1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo con người và môi trường đề tài quản lý và xử lý chất thải nguy hại ở việt nam

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý và xử lý chất thải nguy hại ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Huy Hoàng, Phạm Vũ Hiệp
Người hướng dẫn Lưu Đình Hiệp
Trường học Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Môi trường
Thể loại Báo cáo
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 380,28 KB

Nội dung

Ví dụ như:Chất thải nguy hại là những chất mà do bản chất và tính chất của chúng có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi trường, và những chất này yêu cầu cáckỹ thuật xử

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

···☼···🙜

···

BÁO CÁO

………

……….

Giảng viên hướng dẫn: Lưu Đình Hiệp

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Huy Hoàng Phạm Võ Hiệp

Mã số sinh viên

2211099 2211071

Trang 2

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1 Định nghĩa chất thải nguy hại

Khái niệm về thuật ngữ “chất thải nguy hại” (Hazardous waste) lần đầu xuất hiện vào thập niên của thế kỷ trước tại các nước Âu - Mỹ, sau đó mở rộng ra nhiều quốc gia khác Tùy thuộc vào sự phát triển về khoa học kỹ thuật và xã hội của mỗi nước mà hiện nay trên thế giới có nhiều định nghĩa về chất thải nguy hại Ví dụ như:

Chất thải nguy hại là những chất mà do bản chất và tính chất của chúng có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi trường, và những chất này yêu cầu các

kỹ thuật xử lý đặc biệt để loại bỏ hoặc giảm tính nguy hại của nó (định nghĩa của Canada).

Tại Việt Nam, trước nguy cơ bùng nổ việc phát sinh chất thải nguy hại từ quá trình công nghiệp hóa của đất nước, ngày 16/07/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ban hành Quy Chế Quản Lý Chất Thải Nguy Hại số 155/1999/QĐ-TTg (thường được gọi tắt là qui chế 155), trong đó tại Điều 2, Mục 2 chất thải nguy hại được định nghĩa như sau:

Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ con người.

Bên cạnh khái niệm trên, còn có một số khái niệm khác, như là:

Chất thải nguy hại là chất có một trong năm đặc tính sau: dễ phản ứng, dễ bốc cháy,

ăn mòn, độc hại và phóng xạ Trong đó, chất dễ phản ứng là chất không bền trong điều kiện thông thường Nó dễ dàng gây nổ hay là phóng thích khói, hơi mù, khí độc hại khi tiếp xúc với các dung môi.

1.2 Nguồn gốc và phân loại chất thải nguy hại

1.2.1 Nguồn phát sinh chất thải nguy hại

Do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thương mại tiêu dùng, hoạt động trong đời sống thường ngày, nên chất thải nguy hại có thể phát sinh từ rất nhiều nguồn khác nhau Tùy theo cách nhìn nhận mà ta có thể phân loại các nguồn thải khác nhau, nhìn chung có thể chia thành 4 nguồn:

Từ các hoạt động công nghiệp (sản xuất thuốc kháng sinh sử dụng dung môi methyl chloride, xi mạ sử dụng cyannide, sản xuất thuốc trừ sâu )

Từ các hoạt động nông nghiệp (sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản )

Trang 3

Từ các hoạt động thương mại (quá trình nhập-xuất các hàng độc hại không đạt yêu cầu cho sản xuất hay hàng quá hạn sử dụng )

Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (sử dụng pin, điện thoại, ắc quy, hoạt động nghiên cứu khoa học ở các Phòng thí nghiệm, sử dụng dầu nhớt )

Trong các nguồn thải nêu trên thì hoạt động công nghiệp là nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất và phụ thuộc rất nhiều vào loại ngành công nghiệp So với các nguồn phát thải khác, đây cũng là nguồn phát thải mang tính thường xuyên và ổn định nhất Các nguồn phát thải từ dân dụng hay từ thương mại chủ yếu không nhiều, lượng chất thải tương đối nhỏ, mang tính sự cố hoặc do trình độ nhận thức và dân trí của người dân Các nguồn thải từ các hoạt động nông nghiệp mang tính chất phát tán dạng rộng, đây là nguồn rất khó kiểm soát và thu gom, lượng thải này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhận thức cũng như trình độ dân trí của người dân trong khu vực

1.2.2 Phân loại chất thải nguy hại

Ta có thể phân loại chất thải nguy hại dựa trên các tính chất chính của chúng:

Dễ nổ: Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả của phản ứng hóa học (khi tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh.

Dễ cháy: Chất thải lỏng dễ cháy, chất thải rắn dễ cháy, chất thải có khả năng tự bốc cháy và chất thải tạo ra khí dễ cháy.

Oxy hóa: Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hóa tỏa nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chấ khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó.

Ăn mòn: Các chất thải, thông qua phản ứng hóa học, sẽ gây tổn thương nghiêm trọng các mô sống khi tiếp xúc, hoặc trong trường hợp rò rỉ sẽ phá hủy các loại vật liệu, hàng hóa và phương tiện vận chuyển.

Có độc tính: Độc tính cấp (gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc có hại cho sức khỏe), độc tính từ từ hoặc mãn tính (gây các ảnh hưởng từ từ hoặc mãn tính, kể cả ung thư), sinh khí độc (chứa các thành phần khi tiếp xúc với không khí với nước sẽ giải phóng ra khí độc).

Có độc tính sinh thái: Các chất thải có thể gây ra các tác hại nhanh chóng hoặc từ từ đối với môi trường thông qua tích lũy sinh học và gây tác hại đến các hệ sinh vật.

Dễ lây nhiễm: Các chất thải có chứa vi sinh vật hoặc độc tố gây bệnh cho người và động vật.

Chất thải nguy hại cũng có thể được phân loại thành:

Chất thải hóa chất: Bao gồm các chất hóa học có tính chất độc hại, ăn mòn, dễ cháy,

dễ nổ hoặc gây ô nhiễm môi trường Ví dụ: thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa công nghiệp, dầu mỏ, axit, kiềm, dung môi hữu cơ, chất oxy hóa và chất khử

Trang 4

Chất thải điện tử: Bao gồm các thiết bị điện tử cũ hoặc hỏng như máy tính, điện thoại

di động, máy ảnh, máy in, tivi, đèn huỳnh quang.

Chất thải y tế: Bao gồm chất thải từ các cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám, nhà thuốc Đây có thể là kim tiêm, băng gạc, găng tay sử dụng, bình máu, thuốc hết hạn và các chất thải sinh học như mẫu máu và mô

Chất thải hạt nhân: Bao gồm chất thải từ các nhà máy điện hạt nhân, viện nghiên cứu hạt nhân và các ứng dụng y học của izotop Chúng có tính ổn định hoặc phân rã nguyên tử và có thể gây hại cho môi trường và sức khỏe con người

Chất thải công nghiệp: Bao gồm chất thải từ quá trình sản xuất công nghiệp như bùn

từ xử lý nước thải công nghiệp, tro bay từ lò đốt than, chất thải từ các nhà máy chế biến hóa chất Chúng có thể chứa các chất độc hại, chất ô nhiễm và chất gây ô nhiễm môi trường khác.

1.4 Thực trạng quản lý chất thải nguy hại

Ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực TP Hồ Chí Minh, chưa có điều tra qui mô và chi tiết nào liên quan đến thực trạng phát sinh chất thải công nghiệp nguy hại Tuy nhiên xung quanh chủ đề này cũng đã có nhiều cơ quan thực hiện điều tra sơ bộ trên các phạm vi

và đối tượng khác nhau, điển hình tại khu vực TP Hồ Chí Minh có thể kể đến các điều tra của dự án “Qui hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải nguy hại khu vực

TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và Bình Dương" (Cơ quan bảo vệ môi trường

Na Uy NORAD và Sở Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường (cũ) thực hiện năm 2002), các số liệu điều tra của Viện Môi trường và Tài nguyên IER kết hợp cùng Sở Công nghiệp Thành Phố thực hiện trong khuôn khổ nghiên cứu tiền khả thi dự án xử lý chất thải rắn công nghiệp TPHCM (2003-2004), và các chương trình giám sát vệ sinh công nghiệp do Phòng Quan Lý Chất Thải Rắn - Sở Tài nguyên Môi trường Thành phố thực hiện gần đây (2004-2005) Các số liệu điều tra cho thấy chúng ta còn đang gặp phải quá nhiều bất cập trong công tác quản lý chất thải nguy hại tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố, và có thể nói chung là thị trường thu gom, tái chế và tiêu hủy chất thải này vẫn còn khá trôi nổi Qua các tài liệu gần đây có thể nhận xét rằng trong các lọai hình chất thải công nghiệp nguy hại đang phát sinh trên địa bàn thành phố thì các chủng lọai sau đây được xem là điển hình vì có khối lượng lớn nhất:

Dầu thải (khoảng 25,000 tấn/năm): là lượng dầu nhớt đã qua sử dụng, được thải ra từ

các cơ sở sửa chữa, sản xuất và bảo trì các phương tiện vận chuyển, từ ngành công nghiệp sản xuất và chế biến dầu khí, từ ngành sản xuất các sản phẩm kim loại, ngành công nghiệp chuyển tải điện Lượng dầu thải này một phần được tái sinh tại chỗ, một phần được các đơn vị thu gom (chủ yếu là tư nhân) để tái sinh, một phần được thu gom

là nhiên liệu đốt, và vẫn còn một phần khác được đổ trực tiếp xuống cống rãnh thóat nước

Chất thải chứa (nhiễm) dầu (khoảng 50,000 tấn/năm); bao gồm các loại rẻ lau dính

dầu nhớt, các thùng và bao bì dính dầu nhớt, các chất thải từ các ngành sản xuất khác như sản xuất dày dép, da, ngành công nghiệp dầu khí, ngành sản xuất các sản phẩm kim lọai Có thể nói đây là lượng chất thải nguy hại có khối lượng lớn nhất (vì lí do

Trang 5

với tính nguyên tắc là nếu một bao bì có dính chất thải nguy hại thì có thể xem cả khối lượng bao bì đó cũng là chất thải nguy hại) Các loại hình chất thải này nhìn chung cũng được thu gom và tải sử dụng sau khi đã xử lý rất sơ sài (chủ yếu là rửa và sử dụng lại) và một số ít được đem đốt, số khác thì thải thẳng ra môi trường

Các chất hữu cơ tạp (khoảng 10,000 tấn/năm): bao gồm các sản phẩm thải là các chất

hữu cơ nguy hại như các loại thuốc bảo vệ thực vật (chiếm số lượng lớn nhất) và nhiều thành phần hữu cơ phức tạp khác Nguồn gốc phát sinh chủ yếu từ ngành sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật, các ngành day da, dầu khí, kim loai Hiện trạng lưu trữ và thải

bỏ lọai hình chất thải này giống như chất thải nhiễm dầu

Bùn kim loại (khỏang 5.000 tấn/năm): chủ yếu phát sinh từ các ngành công nghiệp xi

mạ và sản xuất các sản phẩm kim loại, từ các công nghệ sản xuất và từ các công trình

xử lý nước thải Nhìn chung các lọai bùn nguy hại này hầu như không được thải bỏ một cách an toan mà thường chuyên trở ra khỏi nhà máy và đổ thẳng xuống các bãi chôn lấp của thành phố

Bùn từ các hệ thống xử lý nước thải: mặc dù chúng ta mới có khoảng 300 – 400 công

trình xử lý nước thải từ các xí nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố và cũng chưa nắm vững được tình hình hoạt động cụ thể của các trạm xử lý này, nhưng về mặt nguyên tắc thì đây là nguồn tạo ra chất thải nguy hại khá đáng kể đòi hỏi phải có giải pháp thải bỏ an toàn nhất cho môi trường

Cuối cùng là nhóm các hợp chất được xem là các hóa chất vô cơ tạp có chủng loại khá

đa dạng nhưng khối lượng không lớn lắm (khoảng 2 – 3000 tấn/năm) được phát sinh ra

từ các ngành như sản xuất hóa chất cơ bản, thuốc bảo vệ thực vật, xi mạ kim lọai, sản xuất các sản phẩm kim loại, sản xuất và tái chế ắc qui chì Qui trình quản lý các chất thải này tại các doanh nghiệp hiện nay cũng chưa rõ ràng

Ngoài ra, tuy không được xem là chất thải nhưng các vùng đất bị ô nhiễm, (nhất là ô nhiễm do dầu nhớt thải, ô nhiễm do chất hữu cơ ) cũng là các đối tượng quan trọng của công tác quản lý chất thải nguy hại, nhất là công tác phục hồi ô nhiễm môi trường Hiện trạng phát sinh các loại hình chất thải công nghiệp nguy hại trên địa bàn Thành Phố được khái sơ bộ như trên cho thấy một nhu cầu bức xúc là tất cả các loại hình này đều đòi hỏi cần có các giải pháp quản lý nguồn phát sinh, thu gom, tái chế – tái sử dụng và thải bỏ an tòan nhất Nhu cầu này thể hiện rõ nét nhất tại các nhà máy trong các khu công nghiệp – khu chế xuất của Thành Phố vì tốc độ gia tăng số lượng các cơ

sở trong những nơi này là khá cao trong những năm gần đây

Vào năm 2019, có 118 cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép với công suất xử lý khoảng 1.500 nghìn tấn/năm (tăng 05 cơ sở so với năm 2017)

Trang 6

Chất thải công nghiệp nguy hại: Theo báo cáo của các địa phương, lượng chất thải nguy hại phát sinh trong khoảng 874.589 tấn Ước tính trong chất thải rắn công nghiệp, lượng chất thải nguy hại chiếm tỷ lệ khoảng 20 - 30% Tỷ lệ này thay đổi tùy loại hình công nghiệp, trong đó ngành cơ khí, điện, điện tử, hóa chất là những ngành

có tỷ lệ chất thải nguy hại cao Chất thải nguy hại phát sinh từ các khu công nghiệp của khu vực phía Nam khoảng 82.000 - 134.000 tấn/năm, cao hơn các khu vực khác (gấp 3 lần miền Bắc và khoảng 20 lần miền Trung) Ngoài ra, một số tổ chức, cá nhân lợi dụng việc nhập khẩu phế liệu đã đưa chất thải nguy hại chủ yếu là phế liệu kim loại, nhựa, săm lốp cao su thải, vỏ ôtô, tàu biển chưa làm sạch tạp chất, ắc quy chì thải, sản phẩm điện tử đã qua sử dụng về Việt Nam.

Chất thải nguy hại khu vực nông thôn: Mỗi năm hoạt động nông nghiệp phát sinh khoảng 9.000 tấn chất thải nguy hại, như bao bì và thùng chứa phân bón, thuốc bảo

vệ thực vật, trong đó không ít loại thuốc có độ độc hại cao đã bị cấm sử dụng Lượng thuốc bảo vệ thực vật còn bám lại trên vỏ bao bì, các chai lọ hoặc các gói hóa chất chiếm tới 1,85% tỷ trọng bao bì Ngoài ra, cả nước còn khoảng 50 tấn thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu tại hàng chục kho bãi; 37.000 tấn hóa chất dùng trong nông nghiệp bị tịch thu đang được lưu giữ chờ xử lý Những loại chất thải nguy hại của ngành nông nghiệp có tính độc hại rất cao, phát tán nhanh trong môi trường nước, rất dễ bay hơi

và khuếch tán trong không khí, nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả và triệt để sẽ gây ra những tác động đến môi trường

Chất thải y tế nguy hại: Tổng lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh khoảng 21.374 tấn (tăng 591 tấn so với năm 2017), trong đó, chất thải lây nhiễm là 19.370 tấn và chất thải không lây nhiễm là 2.004 tấn Lượng chất thải rắn y tế nguy hại được xử lý

là 21.185 tấn/năm (chiếm 99,1%); trong đó, chất thải lây nhiễm được xử lý là 19.205 tấn/năm (chiếm 99,1%), chất thải không lây nhiễm được xử lý là 1.982 tấn/năm

(chiếm 98,9%)

Trang 7

CHƯƠNG II QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

2.1 QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

2.1.1 Các thành phần của hệ thống quản lý chất thải nguy hại

Một hệ thống quản lý chất thải nguy hại thành công phải bao gồm 4 thành phần cơ bản:

Luật pháp (pháp lý): đây là thành phần cơ bản quan trọng, là nền tảng quan trọng chi phối các thành phần còn lại;

Triển khai và cưỡng chế: nếu chỉ có bộ khung pháp lý cho việc quản lý chất thải nguy hại không thì chưa đủ mà còn cần phải có các quy chế, hướng dẫn và quy định thực hiện ban hành kèm Trong khi triển khai cần phải có các giải pháp cưỡng chế thi hành luật trước khi có các biện pháp kiểm soát cụ thể nào đó;

Thiết bị (phương tiện): là các phương tiện, thiết bị cần thiết, phù hợp để có thể quản lý thích hợp chất thải nguy hại;

Dịch vụ trợ giúp: muốn kiểm soát chất thải nguy hại hiệu quả cần phải có một cơ sở hạ tầng về mặt kỹ thuật tốt Cần phải có một năng lực nhất định về phòng thí nghiệm, các thông tin kỹ thuật và tư vấn, các kế hoạch đào tạo để cung cấp

Qua sơ đồ trên và ý nghĩa của các thành phần một cách tổng quát có thể thấy rằng hệ thống quản lý chất thải nguy hại là tổ hợp được tạo nên từ hai thành phần chính: hệ thống hành chính pháp luật và hệ thống kỹ thuật hỗ trợ (hệ thống quản lý hành chính

và hệ thống quản lý kỹ thuật) Hai hệ thống này luôn bổ sung và hỗ trợ nhau trong việc quản lý chất thải nguy hại Nhìn chung, mối quan hệ của chúng là quan hệ hỗ trợ, liên kết chặt chẽ với nhau

Hệ thống quản lý hành chính chất thải nguy hại: Tại Điều 72 Luật Bảo vệ môi

trường 2020 quy định về yêu cầu quản lý đối với chất thải, trong đó bao gồm chất thải nguy hại như sau:

Trang 8

- Chất thải phải được quản lý trong toàn bộ quá trình phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy;

- Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp để xử lý;

- Chủ nguồn thải chất thải công nghiệp phải kiểm soát có trách nhiệm phân định chất thải là chất thải nguy hại hoặc chất thải rắn công nghiệp thông thường thông qua hoạt động lấy, phân tích mẫu do cơ sở có chức năng, đủ năng lực thực hiện theo quy định của pháp luật Chất thải công nghiệp sau khi phân định phải được quản lý theo quy định của pháp luật;

- Chất thải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quản lý như sản phẩm, hàng hóa và được phép sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất;

- Tổ chức, cá nhân vận chuyển chất thải nguy hại phải xử lý có trách nhiệm vận

chuyển chất thải đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân vận chuyển khác để vận chuyển đến cơ sở có chức năng, giấy phép môi trường phù hợp;

- Tổ chức, cá nhân có phát sinh chất thải có trách nhiệm áp dụng giải pháp tiết kiệm tài nguyên, năng lượng; sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu thân thiện môi

trường, năng lượng tái tạo; áp dụng công nghệ, chương trình sản xuất sạch hơn, kiểm soát môi trường và các biện pháp khác để giảm thiểu phát sinh chất thải; cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia khi chuyển giao chất thải nguy hại, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp

- Nhà nước có chính sách xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý và thu hồi năng lượng từ quá trình xử lý chất thải; áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất nhằm giảm thiểu, kiểm soát chất thải thứ cấp phát sinh, hạn chế tối đa lượng chất thải rắn phải chôn lấp; khuyến khích đồng xử lý chất thải, sử dụng chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu thay thế

- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường; yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý chất thải trên địa bàn; ban hành quy định về quản lý chất thải và thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động quản lý chất thải theo quy định của pháp luật - Chính phủ quy định chi tiết về phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải

Trang 9

Hệ thống quản lý kỹ thuật chất thải nguy hại: Về cơ bản, có thể chia hệ thống quản

lý thành 5 giai đoạn (GĐ), trong đó:

-GĐ1: là giai đoạn phát sinh chất thải từ các nguồn, trong phần này để giảm lượng thải doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp giảm thiểu tại nguồn khác nhau

-GĐ2: là giai đoạn bao gồm các công tác thu gom và vận chuyển trong nội vi công ty

và vận chuyển ra ngoài

-GĐ3: là giai đoạn gồm các công tác xử lý thu hồi

-GĐ4: là giai đoạn vận chuyển cặn, tro sau xử lý

-GĐ5: là giai đoạn chôn lấp chất thải

Trang 10

Trong sơ đồ nêu trên, có các khâu chính cần quan tâm là: giảm thiểu tại nguồn, lưu trữ, vận chuyển và xử lý thu hồi

-Giảm thiểu tại nguồn: đây là khâu hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến lượng chất thải

và nồng độ chất ô nhiễm sinh ra cũng như quyết định đến hiệu quả kinh tế của một quy trình sản xuất

-Phân loại, thu gom và lưu trữ tại nguồn: đây là khâu có ý nghĩa rất lớn ảnh hưởng đến công nghệ xử lý sau này, cũng như an toàn trong vận chuyển và lưu trữ Việc phân loại, ghi chú thông tin về chất thải và dán nhãn hợp lý chất thải là hết sức cần thiết cho khâu thu gom và lưu trữ Việc thu gom và lưu trữ nên đảm bảo việc tách loại chất thải tránh trường hợp các chất thải có thể tương thích với nhau gây cháy nổ, phản ứng và sinh khí độc hại Thiết bị lưu trữ chất thải cũng nên chọn lựa các vật liệu để tránh sự rò

rỉ của chất thải nguy hại vào môi trường Một vấn đề cũng cần quan tâm trong thu gom

và lưu trữ là thời gian lưu trữ do sự thay đổi của chất thải và các vấn đề an toàn

-Vận chuyển: để đảm bảo vẫn để an toàn và tránh những sự cố có thể xảy ra trong quá trình chuyên chở, các công tác trong công đoạn này cũng cần hết sức chú ý Các công tác trong giai đoạn này chủ yếu bao gồm như sau: kiểm tra các ghi chú về chất thải trên nhãn và dán nhãn hợp lý cho chất thải, sử dụng đúng loại thùng để chuyên chở, điển vào các biên bản quản lý chất tải nguy hại,.vv Ngoài ra, còn phải xây dựng và thực hiện các chương trình ứng cứu khi có sự cố xảy ra

-Xử lý: công đoạn xử lý có thể bao gồm tất cả các kỹ thuật hóa học, hóa lý, sinh học, chôn lấp Công đoạn này có ảnh hưởng gián tiếp đến tính kinh tế kỹ thuật của nhà máy phát sinh chất thải nguy hại, cũng như có thể gây ra các tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng, cũng như môi trường nếu biện pháp xử lý lựa chọn là không hợp lý

2.2 Trách nhiệm của chủ nguồn chất thải nguy hại:

Trách nhiệm chính của chủ nguồn thải chất thải nguy hại được quy định tại Khoản 1 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường 2020 Một số nội dung quy định cụ thể như sau:

- Phân định, phân loại, lưu giữ chất thải nguy hại:

+ Tự chịu trách nhiệm về việc phân định, phân loại, xác định lượng chất thải nguy hại phải khai báo và quản lý;

+ Có khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại; lưu giữ chất thải nguy hại trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Chỉ được lưu giữ chất thải nguy hại không quá 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh Trường hợp lưu giữ quá thời hạn nêu trên do chưa có phương án vận chuyển, xử lý khả thi hoặc chưa tìm được cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phù hợp thì phải báo cáo định kỳ hằng năm về việc lưu giữ chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong báo cáo môi trường định kỳ

Ngày đăng: 15/08/2024, 13:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w