1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

từ chủ nghĩa tượng trưng đến chủ nghĩa hiện sinh

27 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

CHỦ NGHĨA HIỆN SINH

Trang 2

CHƯƠNG V: TỪ CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG ĐẾN CHỦ NGHĨA HIỆN SINH

●CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG (SYMBOLISM)●CHỦ NGHĨA LAI (FUTURISM)

●CHỦ NGHĨA ĐA ĐA (DADAISM)

●CHỦ NGHĨA SIÊU THỰC (SURREALISM)●CHỦ NGHĨA BIỂU HIỆN (EXPRESSIONISM)●CHỦ NGHĨA HIỆN SINH (EXISTENTIALISM)

6 Nội dung

Trang 3

CHỦ NGHĨA TƯỢNG TRƯNG

Trang 5

CHỦ NGHĨA LAI

Trang 7

CHỦ NGHĨA ĐA ĐA

Khái Quát:

-Chủ nghĩa Đa đa là trào lưu văn học xuất hiện năm 1916

-Người khởi sướng do một nhóm văn nghệ sĩ thường tụ tập ở quán rượu Voltaire (thụy sĩ) gồm : Tristan Tzara , Hugo Ball, Emmy Hennings,Marcel Janco

- Trào lưu này tồn tại ở phương Tây trong một thời gian ngắn khoảng từ 1916 đến 1923

Trang 8

CHỦ NGHĨA ĐA ĐA

NỘI DUNG

- Về tư tưởng: chủ nghĩa Đa đa là một biểu hiện của chủ nghĩa hư vô triệt để, phủ nhận mọi truyền thống nghệ thuật lâu đời của nhân loại để tạo ra một nghệ thuật khác thường.

+ Mở đầu bản Tuyên ngôn Đa đa( Dada Manifesto) công bố năm 1918, Tristan Tzara viết:

“ Có một nền văn học không phải dành cho đám quần chúng đang chờ chực Nó là công việc riêng của con người sáng tác , xuất phát từ nhu cầu thiết thực của tác giả và được ra đời nhờ chính nhu cầu của anh ta ”

+Tzara kết luận: “Đa đa là một trạng thái của tinh thần Đó là lí do tại sao nó lại tự biến đổi theo từng cuộc đời và sự kiện Nó áp dụng bản thân mình vào mọi thứ nhưng nó chẳng là gì cả; nó là một điểm, ở cái đó , cái không cùng tất cả những đối cực gặp nhau , không nghiêm trang như trong lâu đài của những triết gia bàn về triết lý nhân sinh , mà lại rất giản đơn ở một góc đường như những con chó và con châu chấu vậy.”

Trang 9

CHỦ NGHĨA ĐA ĐA

Hai xác họ trong ba va li

(Lê Huy Oanh dịch)

Trang 10

CHỦ NGHĨA ĐA ĐA

Trang 11

CHỦ NGHĨA SIÊU THỰC

KHÁI NIỆM

- Chủ nghĩa siêu thực là một trào lưu nghệ thuật và văn học có nguồn gốc từ Pháp, được đặc trưng bởi sự

thể hiện tư tưởng theo cách tự phát và tự động, chỉ được cai trị bởi sự thúc đẩy của tiềm thức, coi thường logic và phủ nhận các tiêu chuẩn đạo đức và xã hội đã thiết lập Chủ nghĩa siêu thực là một khuynh hướng nghệ thuật lớn bao trùm nhiều loại hình của nghệ thuật Bắt đầu từ thơ, siêu thực lan tới hội họa rồi tiếp đến điện ảnh, tiểu thuyết.

- Chủ nghĩa siêu thực trước hết là tiếng nói phản kháng của lịch sử Khoảng năm 1922, ở châu Âu, các giá trị đạo đức và tinh thần truỳên thống đang đứng trước nguy cơ tan vỡ và sụp đổ, giới văn nghệ sĩ bị đặt trước một thực tế phũ phàng Họ không còn con đường nào khác ngoài cách chạy trốn vào giấc mơ, đi tìm hiện thực khác, cao hơn Siêu thực nghĩa là nằm ngoài, nằm bên trên cái hiện thực đang tồn tại.

Trang 12

CHỦ NGHĨA SIÊU THỰC

NGUỒN GỐC

- Nguồn gốc của thuật ngữ “siêu thực” xảy ra vào năm 1917, thông qua G Apollinaire, là một từ có

nghĩa là “những gì ở trên chủ nghĩa hiện thực” Tuy nhiên, như một phong trào nghệ thuật và văn học, nó chỉ xuất hiện ở Pháp vào những năm 1920, bắt đầu ở Paris và được nhà thơ người Pháp André Breton viết tuyên ngôn vào năm 1924 Chủ nghĩa siêu thực cố gắng diễn tả tiềm thức bằng cách trình bày các vật thể và sự việc như được thấy trong những giấc mơ.

- Siêu thực là một khuynh hướng nghệ thuật lớn bao trùm nhiều loại hình của nghệ thuật Bắt đầu từ thơ, siêu thực lan tới hội họa rồi tiếp đến điện ảnh, tiểu thuyết Thuật ngữ Chủ nghĩa siêu thực (Surréalisme) được nhà thơ Guillaume Apollinaire dùng trong tác phẩm của mình vào năm 1917 Sau tuyên ngôn năm 1924, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi trong văn học và nghệ thuật.

Trang 13

CHỦ NGHĨA SIÊU THỰC

- Sự ra đời của chủ nghĩa siêu thực về thực chất là một sự nổi loạn đối với văn minh tư sản và sự khủng hoảng tinh thần của một bộ phận thanh niên trí thức trước thực trạng xã hội hỗn độn và sự bất lực của mình về mặt nghệ thuật Trường phái này chống lại chủ nghĩa hiện thực và mang tính chất suy đồi - Với sự khởi đầu của Thế chiến II, những người theo chủ nghĩa siêu thực lan rộng và ngay sau đó phong trào đã bị giải thể ở châu Âu vì có sự khác biệt về ý kiến giữa các thành viên và các vị trí chính trị khác nhau Trước khi phát xít Đức chiếm đóng đất Pháp, chủ nghĩa siêu thực chính thức kết thúc lịch sử của nó.

- Quan điểm và thi pháp của chủ nghĩa siêu thực chống lại sự sùng bái các trào lưu văn học hiện thực

và lãng mạn thế kỷ 19, đưa ra một phương pháp sáng tác mà họ gọi là “lối viết tự động”, tức là ghi lại những ảo giác tự phát theo “trạng thái của những người bị thôi miên”… nói tóm lại, là theo chủ quan

của người nghệ sĩ thoát ly mọi liên hệ với thực tế xã hội.

- Trong bản tuyên ngôn của các nhà chủ nghĩa siêu thực viết năm 1924 André Breton đã viết như

sau: “Các tư tưởng được tự do bộc lộ, không phải chịu bất kỳ một sự kiểm soát nào của lý trí, hay của

những thành kiến đạo đức và thẩm mỹ”

Trang 14

– Hướng về thế giới vô thức của con người mà họ cho là một lĩnh vực vô hạn đối với sự khám phá sang tạo nghệ thuật.

– Đề cao các ngẫu hứng, chú trọng ghi những cái xuất hiện lướt qua trong đầu, không qua sự kiểm soát của lý trí.

– Vứt bỏ sự phân tích logic, xóa bỏ các gông cùm của lý trí, đạo đức, tôn giáo và chỉ tin cậy ở trực giác, giấc mơ, ảo giác, ở những linh cảm bản năng và sự tiên tri.

– Dựa theo thuyết “tự động tâm linh” của Bréton họ kêu gọi hướng tới sự hồn nhiên không suy nghĩ của trẻ thơ,

tới trạng thái mê sảng, tới những ảo giác.

Vì thế chủ nghĩa siêu thực chủ trương thơ ca phải được tuôn trào tự do, không cần sử dụng các dấu chấm câu, không cần tuân thủ trật tự ngữ pháp, đề cao sự liên tưởng tự do của cá nhân.

Trang 16

e Các tác giả tiêu biểu

- Thủ lĩnh và phát ngôn nhân đầu tiên của trào lưu thơ siêu thực là André Breton Nhân vật quan trọng bên cạnh Bréton là nhà thơ, tiểu thuyết gia rất quen thuộc với bạn đọc Việt Nam: Louis Aragon Mặc dù có vị thế quan trọng như vậy, nhưng sau Aragon lại từ bỏ chủ nghĩa siêu thực trở về với văn chương truyền thống kiểu Balzac Những ngôi sao nổi tiếng khác như Tristan Tzara, Philippe Soupault,…

- Ngoài ra có những người theo chủ nghĩa siêu thực nhưng không hoàn toàn tuân thủ các nguyên tắc của nó, nhưng cũng rất nổi tiếng như Federico Garcia Lorca (Tây Ban Nha), Anais Nin, Henry Miller,

Charles Henry Ford (Mỹ), Hugh Sykes Davies, Dylan Thomas (Anh), St.J.Perse, Paul Eluard (Pháp)…

Trang 17

CHỦ NGHĨA BIỂU HIỆN

Trang 18

CHỦ NGHĨA BIỂU HIỆN

• Phong trào mỹ học dưới ảnh hưởng của phân tâm học;

• Cuộc cách mạng trong lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là hội họa.

- Thuật ngữ “chủ nghĩa biểu hiện” xuất hiện trong lĩnh vực hội họa trước khi lan sang âm nhạc, văn học, sân khấu và điện ảnh

Trang 19

CHỦ NGHĨA BIỂU HIỆN

ĐẶC ĐIỂM

a Tư Tưởng

- Chủ nghĩa biểu hiện phản đối chiến tranh, phản kháng sự áp chế của cấu trúc xã hội đối với cá nhân, phản ứng lại cuộc sống vô hồn trong một nền văn minh có nguy cơ giam hãm thân xã và tâm linh con người

- Là trào lưu nghệ thuật mang tính chủ quan, chủ nghĩa biểu hiện nói lên sự khủng hoảng về mặt tinh thần trong xã hội hiện đại Đề cao bi kịch tinh thần, sự lo âu, bức xúc cá nhân

b Nội Dung

 - Hình tượng trung tâm và đặc trưng của chủ nghĩa biểu hiện là con người tự dày vò và khát vọng muốn bày tỏ sự dày vò đó, là tiếng kêu gào của trái tim tan nát nói lên nỗi giằng xé của con người trước bi kịch hiện sinh.

- Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của chủ nghĩa biểu hiện là một khối mâu thuẫn lớn, trong đó hiện

hữu cả chủ nghĩa bi quan và chủ nghĩa lạc quan.

- Xem nhẹ tính trong sáng, hài hòa của hình thức để hướng đến nghệ thuật dòng ý thức như một phương thức cung cấp tối đa tính chất diễn cảm cho tác phẩm.

Trang 20

CHỦ NGHĨA BIỂU HIỆN

TÁC GIẢ TIÊU BIỂU

a Trong hội họa

- Bức tranh “Tiếng kêu” (1893) của Edward Munch được xem là tác phẩm đầu tiên theo tinh thần chủ

nghĩa biểu hiện.

- Van Gogh (Chân dung bác sĩ Gachet, Chân dung tự họa,…); Gauguin (Chúng ta từ đâu đến - Chúng ta

là ai - Chúng ta đi về đâu,…); Matisse (Woman Reading, The young sailor,…).

b Trong điện ảnh

 - Một số đạo diễn, nhà làm phim tiêu biểu như: Robert Wiene (The cabinet of Dr Caligari); Fritz Lang

c Trong văn học

* Văn học thế giới:

- Franz Kafka (Vụ án, Hóa thân,…) thể hiện sự khủng hoảng tinh thần, nỗi lo âu và tâm trạng lưu đày nơi

con người cô đơn, lạc loài trong hoàn cảnh phi lý, thù địch với cá nhân

- Gunter Grass (Cái trống thiếc) cho thấy những thao thức và trăn trở của nhân loại do những di chứng

tinh thần mà chủ nghĩa phát xít gây ra.

Trang 21

CHỦ NGHĨA BIỂU HIỆN

TÁC GIẢ TIÊU BIỂU

* Văn học Việt Nam cuối thế kỉ XX: Thanh Tâm Tuyền (Khuôn mặt, Bếp lửa, Ung thư,…); Dương nghiễm

Mậu (Con sâu, Đêm tóc rối,…); Thảo Trường (Bên trong) biểu hiện những dằn vặt, âu lo đầy mỏi mệt của

con người trước cái chết và sự hủy diệt.

* Văn học Việt Nam sau chiến tranh: Phạm Thị Hoài (Thiên sứ); Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh);

Nguyễn Bình Phương (Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn, Mình và họ,…) bộc lộ bi lịch của thân phận con

người trong chiến trinh và trong xã hội quá độ

Trang 22

CHỦ NGHĨA HIỆN SINH

KHÁI NIỆM

- Thuật ngữ “Existentialism”(Chủ nghĩa hiện sinh), có gốc từ “Existence”có nghĩa là sự tồn tại hay hiện hữu, nhưng không phải là sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng vật lý hay sự tồn tại của sinh vật mà là sự tồn tại của con người Chủ nghĩa hiện sinh ra đời ở Đức cuối chiến tranh thế giới thứ nhất với hai đại biểu lớn là Martin Heidegger (1889-1976) và Karl Jasper (1883 -1969), sau đó lan nhanh sang Pháp tạo nên các tên tuổi như Jean Paul Sartre (1905-1980), Garbie Marcel (1889 -1978), Albert Camus (1913-1960), Merleau Ponty (1908-1961) Ban đầu,chủ nghĩa hiện sinh là một trào lưu văn học phản ánh triết lý sống tự nhiên, tự tại, tự do bằng các hình thức tiểu thuyết, truyện, kịch, thi ca, nhật ký, tiểu luận, v.v Theo dòng thời gian, triết lý sống đó được đa số người chấp nhận và lý luận hóa, trừu tượng hóa trở thành một trường phái triết học, một phong trào xã hội, ảnh hưởng sâu rộng trong lối sống giới trẻ.

Trang 23

CHỦ NGHĨA HIỆN SINH

CÁC GIAI ĐOẠN

- Về lịch sử phát triển chủ nghĩa hiện sinh được chia làm ba giai đoạn ( trên pp )

+ Giai đoạn hình thành, từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, ở Đức có hai nhà văn lớn M.Heidegger và K.Jaspers

+ Giai đoạn phồn thịnh, từ năm 1945 đến 1960, ở Pháp có J-P.Sartre, G.Marcel, A.Camus, S.de

Beauvoir rồi lan sang Mỹ, Nhật, Việt Nam Đây là giai đoạn chủ nghĩa hiện sinh không bị bó buộc trong lĩnh vực triết học mà còn lan sang các vĩnh vực văn hóa

+ Giai đoạn thoái trào, từ những năm 1970 trở về sau , ảnh hưởng của trào lưu này phai nhạt dần trong văn học và triết lý

Trang 24

CHỦ NGHĨA HIỆN SINH

Trang 25

CHỦ NGHĨA HIỆN SINH

CÁC DÒNG CHỦ NGHĨA HIỆN SINH

Có 2 dòng chủ nghĩa hiện sinh : chủ nghĩa hiện sinh hữu thần và chủ nghĩa hiện sinh vô thần

Người đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện sinh hữu thần là Soeren Kierkrgaard ( 1813 - 1855 ) và kế tục là Karl Jaspers ( 1883-1969 )

Người đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện sinh vô thần là Friedrich Nietzsche ( 1844 - 1900 ) và còn có Jean-Paul Sartre ( 1905 - 1980 )

Ngoài ra còn hai nhà văn nữ tiên phong trong chủ nghĩa hiện sinh đó là Siomne de Beauvoir và Francoise Sagan

Trang 26

CHỦ NGHĨA HIỆN SINH

CHỦ NGHĨA HIỆN SINH Ở VIỆT NAM

Tiếp nhận và gây ảnh hưởng trong hoàn cảnh rất đặc biệt Vào những năm 1954 - 1975, trong bối cảnh lịch sử miền Nam tiếp xúc sâu rộng với nền văn hóa phương Tây , triết học và văn hóa hiện sinh được giới thiệu Còn miền Bắc chủ nghĩa hiện sinh và hiện tượng luận bị phê phán gay gắt và nặng nề như một khuynh hướng chủ nghĩa duy tâm Từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới 1986, sáng tác và khảo luận về chủ nghĩa hiện sinh từng bước được phép tái bản và thu hút một lượng công chúng mới từ giới trẻ lúc bấy giờ

Trang 27

CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE !

PHẦN THUYẾT TRÌNH NHÓM TIA CHỚP CỦA CHÚNG EM

Ngày đăng: 14/08/2024, 14:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w