1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tham luận lí thuyết giáp dục quốc phòng an ninh

11 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phòng chống một số loại tội phạm xâm hại danh dự, nhân phẩm của người khác
Tác giả Đoàn Bạch Vân, Lý Quang Minh, Đặng Quỳnh Như, Phạm Hoàng Tuấn, Nguyễn Thành Sơn, Phạm Thị Ngọc Mỹ, Nguyễn Trần Tố Anh, Nguyễn Hoài Phương, Nguyễn Gia Thịnh, Phạm Tuấn Huy, Nguyễn Văn Hiền
Người hướng dẫn Trần Trọng Thuỷ
Trường học Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Chuyên ngành Lí thuyết giáp dục quốc phòng an ninh
Thể loại Bài tham luận
Năm xuất bản 2014
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 2,04 MB

Nội dung

Hành vi xâm phạm danh dự nhân phẩm của người khác :  Là những hành động mang tính xúc phạm tới người đó, làm tổn thương về mặt tinh thần và khiến cho người đó cảm thấy mất mặt, xấu hổ t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ - LUẬT

BÀI THAM LUẬN Nhóm 5

Môn học : Lí thuyết giáp dục quốc phòng an ninh

Giảng viên : Trần Trọng Thuỷ

Thành viên nhóm 5 :

Trang 2

CHỦ ĐỀ : PHÒNG CHỐNG MỘT SỐ LOẠI TỘI PHẠM XÂM HẠI DANH DỰ, NHÂN PHẨM CỦA NGƯỜI KHÁC

1 Khái niệm và dấu hiệu pháp lý của các tội phạm xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác :

1.1 Khái niệm

Nhân phẩm :

 Là toàn bộ phẩm chất của một con người, đó chính là giá trị làm người mà mỗi con người ta cần phải có

 Tóm lại, nhân phẩm là phẩm chất, giá trị của một con người được pháp luật bảo

vệ Một người có nhân phẩm là một người có lương tâm trong sáng, có nhu cầu

về vật chất và tinh thần lành mạnh, có ý thức thực hiện tốt các nghĩa vụ về đạo đức với mọi người xung quanh nói riêng và xã hội nói chung, biết thực hiện tốt những chuẩn mực đạo đức của xã hội

 Nhưng người có nhân phẩm tốt sẽ được xã hội đánh giá cao, đóng vai trò vô cùng quan trọng đó chính là giá trị phản ánh và tạo nên giá trị cốt cách riêng của mỗi một con người

Danh dự :

 Là sự coi trọng, đánh giá cao của xã hội đối với một người dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức của người đó Một người được coi là có danh dự là một người tạo được cho mình những giá trị về đạo đức, tinh thần mà được xã hội đánh giá cao

Trang 3

 Danh dự lấy cơ sở từ những cống hiến của mỗi người cho xã hội và mọi người xung quanh Mỗi chúng ta ai cũng có những đóng góp cho cuộc sống, cho xã hội, dù ít hay là nhiều đi chăng nữa, thì tất cả chúng ta ai cũng có danh dự

 Tóm lại, danh dự là phẩm chất đạo đức, lòng tự trọng của một con người, cần thường xuyên xây đắp, tích tục từ nhỏ cho đến hết đời Danh dự và nhân phẩm của một người không cùng lúc xuất hiện ngay khi người đó vừa chào đời mà được hình thành thông qua quá trình phát triển và hoàn thiện

Những thành tựu mà một người gây dựng được tích lũy qua thời gian sẽ được xã hội đánh giá theo một hệ thống tiêu chuẩn và các nguyên tắc nhất định của từng thời kỳ Nhân phẩm là phẩm giác của con người, là giá trị tinh thần của mỗi cá nhân với tính cách của người đó Trong quá trình xây dựng và bảo vệ nhân phẩm của mình, các cá nhân sẽ tạo nên danh dự Vì vậy, ta có thể nói danh dự và nhân phẩm là hai khái niệm luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Hành vi xâm phạm danh dự nhân phẩm của người khác :

 Là những hành động mang tính xúc phạm tới người đó, làm tổn thương về mặt tinh thần và khiến cho người đó cảm thấy mất mặt, xấu hổ trước những người xung quanh, trong gia đình, tập thể, hay là trong xã hội tùy thuộc và vị thế, vai trò, nhiệm vụ, tuổi tác của người đó

 Xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của con người được thể hiện ở những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp hoặc gián tiếp xâm phạm đến danh

dự và nhân phẩm của người khác

 Đa số đều được thực hiện bằng những hành động cụ thể như: dùng hành động làm tổn hại đến thể chất và tinh thần người khác, dùng lời lẽ hay hành động mang tính chất lăng mạ, xúc phạm, làm nhục người khác, gán một sự việc xấu vào người đó khiến cho xã hội đánh giá và có cái nhìn sai về người đó

 Các tội liên quan đến xâm phạm danh dự và nhân phẩm của người khác là những hành vi xâm phạm đến quyền được bảo vệ về danh dự nhân phẩm của công dân

Theo điều 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” Bất cứ ai xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm của người khác đều sẽ bị pháp luật trừng trị

Việc bảo về quyền con người và quyền công dân đã được Hiến pháp xác nhận và được pháp luật bảo vệ, thể hiện thái độ kiên quyết đấu tranh chống lại các tội xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của con người của Nhà nước để bảo vệ quyền lợi

Trang 4

hợp pháp của công dân Đây cũng là cơ sở pháp lý đầy đủ và thống nhất để các cơ quan có thẩm quyền tiến hành việc tố tụng

Tóm lại, các tội xâm phạm tới danh dự, nhân phạm của người khác là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện cố ý hoặc vô ý xâm phạm tới danh dự nhân phẩm của người khác mà được Hiến pháp và pháp luật hình sự bảo vệ

1.2 Dấu hiệu pháp lý

1.2.1 Khách thể của các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người

Khách thể của các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người được thể hiện ngay trong tên gọi của Chương Đó là, các tội phạm này xâm phạm đến quyền sống, quyền được bảo hộ về sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người Đối tượng tác động của các tội phạm này là con người cụ thể

Theo đó, con người phải là một cơ thể còn sống và có thời điểm tính từ khi sinh ra cho đến khi chết Điều này để nhằm phân biệt các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người với một số tội phạm cũng có những hành vi phạm tội tương tự nhưng tác động tới đối tượng không phải là con người (người đã chết…) Điều này cho thấy, không thể coi một con người đang còn sống khi chưa lọt lòng mẹ (còn ở trong bào thai) hoặc khi người đó đã chết

Tính mạng ở đây được hiểu là quyền sống của con người Quyền sống là quyền tự nhiên, thiêng liêng và cao quý nhất, không một quyền nào có thể so sánh được Các tội xâm phạm tới tính mạng con người được hiểu là sự tác động làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động là con người đang còn sống

Trang 5

Sức khỏe của con người là tình trạng sức lực của con người đang sống trong điều kiện bình thường, là trạng thái tâm sinh lý, sự hoạt động hài hoà trong cơ thể cả về thần kinh và cơ bắp, tạo nên khả năng chống lại bệnh tật

Hành vi xâm phạm sức khỏe con người là hành vi dùng tác động ngoại lực hoặc bất

kỳ hình thức nào làm cho người đó yếu đi hoặc gây ra những tổn thương ở các bộ phận trong cơ thể, gây bệnh tật, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của người

đó Nó làm tổn hại đến khả năng suy nghĩ, học tập, lao động, sáng tạo của nạn nhân Nhân phẩm được hiểu là phẩm chất, giá trị của một con người cụ thể và được pháp luật bảo vệ Nhân phẩm là tổng hợp những phẩm chất mang tính đặc trưng của mỗi cá nhân, những yếu tố đặc trưng này tạo nên giá trị một con người

Danh dự là sự coi trọng của dư luận xã hội, dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức tốt đẹp

và là cái nhằm mang lại danh dự, nhằm tỏ rõ sự kính trọng của xã hội, của tập thể Hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người là làm cho người đó bị xúc phạm, bị coi thường, bị khinh rẻ trong gia đình, tập thể, trong nhân dân, trong xã hội tùy thuộc vào vị thế, vai trò và nhiệm vụ, tuổi tác của người đó và mức độ của hành

vi phạm tội

1.2.2 Mặt khách quan của các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người

Mặt khách quan của các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người thể hiện ở những hành vi nguy hiểm cho xã hội (hành động hoặc không hành động) xâm phạm trực tiếp tới tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người

Trong Chương XIV của Bộ luật hình sự, đa số các hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện bằng hành động phạm tội như: sử dụng các công cụ, phương tiện khác nhau để gây nên sự tác động tới con người cụ thể, gây ra những thiệt hại hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại cho con người đó

Đối với hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người thường được thể hiện bằng lời nói, cử chỉ, hành vi phát tán… xâm phạm tới uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác Cá biệt cũng có những tội phạm, hành vi nguy hiểm cho xã hội được thể hiện dưới dạng không hành động phạm tội như: Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng – Điều 132 hoặc hành vi không cho con do mình đẻ ra bú sữa gây ra cái chết cho đứa trẻ là một dạng hành vi không hành động phạm tội trong Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ – Điều 124

Mặt khách quan của tội phạm còn thể hiện ở hậu quả nguy hiểm cho xã hội Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của các tội phạm này là những thiệt hại về thể chất như chết

Trang 6

người; thiệt hại về sức khỏe; các ly trẻ em khỏi sự quản lý của gia đình hoặc người thân; truyền bệnh nguy hiểm cho người khác… hoặc gây tổn hại về tinh thân như xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của con người

Phần lớn các tội phạm thuộc Chương XIV Bộ luật hình sự đều có cấu thành vật chất, tức là hậu quả là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm Để truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm này cần phải làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra

2 Các loại tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm :

Tội xâm phạm tình dục bao gồm : tội hiếp dâm; tội cưỡng dâm; tội dâm ô với

người dưới 16 tuổi; tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục với người từ

đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuôi; tội sử dụng người dưới 16 tuổi với mục đích khiêu dâm.Tội mua bán người bao gồm tội mua bán người (chủ yếu là mua bán phụ nữ và trẻ em); tội mua bán người dưới 16 tuổi; tội đánh tráo người dưới 1 tuổi; tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi; tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận trên cơ thể người

Tội làm nhục người khác bao gồm : tội làm nhục người khác; tội vu khống; tội

hành hạ người khác Các nhóm tội khác bao gồm tội lây truyền HIV cho người khác; tội cố ý truyền HIV cho người khác; tội chống người thi hành công vụ

Tất cả những hành vi trên đây đều được coi là tội xâm phạm tới danh dự và nhân phẩm của người khác, tất cả đều sẽ bị pháp luật trừng trị về mặt dân sự, hành chính hay thậm chí là cả hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự

Ta có thể thấy rằng mỗi người chúng ta đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm Những hành vi sai trái làm ảnh hưởng tới danh dự và nhân phẩm của người khác là những hành vi không đúng đắn về mặt đạo đức và pháp luật

Các cá nhân cần có nhận thức rõ ràng về hành vi của mình và tinh thần pháp luật tốt nhất nhằm tạo một nếp sống văn mình và lành mạnh

3 Nguyên nhân và điều kiện xảy ra tình trạng phạm tội danh dự và nhân phẩm :

Nguyên nhân đầu tiên : sự tác động của những mặt trái của nền kinh tế thị trường

 Với thị trường kinh tế phát triển như hiện nay, bên cạnh những ưu điểm được bộc lộ rõ ràng thì ngoài ra còn xuất hiện nhiều mặt trái là nguyên nhân làm phát sinh tỷ lệ phạm tội

Trang 7

 Việc kinh tế phát triền đã hình thành nên cho một bộ phận người trong xã hội lối sống xa hoa, hưởng thụ, làm cho nếp sống của họ xuống cấp về mặt đạo đức, văn giá, mất đi tính truyền thống văn hóa dân tộc tốt đẹp của dân tộc

 Từ đó đẩy mạnh phân cấp bậc trong xã hội, tạo ra khoảng cách giàu nghèo, một

bộ phận người trong xã hội giàu lên nhanh chóng nhưng không phải ai cũng giàu lên một cách chính đáng, một số người làm giàu bằng những công việc bất chính

đó dần dẫn đến con đường phạm tội, mặt khác, những người nghèo, không có tư liệu sản xuất phải lên thành thị làm thuê kiếm ăn cũng bị tác động bởi những hiện tượng tiêu cực của thị trường xã hội từ đó dẫn đến phạm tội

Nguyên nhân thứ hai : tác động trực tiếp, toàn diện của những hiện tượng trong xã

hội do chế độ cũ để lại

 Những hậu quả để lại từ chế độ thực dân, đế quốc cùng với chiến tranh kéo dài trong nhiều năm, tư tưởng phong kiến lỗi thời, lạc hậu đã hình thành nên lối sống không lành mạnh, lạc hậu

 Một số hộ gia đình vẫn cồn giữ tư tưởng trọng nam khinh nữ tạo tác động tiêu cực lâu dời tới đời sống cong người làm, làm nảy sinh các hiện tượng tiêu cực trong đó có phạm tội, đã có rất nhiều vụ việc thương tâm xảy ra liên quan tới tư tưởng trọng nam khinh nữ này làm cho danh dự và nhân phẩm của người phụ nữ

bị tổn thương nghiêm trọng, khiến cho dư luận phải xôn xao, phẫn nộ

Nguyên nhân thứ ba : sự thâm nhập ảnh hưởng của tội phạm, tệ nạn xã hội của các

quốc gia khác và những sơ hở, thiếu sót về về quản lý các mặt trong công tác của nhà nước

 Dạo gần đây với sự phát triển của công nghệ 4.0 và mạng xã hội, trên mạng bắt đầu xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực xuất phát cả trong và ngoài nước làm ảnh hưởng tới đời sống vật chất và tinh thần của con người

 Có rất nhiều vụ việc tội phạm làm nhục, ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của người khác rồi quay clip đăng lên mạng xã hội, hay viết bài vu khống, đưa thông tin sai sự thật để hạ bệ, phá hoại danh dự và nhân phẩm của người khác, gây ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của nạn nhân

 Chính vì khâu quản lý vẫn còn lỏng lẻo đặc biệt là trên các hệ thống mạng xã hội đã tạo cơ hội để những thành phần phạm tội này diễn ra tràn lan trong xã hội, làm ảnh hưởng tới đời sống tinh thần

Trang 8

Nguyên nhân tiếp theo : những thiếu sót trong chương trình giáo dục, việc chú trọng

giáo dục đạo đức chưa được đề cao

 Đa số các nhà trường hiện nay mới chỉ chú trọng vào các kiến thức văn hóa như toán văn, chưa tập trung vào giáo dục đạo đức, tuyên truyền về lối sống lành mạnh, nâng cao trình độ văn hóa cho học sinh sinh viên

 Ngoài ra hệ thống pháp luật của chúng ta cũng chưa được hoàn thiện, việc thực thi pháp luật để xử lý những vấn để liên quan tới tội xâm phạm danh dự và nhân phẩm của người khác vẫn chưa đạt hiệu quả cao

 Một số chính sách liên quan đến các vấn đề kinh tế - xã hội vẫn còn chậm đổi mới, tạo ra sơ hở để cho các tội phạm dễ dàng lách luật, hoạt động phát triển Sự chậm đổi mới của chủ trương chính sách và pháp luật đã bộc lộ ra sự thiếu sót khiến cho các đối tượng lợi dụng để hoạt động phạm tội

 Công tác đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội cũng như tội xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác của các quan chức nói chung và công dân nói riêng vẫn còn nhiều điểm yếu, sơ hở

 Trình độ nghiệp vụ của một số bộ phận cán bộ vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu thực tiễn, có xu hướng né tranh hay thậm chí là bị biến chất, tiếp tay cho tội phạm, thực hiện lỏng lẻo các công tác đấu tranh

 Ngoài ra mối quan hệ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật vẫn chưa thực sự được đồng bộ, vẫn còn thiếu thống nhất trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử người phạm tội và cả trong cách giáo dục và cải tạo phạm nhân Số vụ được phát hiện

và tiến hành điều tra vẫn còn ít, tội phạm ẩn vẫn còn nhiều Các hoạt động điều tra và xử lý tội phạm vẫn chưa kịp thời, hiệu quả chưa được cao, các biện pháp giải quyết, xử lý chưa được thích đáng, nghiêm minh

 Hệ thống tổ chức bộ máy, phân công chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan bảo

vệ pháp luật và trong nội bộ từng cơ quan chưa thực sự có khoa học, hiệu quả chưa cao Công tác quản lý trật tự an ninh của Nhà nước vẫn còn lộ rõ nhiều sợ

Trang 9

họ Công tác giáo dục cải tạo chưa đủ dứt khoát để xóa bỏ được tư tưởng phạm tội của các tội phạm, số đối tượng phạm tội sau khi trở lại hòa nhập với cộng động vẫn còn nhiều

Cuối cùng : Phong trào đấu tranh tham gia đẩy lùi, phòng chối tội phạm của quần

chúng nhân dân tại một số địa phương vẫn chưa thực sự mạnh mẽ, chưa hiệu quả

 Một số thành phần thiếu hiểu biết, không được giáo dục đạo đức đàng hoàng còn hùa theo các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội khiến cho tỉ lệ phạm tối tăng lên

 Các công tác tuyên truyền giáo dục và đạo đức, lối sối lành mạnh vẫn chưa được chú trọng tại một số địa phương

 Các phong trào đấu tranh vẫn chưa phát huy được sức mạnh đoàn kết của cộng đồng trong các công tác giáo dục, cải tạo và tái hòa nhập cộng động cho các phạm nhân

4 Các biện pháp phòng ngừa tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm :

Để có thể phòng chống tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm, sau đây là những biện pháp tiêu biểu được đề ra để thực hiện công cuộc phòng chống tội phạm mà mỗi cá nhân, tổ chức chúng ta đều có trách nhiệm tham gia xây dựng và thực hiện

Đầu tiên : chúng ta xác định được rằng hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm

được chia thành hai mức độ khác nhau: Phòng ngừa chung và phòng chống riêng Phòng ngừa chung là tổng hợp tất cả các biện pháp về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật, giáo dục còn phòng chống riêng là áp dụng các biện pháp mang tính đặc trưng của từng ngành, từng lực lượng trong đó phải kể đến hoạt động của các

cơ quan an ninh như cảnh sát, công an với vai trò nòng cốt

Khi nghiên cứu các biện pháp phòng chống tội phạm thì sẽ phân loại các hệ thống biện pháp phòng chống ra theo nhiều lĩnh vực: theo nội dung tác động phòng ngừa tội phạm, theo phạm vi, quy mô tác động của các biện pháp phòng chống tội phạm, theo phạm vi đối tượng tác động của biện pháp phòng chống tội phạm bao gồm các biện pháp phòng chống tội phạm nói chung trong cả nước và biện pháp phòng chống cá biệt

Trang 10

Trách nhiệm sinh viên trong việc phòng chống tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm :

Là một sinh viên, điều đầu tiên chúng ta nên làm đó chính là không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, nâng cao nhận thức, ý thức về pháp luật và những nội dung cơ bản

về công tác phòng chống tội phạm

Phải có ý thức tham giác hoạt động tuyên truyền, phổ biến về pháp luật cho người dân, đồng thời bản thân chúng ta cũng phải có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy của nhà trường trong lĩnh vực rèn luyện học tập cũng như chấp hành các điều luật của pháp luật mà Đảng và nhà nước ta đã đề ra

Ngoài việc chăm chỉ học tập trau dồi kiến thức thì mỗi sinh viên nên trực tiếp tham gia các hoạt động với mục đích phòng ngừa, phòng chống tội phạm, tích cực tham gia vào các tổ chức thanh niên xúc kích để kiểm soát bảo vệ an ninh trật tự trong khuôn viên trường, lớp, phát hiện và tố giác, phê phán các hiện tượng tiêu cực gây ảnh hưởng tới môi trường xã hội xuất hiện trong trường, lớp, phê phán những tác động xấu có thể dễ dẫn đến các hành vi phạm tội nói chung và tội xâm phạm đến danh dự nhân phẩm nói riêng và có ý thức thực hiện các biện pháp phòng chống tội phạm của một công dân

Khi phát hiện các trường hợp phạm tội xảy ra trong khu vực trường lớp của mình, các sinh viên có trách nhiệm phải đi báo cho cơ quan chức năng những thông tin cần thiết

có liên quan với vụ việc đó, đó cũng chính là việc làm tham gia vào công tác giúp đỡ lực lượng an ninh một cách công khai hoặc bí mật

Tài liệu tham khảo:

https://thuvienphapluat.vn/banan/tin-tuc/xuc-pham-danh-du-nhan-pham-nguoi-khac-va-che-tai-xu-ly-4977

https://luatminhkhue.vn/toi-xuc-pham-danh-du nhan-pham-cua-nguoi-khac-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-hinh-su .aspx

Ngày đăng: 14/08/2024, 16:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w