1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chủ đề 14 thơ ca cách mạng việt nam từ đầu thế kỉ xx đến cách mạng tháng tám 1945

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNGTỔ NGỮ VĂN

CHỦ ĐỀ 14

THƠ CA CÁCH MẠNG VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾKỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM - 1945

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN HỌC SINH THỰC HIỆN

TRẦN THỊ NGỌC HẠNH PHAN QUANG HUY Lớp 11A1A

NĂM HỌC 2022 – 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG 2

Bài tham khảo số 1 : Phân tích vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương 3Bài tham khảo số 2 : Phân tích lý tưởng sống và chí làm trai mới mẻ của Phan Bội Châu trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương 6

CHIỀU TỐI 12

Bài tham khảo số 1 : Phân tích bài thơ Chiều Tối ( Mộ ) của Hồ Chí Minh 13Bài tham khảo số 2 : Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong bài thơ Chiều tối ( Mộ ) 16Bài tham khảo số 3 : Phân tích những chi tiết thể hiện vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối ( Mộ ) của Hồ Chí Minh 19

TỪ ẤY 23

Bài tham khảo số 1 : Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu để thấy tâm trạng của một

thanh niên say mê lý tưởng 24

Bài tham khảo số 2 : Phân tích hai khổ thơ đầu của bài thơ Từ ấy – Tố Hữu 27Bài tham khảo số 3 : Phân tích hai khổ thơ cuối bài thơ Từ ấy của Tố Hữu 31

Trang 3

LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG

-PHAN BỘI

CHÂU-Phiên âm

Sinh vi nam tử yếu hi kì,

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.Ư bách niên trung tu hữu ngã,Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy.Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si !Nguyện trục trường phong đông hải khứ,

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.

Dịch thơ

Làm trai phải lạ ở trên đời, Há để càn khôn tự chuyển dời.Trong khoảng trăm năm cần có tớ,Sau này muôn thuở, há không ai ?Non sông đã chết, sống thêm nhục,Hiền thánh còn đâu học cũng hoài !Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Dịch nghĩa

Đã sinh làm kẻ nam nhi thì cũng phải mong có điều lạ,Há lại để trời đất tự chuyển vần lấy sao !

Giữa khoảng trăm năm này, phải có ta chứ,

Chẳng nhẽ ngàn năm sau lại không có ai ( để lại tên tuổi ) ư ?Non sông đã chết, sống chỉ nhục,

Thánh hiền đã vắng thì có đọc sách cũng ngu thôi !Mong đuổi theo ngọn gió dài đi qua Biển Đông,Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên.

Trang 4

Bài tham khảo số 1 : Phân tích vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình

trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương.

Trong lí luận văn học, người ta thường quan niệm nhân vật trữ tình là hình tượngvăn học trực tiếp thổ lộ những cảm xúc, tình cảm, tâm trạng trong tác phẩm Nhân vật trữ tình không có diện mạo, ngôn ngữ, hành động cụ thể, chi tiết như nhân vật tự sự Trong một bài thơ trữ tình, nhân vật trữ tình có thể là chính tác giả, cũng có thể là nhà

thơ hóa thân vào nhân vật khác, tạo thành nhân vật trữ tình nhập vai Ở bài Lưu biệt

khi xuất dương, nhân vật trữ tình chính là nhà thơ - nhà chiến sĩ cách mạng Phan Bội

Châu Bởi vậy, nói đến vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng tức là nói đến vẻ đẹp tâm hồn của tác giả với những lý tưởng và quan niệm mới mẻ :

Làm trai phải lạ ở trên đời, Há để càn khôn tự chuyển dời.Trong khoảng trăm năm cần có tớ,Sau này muôn thuở, há không ai ?Non sông đã chết, sống thêm nhục,Hiền thánh còn đâu học cũng hoài !Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Sinh thời, Phan Bội Châu rất tâm đắc câu thơ của Viên Mai (Trung Quốc):

Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch,Lập thân tối hạ thị văn chương.

Lưu biệt khi xuất dương là một trong những tác phẩm tiêu biểu, vẻ đẹp của bài thơ này

trước hết là vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình - tác giả.

Thơ Phan Bội Châu phản ánh cuộc đời cách mạng của nhà chí sĩ lúc lạc quan đắcý, lúc thất bại đau buồn Bởi vậy, khi phân tích thơ văn của ông không thể không tìm

Trang 5

hiểu kĩ hoàn cảnh ra đời của một tác phẩm Nói ở phạm vi hẹp hơn, ta chỉ có thể hiểu

được vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong bài Lưu biệt khi xuất dương nếu hiểu được kĩ

lưỡng hoàn cảnh ra đời của bài thơ này.

Vào cuối thế kỉ XIX, sau cái chết oanh liệt của Cao Thắng và của Phan Đình Phùng, phong trào cần Vương đã thất bại Dẫu trên rừng Yên Thế (thuộc địa phận tỉnhBắc Giang) vẫn còn đì đùng tiếng súng của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám, nhưng thực chất, giặc đã làm chủ tình thế Dần dần, chúng đặt ách đô hộ lên cả ba kì Đất nước ta lúc này thật là tăm tối “Câu chuyện “Bình Tây phục quốc” tưởng chỉ là một mớ kí ức tê tái” (Đặng Thai Mai) của người Việt Nam Nhưng rồi, nhờ truyền thống quật cườngcủa dân tộc, nhờ ảnh hưởng của “tân thư” từ nước ngoài , đến những năm đầu thế kỉ XX, cả một lớp nhà nho đầy nhiệt huyết đã thức tỉnh với những phong trào: Duy Tân, Đông Du, Đông kinh nghĩa thục, chống thuế ở Trung Kì Họ tập hợp nhau lại, bất liên lạc với những lực lượng chống Pháp ở trong nước Nhiều cậu học sinh cắt nghiến búi tóc trên đầu, quyết tâm đoạn tuyệt với lối học cử tử để đi tìm lí tưởng mới Họ thoát li gia đình và xuất dương, đi Tàu, đi Nhật, đi Xiêm — “tất cả chí hướng của thế hệ trí thức yêu nước đã nhằm vào một mục tiêu vĩ đại: “khôi phục nước nhà” (Đặng Thai Mai) Trong bối cảnh ấy, năm 1905, Phan Bội Châu cùng với Tiểu La Nguyễn Thành lập tổ chức Duy Tân hội Sau đó, theo chủ trương của hội, Phan Bội Châu chia tay bè bạn sang Trung Quốc và Nhật Bản, tranh thủ sự giúp đỡ của những nước này đối với phong trào cách mạng Việt Nam.

Trước khi lên đường, vào lúc chia tay, Phan Bội Châu đã sáng tác bài Xuất dương lưu biệt (có nghĩa là: Để lại lúc từ biệt ra nước ngoài) bằng chữ Hán theo thể thất ngôn bát cú Đường luật Bài thơ này đã nhanh chóng được phổ biến rộng rãi và được dịch ra tiếng Việt Bản dịch của Tôn Quang Phiệt là bản dịch khá thành công, tuy có một vài chỗ chưa lột tả hết tinh thần nguyên tác.

Bài Lưu biệt khi xuất dương thể hiện rõ tư thế hào hùng, sự quyết tâm cao độ và những ý tưởng mới mẻ của nhân vật trữ tình - nhà cách mạng Phan Bội Châu buổi đầura nước ngoài tìm đường cứu nước Mở đầu bài thơ, nhân vật trữ tình trực tiếp thể hiệnmột lí tưởng sống, một khát vọng lớn lao :

Làm trai phải lạ ở trên đời, Há để càn khôn tự chuyển dời.

Là đấng nam nhi sinh ra ở đời thì phải làm được những việc lớn lao phi thường (điều lạ), phải chủ động xoay chuyển đất trời, không thể để cho trời đất tự chuyển vần (Há để càn khôn tự chuyển vần) lấy sao ? Ý tưởng táo bạo này có lần đã được họ Phan nhắc đến với thái độ đầy lạc quan trong bài Chơi xuân:

Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi,Sinh thời thế phải xoay nên thời thế.

Trang 6

Đúng là làm trai, khát vọng được làm những việc to lớn vốn được Phan Bội Châu tâm niệm từ rất sớm Sau này, ông đã kể lại trọng một tác phẩm tự thuật: “Từ lúc bé đọc sách hiểu được ít nhiều nghĩa lí vẫn không thiết gì sống theo thói thường như người xung quanh” (Phan Bội Châu niên biểu) Nhưng cũng phải đến những năm đầu thế kỉ XX, khi họ Phan có điều kiện xuất dương cứu nước, khát vọng làm trai trong con người này mới được thể hiện đầy đủ Thực ra, từ xa xưa, chí làm trai đã thường được nói đến trong văn học Phạm Ngũ Lão — một viên tướng lừng danh thời Trần đã từng đánh đông dẹp bắc, vẫn thấy chưa trả xong “món nợ” của kẻ làm trai và cảm thấy thẹnthùng khi nghe chiến tích của Khổng Minh Gia Cát Lượng:

Công danh nam tử còn vương nạLuống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.

(Thuật hoài)Trong buổi “giã nhà” cùng ba quân ra chiến trường, hình ảnh người chinh phụ

trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn dường như đẹp hơn, hùng dũng hơn:Chí làm trai dặm nghìn da ngựa

Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.

Và Nguyễn Công Trứ cũng đã không chỉ một lần tâm niệm:

Đã mang tiếng ở trong trời đấtPhải có danh gì với núi sông.

(Đi thi tự vịnh)“Chí làm trai” là tư tưởng rất đáng trân trọng, là sức mạnh tinh thần giúp cho nhiều người lập nên những công tích vang dội, có ích cho đất nước, cho xã hội Đối với Phan Bội Châu, thực hiện chí nam nhi chính là chủ động tiến hành sự nghiệp cứu nước Trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ như đã trình bày ở trên, việc khẳng định chí nam nhi càng có ý nghĩa cao cả.

Đến hai câu thực, ý tưởng của nhân vật trữ tình được triển khai rõ hơn :

Trong khoảng trăm năm cần có tớ,Sau này muôn thuở, há không ai ?

Tức có ý là : Giữa khoảng trăm năm này cần phải có ta chứ - Chẳng nhẽ ngàn năm saulại không có ai (để lại tên tuổi) ư ? Người xưa quan niệm một kiếp người là một trăm tuổi Do đó, “giữa khoảng trăm năm” có nghĩa là cuộc sống một cá nhân trong thực tại Còn ngàn năm sau là nói đến lịch sử, nói đến tương lai Câu đầu của phần thực, người dịch chuyển chữ ta thành chữ tớ “Tớ” ở trong bản dịch thơ đã nói được cái hămhở, lạc quan, trẻ trung, nhưng lại làm mất đi sự trịnh trọng đường hoàng, không thật phù hợp với nội dung của đoạn thơ : long trọng tuyên bố về một lẽ sống, một tư thế

Trang 7

vào đời của đấng tu mi nam tử Hơn nữa, câu thơ dịch thanh thoát đọc êm tai, nhưng lại làm mất đi âm điệu chắc nịch, nói như “đinh đóng cột” của tác giả Hai câu thơ trênthoạt xem dường như có chút ngông nghênh tự phụ, thực ra là bộc lộ ý thức sâu sắc vềcái “tôi” cá nhân tích cực Cái “tôi” này chẳng những khẳng định trách nhiệm đối với hiện tại, tức là đối với vận mệnh hôm nay của đất nước, mà còn khẳng định nghĩa vụ đối với lịch sử muôn đời Thật là tư thế của con người có chí khí lớn, muốn vươn tới đỉnh cao của lịch sử, phóng tầm mắt tới nghìn đời sau Tư thế ấy càng được khẳng định hiên ngang hơn nữa ở hai câu luận :

Non sông đã chết, sống thêm nhục,Hiền thánh còn đâu học cũng hoài !

Ở con người này, số phận gắn làm một với số phận đất nước, sống chết cùng nonsông, vinh nhục cùng Tổ quốc, ở con người này dường như không có chút băn khoăn về quan hệ cá nhân, quan hệ đời tư Một tư thế sử thi hùng vĩ biết bao ! Ở đây, nhân vật trữ tình tuy nói về mình nhưng cũng là nói cho cả một thế hệ, cả một dân tộc đang chuyển mình theo một lí tưởng cứu nước mới, phù hợp với thời đại mới Hiền thánh đã chết, kinh sử mất thiêng, nhà thơ dứt khoát hướng thẳng về tương lai, đầy lạc quan tin tưởng.

Bài thơ kết bằng hai câu tuyệt đẹp, đầy cảm hứng lãng mạn :

Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Đúng là con đại bàng cất cánh bay ra biển khơi, bay vào thời đại Hình ảnh thơ, nếu hiểu đúng như nguyên tắc, còn lãng mạn và hào hùng hơn nữa:

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.

Lưu biệt khi xuất dương là bài thơ tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách Phan Bội Châu ở giai đoạn đầu của cuộc đời cách mạng, khi ông xuất dương ra đi cứu nướctheo đường lối cách mạng mới mà ông xiết bao tin tưởng Bài thơ mang khẩu khí của bậc trượng phu đội trời đạp đất Cái hay của bài thơ xuất phát từ vẻ đẹp của nhân vật trữ tình với khát vọng làm nên sự nghiệp lớn lao, với khí thế hăm hở và "một dự cảm mới mẻ" (Nguyễn Huệ Chi) Bởi vậy, bài thơ có giá trị khích lệ, động viên, tuyên truyền cách mạng mạnh mẽ, nhất là đối với thế hệ thanh niên yêu nước hồi đầu thế kỉ XX.

Bài tham khảo số 2 : Phân tích lý tưởng sống và chí làm trai mới mẻ của Phan Bội

Châu trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương.

Trang 8

Nhắc đến Phan Bội Châu, hẳn chúng ta đều biết đến ông là nhà cách mạng tiêu biểu của nước Việt Nam vào đầu thế kỉ XX Không chỉ dừng lại ở đó, ông còn là nhà thơ xuất sắc Trong số những tác phẩm nổi tiếng của Phan Bội Châu thì bài thơ để lại ấn tượng nhất có lẽ là "Lưu biệt khi xuất dương" Thi phẩm đã thể hiện trọn vẹn chí làm trai, lí tưởng sống của thi nhân.

Làm trai phải lạ ở trên đời, Há để càn khôn tự chuyển dời.Trong khoảng trăm năm cần có tớ,Sau này muôn thuở, há không ai ?Non sông đã chết, sống thêm nhục,Hiền thánh còn đâu học cũng hoài !Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Cái “chí làm trai” mà nhà thơ nói đến trong bài thơ trước hết là “phải lạ ở trên đời” Đó là một lí tưởng sống, một khát vọng lớn lao Đấng nam nhi phải làm được những việc lớn lao, phi thường, phải chủ động xoay chuyển trời đất, không để cho trờiđất tự chuyển vần Dịch giả đã chuyển chữ ta thành chứ tớ Tớ phản ánh được cái hăm hở, lạc quan, trẻ trung Hai câu thơ trên dường như có chút ngông nghênh tự phụ nhưng thực ra là sự bộc lộ sâu sắc về cái tôi cá nhân tích cực Cái tôi này chẳng nhữngkhẳng định trách nhiệm đối với hiện tại, với vận mệnh hôm nay của đất nước mà còn khẳng định nghĩa vụ với lịch sử Đó là tư thế của người có chí khí lớn, muốn vươn tới những đỉnh cao của lịch sử.

Cái chí làm trai mà cụ Phan nói trong bài thơ chắc chắn khiến chúng ta thấy cảm phục về những con người sống ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với lịch sử Mỗi con người sống là phải gắn liền với đất nước, dân tộc, biết sống chết cùng dântộc Rõ ràng nhân vật trữ tình tuy đang nói về mình nhưng thực chất là tiếng nói đại diện cho cả một tầng lớp, một thế hệ và cao hơn là cả dân tộc Cách nhìn nhận, suy nghĩ của tác giả là hướng về tương lai phía trước chứ không phải là lối sống hoài niệm Đây cũng chính là một điểm rất tiến bộ mà thông qua bài thơ chúng ta không chỉ cảm nhận được ý nghĩa của chúng mà còn học tập được vào thực tế cuộc sống của mình Lời thơ kết của bài thơ với hai câu tuyệt đẹp, đầy cảm hứng lãng mạn Con đại bàng đã tung cánh bay ra biển khơi, bay vào thời đại “Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”.

Bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bằng chữ Hán, với giọng thơ trang nghiêm hào hùng mạnh mẽ, lôi cuốn đã toát lên một chí lớn phi thường không cam tâm làm nô lệ, quyết đi tìm đường cứu nước Đó không còn là lời nói mà đã biến

Trang 9

thành hành động vượt bể Đông của ông Bài thơ là một khúc anh hùng ca kêu gọi lên đường cứu nước mang giá trị khích lệ động viên, tuyên truyền cách mạng không chỉ đối với thế hệ thanh niên ở giai đoạn đó mà còn là lời nhắn nhủ chung đối với thanh niên các thế hệ sau.

Mở đầu bài thơ, tác giả nêu lên quan niệm về chí nam nhi :

Sinh vi nam tử yếu hi kì,

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.

Tôn Quang Phiệt dịch là :

Làm trai phải lạ ở trên đời,Há để càn khôn tự chuyển dời.

Phan Bội Châu nêu lên quan niệm về chí làm trai mà các nhà nho trứ danh đều đồng tình Nguyễn Công Trứ, trong bài thơ “Chí nam nhi” cũng từng nói: “Thông minh nhất nam tử, Yếu vi thiên hạ kỳ” Làm đấng nam nhi trên đời này phải làm điều kì lạ, kỳ tích để giúp đời, giúp dân, giúp nước Làm trai là phải tung hoành ngang dọc, dời non lấp bể :

Há để càn khôn tự chuyển dời

Phải là bậc hào kiệt trên đời này thì mới phát ngôn như vậy Nội lực mạnh mẽ phi thường Con người muốn tham gia vào sự vận động của vũ trụ “Há để càn khôn tự chuyển dời” là câu hỏi tu từ vừa khẳng định vừa muốn đối thoại với hết thảy các đấng mày râu trên đời này Nhận thức về mối quan hệ giữa con người và vũ trụ về sự tác động của con người đối với vũ trụ như vậy thật là tích cực, thật là cách mạng Câu thơ làm thức dậy nội lực của mỗi con người để họ tham gia cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội.

Sau khi tỏ bày quan niệm về chí nam nhi, về mối quan hệ giữa con người và vũ trụ, tác giả nói về trách nhiệm của chính mình với thời đại của mình :

Ư bách niên trung tu hữu ngã, Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy.

Hai câu thơ đó được Tôn Quang Phiệt dịch là:

Trong khoảng trăm năm cần có tớSau này muôn thuở, há không ai ?

Trong một nền văn học phi ngã (tôi) mà hiện lên một chữ “ngã” sừng sững, phải nói là“kì” (lạ) !

Trang 10

Ư bách niên trung tu hữu ngã

Nhận thức về sự hiện hữu của cái “tôi”, trách nhiệm của cái “tôi” đối với thời đạinhư vậy chẳng khác nào một ngọn lửa giữa đêm đông, một cây tùng giữa băng tuyết Không phải là cái “tôi” hưởng lạc mà là cái “tôi” hành động, cái “tôi” tham gia vào sự “chuyển dời” của “càn khôn” “Giữa cuộc sống tối tăm của đất nước lúc đó, có được một ý thức về cái “tôi” như thể, quả là cứng cỏi, là đẹp vô cùng, cũng như có được một ý thức lưu danh thiên cổ bằng sự cứu nước quả là cần thiết, là cao cả vô cùng” (Nguyễn Đình Chú).

Còn mối quan hệ giữa con người với muôn thuở thì tác giả lại đặt ra câu hỏi “Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy ” (Sau này muôn thuở há không ai ?) Hỏi nhưng thậtra là để khẳng định Tác giả có niềm tin vào chính mình, lại càng có niềm tin vào cộngđồng, vào dân tộc Thơ Phan Bội Châu xói vào tâm can người ta, kích thích vào ý thứctrách nhiệm của mỗi con người, giục giã con người hành động, chuyển dời tự nhiên, chuyển dời xã hội Đấy chính là thơ của một nhà cách mạng

Sang hai câu luận, tác giả càng riết róng hơn về mối quan hệ giữa con người với non sông đất nước, giữa cuộc sống thực tại với sách vở của thánh hiền :

Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuếHiền thánh liêu nhiên tụng diệc si.

(Non sông đã chết, sống thêm nhụcHiền thánh còn đâu học cũng hoài.)

Tác giả sử dụng thủ pháp nhân hóa “non sông đã chết” khiến ta cảm thấy “giang sơn” (non sông) như một sinh mệnh, thật đau lòng.

Non sông đã chết, sống thêm nhục

Nhiều nhà Nho thức thời cũng đã nói lên nỗi nhục mất nước, nhưng chưa có nhà Nho nào nói một cách triệt để, thống thiết như vậy Đem sự sống chết của cá nhân mà gắn liền với sự vinh nhục của non sông đất nước thì không còn nghi ngờ gì nữa, Phan Bội Châu là nhà ái quốc vĩ đại.

Sách vở của thánh hiền cũng chẳng rửa được vết nhơ nô lệ :

Hiền thánh còn đâu học cũng hoài

Câu thơ nguyên tác trực cảm mãnh liệt hơn “Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si”, (Hiền thánh đã vắng thì có đọc sách cũng ngu thôi) Viết như vậy thì đúng như cụ Huỳnh Thúc Kháng nói “đầy mặt giấy mưa tuôn sấm nổ” Không nên hiểu là cụ Phan phủ định sách của thánh hiền, mà nên hiểu cụ Phan đã hành cái đạo của thánh hiền một cách sáng suốt, cái sáng suốt của một nhà cách mạng Mà có ông Khổng, ông Mạnh, ông Lão nào dạy các đệ tử ngồi “tụng” sách của quý vị trong khi nước mất dân nô lệ đâu ?

Trang 11

Tóm lại, từ quan niệm sống “Ư bách niên trung tu hữu ngã”, trong hai câu luận, tác giả tự dồn mình vào cái thế phải xuất dương cứu nước.

Hai câu kết, tác giả thể hiện trọn vẹn chủ đề “Xuất dương lưu biệt” :

Nguyện trục trường phong Đông hải khứThiên trùng bạch lãng nhất tề phi.

(Muốn vượt biển Đông theo cánh gióMuôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi).

Hình ảnh đẹp, lãng mạn “Muốn vượt biển Đông theo cánh gió”, không gian rộng lớn của biển Đông sánh với chí lớn của nhà cách mạng Câu thơ dịch hay, xứng với tinh thần của nguyên tác.“Vượt biển Đông” là cách nói có vẻ khoa trương nhưng đó là hành động sắp diễn ra Người ra đi trong niềm hứng khởi vô biên “muôn trùng sóng bạc” tiễn chân như một yếu tố kích thích Đó chính là bạn đồng hành trong cuộc ra đi hùng tráng này Nhưng câu kết “Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi” thì được cái tình của non nước đối với người ra đi, chứ không sát với nguyên tác.

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi

(Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên)

Hình tượng thơ làm hiển hiện trước mắt ta hàng ngàn đợt sóng sôi réo trắng xóa, lạ là không vỗ vào bờ mà “nhất tề phi” (cũng bay lên) Hình tượng vừa kì vĩ vừa thơ mộng thể hiện được tinh thần phơi phới, nhiệt huyết, thăng hoa của nhà thơ mà cũng là nhà cách mạng.

Muốn hiểu được nhà ái quốc vĩ đại Phan Bội Châu mà chưa đọc được hàng ngàn trang trước tác của cụ thì tốt hơn hết là đọc bài thơ “Xuất dương lưu biệt” Một bài thơnhỏ cũng cho ta thấy được chí nam nhi của người anh hùng, thấy được chí lớn muốn dời non lấp bể, thấy được ý thức trách nhiệm của cái “tôi” đối với lịch sử, với dân tộc, thấy được quan niệm sống chết, vinh nhục, thấy được hoài bão lớn lao của một nhà chi sĩ muốn cứu dân cứu nước.

Mượn Đông du thăm hỏi bạn đồng tâm, Hương Cảng, Hoành Tân, lỏi len đườngmới.

Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng, nhà cầm quyền trông gió cũng gai ghê.Một ngòi lông vừa trống vừa chiêng, của dân chủ khêu đèn thêm sáng chói.

Đấy là mấy dòng Phan Bội Châu viết về Phan Châu Trinh, nhưng ta thấy hình ảnh của cả hai cụ Phan, hai tâm hồn yêu nước lừng danh trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, giai đoạn đầu của thế kỉ này.

Xuất dương lưu biệt là một khúc hát lên đường Đề tài có tính chất truyền thống, nhưng tư tưởng lại rất mới mẻ Bài thơ mang âm hưởng lạc quan nên đã khiến cho

Trang 12

cảm xúc thể hiện trong bài thơ có chiều sâu, có sức gợi cảm mạnh mẽ Đây là tráng ca của một vị anh hùng mà suốt đời không hề biết mệt mỏi trong hành động cứu nước thương dân

Trang 13

Dịch thơ

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không ;Cô em xóm núi xay ngô tối,

Xay hết, lò than đã rực hồng.

Dịch nghĩa

Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ,

Chòm mây lẻ trôi lững lờ trên tầng không ;Thiếu nữ xóm núi xay ngô,

Ngô xay vừa xong, lò than đã đỏ.

Trang 14

Bài tham khảo số 1 : Phân tích bài thơ Chiều Tối ( Mộ ) của Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng, một người chiến sĩ quốc tế luôn mang trong mình tình yêu quê hương đất nước và khát khao giải phóng dân tộc Cả cuộc đời Bác dành cho sự nghiệp cách mạng không chỉ vậy Bác còn là một nhà văn hóa lớn có nhiều đóng góp trong lĩnh vực văn chương Cảm hứng thi sĩ đến bất cứ lúc nào với người chiến sĩ cộng sản dù cho khi bị giam bắt, tù đày nhưng không thể giam cầm được tâm hồn của Người Bài thơ “Chiều tối” là tác phẩm được sáng tác khi Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ nhưng vẫn thể hiện tình yêu thiên nhiên, con người và tinh thần lạc quan, có niềm tin vào tương lai tươi sáng của Hồ ChíMinh.

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,Cô vân mạn mạn độ thiên không ;Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.

Tức dịch là :

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không ;Cô em xóm núi xay ngô tối,

Xay hết, lò than đã rực hồng.

Vào tháng 8 năm 1942, Bác sang Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, sau nửa tháng đi bộ đến Túc Vinh tỉnh Quảng Tây và bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam trong suốt mười ba tháng, những tháng ngày bị tù đày ấy Bác đã sáng tác tập thơ “Nhật kí trong tù” bằng chữ Hán với số lượng 134 bài Trong đó bài thơ “Chiều tối” là bài số 31 khi Người bị thuyên chuyển từ nhà lao Tĩnh Tây sang nhà lao Thiên Bảo năm 1942 Trong khoảnh khắc chiều tà mênh mông cùng với tâm hồn thi nhân đã tạo cảm hứng để người tù sáng tác gửi gắm vào thơ ca tâm trạng, tình cảm của mình Nổi lên trong bài thơ là hình ảnh thiên nhiên và con người lao động nơi đất khách quê người.

“Chiều tối” được viết bằng chữ Hán theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật Hai câu thơ đầu Bác đặc tả cảnh thiên nhiên núi rừng với hai hình ảnh tiêu biểu cánh chim mỏi mệt và đám mây cô đơn :

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụCô vân mạn mạn độ thiên không ;

Trang 15

Dịch là :

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủChòm mây trôi nhẹ giữa tầng không ;

Với bút pháp chấm phá điểm nhãn, ước lệ tượng trưng mang đậm chất cổ điển của thi pháp phương Đông, Bác đã khắc họa hình ảnh cánh chim mỏi mệt đang bay tìm chốn ngủ Đó là chi tiết gợi không gian mênh mông, gợi ý niệm thời gian buổi chiều đã về Trong thơ ca không ít lần ta có bắt gặp hình ảnh cánh chim ấy là “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có viết: “Chim hôm thoi thót về rừng” hay của bà Huyện ThanhQuan: “Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi” rồi trong “Tràng Giang” của Huy Cận là hình ảnh “Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều xa” Từ “quyện” trong câu thơ mang nghĩa mỏi mệt chỉ tâm thế tồn tại của con người, là định ngữ cho danh từ “điểu”, đượcdùng để đặc tả cho hình ảnh cánh chim Cánh chim ở đây không chỉ được Bác quan sát trong sự vận động mà còn được cảm nhận từ bên trong là “Chim mỏi” Nhà thơ đã dùng cái hữu hạn của cánh chim để nói cái vô hạn của bầu trời Trong khoảng trời mênh mông ấy chỉ có cánh chim nhỏ nhoi bay với đôi cánh mệt mỏi Bác đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình, tả hoạt động của tự nhiên để gợi thân phận, tâm trạng của mình Ở đây vừa có sự đối lập vừa có nét tương đồng Đối lập là nếu con chim bị lạc đàn, bay mỏi sau một ngày kiếm ăn vất vả nhưng vẫn thoải mái tự do vào rừng tìm chốn ngủ còn nhà thơ vẫn bị kìm kẹp, giam cầm Tương đồng tâm trạng giữa người tù và cánh chim chiều Phải chăng sau một ngày đi đường dài cổ đeo gông chân vướng xiềng Bác đã thấm mệt nên nhìn cánh chim bay Bác cũng cảm nhận được điều ấy, Báccũng muốn được nghỉ ngơi sau ngày tù dài lê bước “Năm mươi ba cây số một

ngày/Áo mũ dầm mưa rách hết giày” Cội nguồn của sự đồng điệu ấy là tình yêu vô bờ mà Bác dành cho sự sống của vạn vật.

Không chỉ vậy Người còn quan sát thấy hình ảnh đám mây trôi chầm chậm trên nền trời mênh mông, bao la gợi ý niệm lữ thứ, cô đơn Đây cũng là một thi liệu rất quen thuộc trong thơ xưa Thôi Hiệu đã từng viết: “Bạch vân thiên tải không du du” (Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay) hay đó là đám mây xanh ngắt trong thơ

Nguyễn Khuyến với câu “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” Tuy nhiên mây trong thơ Bác không gợi sự vĩnh viễn mà mang tâm trạng cô đơn, lẻ loi của người khách băn khoăn không biết tương lai sẽ đi đâu về đâu nhưng trong bản dịch chưa thực sự lột tả được ý nghĩa của từ “cô” Chỉ với vài nét đặc tả, chấm phá lấy linh hồn của thiên nhiên mà vẽ nên một bức tranh buổi chiều tối ảm đạm, yên ả Cánh chim và đám mây đã từng xuất hiện trong thơ Lý Bạch: “Chúng điểu cao phi tận/ Cô vân độc khứ nhàn”.Đó là nét cổ điển mà Hồ Chí Minh kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại thể hiện ước muốn được tự do, được nghỉ ngơi như cánh chim, như đám mây trên trời cao.

Trong hai câu thơ đầu chỉ đặc tả cảnh thiên nhiên nhưng ẩn đằng sau lớp ngôn từđó là tư thế và tâm hồn của thi nhân Ta không thấy có chân dung của người tù khổ ải mà chỉ thấy phong thái ung dung, tao nhã của thi nhân mặc khách dù chân vướng xiềng lê từng bước trên đường đi, cảnh chiều mênh mông rợn ngợp nhưng tâm hồn

Trang 16

Bác vẫn hướng về thiên nhiên, quát sát từng chi tiết vận động của cảnh vật Nếu không phải là một người yêu thiên nhiên tha thiết, một con người có nghị lực phi thường, bản lĩnh kiên cường vượt lên trên hoàn cảnh làm sao có được sự tự do về tinh thần Nhà lao, xiềng xích có thể giam cầm thân thể Bác chứ không thể trói buộc được tâm hồn thi nhân.

Trên nền cảnh của thiên nhiên hình ảnh con người bỗng hiện lên trong thơ Bác Con người ở đây là thiếu nữ đang lao động giữa chốn núi rừng mênh mông như một điểm sáng làm cho bức tranh đời sống trở nên có hồn có thần sắc vui tươi hơn:

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túcBao túc ma hoàn, lô dĩ hồng

(Cô em xóm núi xay ngô tốiXay hết lò than đã rực hồng)

Hình ảnh con người và cuộc sống được nối tiếp hiện lên qua hai câu thơ Hình ảnh thiếu nữ đang xay ngô trong đêm tối là để hô ứng với cánh chim cô đơn, lẻ loi bên trêncô độc đối diện với cối xay Ngòi bút của Bác hướng đến sự vận động của con người Đây là một nét hiện đại, mới mẻ trong thơ Hồ Chí Minh Thiếu nữ miền sơn cước toát lên giữa núi rừng mênh mông không những không bị hòa tan với thiên nhiên mà nổi bật chói lòa trong không gian ấy

Qua cấu trúc liên miên đối ở các từ “ma bao túc” câu trên và “bao túc ma hoàn” câu dưới cho thấy con người ở đây đang phải lao động vất vả, nặng nề, triền miên, kéodài trong đêm Trong mạch vận động của của thời gian ở nguyên tác không hề nhắc đến chữ “tối” nhưng với bản dịch thơ người dịch cho thêm vào làm mất đi sự thú vị của ý thơ, khiến cho câu thơ mất đi nét đẹp của ý tại ngôn ngoại không cần nhắc đến nhưng vẫn hiện ra là một đêm tối bao phủ Trong câu thơ “Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng” đó là sự nối tiếp công việc, kết thúc một công việc lại mở ra một công việc mới,nhà thơ đã dùng hình ảnh bếp lửa được đốt lên để nói sự vận động của thời gian Từ xưa nay đa số mọi người đều hiểu theo nghĩa là hồng tính từ, làm sáng rực lên hình ảnh con người trong đêm nhưng theo nguyên tác chữ Hán đó hồng của động từ mang ý nghĩa hành động là đốt để đối với từ “ma” (xay) Đây là hiện tượng đồng âm trong tiếng Hán, nếu không cẩn thận tìm hiểu sẽ khiến cho mọi người nhầm lẫn với ý nghĩa khác

Qua hình ảnh con người trong đêm cho thấy cuộc sống nơi đây cơ cực, khó khănkhiến cho tác giả đồng cảm, đồng điệu Bác đã dùng vòng xoay của cối xay để nói lên tâm trạng nặng nề của mình, dùng hình ảnh bé gái để nói lên cảm nhận cuộc sống Nam Cao đã từng viết: “Khi người ta đau chân, người ta không còn tâm trí đâu để nghĩ đến người khác” nhưng đối với Hồ Chí Minh thì đi ngược lại với điều đó Bác là một con người có tấm lòng thương yêu đồng loại đến vô cùng không chỉ là đối với nhân dân Việt Nam mà còn là biết bao những con người cơ cực trên hành tinh này

Trang 17

Đúng như Tố Hữu đã từng viết: “Bác ơi tim Bác mênh mông thế/ Ôm cả non sông mọikiếp người”.

Bài thơ là thành công của nghệ thuật kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ điển và sựcách tân hiện đại trong ý thơ Đặc biệt là chữ “hồng” ở cuối bài thơ được coi là nhãn tự, là con mắt thần của tác phẩm mang ý nghĩa sâu sắc được Hoàng Trung Thông nhậnxét rằng: “Với một chữ "hồng", Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đisự mệt mỏi, sự uể oải, sự vội vã, sự nặng nề đã diễn ra trong ba câu đầu, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cô em sau khi xay xong ngô tối” Đồng thời chữ “hồng” ấy cũng thể hiện cho niềm tin, hy vọng của Bác vào một tương lai tươi sáng ở ngày mai, đó là điều đáng quý, đáng trân trọng Dù ở trong hoàn cảnh ngục từ nhưng con người ấy không bao giờ chịu khuất phục trước hoàn cảnh, số phận Trong thơ Hồ Chí Minh luôn có sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng, từ hồng được xuất hiện rất nhiều lần như trong bài “Tảo giải” hiện lên: “Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng/ Bóng tối đêm tàn sớm sạch không” hay có câu Bác viết: “Trong ngục giờ đây còn tối mịt/ Ánh hồng trước mặt đã bừng soi” đó là sự lạc quan, niềm tin của Bác vào con đường cách mạng nước nhà, vào cuộc sống tốt đẹp hơn ở tương lai.

Như vậy chỉ với 4 câu thơ thất ngôn tứ tuyệt được kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại, giữa tâm hồn thi sĩ với trái tim thép người chiến sĩ, bài thơ đã làm xúc động người đọc trước tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu tha thiết cuộc sống và sự cảm thông, thương yêu con người của vị cha già dân tộc Con người Bác là tấm gươngsáng để cho biết bao thế hệ đồng bào Việt Nam học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Bài tham khảo số 2 : Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong bài thơ

Chiều tối ( Mộ ).

Nhắc đến thơ Hồ Chí Minh có lẽ ta sẽ nghĩ ngay đến những vần thơ đầy trăng của Bác, nhưng đọc “Chiều tối” mới thấy, Bác không chỉ viết hay về những buổi đêm ngập tràn ánh trăng mà, dưới tư cách là một nhà thơ, Bác còn mang một phong cách “thơ chiều” vô cùng riêng biệt “Chiều tối” là bài thơ thứ 31 trong tập “Nhật kí trong tù”, bài thơ ghi lại cảm xúc thiên nhiên và cuộc sống lúc ngày tàn của Hồ Chí Minh trên đường chuyển lao vào khoảng cuối thu năm 1942, hình ảnh người tù “tay bị trói giật cánh khuỷu, cổ mang xiềng xích” đã để cảm xúc trải ra cùng không gian bao la, làm nên những vần thơ tuyệt tác vừa cổ kính, vừa trữ tình Qua bài thơ, ta cảm nhận được vẻ đẹp của Hồ Chí Minh với một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, con người cùng với ý chí kiên cường và tinh thần thép của người Cộng sản.

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,Cô vân mạn mạn độ thiên không ;Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

Ngày đăng: 27/07/2024, 16:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w