1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo môn quản trị học đại cương đề tài chiến lược kinh doanh của vingroup

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chiến lược kinh doanh của Vingroup
Tác giả Hoàng Đức Duy, Bùi Gia Hiếu, Nguyễn Hoàng Việt Hùng, Mai Nguyễn Ngọc Huy
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Quang Chương
Trường học Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện Kinh tế và Quản lý
Chuyên ngành Quản trị học đại cương
Thể loại Báo cáo môn học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,77 MB

Nội dung

Khái niệm, vai trò1.1 Khái niệmĐạo đức kinh doanh là những chuẩn mực, thông lệ đạo đức dựa trên các nguyêntắc như tôn trọng, công bằng, minh bạch,… nhằm mục đích hướng dẫn, đánh giá,kiểm

Trang 1

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

BÁO CÁO MÔN QUẢN TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Đề tài: Chiến lược kinh doanh của Vingroup.

Giảng viên: ThS Nguyễn Quang Chương

Mã lớp: 139802

Thành

viên: Hoàng Đức Duy – 20226593 Bùi Gia Hiếu – 20206046

Nguyễn Hoàng Việt Hùng – 20224996 Mai Nguyễn Ngọc Huy – 20205205

Hà Nội, tháng 9 năm 2023

Trang 2

Mục lục

I Cơ sở lý thuyết 2

1 Khái niệm, vai trò 2

1.1 Khái niệm 2

1.2 Vai trò 2

2 Nội dung 4

3 Cách thức thực hiện 4

3.1 Thiết lập một bộ quy tắc đạo đức rõ ràng: 4

3.2 Đào tạo và giáo dục: 4

3.3 Xây dựng một môi trường lành mạnh: 4

3.4 Lãnh đạo mẫu mực: 5

3.5 Thiết lập cơ chế phản hồi và xử lý: 5

3.6 Xây dựng quan hệ đáng tin cậy: 5

4 Chỉ tiêu đánh giá 5

4.1 Tạo ra giá trị kinh tế cho xã hội: 5

4.2 Tuân thủ pháp luật: 5

4.3 Minh bạch, công bằng, liêm chính: 5

4.4 Sáng tạo, hợp tác, cùng phát triển: 5

4.5 Khách hàng và thị trường: 6

II Phân tích đạo đức kinh doanh của tập đoàn Vingroup 6

1 Giới thiệu khái quát về Vingroup 6

1.1 Thông tin tập đoàn Vingroup 6

2.2 Lịch sử hình thành và phát triển 7

2 Phân tích đạo đức kinh doanh của Vingroup: 7

2.1 Thực trạng đạo đức kinh doanh của tập đoàn Vingroup 7

2.2 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Vingroup 8

2.3 Trách nhiệm với xã hội của Vingroup 9

3 Bài học rút ra đối với Apple Inc 10

3.1 Xây dựng mục tiêu thật tốt nhằm có hướng đi rõ ràng 10

3.2 Mãi mãi một tinh thần khởi nghiệp 10

1

Trang 3

3.3 Tinh thần phát triển đất nước Việt Nam 11

3.4 Sự sáng tạo được đặt lên hàng đầu 11

III Kết luận 11

1 Thực trạng xã hội hiện tại 11

2 Kinh nghiệm với bản thân nhóm 12

3 Kiến nghị và đề xuất 13

Tài liệu tham khảo 14

I Cơ sở lý thuyết

1 Khái niệm, vai trò

1.1 Khái niệm

Đạo đức kinh doanh là những chuẩn mực, thông lệ đạo đức dựa trên các nguyên tắc như tôn trọng, công bằng, minh bạch,… nhằm mục đích hướng dẫn, đánh giá, kiểm soát và điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh

Đạo đức kinh doanh cũng là cách mà doanh nghiệp tương tác với khách hàng, với các doanh nghiệp khác và chính phủ, cách doanh nghiệp đối xử với nhân viên hay đối phó với dư luận tiêu cực

Đạo đức kinh doanh không phải là một khái niệm mơ hồ, đây là phạm trù đạo đức được vận dụng vào các hoạt động kinh doanh, gắn liền với lợi ích kinh doanh và ảnh hưởng đến sự tồn tại lâu dài của một doanh nghiệp

1.2 Vai trò

Điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp: Kiểm soát hành vi của doanh nghiệp, ngăn chặn tổ chức làm việc trái với những chuẩn mực đạo đức chung

Nâng cao thương hiệu doanh nghiệp: Một tổ chức hoạt động với đạo đức kinh doanh sẽ giúp họ tạo dựng sự tin tưởng của khách hàng và các đối tác Trên thực

tế, khách hàng thường chỉ muốn tìm đến những đối tác uy tín, minh bạch để hợp tác lâu dài

Góp phần mang đến xã hội văn minh: Khi tổ chức áp dụng các quy tắc đạo đức kinh doanh, các tệ nạn như sử dụng lao động trẻ em, quấy rối tình dục nhân viên, cạnh tranh quá mức nơi làm việc… sẽ được loại bỏ

Nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc nhóm: Đạo đức kinh doanh giúp các nhân viên sớm cởi mở và hòa nhập với nhau nhanh hơn, nhờ đó năng suất làm việc

2

Trang 4

nhóm được nâng cao Đồng thời giúp nhân viên nhận ra giá trị của mình phù hợp với tổ chức và có thể cống hiến lâu dài cho doanh nghiệp

Tránh bị phạt: Đạo đức kinh doanh giúp các doanh nghiệp tránh các hành vi vi phạm pháp luật Nhờ đó tránh các cáo buộc, bê bối hay hình phạt của pháp luật Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Đạo đức kinh doanh giúp định hình những nguyên tắc và giá trị đạo đức mà doanh nghiệp sẽ tuân thủ và thể hiện trong mọi hoạt động, góp phần xây dựng một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ và đáng tin cậy, tạo ra sự phát triển bền vững và thành công lâu dài cho doanh nghiệp và cộng đồng

3

Trang 5

2 Nội dung

Hiện nay, có 3 loại đạo đức kinh doanh phổ biến đó là:

o Trách nhiệm cá nhân: đòi hỏi mọi thành viên trong tổ chức, bất kể vị trí

hay cấp bậc, phải hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất, báo cáo công việc đầy đủ và luôn giữ sự trung thực tại nơi làm việc Đồng thời, nhân viên cũng cần nhận biết, chấp nhận trách nhiệm khi gặp sai sót hoặc vi phạm và cố gắng sửa chữa

o Trách nhiệm doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần đặt lợi ích của mọi bên

liên quan lên hàng đầu và chịu trách nhiệm đối với nhân viên, đối tác và khách hàng Điều này bao gồm việc thực hiện đúng các hợp đồng, lời hứa, cam kết và nghĩa vụ pháp lý đối với tất cả các bên

o Trách nhiệm xã hội: Ngoài nhân viên, khách hàng và đối tác, doanh

nghiệp cũng có trách nhiệm đối với môi trường và cộng đồng xung quanh Điều này bao gồm việc bảo vệ môi trường, tham gia vào các hoạt động thiện nguyện, đầu tư tài chính để giảm thiểu chất thải và xây dựng một môi trường trong sạch, lành mạnh Doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp an toàn để bảo vệ môi trường và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của cộng đồng

3 Cách thức thực hiện

Đạo đức kinh doanh là những chuẩn mực, thông lệ đạo đức dựa trên các nguyên tắc như tôn trọng, công bằng, minh bạch,… nhằm mục đích hướng dẫn, đánh giá, kiểm soát và điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh doanh Dưới đây là các bước cơ bản để thực hiện xây dụng nền tảng đạo đức kinh doanh:

3.1 Thiết lập một bộ quy tắc đạo đức rõ ràng:

Xác định các nguyên tắc, giá trị đạo đức mà tổ chức cam kết tuân thủ, đảm bảo rằng nhân viên, các bên liên quan khác được thông báo và hiểu rõ về quy tắc này

3.2 Đào tạo và giáo dục:

Cung cấp chương trình đào tạo về đạo đức kinh doanh để nâng cao nhận thức và kiến thức của nhân viên về đạo đức, trách nhiệm trong công việc

3.3 Xây dựng một môi trường lành mạnh:

Tạo ra một môi trường làm việc khuyến khích sự trung thực, tôn trọng và đối xử công bằng Khuyến khích sự phản hồi, góp ý, đồng thời đảm bảo rằng người ta không sợ trừng phạt khi báo cáo lỗi hay vi phạm

4

Trang 6

3.4 Lãnh đạo mẫu mực:

Lãnh đạo trong tổ chức phải là tấm gương đạo đức, tuân thủ đúng các nguyên tắc và giá trị đạo đức Họ cần thể hiện sự tận tụy, trung thực và trách nhiệm trong công việc, từ đó truyền cảm hứng cho nhân viên theo hướng tích cực

3.5 Thiết lập cơ chế phản hồi và xử lý:

Xây dựng một cơ chế để nhận phản hồi, xử lý và giải quyết các vi phạm đạo đức, đảm bảo rằng những hành vi vi phạm được xử lý một cách công bằng và những hậu quả phù hợp được áp dụng

3.6 Xây dựng quan hệ đáng tin cậy:

Đối xử với khách hàng, đối tác và nhân viên với sự tôn trọng, công bằng và trung thực, xây dựng và duy trì một quan hệ đáng tin cậy với tất cả các bên liên quan là yếu tố quan trọng để nâng cao đạo đức kinh doanh

4 Chỉ tiêu đánh giá

Các chỉ tiêu đánh giá trong chiến lược kinh doanh giúp đo lường và theo dõi hiệu suất của doanh nghiệp theo các mục tiêu đã đề ra Dưới đây là một số chỉ tiêu đánh giá quan trọng mà bạn có thể tích hợp vào chiến lược kinh doanh của mình:

4.1 Tạo ra giá trị kinh tế cho xã hội:

Tổng doanh số bán hàng

Doanh thu từ các dịch vụ hoặc sản phẩm cụ thể

Doanh thu theo khu vực, thị trường, hay đối tượng khách hàng

4.2 Tuân thủ pháp luật:

Đánh giá các hoạt động của doanh nghiệp dựa trên các quy định của pháp luật

4.3 Minh bạch, công bằng, liêm chính:

Cơ cấu tổ chức

Ưu đãi, đãi ngộ đối với nhân viên

4.4 Sáng tạo, hợp tác, cùng phát triển:

Tình hình phát triển công ty dựa trên độ sáng tạo của các hoạt động chung trong doanh nghiệp

5

Trang 7

4.5 Khách hàng và thị trường:

Số lượng khách hàng mới

Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng (tỷ lệ khách hàng tiềm năng chuyển thành khách hàng thực tế)

Tỉ lệ giữ chân khách hàng (số lượng khách hàng cũ mà doanh nghiệp đã giữ chân)

II Phân tích đạo đức kinh doanh của tập đoàn Vingroup.

1 Giới thiệu khái quát về Vingroup.

1.1 Thông tin tập đoàn Vingroup.

Tên doanh nghiệp (tiếng Việt): Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần Loại hình: Công ty Cổ phần

Lĩnh vực hoạt động: Bất động sản, dịch vụ y tế, du lịch, giáo dục, sản xuất xe ô tô, thương mại dịch vụ,…

Hình 1.2 Các loại hình hoạt động của tập đoàn

Thành lập: 1993

Trụ sở chính: Số 7, đường Bằng Lăng 1, Vinhomes

Reverside, phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội

Nhân viên chủ chốt: Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sản phẩm: Vinhomes, Vincom Retail, Vinpearl, Vinmec,

Vinmart, Vinschool, VinKC, Vinpro, VinEco và Vinfast

Công ty con: 21

6

Trang 8

Khẩu hiệu: Mãi mãi tin thần khởi nghiệp

Website: vingroup.net

Logo:

Hình 1.3 Logo Tập đoàn Vingroup

2.2 Lịch sử hình thành và phát triển.

Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần tiền thân là tập đoàn Teachnocom, được thành lập tại Ukraina năm 1993 bởi những người Việt Nam trẻ tuổi, hoạt động ban đầu trong lĩnh vực thực phẩm và thành công rực rỡ với thương hiệu Mivina Những năm đầu của thế kỷ

21, Teachnocom luôn có mặt trong bảng xếp hạng top 100 doanh nghiệp lớn mạnh nhất Ukraina Từ năm 2000, Teachnocom - Vingroup Trở về Việt Nam đầu tư với ước vọng được góp phần xây dựng đất nước

2 Phân tích đạo đức kinh doanh của Vingroup:.

2.1 Thực trạng đạo đức kinh doanh của tập đoàn Vingroup.

Đối với Môi trường:

Với mục tiêu phát triển bền vững, Vingroup hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong quá trình thiết kế, xây dựng và khai thác các tổ

hợp du lịch, thương mại dịch vụ, khu đô thị, văn phòng và căn hộ Những công trình đầu tiên Vingroup xây dựng như Vinpearl Resort Nha Trang, tòa tháp Vincom Center Bà Triệu đến các khu đô thị như: Royal City hay Times

City, Vinhomes Riverside… đều là những khu du lịch xanh, khu đô thị sinh

thái, tòa nhà tiết kiệm năng lượng Những công trình kiến trúc "xanh" nổi bật

gắn với từng dấu ấn phát triển của Vingroup

Coi nguyên tắc “xanh” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như phát triển các dự án, Tập đoàn Vingroup không chỉ

luôn nỗ lực hết mình trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường, mà còn chú

trọng việc tuyên truyền ý thức này tới khách hàng, cộng đồng để cùng nhau

xây dựng và gìn giữ môi trường trong lành, xứng đáng với đẳng cấp thương

hiệu 5 sao của Tập đoàn đã đề ra

Đối với cộng đồng:

Tập đoàn xây dựng văn hóa doanh nghiệp trên khát vọng tiên phong với niềm tự hào về giá trị trí tuệ, bản lĩnh và truyền thống nhân văn của người Việt Văn hóa này không chỉ thể hiện trong chính sách phúc lợi dành cho

7

Trang 9

người lao động, mà còn trong các hoạt động vì sự phát triển chung của cộng đồng xã hội

Quỹ Thiện Tâm là một tổ chức phi lợi nhuận thuộc Tập đoàn

Vingroup, hoạt động vì mục đích nhân đạo, từ thiện, nhằm “chuyển tải một

cách nhanh chóng và hiệu quả nhất tấm lòng của người Vingroup đến với

cộng đồng”

Ra đời từ năm 2006, với toàn bộ chi phí hoạt động được tài trợ bởi Tập

đoàn Vingroup và các nhà hảo tâm là lãnh đạo Tập đoàn Vingroup, đến nay

Quỹ Thiện Tâm đã triển khai nhiều dự án, chương trình hành động thiết thực

vì sự phát triển của cộng đồng, trong đó ưu tiên giúp đỡ các gia đình có hoàn

cảnh khó khăn, gia đình có công với cách mạng như: Phụng dưỡng Mẹ Việt

Nam anh hùng; Chăm lo các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh đặc

biệt khó khăn; Giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học; Hỗ trợ phát triển kinh tế cho

các địa phương nghèo; Ủng hộ, cứu trợ đồng bào bị thiên tai; Xây dựng, phát

triển các công trình y tế, văn hóa, giáo dục mang tính từ thiện và có ý nghĩa

nhân văn cao

Đặc biệt, tháng 07/2010, Quỹ Thiện Tâm đã phối hợp cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam khánh thành Trung tâm dưỡng lão, hướng nghiệp và phát

triển tài năng trẻ Phật Tích, nằm trong quần thể văn hóa Phật giáo Phật Tích

(Bắc Ninh), là nơi nuôi dưỡng người già cô đơn, không nơi nương tựa và trẻ

mồ côi, đối tượng chính sách trên cả nước, đem lại hiệu quả ý nghĩa lâu dài, góp phần chia sẻ một phần khó khăn của Nhà nước trong công tác xã hội và

nuôi dưỡng, giáo dục, đào tạo các cháu trở thành người có ích cho cộng đồng

Với nhiều hoạt động lớn có ý nghĩa xã hội và nhân văn trên cả nước,

Quỹ Thiện Tâm đã và đang nỗ lực hết sức để hoàn thành sứ mệnh của mình,

trở thành một điển hình cho tinh thần tương thân tương ái của người Việt

Quỹ VinFuture là một quỹ độc lập, không vì lợi nhuận tại Việt Nam, do ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và phu nhân – bà Phạm Thu Hương sáng lập và tài trợ Sứ mệnh của Quỹ VinFuture là xây dựng một

tương lai tươi đẹp, nơi nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ có mục

tiêu phụng sự con người, thúc đẩy các thay đổi tích cực cho cuộc sống và tạo

ra một thế giới công bằng và bền vững hơn cho các thế hệ sau

Hoạt động cốt lõi của Quỹ là tổ chức Giải thưởng VinFuture - giải

thưởng Khoa học và Công nghệ toàn cầu đầu tiên do người Việt Nam khởi

xướng và là một trong những giải thường niên có giá trị lớn nhất thế giới

2.2 Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Vingroup.

Văn hóa doanh nghiệp:

Vingroup là nơi tập trung những con người ưu tú của Dân tộc Việt Nam

và các bạn đồng nghiệp Quốc tế - những người có tư tưởng và hành động kỷ

8

Trang 10

luật, có tài năng và bản lĩnh, có lòng yêu nước và tự tôn dân tộc, hướng thiện

và có tinh thần làm việc quyết liệt, triệt để vì những mục đích tốt đẹp

Mỗi thành viên của Vingroup luôn chủ động, nỗ lực học hỏi, phấn đấu

không ngừng để hoàn thiện bản thân, luôn lấy Văn hóa Tập đoàn và 6 giá trị

cốt lõi của Tập đoàn làm kim chỉ nam để điều chỉnh mọi hành vi của mình

Vingroup không ngừng sáng tạo để hướng tới mục tiêu "Con người

tinh hoa - Sản phẩm/dịch vụ tinh hoa - Cuộc sống tinh hoa - Xã hội tinh hoa"

Và mỗi ngày trôi qua, khắp nơi trên đất nước Việt Nam, bất kể ngày đêm,

nắng mưa, các công trình mang thương hiệu Vingroup vẫn vươn cao mãi Tất

cả vẫn ngày đêm nỗ lực vì một Vingroup phát triển bền vững, vì một cuộc

sống tốt đẹp hơn cho thế hệ tương lai

Với tinh thần thượng tôn kỷ luật, văn hóa Vingroup, trước hết chính là

văn hóa của sự chuyên nghiệp thể hiện qua 6 giá trị cốt lõi "TÍN - TÂM - TRÍ

- TỐC - TINH - NHÂN" Văn hóa làm việc tốc độ cao, hiệu quả và tuân thủ

kỷ luật đã thấm nhuần trong mọi hành động của Cán bộ nhân viên, tạo nên

sức mạnh tổng hợp đưa Vingroup phát triển vượt bậc trong mọi lĩnh vực tham

gia

Phát huy 6 giá trị cốt lõi, Tập đoàn đã phát động các chương trình thi đua như phong trào "Người tốt việc tốt", phong trào thi đua thực hành tiết kiệm hiệu quả, chiến dịch đào tạo 12 giờ chuyển đổi để thành công Các chương trình giúp cho cán bộ nhân viên thay đổi cách nghĩ, cách làm việc, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả công việc

Tại Vingroup, mỗi thành viên đều xác định và coi nơi đây là ngôi nhà

thứ 2, nơi mình gắn bó và dành phần lớn thời gian hàng ngày để sống và làm

việc Ở bất cứ vai trò và vị trí nào, chúng tôi luôn tự hào là Người Vingroup

Website nội bộ:

Website Nội san “Ngôi nhà Vingroup” liên tục cập nhật tin tức về mọi

mặt hoạt động của Tập đoàn từ các cơ sở trên cả nước, với dung lượng không

hạn chế nhằm đáp ứng nhu cầu truy cập và tìm hiểu về ngôi nhà chung của

mỗi thành viên “Ngôi nhà Vingroup” là kênh tương tác, giao lưu, kết nối,

chia sẻ và bày tỏ quan điểm bản thân một cách dễ dàng, thuận tiện và sinh

động – một người bạn tinh thần thực sự của mỗi cán bộ nhân viên Tập đoàn…

2.3 Trách nhiệm với xã hội của Vingroup.

Ngay từ năm 2006 Vingroup đã thành lập Quỹ thiện tâm hướng tới các

mục tiêu văn hóa giáo dục, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hỗ trợ kinh tế và

an sinh xã hội Tính tới nay, đã có 10.210 tỷ đồng được quỹ thiện tâm chia sẻ

tới cộng đồng thông qua 50 chương trình từ thiện 34.000 suất học bổng

Vingroup được trao cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó; góp phần xây

dựng 415 công trình lịch sử văn hóa; 541 nghìn người nghèo được khám sàng

9

Ngày đăng: 14/06/2024, 16:15

w