TỔNG QUAN
TỔNG QUAN VỀ KCN HIỆP PHƯỚC
2.1.1 Lịch sử hình thành KCN Hiệp Phước :
Dự án KCN Hiệp Phước có tổng diện tích là 2.000 ha, được chia làm 3 giai đoạn:
− Giai đoạn 1 : 311,4 ha (đang hoạt động)
− Giai đoạn 2 : 579 ha (đang triển khai đền bù giải tỏa, san lấp mặt bằng)
Ngoài ra, khoảng 1600 ha cũng sẽ được quy hoạch để xây dựng thành Khu Đô thị, cảng nhằm tạo nên một phức hợp KCN và Khu Đô thị lớn nhất Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.2 Vị trí địa lý – Quy mô và mục tiêu phát triển:
Khu Công nghiệp Hiệp Phước có địa bàn thuộc 2 xã Hiệp Phước và xã Long Thới, huyện Nhà Bè, Tp.HCM Với vị trí nằm cách trung tâm Thành phố 15 km về phía Nam, giao thông thuận lợi cũng góp phần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lưu thông, trao đổi hàng hóa một cách thuận tiện
Khu Công nghiệp Hiệp Phước có vị trí địa lý thuận lợi:
− Giao thông đường bộ: Nằm trên trục đường Bắc Nam của Thành phố cách sân bay Tân Sơn Nhất 25 km tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong KCN giao lưu, trao đổi hàng hóa
− Giao thông đường thủy: Do phía Đông và phía Nam được bao bọc bởi hệ thống sông Soài Rạp nên KCN đã đầu tư xây dựng cảng Container Trung tâm Sài Gòn (SPCT) Với đặc điểm là một cảng nước sâu nên cảng SPCT có khả năng tiếp nhận các tàu có trọng tải trên 50000 dwt Ngoài ra, KCN Hiệp Phước còn có dự án cảng Tân Cảng – Hiệp Phước (có thể tiếp nhận các tàu có tải trọng 30000 dwt) và sẽ đi vào hoạt động trong năm 2013 nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa cho các doanh nghiệp
SVTH: Mã Kim Tài Lộc_0853010462 GVHD: Ths Trần Anh Tích Lan
Hình 2.1: Kết quả xác định vị trí KCN Hiệp Phước trên Google Earth
2.1.2.2 Quy mô và mục tiêu phát triển:
Giai đoạn 1 của KCN Hiệp Phước với tổng diện tích 311,4 ha đã hoàn chỉnh và đi vào hoạt động, thu hút được 92 dự án trong và ngoài nước với tổng vốn đầu tư là 391,5 triệu USD và 7675,3 tỷ đồng
Với vị trí địa lý thuận lợi, giai đoạn 2 với tổng diện tích 597 ha đang được triển khai nhằm thu hút đầu tư từ các ngành công nghiệp, dịch vụ cảng sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, không gây ô nhiễm môi trường Điển hình như các ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến thực phẩm cao cấp, công nghiệp khai thác cảng biển …
2.1.3 Cơ sở hạ tầng – Tình hình hoạt động của KCN:
Nhằm đáp ứng được nhu cầu cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong KCN hoạt động và kinh doanh, KCN Hiệp Phước đã đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng với đầy đủ các tiện ích như:
− Hệ thống giao thông nội bộ bao gồm các trục đường chính, đường phụ nhằm phục vụ cho nhu cầu đi lại của công nhân viên và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa
− Hệ thống cung cấp điện của nhà máy điện Hiệp Phước có công suất 675 MW
− Hệ thống cung cấp nước sạch kết nối trực tiếp với hệ thống cung cấp nước của Thành phố với công suất 2.000 m 3 /ngày đêm và nhà máy cung cấp nước ngầm Long Hậu 2.500 m 3 /ngày đêm
− Hệ thống thu gom xử lý chất thải rắn và Trạm XLNT với công suất 6.000 m 3 /ngày đêm (2 module)
Dự án Đường ống dẫn khí Phú Mỹ do Tổng Công ty Khí Việt Nam đầu tư đóng vai trò quan trọng cung cấp năng lượng cho các khu công nghiệp Ngoài ra, đường ống này còn cung cấp nguồn nguyên liệu sạch, góp phần bảo vệ môi trường và giảm chi phí.
SVTH: Mã Kim Tài Lộc_0853010462 GVHD: Ths Trần Anh Tích Lan
− Ngoài ra còn có các tiện ích khác nhằm trang trí cho khuôn viên KCN và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của công nhân viên như: hệ thống chiếu sáng, cây xanh, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy, nhà lưu trú công nhân, trung tâm sinh hoạt công nhân Trạm y tế…
2.1.3.2 Tình hình hoạt động của khu công nghiệp:
Từ khi được thành lập đến nay, tổng số doanh nghiệp đầu tư vào KCN Hiệp Phước trong giai đoạn 1 và giai đoạn 2 đã lên tới 92 doanh nghiệp Trong đó:
− Số doanh nghiệp đang hoạt động: 77
− Số doanh nghiệp đang triển khai xây dựng: 8
− Số doanh nghiệp chưa triển khai xây dựng: 7
Các doanh nghiệp tại đây hoạt động trong nhiều lĩnh vực sản xuất đa dạng, bao gồm xi mạ, dệt nhuộm, chất dẻo, thuộc da, cơ khí, thực phẩm, thiết bị giáo dục, chế biến hải sản và các dịch vụ hàng hải Sự đa dạng này giúp đa dạng hóa nền kinh tế địa phương và tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân.
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện số doanh nghiệm tại KCN Hiệp Phước Đang hoạt động
2.1.4 Hiện trạng và công tác bảo vệ môi trường KCN:
2.1.4.1 Các nguồn tác động đến môi trường KCN:
Tính đến quý I năm 2012, tồng số doanh nghiệp đã, đang và sẽ triển khai hoạt động trong KCN Hiệp Phước đã lên đến con số 92, đây là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của KCN Tuy nhiên, sự gia tăng các doanh nghiệp trong KCN cũng là vấn đề đáng lo ngại vì nó gây ra những tác động đến môi trường và gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của công nhân và người dân ở khu vực xung quanh Điều này đã tạo ra những thách thức rất lớn cho các phòng ban có trách nhiệm trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường của KCN
Nước thải công nghiệp của tất cả các cơ sở sản xuất trong KCN Hiệp Phước sau khi được xử lý sơ bộ tại các Nhà máy, đảm bảo được các yêu cầu về nồng độ giới hạn cho phép theo Tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải của KCN Hiệp Phước (tương đương TCVN 5945:2005, mức C) trước khi vào hệ thống xử lý tập trung của Trạm XLNT Lượng nước thải sau khi được thu gom về Trạm rất đa dạng, đây là nguyên nhân gây ra những vấn đề ô nhiễm phức tạp và khó xử lý:
− Ô nhiễm màu nước: nguồn thải phát sinh từ các doanh nghiệp sản xuất giấy, dệt nhuộm, mực in …
TỔNG QUAN VỀ TRẠM XLNT KCN HIỆP PHƯỚC
2.2.1 Lịch sử hình thành trạm:
Ngay từ khi Công ty Cổ phần KCN
Hiệp Phước thành lập, bộ phận Bảo vệ Môi trường đã được thành lập và ngày 17/11/2008
Phòng Môi trường trực thuộc Ban Tổng giám đốc, với Giám đốc Môi trường lãnh đạo, là đơn vị chuyên trách về lĩnh vực bảo vệ môi trường Phòng Môi trường đóng vai trò tiên phong trong hệ thống các Khu Chế xuất - Khu Công nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, đảm nhận trọng trách quản lý môi trường.
Hình 2.2: Trạm XLNT KCN Hiệp Phước
SVTH: Mã Kim Tài Lộc_0853010462 GVHD: Ths Trần Anh Tích Lan
Ngày 30 tháng 01 năm 2008, Trạm XLNT – KCN Hiệp Phước đã khánh thành và đi vào hoạt động dưới sự quản lý và điều hành của Phòng Môi trường
Công suất xử lý nước thải ban đầu của Trạm là 3.000 m 3 /ngày.đêm (Module 1) với chất lượng nước thải sau xử lý đạt cột B theo QCVN 40:2011/BTNMT
Tuy nhiên, do tình hình các doanh nghiệp trong KCN ngày càng gia tăng kéo theo lượng nước thải ra trong quá trình sản xuất và chế biến cũng tăng theo nên HIPC đã tiến hành xây dựng Module 2 (công suất 3.000 m3/ngày.đêm) nhằm tăng công suất xử lý của Trạm XLNT trong tương lai (tiếp nhận nước thải của các DN tăng công suất, các DN chưa hoạt động và nước thải phát sinh từ Khu D – Giai đoạn 2) Hệ thống xử lý nước thải Module 2 này dự kiến sẽ được đưa vào vận hành trong năm 2012
Hiện nay, theo cơ cấu tổ chức của Phòng Môi trường HIPC thì nguồn nhân lực gồm có 15 người Trong đó:
− Trình độ thạc sĩ: 02 người
− Học viên cao học: 03 người
− Trình độ kỹ sư: 05 người
− Công nhân vận hành: 03 người
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Phòng Môi trường KCN Hiệp Phước
2.2.1.3 Nhiệm vụ của từng tổ chuyên ngành: Điều hành và quản lý trạm xử lý nước thải là Trạm Trưởng
− Tổ Kinh doanh – Thí nghiệm:
Nhiệm vụ quản lý các khoản thu chi của Trạm XLNT (điện năng tiêu thụ, hóa chất sử dụng, chi phí bảo trì, bảo dưỡng hệ thống…thu phí XLNT từ doanh nghiệp) Đồng thời, các nhân viên trong tổ này có nhiệm vụ xây dựng quy trình phân tích mẫu (theo tiêu chuẩn ISO), kiểm tra, phân tích mẫu nước thải hàng ngày trước và sau xử lý
− Tổ Cơ – điện và Tổ Vận hành:
Theo dõi và kiểm tra hoạt động hệ thống máy móc đảm bảo vận hành ổn định Trạm Xử Lý Nước Thải (XLNT) Giám sát, chăm sóc vi sinh vật duy trì hoạt động hiệu quả hệ thống Kiểm soát lượng bùn thải và rác thải phát sinh, xử lý kịp thời tránh ô nhiễm môi trường Ghi chép Nhật ký vận hành chi tiết, giúp kịp thời phát hiện và khắc phục sự cố, duy trì hiệu suất hoạt động Trạm XLNT.
Tổ Vận Hành Giám Đốc
SVTH: Mã Kim Tài Lộc_0853010462 GVHD: Ths Trần Anh Tích Lan
Tham gia giám sát và hướng dẫn các công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp Thường xuyên kiểm tra và đánh dấu các hố thu gom nước thải trong KCN Đồng thời, tổ môi trường có trách nhiệm nhắc nhở các doanh nghiệp thực hiện đúng những quy định trong việc thu gom và xử lý nước thải nhằm mục đích ngăn chặn những hành vi xả nguồn nước ô nhiễm ra môi trường
2.2.2 Các nguồn tiếp nhận nước thải trong KCN:
2.2.2.1 Thông tin hệ thống XLNT của KCN:
Hệ thống XLNT trong KCN Hiệp Phước gồm 2 phần: mạng lưới thu gom nước thải và Trạm XLNT tập trung Trong đó, Trạm XLNT tập trung được xây dựng gồm 2 Module với công suất lên đến 6.000 m 3 /ngày đêm
Ban đầu, tại Trạm XLNT tập trung chỉ có 1 Module với công suất 3.000 m 3 /ngày.đêm Tuy nhiên, do tốc độ phát triển nhanh của các dự án trong KCN nên HIPC đã đầu tư xây dựng thêm Module 2 với công suất tương tự Module 1 là 3.000 m 3 /ngày.đêm với mục đích:
− Xử lý toàn bộ nước thải phát sinh từ các doanh nghiệp trong KCN
− Khắc phục các nhược điểm của Module 1 trong ổn định xử lý nitơ, độ màu và Coliforms
− Có khả năng nâng cao hiệu quả xử lý khi có yêu cầu của các cơ quan chức năng
2.2.2.2 Mạng lưới thu gom nước thải của KCN:
Mạng lưới thu gom nước thải có tổng chiều dài các đường ống khoảng 7 km, bao gồm 9 trạm bơm và 3 tuyến tự chảy :
+ Trạm bơm A1, A2: Thu gom nước thải khu A
+ Trạm bơm Hào Dương: Nước thải thuộc da Hào Dương
+ Trạm bơm 1: Nước thải sinh hoạt
+ Trạm bơm 2: Nước thải xi mạ và nước thải sinh hoạt
+ Trạm bơm 3: Nước thải xi mạ
+ Trạm bơm 4: Nước thải dệt nhuộm
+ Trạm bơm 5: Nước thải còn lại
+ Trạm bơm 6: Nước thải thuộc da
+ Tuyến tự chảy từ Công ty Da Sài Gòn
+ Tuyến tự chảy từ Công ty bảo vệ thực vật Sài Gỏn
+ Tuyến tự chảy từ các cụm công nghiệp bắt đầu từ Lô B5
Hiện nay, lượng nước thải từ các doanh nghiệp trong Khu A, B, C toàn bộ đã được đấu nối vào hệ thống thu gom của KCN Nước thải trước khi được thu gom vào hệ thống xử lý của Trạm XLNT phải được xử lý sơ bộ để đạt mức tương đương cột C TCVN 5945:2005 Cuối cùng, nước thải sau xử lý sẽ đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B và được xả ra môi trường bên ngoài (rạch Dinh Ông)
SVTH: Mã Kim Tài Lộc_0853010462 GVHD: Ths Trần Anh Tích Lan
2.2.3 Hệ thống xử lý nước thải tại trạm XLNT KCN Hiệp Phước:
Sơ đồ 2.2: Hệ thống xử lý nước thải KCN Hiệp phước
: Đường dẫn khí vào hệ thống
Hồ Sinh học Rạch Dinh Ông Máy tách rác
Bể gom Bể gom Bể gom Bể gom Bể gom Bể gom
Bể lắng 2.1 Bể lắng 2.2 Polymer anion
Bể chứa bùn sinh học
Công ty xử lý bùn hoặc nơi trạm xử lý khác Nơi xử lý rác
Nước thải trước tiên chảy qua song chắn rác và được lắng cát tại các trạm bơm rồi về Trạm xử lý tập trung và được phân loại đưa vào các bể gom, qua máy tách rác Phần rác sẽ được chuyển đến nơi xử lý rác, còn phần nước tiếp tục chảy sang bể điều hoà Nước thải tiếp tục được bơm sang bể khấy 1 Trên đường dẫn về bể khuấy
1 có 2 đường hoá chất châm vào là dung dịch H 2 SO 4 và NaOH đề điều chỉnh pH Tại bể khuấy 1 có 1 đường ống châm dung dịch keo tụ FeCl2 , nước thải tiếp tục chảy qua bể khuấy 2 và có 1 đường ống châm chất trợ keo là polymer anion giúp hỗ trở quá trình lắng và tiếp tục chảy qua bể khuấy 3 Tại mỗi bể khuấy có sử dụng thiết bị motor khuấy với tốc độ thích hợp để kích thích quá trình keo tụ - tạo bông Sau đó nước thải được chuyển sang bể lắng 1, phần cặn lắng được hút sang bể chứa bùn hoá lý nhờ bơm, phần nước tiếp tục chuyển sang bể đệm rồi phân phối đều cho
2 bể aerotank để xử lý sinh học các hợp chất hữu cơ Nước thải tại 2 bể aerotank sẽ được lắng tại bể lắng 2, nước thải sau khi lắng sẽ được đưa xuống HSH để ổn định lượng nước thải trước khi đưa ra nguồn tiếp nhận, còn phần bùn 1 phần sẽ được tuần hoàn lại bể aerotank, 1 phần được bơm hút về bể chứa bùn sinh học Cuối cùng nước được thải ra nguồn tiếp nhận (rạch Dinh Ông) sau khi được ổn định tại HSH
Hỗn hợp bùn nước từ 2 bể chứa bùn hoá lý và bùn sinh học được bơm lên máy ép bùn trục vít, bùn được phơi và đem bón cho cây xanh trong KCN
2.2.3.2 Nhiệm vụ của từng bể:
Trung chuyển nước thải của các doanh nghiệp về trạm xử lý nước thải tập trung Trong trạm bơm gồm có:
Song chắn rác đóng vai trò tách các vật thô như giẻ, rác, vỏ hộp, mẫu đất đá trước khi đi vào đường ống, giúp ngăn chặn tình trạng nghẹt đường ống Loại song chắn này thường được làm bằng sắt, với khoảng cách giữa các thanh sắt là 2 cm, đảm bảo lọc hiệu quả những vật thể có kích thước lớn hơn nhưng vẫn cho phép dòng chảy đi qua suôn sẻ.
SVTH: Mã Kim Tài Lộc_0853010462 GVHD: Ths Trần Anh Tích Lan + Bể lắng cát: tránh tình trạng nghẹt đường ống ở các công đoạn sau, dưới tác dụng của trọng lực cát nặng sẽ lắng xuống đáy và kéo theo một phần chất đông tụ sau đó sẽ được loại bỏ
Hình 2.3: Trạm bơm nước thải
Thu gom nước thải từ các công ty, các doanh nghiệp về Tram xử lý tập trung nhằm phân loại nước thải và dễ dàng kiểm tra chất lượng nước thải đầu vào
Hình 2.4: Các bể thu gom nước thải.
Tách các tạp chất như: cát, sỏi, đá… có kích thước ≥2 cm ra khỏi nước thải nhằm tránh tránh tình trạng nghẹt đường ống ở các công đoạn sau
TỔNG QUAN VỀ THUỶ SINH THỰC VẬT
Thuỷ sinh thực vật các loài thực vật sinh trưởng trong nước, do TSTV có tốc độ phát triển khá nhanh và phân bố rộng nên chúng có thể gây nên một số bất lợi cho con người Tuy lợi ích của TSTV là việc hấp thụ các chất thải qua bộ rễ của nó.Việc sử dụng TSTV để xử lý nước thải là lấy đi các chất dinh dưỡng trong nước thải tránh hiện tượng phú dưỡng hoá và chuyển các chất dinh dưỡng này vào cơ thể sinh vật Chính vì thế, ta có thể lợi dụng chúng để xử lý nước thải, làm phân compost, làm thức ăn cho người và gia súc không chỉ làm giảm bất lợi do chúng gây ra mà còn thu thêm nhiều lợi nhuận cho ta
2.3.1 Tính đa dạng theo dạng sống của thuỷ sinh thực vật:
2.3.1.1 Thuỷ sinh thực vật sống ngập nước: (submerged)
Loại thực vật này phát triển trong lòng nước (phát triển dưới bề mặt nước) và chỉ phát triển ở nguồn nước có đủ ánh sáng Đặc điểm quan trọng của các loài
TSTV này là chúng tiến hành quang hợp hay quá trình trao đổi chất hoàn toàn trong nước Chúng gây nên tác hại như là tăng độ đục của nguồn nước, ngăn cản sự khuyết tán của ánh sáng vào trong nước Do đó các loài TSTV này không hiểu quả trong việc làm sạch các chất thải
2.3.1.2 Thuỷ sinh thực vật sống trôi nổi: (floating plants)
Nhóm thực vật thủy sinh phát triển mạnh mẽ ở vùng nhiệt đới, thường trôi nổi trên mặt nước Hệ thống rễ chùm, nằm dưới nước và không bám đất, chịu trách nhiệm hấp thụ dinh dưỡng và cung cấp cho quá trình quang hợp diễn ra ở lá Thực vật thủy sinh di chuyển theo dòng nước, cho phép rễ quét qua môi trường để hấp thụ trực tiếp chất dinh dưỡng Rễ cũng tạo giá thể cho vi sinh vật bám vào, hỗ trợ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước Sinh khối của nhóm thực vật này đôi khi trở thành vấn đề sinh thái do tốc độ phát triển và sinh sản nhanh.
2.3.1.3 Thuỷ sinh thực vật sống nửa ngập nước: (emergent plant)
Loài thực vật này có rễ bám vào đất và một phần thân ngập trong nước.Một phần thân và toàn bộ lá của chúng nhô hẳn lên mặt nước, phần rễ bám vào đất ngập trong nước nhận dinh dưỡng trực tiếp trong đất.Việc làm sạch môi trường nước đối với loài thực vật này chủ yếu ở phần lắng của đáy lưu vực nước
SVTH: Mã Kim Tài Lộc_0853010462 GVHD: Ths Trần Anh Tích Lan
Bảng 2.1: Một số loài thuỷ sinh thực vật phổ biến
Loại Tên thông thường Tên khoa học
Thuỷ sinh thực vật sống ngập nước
Hydrilla verticillata Myriophyllum spicatum Blyxa aubertii
Thuỷ sinh thực vật sống trôi nổi
Lục bình Bèo tấm Bèo tai tượng
Eichhornia crassipes Wolfia arrhiga Pistia stratiotes Salvinia spp
Thuỷ sinh thực vật sống nửa ngập nước
Bulrush Sậy Cattails Rau dừa nước
Scirpus spp Phragmites comminis Typha spp
2.3.2 Tính đa dạng theo khả năng thích ứng độ mặn: gồm 5 nhóm
− Nhóm I: thực vật nước ngọt điển hình, phát triển ở độ mặn 0 ‰
− Nhóm II: thực vật nước ngọt hướng lợ, phát triển ở độ mặn 0 ‰ đến 20 ‰
− Nhóm III: thực vật nước lợ điển hình, phát triển ở độ mặn từ trên 5 ‰ đến nhỏ hơn 25 ‰
− Nhóm IV: thực vật biển hướng lợ, phát triển ở độ mặn từ trên 15 ‰ đến 30 ‰ hoặc hơn
− Nhóm V: thực vật có nguồn gốc biển rộng muối, phát triển ở độ mặn từ 30 ‰ hoặc hơn đến 5 ‰
2.3.3 Thành phần cơ thể của các thuỷ sinh thực vật:
− Thuỷ sinh thực vật chiếm khá cao 85 – 95 % trọng lượng cơ thể
− Biến thiên 90 – 95 % đối với TSTV sống trôi nổi
− Khoảng 76 – 90 % đối với TSTV vật sống nổi
− Khoảng 80 % đạm tổng số dưới dạng protein
− Có thể thay đổi theo hàm lượng chất dinh dưỡng của môi trường sống
Khoảng 8 – 60 % tuỳ theo hàm lượng khoáng trong nước thải
2.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thuỷ sinh thực vật:
Thuỷ sinh thực vật cũng như các loài thực vật khác cũng cần có ánh sáng và dưỡng chất để phát triển Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng là: nhiệt độ, ánh sáng, pH của nước, chất dinh dưỡng và cơ chất trong nước, các chất khí hoà tan trong nước, độ mặn (hàm lượng muối) trong nước, các chất độc hại có trong nước, dỏng chảy của nước và sinh thái của nước
2.3.5 Nhiệm vụ của thuỷ sinh thực vật:
2.3.5.1 Đối với thân hoặc rễ:
− Là giá thể cho vi khuẩn bám vào phát triển
− Lọc và hấp thụ các chất rắn
2.3.5.2 Đối với thân hoặc lá ở mặt nước hoặc lá phía trên mặt nước:
− Hấp thu ánh sáng mặt trời do đó có thể ngăn cản được sự phát triển của tảo
− Làm giảm ảnh hưởng của gió lên bề mặt xử lý
− Làm giảm sự trao sự trao đổi khí giữa nước và khí quyển
SVTH: Mã Kim Tài Lộc_0853010462 GVHD: Ths Trần Anh Tích Lan
− Vận chuyển oxy từ lá xuống rễ
2.3.6 Cơ chế loại bỏ chất thải của thuỷ sinh thực vật:
2.3.6.1 Cơ chế loại bỏ BOD 5 : Ở các bể xử lý, các hợp chất hữu cơ không tan sẽ được lắng xuống đáy và được phân huỷ bởi các VSV kị khí, còn phần chất rắn lơ lững hoặc các chất hữu cơ tan trong nước được các VSV sống lơ lững trong nước phân huỷ Chúng phân huỷ các chất hữu cơ thành các chất vô cơ (khoáng hoá) hoặc các hợp chất hữu cơ đơn giản khác dễ hấp thụ cung cấp cho các loài TSTV phát triển, tăng sinh khối và thải ra oxy phân tử hoà tan trong nước và các hoạt chất sinh học cần thiết khác tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hiếu khí phát triển và oxy còn được sử dụng vào các phản ứng sinh hoá phân huỷ các chất hữu cơ Mặt khác, rễ và thân của các loài thuỷ sinh tạo điều kiện cho các VSV bám vào mà không bị chìm xuống đáy và che chở cho vi khuẩn không bị chết dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời Với cơ chế này, TSTV giúp làm giảm lượng chất hữu trong nước thải với hiệu suất cao
Hình 2.19: Mối quan hệ cộng sinh giữ TSTV và VSV
Môi trường nước thải Khoáng, chất hữu cơ phức tạp Sản phẩm phụ, đường, amino acid
Chất hữu cơ trong nước
2.3.6.2 Cơ chế loại bỏ chất rắn:
Thực vật thuỷ sinh có thời gian tồn tại trong nước rất lâu, do đó các chất rắn dạng keo được chuyển hoá nhờ VSV bám vào đó trong môi trường nước Ngoài ra, chất rắn dạng keo còn bị biến đổi do sự va chạm vào TSTV, đáy hồ, sông và các chất lơ lửng khác Các chất lơ lửng được chuyển hoá bởi sự thoái rửa yếm khí hoặc hiếu khí
2.3.6.3 Cơ chế chuyển hoá nitơ:
Nitơ trong nước thải được chuyển hoá nhờ TSTV thu nhận để tăng sinh khối, bị mất theo dạng amoniac hay do VSV tham gia trong quá trình nitric hoá và phản nitrit hoá
2.3.6.4 Cơ chế chuyển hoá photpho:
Photpho được chuyển hoá nhờ VSV thường rất quan trọng nhưng chuyển hoá bởi TSTV cũng mang ý nghĩa to lớn Phopho và các hợp chất khác chứa photpho đều được thực vật hấp thụ vào trong cơ thể tổng hợp năng lượng và sinh khối.Cuối cùng photpho được loại bỏ bằng cách thu hoạch sinh khối thực vật hay vét bùn lắng ở đáy
2.3.6.5 Cơ chế khử kim loại nặng và vi lượng:
Các kim loại nặng và vi lượng được thực vật chuyển hoá để tăng sinh khối, kết quả là làm giảm lượng kim loại và vi lượng trong nước và chúng được tách ra bằng cách thu hoạch sinh khối thực vật Ngoài ra, kim loại nặng và vi lượng cũng được loại đi do tham gia vào quá trình ion hoá, quá trình hấp phụ, lắng động bùn đáy và chuyển hoá thành các hợp chất hữu cơ hay được kết tủa dưới dạng oxyt, hydroxyt, cacbonate, photphate, và sulfit
2.3.6.6 Cơ chế loại bỏ virut và VSV gây bệnh:
Xử lý nước thải bẳng TSTV thấy lượng virut, VSV gây bệnh đều có chiều hướng giảm và chúng được loại bằng các tác động sau:
− Tác động do yếu tố vật lý: tia tử ngoại và các yếu tố vật lý tiềm ẩn trong bùn
SVTH: Mã Kim Tài Lộc_0853010462 GVHD: Ths Trần Anh Tích Lan
− Tác động do yếu tố hoá học: quá trình oxy hoá, quá trình khử và các chất độc hoá học
− Tác động do yếu tố sinh học: cạnh tranh giữa các VSV với nhau và các độc tố được tách ra từ quá trình phát triển của thực vật
2.3.6.7 Cơ chế lảm giảm hiện tượng phú dưỡng hoá: (tảo nở hoa - alga bloom)
Khi trong môi trường nước xuất hiện hiện trượng này là điềm báo hiện tượng nước bị ô nhiễm nặng Nguyên nhân là do trong nước chứa quá nhiều chất hữu cơ và vô cơ (chủ yếu là nitơ, photpho) Các chất này làm tăng nhanh sự tích tụ và làm tăng nhanh sự phát triển của tảo trong thời gian ngắn dẫn đến thiếu oxy hoà tan trong nước Khi đó, xảy ra hiện tượng suy giảm sinh khối do phân huỷ, kết quả làm giảm pH của nước và gây ra mùi khó chịu
Do đó, khi trồng TSTV sẽ hấp thụ các ion dinh dưỡng hoà tan trong nước như nitrat và phophat sẽ làm giảm đáng kể hiện tượng này
2.3.7 Những ưu điểm khi dùng thuỷ sinh thực vật làm sạch môi trường nước:
− Chi phí xử lý bằng TSTV không cao
− Quá trình công nghệ không đòi hỏi công nghệ phức tạp
− Hiệu quả xử lý ổn định đối với nhiều loại nước thải ô nhiễm thấp
− Điều hoà môi trường không khí
− Sinh khối tạo ra được ứng dụng nhiều mục đích khác: nguyên liệu cho thủ công mỹ nghệ, làm phân xanh, sản xuất biogas
− Không cần cung cấp năng lượng cho quá trình xử lý
− Quan hệ cộng sinh giữa TSTV và VSV đem lại sức sống tốt hơn cho cả hai nhóm sinh vật và tác dụng xử lý cũng tăng cao
2.3.8 Những nhược điểm khi dùng thuỷ sinh thực vật làm sạch môi trường nước:
− Diện tích cần dùng để xử lý chất thải lớn
− Thời gian xử lý kéo dài do các quá trình trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản của thực vật chậm hơn VSV rất nhiều
− Khó kiểm soát được tốc độ tăng sinh khối của thực vật
− Ngoài VSV có lợi trong việc xử lý, còn có các loài VSV gây bệnh sẽ phát triển mạnh ở bộ rễ và những vùng xung quanh của thực vật, chúng sẽ là tác nhân sinh học gây ô nhiễm môi trường rất mạnh.
TỔNG QUAN VỀ CÂY RAU DỪA NƯỚC VÀ ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
− Rau dừa nước thuộc loại thân thảo
− Có tên gọi khác là: Rau dừa trâu, Thuỷ long, Du long thái, Thuỳ Thái, Quá giang đằng (cái giây qua sông),
Quá đương sà, Tỳ bà thái, Ngư phiêu thảo, Co nha pót
(Thái), Phjăc póp nặm (Tày)
− Cây rau dừa nước thuộc họ rau dừa nước Oentheraceae –
− Có tên khoa học là Jussiace repens L (Cubospemum palustre Lour)
Là loài liên nhiệt đới, thường mọc hoang và được trồng ở các ruộng, ao, hồ, đầm nước, kênh rạch, ngoài lạch…
SVTH: Mã Kim Tài Lộc_0853010462 GVHD: Ths Trần Anh Tích Lan
− Ở Việt Nam: nơi nào cũng có cây rau dừa nước thường gặp ở nơi ẩm tại Việt Nam
− Trên thế giới: các vùng ôn đới, nhiệt đới và á nhiệt đới đều thấy loại cây này như: Malaixia, Ấn Độ, Trung Quốc, Đảo Angti, Cu Ba
Cỏ bò mọc ở những nơi ẩm ướt hay mọc nổi trên mặt nước nhờ loại rễ phao màu trắng hình trứng, xốp, có rễ ở mấu
Mềm yếu, bén ờ các mấu
Lá đơn, mọc so le, hình trứng hay hơi thuôn , đến cuốn lá hơi hẹp lại, phiến có hai dạng, loại lá trên không hình trứng đầu tù, gân trắng, không long; loại lá dưới nước có dạng giống như rễ cây, dài 4 – 6 cm, rộng 5 – 12 cm
Lưỡng tính đơn sinh ở nách, hoa trắng ngà mọc riêng lẻ ở kẽ lá, cuống dài 1 cm (cả cuống dài ước chừng 2 – 3 cm), cánh hoa đầu tù, bầu nhuỵ có lông, đài hoa hình tam giác Thường trổ hoa vào tháng 6 – 9 dương lịch
+ Đài hoa với bầu hạt mọc tách ra làm 5 mãnh hình kim, dài 6 – 7 cm, về phía ngoài chùm mọc một lớp lông mềm dài
+ Cánh hoa 5 cánh hình trứng ngược dài 1 – 1,2 cm, rộng 6 – 8 cm
Nhị đực của hoa Sâm Ngọc Linh có 10 nhị, mọc ở phía dưới bầu hạt Phần phía dưới của nhị, nơi tiếp xúc với mặt ngoài của bầu cũng mọc một lớp lông mềm, có hình dáng như một hình trụ Lớp lông này dài khoảng 2 - 3 cm, đường kính khoảng 30 mm Cá biệt, có một số trường hợp nhị đực mọc trên lớp lông mềm này.
Trái nang dài, hình trụ dài 3 – 4 cm, trên mặt có long, nở làm 3 mảnh, nhiều hột nhỏ
Trong thực tế rau dừa nước mọc quanh năm thu hái gần như 4 mùa
Hình 2.20: Cây rau dừa nước
− Thành phần hữu cơ gồm có: đa phenol (flavon, tamin), terpen của cầu nhựa, amino axit
− Thành phần vô cơ gồm có: Fe, Ba, Be, Si, B, Mg, Pb, Ca, Cu, Na, K, Ti, Thiếc
SVTH: Mã Kim Tài Lộc_0853010462 GVHD: Ths Trần Anh Tích Lan
Bảng 2.2: Kết quả phân tích về mặt thực phẩm của rau dừa nước
Trong 100 g rau dừa nước Hàm lượng
(Trần Thị Kim Hiếu, 1983) Bảng 2.3: Kết quả định lượng một số nguyên tố vô cơ trong cây rau dừa nước
Nguyên tố Tỷ lệ phần trăm
− Dùng làm thức ăn cho người và gia súc Thường kèm với các loại rau khác có thể luộc, nấu canh, ăn sống kèm với các loại lẩu
− Là loại cây thuốc nam an toàn và hiệu quả có công dụng chữa nhiều loại bệnh: lợi tiều, kháng khuẩn, hạ đường huyết, cảm, sốt, ho, nhức mỏi tay chân, đau khớp…
− Có khả năng xử lý nước thải như các loài thuỷ sinh khác: lục bình, sậy, cỏ vetiver do có thể sống trong môi trường ô nhiễm hữu cơ
SVTH: Mã Kim Tài Lộc_0853010462 GVHD: Ths Trần Anh Tích Lan
2.4.2 Một số nghiên cứu về khả năng xử lý nước thải của rau dừa nước trong và ngoài nước:
❖ Hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng thuỷ sinh thực vật: rau dừa nước (Jussiace repens L): (Vũ Thuỵ Quang, 2005)
Bảng 2.4: Kết quả khi xử lý nước thải chăn nuôi bằng rau dừa nước.
Trung bình 3 lần lặp lại Ngày pH EC
NT II: Nước thải (50%)+ rau
NT III: Nước thải (100%) +rau
Kết luận: Hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi của rau dửa nước khá cao
Sau 20 ngày thí ngiệm kết quả cho thấy sau dừa nước trong môi trường nước thải chăn nuôi heo vẫn sống và phát triển tốt thể hiện qua sự thay đổi chiều dài thân và số lượng lá Đặc biệt là khả năng lọc nước thải của chúng rất mạnh thể hiện qua các chỉ tiêu hoá – lý (pH, EC, COD, BOD) và đạt hiệu suất H ≈ 80% (xem bảng 2.4)
❖ Nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý – hoá sinh và khả năng xử lý nước thải lò mổ
Xuân Phú của rau dừa nước (Jussiace repens L): (Võ Thị Mai Hương, 2008)
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu hoá lý và sinh học của nước thải lò mổ Xuân Phú – Huế
STT Các chỉ tiêu Trước khi xử lý
Nước thải tự làm sạch
1 Mùi Hôi thối Không mùi Hôi tanh … Không mùi
2 Màu Xám đen Trong Xanh rêu … Trong
SVTH: Mã Kim Tài Lộc_0853010462 GVHD: Ths Trần Anh Tích Lan
40 trước và sau khi xử lý bằng rau dừa nước
Kết luận: Rau dừa nước có khả năng sinh trưởng và khả năng xử lý tốt trong nước thải lò mổ Tất cả các chỉ tiêu hoá lý và sinh học đều thấp hơn khi trồng trong nước sạch và nước thải tự làm sạch thông qua số liệu ở bảng 2.5
2.4.3 Đặc điểm nước thải công nghiệp:
Nước thải công nghiệp là nước thải được tạo ra sau khi đã sữ dụng trong các quá trình công nghệ sản xuất của các xí nghiệp, công nghiệp Nước thải loại này không có đặc điểm chung, đặc tính ô nhiễm và nồng độ chỉ phụ thuộc vào các quy trình công nghệ của từng loại sản phẩm và chế độ công nghệ lựa chọn
Thành phần gây ô nhiễm chính của nước thải công nghiệp là các chất vô cơ, các chất hữu cơ dạng hoà tan, chất hữu cơ khó bị phân huỷ sinh học hay bền vững sinh học, chất hữu cơ gây độc… Ngoài ra, còn có thể có chứa dầu mỡ, các chất nổi, các chất lơ lững, kim loại nặng, các chất dinh dưỡng (N, P) hàm lượng cao
Nói chung, nước thải của các nghành công nghiệp hoặc các xí nghiệp là rất khác nhau về thành phần hoá học và hóa sinh
Trong xí nghiệp công nghiệp, nước thải công nghiệp gồm:
− Nước thải công nghiệp quy ước sạch: là loại nước thải sau khi được sử dụng để làm nguội sản phẩm, làm mát thiết bị, làm vệ sinh sàn nhà
− Loại nước thải công nghiệp nhiễm bẩn đặc trung của công nghiệp đó và cần xử lý cục bộ trước khi xả vào mạng lưới thoát nước chung hoặc vào nguồn nước tuỳ theo mức độ xử lý.
MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
− Mục tiêu tổng quát của đề tài: nghiên cứu và ứng dụng việc sử dụng rau dừa trong xử lý nước thải tại KCN
− Mục tiêu cụ thể của đề tài:
+ Khảo sát sự sinh trưởng của rau dừa nước (khả năng chịu mặn) khi được trồng trong nước thải HSH tại KCN với các nồng độ muối khác nhau
+ Khảo sát sự thay đổi một số chỉ tiếu hoá – lý của nước thải HSH tại KCN khi có mặt của rau dừa nước
+ Phân tích, so sánh kết quả giữa các nghiệm thức và đưa ra kết luận cuối cùng về hiệu quả XLNT tại HSH của rau dừa nước
− Ứng dụng mô hình trồng rau dừa nước này xuống HSH tại KCN Hiệp Phước
Từ đó nhân rộng mô hình này cho các KCN khác
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1 Các giai đoạn nghiên cứu:
− Giai đoạn 1: khảo sát khả năng sống cũng như là khả năng chịu mặn của rau dừa nước ở các nồng độ nước thải khác nhau và sự thay đổi một số chỉ tiêu hoá – lý của môi trường nước thải HSH giữa các nghiệm thức thí nghiệm theo thời gian
− Giai đoạn 2: thu thập số liệu, phân tích, so sánh kết quả đạt được và rút ra kết luận về hiệu quả xử lý của rau dừa nước tại HSH của KCN Hiệp Phước
SVTH: Mã Kim Tài Lộc_0853010462 GVHD: Ths Trần Anh Tích Lan
3.1.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu:
− Đối tượng thí nghiệm: rau dừa nước (Jussiace repens L) được thu tại Thành phố Sóc Trăng và nước thải HSH tại Tram XLNT KCN Hiệp Phước
Vị trí lấy mẫu Ngày
Các chỉ tiêu phân tích pH Màu
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu nước thải tại HSH KCN Hiệp Phước
− Một số dụng cụ bố trí thí nghiệm:
+ Thước dây đo độ dài: 1 sợi
+ Bao nilon trong che mưa và dây gân
+ Nước thí nghiệm: nước thải HSH và nước sinh hoạt bình thường,
− Các dụng cụ và máy móc dùng phân tích các chi tiêu tại phòng thí nghiệm của Trạm xử lý nước thải KCN Hiệp Phước gồm:
+ Pipet 2ml, bình tam giác, becher, bóp cao su, khăn giấy…
− Hoá chất dùng phân tích các chi tiêu tại phòng thí nghiệm của Trạm xử lý nước thải KCN Hiệp Phước: COD thuốc thử Vario LR (xác dịnh COD nước thải)
SVTH: Mã Kim Tài Lộc_0853010462 GVHD: Ths Trần Anh Tích Lan
3.1.3 Thời gian và địa điểm:
− Thời gian: từ tháng 2/2012 đến tháng 3/2012
− Địa điểm: Tại HSH của Trạm XLNTKhu Công nghiệp Hiệp Phước
Nội dung nghiên cứu
Giai đoạn này thí nghiệm nhằm kiểm tra khả năng chịu mặn và xử lý nước thải của rau dừa nước khi tiếp xúc với các nồng độ nước thải khác nhau trong vòng 4 tuần nuôi trồng.
− Thí nghiệm gốm 6 nghiệm thức với 3 lần lặp lại
− Mỗi nghiệm thức gồm 2 lít nước thí nghiệm và 3 cây rau dừa đồng cỡ (30 ± 1 cm)
Tên nghiệm thức Tỷ lệ nước máy (M) : nước hồ
Bảng 3.2: Bố trí thí nghiệm
❖ Chú thích: M0H1: M Nước máy (nước sinh hoạt bình thường)
− Một số chỉ tiêu theo dõi:
+ Hình thái cây: chiều dài thân , số lượng lá và nụ/hoa trên cây, hình dạng thân, lá, hoa (màu sắc)
+ Chỉ tiêu hoá – lý: pH, độ mặn, COD
3.3.2 Một số công tác chuẩn bị cho thí ngiệm:
+ Đối với cây thí nghiệm:
• Chọn những cây còn xanh tươi, khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh, mật độ rễ giữa các cây tương đối đều nhau
• Đo chiều dài ban đầu của cây: tính từ ngọn cây dọc xuống thân cây khoảng 30 ± 1 cm, ngắt đi ngọn cây và đồng nhất giữa các cây
• Đếm số lá trên từng cây: 8 lá tính từ đoạn ngọn bị ngắt dọc xuống thân cây, ngắt bỏ lá thừa còn lại, nụ/hoa, trái và đồng nhất giữa các cây
• Quan sát hình thái của cây (màu sắc thân và lá)
+ Đối với nước thí nghiệm:
• Mẫu nước thí nghiệm được thu tại tầng nước mặt ở nhiểu vị trí khác nhau trên HSH tại KCN Hiệp Phước và được trộn đều trước khi làm thí nghiệm
• Pha nước theo bảng bố trí thí nghiệm, đánh dấu mực nước trên mỗi xô
• Mẫu nước phân tích được lấy từ các xô thí nghiệm đã được pha loãng theo tỷ lệ bằng lọ thuỷ tinh Nước phân tích phải lấy đầy lọ, giữ nút chặt và đêm phân tích ngay
• Thu mẫu nước và phân tích các chỉ tiêu: pH, độ mặn, COD
+ Xây dựng lều bằng bao nilon để che mưa, che nắng, giảm bụi bẩn và một số lá rụng, côn trùng rơi vào xô thí nghiệm
SVTH: Mã Kim Tài Lộc_0853010462 GVHD: Ths Trần Anh Tích Lan
Hình 3.1: Chọn lựa rau tốt Hình 3.2: Đo chiều dài thân (30 cm)
Hình 3.3: Đếm số lá trên cây (8 lá) Hình 3.4: Thu mẫu nước thí nghiệm
Hình 3.5: Pha loãng mẫu nước Hình 3.6: Ghi chú trên mỗi xô thí nghiệm
Hình 3.6: Hoàn tất 4 nghiệm thức Hình 3.7: Xây dựng lều che mưa
SVTH: Mã Kim Tài Lộc_0853010462 GVHD: Ths Trần Anh Tích Lan
+ Quan sát hình thái của cây (màu sắc thân và lá)
+ Bắt sâu và 1 số loại côn trùng khác ảnh hưởng đến thí nghiệm
+ Kiểm tra độ mặn thường xuyên của các nghiệm thức
+ Thêm lượng nước hao hụt do bốc hơi nước bằng nước máy (xem như lượng nước bốc đi là nước máy)
+ Đối với cây thí nghiệm:
• Đo lại chiều dài thân cây
• Đếm lại số lá, số nụ/hoa và số trái của cây
• Quan sát lại hình thái của cây (màu sắc thân, lá, nụ/hoa, trái)
+ Đối với nước thí nghiệm:
• Thu mẫu nước phân tích 1 tuần 1 lần
• Phân tích lại các chỉ tiêu pH, độ mặn, COD
− Lịch trình thực hiện nghiên cứu:
+ Ngày 15/02 – 20/02: tìm và thu mẫu rau dừa nước
+ Ngày 21/02 – 23/02: ổn định lại giống rau dừa nước và chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm
+ Ngày 24/02: Tiến hành thực hiện theo nội dung của thí nghiệm
+ Cách 2 ngày kể từ ngày tiến hành thí nghiệm (24/02) kiểm tra lại các nghiệm thức (kiểm tra độ mặn, nhiệt độ, bổ sung thêm lượng nước hao hụt, vớt rác, kiểm soát sâu hại…) cho đến khi kết thúc thí nghiệm (23/03)
+ Cách 1 tuần kể từ ngày tiến hành thí ngiệm (24/02) tiến hành thu mẫu nước phân tích và quan sát về hình thái cây rau dừa nước (chiều dài thân, số lượng lá, màu sắc cây và nước thí nghiệm) cho đến khi kết thúc thí nghiệm (23/03)
− Tổng hợp số liệu của các nghiệm thức trước thí nghiệm, trong lúc thí nghiệm và kết thúc thí nghiệm
− Phân tích kết quả đạt được
− Vẽ sơ đồ và lập bảng biểu mô tả chi tiết
− Đối với cây thí nghiệm:
+ So sánh khả năng chịu mặn của cây và khả năng sinh trưởng (chiều dài thân, số lượng lá, nụ/hoa, trái) giữa các nghiệm thức với nhau
+ Quan sát sự thay đổi hình thái của cây (màu sắc thân, lá, nụ/hoa, trái)
− Đối với nước thái nghiệm: So sánh sự thay đổi các chỉ tiêu hoá lý như: pH, COD của các nghiệm thức so với giai đoạn trước thí nghiệm
− Tổng hợp kết quả cuối cùng
− Kết luận về khả năng chịu mặn và hiệu quả xử lý nước thải HSH tại KCN Hiệp Phước của rau dừa nước
3.3.4 Cách thu và bảo quản mẫu phân tích:
− Phương pháp thu mẫu nước:
Thu mẫu là bước đầu tiên trong quá trình phân tích mẫu Cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Mẫu phải đại diện cho đối tượng nghiên cứu và địa điểm cần phân tích
+ Việc thu, vận chuyển và bảo quản mẫu cần phải thực hiện đúng nguyên tắc để tránh làm thay đổi hàm lượng các cấu tử cũng như các chỉ tiêu cần phân tích và tránh làm thay đổi tính chất của mẫu nước
SVTH: Mã Kim Tài Lộc_0853010462 GVHD: Ths Trần Anh Tích Lan
Phải chọn vị trí chính xác và chú ý đến những yếu tố làm ảnh hưởng đến thành phần của mẫu Thường lấy mẫu ngẫu nhiên tại nhiều tại nhiều vị trí khác nhau và ở nhiều tầng nước khác nhau
Phải cố định đối với các lần lặp lại, thông thường lấy mẫu vào buổi sáng từ 6 –
8 giờ là tốt nhất Vì thời gian này, TSTV phân bố tương đối đều và điều kiện môi trường cũng như các yếu tố lý – hoá biến đổi mạnh nhất làm ảnh hưởng đến đời sống của TSTV
+ Thường dùng các chai thuỷ tinh, ống thuỷ tinh có nắp, các bình nhựa bằng polyetylen Vì các vật liệu này bền vững về mặt hoá học và ít hập phụ các ion trong dung dịch nước lên thành dụng cụ lấy mẫu có nút đậy và kín
Để đảm bảo tính chính xác của mẫu, tất cả dụng cụ lấy mẫu phải được làm sạch kỹ lưỡng bằng xà phòng, kiềm hoặc axit trước khi sử dụng Sau đó, dụng cụ được tráng lại nhiều lần bằng nước sạch và nước cất để loại bỏ hoàn toàn chất tẩy rửa Trước khi lấy mẫu, dụng cụ cần được tráng bằng nước tại hiện trường Khi lấy mẫu, dụng cụ phải được nhấn sâu xuống nước tại vị trí lấy mẫu và khóa nắp ở dưới nước để đảm bảo mẫu không bị nhiễm bẩn Cuối cùng, dán nhãn ghi đầy đủ ngày, giờ và địa điểm lấy mẫu bằng bút đặc biệt.
− Bảo quản và vận chuyển mẫu nước: Để giữ nguyên thành phần, hàm lượng của các hợp phần trong nước như ban đầu ta cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc nghiêm ngặt như sau:
+ Thời gian vận chuyển từ nơi lấy mẫu đến phòng thí nghiệm càng nhanh càng tốt
+ Giữ mẫu ở chỗ tối và nhiệt độ thấp
+ Vận chuyển cẩn thận tránh làm va đập giữa các dụng cụ và đổ vỡ trong khi vận chuyển
+ Các điều kiện bảo quan và thời gian lưu mẫu phân tích tuỳ thuộc vào đối tượng cần phân tích
+ Hoá chất dùng để bảo quản mẫu và phân tích phải là loại tinh khiết
+ Đối với các chỉ tiêu dễ thay đổi nhanh như: pH, nhiệt độ, độ dẫn điện EC… thì cần phải xác định ngay tại vị trí lấy mẫu
3.3.5 Các chỉ tiêu cần theo dõi và phân tích:
Độ mặn, hay còn gọi là độ muối, được ký hiệu là S ‰ (salinity - độ mặn) và được định nghĩa là tổng lượng (tính bằng gam) các chất hòa tan có trong 1 kg nước Độ mặn ảnh hưởng đến sự sống của các sinh vật và vi sinh vật trong nước.
Dưới tác dụng của dòng thuỷ triều, nước biển không ngừng xâm nhập vào sông đi về hướng thượng nguồn Chiều dài xâm nhập được quyết định bởi:
+ Lượng nước sông ở thượng nguồn đổ về
Phân loại nước theo độ mặn:
− pH: không có đơn vị
Trị số pH được biểu thị bẳng nồng độ [H] + trong nước Giá trị pH là một trong những yếu tố quan trọng để xác định chất lượng nước về mặt hoá học Việc xử lý nước kể cả nước sạch lẫn nước thải luôn luôn phải dựa vào giá trị pH để làm trung hoà, làm mềm nước, làm kết tủa, đông tụ, khử trùng, và kiểm tra độ ăn mòn
Sự thay đổi pH trong các loại nước thải dù cao hay thấp cũng đều ảnh hưởng đến các quá trình sinh học trong nước như: quá trình trao đổi chất, quá trình sinh
SVTH: Mã Kim Tài Lộc_0853010462 GVHD: Ths Trần Anh Tích Lan