: 474 Hồng Bàng, Phường 16, Quận11, TP HCM.

- Sản phẩm cung cấp chính: Công ty cungcấp nguyên liệu nhựa nguyên sinh gồmGPPS, ABS, EVA, HIPS, PVC, PMMA, PP,PE, hay PC và POM,…

3 Công ty TNHH ThượngPhẩm

Được thành lập từ năm 2005, là một trongnhững doanh nghiệp chuyên làm đại diện bánhàng, đại lý phân phối và nhập khẩu các loạiHạt nhựa nguyên sinh

- Địa chỉ: 66/3 Phạm Ngọc Thạch, P Võ ThịSáu, Q 3, Tp Hồ Chí Minh

- Sản phẩm cung cấp chính: Hạt nhựa nguyênsinh: PP, LDPE, LLDPE, EVA, và hóa chất

Trang 26

dung môi như CYC, Sovent 100, Sovent 150,IPA, Butanol, Toluene, Xylene, Methanol,Ethyl Acetate, BCS

4 Công ty TNHH Sản xuấtThương Mại Phát Hưng

Là một công ty chuyên kinh doanh các loạihạt nhựa nguyên sinh, tái sinh chất lượngcao.

- Địa chỉ: số 36 Đường Số 4, Khu Phố 2, P.An Lạc A, Q Bình Tân, TPHCM.

- Sản phẩm cung cấp chính: hạt nhựa nguyênsinh HDPE, LDPE, LLDPE, HIPS, PP…

(Nguồn: Phòng mua hàng – CTCP Bao bì Nhựa Tân Tiến)b) Nhà sản xuất

Tân Tiến hiện có 2 nhà máy sản xuất với 7 dây chuyền sản xuất, công suất đạtkhoảng 30.000 tấn/năm Hiện tại Tân Tiến ước tính đã sử dụng gần 85% - 90% côngsuất thiết kế của các máy máy.

Sau khi có nguồn nguyên vật liệu thì Tân Tiến sẽ tiến hành đưa nguyên vật liệuvào dây chuyền sản xuất Tại đây các nhà máy sản xuất có vai trò tiếp nhận nguyênliệu từ các nhà cung cấp trong và ngoài nước để thực hiện các giai đoạn sản xuất.

c) Khách hàng

Hầu hết các sản phẩm của Tân Tiến được tiêu thụ trực tiếp bởi các khách hànglớn như Unilever, P&G, Miwon, Vedan… Những tập đoàn lớn này luôn có nhữngchính sách khắt khe khi chọn các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, đặc biệt làbao bì thực phẩm, chính vì vậy khi đã được chọn làm đối tác thì hầu như đó lànhững hợp đồng dài hạn Điều đó cho thấy, thị trường đầu ra của Tân Tiến được bảođảm.

Không chỉ vậy Tân Tiến còn phân phối tới các đại lý phân phối bao gồm các cửahàng tạp hóa, các siêu thị cung cấp các sản phẩm túi đựng như: Metro, BigC, Co.opmart, Saigon Co.op, Citimart,…

2.2.3 Các hoạt động trong chuỗi cung ứng

a) Hoạt động thu mua nguyên vật liệu sản xuất

Ngày đăng: 16/08/2024, 17:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN