Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tổng thể lý luận, quy định của pháp luật hiện hành về quốc tịch, hộ tịch; Đánh giá thực trạng về quản lý quốc tịch, hộ tịch đối với người dân di cư tự do v
Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề quốc tịch, hộ tịch nói chung và vấn đề quản lý nhà nước về quốc tịch, hộ tịch nói riêng được các nhà nghiên cứu, quản lý, học viên, sinh viên quan tâm nghiên cứu, phân tích để ngày càng hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật quốc gia về hộ tịch, giúp tháo gỡ những vướng mắc trên thực tế Liên quan đến vấn đề quốc tịch, hộ tịch, theo tác giả tìm hiểu đã có những công trình, luận văn, các bài báo khoa học Trong đó, có thể nêu ra một số công trình sau đây:
- Luận văn thạc sĩ Luật học “Vấn đề về người không quốc tịch trong pháp luật Quốc tế, pháp luật nước ngoài” của Nguyễn Thị Vinh - Học viên Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội nghiên cứu quyền của người không quốc tịch, việc đảm bảo các quyền cho các nhóm đối tượng này trong pháp luật quốc tế và một số quốc gia trên thế giới, rút ra những kinh nghiệm đảm bảo quyền cho người không quốc tịch tại Việt Nam
- Luận văn thạc sĩ Luật học “Quản lý nhà nước đối với người không quốc tịch ở Việt Nam” của Trần Cẩm An - Học viên Viện Khoa học - Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất về quản lý nhà nước đối với người không quốc tịch sinh sống ổn định tại Việt Nam; những vấn đề thực tiễn của Việt Nam hiện nay và trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương
- Luận văn thạc sĩ Quản lý công “Quản lý nhà nước về hộ tịch ở quận 10 thành phố Hồ Chí Minh” của Hàng Thị Huyền - Học viện Hành chính quốc gia nghiên về cơ sở lý luận, thực tiễn của quản lý nhà nước về hộ tịch nói chung và ở quận 10 - Thành phố Hồ Chí Minh; những kết quả đạt được và những hạn chế, nguyên nhân
- Kế hoạch số 198/KH-BCA ngày 19/6/2014 của Bộ Công an về việc giải quyết giấy tờ pháp lý cho Việt Kiều Campuchia.
- Luận văn Thạc sĩ Luật học “Quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp xã về hộ tịch” của Đặng Văn Ba, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp lý liên quan đến công tác quản lý nhà nước về hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã; phân tích thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch của 05 xã được chọn và tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác quản lý về hộ tịch của Ủy ban nhan dân cấp xã
- Luận văn thạc sỹ Luật học “Quản lý nhà nước về hộ tịch từ thực tiễn tỉnh
An Giang” của Nguyễn Duy Thụy - Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam nghiên cứu những vấn đề pháp lý liên quan đến quản lý hộ tịch, thực tiễn áp dụng luật thực định về quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh An Giang, tìm hiểu những quy định bất cập để đưa ra những nhận xét, kiến nghị giải quyết các vấn đề về pháp lý liên quan đến quản lý hộ tịch tại tỉnh An Giang
- Các bài viết của nhà báo Nhất Sơn liên quan đến chủ đề “Giải pháp cho người di cư tự do từ Campuchia về Bình Phước” đăng trên Bình Phước online đề cập đến những khó khăn, vướng mắc về thủ tục pháp lý của nhiều người di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam hầu hết không có giấy tờ tùy thân đã gây khó khăn cho việc nhập quốc tịch và đăng ký hộ tịch, hộ khẩu Tỉnh Bình Phước cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ người di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam nhưng lại vướng các thủ tục pháp lý, tổng kinh phí hỗ trợ cho người dân di cư tự do này là hơn 14 tỷ đồng và nhiều bài viết liên quan đến người di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam ở các tỉnh An Giang, Tây Ninh, Long An…
- Bài viết của nhà báo Kỳ Nam “Long An: Khảo sát tình hình người gốc Việt Nam từ Campuchia di cư tự do về sinh sống trên địa bàn tỉnh”, ghi nhận những khó khăn, vướng mắc của người di cư tự do về giấy tờ tùy thân, về nhà ở, về hộ tịch, mong muốn của địa phương và người di cư tự do trong việc được xem xét cấp quốc tịch, các giấy tờ hộ tịch và những điều kiện an sinh xã hội khác
Nhìn chung các tài liệu, công trình nghiên cứu kể trên cũng đã phần nào làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến quốc tịch, hộ tịch cho người không quốc tịch, trong đó có người di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam hiện đang sinh sống tại một số tỉnh phía Nam Trong quá trình nghiên cứu luận văn “Quốc tịch, hộ tịch đối với người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam”, ngoài việc kế thừa kết quả nghiên cứu liên quan đến vấn đề quốc tịch, hộ tịch, tác giả còn tập trung nghiên cứu sâu hơn về các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan để nhằm đưa ra những giải pháp, kiến nghị phù hợp trong việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho đối tượng này.
Phương pháp nghiên cứu
Qúa trình nghiên cứu luận văn, tác giả đã vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước kết hợp với việc tiếp cận đa ngành, liên ngành các nội dung liên quan đến quản lý nhà nước về quốc tịch, về hộ tịch đối với kiều bào di dân tự do từ Campuchia
Luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê các số liệu trên thực tiễn về vấn đề nêu trên để làm cơ sở đưa ra những nhận xét, kết luận và kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định, chính sách và thực thi chính sách quốc tịch, hộ tịch đối với người di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Về mặt lý luận: Luận văn góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước liên quan đến quốc tịch, hộ tịch tại Việt Nam; bao gồm khái niệm, nội dung, ý nghĩa, những mặt chủ quan, khách quan, hạn chế…trong quy định của pháp luật, công tác quản lý quốc tịch, hộ tịch, trong thực hiện chính sách cho người không quốc tịch ở Việt Nam hiện nay
- Về mặt thực tiễn: Luận văn có thể là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo công tác quản lý nhà nước về quốc tịch, hộ tịch của chuyên ngành Luật Hiến pháp - Luật hành chính và cho những ai quan tâm đến các vấn đề thực tiễn được phân tích, đánh giá trong luận văn Ngoài ra, các cơ quan liên quan còn có thể sử dụng kết quả nghiên cứu trong việc sử đổi, bổ sung luật, hoạt động quản lý nhà nước.
Bố cục của luận văn
Luận văn được kết cấu thành 3 chương:
- Chương I Một số vấn đề lý luận về quốc tịch, hộ tịch đối với người dân di cư tự do
- Chương II Thực trạng quản lý quốc tịch, hộ tịch ở Việt Nam đối với người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam
- Chương III Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý quốc tịch, hộ tịch đối với người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUỐC TỊCH, HỘ TỊCH ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN DI CƯ TỰ DO
Một số vấn đề liên quan về quốc tịch
1.1.1 Khái niệm về quốc tịch
Dân cư là một trong bốn yếu tố cấu thành của một quốc gia độc lập, yếu tố dân cư mang tính động, có mối quan hệ đặc trưng hơn cả Trong khoa học pháp lý, mối quan hệ dân cư với nhà nước được gọi là quốc tịch Quốc tịch là sự ràng buộc lợi ích qua lại giữa chủ thể nhà nước với công dân, được quy định rõ bởi các văn bản pháp luật Thông thường quốc tịch gắn với cá nhân từ rất sớm và nó mang tính tương đối ổn định, lâu dài Dân cư trong một quốc gia gắn bó với nhau bằng luật pháp, quyền lợi, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, chữ viết qua quá trình lịch sử lập quốc và cùng nhau xây dụng một tương lai chung trên vùng lãnh thổ có chủ quyền 3
Khái niệm quốc tịch ra đời vào thời kỳ quá độ, từ chế độ phong kiến lên tư bản chủ nghĩa, xuất hiện cùng với tư tưởng tiến bộ của cách mạng tư sản Mỗi quốc gia đều có những quy định khác nhau về vấn đề quốc tịch như đương nhiên được công nhận, nhập quốc tịch, trở lại quốc tịch, thôi quốc tịch Có thể điểm qua các văn bản Luật Quốc tế có những quy định về quốc tịch như sau: Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948 Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị năm 1966 quy định: “Mọi trẻ em đều có quyền có một quốc tịch” 4 ; Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em năm 1989 quy định “Trẻ em được sinh ra có quyền có quốc tịch ngay từ khi chào đời” 5 Hay Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1966 và nhiều công ước quốc tế khác quy định rõ quốc tịch là quyền thiêng liêng gắn bó với cá nhân mỗi con người Ở Việt Nam, trước cách mạng Tháng Tám năm 1945, là nước thuộc địa nửa phong kiến; người Việt Nam chưa được gọi là “Công dân”, do đó cũng chưa có “Quốc tịch” Sau ngày Quốc khánh 2/9, tuy mới là nhà nước còn non trẻ nhưng Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa đã kịp thời ban hành các
3 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, được sửa đổi lần cuối lúc 07:39 ngày 05/8/2022, truy cập ngày 05/11/2022
4 Khoản 3 Điều 24 Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị 1966
5 Điều 7 Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em năm 1989
Sắc lệnh số 53/SL ngày 20 tháng 10 năm 1945 quy định về quốc tịch Việt Nam, xác định những người được công nhận có quốc tịch Việt Nam, là công dân Việt Nam Sắc lệnh số 73/SL ngày 07/12/1945 tiếp tục bổ sung quy định về việc nhập quốc tịch Việt Nam, mở rộng thêm đối tượng được công nhận là công dân Việt Nam.
Các văn bản trên đây mới chỉ quy định các căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam; mất quốc tịch Việt Nam; thẩm quyền, thủ tục giải quyết các trường hợp thay đổi quốc tịch Việt Nam chứ chưa đưa ra khái niệm về quốc tịch Việt Nam Như vậy, vấn đề đặt ra là cần phải có một văn bản luật để điều chỉnh vấn đề pháp lý quan trọng này Sau một thời gian triển khai thực hiện trên thực tế, các quy định của Luật Quốc tịch năm 1988 đã bộc lộ những hạn chế, sau đó, Quốc hội đã thông qua Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 Hơn chín năm thi hành, Luật Quốc tịch năm 1998 cũng đã bộc lộ những điểm chưa phù hợp, bất cập so với pháp luật quốc tế cũng như nguyện vọng của kiều bào Việt Nam ở nước ngoài do xung đột về Luật Quốc tịch Cả hai Luật quốc tịch năm 1988 và Luật Quốc tịch năm 1998 cũng chưa đưa ra khái niệm về quốc tịch Đến Luật Quốc tịch năm 2008, khái niệm về quốc tịch được đưa ra nhưng cũng chưa bao hàm khái niệm quốc tịch chung, mà chỉ đưa ra khái niệm thế nào là quốc tịch Việt Nam
Từ những phân tích và căn cứ pháp lý nêu trên, có thể nhận diện vấn đề Quốc tịch như sau: “Quốc tịch là một chế định pháp lý bao gồm các quy định điều chỉnh hình thức và nội dung mối quan hệ pháp luật hai chiều được thiết lập giữa chủ thể nhà nước và cá nhân, bao gồm các quyền và nghĩa vụ mang tính lâu dài, bền vững và được pháp luật đảm bảo thực hiện.” Như vậy, quốc tịch là một phạm trù vừa mang tính quốc gia, vừa mang tính quốc tế Quyền có quốc tịch là quyền đầu tiên và cơ bản của một con người, cơ sở đầu tiên, quan trọng cho việc thực thi các quyền công dân khác
1.1.2 Đặc điểm của quốc tịch
Quốc tịch gắn với một người từ khi người đó sinh ra, trừ một số trường hợp không có quốc tịch hoặc thay đổi quốc tịch Một người có quốc tịch của nước nào, nghĩa là họ có tư cách công dân của nước đó Quốc gia nơi công dân mang quốc tịch cũng có những quyền và nghĩa vụ ngược lại đối với công dân của nước mình, nhất là vấn đề bảo hộ công dân khi họ tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế Chế định quốc tịch là một chế định rất quan trọng trong pháp luật quốc tế cũng như quốc gia Trong xu thế phát triển hiện nay, thời đại số, sẽ dự báo có nhiều vấn đề phát sinh giữa các quốc gia với nhau cũng như giữa các cá nhân với quốc gia có liên quan trực tiếp đến quốc tịch Quốc tịch nhìn chung sẽ có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, quốc tịch có tính ổn định và bền vững, được thể hiện ở hai phương diện không gian và thời gian
Về không gian: Mối quan hệ pháp lý giữa nhà nước và công dân mang quốc tịch hoàn toàn không bị hạn chế về mặt địa lý, tuy nhiên, nếu là công dân của một nước nhưng học tập và làm việc ở nước ngoài cũng sẽ hạn chế khi tham gia các quyền về chính trị như quyền tham gia vào các lực lượng vũ trang
Quan hệ pháp lý giữa nhà nước và công dân mang tính lâu dài và ổn định, gắn liền với cá nhân trong suốt cuộc đời, từ khi sinh cho đến khi mất Chỉ trong những trường hợp đặc biệt, quốc tịch mới có thể chấm dứt.
Thứ hai, quốc tịch có tính cá nhân Quốc tịch gắn liền với cá nhân, xác định nơi họ sinh ra, nguồn gốc cha mẹ, ông bà (huyết thống) hay được nhận làm con nuôi, khi đăng ký kết hôn (theo vợ hoặc chồng định cư ở nước ngoài) Ngoài ý nghĩa về mặt pháp lý, quốc tịch còn mang ý nghĩa về mặt chính trị
Thứ ba, thể hiện mối quan hệ pháp lý có tính hai chiều, căn cứ xác định quyền và nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước mà họ mang quốc tịch Đối với quốc gia công dân mang quốc tịch, cũng phải có nghĩa vụ đảm bảo cho công dân mình thực hiện tốt các quyền
Thứ tư, quốc tịch được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia Công dân có quốc tịch của một quốc gia, ngoài việc được quốc gia đó đảm bảo thực hiện các quyền công dân trên lãnh thổ nước đó, mà còn được hưởng quyền bảo hộ công dân của quốc gia mình ở nước ngoài
Quốc tịch giữ vai trò then chốt, thể hiện mối quan hệ ràng buộc giữa cá nhân và nhà nước, đồng thời nhà nước có trách nhiệm thiết lập khung pháp lý và chính sách về hộ tịch Nhờ đó, người nước ngoài và di dân an tâm sinh sống, làm việc tại Việt Nam, góp phần giảm thiểu tình trạng bất quốc tịch.
Quốc tịch đóng vai trò bước tiến quan trọng trong lịch sử loài người Nó đánh dấu lần đầu tiên mà dân cư sinh sống trong một quốc gia được xem là "công dân", thay vì "thần dân" như trong xã hội phong kiến Sự chuyển đổi này phản ánh quá trình phát triển xã hội, nơi quyền và nghĩa vụ của các cá nhân được công nhận và bảo vệ một cách rõ ràng.
Một số vấn đề liên quan về hộ tịch
1.2.1 Khái niệm về hộ tịch
Hộ tịch là một thuật ngữ quen thuộc trong đời sống xã hội, nhưng hộ tịch lại là một khái niệm tương đối phức tạp, được các tác giả Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Khôn, Hoàng Thúc Trâm, Bửu Kế đưa ra những khái niệm khác nhau Dưới góc độ pháp lý, thuật ngữ “hộ tịch” lần đầu tiên được định nghĩa tại Nghị định số 83/1998/NĐ-CP của Chính phủ Theo đó, “hộ tịch” được hiểu “là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra cho đến khi chết.” 6 Có thể đưa ra khái niệm về “hộ tịch” như sau: Hộ tịch là những sự kiện xảy ra trong cuộc sống của mỗi cá nhân, gắn với họ từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi mà theo quy định của pháp luật nó dùng để xác định tình trạng nhân thân của cá nhân đó.”
Với cách định nghĩa này, “hộ tịch” không được hiểu là “quyển sổ” dùng để ghi chép các “sự kiện hộ tịch”, thay vào đó, những “sự kiện hộ tịch” này chính là căn cứ để xác định tình trạng nhân thân của một cá nhân cụ thể trong xã hội với tư cách là một chủ thể cơ bản trong quan hệ pháp luật
1.2.2 Đặc điểm của hộ tịch
Thứ nhất, hộ tịch là một giá trị nhân thân, gắn với mỗi cá nhân, không ai
6 Điều 1 Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch giống ai Các thông tin liên quan về cha, mẹ đẻ, dân tộc, giới tính, vợ/chồng…là dấu hiệu giúp ta phân biệt từng cá nhân với nhau Do đó, đây là các giá trị nhân thân gắn với một con người cụ thể kể từ lúc họ sinh ra cho đến lúc chết đi 7
Thứ hai, hộ tịch là những giá trị riêng có của mỗi người, không có giá trị kế thừa, truyền lại Chính vì vậy, bất cứ sự thay đổi nào liên quan đến hộ tịch đều phải do cá nhân người đó thực hiện, trừ những trường hợp không đủ điều kiện thực hiện như làm giấy khai sinh, khai tử, luật cho phép người thân thực hiện
Thứ ba, hộ tịch không có giá trị vật chất, tức là những sự kiện được ghi lại của cá nhân không thể định lượng thành tiền Do đó, hộ tịch không được coi là hàng hóa và không thể trao đổi trên thị trường Tuy nhiên, mặc dù không có giá trị vật chất, thông tin trong hộ tịch vẫn được pháp luật bảo mật tuyệt đối.
Từ những đặc điểm nêu trên của hộ tịch cho thấy hộ tịch là những giá trị riêng có của mỗi người, gắn với cá nhân của họ từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi, không thể lẫn người này vào người khác được Khi đã được sinh ra với tư cách là công dân của một quốc gia, người đó đã được đăng ký khai sinh với những thông tin cơ bản về họ, tên, quê quán, dân tộc giới tính, quốc tịch, cha mẹ, nơi sinh… thì những thông tin này sẽ theo suốt họ trong học tập, công tác, lấy vợ, lấy chồng, hoặc chết đi, là tư liệu để nhà nước quản lý công dân trên nền tảng số, qua đó cũng góp phần trong việc hoạch định các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, đấu tranh, phòng ngừa, trấn áp các loại tội phạm.
Quản lý nhà nước về quốc tịch, hộ tịch
1.3.1 Quản lý nhà nước về quốc tịch
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của Nhà nước
7 Hàng Thị Huyền, “Quản lý nhà nước về hộ tịch ở quận 10 thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công - Học viện Hành chính quốc gia, 2017, tr.18
Quản lý nhà nước về quốc tịch: Là việc các cơ quan quản lý nhà nước áp dụng các chính sách, pháp luật tác động lên các đối tượng có liên quan nhằm điều chỉnh, thực hiện việc bảo hộ công dân của quốc gia mình cũng như làm thay đổi quốc tịch và thay đổi sự bảo hộ của nhà nước tới cá nhân đang mang quốc tịch của quốc gia đó Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định trách nhiệm về quản lý hộ tịch như Chính phủ thống nhất quản lý chung, Bộ ngành, Ủy ban nhân dân các cấp quản lý theo chức năng, nhiệm vụ do Luật quy định, trong đó Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm chính về công tác quốc tịch
1.3.2 Quản lý nhà nước về hộ tịch
Trên cơ sở nội hàm của khái niệm quản lý nhà nước và khái niệm hộ tịch, có thể hiểu quản lý nhà nước về hộ tịch là hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trong lĩnh vực hộ tịch, góp phần vào bảo đảm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Quản lý nhà nước về hộ tịch là hoạt động mang tính quyền lực, các hoạt động của quản lý hộ tịch mang tính chấp hành và điều hành, trên cơ sở của quy định pháp luật nhằm hiện thực hóa pháp luật, đảm bảo tính thống nhất, được tổ chức chặt chẽ và mang tính liên tục, do đó nên bộ máy phải được tổ chức gọn nhẹ, đội ngũ công chức năng động sáng tạo và chịu trách nhiệm đối với hoạt động của bản thân mình
1.3.3 Vai trò của quản lý nhà nước về quốc tịch, hộ tịch
Trong xã hội hiện nay, quyền con người đang được các quốc gia nhận thức như một giá trị cốt lõi của nhân loại, thì cùng với đó, hầu hết các quốc gia đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của quản lý hộ tịch Nếu như quản lý dân cư được coi là nội dung hàng đầu trong quản lý xã hội thì quản lý hộ tịch chính là khâu trung gian của hoạt động quản lý dân cư Hoạt động quản lý nhà nước về quốc tịch, hộ tịch thể hiện tập trung nhất, sinh động sự tôn trọng và bảo đảm của Nhà nước đối với việc thực hiện một số quyền nhân thân cơ bản của công dân, qua đó đảm bảo được trật tự xã hội, hoạch định chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng với từng địa phương, từng giai đoạn phát triển, giúp tiết kiệm chi phí xã hội
1.3.4 Chủ thể của quản lý nhà nước về quốc tịch, hộ tịch
Chủ thể quản lý nhà nước về quốc tịch theo Luật Quốc tịch Việt Nam (sửa đổi) năm 2014 quy định: Chủ thể quản lý nhà nước về quốc tịch ở trung ương bao gồm Chủ tịch nước; Chính phủ; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao) Còn ở địa phương, trách nhiệm này thuộc Ủy ban nhân nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện
Chủ thể quản lý nhà nước về hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch năm 2014 bao gồm Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hộ tịch và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện phụ trách chung; Sở Tư pháp và Phòng
Tư pháp là cơ quan tham mưu; Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý nhà nước về hộ tịch tại địa phương; Công chức tư pháp - hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Hộ tịch năm 2014 9
1.3.5 Nội dung của quản lý nhà nước về quốc tịch, hộ tịch
Từ năm 1993, Bộ Tư pháp đã tiếp nhận trách nhiệm quản lý quốc tịch từ Bộ Ngoại giao Việc chuyển giao này được thực hiện theo các quy định của Luật Quốc tịch.
Tư pháp được quy định là cơ quan quản lý nhà nước về quốc tịch chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan biểu mẫu, giấy tờ quản lý quốc tịch như công nhận quốc tịch, thôi quốc tịch,… Đối với công tác quản lý hộ tịch, hiện nay đã đi vào nề nếp, phục vụ đắc lực cho các hoạt động quản lý nhà nước và các giao dịch dân sự của người dân, thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ quản lý về hộ tịch liên quan đến các sự kiện như đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn…Tuy nhiên, công tác hộ tịch trong những năm qua còn nhiều hạn chế, bất cập như: thủ tục đăng ký còn rườm rà, nặng về giấy tờ, việc phân cấp chưa hợp lý (cấp tỉnh còn ôm đồm quá nhiều việc đăng ký hộ tịch), trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã còn yếu, tác phong làm việc thụ động, trách nhiệm chưa cao, tình
9 Khoản 1 Điều 72 Luật Hộ tịch năm 2014 trạng sách nhiễu trong đăng ký hộ tịch đã xuất hiện ở một địa phương và có nguy cơ phát triển
Xuất phát từ tình hình đó, nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý quốc tịch, hộ tịch thời gian tới là phải quán triệt tinh thần cải cách hành chính, phân cấp mạnh mẽ cho chính quyền cấp xã, đơn giản hóa và thông thoáng hóa thủ tục đăng ký, tạo mọi điều kiện cho người dân để khuyến khích người dân đăng ký hộ tịch, đề cao trách nhiệm và tính chủ động của cán bộ làm công tác hộ tịch, tăng cường lỷ luật, kỷ cương trong công tác hộ tịch…
Một số vấn đề về người dân di cư tự do từ Camphuchia về Việt
1.4.1 Một số vấn đề người di dân tự do
Từ những năm chín mươi của thế kỷ XX, có khoảng 46.000 Việt kiều từ Campuchia trở về sinh sống tại các tỉnh phía Nam (chủ yếu tập trung ở một số tỉnh như An Giang, Sóc Trăng, Tây Ninh…) không có các giấy tờ tùy thân để chứng minh quốc tịch, làm cho công tác quản lý của các cơ quan nhà nước gặp không ít khó khăn trong khoảng thời gian dài, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân những người này cũng như cả gia đình họ Đến nay, về cơ bản số Việt kiều nêu trên đã được đăng ký hộ tịch, quốc tịch Việt Nam Trên cơ sở các giấy tờ về hộ tịch, cơ quan Công an tiến hành cấp Sổ hộ khẩu và Giấy chứng minh nhân dân cho họ
Số phụ nữ Campuchia lấy chồng là bộ đội tình nguyện Việt Nam (tuy không nhiều) nhưng việc giải quyết cho những trường hợp này được nhập quốc tịch Việt Nam có ý nghĩa lớn về mặt tinh thần đối với họ Bộ Tư pháp chỉ đạo các tỉnh, thành phố tiến hành rà soát và lập danh sách, giải quyết nhập quốc tịch Việt Nam cho họ với tinh thần đơn giản hóa thủ tục và miễn giảm lệ phí giúp họ nhanh chóng hòa nhập cuộc sống tại Việt Nam Về cơ bản, các địa phương đã làm tốt công tác này
Năm 2003, theo đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai, Bộ Tư pháp đã thống nhất ý kiến với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và báo cáo với Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm đăng ký hộ tịch để xác định quốc tịch cho hơn
Theo Luật, gần 2.000 người dân tộc thiểu số tại Gia Lai đã được áp dụng thành công mô hình thí điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Mô hình này đã được đánh giá cao và trở thành tiền đề cho việc ban hành quy định chung trong Luật, mở rộng phạm vi áp dụng trên toàn quốc.
Trong những năm gần đây tình hình người di dân tự do về từ Campuchia tăng cao bởi do chính sách của Nhà nước Campuchia thay đổi và có nhiều biến động đối với kiều bào có gốc người Việt Nam Đặc biệt trong giai đoạn cả thế giới lo phòng chống đại dịch Covid thì lượng kiều bào về Việt Nam tăng đột biến Chính sách của Đảng và nhà nước ta luôn luôn hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho lượng kiều bào này Tuy nhiên, việc hỗ trợ này mang tính “tương đối” bởi người dân di cư tự do ngoài việc nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu (chính ngạch, tiểu ngạch - dạng về theo nguyện vọng) thì còn nhiều hộ dân về Việt Nam qua các đường ngang, lối mở, theo thuyền xuôi dòng Mê Kông về các tỉnh thành vv Vì vậy, gây ra nhiều khó khăn cho các tỉnh trong việc tổng hợp số liệu di biến động dân cư (cả trong việc ghi nhận số lượng người nhập cảnh và số lượng người xuất cảnh trở lại Campuchia) Đồng thời, khi về Việt Nam, các kiều bào này đa số là không có bất kỳ một giấy tờ tùy thân nào; nhiều kiều bào không biết, không nhớ quê quán; không có người thân hoặc có nhưng người thân của họ đã không còn ở quê quán, không còn ở địa phương hoặc người thân họ đã chết vv
1.4.2 Quy định của pháp luật về quốc tịch, hộ tịch đối với người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam
1.4.2.1 Văn bản pháp luật quốc tế về quốc tịch, hộ tịch
Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948 đã khẳng định: “Tất cả mọi người đều có quyền có quốc tịch Không ai được tùy tiện tước bỏ quốc tịch của người khác” (Điều 15 Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948) Một văn bản Luật quốc tế quan trọng có liên quan đến vấn đề quốc tịch là Công ước năm 1954 về quy chế người không quốc tịch, là văn kiện pháp lý quốc tế đầu tiên quy định về tình trạng của người không quốc tịch và các bảo đảm để người không quốc tịch có các quyền tự do cơ bản trên tinh thần không bị phân biệt đối xử Tính tới thời điểm hiện nay, Việt Nam chưa tham gia Công ước này vì những khó khăn khách quan và chủ quan
Công ước năm 1961 về giảm thiểu tình trạng không quốc tịch: quy định các nghĩa vụ cụ thể của các thành viên trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng không quốc tịch tại các quốc gia mình và trong khu vực Công ước quy định về các trường hợp cho nhập quốc tịch; trở lại quốc tịch; mất quốc tịch trong trường hợp cá nhân được đảm bảo sẽ có quốc tịch nước ngoài; điều kiện để tước quốc tịch của một cá nhân và nguyên tắc không phân biệt chủng tộc, dân tộc thiểu số, tôn giáo hoặc chính trị Công ước là cơ sở cho các quốc gia trên thế giới nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật nước mình để ban hành cho phù hợp, qua đó hoàn thiện hệ thống pháp luật về quốc tịch, hộ tịch và cải thiện thực trạng tại các quốc gia này
Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR) do Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 16/12/1966, có hiệu lực từ ngày 23/3/1976, nêu tổng quan các quyền dân sự, chính trị cơ bản của con người Công ước gồm 6 phần, 53 điều, trong đó quyền về quốc tịch, hộ tịch được quy định ở Điều 24
Tiếp theo đó là sự ra đời của các văn bản khác như: Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) năm 1979; Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1969, Công ước quốc tế về Quyền trẻ em năm 1989, cho thấy Liên hợp quốc đã đánh giá cao và quan tâm đến những quyền về dân sự của con người như quyền có quốc tịch, quyền được khai sinh, quyền đối với họ tên, có nơi cư trú … Đây là một trong những cơ sở quan trọng cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam nghiên cứu, xem xét điều kiện thực tế của quốc gia mình để gia nhập, nội luật hóa các quy định của Luật quốc tế về quyền có quốc tịch, hộ tịch, tiến tới đảm bảo xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người
1.4.2.2 Văn bản pháp luật Việt Nam về quốc tịch, hộ tịch
Văn bản pháp luật Việt Nam về quốc tịch: Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến, người Việt Nam chưa được gọi là “công dân”, nên chưa có “Quốc tịch” Sau ngày độc lập, nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa ra đời, nên đã xác định được tư cách công dân và “quốc tịch” xuất hiện trong các văn bản pháp luật thông qua việc ban hành các Sắc lệnh Đến ngày 28/6/1988, Luật Quốc tịch Việt Nam được ban hành, có hiệu lực thi hành vào ngày 15/7/1988, tuy nhiên khái niệm về “Quốc tịch” cũng chưa được định nghĩa trong Luật Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 đã đưa ra khái niệm về “quốc tịch Việt Nam” mà các văn bản luật trước đó chưa đưa ra được
Luật Quốc tịch năm 1998 đã đưa ra những quy định cơ bản liên quan đến vấn đề quốc tịch như: Quyền đối với quốc tịch và chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài; Nguyên tắc một quốc tịch; Có quốc tịch Việt Nam; Mất quốc tịch Việt Nam; Tước quốc tịch Việt Nam; Thẩm quyền giải quyết các vấn đề quốc tịch…Tuy nhiên, sau 9 năm triển khai thi hành trong thực tế, Luật Quốc tịch năm 1998 đã bộc lộ những hạn chế cũng như những quy định của Luật đã không dự liệu được những vấn đề phát sinh trong thực tiễn, do đó cần có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 ra đời
Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực quốc tịch Việt Nam gồm 09 văn bản quy định về vấn đề có quốc tịch Việt Nam; mất quốc tịch Việt Nam; thay đổi quốc tịch của người chưa thành niên và của con nuôi; trách nhiệm của cơ quan, nhà nước về quốc tịch cũng như điều kiện, trình tự, thủ tục và các vấn đề khác liên quan đến nhập quốc tịch cho người di cư tự do tại các huyện của Việt Nam tiếp giáp với Lào
Pháp luật về hộ tịch bao gồm toàn bộ hệ thống các quy phạm về hộ tịch, theo đó nguồn chủ đạo của pháp luật về hộ tịch bao gồm Bộ Luật Dân sự các năm 1995, 2005, 2015; Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; Luật Nuôi con nuôi năm 2010 và các văn bản về đăng ký quản lý hộ tịch liên quan Văn bản về hộ tịch không mang tính thống nhất mà tản mạn trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau
Pháp luật về hộ tịch bao gồm toàn bộ hệ thống các quy phạm về hộ tịch hiện nay như Bộ luật Dân sự năm 2015; Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014; Luật Nuôi con nuôi năm 2010 Hiện nay, nội dung hộ tịch được quy định cụ thể trong Luật Hộ tịch năm 2014; Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch ngày 15/11/2015 của Chính phủ ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một số biện pháp thi hành Luật Hộ tịch
Thực trạng về quốc tịch, hộ tịch đối với người dân di cư tự do từ
2.1.1 Tình hình chung về người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam thời gian qua
Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2009 có một số điều quy định về giải quyết nhập quốc tịch Việt Nam cho những người không quốc tịch theo hướng đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có cuộc sống ổn định, lâu dài từ 20 năm trở lên, đã hòa nhập tốt với cộng đồng xã hội Việt Nam, để họ nhanh chóng ổn định cuộc sống, được hưởng đầy đủ quyền công dân và có điều kiện để làm nghĩa vụ của họ đối với tổ quốc Việt Nam, tạo thuận lợi cho việc quản lý nhà nước về dân cư ở các vùng biên giới, giữ gìn và phát triển quan hệ quốc tế với các nước láng giềng có chung đường biên giới với nước ta
Nhân thân và thời gian cư trú không rõ ràng của người không quốc tịch, không rõ quốc tịch vẫn là vấn đề tồn đọng ở nước ta Chỉ những người đã cư trú ổn định tại Việt Nam 20 năm trước ngày 01/7/2009 mới được xét nhập quốc tịch theo quy định ưu tiên đặc biệt Đối với những trường hợp không đủ 20 năm cư trú sẽ được xem xét nhập quốc tịch theo quy trình thông thường Cơ quan công an sẽ phối hợp với Sở tư pháp và các cơ quan liên quan để xác minh nhân thân và thời gian cư trú của những đối tượng này trong thời gian ngắn nhất.
Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, đa số Việt kiều từ các tỉnh Kanđal, Kompông Thom, Kompông Chlnăng, Pôsat, Phnôm Pênh di cư về một số huyện giáp biên thuộc các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang để sinh sống Các tỉnh có dân tại Campuchia di cư tự do về Việt Nam đã thực hiện kế hoạch rà soát, quản lý kiều bào về nước, hướng dẫn người dân làm thủ tục xác định về quốc tịch và giải quyết về quốc tịch và nhập khẩu được 9.558 khẩu Các địa phương cũng thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đột xuất cho người di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam gặp khó khăn về đời sống, đặc biệt là về nhà ở, y tế, giáo dục và tạo điều kiện thuận lợi, cần thiết, đúng theo quy định của pháp luật, giúp đồng bào hòa ổn định cuộc sống 10
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với người Việt Nam sinh sống ở trong nước hay ở nước ngoài đều là bộ phận không thể tách rời, Nhà nước đều
10 Châu Như Quỳnh, “Dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam gia tăng”, https://dantri.com.vn/chinh-tri/dan-di-cu-tu-do-tu-campuchia-ve-viet-nam- gia-tang-20160823153245605.htm , truy cập 26/11/2022 quan tâm hỗ trợ để ổn định đời sống; phát huy giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; làm tốt công tác ngoại giao với phía Nhà nước Campuchia, động viên, tạo điều kiện để Việt kiều hạn chế tối đa việc di cư tự do, an tâm ở lại Campuchia sinh sống và làm ăn; tạo điều kiện cho người Việt Nam sinh sống trên đất nước bạn hoặc trở về quê hương bản quán thăm bà con họ hàng và giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Đối với người Việt Nam đã di cư tự do từ Campuchia về, Nhà nước ta đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ người dân di cư từ Campuchia về Việt Nam gặp nhiều khó khăn ổn định cuộc sống, tham gia phát triển kinh tế, từng bước cải thiện đời sống, phát triển kinh tế xã hội gắn với ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ngăn ngừa và trấn áp tội phạm vùng biên giới Bên cạnh đó, việc hỗ trợ người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam phải đảm bảo việc giữ vững an ninh, bảo vệ vùng biên giới thiêng liêng của Tổ quốc, xây dựng và củng cố mối đoàn kết anh em với nước bạn, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước
Trong quá trình thực hiện hỗ trợ cho người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam cần vận dụng những cơ chế, chính sách và giải pháp đã và đang thực hiện để hỗ trợ cho họ trên cơ sở nguyện vọng chính đáng của người dân và sự đồng thuận của các cấp chính quyền không để các thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta; xây dựng tinh thần hữu nghị, hợp tác với nước bạn Campuchia 11 10 tỉnh chung đường biên giới với 9 tỉnh của nước bạn Campuchia (Ratanakiri, Mondulkiri, Kratie’, Tbong Khmum, Svay Rieng, Kandal, Takéo và Kampot với 80 xã) có người dân di cư từ do về Việt Nam là An Giang, Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang, Tây Ninh, Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, với 101 xã, trên ranh giới hai tỉnh Ratanakiri và Kon Tum với tổng số chiều dài đường biên giới khoảng 1.137 km 12
Vì những khó khăn khách quan lẫn chủ quan trong quá trình thu thập tài
11 Quyết định số 1749/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 29/9/2014 về Phê duyệt “Đề án tổng thể đối với người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam”, tr.2
12 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Biên giới Việt Nam-Campuchia, https://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%C3%AAn_gi%E1%BB%9Bi_Vi%E1%BB%87t_Nam-Campuchia, được sửa đổi lần cuối lúc 01:06 ngày 06/3/2022, truy cập ngày 26/11/2022 liệu, số liệu liên quan đến người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam nên tác giả chỉ tiếp cận và phân tích những số liệu, kết quả liên quan đến vấn đề trên ở một số tỉnh như: Bình Phước, Tây Ninh, Long An, An Giang, qua đó đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến các vấn đề an sinh xã hội, quốc tịch, hộ tịch cho người dân di cư từ Campuchia về Việt Nam Đối với tỉnh Bình Phước, là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, 3 huyện biên giới tiếp giáp với 3 tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia, tổng chiều dài có hơn 258,939 km, với 28 cột mốc chính, 353 cột mốc phụ Hiện nay, tỉnh Bình Phước đang quản lý 4 của khẩu (Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, Cửa khẩu chính Hoàng Diệu, Lộc Thịnh, Cửa khẩu phụ Tân Tiến) và 1 lối mở
Bình Phước là một trong 10 tỉnh có đường biên giới chung với nước bạn Campuchia Tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ người di cư từ Campuchia về nhưng lại vướng các thủ tục pháp lý, bởi muốn hỗ trợ cấp đất theo các chương trình của Chính phủ thì bắt buộc phải là hộ nghèo, hộ thiếu đất ở, đất sản xuất, khó khăn về nhà ở Nhưng vì chưa có quốc tịch nên mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước chưa thể đến với họ Hầu hết những người di cư tự do kinh tế rất khó khăn Do trói buộc về mặt pháp lý nên những năm qua, mọi sự hỗ trợ của chính quyền chỉ mang tính tạm thời như tặng quà nhân các ngày lễ, tết
Do đó, người di cư tự do chưa có được những điều kiện sống tối thiểu về văn hóa, y tế, giáo dục…
Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở Tư pháp, hiện trên địa bàn tỉnh có 222 hộ di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam, với 1.078 người chưa có quốc tịch, hộ tịch, hộ khẩu Trong đó, huyện Bù Gia Mập có 111 hộ với 493 người; Bù Đốp 37 hộ với 202 người; Lộc Ninh 22 hộ với 116 người; Bù Đăng 21 hộ với 83 người; Hớn Quản 11 hộ với 78 người 13 … Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước đã ban hành Kế hoạch số 21/KH- UBND về Triển khai thực hiện Tiểu Đề án “Giải quyết các vấn đề về quốc tịch,
Tiểu đề án "Giải pháp cho người di cư tự do từ Campuchia về Bình Phước" nhằm xử lý các vấn đề quốc tịch, hộ tịch, hộ khẩu, giấy tờ tùy thân cho người di cư từ Campuchia về nước Tiểu đề án tạo điều kiện ổn định cuộc sống, thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân cho người di cư, đồng thời đảm bảo an ninh, trật tự địa phương Kế hoạch phân công và phối hợp nhiệm vụ cho các cơ quan liên quan trong quá trình thực hiện Tiểu đề án.
Trong giai đoạn 2016-2020, Kế hoạch số 21 đã được thực hiện với các nội dung chính gồm: tuyên truyền nâng cao nhận thức về pháp luật Việt Nam liên quan đến cư trú, nhập cảnh, xuất cảnh; triển khai sử dụng các biểu mẫu để thống kê và đánh giá danh sách người di cư tự do từ Campuchia; lập danh sách theo nhóm đối tượng, triển khai các biện pháp giải quyết quốc tịch, hộ tịch, hộ khẩu; tổ chức tập huấn nghiệp vụ; triển khai giải quyết các vấn đề quốc tịch, hộ tịch, hộ khẩu, giấy tờ tùy thân; báo cáo hàng năm và 5 năm về kết quả thực hiện kế hoạch.
Việc xây dựng kế hoạch nhằm thực hiện chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho người dân di cư tự do từ Campuchia trở về sinh sống tại tỉnh Bình Phước được ổn định, an tâm sinh sống là trách nhiệm của Đảng, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Phước Qua đó, tạo điều kiện cho người dân từ Campuchia di cư tự do về Việt Nam được sinh sống, từng bước cải thiện đời sống, phát triển kinh tế - xã hội gắn với ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ngăn ngừa và trấn áp các loại tội phạm để bảo vệ vùng biên giới và xây dựng, củng cố mối quan hệ đoàn kết anh em với nước bạn, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung, tỉnh Bình Phước nói riêng
Việc trợ giúp phải đảm bảo cho người dân di cư tự do không bị đói, có nơi ở và bảo đảm các nhu cầu, điều kiện sống tối thiểu, như hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ về các điều kiện về y tế và giáo dục Tại thời điểm xây dựng Kế hoạch số 170 (tháng 6/2016), toàn tỉnh Bình Phước có 345 hộ, 1.472 nhân khẩu di cư tự do từ Campuchia về nước, trong đó 100% số hộ chưa được nhập quốc tịch, chưa đăng ký hộ khẩu Cụ thể:
TT Nội dung Đơn vị Số lượng
I Số hộ người Việt Nam di cư tự do từ Campuchia về nước gặp khó khăn mà chưa nhập quốc tịch, chưa đăng ký hộ khẩu
II Tổng số nhân khẩu người Việt Nam di cư tự do từ
Campuchia về nước gặp khó khăn mà chưa nhập quốc tịch, chưa đăng ký hộ khẩu
1 Số hộ cần hỗ trợ đất ở Hộ 211
2 Số hộ cần hỗ trợ nhà ở Hộ 239
3 Số lao động cần hỗ trợ học nghề Người 700
4 Số hộ cần vay vốn, giải quyết việc làm Hộ 180
5 Số người cần hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế Người 1.047 Để đảm bảo kế hoạch triển khai khả thi trên thực tế, dự toán kinh phí cho các nội dung hỗ trợ nêu trên, cụ thể:
Hỗ trợ nhà ở: Kinh phí địa phương: 311.4 triệu đồng; kinh phí trung ương: 726.6 triệu đồng
Hỗ trợ đất ở, giải quyết việc làm: Kinh phí địa phương: 1.972.2; kinh phí trung ương: 4.601,8 triệu đồng
Hỗ trợ học nghề: Kinh phí địa phương: 630 triệu đồng; kinh phí trung ương: 1.470 triệu đồng
Hỗ trợ giáo dục: Kinh phí địa phương: 167.4 triệu đồng; kinh phí trung ương: 390,6 triệu đồng
Hỗ trợ y tế: Kinh phí địa phương: 714.6 triệu đồng; kinh phí trung ương:
Tổ chức thực hiện: Kinh phí địa phương: 289,4 triệu đồng; kinh phí trung ương: 190,6 triệu đồng
Thực trạng tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quốc tịch, hộ tịch
Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành đi vào cuộc sống cho thấy pháp luật về quốc tịch cơ bản đã đánh dấu bước quan trọng trong lĩnh vực quốc tịch, bảo đảm quyền có quốc tịch Việt Nam; tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xác định quốc tịch; giải quyết kịp thời các yêu cầu xin nhập, xin thôi quốc tịch Việt Nam, qua đó bảo đảm quyền con người, quyền công dân
Chương trình tập huấn căn cứ vào tình hình đặc điểm của từng vùng miền mà có chuyên đề liên quan sát với thực tế Chẳng hạn ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên tập huấn hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31 ngày 20/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết hộ tịch, quốc tịch cho đồng bào cư trú dọc 2 biên giới Việt - Lào; với các tỉnh phía Nam hướng dẫn chuyên đề giải quyết quốc tịch cho người dân Campuchia tị nạn đang cư trú trên địa bàn Để làm tốt kế hoạch tuyên truyền, Bộ Ngoại giao sẽ tổ chức một số hội nghị tập huấn ở những nước đông kiều bào Việt Nam sinh sống Tuy nhiên, trong quá trình thi hành, Luật đang bị hiểu sai vì không ít người ngộ nhận rằng Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 có chủ trương đại trà là ai mất quốc tịch
Theo Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, công dân Việt Nam có thể trở về Việt Nam và mang quốc tịch Việt Nam song song với quốc tịch nước ngoài Điều này cho thấy việc phổ biến, tuyên truyền về Luật Quốc tịch cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài còn hạn chế, dẫn đến việc nhiều người Việt chưa hiểu rõ hoặc hiểu hết về luật này.
Về phía các địa phương, công tác quán triệt, phổ biến, tuyên truyền Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã được Ủy ban nhân dân thường xuyên quan tâm, chỉ đạo thực hiện kịp thời Trong Kế hoạch Phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 được xác định là một trong những nội dung trọng tâm cần tập trung quán triệt, tuyên truyền phổ biến sâu rộng cho cán bộ và nhân dân Để nâng cao hiệu quả công tác này, Ủy ban nhân dân các địa phương đã chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật quốc tịch đến cán bộ, công chức và người dân với nhiều hình thức thiết thực và có hiệu quả như: Giới thiệu Luật trên truyền hình, trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương Ngoài ra, còn viết tin trên các báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành; biên soạn, in ấn và phát hành các tài liệu, tờ gấp có nội dung liên quan đến pháp luật quốc tịch Nội dung tuyên truyền chủ yếu tập trung vào những quy định của pháp luật về xin nhập, thôi, trở lại quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam… để mọi công dân đều có thể hưởng đầy đủ quyền lợi hợp pháp của mình và làm đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước
Bên cạnh những kết quả đạt được trong triển khai tuyên truyền, phổ biến và thực hiện pháp luật về quốc tịch, tại các địa phương trong cả nước vẫn còn những khó khăn vướng mắc sau đây:
Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 nêu rõ quốc tịch của trẻ em khi sinh ra được xác định dựa vào quốc tịch của cha hoặc mẹ Theo Điều 16, nếu cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, trẻ em sẽ mang quốc tịch Việt Nam Điều 17 cũng quy định rằng nếu cha mẹ không có quốc tịch và chưa được nhập quốc tịch, trẻ em cũng sẽ mang quốc tịch Việt Nam.
23 Cẩm Vân, “Một năm thực hiện Luật Quốc tịch Việt Nam: Chậm hơn mong muốn”, https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID46, truy cập 05/12/2022 định trường hợp tương đối phổ biến trên thực tế: trẻ em biết cha nhưng không biết rõ mẹ là ai, khi cha có quốc tịch Việt Nam nhưng không xác định mẹ là ai thì trẻ em có quốc tịch Việt Nam
Thứ hai, Điều 19 của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định về một trong các điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Tuy nhiên, theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 thì người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có năng lực hành vi dân sự 24 , quy định này đã hạn chế quyền việc nhập quốc tịch của trẻ em Trên thực tế, số trẻ em nước ngoài, trẻ em không quốc tịch cư trú ở Việt Nam có nguyện vọng nhập quốc tịch rất đông, việc nhập quốc tịch là nhu cầu chính đáng để trẻ em đươc sinh sống, học tập cũng như thụ hưởng những chính sách khác của Nhà nước Việt Nam
Thứ ba, Quy định về Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp Quy định này thực tế đang gây ra khó khăn đối với người xin nhập quốc tịch Việt Nam, có thời gian cư trú ở nước ngoài nhưng hiện nay đã trở về Việt Nam cư trú họ không có điều kiện để quay lại nước trước kia để xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc đối với người xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài hiện nay vẫn cư trú ở nước ngoài, nay họ xin trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng không thể bổ sung được Phiếu lý lịch tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài vì nước sở tại từ chối cấp do họ không phải là công dân của nước sở tại
Thứ tư, về thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xin nhập/xin trở lại quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài theo quy định của Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020; việc thực hiện quy định tại Điều 5 của Nghị định số 16/2020/NĐ-CP trong quá trình tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài cơ bản đảm bảo quy định Tuy nhiên, do khoản 3 Điều 9 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định chưa cụ thể nên việc chứng minh điều kiện việc giữ quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người xin đó ở nước ngoài còn gặp khó khăn Luật Quốc tịch Việt Nam năm
2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa xác định rõ về “nơi cư trú” để làm
24 Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2015 căn cứ xác định thẩm quyền thụ lý hồ sơ quốc tịch
Thứ năm, Về thủ tục hành chính trong giải quyết các việc về quốc tịch: Yêu cầu phiếu lý lịch tư pháp đang gây khó cho người dân và trong nhiều trường hợp không thể thực hiện được: Người có thời gian cư trú ở nước ngoài nhưng hiện nay đã về Việt Nam cư trú và xin trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu đương sự quay lại nước trước kia cư trú để xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì họ không có điều kiện để quay lại Người xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài, hiện nay vẫn đang cư trú ở nước ngoài, nay họ xin trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng họ không thể bổ sung được Phiếu Lý lịch tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài vì cơ quan có thẩm quyền nước sở tại từ chối cấp Phiếu cho họ do không phải là công dân của nước sở tại…
2.2.2 Thực trạng tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quốc tịch, hộ tịch cho người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam ở các tỉnh phía Nam và Bình Phước
Công tác tuyên truyên về chủ trương, chính sách liên quan đến vấn đề an sinh xã hội, quốc tịch, hộ tịch và các vấn đề liên quan đến nhân thân khác cho người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam được các địa phương có đường biên giới chung với Campuchia quan tâm thực hiện thường xuyên, trong đó, các cơ quan như: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan thông tấn, báo chí ở trung ương và địa phương như Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang, Tây Ninh, Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum Đặc biệt, ở tỉnh Bình Phước, các đơn vị như Đài phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước giữ vai trò chủ đạo, kịp thời phổ biến các chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân di cư tự do, giúp họ ổn định tư tưởng, đời sống, chăm lo sản xuất, không tự do di chuyển chỗ ở Công an tỉnh Bình Phước (Phòng Công tác Chính trị) cũng đã bắt tay thực hiện những phóng sự truyền hình “Chuyện làng bè Phước Minh 25 ” để nắm bắt tình hình, đời sống của người dân di cư tự do từ Campuchia về nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước, từ đó đề xuất những giải pháp thực hiện hiệu quả Đề án 1748; phối hợp với Đài phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước thực hiện phóng sự “Tăng cường khối đại đoàn kết nhìn từ một chủ trương” nhằm tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho người dân di cư tự do từ Campuchia về Bình Phước, qua đó nắm bắt tình hình, đời sống của người dân di cư tự do một cách sinh động, cụ thể, để đề xuất những giải pháp thực hiện hiệu quả Đối với một số huyện có đông người dân di cư tự do từ Campuchia, nhiều hoạt động tổ chức tuyên truyền trực tiếp cho người dân như tuyên truyền về các chính sách, pháp luật có liên quan về quyền nhân thân, quyền dân sự, các chính sách an sinh xã hội, kế hoạch hóa gia đình; vận động các gia đình đưa con em trong độ tuổi đến trường
Có thể nói, công tác tuyên truyền pháp luật về quốc tịch, hộ tịch cho người dân nói chung và cho đối tượng là người di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam được các địa phương có chung đường biên giới với nước bạn Campuchia quan tâm và triển khai sâu rộng Tuy nhiên, ngân sách cho công tác này ở Trung ương phân bổ về các địa phương là rất khiêm tốn so với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra Một số địa phương chưa tự chủ ngân sách như tỉnh Bình Phước (chỉ đáp ứng khoản trên 60% các khoản chi so với tổng nguồn thu), nên công tác tuyên truyền có lúc, có nơi không thường xuyên, liên tục Chính điều này đã góp phần vào việc thực hiện các chính sách, pháp luật về quốc tịch, hộ tịch cho người dân nói chung, người di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam không đạt được các chỉ tiêu đề ra.
Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trong thực hiện quản lý quốc tịch, hộ tịch đối với người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam …41 1 Hạn chế, thiếu sót
Hầu hết người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam đều không có
Đời sống của 39 hộ kiều bào Campuchia (125 khẩu) ở ấp 25, xã Phước Minh, huyện Bù Gia Mập, Bình Phước gặp nhiều khó khăn do chủ yếu sống trên các nhà bè nổi và khai thác thủy sản ở hồ Cần Đơn Họ không có giấy tờ tùy thân, ảnh hưởng đến việc học của trẻ nhỏ, chăm sóc sức khỏe và tiếp cận chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định 1830/QĐ-BTP ngày 19/10/2015 về
Kế hoạch triển khai Tiểu Đề án “Giải quyết các vấn đề về quốc tịch, hộ tịch, hộ khẩu và các giấy tờ tùy thân khác cho người di cư tự do từ Campuchia về nước” thực hiện trong 5 năm từ 2015-2020, tuy nhiên, đến nay chưa có văn bản hướng dẫn thống nhất ở các địa phương để triển khai Chính điều này đã gây ra những khó khăn trong công tác quản lý quốc tịch, hộ tịch đối với người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam
Trong những năm qua, các tỉnh biên giới giáp với Campuchia đã làm tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội, linh hoạt trong vận dụng những chính sách để hỗ trợ cho người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam ổn định cuộc sống bước đầu như khảo sát và cấp phát nhu yếu phẩm, hỗ trợ về mua thẻ bảo hiểm y tế, cấp đất, giao khoán đất trồng rừng, hỗ trợ đất ở, hỗ trợ một phần chi phí làm nhà, tạo điều kiện cho trẻ đến trường, đặc biệt bước đầu đã cấp thẻ thường trú cho một số hộ dân có đủ điều kiện nhập cảnh, tiến đến làm các thủ tục nhập quốc tịch, nhập hộ khẩu, làm các giấy tờ tùy thân Tuy nhiên, trong thực hiện thủ tục hành chính trong quản lý quốc tịch, hộ tịch đối với người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam còn những vướng mắc, tồn tại cần phải quan tâm thực hiện tốt trong thời gian tới
Thứ nhất, việc tập huấn các nội dung liên quan đến nghiệp vụ quản lý thi hành các chính sách cho người dân di cư tự do từ Campuchia về nước cho đội ngũ công chức ở các tỉnh chưa được quan tâm thực hiện; chưa mở các lớp tập huấn về kỹ năng, nghiệp vụ, vận động, quản lý, dân vận để nắm nguyện vọng, tư tưởng, thói quen sinh hoạt, tập tục đối với số nhân khẩu này nhằm tuyên truyền, vận động thuyết phục, hiệu quả
Thứ hai, việc tổ chức cấp thẻ thường trú cho người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam đã được các tỉnh đồng loạt triển khai thu thập, thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, tuy nhiên đến nay số công dân này vẫn chưa được cấp thẻ thường trú
Thứ ba, người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam đã sinh sống tại các địa phương nhiều năm, qua nhiều đợt rà soát, lập danh sách nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết triệt để các vấn đề về quốc tịch, hộ tịch, hộ khẩu và giấy tờ tùy thân
Thứ tư, hầu hết người dân di cư tự do từ Campuchia sinh sống tại các tỉnh đều không có hoặc thiếu giấy tờ tùy thân, không đủ điều kiện xác định quốc tịch theo quy định của Luật Hộ tịch năm 2008, cấp giấy khai sinh, căn cước công dân Các hộ dân di chuyển thường xuyên qua nhiều địa phương, không ổn định nơi cư trú, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, việc học tập của con em, việc thụ hưởng các chính sách xã hội, khó khăn trong công tác quản lý, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội Mặt khác, một số địa phương chưa có quỹ đất an sinh dành cho đối tượng này Bên cạnh đó, trình độ văn hóa, hiểu biết pháp luật của họ còn hạn chế (không biết viết, đọc chữ Việt và chữ Campuchia), gây khó khăn cho việc kê khai các loại biểu mẫu, giấy tờ liên quan phục vụ công tác quản lý
Việc xác minh nhân thân, lai lịch, quá trình sinh sống để xác định quốc tịch cho số nhân khẩu này rất khó khăn, vì đa số đều không có giấy tờ tùy thân, nhiều trường hợp ông, bà, cha mẹ đều sinh ra tại Campuchia nên họ không biết quê quán, nguyên quán ở đâu tại Việt Nam, đồng thời trong thời gian ở Campuchia họ cũng không biết địa chỉ ở nơi sinh sống (không nhớ được xã, huyện, tỉnh)
Thứ năm, vấn đề giải quyết an sinh xã hội cho người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam theo Tiều Đề án 1 cần thực hiện đồng bộ với việc giải quyết các giấy tờ tùy thân theo các nhóm đối tượng theo Tiểu Đề án 2 Bởi vì, người dân cần có nơi ở ổn định theo quy định mới đủ căn cứ để xác định thẩm quyền cấp giấy tờ tùy thân Đối với nhân khẩu đã được đăng ký hộ tịch nhưng chưa đăng ký được hộ khẩu thường trú và cấp căn cước công dân do họ không đủ điều kiện mua nhà ở hợp pháp
Thứ sáu, các sở ngành liên quan như Sở Tư pháp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Ngoại vụ, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện theo nhiệm vụ phân công đã thực hiện rà soát, hỗ trợ y tế, giáo dục, vận động trẻ đi học đã triển khai thực hiện nhưng chưa đạt được kết quả tốt; chính sách vay vốn ưu đãi (nhà ở, giải quyết việc làm), hỗ trợ học nghề vẫn chưa được triển khai triệt để, chỉ mang tính tạm thời vì nhu cầu của người dân không lớn, họ không thực sự quan tâm và chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc cấp nhà ở, đất ở
Thứ bảy, nguồn kinh phí thực hiện Quyết định số 1748/QĐ-TTg từ năm
2018 đến nay chưa được trung ương bố trí để thực hiện
Dù Đề án đã kết thúc thực hiện vào cuối năm 2020, nhưng hiện vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, thống nhất cho các địa phương triển khai thực hiện.
Thứ chín, chưa có sự thống nhất số liệu giữa các sở, ngành, dẫn đến trong việc đánh giá tình hình và thực hiện các thủ tục pháp lý về nhân thân, quốc tịch và các chế độ, chính sách cho người dân di cư tự do từ Campuchia về sinh sống tại Việt Nam chưa được triển khai thực hiện theo đúng tiến độ
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan trong quá trình cải cách thủ tục hành chính trong quản lý hộ tịch, hộ khẩu đối với người di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam ở các địa phương Tại Điều 8 Luật Quốc tịch Việt Nam
Điều kiện xin nhập quốc tịch theo Quyết định 2008 rất khắt khe khiến nhiều người di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam khó đáp ứng Bên cạnh đó, người không quốc tịch di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam thường không có nơi ở ổn định, hợp pháp, dẫn đến việc chứng minh các điều kiện xin nhập quốc tịch trở nên khó khăn.
26 “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch và những người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.” cấp thẻ thường trú bị “dậm chân tại chỗ”, kéo theo họ cứ ở trong vòng luẩn quẩn
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ
CƯ TỰ DO TỪ CAMPUCHIA VỀ VIỆT NAM 3.1 Một số yêu cầu nâng cao hiệu quả trong quản lý quốc tịch, hộ tịch đối với người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam
3.1.1 Xây dựng các Đề án, tiểu Đề án thực hiện có hiệu quả các chính sách cho người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam theo từng giai đoạn
Hiện nay, sau hai năm kết thúc thực hiện Quyết định số 1748/QĐ-TTg, mặc dù đã đạt được những thành công bước đầu trong việc giải quyết an sinh xã hội, ổn định đời sống, sản xuất cho một bộ phận người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam như trợ cấp đột xuất theo Quyết định 181/QĐ-TTg ngày 23/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ đột xuất cho người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam gặp khó khăn về đời sống trong năm
Năm 2013, 8.989 người dân được hỗ trợ 405 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia với mức 15kg/người/tháng trong 3 tháng Ngoài ra, 1.599 hộ dân được hỗ trợ lều bạt làm nơi ở tạm với mức 3.000.000đ/hộ, tổng kinh phí hỗ trợ là 4.797 triệu đồng Về y tế, 1.599 hộ dân nhận được hỗ trợ 50.000đ/hộ/tháng trong 3 tháng, tương ứng tổng kinh phí 240 triệu đồng 9.063 người cũng được hỗ trợ thuốc thông thường với mức 50.000đ/người/tháng.
3.1.2 Cần có những quy định thống nhất về cách giải quyết, phương pháp quản lý hành chính cụ thể đối với người di dân tự do, tránh trường hợp họ về ở Việt Nam từ trước năm 2000 đến nay vẫn chưa có bất kỳ loại giấy tờ hộ tịch gì
Rào cản lớn nhất hiện nay đối với người di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam là giấy tờ tùy thân, hộ khẩu, nơi cư trú ổn định…, bao nhiêu thứ đã làm cho họ không có cách giải quyết, bị mắc kẹt và rơi vào vòng luẩn quẩn, rơi vào nghèo đa chiều Để giúp những người dân thuộc đối tượng này và gia đình của họ có cuộc sống ổn định, đề nghị các bộ, ngành liên quan như Bộ Công an, Bộ
Các Bộ Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngoại giao phối hợp đề xuất Chính phủ xem xét đưa người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam là nhóm xã hội đặc thù, có chính sách riêng về giấy tờ tùy thân và an sinh xã hội Cụ thể, các Bộ đề nghị sửa đổi Luật Cư trú, giảm thời gian cư trú từ 20 năm xuống còn 10 năm để người nước ngoài có thể nhập quốc tịch Việt Nam.
3.1.3 Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho người dân nói chung, các đối tượng di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam nói riêng
Phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam sinh sống ổn định lâu dài tại địa phương, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, hạn chế việc di chuyển tự do nhằm tạo thuận lợi cho việc quản lý cũng như thực hiện các chế độ chính sách hỗ trợ trợ giúp họ Tại các địa phương, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan, đầu mối là ngành Tư pháp để tuyên truyền, vận động người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam sinh sống ổn định và lâu dài tại Việt Nam, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, hạn chế việc di chuyển tự do nhằm tạo thuận lợi cho việc quản lý cũng như thực hiện các chế độ, chính sách hỗ trợ an sinh xã hội
3.1.4 Huy động và sử dụng minh bạch, hiệu quả các nguồn lực xã hội hóa từ công tác vận động đóng góp kinh phí từ các tổ chức, cá nhân
Trong thời gian triển khai thực hiện Quyết định 1748/QĐ-TTg ngày 29/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ, ngân sách của Trung ương, địa phương phân bổ cho các hoạt động vẫn còn khiêm tốn so với nhu cầu thực tế người dân Các địa phương cũng đã huy động các nguồn lực xã hội cùng chung tay giúp đỡ người dân đang gặp khó khăn về an sinh xã hội như hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm, thuốc, vật tư y tế, các vật liệu xây dựng để giúp người dân có chỗ ở tạm; sách vở và đồ dùng học tập cho trẻ đến trường…, giúp người dân giải quyết phần nào những khó khăn, thiếu thốn trên thực tế; ổn định cuộc sống của họ và đỡ áp lực lên ngân sách nhà nước
Tuy nhiên, về lâu dài, cần có cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm chính trong việc huy động, quản lý, phân phối đến người dân kịp thời, đảm bảo công khai, minh bạch và công bằng, tránh thất thoát nguồn lực vận động Cơ quan có thể thực hiện phù hợp là Ngành Lao động vì gắn với chức năng, nhiệm vụ của ngành này sẽ có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong tổ chức và thực hiện các hoat động trợ giúp về an sinh xã hội cho người dân di cư tự do từ Campuchia
3.1.5 Tăng cường kiểm tra, giám sát định kỳ, thường xuyên trong thực hiện chính sách và nguồn lực xã hội hóa hỗ trợ cho người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam
Như đã phân tích ở trên, nguồn lực huy động trợ giúp cho người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam phải được quản lý rõ ràng, minh bạch để tránh sự thất thoát, lãng phí, sử dụng sai mục đích và trục lợi cá nhân Muốn quản lý tốt nguồn lực này cần xây dựng cơ chế chặt chẽ trong việc tiếp nhận, kiểm tra, giám sát chéo định kỳ, thường xuyên để đôn đốc nhắc nhở các địa phương, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện đúng các quy định của pháp luật, thu hút nhiều nguồn lực hỗ trợ để giúp người dân di cư ở các địa phương thay đổi cuộc sống theo hướng tích cực, góp phần thực hiện tốt chính sách quản lý về hộ tịch, xóa đói giảm nghèo và ổn định an ninh trật tư, an toàn xã hội ở những vùng biên giới
3.2 Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề quốc tịch, hộ tịch đối với người không quốc tịch; người dân di cư tự do từ Campuchia về Việt Nam
3.2.1 Đề nghị sửa đổi quy định về rút ngắn thời gian được cấp thẻ thường trú cho các đối tượng không có quốc tịch