1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo chính trị học đại cương đề tài đảng phái chính trị

24 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHINH TRI QUOC TE VÀ NGOẠI GIAO

Nhóm: 02 Lớp: CTHDC.04

Hà Nội, tháng 3 năm 2023

Trang 2

3.1 Vai trò tổng hợp “ý chí chung” 3.2 Vai trò trong hệ thống bầu cứ: 3.3 Vai trò của thú lĩnh đẳng 3.4 Vai trò phụ

II PHAN LOAI CAC CHINH DANG

II COCAU TO CHUC CAC CHINH DANG

Trang 3

DANH SÁCH NHÓM

Hoang Ngoc An Cao Nguyén Linh Chau Nguyễn Phương Bảo Châu Nguyễn Trần Khánh Chi Nguyễn Hương Giang Trần Thương Huyền Bach Hoàng Diệu Linh Nguyễn Phương Linh Võ Vân Nguyên Phan Tình Nhi

QHQT49C11083 QHQT49C11133 QHQT49C11134 QHQT49C11141 QHQT49C11180 QHQT49C11228 QHQT49C11255 QHQT49C11265 QHQT49C11347 QHQT49C11357

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong đời sống chính trị của một xã hội có giai cấp, quyền lực được thực thi bởi một hệ thống thiết chế và tô chức chính trị nhất định, gọi là hệ thống chính trị Trong một hệ thống chính trị, các chính đảng, hay đảng phái chính trị có vị trí hết sức quan trọng, gắn chặt với sự hình thành và đường lỗi phát triển của một đất nước Ý thức được tam quan trọng của việc nghiên cửu các chính dang trong lĩnh vực Chính trị học, nhóm tac gia đã lựa chọn báo cáo với chủ đề “Đảng phái Chính trị”, trong đó ổi vào sơ lược các nét cơ bản về các chính đảng, và tìm hiểu hoạt động của các chính đảng tại một số quốc gia

Mặc dù đã có găng hết sức trong việc đối chiếu và kiểm tra các thông tin được đưa vào sử dụng báo cáo, song chắc chắn không tránh khỏi sai sót không đáng có Nhóm tác giả kính mong quý thầy và các bạn đóng góp ý kiến để nhóm tác giả sớm cải thiện, mang bản báo cáo hoàn thiện nhất gửi tới độc giả

Nhóm tác giả

Trang 5

I KHAI NIEM DANG PHAI CHINH TRI VA SU XUAT HIEN CUA DANG PHAI CHINH TRI

1 Khai niém dang phai chinh tri

Trong đời sống chính trị của các nước dân chủ, các đảng phái chính trị đóng một vai trò hết sức quan trọng Việc nghiên cứu lĩnh vực này có ý nghĩa rất lớn trong các ngành khoa học xã hội nói chung và nhất là trong khoa học chính trị nói riêng

Một cách khái quát, đảng chính trị là bộ phận tích cực nhất và có tổ chức của một giai cấp, làm công cụ đầu tranh cho lợi ích của giai cấp mình! Có thể hiểu khi một đảng có mục tiêu chính trị, tập hợp những người có chung một đặc điềm là cùng một giai cấp, cùng có mong muôn đấu tranh giành quyền lực chính trị nhất định trong chính quyền thi đáng đó là đáng chính trị

Đảng chính trị là một hiện tượng đặc thù của xã hội có phân chia giai cấp va dau tranh giai cấp” Trong đó sự phát triển của xã hội loài người, đặc biệt của thời đại ngày nay, đảng chính trị - yếu tô cơ bản của hệ thống tô chức quyền lực chính trị, của chế độ chính trị và xã hội công dân - ngày càng thê hiện rõ vai trò to lớn là công cuộc tập hợp giai cấp của một giai cấp, tô chức lãnh đạo đấu tranh giành, giữ, tô chức, sử dụng quyền lực nhà nước và định hướng cho sự phát triển

Đây là một bộ phận cầu thành của kiến trúc thượng tầng Định hướng phát triển, hoạt động của đảng chính trị là thuyết phục, truyền bá các quan điềm tư tưởng, bằng cách tập hợp những người cùng chí hướng Đảng chính trị có những phương tiện vật chất như các cơ quan báo chí, thông tin và xuất bản Đảng thu hút vào hàng ngũ của mình bộ phận tích cực nhất của giai cấp, chứ không bao giờ toàn bộ giai cấp

! Bùi Trọng Tài — Lé Văn Cảnh (Đông chủ biên), 2011, Giáo trình Chính trị học Đại cương, Trường Đại học Khoa hoc, Đại học Thái Nguyên, tr Š Ì

?PGS.TS Nguyễn Văn Vĩnh - PGS.TS Lê Văn Đính (Đồng chủ biên), 2015, Giáo trình Chính trị học Đại cương, Nxb Giáo Dục Việt Nam, tr I63

> Bui Trọng Tài - Lê Văn Cảnh (Đông chủ biên), 2011, Giáo trình Chính trị học Đại cương, Trường Đại học Khoa hoc, Đại học Thái Nguyên, tr Š Ì.

Trang 6

2 Sự xuất hiện của đảng phái chính trị

Sự xuất hiện các đảng phái chính trị có nhiều ý kiến khác nhau từ nhiều học giả Các đảng chính trị hay chính đảng xuất hiện ngay từ những giai đoạn phát triển đầu tiên của xã hội có giai cấp, gắn liền với những điểm khác biệt trong lợi ích của các giai cấp và của các tập đoàn hợp thành giai cấp Nó cũng xem như một sản phâm của cuộc đầu tranh giai cap (dau tranh chính tri) 4

Có thê nói một cách chắc chắn rằng các đảng phái chính tri chỉ được xuất hiện trong cách mạng tư sản, trong xã hội tư bản chủ nghĩa Lẽ đương nhiên sự xuất hiện đó phải có mầm mống trong xã hội phong kiến, thậm chí ở xã hội chiếm hữu nô lệ của Hy Lạp cô đại `

Trong điều kiện lịch sử mới, quyền lực nhà nước không còn nằm trong tay vua chúa mà không được chuyên cho con, cháu theo nguyên tắc thế tập, và quyền lực đó được chuyển giao cho cả một giai tầng Việc thành lập các cơ quan quyền lực nhà nước được tiền hành bằng cách phương pháp bầu cử, dân chủ Các đảng phái chính trị xuất hiện từ những nỗ lực của các tác nhân chính trị nhằm xây dựng những liên minh nhân dân, liên minh của những người cùng tư tưởng, theo đuổi những mục đích chính trị nhất định; cô

gắng giành ảnh hưởng lãnh đạo đối với đời sống chính trị và tô chức xã hội, ra sức giành

và giữ chính quyền để thực hiện đường lỗi của mình

Việc thành lập các đảng phái chính trị của các nước tư bản thường gắn liền với các hoạt động trong nghị viện — cơ quan lập pháp Nhằm mục đích tập hợp ý chí chung của các nghị sĩ, để biến những ý chí chung này thành các quy định của nghị viện, các nghị sĩ đã tập hợp nhau thành các nhóm, sau đó đó là ủy ban vận động bầu cử Những nhóm này đã trở thành những cơ sở cho các đảng phái chính trị về sau Ngoài các đảng phái chính trị trong nghị viện, còn có các đảng ngoài nghị viện, đó là đảng được hình thành từ sự đâu tranh của

* Cù Văn Chính, (2020) Đảng chính trị, đẳng lãnh đạo, đảng câm quyền và đảng cộng sản cẩm quyên Tạp chí nhân

Trang 7

" GS.TS Nguyễn Đăng Dung, (2020) Chính trị học, tái bản lần thứ ba, NXE Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.303

° GS.TS Nguyễn Đăng Dung, (2020) Chính trị học, tái bản lần thứ ba, NXE Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.304.

Trang 8

các giai cấp khác nhằm đưa đảng của mình vào Quốc hội, gây ảnh hưởng tới quyết định cua cơ quan nay

Có những người lại cho rằng, các đảng phái xuất hiện trong một điều kiện lịch sử cụ thể Sự suy yếu của một giai cấp cầm quyên sẽ dẫn tới sự khủng hoảng về mặt chính trị của quốc gia đó Từ đó một giai cấp phù hợp hơn sẽ lên nắm quyền, thành lập một chính đảng của riêng mình, đấu tranh giành quyền lực nhà nước về phía mình bằng những cách thức khác nhau

Trong xã hội hiện đại, các Đảng chính trị có thể là dang tu san, dang v6 san, dang dia chủ, đảng nông dân, đảng tiểu tư sản Có những dang phan ánh lợi ích của một liên minh giai cấp (đảng tư sản - địa chủ ) Đôi khi (ở các quốc gia nhiều dân tộc) các đảng có màu sắc dân tộc và đưa ra những mục tiêu dân tộc Nhưng chung quy lại thì cơ sở của các đảng đó vẫn là lợi ích giai cấp ”

3 Vai trò của Đảng phái chính trị trong đời sống chính trị

Đảng chính trị như đã đề cập trong đời sống chính trị nó là một tổ chức chính trị thể hiện lợi ích của giai cấp xã hội nhất định Sự tồn tại của một đáng gắn bó chặt chế với quá trình dau tranh giành chính quyền cho giai cấp lãnh đạo, thỏa mãn những lợi ích giai cấp và đạt tới đỉnh cao cuối cùng là trở thành giai cấp cầm quyền Mục tiêu cuỗi cùng của mọi Đảng phái chính trị và trở thành đảng cầm quyền, lập ra chính phủ thể hiện ý chí thống trị xã hội Chính vì thế, có thể thấy rằng vai trò, chức năng của các đảng phái chính trị trong đời sống chính trị chính là “tìm ra những phương hướng và phương tiện thực hiện những lợi ích” - lợi ích giai cấp mà đảng đại diện, đồng thời “là người tô chức

7 Bùi Trọng Tài - Lê Văn Cảnh (Đông chủ biên), 2011 Giáo trình Chính trị học Đại cương, Trường Đại học Khoa hoc, Đại học Thái Nguyên, tr Š Ì

Š Butenko Anatoli, Đảng trong hệ thông chính trị xã hội xã hội chủ nghĩa, NXB APN, Matxơva, 1987, tr L9.

Trang 9

3.1 Vai trò tổng hợp “ý chí chung”:

Trong quá trình chỉnh phục mục tiêu vươn lên thành đảng cầm quyền, các đảng phái chính trị có vai trò tổ chức để vạch ra những “ý chí chung”, tiễn hành đấu tranh bằng nhiều biện pháp để giành được chính quyền nhà nước Đây là vai trò chính chủ đạo nhất làm cơ sở phát sinh ra các vai trò nhỏ khác của đảng chính trị trong đời sống chính tri

Đời sống chính trị đòi hỏi những khuynh hướng, lập trường chính trị khác nhau phải được kết thành ý chí chung nhất định Đảng chính trị hoạt động như những cơ quan xúc tác phôi hợp những nguyện vọng tiềm tàng, hệ thống hoá những tiềm vọng, những ý kiến khác nhau, những mâu thuẫn đề hình thành chương trình hành động chung cụ thẻ, thành chính sách nhất định Những chương trình, hành động chung này được cụ thê hoá trong các văn bản, cương lĩnh, quyết sách chính trị: trong việc ban hành luật pháp, hiến pháp: trong việc tuyên chọn, đảo tạo, bồ trí, sử dụng cán bộ chính trị

3.2 Vai trò trong hệ thống bầu cử

Với tính chất đại diện cho giai cấp, hệ thống các chính đảng ảnh hưởng mật thiết tới đời sống chính trị của quốc gia Sự hiện diện của các đảng ở số lượng, tính chất giai cấp cũng sẽ “đảo lộn tat cả các nguyên tắc của luật hiến pháp và chỉ phối tất cả các cuộc sinh hoạt chính trị”

Các đảng phái chính trị tồn tại với những quan điểm, tư tưởng, mục tiêu khác nhau nhưng đích đến cuối cùng vẫn là giành lấy quyền lực tuyệt đối - trở thành đảng cam quyên Đề đạt được mục đích đó bầu cử là một công cuộc có tầm quan trọng và sức ảnh hưởng to lớn, quyết định xem đảng phái nào sẽ năm quyền điều hành đất nước Cùng với đó là vai trò của nhân dân trong việc thực hiện quyền bầu cử, chọn ra đáng lãnh đạo đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình Cũng phải nói thêm, sự đôi kháng tồn tại giữa đảng cầm quyền và các đảng phái còn lại sẽ luôn tạo nên tính cạnh tranh mạnh mẽ, thậm chí là gay gắt trong các cuộc bầu cử

? Nguyễn Văn Bông: Hiển pháp và chính trị học, Sảd, tr 184.

Trang 10

Đảng phái chính trị trong thế giới tư bản chủ nghĩa: bầu cử là quyền đặt nền móng cho sự ra đời của hệ thống bầu cử ở các nước tư bản Các nước này đa số có hệ thống chính trị đa đảng/lưỡng đảng cạnh tranh đề giành quyền lực thông qua bầu cử nghị viện Kết thúc quá trình này đảng cầm quyền được chọn sẽ trực tiếp/gián tiếp đứng ra lập chính phủ, thị hành chính sách mới

Dang phái chính trị trong thế giới xã hội chủ nghĩa: một chính đảng duy nhất (Đảng Cộng sản) sẽ thực hiện quyền thống trị về chính trị của giai cấp công nhân đề xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân và quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Đáng Cộng sản đại diện cho giai cấp công nhân và đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn trước vận mệnh phát triển của dân tộc, lãnh đạo mọi mặt của đời sông

kinh tế — chính trị — văn hóa - xã hội Để thực hiện được sứ mệnh to lớn này điều kiện

tiên quyết là đáng phải không ngừng vươn lên mọi mặt 3.3 Vai trò của thủ lĩnh đẳng

Trong hoạt động của đảng phái chính trị, vai trò của thủ lĩnh các đảng là rất lớn Lãnh tụ đảng phải là người chịu trách nhiệm hoàn toàn mọi hoạt động của đảng Đảng chính trị khác với các hiệp hội quần chúng bình thường khác là phải có mục đích giành và giữ chính quyền Việc xác định người lãnh tụ của đảng rất đa dạng phụ thuộc vào điều lệ của từng đảng

3.4 Vai trò phụ

Xuất phát từ vai trò chính là tổng hợp “ý chí chung”, các đảng phái chính trị vì thé đảm nhận thêm công việc giáo dục, tuyên truyền, phô biến các tư tưởng, quan điểm của mình tới rộng rãi quần chúng nhân dân, mong muốn phát huy cao độ sự hiện diện, tầm ảnh hưởng trong xã hội.

Trang 11

II PHÂN LOẠI CÁC CHÍNH ĐẢNG

Các hệ thống đảng phái ở các nước dân chủ hiện nay rất đa dạng phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội Để có hiểu biết sâu sắc giữa các đảng phái với nhau, theo các tiêu chuẩn khác nhau

1 Hệ thống đa đảng

Hệ thống đa đảng là hệ thống của các nước có nhiều đảng phái tổn tại, các đảng phái này buộc phải liên minh với nhau đề thành lập chính phủ, gọi là chính phủ liên hiệp và không có đảng nào chiếm đa số trong nghị viện Đây là trường hợp của Pháp, Italia, Cộng hòa Liên bang Đức '°

Chính phủ khó thi hành được những chính sách có chương trỉnh quy mô và liên tục, dễ xảy ra những trường hợp bất ôn định chính trị Các đảng tập trung vào việc cạnh tranh và công kích nhau Số đảng quá nhiều là một trở ngại cho việc điều hành chính

ll phu

Một ví dụ về việc có quá nhiều đảng là một trở ngại cho việc điều hành chính phủ là ở Y Tại Y, có hơn 30 đảng chính trị, trong đó có các đảng lớn như Đảng Dân chủ, Dang Cộng hòa, Đảng Dân chủ Xã hội, Đảng Tự do và hàng chục đảng khác Những cuộc bầu cử tại Ý thường có nhiều đảng tranh cử, dẫn đến sự phân chia trong cộng đồng chính trị Khi không có đảng nào chiếm đa số trong quốc hội, thường xảy ra tình trạng hỗn loạn chính trị và khó khăn trong việc hình thành chính phủ mới Hơn nữa, việc có quá nhiều đảng cũng dẫn đến sự đua tranh quyền lực và tham nhũng trong chính trị, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và sự phát triển của đất nước

Do đó, Ý cũng đang tìm cách giảm số lượng đảng và tạo ra một hệ thông đa đảng có số lượng đảng hợp lý, tăng tính ổn định trong hoạt động chính trị và đảm bảo quyền lợi của người dân

!° Nguyễn Đăng Dung (2020) Chính trị học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.3 13 Nguyễn Đăng Dung (2020) Chính trị học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.314.

Trang 12

Ngoài ra, nhiều học giả còn chia các đảng phái thành hai loại, đảng bảo thủ (cảnh hữu) và đảng cấp tiến (cánh tả) Đảng bảo thủ là đảng tôn trọng truyền thống quá khứ không muốn tiễn hành các cuộc cải cách hoặc cải cách chậm chạp Đảng cấp tiễn thường được gọi là đảng cánh tả là những đảng không tôn trọng quá khứ, muốn tiễn hành một cách nhanh mạnh các cuéc cai cach

2 Hệ thống lưỡng đảng

Hệ thống lưỡng đảng là hệ thống ở các nước có hai đảng cầm quyền Tiêu biéu là hệ thống đảng của nhà nước Anh và nhà nước Mỹ Nhiều quan điểm cho rằng, đa đảng đến mức độ nhiều quá sẽ khó khăn trong đời sống chính trị ở mỗi nước Ngược lại, một đảng cầm quyền, tức là chế độ một đảng, thì sẽ dễ quan liêu và trở thành nhà độc tài chuyên chế, do đó để cao chế độ lưỡng đảng như Anh và MĨ

Đảng Cộng Hòa của Mỹ gần giống Dang Báo thủ của Anh: đại diện cho quyền lợi của dòng dõi tư sản quý tộc gắn liền với tầng lớp phong kiến, quý tộc, tầng lớp thượng lưu của giai cấp tư sản Thê hiện khuynh hướng hoài cổ, chậm chắc, sự chín chắn trong các hành động của mình Đảng dân chủ và Công Đảng đại diện cho tầng lớp tư sản mới, và đồng thời đều mệnh danh bảo vệ quyền lợi cho quần chúng nhân dân lao động Nhưng nhìn chung các đảng đều đặt giai cấp tư sản lên hàng đầu, nên chính sách nhiều khi khó phân biệt °

* Phân loại Chính đảng trong chế độ lưỡng dang

2.1 Đảng cầm quyền là lực lượng chủ yếu thực thi quyền lực nhà nước, quyết định chính sách quốc gia

Đảng cầm quyền sẽ thể chế hóa cương lĩnh, mục tiêu, đường lối chính trị của đảng thành luật pháp, chương trình, dự án, chính sách và tô chức thực hiện

2 Nguyễn Đăng Dung (2020) Chính trị học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.3 14-315 ' Nguyễn Đăng Dung (2020) Chính trị học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr3 l6.

Ngày đăng: 14/08/2024, 16:47