TÓM TẮT Tên đề tài: Tác động của quản lý vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: Nghiên cứu doanh nghiệp ngành sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đ
GIỚI THIỆU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Có rất nhiều ngành nghề đóng góp vào nền kinh tế Việt Nam (VN), tuy nhiên ngành sản xuất là một trong các ngành đóng góp quan trọng Theo Truyền thông Khoa học và Công nghệ (2023), doanh nghiệp (DN) sản xuất không chỉ đóng góp đáng kể vào GDP bằng việc cung ứng hàng hóa và dịch vụ đa dạng cho xã hội mà còn là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Nhưng ngành sản xuất muốn linh hoạt trong sử dụng vốn nhằm đảm bảo quá trình hoạt động và vận hành diễn ra suôn sẻ từ việc mua nguyên liệu đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm thì việc tối ưu hóa vốn lưu động là điều cần thiết Việc tối ưu hóa vốn lưu động hay quản lý vốn lưu động hiệu quả sẽ giúp DN tăng cường khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu giả rẻ, xuất khẩu tốt và giảm thiểu được rủi ro tài chính
Các DN sản xuất hiện nay không chỉ đặt mục tiêu là tồn tại và đạt chỉ số trong chiến lược kinh doanh mà mục tiêu cuối cùng của các DN là tối đa hóa giá trị cổ đông (Clark, 2004) Để đạt được điều đó, các DN cần có các chiến lược hoạt động phù hợp và hiệu quả Bộ phận quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DN là chiến lược quản lý vốn lưu động (Rehman & Nasr, 2007) Quản lý vốn lưu động hiệu quả sẽ giúp DN tối ưu hóa việc sử dụng vốn, tăng khả năng thanh khoản, tránh được rủi ro về tình trạng nợ xấu, thiếu vốn đột ngột, không cần vay quá nhiều vốn bên ngoài từ đó giúp DN phát triển, tăng cường cạnh tranh và mở rộng hoạt động kinh doanh (HĐKD)
Sản phẩm của DN sản xuất không chỉ hướng tới cạnh tranh trong nước mà còn hướng tới thị trường ở các quốc gia lân cận và trên phạm vi toàn cầu khi VN đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế Nhưng năng lực quản lý của DN VN còn yếu nên HĐKD thường xuyên thiếu nguồn vốn, tính thanh khoản trong ngắn hạn yếu nên so với các DN nước ngoài thì các DN VN còn khá yếu kém Một nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của các DN VN so với các DN nước ngoài trong quá trình hội nhập quốc tế là do năng lực quản lý tài chính còn hạn chế, đặc biệt là trong việc lập kế hoạch nguồn tài trợ dài hạn và quản lý vốn lưu động, dẫn đến thiếu vốn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và thiếu tính thanh khoản trong ngắn hạn (Dương Thị Hồng Vân và Trần Phương Nga, 2018)
Quản lý vốn lưu động đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của DN, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chớnh (Pirttilọ, 2014) Tuy nhiờn, tỏc giả nhận thấy có rất ít đề tài NC đề cập đến tác động mối quan hệ giữa quản lý vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của DN sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK) VN Nền kinh tế các năm gần đây có nhiều sự biến động, đặc biệt đại dịch Covid - 19 đã làm tác động lớn đến nền kinh tế thế giới nói chung và VN nói riêng Không chỉ vậy, các công trình NC trước chưa đề cập đến kỳ báo cáo gần nhất là năm
2023 Ngoài ra, các NC nước ngoài không phù hợp với tình hình nền kinh tế VN, bởi mỗi quốc gia có mỗi lĩnh vực, điều kiện kinh tế, chính sách, hình thức, luật khác nhau
Do đó mà cần có NC cập nhật tình hình DN sản xuất đến thời gian gần nhất và phù hợp với thị trường VN.
Dựa vào những lý do trên, NC này tập trung vào việc đánh giá tác động của quản lý vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các DN sản xuất niêm yết trên TTCK
VN Thông qua đó, đề xuất các chính sách nhằm tăng cường hiệu quả của các DN trong ngành sản xuất niêm yết trên TTCK VN trong thời gian sắp tới.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát của đề tài là phân tích được tác động của quản lý vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các DN sản xuất niêm yết trên TTCK VN để từ đó đề xuất được các hàm ý chính sách liên quan nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động của các
DN sản xuất trong tương lai
1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quát như trên, đề tài cần đạt được các mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất, tìm ra mô hình nghiên cứu về tác động của quản lý vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các DN;
Thứ hai, đo lường được mức độ tác động và chiều hướng tác động của các yếu tố trong quản lý vốn lưu động đến hiệu quả hiệu quả hoạt động của các DN sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam;
Thứ ba, dựa trên kết quả nghiên cứu khóa luận, đề xuất được các hàm ý chính sách liên quan để gia tăng hiệu quả hoạt động của các DN ngành sản xuất niêm yết trên TTCK VN trong thời gian tới.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, khóa luận cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, mô hình nghiên cứu nào được sử dụng trong phân tích tác động của quản lý vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các DN?
Thứ hai, quản lý vốn lưu động tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động của các DN sản xuất niêm yết trên TTCK VN?
Thứ ba, hàm ý chính sách nào được đề xuất cải thiện hiệu quả hoạt động của các
DN sản xuất trong tương lai?
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng NC của đề tài là tác động của quản lý vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các DN sản xuất VN
Phạm vi NC theo thời gian: Thời gian được lựa chọn trong vòng 12 năm từ năm
2012 đến năm 2023 Tác giả chọn giai đoạn này vì đây là khoảng thời gian đủ dài để chứng kiến các biến động của các DN trong nền kinh tế Chẳng hạn giai đoạn năm
2012 - 2013 là giai đoạn phục hồi hậu khủng khoảng tài chính toàn cầu, giai đoạn năm 2013 - 2014 là giai đoạn ổn định và phục hồi chậm, đặc biệt giai đoạn 2020 -
2023 với nhiều biến động như bùng phát dịch Covid - 19, biến đổi khí hậu, xung đột quân sự Nga - Ukraina, chiến tranh thương mại đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tăng trưởng kinh tế Đồng thời, đây cũng là giai đoạn doanh nghiệp công bố đủ thông tin mà khóa luận cần NC
Phạm vi NC theo không gian: Dữ liệu NC gồm 69 trên tổng 244 DN niêm yết trên TTCK VN ở sàn HOSE và HNX 69 DN này đủ đại diện cho các DN sản xuất vì nó có thể bao gồm từ các DN lớn đến nhỏ Điều này giúp NC có thể phản ánh đúng hơn sự đa dạng của kích thước và quy mô của các DN sản xuất trên thị trường, đa dạng về quy mô, kinh tế,… Không chỉ vậy, 69 DN này có thể thuộc các lĩnh vực khác nhau, từ sản xuất hàng tiêu dùng đến công nghiệp nặng, từ dịch vụ đến công nghệ thông tin Việc này đảm bảo rằng nghiên cứu có thể hiểu rõ hơn về các đặc điểm và xu hướng trong nhiều lĩnh vực khác nhau Ngoài ra, các DN được chọn có thể được coi là đại diện cho một phần đáng kể của TTCK VN Mặc dù không bao quát toàn bộ, nhưng số lượng này đủ lớn để đưa ra những kết luận có tính khả quan và thống kê.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khóa luận chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng để phân tích tác động giữa các biến với nhau Các ước lượng mô hình hồi quy dữ liệu bảng bao gồm mô hình hồi quy OLS, mô hình tác động cố định FEM, mô hình các tác động ngẫu nhiên REM Để lựa chọn được mô hình phù hợp, tác giả sử dụng kiểm định Hausman và kiểm định F Tiếp đó, kiểm định các khuyết tật như: tự tương quan, phương sai sai số thay đổi Trường hợp mô hình NC phù hợp xảy ra hai khuyết tật trên, tác giả sử dụng FGLS để xem xét kết quả giữa tác động quản lý vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của các DN niêm yết ở TTCK VN Các kết quả mô hình hồiquy, các kết quả kiểm định các vi phạm được tác giả thực hiện trên phần mềm STATA 17.0.
CÁC ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Dựa trên mẫu dữ liệu thu thập gồm 69 DN sản xuất trên TTCK ở VN được niêm yết trên sàn HNX và HOSE giai đoạn từ năm 2012 - 2023, khóa luận đi sâu vào NC thực nghiệm về việc có hay không mối quan hệ giữa tác động của quản lý vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của các DN sản xuất; cũng như xác định tác động của quản lý vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của 69 DN như thế nào để DN đạt hiệu quả hoạt động là cao nhất Từ đó, đề tài đóng góp những nội dung quan trọng sau:
Thứ nhất, về mặt lý luận, đề tài sẽ bổ sung thêm vào các bằng chứng thực nghiệm về tác động của quản lý vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của các DN sản xuất ở
Thứ hai, về mặt thực tiễn, đề tài giúp các nhà quản lý, nhà điều hành DN ở VN có thể nhìn nhận rõ hơn về tác động quản lý vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của
DN để đưa ra chính sách phù hợp nhất cho DN; Bên cạnh đó, đề tài đề xuất một số hàm ý chính sách liên quan cho các DN sản xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động của
DN trong thời gian sắp tới.
CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài được cấu trúc theo một NC định lượng nên được cấu trúc theo 5 chương như sau:
Tại chương 1, tác giả nêu lý do chọn đề tài, xác định mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, sau đó xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tổng quan phương pháp nghiên cứu và cuối cùng là trình bày sơ lược về bố cục của khóa luận tốt nghiệp
Chương 2 Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu
Tại chương 2, tác giả trình bày các khái niệm, ý nghĩa và đo lường về quản lý vốn lưu động và hiệu quả hoạt động của các DN, sau đó tác giả lược khảo các nghiên cứu trước cùng chủ đề trên thế giới và tại VN nhằm xây dựng cơ sở cho việc phát triển mô hình nghiên cứu
Chương 3 Phương pháp nghiên cứu
Tại chương 3, tác giả xây dựng quy trình nghiên cứu, xác định mô hình nghiên cứu dựa trên hệ thống lý thuyết nền và các nghiên cứu trước, cuối cùng là nêu phương pháp và dữ liệu NC
Chương 4 Phân tích kết quả nghiên cứu
Tại chương 4, dựa trên mô hình đã xây dựng ở chương 3, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu của 69 DN sản xuất niêm yết trên TTCK VN trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2023, sau đó tác giả thực hiện phân tích mô hình bằng phần mềm STATA 17.0 và thảo luận kết quả NC
Chương 5 Kết luận và hàm ý chính sách
Tại chương 5, tác giả kết luận nghiên cứu, đề xuất các hàm ý chính sách nhằm giúp các nhà quản lý DN sản xuất tại VN nâng cao hiệu quả hoạt động DN trong thời gian tới Ngoài ra, tác giả cũng trình bày các hạn chế của khóa luận tốt nghiệp và đưa ra hướng nghiên cứu trong tương lai
Trong chương 1, tác giả đã trình bày tóm tắt chương 1 các vấn đề cơ bản của khóa luận gồm: Lý do chọn đề tài; Mục tiêu nghiên cứu; Câu hỏi nghiên cứu; Phạm vi và đối tượng nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu; Các đóng góp của nghiên cứu; Cấu trúc của đề tài Khóa luận đã đưa ra những lý do cấp thiết để quyết định thực hiện đề tài “Tác động của quản lý vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngành sản xuất tại Việt Nam” Đây là chương đặt nền móng cho những chương tiếp theo của khoá luận.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG
2.1.1 Khái niệm của quản lý vốn lưu động
Với sự bùng nổ NC về vốn lưu động trên toàn cầu, thì hiện nay khái niệm về vốn lưu động không còn là một khái niệm trừu tượng mà nó đã trở thành trợ thủ đắc lực của các DN trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập Tương tự, theo Pass và Pike (1984), chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn được gọi là vốn lưu động Một định nghĩa khác khi nói về vốn lưu động của Garcia - Teruel và Martinez - Solano (2006), Brigham và Houston (2007), vốn lưu động hay tổng vốn lưu động là tổng tài sản ngắn hạn của DN để tài trợ cho các HĐKD sản xuất hàng ngày của DN Kim Thoa, Uyên Uyên (2014) định nghĩa theo nghĩa rộng vốn lưu động là giá trị của toàn bộ tài sản ngắn hạn những tài sản gắn với chu kỳ kinh doanh của DN
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng vốn lưu động có thể hiểu là khoản chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn (tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư có khả năng chuyển đổi nhanh chóng) và nợ ngắn hạn nhằm đáp ứng thường xuyên trong quá trình kinh doanh hằng ngày Vốn lưu động có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động của DN Nếu vốn lưu động của DN dương, đồng nghĩa với nợ ngắn hạn nhỏ hơn tài sản ngắn hạn, các tài sản lưu động của DN có tính thanh khoản cao và chi trả tốt các khoản nợ ngắn hạn; ngược lại, DN có vốn lưu động âm tức là tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn, thể hiện tính thanh khoản kém và không có đủ tiền mặt để trả các khoản nợ có thời hạn ngắn
Nhưng nếu DN chỉ tập trung vào việc tích lũy vốn lưu động mà không có chiến lược quản lý vốn lưu động thì DN có thể bỏ qua những thời điểm vàng trên thị trường hoặc không lường trước được những thách thức sắp tới mà DN phải đối diện Tác giả Rehman & Nasr (2007) từng phát biểu rằng quản lý vốn lưu động là một trong những bộ phận rất quan trọng của tài chính DN
Theo Osisioma (1997), Ogundipe và ctg (2012), Hill và cộng sự (2010) đã mô tả hoạt động quản lý vốn lưu động như sau: quản lý vốn lưu động là quá trình quản lý, điều chỉnh cân bằng giữa hai chỉ tiêu là nợ ngắn hạn và tài sản ngắn hạn nhằm đảm bảo các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của DN Quản lý vốn lưu động có thể là tập trung vào việc quản lý các nguồn tài chính và các yếu tố ngắn hạn để duy trì HĐKD hiệu quả
Theo một định nghĩa khác của Van Horne và Wachowicz (2005), quản lý vốn lưu động là việc quản lý các thành phần của tài sản ngắn hạn bằng cách lên kế hoạch và thực hiện các chính sách quản lý vốn lưu động và nợ ngắn hạn Đặc biệt hơn hết, với bối cảnh nền kinh tế hội nhập và thị trường tài chính càng lúc áp lực càng lớn thì việc quản lý vốn lưu động càng lúc càng quan trọng nhằm tối ưu hóa khả năng thanh khoản và dòng tiền tự do của công ty
Tóm lại, quản lý vốn lưu động là hoạt động quản lý liên quan đến hoạch định và kiểm soát các tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của DN Cụ thể hơn là quản lý các thành phần cấu thành nên tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn
2.1.2 Ý nghĩa của quản lý vốn lưu động
Quản trị vốn lưu động có ý nghĩa rất quan trọng trong HĐKD của DN, cụ thể như sau:
Thứ nhất, quản lý vốn lưu động có ý nghĩa rất quan trọng trong HĐKD của DN
Các DN sẽ phải đối diện với các rủi ro phá sản hoặc giải thể nếu các nhà quản lý không có chính sách quản lý vốn lưu động phù hợp
Thứ hai, quản lý vốn lưu động giúp bảo đảm rằng DN có đủ nguồn lực về tài chính nhằm duy trì các HĐKD hiệu quả Trong NC của Richard & cộng sự (2013), Osundina (2014), Lawrence (2015) đã chỉ ra rằng quản lý vốn lưu động ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của DN
Thứ ba, theo NC của Asaduzzaman (2014), DN có thể tối ưu hóa chu kỳ tiền mặt, giảm thiểu thời gian bằng cách quản lý vốn lưu động thông qua hàng tồn kho, công nợ và các khoản phải thu, khoản phải trả,
Thứ tư, quản lý vốn lưu động tốt còn giúp giảm rủi ro về tài chính bằng cách kiểm soát các yếu tố như tồn kho dư thừa, các khoản nợ nhằm đảm bảo DN có khả năng thanh toán và tránh bị phạt lãi suất Theo Mansoori và Muhammad (2012) mục tiêu chính của quản lý vốn lưu động là đảm bảo DN có đủ dòng tiền để tiếp tục vận hành theo cách tối thiểu hóa rủi ro mất khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
Thứ năm, hiệu quả quản trị là rất quan trọng, đặc biệt là đối với các DN sản xuất, nơi phần lớn tài sản bao gồm tài sản lưu động, đặc biệt là hàng tồn kho và các khoản phải thu (Arukmar và Ramanan, 2013) Reddy & Patkar (2004) từng phát biểu rằng vì TSCĐ rất quan trọng cho việc sản xuất thêm tài sản và doanh thu nên vốn lưu động là rất quan trọng để duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh
Thứ sáu, quản lý vốn lưu động tốt còn giảm chi phí lưu kho và xử lý đơn hàng bằng cách kiểm soát mức tồn kho và giảm thiểu mất mát, hủy hàng tồn kho dư thừa Ngoài ra, nó còn đáp ứng nhanh chóng đối với biến động thị trường và nhu cầu của khách hàng, tạo điều kiện cho sự phát triển và đầu tư
Tóm lại, quản lý vốn lưu động không chỉ tác động đến hiệu quả hoạt động mà còn gây tác động tới rủi ro, thanh khoản, sự tồn tại của DN Vậy nên, quản lý vốn lưu động có vai trò rất quan trọng đối với DN Tuy nhiên, nên đầu tư vốn lưu động vừa đủ vì nhiều hơn mức cần thiết sẽ làm mất nhiều chi phí cơ hội của đầu tư và chỉ được cung cấp từ nguồn vốn sẵn có của DN là không đủ
2.1.3 Đo lường quản lý vốn lưu động
Quản trị vốn lưu động có rất nhiều cách đo lường nhưng điểm chung đây là quá trình quản trị các tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn thông qua việc quản trị các thành phần như khoản phải thu, khoản phải trả, hàng tồn kho, chu kỳ luân chuyển tiền, Tùy vào tình hình, đặc điểm, điều kiện, quy mô cụ thể của từng DN mà các nhà quản trị sẽ thực hiện chính sách quản trị vốn lưu động phù hợp Quản trị vốn lưu động có vài cách đo lường như sau:
2.1.3.1 Vòng quay vốn lưu động
Hiệu quả quản lý vốn lưu động được đo lường phổ biển thông qua vòng quay vốn lưu động Các nhà NC đã NC về vòng quay vốn lưu động như: Lina Warrad (2013); C.Lubis, B.S.Marpaung, A.M.Marpaung (2018); V.Singh (2015) Vòng quay vốn lưu động được tính như sau:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
2.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Hiệu quả hoạt động DN là một khái niệm quan trọng được các nhà kinh tế học và nhà quản trị quan tâm Nhìn chung, nó là mức đo lường thể hiện khả năng sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý để đạt được mục tiêu kinh doanh, cụ thể là tối ưu hóa lợi nhuận trong điều kiện hoạt động hiện tại
Từ thế kỷ XVIII, Adam Smith (Nhà kinh tế học người Anh) đã định nghĩa hiệu quả hoạt động là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế Quan điểm này nhấn mạnh vào lợi ích mà DN thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh Về sau, các nhà NC đã phát triển thêm các định nghĩa về chỉ tiêu này Theo Glynn & Murphy (1996) định nghĩa rằng chỉ tiêu này còn xuất phát từ lý thuyết tổ chức và quản lý chiến lược Theo
Vũ Thị Tuyết Mai (2018), nó còn là kết quả sinh lời của DN Bên cạnh đó, phần chênh lệch giữa khoảng thu được và các chi phí bỏ ra cũng được xem là định nghĩa về hiệu quả hoạt động (Nguyễn Năng Phúc, 2008)
Hình 2.1: Chu kỳ luân chuyển tiền và chu kỳ kinh doanh
Ngoài ra, nhà kinh tế học nổi tiếng người Hoa Kỳ - P A Samuelson và Nordhaus trong cuốn sách về kinh tế học định nghĩa rằng hiệu quả hoạt động của DN còn liên quan đến cách DN quản lý tài nguyên, nhân sự, quy trình Cùng quan điểm đó, tác giả Bùi Xuân Phong viết rằng hiệu quả HĐKD của DN phản ánh trình độ và nguồn lực của DN nhằm đạt được mục tiêu mà DN đã đặt ra
Tóm lại, hiệu quả hoạt động của DN được đo lường thông qua lợi nhuận của DN sau quá trình DN sử dụng vốn, nhân lực, nguồn lực trong HĐKD Hiệu quả hoạt động tốt sẽ giúp DN tạo ra lợi nhuận tốt và thể hiện được trình độ, chiến lược của quản lý trong sản xuất kinh doanh DN cần theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động thường xuyên để có những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tối ưu hóa giá trị cổ đông và đảm bảo sự phát triển bền vững
Hiệu quả hoạt động của DN là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ DN nào Nó đóng vai trò then chốt trong việc quyết định sự thành công và phát triển bền vững của
DN trong môi trường kinh doanh đầy biến động Quản lý vốn lưu động chỉ thực sự có ý nghĩa khi và chỉ khi hiệu quả hoạt động của DN tăng (Bùi Bảo Ngọc Đông, 2016) Phân tích hiệu quả HĐKD của DN giúp các nhà quản lý xác định đúng hướng đầu tư và điều chỉnh nguồn vốn DN phù hợp Bên cạnh đó còn phát hiện và khai thác những khả năng tiềm ẩn để mang lại lợi ích cao hơn, đề phòng được rủi ro (Mã Hà Giang, 2019) Đây không chỉ là việc đo lường khả năng đạt được lợi nhuận, mà còn phản ánh khả năng quản lý tài nguyên, nhân sự và quy trình một cách thông minh Hiệu quả hoạt động giúp DN thích ứng nhanh chóng với biến động thị trường, tăng cường uy tín và lòng tin từ khách hàng và đối tác Nó không chỉ là tiêu chí để đánh giá hiệu suất kinh doanh mà còn là chìa khóa để xây dựng cơ sở cho sự phát triển bền vững và tạo ra giá trị lâu dài cho toàn bộ hệ sinh thái DN
2.2.3 Đo lường Đo lường hiệu quả hoạt động hay còn gọi là đo lường hiệu quả thị trường, nó có thể đo lường bằng tốc độ tăng trưởng doanh thu và thị phần, giá mỗi cổ phần trên thu nhập mỗi cổ phần (P/E), chỉ số Tobin's Q, Nhưng phương pháp tiếp cận và phổ biến nhất để đo lường chỉ tiêu này của DN là sử dụng biện pháp dựa trên thị trường hoặc dựa trên kế toán thông qua thước đo ROA và ROE, cụ thể như sau:
2.2.3.1 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) là thước đo tiêu biểu đo lường hiệu quả hoạt động của DN Các NC trước đã lấy chỉ tiêu này để đo lường bao gồm: Jose, Lancaster và Stevens (1996), Klein (1998); Horngren, Harrison và Oliver (2009) vì nó cho thấy mức độ tạo ra lợi nhuận từ tài sản
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 Chỉ tiêu này biểu thị rằng mỗi đơn vị tài sản của DN sẽ tạo ra một số lợi nhuận nhất định Nó có thể được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của DN hoặc để xác định liệu DN đã phát triển theo hướng đúng hay không Tuy nhiên, việc so sánh ROA giữa các ngành khác nhau khá phức tạp, do đó, chỉ có thể so sánh ROA giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành hoặc ROA qua các năm của một DN
2.2.3.2 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Giống như chỉ tiêu ROA, ROE cũng phổ biến trong việc đo lường hiệu quả hoạt động của DN Reilly và Brown (2012), Tamuntuan (2015), Samiloglu & Akgün (2016) đo lường bằng ROE vì ROE cho biết DN tạo ra bao nhiêu lợi nhuận từ số tiền đầu tư từ các cổ đông nên nó là chỉ tiêu quan trọng đối với chủ sở hữu Nếu chỉ số này dương tức là DN kinh doanh có lãi, có tiềm năng phát triển; Ngược lại, chỉ số âm thể hiện DN kinh doanh thua lỗ và cần phải thay đổi chính sách hoạt động phù hợp hơn
𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 Ngoài ra, còn nhiều chỉ tiêu khác để đo lường chỉ tiêu này Tuy nhiên với bài NC này, tác giả sử dụng thước đo ROA vì nó thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của DN từ tất cả các tài sản mà nó sở hữu Trong khi đó ROE chỉ tập trung vào việc so sánh lợi nhuận với vốn chủ sỡ hữu, điều này có thể dẫn đến một cái nhìn không đầy đủ về hiệu quả của DN trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận.
TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
Mục tiêu của bất kỳ DN nào cũng là tối đa hóa giá trị của cổ đông Tuy nhiên, việc bảo toàn thanh khoản cũng là một mục tiêu quan trọng Abdul & Mohamed Nasr (2007) cho rằng quản trị vốn lưu động ảnh hưởng đến hoạt động cũng như khả năng thanh khoản của DN Nếu không để ý đến lợi nhuận thì DN không thể tồn tại trong thời gian dài vì nếu không quan tâm đến thanh khoản, DN có thể phải đối mặt với vấn đề mất khả năng thanh toán hoặc phá sản Tác động của các thành phần chủ yếu trong quản trị vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động bao gồm: quản trị khoản phải thu, quản trị hàng tồn kho, quản trị khoản phải trả và quản trị tiền mặt
Theo quan điểm của Enqvist (2010), trong thời kỳ suy thoái kinh tế, vai trò của quản lý vốn lưu động đối với hiệu quả hoạt động của các DN trở nên quan trọng hơn so với giai đoạn kinh tế phát triển Bất kể nền kinh tế đang ở giai đoạn nào, vốn lưu động vẫn là một yếu tố không thể thiếu liên quan chặt chẽ đến quá trình sản xuất kinh doanh của DN Để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục, các DN cần phải có đủ vốn lưu động Nếu vốn lưu động không được cung cấp đầy đủ và đúng thời điểm, có thể dẫn đến gián đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN
2.3.1 Tác động của kỳ thu tiền bình quân đến hiệu quả hoạt động
Kỳ thu tiền khách hàng (AR) là thước đo trung bình thời gian cần thiết để DN thu hồi tiền từ các khoản bán hàng trả chậm Nói cách khác, AR thể hiện số ngày trung bình mà DN phải chờ đợi để thu được khoản thanh toán từ khách hàng sau khi đã cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ Nhiều NC đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa AR và hiệu quả hoạt động của DN bao gồm David M Mathuva (2010); Bùi Ngọc Toản (2016) Công thức được tính như sau:
AR sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của DN Khách hàng thanh toán trước thời hạn ấn định sẽ giúp DN có vốn lưu động để tiếp tục kinh doanh, nhưng đồng thời
DN sẽ phải trả chiết khấu thanh toán cho người mua Trái lại, trong trường hợp người mua trả chậm, DN có thể sẽ thiếu nguồn vốn để hoạt động và phải vay nợ ngân hàng hoặc các tổ chức khác với lãi suất cao Do đó, DN hiếm khi có thể thu được toàn bộ doanh thu bán hàng do ảnh hưởng của chính sách bán chịu và áp lực từ đối thủ cùng ngành Việc kiểm soát khoản nợ khách hàng đồng nghĩa với việc DN phải chấp nhận đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro
2.3.2 Tác động của kỳ luân hàng tồn kho đến hiệu quả hoạt động
Các bài NC của David M Mathuva (2010); A.K Sharma & Satish Kumar (2011);
Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014) đã chỉ ra rằng kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV) có tác động đến hiệu quả hoạt động của DN INV có công thức như sau:
Những DN sản xuất thường dự trữ hàng tồn kho từ các loại nguyên vật liệu, sản phẩm đang trong quá trình chế biến và thành phẩm để đảm bảo liên tục hoạt động sản xuất và nhanh chóng cung ứng ra thị trường Việc lưu trữ quá ít hàng tồn kho có thể làm gián đoạn quá trình tạo ra thành phẩm và gây trì trệ trong quá trình cung ứng hàng hóa liên tục của DN Điều này sẽ dẫn đến giảm lợi nhuận hoặc có thể gây mất khách hàng và thị phần nghiêm trọng Ngược lại, lưu trữ quá nhiều hàng hóa trong kho có thể làm tăng chi phí cho việc lưu trữ ở kho bãi và đưa ra biện pháp dự phòng cho hàng hóa hư hỏng trong quá trình dự trữ Do đó, DN cần phải kiểm soát lượng hàng cần trữ một cách hợp lý, phù hợp với nhu cầu và quy mô của mình
2.3.3 Tác động của kỳ thanh toán bình quân đến hiệu quả hoạt động
Kỳ thanh toán bình quân (AP) của DN ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của DN vì nó là chỉ số đánh giá DN có khả năng thanh khoản cao hay thấp Để điều chỉnh tốt việc chi tiêu, tránh trường hợp thiếu hụt tiền mặt thì nhà quản lý cần quản lý khoản phải trả phù hợp (Makori D M và A Jagomo, 2013)
𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛 𝑥 365 Marc Deloof (2003) đã chỉ ra rằng các DN có lợi nhuận thấp thường trì hoãn thanh toán hóa đơn của họ Khi các DN trả nợ cho nhà cung cấp trước hạn, họ có thể nhận được chiết khấu thanh toán nhờ chính sách bán chịu Điều này giúp tăng lợi nhuận, nâng cao uy tín và có thể trở thành khách hàng đáng tin cậy trong mắt các đối tác cung cấp Điều này mở ra cơ hội để DN được hưởng các ưu đãi khác từ nhà cung cấp như chiết khấu thương mại, ưu tiên trong bán hàng Ngược lại, việc trả chậm cho thấy
DN chưa có sự hiệu quả trong hoạt động
2.3.4 Tác động của chu kỳ luân chuyển tiền tệ đến hiệu quả hoạt động
Các NC trước kia cho thấy chu kỳ luân chuyển tiền tệ có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động như NC của Amarjit Gill, Nahum Biger & Neil Mathur (2010); Huynh Phuong Dong và Jyh-tay Su (2010)
Marc Deloof (2003) đã có quan điểm về CCC là khoảng thời gian từ khi mua nguyên vật liệu đến khi thu được doanh thu từ việc bán thành phẩm Thời gian này càng dài thì mức đầu tư vào vốn lưu động càng lớn CCC dài có thể tăng lợi nhuận do dẫn đến doanh số cao hơn Tuy nhiên, lợi nhuận cũng có thể giảm theo CCC nếu chi phí đầu tư vào vốn lưu động cao hơn lợi ích của việc nắm giữ nhiều hàng tồn kho hoặc cấp thêm tín dụng thương mại cho khách hàng Thời gian chuyển đổi tiền mặt dài sẽ tạo ra nhiều chi phí đầu tư, trong khi chu kỳ ngắn sẽ khó thúc đẩy doanh số bán hàng Do đó, việc cân nhắc và điều chỉnh CCC thông qua thay đổi thời gian thu nợ khách hàng, thời gian trữ kho và thời gian trả nợ cho người bán là rất quan trọng để đảm bảo phù hợp và hiệu quả trong quản lý vốn lưu động của DN.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Để xác định mối quan hệ giữa quản lý vốn lưu động với hiệu quả hoạt động của
DN sản xuất niêm yết trên TTCK VN, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp trong giai đoạn 2012 - 2023 của các DN sản xuất niêm yết trên TTCK VN Mẫu NC bao gồm 69 DN sản xuất, trong đó có 20 DN niêm yết trên sàn HNX và 49 DN niêm yết trên sàn HOSE, tổng các quan sát NC là 828 quan sát Quy trình NC được trình bày thứ tự các bước sau:
Bước 1: Xác định đề tài và mục tiêu NC
Bước 2: Lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài NC Tổng hợp các lý thuyết có nội dung liên quan và kết quả đạt được ở những nghiên cứu trước, làm nền tảng để thực hiện các bước tiếp theo
Bước 3: Sau khi sơ lược tổng quát những lý thuyết liên quan đến chủ đề ở bước 2, khóa luận tiến hành tạo dựng mô hình và chỉnh sửa để có nội dung hợp lý với đề tài của tác giả; lần lượt xác định và lý giải các biến; sau đó, tác giả đề xuất các giả thuyết nghiên cứu
Bước 4: Thu thập số lượng mẫu DN phải phù hợp với mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp để nghiên cứu Các DN trong dữ liệu mẫu phải có đầy đủ số liệu cần thiết trong giai đoạn khảo sát nghiên cứu
Bước 5: Xác định phương pháp NC bằng những kỹ thuật phân tích và ước lượng cụ thể: phân tích thống kê, ma trận tương quan và ước lượng hồi quy theo Pooled OLS, FEM, REM
Bước 6: Kiểm tra lại các giả thuyết ban đầu tác giả đề xuất; đồng thời thực hiện kiểm định Hausman và F để chọn lựa giữa OLS, FEM và REM, sau đó chọn ra phương pháp hồi quy phù hợp với NC nhất trong ba phương pháp trên
Bước 7: Thực hiện kiểm định các khuyết tật có thể có trong nghiên cứu gồm: hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai sai số thay đổi Trường hợp không xuất hiện khuyết tật thì kết hợp bước 6 để thực hiện bước 8; còn có một trong các khuyết tật đã nêu thì khắc phục dựa vào phương pháp FGLS; đồng thời xem xét lại nội dung của các giả thuyết nghiên cứu
Bước 8: Căn cứ vào kết quả hồi quy, khóa luận thực hiện thảo luận và rút ra các kết luận về nghiên cứu Thông qua kết quả thu được để đề ra các giải pháp, chính sách có liên quan nhằm giải quyết các câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu.
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Với đề tài khóa luận nêu trên, tác giả căn cứ vào lý thuyết về vốn lưu động, quản lý vốn lưu động, hiệu quả hoạt động và dựa vào các mô hình NC trước, cụ thể là mô hình đề xuất của Huynh Phuong Dong, Jyh-tay Su (2010); Gul et al (2013); Makori và Jagomo (2013); Bùi Ngọc Toản (2016) Tác giả sử dụng hai mô hình hồi quy bao gồm mô hình gộp OLS model, mô hình ảnh hưởng cố định - FEM, mô hình ảnh hưởng ngẫu nghiên - REM để chỉ ra mối quan hệ của quản lý vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của DN sản xuất Tác giả đề ra hai mô hình để tránh hiện tượng đa cộng tuyến vì biến CCC được hình thành từ AR, INV, AP (CCC=AR+INV-AP) Hai mô hình NC cụ thể tác giả đưa ra trong bài viết:
Biến phụ thuộc: Tỷ suất sinh lời trên tài sản (𝑅𝑂𝐴 𝑖𝑡 )
Các biến độc lập: Các biến quản trị vốn lưu động: Kỳ thu tiền bình quân (𝐴𝑅 𝑖𝑡 ), kỳ luân chuyển hàng tồn kho (𝐼𝑁𝑉 𝑖𝑡 ), kỳ thanh toán bình quân (𝐴𝑃 𝑖𝑡 )
Các biến kiểm soát: Quy mô DN (𝑆𝐼𝑍𝐸 𝑖𝑡 ), chỉ số nợ (𝐷𝑅 𝑖𝑡 ), tỷ số thanh toán hiện hành (𝐶𝑅 𝑖𝑡 ), tỷ lệ tài sản cố định (𝐹𝐴𝑇𝐴 𝑖𝑡 )
Các chỉ số i, t lần lượt tương ứng với DN và năm NC, 𝛽 0 đại diện hệ số chặn, 𝛽 1 -
𝛽 7 đại diện hệ số góc của các biến độc lập và εi,t là phần dư của mô hình
Biến phụ thuộc: Tỷ suất sinh lời trên tài sản (𝑅𝑂𝐴 𝑖𝑡 )
Các biến độc lập: Biến đại diện quản lý vốn lưu động: Chu kỳ luân chuyển tiền
Các biến kiểm soát: Quy mô DN (𝑆𝐼𝑍𝐸 𝑖𝑡 ), chỉ số nợ (𝐷𝑅 𝑖𝑡 ), tỷ số thanh toán hiện hành (𝐶𝑅 𝑖𝑡 ), tỷ lệ tài sản cố định (𝐹𝐴𝑇𝐴 𝑖𝑡 )
Các chỉ số i, t lần lượt tương ứng với DN và năm NC, 𝛽 0 là hệ số chặn, 𝛽 1 - 𝛽 7 là hệ số góc của các biến độc lập và εi,t là phần dư của mô hình
3.2.2 Giải thích các biến trong mô hình nghiên cứu
Tùy vào tình hình, đặc điểm, điều kiện, quy mô cụ thể của từng DN mà các nhà quản lý sẽ thực hiện chính sách quản lý vốn lưu động phù hợp Đây là tiền đề để đề xuất mô hình NC, do đó bài khóa luận bám sát với các NC trước đây của tác giả Gul et al (2013); Dương Thị Hồng Vân và Trần Phương Nga (2018)
Trong NC của Vương Đức Hoàng Quân và Dương Diễm Kiều (2016), Dương Thị Hồng Vân và Trần Phương Nga (2018) phát biết rằng: "Tỷ suất sinh lời trên tài sản là biến phụ thuộc, được tính bằng lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản Với mục đích là xét về lợi nhuận tổng thể, nên sử dụng kết quả hoạt động chung của DN để đo lường chỉ tiêu lợi nhuận và không NC đến lợi nhuận của nhà đầu tư cũng như lợi nhuận của vốn chủ sở hữu" Dựa trên cơ sở đó, chỉ tiêu này có công thức như sau:
Tác giả dựa vào NC của Từ Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014); Bùi Ngọc Toản (2016), Dương Thị Hồng Vân và Trần Phương Nga (2018) để xây dựng các biến độc lập như sau:
3.2.2.2.1 Kỳ thu tiền bình quân tác động đến hiệu quả hoạt động
Trong hoạt động của DN, AR thường chiếm tỷ lệ lớn nhất vì nó bao gồm khoản phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, thu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, phải thu khác AR là trung bình thời gian mà DN thu hết các khoản tiền mà khách hàng nợ khi mua hàng tại DN Vì vậy, AR ở mức cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào cách quản lý vốn lưu động của DN Nếu quản lý vốn lưu động tốt, AR sẽ được rút ngắn dẫn đến hiệu quả hoạt động của DN sẽ có chiều hướng tích cực (Deloof, 2003) Quá trình thu tiền càng kéo dài đồng nghĩa với nợ khó đòi và chi phí thu hồi nợ tăng lên, làm giảm hiệu quả sinh lời của DN Một số NC trước đây cũng cho thấy kỳ thu tiền bình quân có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động như NC của David
M Mathuva (2010); Huynh Phuong Dong & Jyh-tay Su (2010); Marc Deloof (2003); Amarjit Gill, Nahum Biger & Neil Mathur (2010) Dựa vào cơ sở đó, giả thuyết có nội dung như sau:
Giả thuyết H1: Kỳ thu tiền bình quân (AR) có mối quan hệ ngược chiều với tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của DN (ROA)
𝐴𝑅 𝑖𝑡 được tính bằng cách lấy khoản phải thu chia doanh thu thuần và nhân với
365, các chỉ tiêu này được xác định thông qua BCTC
3.2.2.2.2 Kỳ luân chuyển hàng tồn kho tác động đến hiệu quả hoạt động
INV thể hiện trung bình thời gian của một vòng quay hàng tồn kho và thấy được sự phân bổ hợp lý trong công tác dự trữ và kiểm soát tồn kho của DN INV càng ngắn thì vòng quay hàng tồn kho càng cao, giúp DN giảm bớt vốn dự trữ Ngược lại, INV dài thì DN có thể đang trong tình trạng dự trữ quá mức, tồn đọng sản phẩm Tốc độ chuyển hóa của hàng tồn kho thành tiền mặt kém khiến DN giảm khả năng thanh khoản và gây hạn chế vốn để hoạt động và tăng cường hiệu quả hoạt động Tóm lại, dự trữ quá ít nguyên vật liệu, công cụ, hàng hóa, vật tư có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất nhưng nếu dự trữ quá nhiều sẽ làm dư thừa, tăng chi phí Do đó, "Nếu DN có chiến lược quản lý vốn lưu động phù hợp thì INV sẽ được đảm bảo dự trữ vừa đủ, đáp ứng kịp lúc nhu cầu sản xuất HĐKD của DN" (Sharma và Kumar, 2011) NC của A.K Sharma, Satish Kumar (2011); Abdul Raheman, Mohamed Nasr (2007); Bùi Ngọc Toản (2016) đều đề cập đến INV có quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động Dựa trên cơ sở đó, kỳ luân chuyển hàng tồn kho được kỳ vọng như sau:
Giả thuyết H2: Kỳ luân chuyển hàng tồn kho (INV) có mối quan hệ ngược chiều với tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của DN (ROA)
𝐼𝑁𝑉 𝑖𝑡 được tính bằng cách lấy giá trị hàng tồn kho chia giá vốn hàng bán và nhân với 365, các chỉ tiêu này được xác định thông qua BCTC
3.2.2.2.3 Kỳ thanh toán bình quân tác động đến hiệu quả hoạt động
AP của DN ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của DN vì nó là chỉ số đánh giá DN có khả năng thanh khoản cao hay thấp Để điều chỉnh tốt việc chi tiêu, tránh trường hợp thiếu hụt tiền mặt thì nhà quản lý cần quản lý khoản phải trả phù hợp (Makori D M và A Jagomo, 2013) AP là trung bình thời gian mà DN chi trả hết các khoản nợ mua hàng từ đối tác kinh doanh Kéo dài thời gian trả nợ giúp DN tháo gỡ khó khăn về vốn, tạo vòng quay sản xuất kinh doanh liên tục và là giải pháp tín dụng tạm thời cho
DN trong khoảng thời gian ngắn AR dài có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của DN Các NC của Gacia (2010), Abuzayed (2011), Ashraf (2012), Vương Đức Hoàng Quân và ctg (2014) cũng nhất quán với quan điểm trên Do đó, giả thuyết kỳ thanh toán bình quân được kỳ vọng như sau:
Giả thuyết H3: Kỳ thanh toán bình quân (AP) có mối quan hệ cùng chiều với tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của DN (ROA)
𝐴𝑃 𝑖𝑡 được tính bằng cách lấy khoản tiền cần trả cho người bán chia giá vốn hàng bán và nhân với 365, các chỉ tiêu này được xác định thông qua BCTC
3.2.2.2.4 Chu kỳ luân chuyển tiền tệ tác động đến hiệu quả hoạt động
Tuy đã đo lường quản lý vốn lưu động bằng AR, INV, AP nhưng để khách quan và tổng quát, tác giả vẫn sử dụng CCC Vì CCC là quá trình chuyển hóa các thành phần như khoản nợ phải thu, hàng tồn kho và các khoản cần thanh toán thành tiền mặt (CCC=AR+INV-AP) Quá trình chuyển hóa tiền càng ngắn cho thấy DN quản lý vốn lưu động tốt và giảm bớt được chi phí tài trợ bên ngoài Vì vậy, tác giả cho rằng CCC sẽ ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu quả hoạt động Cùng quan điểm này ở một số NC như David M Mathuva (2010); Huynh Phuong Dong, Jyh-tay Su (2010); Ashraf (2012), Usama (2012), Từ Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014) cũng cho kết quả chu kỳ luân chuyển tiền tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động Căn cứ vào đó, tác giả cũng kỳ vọng như sau:
Giả thuyết H4: Chu kỳ luân chuyển tiền (CCC) có mối quan hệ ngược chiều với tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của DN (ROA)
𝐶𝐶𝐶 𝑖𝑡 được tính bằng cách lấy kỳ thu tiền bình quân cộng với kỳ luân chuyển hàng tồn kho và trừ kỳ thanh toán bình quân
Ngoài các biến độc lập trên, khóa luận còn sử dụng các biến kiểm soát để tăng độ tin cậy như sau:
Thứ nhất, Quy mô DN (𝑆𝐼𝑍𝐸 𝑖𝑡 ) được tính bằng cách tính toán logarit của tổng tài sản, tổng tài sản được thu thập từ BCTC
Dựa vào các NC của Amarjit Gill, Nahum Biger và Neil Mathur (2010), Vương Đức Hoàng Quân và Dương Diễm Kiều (2015), tác giả kỳ vọng SIZE có mối quan hệ cùng chiều với ROA
Thứ hai, Tỷ số thanh toán hiện hành (𝐶𝑅 𝑖𝑡 ) được tính bằng cách lấy tài sản ngắn hạn chia nợ ngắn hạn, các chỉ tiêu này được xác định thông qua BCTC
𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 Dựa vào NC của Arunkumar O.N và T Radharamanan (2012), Nguyễn Thúy Quỳnh và Triệu Thị Phương Hiền (2018), tác giả kỳ vọng CR có mối quan hệ ngược chiều với ROA
Thứ ba, Chỉ số nợ (𝐷𝑅 𝑖𝑡 ), được tính bằng cách lấy tổng nợ chia tổng tài sản, các chỉ tiêu này được xác định thông qua BCTC
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 Dựa vào NC của Gul et al (2013), Makori và Jagomo (2013), tác giả kỳ vọng DR có mối quan hệ ngược chiều với ROA
Thứ tư, Tỷ lệ tài sản cố định (𝐹𝐴𝑇𝐴 𝑖𝑡 ), được tính bằng cách lấy tổng nợ chia tổng tài sản, các chỉ tiêu này được xác định thông qua BCTC
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑐ố đị𝑛ℎ 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ Dựa vào NC của Dương Thị Hồng Vân và Trần Phương Nga (2018), tác giả kỳ vọng FATA có mối quan hệ ngược chiều với ROA
Tóm lại, tác giả kỳ vọng dấu của các biến quản trị vốn lưu động tác động đến khả năng sinh lợi được thể hiện trong Bảng 3.1 sau đây:
Bảng 3.1 Bảng tóm tắt các biến mô hình nghiên cứu
Tên biến Cách đo lường Kỳ vọng dấu nghiên cứu
ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản
Jose, Lancaster và Stevens (1996), Klein (1998); Horngren, Harrison và Oliver (2009)
AR Kỳ thu tiền bình quân
(Các khoản phải thu/ Doanh thu bán hàng) x 365
David M Mathuva (2010); Huynh Phuong Dong & Jyh- tay Su (2010); Marc Deloof (2003); Amarjit Gill, Nahum Biger & Neil Mathur (2010)
INV Kỳ luân chuyển hàng tồn kho
(Hàng tồn kho bình quân ⁄ Giá vốn hàng bán) × 365
A.K Sharma, Satish Kumar (2011); Abdul Raheman, Mohamed Nasr (2007); Bùi Ngọc Toản (2016)
AP Kỳ thanh toán bình quân
(Phải trả người bán bình quân ⁄ Giá vốn hàng bán) × 365
Vương Đức Hoàng Quân và ctg (2014)
CCC Chu kỳ luân chuyển tiền
AR + INV - AP Ngược chiều
David M Mathuva (2010); Huynh Phuong Dong, Jyh- tay Su (2010); Ashraf (2012), Usama (2012), Từ Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Uyên Uyên (2014)
SIZE Quy mô doanh nghiệp
Amarjit Gill, Nahum Biger và Neil Mathur (2010), Vương Đức Hoàng Quân và Dương Diễm Kiều (2015)
CR Tỷ số thanh toán hiện hành
Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
T Radharamanan (2012), Nguyễn Thúy Quỳnh và Triệu Thị Phương Hiền (2018)
DR Chỉ số nợ Tổng nợ/Tổng tài sản
Gul et al (2013), Makori và Jagomo (2013)
Tỷ lệ tài sản cố định
Doanh thu ròng/Tổng tài sản cố định trung bình
Dương Thị Hồng Vân và Trần Phương Nga (2018)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành khóa luận này, tác giả lựa chọn sử dụng phương pháp định lượng để NC Dựa vào các NC trước của Gul et al (2013); Makori và Jagomo (2013), bài
NC này chọn phương pháp OLS, FEM, REM để chỉ ra mối quan hệ của quản lý vốn lưu động đến hiệu quả hoạt động của DN sản xuất Ngoài ra, phương pháp tiếp cận này không gây khó khăn lớn cho việc ứng dụng và triển khai NC
Phương pháp phân tích hồi quy vì đây là phương pháp NC định lượng dựa trên phương pháp bình phương bé nhất thông thường (OLS - Ordinary Least Square)là một phương pháp thống kê phổ biến được sử dụng để ước lượng các tham số trong mô hình tuyến tính
Mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) là hai phương pháp phổ biến được sử dụng trong mô hình hồi quy cho dữ liệu có tính chất panel (dữ liệu theo thời gian và không gian) Sự khác nhau của hai mô hình này là trong mô hình FEM, giả định là mỗi đối tượng trong dữ liệucó một tác động cố định lên biến phụ thuộc và trong khi đó, mô hình REM giả định rằng các hiệu ứng cố định không tồn tại và các hệ số của các biến giải thích là ngẫu nhiên
Tuy nhiên để bảo đảm sự phù hợp mô hình, NC đã thực hiện một số kiểm định như đa cộng tuyến, Hausman, F, phương sai sai số thay đổi, hiện tượng tự tương quan
Hiện tượng đa cộng tuyến là hiện tượng khi một hoặc nhiều biến giải thích trong mô hình hồi quy có mức độ tương quan cao với nhau Khi có đa cộng tuyến, các ước lượng của các hệ số của các biến liên quan có thể trở nên không ổn định hoặc không chính xác Kiểm định như đa cộng tuyến được sử dụng để phát hiện và đánh giá mức độ của hiện tượng này trong mô hình hồi quy
Kiểm định Hausman được sử dụng để lựa chọn giữa FEM và REM trong mô hình hồi quy cho dữ liệu panel Ý tưởng cơ bản là so sánh các ước lượng từ FEM và REM để xem xét xem liệu các biến giải thích có thể được coi là ngẫu nhiên hay không
Kiểm định F là một kiểm định thống kê được sử dụng để kiểm tra tính chất chung của mô hình hồi quy tuyến tính Trong bối cảnh của mô hình hồi quy đa biến, kiểm định F thường được sử dụng để kiểm tra xem ít nhất một trong các hệ số hồi quy là không đồng thời bằng không hoặc không Nếu kiểm định F cho thấy rằng mô hình hồi quy là ý nghĩa thống kê, có nghĩa là ít nhất một trong các biến giải thích là quan trọng đối với biến phụ thuộc
Phương sai sai số thay đổi xảy ra khi phương sai của các sai số mô hình không đồng nhất qua các giá trị của biến giải thích Hiện tượng này có thể dẫn đến các ước lượng không chính xác của các tham số của mô hình hồi quy Có nhiều phương pháp kiểm định phương sai sai số thay đổi, bao gồm kiểm định Breusch-Pagan và kiểm định White
Hiện tượng tự tương quan xảy ra khi các sai số mô hình không độc lập với nhau qua các quan sát trong dữ liệu dạng chuỗi thời gian Điều này có thể dẫn đến các ước lượng không chính xác của các tham số và các kết quả kiểm định thống kê không đáng tin cậy
Và đặc biệt là sử dụng phương pháp FGLS Toàn bộ mẫu quan sát được xử lý bằng phần mềm STATA 17.0.
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
THỐNG KÊ MÔ TẢ VÀ PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN
Kết quả của thống kê mô tả các biến đo lường trong mô hình hồi quy của khóa luận NC được thể hiện trong Bảng 4.1 sau đây:
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến
Tên biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn
Nguồn: Tác giả tính toán bằng phần mềm STATA 17.0
Từ bảng thống kê mô tả cho thấy có tất cả 828 quan sát của 69 DN ngành sản xuất Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2023 Khóa luận thực hiện mô tả các biến như sau: Biến ROA có giá trị trung bình 8,76%, độ lệch chuẩn là 0.082 Trong đó, giá trị ROA nhỏ nhất là (-0.36) là Công ty Cổ phần (CTCP) Dược - Thiết bị Y tế Việt Mỹ năm 2014 và ROA lớn nhất là (0.51) là CTCP Hóa chất Đức Giang năm 2020 ROA có giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất có khoảng chênh lệch khá lớn, thể hiện hiệu quả hoạt động của các DN trong ngành có độ phân tán khá rộng Điều này cho thấy có nhiều DN có hiệu quả hoạt động tốt; và ngược lại, có một số DN hoạt động còn yếu và bị thua lỗ
Nhìn chung, hiệu quả hoạt động trung bình các DN ngành sản xuất qua các năm từ
2012 đến 2023 tương đối ổn Mặc dù, đại dịch Covid-19 đã làm trì trệ và suy giảm các lĩnh vực hoạt động của nước ta giai đoạn 2019-2021, nhưng có thể thấy ROA trung bình của ngành thực phẩm ở các năm này không chênh lệch mấy so với trước đó Qua đây, có thể khẳng định rằng những DN trong ngành sản xuất của VN đã hoạt động hiệu quả, ổn định và ít bị tác động trong giai đoạn NC Tuy nhiên, vẫn có sự chênh lệch giữa các DN với nhau trong cùng năm, thể hiện DN trong lĩnh vực sản xuất có quy mô đa dạng và cạnh tranh gay gắt với nhau
AR thể hiện khoảng thời gian mà khách hàng trả tiền cho DN kể từ thời điểm mua chịu Thời gian trung bình mà DN ngành sản xuất thu được tiền từ khách hàng là 112 ngày và độ lệch chuẩn là 1009 ngày Trong đó, thời gian thu tiền ngắn nhất (0.17 ngày) là CTCP Thương mại Bia Hà Nội tại năm 2014 và thời gian thu tiền dài nhất (28821 ngày) là CTCP Kỹ nghệ Đô Thành ở năm 2015 Nguyên nhân các biến thường có khoảng biến thiên rộng như vậy là vì ngành nghề, quy mô kinh doanh và chiến lược bán hàng của từng DN là khác nhau
INV thể hiện khoảng thời gian mà nguyên vật liệu được chuyển hóa sang thành phẩm và chờ bán ra thị trường Trung bình thời gian lưu trữ kho của các DN là 99 ngày và độ lệch chuẩn là 72 ngày Thời gian dự trữ kho ngắn nhất (0.09 ngày) là CTCP Thương mại Bia Hà Nội năm 2023 và thời gian trữ kho dài nhất (1019.80 ngày) là Dược - Thiết bị Y tế Việt Mỹ năm 2021 Thời gian trữ kho trung bình hơn ba tháng không quá dài cho thấy tính thiết yếu của ngành sản xuất đối với cuộc sống hằng ngày Điều này là phù hợp với đặc thù các ngành sản xuất vì phải thường xuyên duy trì mức tồn kho tương đối cao để đáp ứng nhu cầu thị trường trong những lúc khan hiếm và nguồn cung các nguyên liệu không ổn định, đặc biệt là yếu tố về mùa vụ
AP thể hiện khoảng thời gian mà DN thanh toán nợ cho nhà cung cấp kể từ thời điểm mua hàng Thời gian thanh toán trung bình là 35,72 ngày và độ lệch chuẩn là 28.7 ngày Thời gian thanh toán ngắn nhất (0 ngày) là CTCP Nhựa Đà Nẵng năm
2015 và thời gian thanh toán dài nhất là (271.89 ngày) là DN CTCP Viettronics Tân Bình năm 2016 Qua đó, thấy được thời gian mà những DN thuộc lĩnh vực sản xuất thanh toán cho người bán không quá lâu
CCC thể hiện quá trình khi mua nguyên vật liệu, sản xuất sản phẩm để đem bán và thu tiền về của DN Thời gian chuyển hóa tiền mặt trung bình là 175.51 ngày và độ lệch chuẩn là 1014 ngày Thời gian chuyển hóa tiền mặt ngắn nhất (-53.13 ngày) là
Xi măng Bỉm Sơn năm 2019 và dài nhất (28864.58 ngày) là CTCP Kỹ nghệ Đô Thành năm 2015 Sở dĩ, thời gian chuyển hóa tiền mặt âm là vì tổng của thời gian DN thu tiền mua hàng và tồn kho nguyên vật liệu sản xuất nhỏ hơn thời gian thanh toán cho nhà cung cấp (CCC = AR + INV – AP), giúp DN chiếm dụng vốn Nhìn chung, ngành sản xuất có thời gian chuyển hóa tiền mặt tương đối dài và tỷ trọng dương nhiều, thể hiện tình hình hoạt động của DN tốt và ổn định
Như vậy, có thể thấy mặt bằng chung các DN sản xuất tại VN có năng lực quản trị vốn lưu động khá tốt khi các thành phần cấu thành là AP, INV, AR, CCC tương đối hợp lý Tuy nhiên, một số nhỏ DN vẫn còn gặp không ít trở ngại trong việc quản lý vốn lưu động và kết quả hoạt động chưa khả quan
Bên cạnh các biến độc lập, tác giả cũng thực hiện mô tả thông tin bốn biến kiểm soát: Quy mô DN tính theo logarit doanh thu của các DN trong ngành tương đối đồng đều, tập trung SIZE có quy mô trung bình là 28.06 và độ lệch chuẩn là 1.57, quy mô nhỏ nhất là 20 và quy mô lớn nhất là 33 CR đo lường khả năng thanh khoản tài sản ngắn hạn của DN CR có giá trị trung bình cao là 2.21, độ lệch chuẩn là 1.8358, giá trị nhỏ nhất là 0.25 và giá trị lớn nhất là 17.29 Tỷ số nợ trên tài sản đo lường khả năng quản lý và sử dụng nợ của doanh nghiệp DR trung bình là 0.4303, độ lệch chuẩn là 0.19, tỷ số nợ nhỏ nhất là 0.05 và tỷ số nợ lớn nhất là 0.97 Điều này cho thấy hầu hết các DN có phần lớn tài sản được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu Tỷ lệ tài sản cố định (FATA) là biến vi mô, có giá trị trung bình là 0.29, độ lệch chuẩn là 0.16, giá trị nhỏ nhất là 0.01 và giá trị lớn nhất là 0.86
4.1.2 Ma trận hệ số tương quan Để xem xét về mối tương quan của các biến trong mô hình NC, tác giả kiểm tra hệ số tương quan của các biến độc lập:
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến
Biến ROA AR INV AP CCC SIZE DR CR FAT
Nguồn: Tác giả tổng hợp bằng STATA 17.0
Từ bảng 4.2 mô tả hệ số ma trận tương quan giữa các biến, tác giả nhận thấy rằng các biến AR, INV, AP, CCC, SIZE, DR, CR, FATA có mối quan hệ tuyến tính khá chặt chẽ với ROA vì hầu hết các hệ số tương quan giữa các biến đều nhỏ hơn 0.5 (cao nhất là 0.1739) Các biến AR, INV, AP, CCC, DR, FATA có tương quan phủ định và các biến SIZE, CR có tương quan khẳng định với ROA
Mối tương quan giữa hai biến ROA và AR là -0,0337, kết quả này cho thấy AR có quan hệ ngược chiều với ROA và đúng với quan điểm DN rút ngắn quá trình thu tiền từ khách hàng, sẽ giúp tăng hiệu quả hoạt động của DN
Mối tương quan giữa hai biến ROA và INV là -0,1828, kết quả này cho thấy INV có quan hệ ngược chiều với ROA Điều này khẳng định rằng thời gian tồn trữ hàng hóa càng ngắn thì DN càng tăng hiệu quả hoạt động
Mối tương quan giữa hai biến ROA và AP là -0,1725, kết quả này cho thấy AP có quan hệ ngược chiều với ROA
Mối tương quan giữa hai biến ROA và CCC là -0,0416, kết quả này cho thấy CCC có quan hệ ngược chiều với ROA .
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Khóa luận tiến hành thực hiện hồi quy lần lượt hai mô hình với ba phương pháp ước lượng hồi quy bao gồm: Pooled OLS, FEM, REM và thực hiện các kiểm định để tìm ra phương pháp thích hợp nhất với từng mô hình các biến
4.2.1 Kết quả mối quan hệ qua mô hình 1
Bảng 4.3: Kết quả mô hình OLS, FEM, REM
(***), (**), (*) tương ứng với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 10%; 5% và 1%
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp kết quả phân tích từ ứng dụng STATA 17.0
Tiếp theo, tiến hành so sánh và chọn lựa giữa phương pháp Pooled OLS và phương pháp FEM thông qua kiểm định F với các giả thuyết như sau:
𝐻 0 : mô hình Pooled OLS là phù hợp
𝐻 1 : mô hình FEM là phù hợp
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định F của mô hình 1
Nguồn: Tác giả tổng hợp trên công cụ Stata 17.0
Dựa vào kết quả ở Bảng 4.4, ta thấy Prob > F = 0.0000 nhỏ hơn 0.05 nên giả thuyết
𝐻 0 bị bác bỏ và giả thuyết 𝐻 1 được chấp nhận Vậy nên mô hình hồi quy FEM thích hợp hơn mô hình hồi quy Pooled OLS ở mức ý nghĩa thống kê 5%
Sau khi chọn được mô hình giữa Pooled OLS và FEM là mô hình FEM, tác giả tiếp tục so sánh giữa hai phương pháp FEM và REM thông qua kiểm định Hausman với các giả thuyết sau:
𝐻 0 : mô hình FEM là phù hợp
𝐻 1 : mô hình REM là phù hợp
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Hausman của mô hình 1
Test of H0: Difference in coefficients not systematic chi2(7) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B) =4.15
Nguồn: Tác giả tổng hợp trên công cụ Stata 17.0
Thông qua Bảng 4.5, giá trị của Prob > chi2 = 0.6558 lớn hơn 0.05 nên giả thuyết
𝐻 0 bị bác bỏ và giả thuyết 𝐻 1 được chấp nhận Do đó, mô hình REM thích hợp với mô hình 1 hơn FEM ở mức ý nghĩa thống kê 5%
Với mô hình 1, khi tiến hành so sánh giữa ba phương pháp Pooled OLS, FEM, REM thì mô hình REM là phù hợp nhất
Tương tự như mô hình 1, tác giả cũng thực hiện hồi quy mô hình NC theo ba phương pháp Pooled OLS, FEM, REM và tiến hành so sánh để chọn ra phương pháp phù hợp nhất cho mô hình 2
Bảng 4.6: Kết quả mô hình OLS, FEM, REM của mô hình 2
(***), (**), (*) tương ứng với mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 10%; 5% và 1%
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp kết quả phân tích từ ứng dụng STATA 17.0
Tiếp theo, tiến hành so sánh và chọn lựa giữa phương pháp Pooled OLS và phương pháp FEM thông qua kiểm định F với các giả thuyết như sau:
𝐻 0 : mô hình Pooled OLS là phù hợp
𝐻 1 : mô hình FEM là phù hợp
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định F của mô hình 2
Nguồn: Tác giả tổng hợp trên công cụ Stata 17.0
Dựa vào kết quả ở Bảng 4.7, ta thấy Prob > F = 0.0000 nhỏ hơn 0.05 nên giả thuyết
𝐻 0 bị bác bỏ và giả thuyết 𝐻 1 được chấp nhận Vậy nên mô hình hồi quy FEM thích hợp hơn mô hình hồi quy Pooled OLS ở mức ý nghĩa thống kê 5%
Sau khi chọn được mô hình giữa Pooled OLS và FEM là mô hình FEM, tác giả tiếp tục so sánh giữa hai phương pháp FEM và REM thông qua kiểm định Hausman với các giả thuyết sau:
𝐻 0 : mô hình FEM là phù hợp
𝐻 1 : mô hình REM là phù hợp
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Hausman của mô hình 2
Test of H0: Difference in coefficients not systematic chi2(6) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B) = 4.41
Nguồn: Tác giả tổng hợp trên công cụ Stata 17.0
Qua kiểm định Hausman ở Bảng 4.8, Prob > chi2 = 0.3539 lớn hơn 0.05 nên giả thuyết 𝐻 0 bị bác bỏ và giả thuyết 𝐻 1 được chấp nhận Kết luận được rằng mô hình REM phù hợp với mô hình 2 hơn FEM ở mức ý nghĩa thống kê 5%
Sau khi thực hiện so sánh giữa ba phương pháp ước lượng hồi quy như trên thì kết quả mô hình 2 tương tự như mô hình 1 khi mô hình REM là phù hợp nhất
Như vậy, qua quá trình thực hiện so sánh ba phương pháp là Pooled OLS, FEM, REM thì kết quả hai mô hình NC đều đồng nhất khi mô hình REM phù hợp nhất với khóa luận và dựa vào đó để phân tích tác động trong bài.
KIỂM ĐỊNH CÁC KHUYẾT TẬT
4.3.1 Kiểm định đa cộng tuyến
Tác giả tiến hành kiểm định đa cộng tuyến của hai mô hình bằng hệ số VIF (Variance Inflation Factor)
Bảng 4.9: Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình 1
Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích STATA 17.0
Bảng 4.10: Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình 2
Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích STATA 17.0
Kết quả ở Bảng 4.9 và Bảng 4.10 cho thấy hệ số VIF của hai mô hình lần lượt là 1.48 và 1.53, cả hai đều có giá trị nhỏ hơn 10 Điều này đồng nghĩa với không xuất hiện đa cộng tuyến trong hai mô hình này
Phương sai sai số thay đổi được tác giả kiểm định thông qua Breusch - Pagan
Lagrangian multiplier cho cả hai mô hình NC theo phương pháp REM với giả thuyết sau đây:
𝐻 0 :‘ Không tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi
𝐻 1 : Tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Bảng 4.11: Kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi của mô hình 1 chibar2(01) 988.08
Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích STATA 17.0
Bảng 4.12: Kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi của mô hình 2 chibar2(01) 1028.81
Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích STATA 17.0
Dựa vào kết quả ở Bảng 4.11 và Bảng 4.12, giá trị của Prob > chibar2 đều bằng 0.0000, nhỏ hơn 0.05 nên giả thuyết 𝐻 0 bị bác bỏ và giả thuyết 𝐻 1 được chấp nhận Kết luận rằng cả hai mô hình đều tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Vì mô hình REM tồn tại cả hai hiện tượng là phương sai sai số thay đổi và tự tương quan, nghi ngờ có hiện tượng nội sinh giữa các biến trong mô hình, tác giả lựa chọn phương pháp FGLS để xử lý những sai phạm này
4.3.3 Kiểm định tự tương quan
Hiện tượng tự tương quan trong hai mô hình NC được kiểm định thông qua Wooldridge với giả thuyết như sau:
𝐻 0 :‘ Không xảy ra hiện tượng tự tương quan
𝐻 1 :‘ Xảy ra hiện tượng tự tương quan
Bảng 4.13: Kiểm định tự tương quan của mô hình 1
Nguồn: Tác giả tổng hợp trên công cụ Stata 17.0
Bảng 4.14: Kiểm định tự tương quan của mô hình 2
Nguồn: Tác giả tổng hợp trên công cụ Stata 17
Dựa vào Bảng 4.13 và Bảng 4.14, giá trị Prob > F có được ở hai mô hình đều là 0.0000, đều nhỏ hơn 0.05 Vì thế, giả thuyết 𝐻 0 bị bác bỏ và giả thuyết 𝐻 1 được chấp nhận Kết luận rằng dữ liệu NC có xuất hiện tự tương quan Như vậy, qua quá trình kiểm định các khuyết tật, kết quả cho thấy mô hình NC có tồn tại tự tương quan và phương sai sai số thay đổi Vì vậy, tác giả sẽ tiếp tục hồi quy theo phương pháp FGLS để khắc phục hai hiện tượng trên.
KẾT QUẢ FGLS
Nhằm đảm bảo tính hiệu quả cho hai mô hình, tác giả tiến hành hồi quy hai mô hình NC theo phương pháp FGLS để giải quyết những khuyết tật hiện có trong mô hình
Bảng 4.15: Kết quả hồi quy FGLS của mô hình 1 và mô hình 2
Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 1 Mô hình 2
ROA Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn P - value
Nguồn: Tác giả tổng hợp trên công cụ Stata 17
Dựa vào Bảng 4.15, các biến quản trị vốn lưu động gồm: INV và các biến kiểm soát gồm: SIZE, DR, CR, FATA đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (giá trị P-value
< 0.05) Tóm lại, với mức ý nghĩa 5% phương trình biểu diễn cho hai mô hình lần lượt như sau:
ROA = - 0.000162 INV + 0.0124524 SIZE - 0.241538 DR - 0.0051565 CR - 0.0386315 FATA
ROA = 0.0130735 SIZE - 0.241538 DR - 0.0062205 CR - 0.0428257 FATA