1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo tình hình thị trường logistics asean xây dựng hệ thống cung cấp kết nối thông tin dữ liệu logistics giai đoạn 2017 2020

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Hình Thị Trường Logistics ASEAN
Tác giả Trung Tâm Thông Tin Công Nghiệp Và Thương Mại
Trường học Bộ Công Thương
Chuyên ngành Logistics
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 719,7 KB

Nội dung

Tình hình và xu hướng chung Do đại dịch Covid-19 đã làm lộ rõ điểm yếu của chuỗi cung ứng khu vực phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc và không được thiết lập các phương án dự p

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG LOGISTICS ASEAN

Số tháng 5/2020

THUỘC NHIỆM VỤ “Xây dựng Hệ thống cung cấp, kết nối thông tin, dữ liệu logistics

giai đoạn 2017-2020”

Hà Nội, 2020

Trang 2

MỤC LỤC

TÓM TẮT 2

1 Tình hình và xu hướng chung 3

2 Singapore 5

2.1 Hoạt động logistics: 5

2.2 Các thông tin liên quan: 7

3 Malaysia: 8

3.1 Hoạt động logistics: 8

3.2 Các thông tin liên quan 8

4 Thái Lan: 9

4.1 Hoạt động logistics: 9

4.2 Các thông tin liên quan 11

5 Lào 11

5.1 Hoạt động logistics: 11

5.2 Các thông tin liên quan 13

6 Campuchia 14

6.1 Hoạt động logistics: 14

6.2 Các thông tin liên quan 16

7 Philipinnes: 17

7.1 Hoạt động logistics: 17

7.2 Các thông tin liên quan 18

Trang 3

TÓM TẮT

 Đại dịch Covid-19 đã làm lộ rõ điểm yếu của chuỗi cung ứng khu vực (phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc và không được thiết lập các phương án dự phòng) Do đó, các nước ASEAN

sẽ hướng đến nỗ lực phối hợp kết nối chuỗi cung ứng theo hướng dài hạn

 Theo cơ quan Hàng hải và Cảng Singapore (MPA), nước này cắt giảm 30% phí cảng đối với hàng hóa vận chuyển bằng tàu (áp dụng cho các tàu chở hàng có thời gian lưu lại cảng không quá năm ngày Đây là một phần của gói biện pháp mới giúp các công

ty hàng hải vượt qua khó khăn trong năm nay Thời gian áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2020

 Thái Lan sẽ thu hút đầu tư và chuyển dịch chuỗi cung ứng bằng lợi thế về logistics

 Philippines, chủ yếu liên kết với các mạng lưới toàn cầu thông qua xuất khẩu điện tử và máy móc, có cơ hội khi đại dịch thúc đẩy các nước chuyển hướng thương mại và di dời sản xuất khỏi Trung Quốc

 Malaysia hiện đang trong "giai đoạn phục hồi" sẽ chứng kiến việc từng bước mở lại hoạt động kinh doanh và du lịch, phù hợp với thực tế kiểm soát dịch bệnh

 Lào tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng logistics sau khi khống chế được dịch bệnh

 Campuchia đã nới lỏng các hạn chế đi lại đối với du khách nước ngoài khi nước này báo cáo rằng các biện pháp y tế công cộng của

họ cho đến nay đã ngăn chặn thành công sự lây lan của Covid-19

Trang 4

NỘI DUNG BÁO CÁO

1 Tình hình và xu hướng chung

Do đại dịch Covid-19 đã làm lộ rõ điểm yếu của chuỗi cung ứng khu vực (phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc và không được thiết lập các phương án dự phòng), các nước ASEAN sẽ hướng đến nỗ lực phối hợp kết nối chuỗi cung ứng theo hướng dài hạn

Trước mắt, trong khi nhiều nước vẫn chưa sẵn sàng mở cửa cho nhập cảnh trên diện rộng và một số nước thành viên ASEAN vẫn còn số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, các nước thành viên ASEAN sẽ đảm bảo dòng lưu chuyển của các mặt hàng thiết yếu, bao gồm thực phẩm, dược phẩm, vật tư y tế

và mặt hàng thiết yếu khác liên quan đến việc ứng phó dịch COVID-19, thúc đẩy chia sẻ thông tin kịp thời giữa các nước Thành viên ASEAN về những biện pháp thương mại áp dụng với các sản phẩm và vật tư thiết yếu

Để tránh bị rơi vào suy thoái kinh tế trên diện rộng, các nước ASEAN cần gấp rút tăng cường chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu để một mặt khống chế được dịch bệnh COVID-19, mặt khác không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các nước thành viên ASEAN trong WTO

Những nỗ lực hạn chế áp dụng các biện pháp phi thuế quan không cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bao gồm:

+ Cân nhắc không áp dụng các biện pháp cấm hoặc hạn chế xuất khẩu lên các hàng hóa thiết yếu, bao gồm thực phẩm, dược phẩm, vật tư y tế và các mặt hàng thiết yếu khác đối với các nước thành viên ASEAN phù hợp với quy định tại Điều XI Hiệp định GATT 1994, nhằm mục đích ứng phó với dịch bệnh COVID-19, ngoại trừ theo quy định tại Khoản 2 (a) Điều XI Hiệp định GATT

và các quy định khác của WTO

+ Kịp thời thông báo tất cả các nước thành viên ASEAN, thông qua Ban Thư kí ASEAN, về các biện pháp liên quan đến thương mại, bao gồm việc áp dụng hay dỡ bỏ các biện pháp cấm hoặc hạn chế xuất khẩu lên các hàng hóa thiết yếu, bao gồm thực phẩm, dược phẩm, vật tư y tế và các mặt hàng thiết yếu

Trang 5

khác, nếu cần thiết, để đảm bảo đáp ứng nhu cầu địa phương và sức khỏe cộng đồng đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Kịp thời công bố và cập nhật những biện pháp này để đảm bảo tính minh bạch

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho dòng lưu chuyển và quá cảnh các hàng hóa thiết yếu, bao gồm thực phẩm, dược phẩm, vật tư y tế và các mặt hàng thiết yếu khác theo đường bộ, đường biển, đường hàng không và tại các điểm trung chuyển hàng hóa trong khi đảm bảo tuân thủ các quy định của mỗi bên về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn đối với những hàng hóa thiết yếu này

+ Tạo mọi điều kiện cho lưu thông hàng hóa thiết yếu, bao gồm thực phẩm, dược phẩm, vật tư y tế và các vật tư thiết yếu khác tại các cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không, bao gồm áp dụng hoặc duy trì, nếu thích hợp, những thủ tục tạo thuận lợi cho thông quan hàng hóa và những thủ tục cho phép nộp sớm những tài liệu nhập khẩu dưới dạng điện tử, trong phạm vi cho phép theo quy định của luật pháp mỗi bên, nhằm mục đích bắt đầu xử lí các thủ tục trước khi sản phẩm cập cảng

+ Hợp tác với những đối tác bên ngoài khu vực để tăng cường khả năng phục hồi và bền vững của chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực bao gồm thúc đẩy thanh toán bằng đồng nội tệ để cải thiện dòng chảy thương mại và đầu tư trực tiếp trong khu vực, và để ít bị ảnh hưởng trước những cú sốc nội khối và ngoại khối tương tự như dịch bệnh COVID-19

+ Tận dụng công nghệ để đưa ra một cơ chế chia sẻ thông tin và phối hợp ứng phó với những thách thức kinh tế như dịch bệnh COVID-19 có hiệu quả

+ Chia sẻ thông tin và kinh nghiệm ứng phó dịch bệnh ứng dụng các công nghệ mới, các hệ thống hoặc cơ chế thuận lợi hóa thương mại như các nền tảng trực tuyến, hợp lý hóa các quy trình, việc thực hiện các chương trình hoặc các chính sách hỗ trợ thương nhân, nhà nhập khẩu và các nhà cung cấp để đảm bảo dòng chảy hàng hóa và dịch vụ thiết yếu Đây cũng là cơ hội để tăng cường ứng dụng công nghệ và đổi mới, kinh tế kỹ thuật số và cung cấp các cơ chế để tạo thuận lợi cho việc thông quan và quy trình cho phép doanh nghiệp, đặc biệt

Trang 6

là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) tiếp tục hoạt động trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đồng thời đảm bảo kinh doanh có trách nhiệm, tuân thủ các quy định có liên quan của mỗi nước thành viên ASEAN, bao gồm các quy định vể nền tảng kỹ thuật số và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường khu vực và toàn cầu cũng như duy trì khả năng cạnh tranh trong kỷ nguyên kinh tế số trong dài hạn

Ngoài ra, các nước ASEAN cam kết sẽ phát huy nền tảng thuận lợi thương mại hiện có trong ASEAN để thúc đẩy và hỗ trợ kết nối chuỗi cung ứng

và đảm bảo dòng hàng hóa, dịch vụ không bị gián đoạn, đồng thời nỗ lực tăng khả năng phục hồi khu vực, bao gồm thúc đẩy an ninh lương thực và an ninh năng lượng trong khu vực

Những nỗ lực nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, bao gồm cả khối công và các doanh nghiệp tư nhân trong việc góp phần củng cố chuỗi cung ứng theo đó tăng niềm tin đầu tư, cơ hội kinh doanh đồng thời tăng cường kết nối chuỗi cung ứng trong khu vực

Đặc biệt, các nước thành viên ASEAN xác định và thực hiện các biện pháp/sáng kiến phù hợp để khẳng định Đông Nam Á là trung tâm thương mại

và điểm đến đầu tư trong khu vực, bằng việc phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan trong ngành

2 Singapore

2.1 Hoạt động logistics:

Theo cơ quan Hàng hải và Cảng Singapore (MPA), nước này cắt giảm 30% phí cảng đối với hàng hóa vận chuyển bằng tàu (áp dụng cho các tàu chở hàng có thời gian lưu lại cảng không quá năm ngày) Đây là một phần của gói biện pháp mới giúp các công ty hàng hải quản lý tác động của đại dịch

Covid-19 Thời gian áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2020

Các tàu cung cấp dịch vụ hỗ trợ ngoài khơi, thường ở lại cảng lâu hơn,

sẽ đủ điều kiện nhận hỗ trợ 50% cho phí cảng từ ngày 91 đến ngày180 trong thời gian lưu trú

Trang 7

MPA và các cơ quan quản lý khác của Singapore cũng cho biết, khu vực boongke của Singapore không phải đối mặt với bất kỳ tác động nghiêm trọng nào từ sự sụp đổ của công ty kinh doanh dầu mỏ Hin Leong, nhưng cảnh báo

về "sự gián đoạn nhỏ" trong thị trường boongke

Singapore thu phí với tất cả các tàu đang sử dụng các dịch vụ cảng như bốc dỡ hàng hóa, cung cấp boongke hoặc các điều khoản, thay đổi thuyền viên

và sửa chữa nhà máy đóng tàu Giá thay đổi tùy thuộc vào thời gian lưu trú, kích cỡ của tàu và mục đích của cuộc gọi cập bến Đối với các hoạt động vận chuyển hàng hóa, phí là 7,50$ trên 100 tải trọng cho ngày đầu tiên và thêm 50 cent/ mỗi ngày trong năm ngày lưu trú

Các tàu sử dụng LNG, nhiên liệu sạch hoặc công nghệ làm sạch khác sẽ

đủ điều kiện được được hỗ trợ 25% phí khi lưu trú dưới 5 ngày theo Chương trình Cảng Xanh (Green Port) của Singapore

Đây là một phần của gói biện pháp hỗ trợ ngành Hàng hải mới trị giá 27 triệu đô la Singapore (19 triệu đô la Mỹ) của MPA để trợ giúp tài chính cho các công ty bị ảnh hưởng bởi Covid-19 Các biện pháp này bao gồm việc gia hạn khoản hỗ trợ 50% phí cảng cho tàu du lịch và phà được công bố trước đây và được gia hạn cho đến cuối năm, kể từ ngày kết thúc ban đầu là 31 tháng 8 năm

2020

Theo thống kê hàng tháng của MPA, tháng 4/2020, thông lượng hàng hóa (tính bằng TEUs) qua cảng Singapore đã giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái, do đại dịch COVID-19 cản trở các hoạt động thương mại và giao thông

Cảng đã chứng kiến sự sụt giảm ở hầu hết các khu vực, đặc biệt là lưu lượng hàng hóa và tàu đến, cả hai đều giảm lần lượt 12,6% và 37,6% Tuy nhiên, doanh số boongke tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2019

Singapore, cảng bận rộn thứ hai trên thế giới, là một trong những cảng bị ảnh hưởng nặng nề trong những ngày đầu Covid-19 xuất hiện trên thế giới Tàu chở hàng đến Singapore, trung tâm trung chuyển và hầm hàng đầu thế giới, đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong gần ba thập kỷ vào tháng 5/2020, trong

Trang 8

khi doanh số vận chuyển nhiên liệu bằng đường biển xuống mức thấp nhất trong ba tháng trở lại

Các nhà chức trách đã cố gắng duy trì giao dịch trôi chảy nhất có thể bằng một số biện pháp, chẳng hạn, vào tháng 3 năm 2020, chính phủ Singapore

đã đồng ý với Malaysia giữ eo biển Johor, vùng nước hẹp ngăn cách họ, mở cửa trong suốt thời gian diễn ra đại dịch

2.2 Các thông tin liên quan:

Theo dự báo của Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS), nền kinh tế nước này, thay vì tăng trưởng 0,6% như dự đoán trước đó, sẽ giảm 11,8% trong quý hai và giảm 5,8% trong cả năm nay, đây sẽ là cuộc suy thoái tồi tệ nhất xảy ra với Singapore

Kinh tế trong quý 2/2020 bị tác động nặng nề bởi lệnh giãn cách xã hội của Singapore kéo dài từ ngày 7 tháng 4 đến ngày 1 tháng 6 năm 2020

Bộ Thương mại và Công nghiệp của Singapore cũng dự báo kinh tế sẽ giảm khoảng 4% đến 7% vào năm 2020

Dịch vụ lưu trú và ăn uống dự kiến sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tác động kinh tế của đại dịch Covid-19, với mức giảm 26% so với năm trước, trong khi thương mại bán buôn và bán lẻ cũng được dự đoán sẽ giảm 12,8%

Chỉ có các ngành sản xuất (tăng trưởng 2,2%) và các lĩnh vực tài chính

và bảo hiểm (3,1% tăng trưởng) dự kiến sẽ khả quan hơn trong thời gian tới

Tỷ lệ thất nghiệp cũng được dự báo sẽ tăng lên 3,6% vào cuối năm 2020

Tỷ lệ thất nghiệp hiện tại là 2,4%, dựa trên báo cáo của Bộ Nhân lực về cách thức thị trường lao động trong quý 1 năm 2020 Số người được tuyển dụng đã giảm 25.600 trong quý 2/2020

Lạm phát dự kiến sẽ giảm 0,5 phần trăm trong năm nay, trong khi lạm phát cơ bản –không tính chi phí ăn ở và vận chuyển đường bộ tư nhân - được

dự đoán cũng sẽ giảm 0,5 phần trăm

Đại dịch Covid-19 được cho là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Ngoài ra, căng thẳng thương mại ngày càng trầm trọng giữa Hoa Kỳ và

Trang 9

Trung Quốc, cũng như những bất ổn phát sinh từ thị trường lao động xấu đi là hai rủi ro bất lợi khác được các nhà kinh tế chỉ ra

3 Malaysia:

3.1 Hoạt động logistics:

Từ giữa tháng 6/2020, Malaysia sẽ cho phép tất cả các dịch vụ giao thông công cộng, bao gồm các chuyến bay và xe buýt tốc hành và phương tiện

cá nhân, hoạt động hết công suất miễn là tuân thủ các quy trình vận hành tiêu chuẩn theo Lệnh Kiểm soát khôi phục di chuyển (RMCO)

Tuy nhiên, tất cả tài xế và hành khách của xe buýt tốc hành đều phải đeo khẩu trang, đo nhiệt độ cơ thể trước khi lên xe và sử dụng thuốc khử trùng tay

Chủ sở hữu phương tiện cá nhân hiện cũng được phép chở thành viên không phải là gia đình như hành khách của họ

Thời hạn hiệu lực của giấy phép nhập cảnh phương tiện (VEP) đối với các phương tiện đã đăng ký tại Malaysia sẽ được kéo dài đến ngày 30 tháng 9 năm 2020

Bộ vận chuyển đường bộ Malaysia (LTA) lần đầu tiên gia hạn thời hạn hiệu lực giấy phép đến ngày 30 tháng 6 vào tháng 3/2020, để giúp những người Malaysia đã chọn ở lại Singapore trong lệnh kiểm soát đi lại của Malaysia (MCO)

MCO, với mục đích ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, đã được gia hạn bốn lần kể từ khi bắt đầu được thi hành vào ngày 18 tháng 3 năm 2020 Malaysia hiện đang trong "giai đoạn phục hồi" sẽ chứng kiến việc từng bước

mở lại hoạt động kinh doanh và du lịch, phù hợp với thực tế kiểm soát dịch bệnh

Việc miễn lệ phí VEP một lần cho các phương tiện đã đăng ký ở Malaysia đã được công bố trong khoảng thời gian từ 18 tháng 3 đến 14 tháng 4 năm 2020 Các khoản phí phát sinh ngoài giai đoạn này sẽ tiếp tục được áp dụng

3.2 Các thông tin liên quan

Trang 10

Xuất khẩu của Malaysia trong tháng 4/2020 giảm 23,8% xuống còn 64,9

tỷ đô la Mỹ so với cùng kỳ năm 2019, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 9 năm

2009 Đây là một trong những hệ quả của việc thi hành Lệnh kiểm soát di chuyển (MCO) vào ngày 18 tháng 3 do đại dịch Covid-19

Xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chính đều sụt giảm: sang Liên minh châu Âu (giảm 2,7 tỷ RM, sang các thị trường khác cũng giảm trên 2 tỷ như: Hoa Kỳ (2,4 tỷ), Ấn Độ (2,3 tỷ), Singapore (2.0 tỷ) và Thái Lan (2.0 tỷ)

Tuy nhiên, dựa trên các chỉ số ban đầu, thương mại của Malaysia có thể phục hồi thuận lợi vào tháng 5 năm 2020 khi các doanh nghiệp hoạt động trở lại

Nhập khẩu cũng giảm, ví dụ từ Singapore giảm 2,5 tỷ RM, từ Liên minh châu Âu giảm 2,1 tỷ RM, Thái Lan giảm 1,7 tỷ RM

4 Thái Lan:

4.1 Hoạt động logistics:

Thái Lan sẽ thu hút đầu tư và chuyển dịch chuỗi cung ứng bằng lợi thế

về logistics:

Theo Liên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan (FTI), nhiều doanh nghiệp đang phải điều chỉnh kế hoạch đầu tư của họ trong năm nay và đang xem xét các mô hình kinh doanh và dòng doanh thu mới để đối phó với cuộc khủng hoảng Covid-19

Các chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, khiến nhiều công ty phải tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho Trung Quốc để sản xuất hàng hóa, ban đầu là để tránh mức thuế cao mà Hoa Kỳ áp cho hàng hóa Trung Quốc Sau đó Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán

và khiến nhiều hàng hóa trung gian không thể được giao từ Trung Quốc, dẫn đến việc các quốc gia và doanh nghiệp đã cho thấy sự nguy hiểm của việc phụ thuộc quá nhiều vào một quốc gia làm cơ sở sản xuất

Trước bối cảnh đó, FTI hy vọng nhiều công ty, đặc biệt là Nhật Bản và các công ty đa quốc gia, sẽ chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc và vào

Ngày đăng: 14/08/2024, 14:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w