1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Pháp luật về chính sách khoan hồng trong xử lý các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

83 12 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật về chính sách khoan hồng trong xử lý các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
Tác giả Đặng Thị Hồng Ngân
Trường học Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Một nền kinh tế phát triển đòi hỏi phải có một môi trường cạnh tranh bình đẳng. Cạnh tranh là “linh hồn” cho sự phát triển kinh tế. Cạnh tranh tạo động lực cho các đối thủ không ngừng tiến bộ, “nâng cấp” mình, tìm cách cắt giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận, tìm kiếm lợi thế cạnh tranh và để có thể tồn tại trên thị trường. Theo đó các đối thủ yếu kém hơn sẽ không thể trụ vững và bị “đá” ra khỏi vòng quay phát triển đó. Kết quả của quá cạnh tranh mang lại lợi ích to lớn cho người tiêu dùng và cả nền kinh tế. Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt đó, không ít các doanh nghiệp lại bắt tay, câu kết với nhau để hình thành nhóm cùng lợi ích nhằm giảm thiểu cạnh tranh và thậm chí xóa bỏ cạnh tranh trên thị trường. Đó chính là biểu hiện nguy hiểm nhất của hành vi hạn chế cạnh tranh – thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (TTHCCT). Hậu quả tất yếu của những thỏa thuận này chính là sự độc quyền hóa thị trường, theo đó các yếu tố quan trọng của thị trường như giá cả, chất lượng, sản lượng, khách hàng… không còn tuân theo quy luật vận động khách quan của thị trường, không được quyết định bởi sự tương tác giữa các yếu tố của thị trường cạnh tranh mà bị khống chế bởi các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận. Điều đó có nghĩa, cạnh tranh trên thị trường bị hạn chế do những thỏa thuận này đã tác động làm giảm, sai lệch, bóp méo, ngăn cản, loại bỏ và thậm chí triệt tiêu cạnh tranh trên thị trường để qua đó mang lại lợi ích cho các bên tham gia thoả thuận. Những hành vi cấu kết, dàn xếp, thỏa thuận với nhau về các yếu tố của thị trường nhắm đến hoặc có tác động hạn chế cạnh tranh.

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

LỜI CAM ĐOAN

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2

3 Mục đích nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Phạm vi nghiên cứu 5

6 Kết cấu của đề tài 5

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CSKH TRONG PHÁP LUẬT CHỐNG THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH 6

1.1 Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 6

1.1.1 Khái niệm 6

1.1.2 Các đặc trưng của TTHCCT 7

1.1.3 Các TTHCCT thường gặp 10

1.1.4 Các TTHCCT bị cấm 11

1.1.5 Cách đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 13

1.1.6 Các trường hợp TTHCCT không gây ra hoặc không có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể 15

1.2 CSKH trong pháp luật chống TTHCCT 15

1.2.1 Khái niệm 15

Trang 2

1.2.2 Cơ sở và nguyên lý hình thành CSKH 16

1.2.2.1 Cơ sở cho sự hình thành CSKH 16

1.2.2.2 Nguyên lý của chương trình dựa trên nền tảng lý thuyết trò chơi 20

1.2.2.3 Ứng dụng của lý thuyết trò chơi vào việc xây dựng CSKH trong pháp luật cạnh tranh 22

1.2.3 Đặc điểm của CSKH 24

1.2.4 Vai trò của CSKH 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CSKH TRONG XỬ LÝ CÁC HÀNH VI THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH 27

2.1 Pháp luật Việt Nam về CSKH trong xử lý các hành vi TTHCCT 27

2.1.1 Trình tự giải quyết vụ việc TTHCCT 27

2.1.2 Chế tài đối với các cá nhân, doanh nghiệp tham gia TTHCCT 31

2.1.4 Pháp luật Việt Nam về CSKH theo Luật cạnh tranh 2018 34

2.1.4.1 Đối tượng hưởng CSKH 34

2.1.4.2 Điều kiện áp dụng CSKH 37

2.1.4.3 Số lượng doanh nghiệp và căn cứ xác định số lượng được hưởng CSKH 43

2.1.4.4 Mức độ miễn giảm phạt tiền theo CSKH 45

2.2 Pháp luật các quốc gia về CSKH trong xử lý các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 47

2.2.1 Pháp luật của Hoa Kỳ 47

2.2.1.1 Khái quát 47

2.2.1.2 Quy định pháp luật về CSKH 48

2.2.2 Pháp luật của EU 55

Trang 3

2.2.2.1 Khái quát 55

2.2.2.2 Quy định về CSKH 56

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC THI VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CSKH TRONG XỬ LÝ HÀNH VI TTHCCT Ở VIỆT NAM 59

3.1 Thực trạng 59

3.1.1 Tại Việt Nam 59

3.1.2 Trên thế giới 61

3.2 Những hạn chế 63

3.3 Kiến nghị khắc phục 69

3.3.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về CSKH 69

3.3.2 Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về CSKH trong xử lý các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam 70

KẾT LUẬN 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Trang 4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

pháp Hoa Kỳ

chức Hợp tác và Phát triển kinh tế CJEU Court of Justice of the European Union - Tòa án Công lý Liên

minh châu Âu TFEU Treaty on the Functioning of the European Union – TFEU - Hiệp

ước về Chức năng của Liên minh Châu Âu

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Đặng Thị Hồng Ngân, sinh viên lớp K64LKDB, trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, là tác giả của khóa luận tốt nghiệp với đề tài:

“Pháp luật về chính sách khoan hồng trong xử lý các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh”

Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong khóa luận này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khóa luận Trong Khóa luận có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Khóa luận là hoàn toàn khách quan và trung thực

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Một nền kinh tế phát triển đòi hỏi phải có một môi trường cạnh tranh bình đẳng Cạnh tranh là “linh hồn” cho sự phát triển kinh tế Cạnh tranh tạo động lực cho các đối thủ không ngừng tiến bộ, “nâng cấp” mình, tìm cách cắt giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận, tìm kiếm lợi thế cạnh tranh và để có thể tồn tại trên thị trường Theo

đó các đối thủ yếu kém hơn sẽ không thể trụ vững và bị “đá” ra khỏi vòng quay phát triển đó Kết quả của quá cạnh tranh mang lại lợi ích to lớn cho người tiêu dùng và

cả nền kinh tế Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt đó, không ít các doanh nghiệp lại bắt tay, câu kết với nhau để hình thành nhóm cùng lợi ích nhằm giảm thiểu cạnh tranh và thậm chí xóa bỏ cạnh tranh trên thị trường Đó chính là biểu hiện nguy hiểm nhất của hành vi hạn chế cạnh tranh – thỏa thuận hạn chế cạnh tranh (TTHCCT)1 Hậu quả tất yếu của những thỏa thuận này chính là sự độc quyền hóa thị trường, theo đó các yếu tố quan trọng của thị trường như giá cả, chất lượng, sản lượng, khách hàng… không còn tuân theo quy luật vận động khách quan của thị trường, không được quyết định bởi sự tương tác giữa các yếu tố của thị trường cạnh tranh mà bị khống chế bởi các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận Điều đó có nghĩa, cạnh tranh trên thị trường bị hạn chế do những thỏa thuận này đã tác động làm giảm, sai lệch, bóp méo, ngăn cản, loại bỏ và thậm chí triệt tiêu cạnh tranh trên thị trường

để qua đó mang lại lợi ích cho các bên tham gia thoả thuận Những hành vi cấu kết, dàn xếp, thỏa thuận với nhau về các yếu tố của thị trường nhắm đến hoặc có tác động hạn chế cạnh tranh

Do có tính chất nguy hại nên pháp luật cạnh tranh ở các nước đều có quy định cấm đối với TTHCCT và Cơ quan cạnh tranh được giao thẩm quyền điều tra xử lý khi phát hiện hành vi vi phạm Tuy nhiên, thực tiễn thực thi ở các nước trên thế giới cho thấy không dễ để phát hiện, điều tra và xử lý các TTHCCT vì thủ đoạn thỏa thuận

1 Trần Hải Thịnh, (2017), CSKH trong thực thi pháp luật hạn chế cạnh tranh ở một số nước và kinh nghiệm

cho Việt Nam, truy cập 17/04/2023

Trang 7

của các công ty khá tinh vi Sự tồn tại của TTHCCT phụ thuộc phần lớn vào khả năng kiểm soát, cơ chế trừng phạt các thành viên vi phạm thỏa thuận Mặc dù có bản chất thiếu bền vững nhưng TTHCCT ngày càng khó khăn hơn để phát hiện và chứng minh

Cơ quan điều tra thường phải tiến hành khám xét và dùng nhiều nghiệp vụ để có thể thu thập được chứng cứ và điều này không phải lúc nào cũng có thể đem lại hiệu quả

vì các doanh nghiệp sẽ luôn tìm cách xóa dấu vết, phi tang chứng cứ Hơn nữa, việc phát hiện để điều tra và xử lý một cách nghiêm khắc bằng các hình thức xử phạt tiền hoặc xử phạt tù đối với các cá nhân, doanh nghiệp tham gia TTHCCT cũng được cơ quan cạnh tranh ở nhiều nước tăng cường và đẩy mạnh Điều này làm cho TTHCCT

có xu hướng “ngầm hoá” và được che dấu một cách tinh vi nhằm tránh bị cơ quan cạnh tranh phát hiện Do đó, các cơ quan cạnh tranh trên thế giới đều tìm kiếm một giải pháp thay thế nhằm phát hiện để điều tra và xử lý, trừng phạt các thành viên tham gia TTHCCT Một trong những công cụ hữu hiệu mà cơ quan cạnh tranh nhiều nước

áp dụng nhằm phát hiện các TTHCCT là Chính sách khoan hồng

Tại Việt Nam, thực tiễn cũng cho thấy các cơ chế phát hiện TTHCCT hiện tại không còn nhiều tác dụng Trong khi CSKH được nhiều cơ quan cạnh tranh trên thế giới coi là công cụ hữu hiệu nhằm phá vỡ các TTHCCT từ bên trong, giúp phát hiện tới trên 90% số vụ việc TTHCCT, đặc biệt là các TTHCCT xuyên biên giới Chính bởi lẽ đó, việc bổ sung quy định về CSKH trong Luật Cạnh tranh 2018 của Việt Nam và áp dụng một cách hiệu quả trong thực tiễn là một yêu cầu đặt ra nhằm tăng cường phát hiện và điều tra vụ việc TTHCCT

Việc nghiên cứu và hoàn thiện quy định pháp luật về CSKH là vô cùng quan trọng, tạo ra hành lang pháp lý vững chắc, thứ vũ khí sắc bén xóa bỏ triệt để các hành

vi TTHCCT Do vậy, em lựa chọn đề tài: “Pháp luật về CSKH trong xử lý hành vi

thỏa thuận hạn chế cạnh tranh” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Việc nghiên cứu về CSKH trên thế giới nói chung là rất phổ biến Các nước

đã sử dụng CSKH là công cụ hữu hiệu để xử lý các TTHCCT Theo kết quả khảo sát

Trang 8

của OECD được thực hiện vào năm 2017 đối với một số cơ quan cạnh tranh trên thế giới cho thấy CSKH là công cụ phát hiện TTHCCT hữu hiệu nhất

Đối với Việt Nam, trước đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu về TTHCCT cũng

đã đề cập đến CSKH như luận văn tiến sĩ đề tài “Pháp luật kiểm soát hành vi chống

TTHCCT về giá” của tác giả Phạm Hoài Tuấn năm 2019, các luận văn thạc sĩ đề tài

“Pháp luật về kiểm soát hành vi TTHCCT có sử dụng giá” của tác giả Nguyễn Thị

Hà Phương năm 2014, “Pháp luật chống lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền

để hạn chế cạnh tranh về giá” của tác giả Trần Thị Giang năm 2016 Phần lớn các đề

tài này chỉ phân tích TTHCCT dưới dạng tổng quát, có nhắc đến CSKH nhưng chưa nghiên cứu chuyên sâu về CSKH trong xử lý các TTHCCT

Bên cạnh đó, cũng có các đề tài nghiên cứu chuyên sâu về CSKH như: “CSKH

trong pháp luật kiểm soát các TTHCCT của Liên minh Châu Âu – Kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả Hoàng Trần Bửu năm 2016; đề tài: “CSKH trong thi hành pháp luật chống TTHCCT ở một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giả

Trần Hải Thịnh năm 2017 và đề tài “Cơ sở lý luận của việc xây dựng Chương trình

khoan hồng nhằm phá vỡ các TTHCCT tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc

Châu năm 2017 Các tác giả đi sâu nghiên cứu CSKH nhưng lại ở thời điểm Luật Cạnh tranh 2018 chưa có hiệu lực, do đó thiếu đi tính thực tiễn của quy phạm pháp luật hiện hành về CSKH Các đề tài chỉ dừng lại ở phân tích lý luận chung – cơ sở lý luận của việc xây dựng CSKH

Một số đề tài nghiên cứu chuyên sâu khác hiện nay gồm có: Luận văn thạc sĩ

đề tài “CSKH trong pháp luật chống độc quyền của Hoa Kỳ - kinh nghiệm cho Việt

Nam” của tác giả Trần Ngọc Hiếu năm 2019; đề tài “Xác định doanh nghiệp được hưởng khoan hồng theo Luật Cạnh tranh năm 2018” của tác giả Nguyễn Thị Phương

Hà năm 2019; đề tài “Bàn về CSKH trong Luật Cạnh tranh Việt Nam năm 2018” của

tác giả Trần Thị Nguyệt năm 2021 Các tác giả đã đưa ra những cái nhìn rất sâu sắc

từ lý luận đến thực tiễn của CSKH kể từ trước đó đến khi Luật Cạnh tranh 2018 ra đời

Trang 9

Tuy nhiên, các đề tài này do nghiên cứu Luật cạnh tranh 2018 tại thời điểm mới ra đời nên chưa thấy được hiệu quả áp dụng pháp luật về CSKH CSKH trong thực hiễn được vận dụng như thế nào? Hiệu quả ra sao? Liệu các quy định về CSKH như vậy đã phù hợp với thực tiễn thị trường Việt Nam? Vấn đề này cần được thời gian trả lời, và cho đến nay năm 2023, hiệu quả áp dụng CSKH như thế nào? Việc nhìn nhận, đánh giá “sức sống” các quy phạm pháp luật trong thực tiễn đời sống, đồng thời đặt trong sự so sánh, đối chiếu với quy định pháp luật của các nước về CSKH là vô cùng cần thiết Từ đó, cơ quan Nhà nước có cái nhìn khách quan và kịp thời đưa ra những sửa đổi, bổ sung phù hợp với sự biến đổi của thực tiễn Vì vậy, em

cho rằng đề tài “Pháp luật về CSKH trong xử lý hành vi TTHCCT” cần tiếp tục

được nghiên cứu chuyên sâu, ứng dụng với thực tiễn hiện tại Và từ đó, đưa ra những góc nhìn khác nhau về CSKH, góp ý và hoàn thiện CSKH trở thành công cụ thực sự hữu hiệu trong xử lý các hành vi TTHCCT

3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của khóa luận nhằm phân tích một số vấn đề lý luận của CSKH trong pháp luật chống hành vi TTHCCT, quy định của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới về CSKH Từ đó, nghiên cứu thực tiễn vận dụng CSKH trong xử lý các hành vi

vi phạm ở Việt Nam Trên cở sở nghiên cứu và xây dựng pháp luật, em mong muốn tạo ra hướng tiếp cận tối ưu về CSKH, đánh giá được khách quan thực tiễn áp dụng CSKH, chỉ ra được những điểm mờ trong các quy định pháp luật, dựa trên kinh nghiệm của các nước trên thế giới và đưa ra các gợi ý hoàn thiện CSKH trong pháp luật Việt Nam để tạo ra hành lang pháp lý vững chắc và hiệu quả nhất

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp phân tích - tổng hợp sẽ được thực hiện theo quy trình là phân tích vấn đề trước, sau đó sẽ tổng hợp lại những điểm chung và đưa ra kết luận Các vấn đề về CSKH sẽ được mổ xẻ, phân tích trên nhiều

phương diện Và sau đó tổng hợp lại một cách đầy đủ và khách quan nhất

Phương pháp so sánh là không thể thiếu khi muốn liên hệ pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế Pháp luật Việt Nam không thể đứng riêng trên một hệ quy chiếu

Trang 10

độc lập mà phải phù hợp với các điều ước quốc tế mà quốc gia tham gia vào Chính

vì vậy, phương pháp so sánh sẽ đóng vai trò tìm ra những điểm khác biệt và có những biện pháp áp dụng chúng để nâng cao tính hiệu quả của pháp luật nước nhà Trong Khóa luận, CSKH được so sánh trong nội tại pháp luật Việt Nam, đồng thời so sánh với các quốc gia khác Cuối cùng, tổng kết và rút ra được những ưu điểm và nhược

điểm của CSKH

Phương pháp tổng hợp, phương pháp hệ thống đều nhằm mục đích chung để thu lượm những tài liệu, kiến thức hữu ích để làm dẫn chứng, lấy thông tin cho khoa luận Từ đó Khoá luận sẽ trở nên phong phú, đa dạng và trung thực hơn Khi đã có những thông tin hữu ích, phương pháp hệ thống sẽ đảm nhiệm vai trò hệ thống hoá sắp xếp những thông tin cho phù hợp với cấu trúc chung của Khoá Luận

Phương pháp liệt kê là thực hiện việc nêu lên những thông tin tương đồng hoặc tương phản với điều mà bạn đang nghiên cứu để chứng minh cho những luận cứ của bạn Khóa luận sẽ đưa ra các khái niệm và cơ sở của CSKH từ các bài nghiên cứu khác nhau, từ đó làm nền tảng vững chắc cho sự hình thành CSKH

5 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung sẽ tập trung nghiên cứu về các quy định pháp luật Việt Nam

về CSKH Bên cạnh đó, bài có sự so sánh đối chiếu với quy định các nước trên thế giới Từ đó, một cách toàn diện nhất, đánh giá và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về CSKH

6 Kết cấu của đề tài

Trang 11

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CSKH TRONG PHÁP LUẬT CHỐNG THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH

1.1 Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

1.1.1 Khái niệm

Hành vi TTHCCT được xét dưới nhiều góc độ như sau:

Trong kinh tế học, hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh (Cartel) được nhìn nhận là sự thống nhất hành động của nhiều doanh nghiệp nhằm giảm bớt hoặc loại bỏ sức ép của cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động một cách độc lập giữa các đối thủ cạnh tranh

Từ điển Chính sách thương mại quốc tế định nghĩa Cartel là một thỏa thuận chính thức hoặc không chính thức để đạt được kết quả có lợi cho các hàng hóa có liên quan, nhưng có thể có hại cho các bên khác Những kết quả này có thể bao gồm việc giảm bớt cạnh tranh giữa các hãng, thỏa thuận không cạnh tranh về giá, giới hạn sản lượng đầu ra của các hãng thành viên, thỏa thuận chia sẻ thị trường… Có rất nhiều loại cartel nhưng tất cả đều nhằm giảm sản lượng và tăng giá bằng cách loại trừ cạnh tranh giữa các bên tham gia thỏa thuận2

Theo Khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định:

“Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là hành vi thỏa thuận giữa các bên dưới mọi hình thức gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.”

Trên thực tế, thoả thuận giữa các doanh nghiệp có thể diễn ra ở nhiều giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất, phân phối Do đó, tồn tại nhiều biểu hiện khác nhau của TTHCCT: các thỏa thuận giữa những người bán với nhau (ví dụ như thỏa thuận

ấn định giá, thỏa thuận phân chia thị trường ); thỏa thuận giữa những người mua; thỏa thuận trong đấu thầu TTHCCT có thể diễn ra giữa các doanh nghiệp thuộc

2 ThS Nguyễn Thị Hồng Vân, (2011), “Cạnh tranh và các dạng thức thỏa thuận hạn chế cạnh tranh”, Tạp chí

Nghiên cứu lập pháp số 11(196)

Trang 12

những khâu khác nhau của quá trình kinh doanh Có thể phân chia thành 2 loại chủ yếu: TTHCCT theo chiều ngang và TTHCCT theo chiều dọc

Thực tế tại một số nước, các thỏa thuận cartel được xem là bất hợp pháp bất

kể hệ quả của nó như thế nào, ví dụ như tại Hoa Kỳ, người kiện chỉ cần chứng minh rằng đã có sự thỏa thuận và sự thỏa thuận có thể mang tính phản cạnh tranh Ở Châu

Âu, các thỏa thuận cartel khi vi phạm Điều 81 Hiệp ước Rome sẽ bị phạt rất nặng nếu mục tiêu hay tác động của chúng là ngăn ngừa, hạn chế hoặc bóp méo cạnh tranh Tại Anh, các thỏa thuận phải được đăng ký và các thỏa thuận cartel thì không được phép

Thứ hai, TTHCCT thể hiện sự thống nhất ý chí của các doanh nghiệp Thỏa

thuận là đặc trưng pháp lý cơ bản nhất và là yếu tố cấu thành hành vi TTHCCT Trong TTHCCT đòi hỏi phải có sự thể hiện và thống nhất ý chí giữa các bên trong quan hệ thỏa thuận, cùng chung mục đích hướng tới là hạn chế cạnh tranh trong cuộc

Trang 13

chiến kinh doanh Do đó, TTHCCT là kết quả của quá trình đàm phán, thương lượng giữa các bên tham gia với nhau liên quan đến một hoặc một số nội dung hay yếu tố nào đó của thị trường Tuy nhiên, cũng có trường hợp các bên không trực tiếp đàm phán, thỏa thuận với nhau mà gián tiếp đạt được sự TTHCCT thông qua các nghị quyết, quyết định hay hành động chung của Hiệp hội mà các bên là thành viên Sở dĩ

có trường hợp này là do khi các doanh nghiệp tham gia và trở thành thành viên của các hiệp hội, tự nguyện chấp nhận hay đồng ý theo những cam kết hay chủ trương chung của hiệp hội, chấp nhận cho phép hiệp hội được đưa ra nghị quyết, quyết định hoặc hành động chung và bản thân các doanh nghiệp tuân thủ theo thì đó cũng là một

sự thỏa thuận giữa các thành viên của hiệp hội đã đạt được

Hình thức thỏa thuận như vậy gần như mang tính chất ủy quyền quyết định cho Hiệp hội mà doanh nghiệp là thành viên Khi đó, Hiệp hội bị giàng buộc nghĩa

vụ và trách nhiệm pháp lý với các thành viên Ngoài ra, TTHCCT còn có biểu hiện dưới dạng các cam kết tuân thủ hay đáp ứng những yêu cầu do một hoặc một số bên đặt ra Trên thực tế, có trường hợp các doanh nghiệp thực hiện các hành vi giống nhau nhưng không vì thế mà có thể kết luận giữa các doanh nghiệp có sự thỏa thuận Nó

có thể là sự trùng hợp trên cơ sở tính toán và đưa ra các quyết định độc lập của các doanh nghiệp Để chứng minh tồn tạị TTHCCT cần có các thông tin, chứng cứ cho thấy rằng giữa các doanh nghiệp có sự gặp gỡ, trao đổi và thống nhất ý chí Hay nói cách khác, giữa các doanh nghiệp có tiếng nói chung và thỏa thuận cùng hành động

mà không bị tác động, ép buộc bởi bất cứ lý do nào

Thứ ba, mục đích cuối cùng của thỏa thuận là hạn chế cạnh tranh Nội dung

của các TTHCCT là các yếu tố cạnh tranh như giá cả, thị trường,… Các bên tham gia TTHCCT với mục đích hạn chế sức ép cạnh tranh trên thị trường hay hạn chế nó Thông qua đó, gây thiệt hại cho các bên không tham gia thỏa thuận, xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và toàn xã hội Đối với doanh nghiệp không tham gia vào các TTHCCT đứng trước nguy cơ mất cơ hội kinh doanh và bị “văng”

ra khỏi vòng quay của thị trường Bởi đối thủ của doanh nghiệp đó là tập thể các doanh nghiệp có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường Một doanh nghiệp không tham

Trang 14

gia thỏa thuận, tức là bên chống đối, cần loại bỏ ngay Đối với khách hàng, những người tiêu dung, lợi ích bị thiệt hại là không được hưởng các sản phẩm với chất lượng tốt nhất với mức giá cả phù hợp Mối liên kết bền chặt giữa các doanh nghiệp trongg TTHCCT tạo ra sức mạnh khống chế thị trường và buộc khách hàng phải tuân theo luật chơi đó không dựa trên quy luật nào của thị trường

Thứ tư, các TTHCCT được biểu hiện dưới hình thức nhất định Hình thức của

TTHCCT không là yếu tố bắt buộc khi xác định hành vi, có thể tồn tại dưới dạng văn bản hoặc lời nói; chính thức hoặc không chính thức Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định hình thức của TTHCCT lại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều tra và xử

lý đối với các hành vi TTHCCTbị cấm, cho dù hình thức biểu hiện của thoả thuận hạn chế cạnh tranh không làm ảnh hưởng đến hậu quả pháp lý của các hành vi TTHCCT bị cấm TTHCCT có thể được biểu hiện dưới các hình thức như bằng miệng hoặc văn bản, thoả thuận ngầm hay thoả thuận công khai dưới các loại như hợp đồng, nghị quyết, quyết định, nội quy của các hiệp hội

Việc xác định hình thức của các TTHCCT không làm ảnh hưởng đến hậu quả pháp

lý nhưng có khả năng ảnh hưởng đến việc chứng minh tồn tại thỏa thuận Nếu TTHCCT được thể hiện dưới hình thức văn bản như hợp đồng, biên bản họp, nghị quyết, email, fax,… thì việc thu thập chứng cứ và chứng minh sẽ dễ dàng hơn Việc chứng minh sẽ trở lên khó khăn hơn khi các chủ thể “cao tay” hơn, sử dụng các thỏa thuận ngầm Khi đó, cơ quan điều tra cần dựa vào các loại chứng cứ gián tiếp để chứng minh thỏa thuận

Thứ năm, hậu quả các TTHCCT là làm giảm, làm sai lệch, làm cản trở hoặc

triệt tiêu sự cạnh tranh trên thị trường Tuy nhiên, hậu quả này có thể đã xảy ra hoặc chưa xảy ra Các TTHCCT chỉ đòi hỏi các yếu tố cấu thành về mặt hình thức Khi xác định hành vi TTHCCT không cần xét đến hậu quả thực tế đã xảy ra chưa Chỉ cần các bên có hành vi TTHCCT là phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việc xác

Trang 15

định hậu quả thực tế chỉ có ý nghĩa trong việc xác định mức độ trách nhiệm hay mức phạt 3

1.1.3 Các TTHCCT thường gặp

Trên thực tế, các hành vi TTHCCT diễn ra đa dạng và dưới nhiều hình thức khác nhau Luật Cạnh tranh 2018 đã khái quát và phân biệt các hành vi TTHCCT dưới các nhóm hành vi Căn cứ theo Điều 11 Luật cạnh tranh năm 2018 quy định bao gồm các hành vi sau:

(i) Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (ii) Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ

(iii) Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ

(iv) Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ

(v) Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh

(vi) Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận

(vii) Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư

(viii) Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng

3 Phùng Văn Thành, (2019), Khái niệm, bản chất và đặc trưng pháp lý của TTHCCT theo pháp luật cạnh

tranh Việt Nam, Bộ Công Thương Cục Cạnh Tranh Và Bảo Vệ Người Tiêu Dùng, <

canh-tranh-theo-phap-luat-canh-tranh-viet-

https://www.bvntd.gov.vn/tintuc_sukien/khai-niem-ban-chat-va-dac-trung-phap-ly-cua-thoa-thuan-han-che-nam/#:~:text=Theo%20%C4%90i%E1%BB%81u%208%2C%20Lu%E1%BA%ADt%20c%E1%BA%A1nh, s%E1%BA%A3n%20xu%E1%BA%A5t%2C%20mua%2C%20b%C3%A1n%20h%C3%A0ng >, truy cập 09/04/2023

Trang 16

(ix) Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận (x) Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận

(xi) Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.4

Đây là các hành vi TTHCCT điển hình được luật hóa và kể tên Tuy nhiên, sự vận hành của các doanh nghiệp trên thực tế vô cùng phức tạp và nhiều biến đổi Các TTHCCT cũng tinh vi và khó xác định hơn Do đó, Luật cạnh tranh năm 2018 đã rất gợi mở khi quy định thêm “các thỏa thuận khác” gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh cũng sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý Khi dó, bất kể thỏa thuận nào giữa các doanh nghiệp có đầy đủ các yếu tố cấu thành TTHCCT thì đều bị xử lý đúng theo quy định pháp luật Pháp luật không giới hạn TTHCCT dưới các hành vi cụ thể

1.1.4 Các TTHCCT bị cấm

TTHCCT bị cấm được quy định tại Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018 bao gồm:

(i) TTHCCT giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 của Luật này

(ii) TTHCCT giữa các doanh nghiệp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 11 của Luật này

(iii) TTHCCT giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường

(iv) TTHCCT giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch

vụ nhất định quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này

4 Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018

Trang 17

khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường

Trong đó, các hành vi quy định tại khoản 4,5,6 Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018

là những hành vi bị cấm tuyệt đối, không kể doanh nghiệp thực hiện hành vi có cùng thị trường liên quan hay không Sở dĩ những hành vi này bị cấm tuyệt đối là do hậu quả bất lợi của hành vi gây ra đối với môi trường cạnh tranh Luật Cạnh tranh 2018 không tiếp cận kiểm soát TTHCCT chỉ dựa vào tiêu chí thị phần như Luật cũ, mà kiểm soát hành vi trên cơ sở bản chất, tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của hành vi

Tương tự pháp luật cạnh tranh của Liên minh Châu Âu cũng chỉ ra các vụ việc TTHCCT điển hình về “hardcore-cartel” bao gồm thỏa thuận ấn định giá, gian lận thầu, hạn chế sản lượng hoặc sản ngạch, phân chia thị trường Pháp luật cạnh tranh của Hoa Kỳ lại phân chia TTHCCT ra thành các TTHCCT bị cấm tuyệt đối theo nguyên tắc “per se illegal” và những TTHCCT bị cấm có điều kiện theo nguyên tắc hợp lý “rule of reason”

Trong đó những TTHCCT bị cấm tuyệt đối theo nguyên tắc mặc nhiên cấm thường được đề cập bao gồm thỏa thuận ấn định giá đầu ra hoặc đầu vào; thông đồng trong đấu thầu, thỏa thuận phân chia thị trường Như vậy có thể thấy pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã có sự kế thừa và kết hợp một cách chọn lọc những quy định của thông lệ quốc tế về hành vi TTHCCT Luật Cạnh tranh 2018 vẫn giữ những hành vi TTHCCT bị cấm tuyệt đối như ở Luật Cạnh tranh 2004 là những hành vi quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều 11, đồng thời quy định về các dạng hành vi TTHCCT theo chiều ngang bị cấm tuyệt đối bao gồm: thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát

số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ Những quy định

Trang 18

này sẽ góp phần giúp cơ quan cạnh tranh Việt Nam kiểm soát các hành vi TTHCCT trên thực tế một cách có hiệu quả hơn.5

1.1.5 Cách đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một

cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan có trách nhiệm đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của TTHCCT, căn cứ vào một số yếu tố sau:

Thứ nhất, Mức thị phần của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận Theo

quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 Luật Cạnh tranh 2018 và điểm a khoản 2 Điều

11 Nghị định 35/2020/NĐ-CP sau đây: Diễn biến, xu hướng thay đổi mức thị phần của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận được đánh giá trong tương quan với các doanh nghiệp khác là đối thủ cạnh tranh không tham gia thỏa thuận

Thứ hai, Rào cản gia nhập, mở rộng thị trường

Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Luật Cạnh tranh 2018 và điểm

b khoản 2 Điều 11 Nghị định 35/2020/NĐ-CP, thì rào cản gia nhập, mở rộng thị trường được đánh giá để xác định tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của thỏa thuận căn cứ vào những yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định của doanh nghiệp khi gia nhập, mở rộng thị trường quy định tại Điều 8 Nghị định 35/2020/NĐ-CP

Thứ ba, Hạn chế nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ hoặc hạn chế năng lực công nghệ

Theo điểm c khoản 1 Điều 13 Luật Cạnh tranh 2018 và điểm c khoản 2 Điều

11 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định hạn chế nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ hoặc hạn chế năng lực công nghệ được đánh giá để xác định tác động

5 Ths Trần Thị Phương Liên, (2020), TTHCCT theo chiều ngang bị cấm tuyệt đối theo luật cạnh tranh Việt

Nam hiện hành, Tạp chí Công thương - Cơ quan thông tin lý luận của bộ công thương, <

theo-luat-canh-tranh-viet-nam-hien-hanh-74508.htm >, truy cập 09/04/2023

Trang 19

https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thoa-thuan-han-che-canh-tranh-theo-chieu-ngang-bi-cam-tuyet-doi-hoặc khả năng gây tác động của TTHCCT đối với mục tiêu nghiên cứu, phát triển, đổi mới công nghệ hoặc nâng cao năng lực công nghệ trong ngành và lĩnh vực liên quan

Thứ tư, Giảm khả năng tiếp cận, nắm giữ cơ sở hạ tầng thiết yếu

Căn cứ tại điểm d khoản 1 Điều 13 Luật Cạnh tranh 2018 và điểm d khoản 2 Điều 11 Nghị định 35/2020/NĐ-CP thì giảm khả năng tiếp cận, nắm giữ cơ sở hạ tầng thiết yếu được đánh giá căn cứ vào mức độ thiết yếu của cơ sở hạ tầng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và chi phí, thời gian để các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh không tham gia thỏa thuận có thể tiếp cận, nắm giữ cơ sở hạ tầng đó hoặc

cơ sở hạ tầng tương tự

Thứ năm, Tăng chi phí, thời gian của khách hàng trong việc mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tham gia thỏa thuận

Theo điểm đ khoản 1 Điều 13 Luật Cạnh tranh 2018 và điểm đ khoản 2 Điều

11 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định tăng chi phí, thời gian của khách hàng trong việc mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hoặc khi chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ liên quan khác được xác định bằng việc so sánh chi phí, thời gian cần thiết của khách hàng khi mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hoặc khi chuyển sang mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp

là đối thủ cạnh tranh trước và sau khi có thỏa thuận

Thứ sáu, Gây cản trở cạnh tranh trên thị trường thông qua kiểm soát các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực liên quan đến các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận

Căn cứ vào điểm e khoản 1 Điều 13 Luật Cạnh tranh 2018 và điểm e khoản

2 Điều 11 Nghị định 35/2020/NĐ-CP thì gây cản trở cạnh tranh trên thị trường thông qua kiểm soát các yếu tố đặc thù trong ngành, lĩnh vực liên quan đến các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận được xác định dựa trên mức độ chi phối của các yếu tố đặc thù đó đối với hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường

Trang 20

1.1.6 Các trường hợp TTHCCT không gây ra hoặc không có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể

TTHCCT được coi là không gây ra hoặc không có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 35/2020/NĐ-CP sau:

(i) Đối với TTHCCT giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan, khi thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận nhỏ hơn 5%;

(ii) Đối với TTHCCT giữa các doanh nghiệp kinh doanh và các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định, khi thị phần của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận nhỏ hơn 15%

1.2 CSKH trong pháp luật chống TTHCCT

1.2.1 Khái niệm

“Khoan hồng” (Leniency) là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong nhiều hệ thống pháp luật và nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, nhưng với ngữ nghĩa tương tự nhau Theo từ điển Cambridge, “Khoan hồng” (Leniency) được hiểu là “sự đối xử mà trong đó một người sẽ bị trừng phạt hoặc xét xử theo hướng ít nghiêm trọng hoặc ít khắt khe hơn so với kỳ vọng ban đầu.”6

Có nhiều thuật ngữ khác nhau để nói về CSKH Phổ biến nhất có thể kể đến

là “chương trình khoan hồng”, “sự ân xá”, “sự giảm nhẹ hình phạt” hoặc “miễn truy tố” “Hình thức rõ ràng nhất của CSKH là sự ân xá Theo luật của Hoa Kỳ, các TTHCCT bị coi là hành vi phạm tội, “khoan hồng” có nghĩa là miễn truy cứu trách nhiệm hình sự

6 Trần Hải Thịnh, (2017), CSKH trong thực thi pháp luật hạn chế cạnh tranh ở một số nước và kinh nghiệm

cho Việt Nam, trang 8, truy cập 17/04/2023

Trang 21

Theo pháp luật của liên minh Châu Âu, khoan hồng được hiểu là việc giảm tiền phạt Ở những nơi khác, thì khoan hồng có thể được xem xét ở khía cạnh miễn truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc miễn trách nhiệm bồi thường của các cá nhân”

Theo pháp luật của Hoa Kỳ, “khoan hồng được hiểu là việc doanh nghiệp báo cáo các hoạt động vi phạm pháp luật của họ ngay từ giai đoạn đầu, nếu họ đáp ứng những điều kiện nhất định “Khoan hồng” được hiểu là không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi được khai báo”

Ở Hoa Kỳ, thuật ngữ “giảm trừ”, “khoan hồng”, và “ân xá” đều có ý nghĩa như nhau và đều mang hàm ý miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một công ty và người lao động của nó Theo CSKH dành cho doanh nghiệp của Hoa Kỳ, chính sách này chỉ áp dụng cho một công ty duy nhất Ở những nơi khác, như EU, CSKH có thể đưa ra mức giảm lên đến 100% tiền phạt (còn được gọi là giảm trừ hoàn toàn)

Nhìn chung, quy định pháp luật các quốc gia đều có cách hiểu thống nhất đối với thuật ngữ khoan hồng và do đó cũng có cùng cách hiểu về CSKH CSKH trong

LCT là thuật ngữ chung dùng để mô tả một cơ chế miễn một phần hoặc toàn bộ

mức phạt áp dụng cho thành viên của TTHCCT khi họ khai báo và cung cấp thông

tin hoặc chứng cứ liên quan đến thỏa thuận cho cơ CQQLCT

CSKH là một cơ chế thúc đẩy các bên tham gia TTHCCT tự nguyện trình báo hành vi vi phạm của mình Đồng thời tích cực hợp tác với cơ quan điều tra để được hưởng miễn hoặc giảm chế tài

1.2.2 Cơ sở và nguyên lý hình thành CSKH

1.2.2.1 Cơ sở cho sự hình thành CSKH

TTHCCT là một liệu pháp mà các bên chọn để tránh việc phải đối đầu với nhau trong quá trình tồn tại trên thị trường Bản chất của cartel chính là một dạng hợp đồng và một điều khác biệt giữa cartel và các hợp đồng mà chúng ta thường biết đến chính là sự bất hợp pháp của nó

Trang 22

Cơ sở cho sự hình thành CSKH dựa trên sự kết nối thiếu bền chặt của các chủ thể tham gia vào TTHCCT Một thỏa thuận được hình thành dựa trên sự tự nguyện thống nhất, sự kết nối về ý chí của các chủ thể Tuy nhiên không phải chủ thể nào cũng đặt niềm tin 100% vào việc giao kết thỏa thuận đó Mục tiêu của CSKH là đánh vào yếu tố ý chí đó, làm xói mòn niềm tin giữa các thành viên của TTHCCT, buộc

họ bội ước lẫn nhau để theo đuổi lợi ích riêng, qua đó khiến cho TTHCCT bị suy yếu

đi Và từ đó có cơ hội để triệt phá và xử lý

Trong quan hệ hợp đồng, các bên tham gia cam kết với nhau về việc mỗi bên thực hiện nghĩa vụ của mình để đem lại lợi ích cho bên kia Tuy vậy, không phải lúc nào các bên đều ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ của mình nhưng họ buộc phải làm điều

đó vì họ hiểu rằng còn có một quyền lực khác đảm bảo cho việc thực thi các cam kết trong hợp đồng giữa họ và đối tác, đó chính là pháp luật Như vậy, sự hiện diện của pháp luật đã khiến cho các bên tham gia luôn có ý thức thực hiện nghĩa vụ của mình

và bên còn lại có thể có niềm tin vào sự đảm bảo cho quyền lợi của mình, từ đó, đảm bảo tính ổn định của các thỏa thuận Không có được sự đảm bảo của pháp luật, các TTHCCT luôn đứng trước sự nghi ngờ lẫn nhau giữa các bên tham gia Chính điều này là yếu tố tiềm tàng khiến cho TTHCCT luôn trong trạng thái sẵn sàng bị phá vỡ Vậy yếu tố niềm tin này có thể dẫn tới những khả năng nào khiến TTHCCT có thể bị phá vỡ?

Thứ nhất, các TTHCCT như giảm sản lượng hoặc ấn định giá, các bên tham

gia phải cùng phối hợp hành động theo đó họ phải tuân thủ bán cùng một mức giá, cung ứng một khối lượng hàng hóa nhất định như cam kết Tuy nhiên, lợi nhuận là cái đích mà các bên cùng hướng tới, do đó khi thị trường trở nên khan hiếm thì tự bản thân mỗi bên sẽ bị chính lợi nhuận thúc đẩy dẫn đến tăng lượng hàng cung ứng của mình lên hơn so với các thành viên khác, lúc đó sự vi phạm thỏa thuận sẽ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp đó và thiệt hại cho các doanh nghiệp còn lại Tương tự như vậy, trong trường hợp các bên ngầm thỏa thuận ấn định tăng giá và một thành viên tự ý phá bỏ thỏa thuận, giảm giá bán, lúc đó doanh thu của thành viên đó sẽ tăng và các thành viên khác sẽ chịu thiệt hại

Trang 23

Thứ hai, không phải trong một TTHCCT tất cả các thành viên đều được chia

lợi ích như nhau Trong một TTHCCT, thông thường có một số thành viên có quyền lực lớn hơn các thành viên khác, do vậy khi hưởng thành quả từ việc thực thi TTHCCT, các thành viên yếu thế hơn thường chịu thiệt thòi hơn Kinh doanh là sự hợp tác khi cần tạo ra chiếc bánh nhưng sẽ là cạnh tranh khi đến lúc chia phần chiếc bánh đó Theo cách nhìn nhận này, khi TTHCCT được duy trì trong một khoảng thời gian càng dài thì mâu thuẫn về lợi ích giữa các thành viên yếu thế so với các thành viên có lợi thế hơn càng trở nên sâu sắc và vấn đề phân chia lợi ích lại một lần nữa trở thành nhân tố thúc đẩy sự phá vỡ TTHCCT để xác lập tỉ lệ chia mới mà các thành viên yếu thế cho rằng hợp lý hơn, hoặc xa hơn nữa là tạo ra cuộc lật đổ và chiếm lĩnh

vị thế mà tại đó họ sẽ có “miếng bánh” to hơn

Thứ ba, khi một TTHCCT bị bại lộ, các thành viên đóng vai trò lãnh đạo hoặc

các thành viên có thái độ ngoan cố hơn trong cartel thông thường sẽ chịu sự trừng phạt nặng nề hơn từ phía pháp luật và sự trừng phạt này có thể dẫn tới thiệt hại vô cùng lớn cho thành viên đó Khi một số thành viên bị thiệt hại nếu không dẫn tới phá sản thì cũng khó có thể phục hồi sức mạnh trong một thời gian ngắn, và đó là cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh khác Đây chính là điều lo ngại của các thành viên TTHCCT về nhau Có quan điểm cho rằng, thương trường là chiến trường, trong kinh

doanh sẽ luôn có người thắng và kẻ bại Về điều này, Gore Vidal đã viết rằng: “Chỉ

thành công thôi chưa đủ, phải làm sao cho kẻ khác thất bại nữa” Bernard

Baruch-nhà tài phiệt ngân hàng hàng đầu của thế kỷ 20 lại có quan điểm trái ngược với Gore

Vidal, ông cho rằng: “Không cần phải thổi tắt ánh sáng của người khác để mình tỏa

sáng” Điều này có nghĩa là hoạt động kinh doanh không hề hoàn toàn giống như một

cuộc chiến Để thành công, các bên đều phải biết lắng nghe và phải xây dựng được các mối quan hệ chiến lược, thậm chí với cả đối thủ cạnh tranh của mình Chúng ta

có thể thấy nếu như quan điểm về kết cục tất cả đều thắng (win-win) của Bernard Baruch là sợi dây dẫn dắt và đem lại niềm tin giúp các bên đến với nhau để hình thành nên cartel, thì điều Gore Vidal nói lại là vấn đề đeo đuổi các bên, đem lại sự nghi kỵ giữa họ trong suốt quá trình thực hiện TTHCCT đó Và một khi các bên ý thức được

Trang 24

thương trường là chiến trường thì kẻ thắng là kẻ ra tay trước Do đó, nếu pháp luật có một cơ chế miễn trừ trách nhiệm cho thành viên “đầu hàng” khai báo và cung cấp các chứng cứ về sự tồn tại của TTHCCT mà mình tham gia thì tính ổn định của một TTHCCT càng trở nên yếu ớt hơn bao giờ hết, vì bên nào cũng muốn mình là kẻ ra tay trước Cơ chế miễn trừ này, theo pháp luật một số nước, được gọi là CSKH (leniency policy)

Thực tế, chính sách lợi dụng sự khác biệt lợi ích của các bên tham gia để phá

vỡ các liên minh có hại cho xã hội không phải là cách làm mới mẻ Cuối thời Chiến quốc, Trung Quốc có bảy nước là Hàn, Ngụy, Sở, Tần, Tề, Triệu, Yên và lúc đó Tần

là nước rất mạnh so với các nước còn lại Các nước còn lại đều nhận thức được mối

đe dọa bị thôn tính từ nước Tần Vì vậy, các nước này đã áp dụng sách lược liên kết với nhau để chống lại sự bành trướng của Tần hay còn gọi là kế Hợp tung Ban đầu,

do có sự tin tưởng nhất định vào nhau nên kế sách này đã mang lại một số thành công cho các nước liên kết Nhưng sau đó, nhà Tần đã dùng kế Liên hoành, dùng lợi nhỏ mua chuộc các nước tham gia liên minh, lợi dụng sự khác biệt lợi ích để chia rẽ các nước này Chiến thuật này tức thì tỏ ra hiệu quả Các nước chư hầu khác có đôi lúc liên minh theo thuyết Hợp tung để chống Tần nhưng ràng buộc lỏng lẻo và hay bị Tần chia rẽ nên liên minh nhanh chóng tan rã Sau khi diệt nhà Chu năm 249 TCN, Tần tiếp tục tấn công các nước chư hầu Cuối cùng, Tần dùng vũ lực lần lượt diệt hết

6 nước, thống nhất Trung Quốc

Trong pháp luật về chống TTHCCT, CSKH là chính sách mà nhà nước dành quyền miễn trừ khỏi các chế tài mà pháp luật áp dụng đối với các thành viên tham gia TTHCCT chủ động khai báo, cung cấp tài liệu chứng cứ chứng minh sự tồn tại của TTHCCT và hợp tác với cơ quan điều tra trong suốt quá trình điều tra Hiện nay có nhiều quốc gia đã áp dụng chính sách này trong cuộc chiến chống TTHCCT trong đó

có Hoa Kỳ, Cộng đồng Châu Âu, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Tuy còn

có một số điểm khác nhau tại các quốc gia đã áp dụng nhưng nhìn chung CSKH sau

Trang 25

khi ra đời đã khẳng định được vai trò quan trọng của nó trong việc hỗ trợ cơ quan điều tra phát hiện và xử lý cartel 7

CSKH được xây dựng, nhằm tạo động lực để các doanh nghiệp hợp tác với cơ quan cạnh tranh trong quá trình xử lí các TTHCCT Chính sách này đặc biệt có ý nghĩa to lớn trong bối cảnh các TTHCCT được tiến hành một cách bí mật và cơ quan cạnh tranh hầu như không có hoặc có rất ít chứng cứ về thỏa thuận

1.2.2.2 Nguyên lý của chương trình dựa trên nền tảng lý thuyết trò chơi

Phương pháp cơ bản đó là phải khai thác những nhân tố làm cho các TTHCCT trở nên kém ổn định Đồng thời, đưa ra những lựa chọn mang tính xung đột về lợi ích của từng doanh nghiệp đặt trong tương quan của lợi ích của lợi ích nhóm doanh nghiệp tham gia TTHCCT Những vấn đề này, sẽ được giải quyết thông qua CSKH được xây dựng dựa trên nền tảng của Lý thuyết trò chơi

Lí thuyết trò chơi trong tiếng Anh là Game Theory

Lí thuyết trò chơi là một khung lí thuyết để hiểu các tình huống xã hội (cuộc chơi) giữa những người chơi cạnh tranh nhau Trên một vài khía cạnh, lí thuyết trò chơi là khoa học về chiến lược, hoặc ít nhất là việc ra quyết định tối ưu của các tác nhân độc lập và cạnh tranh trong một bối cảnh chiến lược

Những người tiên phong chính của lí thuyết trò chơi là các nhà toán học John von Neumann và John Nash, cũng như nhà kinh tế học Oskar Morgenster Năm 1944 John von Neumann và Oskar Morgenstern viết và xuất bản cuốn sách “Lý thuyết trò chơi và các hành vi kinh tế”

Lý thuyết trò chơi là nghiên cứu về cách hành xử của con người trong những hoàn cảnh chiến lược Ví dụ điển hình của lý thuyết trò chơi là Tình thế lưỡng nan của hai tù nhân Theo đó, tình thế lưỡng nan của hai tù nhân được hiểu là “một trò

7 Phan Công Thành, CSKH và tác động phá vỡ các-ten, Thế giới luật, <

https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/chinh-sach-khoan-hong-va-tac-dong-pha-vo-cac-%E2%80%93-ten-7542/ >, truy cập 09/04/2023

Trang 26

chơi” đặc biệt giữa hai tù nhân bị bắt giữ để minh họa cho khía cạnh tại sao rất khó

khăn để duy trì sự hợp tác ngay cả khi sự hợp tác này là có lợi cho cả hai bên”

Có thể diễn giải tình thế lưỡng nan này như sau:

Hai tù nhân đang bị điều tra về một hành vi phạm tội mà họ là các bị can Họ

bị giam ở hai nhà giam riêng biệt và không thể giao tiếp với nhau Mỗi người đều

được cơ quan điều tra yêu cầu khai ra hành vi phạm tội Nếu cả hai tù nhân tố cáo lẫn

nhau, mỗi người sẽ bị phạt tù 5 năm Nếu cả hai cùng im lặng, việc truy tố sẽ rất khó

khăn, vì vậy các tù nhân có quyền được bào chữa và mong đợi mức phạt tù tối đa là

2 năm Mặt khác, nếu một tù nhân tố cáo và người còn lại thì không, người tố cáo sẽ

chỉ bị 1 năm tù giam, trong khi người kia thì sẽ bị phạt tù 10 năm

Ma trận của tình thế lưỡng nan này có thể được biểu diễn thông qua bảng sau

đây:

Hình 1.1 Mô hình ma trận tình thế lưỡng lan của tù nhân

Trong mỗi ô trên bảng, góc trên bên phải là hình phạt tù dành cho tù nhân B,

còn góc dưới bên trái là hình phạt tù dành cho tù nhân A

Nhìn vào ma trận, ta thấy lựa chọn tối ưu cho cả hai tù nhân A và B đó là cùng

im lặng, không tố cáo lẫn nhau Kết quả của lựa chọn này đó là, tối đa cả hai chỉ bị 2

năm tù Đi vào cụ thể hơn, có thể bắt đầu bằng lựa chọn của tù nhân A Rõ ràng, A

biết kết quả ở góc dưới cùng bên phải (cả hai tù nhân cùng im lặng) là lựa chọn tối

ưu Nhưng vấn đề là, hai tù nhân đang bị giam ở hai phòng khác nhau, không có cách

Trang 27

gì liên lạc với nhau được Cho nên, sẽ là rất rủi ro nếu A lựa chọn phương án không

tố cáo, trong khi B lại tố cáo A Kết quả trong trường hợp này, A sẽ phải chịu 10 năm

tù giam

Chiến lược không tố cáo, về mặt kinh tế học được xác định là chiến lược bị áp đảo (dominated strategy) Đây là một chiến lược mang tính thụ động Vì với lựa chọn không tố cáo, tù nhân A không thể kiểm soát được kết quả của lựa chọn, mà kết quả này phụ thuộc vào lựa chọn của tù nhân B

Nếu tù nhân A lựa chọn chiến lược tố cáo, chiến lược này được coi là chiến lược áp đảo (dominate strategy) Hãy hình dung khi A tiến hành tố cáo, kết quả của lựa chọn này là nếu tù nhân B không tố cáo, thì A chỉ bị một năm tù giam Trong trường hợp xấu nhất B cũng tố cáo, thì A cũng chỉ bị giam tối đa là 5 năm So sánh giữa chiến lược áp đảo và chiến lược bị áp đảo, thì chiến lược áp đảo là chiến lược tối ưu cho A Vì nếu chiến lược áp đảo thành công, A sẽ chỉ bị giam 1 năm Trong khi đó, nếu lựa chọn chiến lược thụ động thì ngay cả khi đạt được kết quả tối ưu (ô dưới cùng bên phải), A vẫn bị giam giữ 2 năm Trong khi đó, rủi ro trong chiến lược

áp đảo được giới hạn ở 5 năm tù, so với chiến lược bị áp đảo là 10 năm tù

Từ đó, có thể thấy, chiến lược áp đảo là lựa chọn tối ưu cho các tù nhân trong tình thế lưỡng nan.8

1.2.2.3 Ứng dụng của lý thuyết trò chơi vào việc xây dựng CSKH trong pháp luật

8 Luật sư Phạm Hoài Huấn, (2020), CSKH và vấn đề phá vỡ thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh, <

che-canh-tranh-167088.html >, truy cập 09/04/2023

Trang 28

https://diendandoanhnghiep.vn/chinh-sach-khoan-hong-va-van-de-pha-vo-thoa-thuan-su-dung-gia-de-han-nan lựa chọn chiến lược áp đảo Muốn vậy, nguyên lý căn bản mà pháp luật cạnh tranh phải ưu tiên đó là tạo ra một nguy cơ để doanh nghiệp phải lo lắng nếu doanh nghiệp không tự nguyện hợp tác với cơ quan cạnh tranh

Mặt khác, như trên đã phân tích, chiến lược áp đảo là lựa chọn tối ưu của các doanh nghiệp Nhưng nếu trong trường hợp lợi ích của việc tuân thủ các TTHCCT

là quá lớn so với nguy cơ bị xử lí và nếu các doanh nghiệp có thời gian để trao đổi thông tin và đưa ra phương án ứng phó, tình hình có thể khác đi Bởi giả định của tình thế lưỡng nan là các tù nhân bị giam ở các phòng giam khác nhau và không thể liên lạc với nhau được Nhưng đối với các TTHCCT trên thực tế, các doanh nghiệp vẫn dễ dàng trao đổi thông tin với nhau Cho nên, để CSKH phát huy tác dụng, nhất thiết phải tạo ra một “cuộc đua” giữa các doanh nghiệp nhằm tranh giành sự khoan hồng của pháp luật

Việc một doanh nghiệp phản bội các doanh nghiệp khác thông qua việc hợp tác và cung cấp thông tin cho cơ quan cạnh tranh xử lí các doanh nghiệp còn lại, doanh nghiệp hoặc các cá nhân có liên quan này có thể đứng trước nguy cơ bị trả thù Chính điều này sẽ tạo nên những trở ngại đối với CSKH Do đó, vấn đề bảo đảm tính

bí mật về thông tin của những doanh nghiệp hoặc cá nhân cung cấp thông tin phải là một phần nội dung trong CSKH;

Khía cạnh cuối cùng khi ứng dụng lý thuyết trò chơi vào trong việc xây dựng CSKH chính là tính khó dự đoán trong lựa chọn hành động của đối phương Chẳng hạn, trong tình thế lưỡng nan, chỉ có hai người chơi nên một tù nhân chỉ có hai lựa chọn là tố cáo hoặc không tố cáo Bằng thói quen, mối quan hệ giữa hai bên trong quá khứ và những yếu tố bổ trợ khác, xác suất để tù nhân có thể dự đoán lựa chọn của tù nhân còn lại ngay cả khi không thể liên lạc với nhau được vẫn là rất cao Nhưng khi cuộc chơi có nhiều người hơn, chẳng hạn 3, 4 hoặc nhiều hơn, khả năng dự đoán giảm đi

Đồng thời, nó làm tăng nguy cơ bị tố cáo Nên lựa chọn an toàn là chọn chiến lược tố cáo Vấn đề là như trên đã phân tích, trong những thị trường tồn tại nhiều

Trang 29

doanh nghiệp, khả năng xảy ra các TTHCCT rất thấp Nói cách khác, khía cạnh kinh

tế đã chứng minh rằng các thỏa thuận cạnh tranh chỉ xảy ra trong các thị trường có mức độ tập trung cao Các thỏa thuận ấn định giá hoạt động tốt trong một số mô hình thị trường so với các mô hình thị trường khác, đôi khi có những thị trường không thể tiến hành được Một thị trường với số lượng càng ít doanh nghiệp thì càng dễ tiến hành các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Cho nên, pháp luật cạnh tranh cần phải có cách thức để mặc dù số lượng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận HCCT không cao, nhưng vẫn có thể ngăn ngừa hoặc giới hạn khả năng dự đoán phản ứng của các doanh nghiệp khi đối diện với cơ quan cạnh tranh Việc dành quyền khai báo cho người lãnh đạo và người lao động trong doanh nghiệp được coi như là một trong những cách thúc đẩy các doanh nghiệp khai báo về thoả thuận HCCT.9

có thể xảy ra, và do đó ý nghĩa của việc miễn giảm hình phạt mà CSKH mang lại, là một yếu tố quan trọng Ngoài ra, nguy cơ truy cứu trách nhiệm của các cá nhân có thể là một động lực mạnh mẽ

Nguyên lí này cũng có thể tìm thấy trong CSKH mà Hoa Kỳ áp dụng Theo

đó, việc miễn hoặc giảm hình phạt cho các bên trong CSKH, được nhìn nhận như là

9 Luật sư Phạm Hoài Huấn, (2020), CSKH và vấn đề phá vỡ thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh, <

che-canh-tranh-167088.html >, truy cập 09/04/2023

Trang 30

https://diendandoanhnghiep.vn/chinh-sach-khoan-hong-va-van-de-pha-vo-thoa-thuan-su-dung-gia-de-han-một phần trong chiến lược “Cây gậy và củ cà rốt” Bộ phận chống độc quyền đã dành hai thập kỷ qua xây dựng và thực hiện chiến lược “Cây gậy và Củ cà rốt” bằng cách kết hợp các phần thưởng cho việc tiết lộ tự nguyện và hợp tác kịp thời theo CSKH dành cho doanh nghiệp của Bộ phận chống độc quyền với các biện pháp chế tài trầm trọng

Đối tượng áp dụng của CSKH là các bên tham gia TTHCCT hoặc các cá nhân

Tuy vậy, CSKH cũng có thể áp dụng đối với các cá nhân như người quản lý doanh nghiệp và hoặc người lao động trong doanh nghiệp tham gia thỏa thuận Nguyên lý cơ bản của CSKH là nhằm tạo ra cuộc đua giữa các doanh nghiệp để giành lấy quyền được hưởng miễn trừ, thì bằng việc dành quyền miễn trừ cho các cá nhân người quản lý và người lao động trong doanh nghiệp, cơ quan cạnh tranh có thể thúc đẩy cuộc đua xin miễn trừ này càng trở nên mạnh mẽ hơn

Theo pháp luật cạnh tranh của Hoa Kỳ, nước này có hai CSKH, được áp dụng đối với Doanh nghiệp và Cá nhân

Miễn trừ trách nhiệm hình sự sẽ được tự động phê chuẩn nếu doanh nghiệp tự báo cáo về hành vi TTHCCT trước khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra, đồng thời phải thỏa mãn một số điều kiện bổ sung khác (“Bản tự báo cáo”) Giám đốc, nhân viên, người lao động của doanh nghiệp tự thú nhận có liên quan đến hành

vi thỏa thuận HCCT của doanh nghiệp trong Bản tự báo cáo trên cũng được miễn trừ khỏi trách nhiệm hình sự nếu đáp ứng được một số điều kiện cụ thể

Trang 31

CSKH cho cá nhân được áp dụng cho các cá nhân nộp đơn lên DOJ bằng tư cách cá nhân, không bao gồm trong Bản tự báo cáo của doanh nghiệp Nhìn chung, các điều kiện để được phê chuẩn miễn trừ hình sự đối với cá nhân tương tự với các quy định miễn trừ hình sự đối với doanh nghiệp

CSKH là một chương trình miễn, giảm hình phạt được áp dụng có điều kiện

Khi dành cho các doanh nghiệp vi phạm pháp luật cạnh tranh được hưởng miễn, giảm hình phạt hoặc thậm chí là miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, cơ quan cạnh tranh sẽ đưa ra rất nhiều điều kiện Nói cách khác, mặc dù CSKH là một chương trình công khai và dễ dàng tiếp cận, nhưng doanh nghiệp phải chứng minh việc hợp tác của mình là có lợi cho cơ quan cạnh tranh thông qua việc cung cấp các thông tin một cách đầy đủ hoặc có ý nghĩa trong việc phá vỡ TTHCCT Ngoài yêu cầu về thông tin, các điều kiện còn được qui định trong chương trình khoan hồng của các nước có thể liên quan đến khía cạnh tính họp tác toàn diện, thứ tự ưu tiên theo thời điểm nộp đơn Ngoài ra, thông thường doanh nghiệp muốn được hưởng CSKH bắt buộc không được là doanh nghiệp chủ mưu, lôi kéo hoặc đe dọa các doanh nghiệp khác tham gia thỏa thuận HCCT Ví dụ trong CSKH dành cho doanh nghiệp trong pháp luật cạnh tranh Hoa kỳ, muốn được hưởng CSKH thì doanh nghiệp nộp đơn phải thỏa mãn điều kiện là không ép buộc một bên khác tham gia vào TTHCCT và rõ ràng không phải là người đứng đầu hoặc là người khởi xướng thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.10

1.2.4 Vai trò của CSKH

CSKH trong TTHCCT có thể được xem là chế định tương đối mới theo Luật Cạnh tranh 2018 nhằm khuyến khích doanh nghiệp là một trong các bên của TTHCCT tiết lộ những chứng cứ, thông tin về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, tạo tiền đề cho cơ quan có thẩm quyền điều tra và xử lý thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Giá trị của chương trình khoan hồng nằm ở khả năng cho phép các cơ quan quản lý cạnh tranh được tiếp cận các chứng cứ và thông tin mật liên quan đến các

10 Trần Thị Nguyệt, Bàn về CSKH trong Luật Cạnh tranh Việt Nam năm 2018, trang 38-39, truy cập

09/04/2023

Trang 32

TTHCCT bất hợp pháp, mà trên thực tế nếu không có chính sách này thì sẽ cực kỳ khó khăn và tốn thời gian để thu thập chúng trong giai đoạn đầu của cuộc điều tra Vì vậy, khoan hồng có thể được sử dụng như là một phương pháp bổ sung trong việc thu thập chứng cứ, giúp giảm đáng kể chi phí điều tra cũng như chi phí xét xử cho cả cơ quan quản lý cạnh tranh và tòa án Các cơ hội được hưởng miễn trừ hình phạt cũng khuyến khích người có chức vụ trong doanh nghiệp, là người nắm giữ đầy đủ và chi tiết các bằng chứng ngay từ đầu, cung cấp thông tin về TTHCCT và từ đó giúp cho việc thu thập các chứng cứ này của các cơ quan quản lý cạnh tranh trở nên dễ dàng hơn

Như vậy, ảnh hưởng của CSKH tạo ra một hiệu ứng vòng tròn như sau: CSKH tạo động lực cho các thành viên giữ lại chứng cứ về TTHCCT ngay từ ban đầu, điều này làm cho cơ quan quản lý cạnh tranh dễ dàng phát hiện, điều tra và xử lý hơn; một khi hiệu quả thực thi pháp luật của cơ quan quản lý cạnh tranh tăng cao, nguy cơ doanh nghiệp tham gia TTHCCT bị phát hiện và xử phạt cũng sẽ càng gia tăng; trong tình thế đó, doanh nghiệp sẽ bị thúc đẩy chọn phương án chủ động tự tiết lộ hành vi

vi phạm để xin được áp dụng biện pháp khoan hồng hơn là thụ động chờ bị cơ quan cạnh tranh phát hiện và xử lý nghiêm khắc Như vậy, mấu chốt của hiệu ứng vòng tròn do CSKH tạo ra thể hiện ở chỗ nó làm tăng hiệu quả thực thi pháp luật của cơ quan cạnh tranh, và chính hiệu quả cao của cơ quan cạnh tranh lại tạo ra tác động tích cực đến hiệu quả của CSKH.11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CSKH TRONG XỬ LÝ CÁC HÀNH VI THỎA THUẬN HẠN CHẾ CẠNH TRANH 2.1 Pháp luật Việt Nam về CSKH trong xử lý các hành vi TTHCCT

2.1.1 Trình tự giải quyết vụ việc TTHCCT

Hầu hết các vụ việc vi phạm về TTHCCT được Cơ quan cạnh tranh phát hiện, điều tra và xử lý chủ yếu dựa trên các thông tin tự phát hiện, khiếu nại của các doanh

11 TS Nguyễn Anh Tuấn, (2021), Cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng CSKH theo luật cạnh tranh của một số

nước trên thế giới và đề xuất bổ sung cho Việt Nam, < tien-ap-dung-chinh-sach-khoan-hong/ >, truy cập 09/04/2023

Trang 33

https://iluatsu.com/canh-tranh/co-so-ly-luan-va-thuc-nghiệp không tham gia thỏa thuận hoặc được sự trợ giúp từ một số cơ quan truyền thông Thực tiễn tại Việt Nam, sau khi một số vụ việc TTHCCT bị Cơ quan cạnh tranh phát hiện, điều tra và xử lý, các doanh nghiệp đã có nhận thức về các hành vi TTHCCT bị cấm Nhận thức pháp luật cao hơn một mặt có thể giúp doanh nghiệp nâng cao ý thức tuân thủ quy định của pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi TTHCCT, nhưng mặt khác, cũng khiến các doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của pháp luật để thực hiện và cố ý che giấu hành vi vi phạm Trên thực tế, vì mục tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp vẫn không từ bỏ thực hiện các hành vi TTHCCT bị cấm, nhưng đã che giấu, không để lại hoặc tiêu hủy chứng cứ về thỏa thuận hoặc không tiết lộ thông tin ra bên ngoài Điều đó đã tạo ra những thách thức lớn đối với cơ quan cạnh tranh trong việc phát hiện TTHCCT

Theo quy định tại Mục 4 Luật Cạnh tranh năm 2018, việc xử lý các hành vi TTHCCT tuân theo những trình tự sau:

Thứ nhất, về cơ sở thụ lý, điều tra: Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm

tiếp nhận, xác minh và đánh giá các thông tin, chứng cứ về hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh do tổ chức, cá nhân cung cấp hoặc tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật cạnh tranh có quyền thực hiện khiếu nại vụ việc cạnh tranh đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia Thời hiệu khiếu nại là 03 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện

Thứ hai, về quy trình điều tra vụ việc TTHCCT bị cấm:

Thẩm quyền ra quyết định điều tra: Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh

tranh ra quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh trong các trường hợp mà việc khiếu nại vụ việc cạnh tranh đáp ứng yêu cầu theo quy định hoặc Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh trong thời hạn 03 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được thực hiện

Thời hạn điều tra: Thời hạn điều tra vụ việc TTHCCT là 09 tháng kể từ ngày

ra quyết định điều tra, đối với vụ việc phức tạp thì được gia hạn một lần nhưng không quá 03 tháng

Trang 34

Áp dụng các biện pháp ngăn chặn: Trong quá trình điều tra vụ việc TTHCCT,

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý

vi phạm hành chính sau đây theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, giấy phép, chứng chỉ hành nghề; khám phương tiện vận tải, đồ vật; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm

Lấy lời khai: Việc lấy lời khai được Điều tra viên vụ việc cạnh tranh tiến hành

với bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, tổ chức, cá nhân liên quan khác để thu thập và xác minh các thông tin, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ việc cạnh tranh Việc lấy lời khai được tiến hành tại trụ sở của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia Trong trường hợp cần thiết, việc lấy lời khai có thể được tiến hành bên ngoài trụ sở của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia Biên bản ghi lời khai phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ vào từng trang Người khai có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận Biên bản còn phải có chữ ký của người lấy lời khai, người ghi biên bản vào từng trang Trường hợp người được lấy lời khai từ chối ký, điểm chỉ vào biên bản, điều tra viên vụ việc cạnh tranh tiến hành lấy lời khai phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do

Triệu tập người làm chứng trong quá trình điều tra: Trong quá trình điều tra,

các bên có quyền đề nghị Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh triệu tập người làm chứng Bên đề nghị triệu tập người làm chứng có nghĩa vụ trình bày lý do cần thiết phải có người làm chứng để Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh quyết định

Chuyển hồ sơ vụ việc trong trường hợp phát hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm: Trong quá trình điều tra, khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm, điều tra viên

vụ việc cạnh tranh phải báo cáo Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh xem xét, kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chuyển một phần hoặc toàn bộ

hồ sơ liên quan đến dấu hiệu của tội phạm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử

lý theo quy định của pháp luật Trường hợp xác định không có căn cứ hoặc không khởi tố vụ án hình sự về tội vi phạm quy định về cạnh tranh, cơ quan nhà nước có

Trang 35

thẩm quyền trả lại hồ sơ cho Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để tiếp tục điều tra theo quy định của Luật này Thời hạn điều tra được tính từ ngày Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia nhận lại hồ sơ

Kết thúc điều tra: Sau khi kết thúc điều tra, điều tra viên vụ việc cạnh tranh

lập báo cáo điều tra gồm các nội dung chủ yếu sau đây để trình Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh: tóm tắt vụ việc; xác định hành vi vi phạm; tình tiết và chứng cứ được xác minh; đề xuất biện pháp xử lý

Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh ra kết luận điều tra và chuyển hồ sơ

vụ việc cạnh tranh, báo cáo điều tra và kết luận điều tra đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để xử lý

Thứ ba, về tổ chức xử lý vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ việc, báo cáo điều tra

và kết luận điều tra, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh để xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh Trước khi ra quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh phải mở phiên điều trần

Hình thức và mức xử phạt: Tùy vào hành vi cụ thể mà mức phạt tiền sẽ từ 01% đến 10% hoặc từ 01% đến 05% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận Bên cạnh đó, hình phạt bổ sung có thể được áp dụng như: tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm đối với hành vi; buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh

Tuy nhiên, mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm phải thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất tương ứng được quy định trong Bộ luật Hình sự đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi đó Trong quá trình xử phạt hành

vi vi phạm, khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm quy định tại Điều 217 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS năm 2015), Chủ tịch

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm chuyển một phần hoặc toàn bộ hồ sơ liên

Trang 36

quan đến dấu hiệu của tội phạm đến cơ quan tố tụng có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật

Ngoài ra, doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý hành vi TTHCCT bị cấm được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo CSKH

Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có quyền quyết

định mức phạt, hình phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả việc cho miễn hoặc giảm mức xử phạt theo CSKH.12

Như vậy, CSKH sẽ được áp dụng khi Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tiến hành

ra quyết định xử phạt Doanh nghiệp được hưởng CSKH hay không còn phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể theo Điều 107 LCT 2018

2.1.2 Chế tài đối với các cá nhân, doanh nghiệp tham gia TTHCCT

Thực tế cho thấy, hành vi TTHCCT được xếp vào nhóm hành vi nguy hiểm và gây hậu quả lớn Bởi vì nó có thể gây tác động làm biến dạng thị trường, thay đổi cán cân cung-cầu, phá vỡ sự điều tiết của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Từ đó, gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích của các đối tượng cạnh tranh, cũng như quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và hơn hết sẽ làm mất cân bằng nền kinh

tế một cách nghiêm trọng Đứng trước những hệ luỵ nặng nề đó, pháp luật hiện nay

đã xây dựng một số biện pháp chế tài nhằm răn đe, cũng như để xử phạt hành vi TTHCCT của các doanh nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 75/2019/NĐ-CP thì hiện nay hành vi

TTHCCT sẽ bị áp dụng ba chế tài sau:

(1) Phạt tiền: Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về TTHCCT là

10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm Cần lưu ý rằng, mức phạt tối đa của cả hai trường hợp trên sẽ phải thấp hơn mức tiền phạt được quy

12Ths Nguyễn Hoàn Hảo, 2022, Nhận diện và xử lý TTHCCT bị cấm trong Luật Cạnh tranh năm 2018,

< Luat-Canh-tranh-nam-2018.html >, truy cập 06/05/2023

Trang 37

http://lapphap.vn/Pages/TinTuc/210955/Nhan-dien-va-xu-ly-thoa-thuan-han-che-canh-tranh-bi-cam-trong-định tại Điều 217 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 Trong trường hợp tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm được xác định bằng 0 (không) thì áp dụng mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng

(2) Xử phạt bổ sung: Các bên tham gia thỏa thuận sẽ bị tịch thu khoản lợi nhuận thu

được từ việc thực hiện hành vi vi phạm

(3) Khắc phục hậu quả: Những điều khoản vi phạm pháp luật về cạnh tranh sẽ bị

loại khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh của các bên

Không thể phủ nhận rằng, trong một số trường hợp TTHCCT có thể mang lại những lợi ích nhất định Bằng việc so sánh hậu quả mà hành vi này gây ra với các giá trị mà nó đem lại, nhà làm luật Việt Nam đã xây dựng một số căn cứ nhằm miễn trách nhiệm cho những hành vi TTHCCT có tác động tốt Cụ thể, việc áp dụng quy định trên sẽ được tiến hành cho tất cả các trường hợp quy định tại Điều 11 Luật Cạnh tranh năm 2018, chỉ ngoại trừ các khoản 4, 5 và 6 Điều này Doanh nghiệp muốn được hưởng miễn trừ trước hết phải đảm bảo TTHCCT của họ sẽ có lợi cho người tiêu dùng và tiếp theo là phải thỏa mãn thêm một trong bốn điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Cạnh tranh năm 2018, bao gồm: tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ; tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế; thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm; thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá

và các yếu tố của giá

Bên cạnh đó, nhà làm luật còn đưa ra các quy định nhằm giảm mức xử phạt đối với các doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện nhất định Trong đó, nổi bật là CSKH – công cụ hữu ích để phá vỡ các TTHCCT Đứng trước những hậu quả pháp

lý nặng nề khi tham gia TTHCCT, các doanh nghiệp sẽ đứng giữa những sự lựa chọn Khai báo, phá vỡ TTHCCT để nhận sự khoan hồng hay cố chấp tham gia TTHCCT

bị cấm đó Khi đó, sẽ tạo ra một cuộc chiến nội tại và cuộc đua giữa các doanh nghiệp

Trang 38

để giành giật sự khoan hồng do số lượng được hưởng CSKH không nhiều Chỉ có ba doanh nghiệp nộp đơn xin hưởng khoan hồng đầu tiên và các doanh nghiệp này không phải là doanh nghiệp có vai trò ép buộc hoặc tổ chức cho các doanh nghiệp khác tham gia thoả thuận mới có quyền được hưởng khoan hồng Tuy nhiên, mức hưởng là khác nhau Cụ thể, đối với doanh nghiệp đầu tiên sẽ được miễn 100% mức phạt tiền, doanh nghiệp thứ hai và thứ ba lần lượt giảm 60% và 40% mức phạt trên Do đó, các doanh nghiệp cần đưa ra quyết định nhanh chóng để được hưởng mức khoan hồng cao nhất.13

2.1.3 Pháp luật Việt Nam về CSKH trước Luật cạnh tranh 2018

CSKH được các quốc gia trên thế giới sử dụng như công cụ hữu hiệu để phá

vỡ các TTHCCT từ bên trong Nổi bật như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,…CSKH ở các nước được hình thành từ rất lâu, đã được áp dụng giải quyết các vụ việc trên thực tiễn

và nó thực sự mang lại hiệu quả trong xử lý các TTHCCT bị cấm Số lượng các TTHCCT bị phá vỡ tăng lên, thị trường kinh doanh ngày càng ổn định

Thực tiễn thực thi pháp luật trên thế giới cho thấy các hành vi TTHCCT thường được thực hiện ngầm thông qua thông đồng, do đó, việc phát hiện và thu thập thông tin, chứng cứ trong quá trình điều tra để giải quyết hành vi TTHCCT là tốn kém, phức tạp và khó khăn

Luật Cạnh tranh 2004 không có quy định về CSKH Theo Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng thì “các TTHCCT được Cơ quan cạnh tranh phát hiện, điều tra và xử lý chủ yếu dựa vào các thông tin tự phát hiện hoặc được sự trợ giúp từ một

số cơ quan truyền thông” Luật Cạnh tranh 2004 chỉ có quy định về các tình tiết giảm nhẹ áp dụng đối với doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP như: (i) tự nguyện khai báo về hành vi vi phạm trước khi cơ quan

có thẩm quyền phát hiện, (ii) đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của hành vi vi phạm

13 NGUYỄN MINH PHÚ, 2023, Hoàn thiện quy định về TTHCCT trong Luật Cạnh tranh năm 2018, < https://lsvn.vn/hoan-thien-quy-dinh-ve-thoa-thuan-han-che-canh-tranh-trong-luat-canh-tranh-nam-2018- 1680495031.html >, truy cập 06/05/2023

Trang 39

hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại và (iii) hành vi vi phạm có tác động tích cực đối với việc phát triển kinh tế Theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 71/2014/NĐ-CP đối với mỗi tình tiết giảm nhẹ mức tiền phạt được chỉnh giảm 15% Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy các quy định về tình tiết giảm nhẹ này chưa thể tạo động lực cho doanh nghiệp tham gia TTHCCT báo cáo và cung cấp thông tin

về thỏa thuận mà họ tham gia Do đó việc bổ sung quy định về CSKH vào Luật Cạnh tranh 2018 là cần thiết

Nội dung cơ bản của CSKH được quy định tại Điều 112 LCT 2018 Theo đó, doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp UBCTQG gia phát hiện, điều tra và xử lý hành

vi TTHCCT bị cấm sẽ được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo CSKH Hiện nay CSKH chỉ được quy định tại LCT 2018, vẫn chưa có các văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện CSKH.14

2.1.4 Pháp luật Việt Nam về CSKH theo Luật cạnh tranh 2018

2.1.4.1 Đối tượng hưởng CSKH

Khoản 1 Điều 112 LCT quy định:

“Doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý hành vi TTHCCT bị cấm quy định tại Điều 12 của Luật này được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo CSKH.”

Theo đó, CSKH của Việt Nam hiện nay chỉ dành cho doanh nghiệp là thành viên của TTHCCT, với điều kiện doanh nghiệp phải chủ động tiếp cận CQCT để thú nhận việc họ tham gia vào thỏa thuận, đồng thời doanh nghiệp cũng phải ra sức hỗ trợ CQCT trong điều tra, xử lý hành vi vi phạm Theo đó, các cá nhân là nhân viên hay người giữ chức vụ quản lý có liên quan trong doanh nghiệp sẽ không được hưởng CSKH theo Luật Cạnh tranh năm 2018, ngay cả khi họ tự nguyện khai báo hành vi vi phạm đi chăng nữa Luật Cạnh tranh năm 2018 mới ban hành chỉ thừa nhận doanh

14 Phạm Hồ Chiêu Dương, (2021), Pháp luật về CSKH trong xử lý các hành vi TTHCCT – lý luận, thực tiễn

và kiến nghị, tp Hồ Chí Minh, tr 60-61

Trang 40

nghiệp (gồm tổ chức, cá nhân kinh doanh) là đối tượng được hưởng CSKH theo Pháp luật Cạnh tranh, còn các cá nhân là người quản lý, nhân viên và người lao động trong doanh nghiệp tham gia vào TTHCCT sẽ không được áp dụng CSKH Việc thực thi chống các TTHCCT trong Luật Cạnh tranh được thực thi gắn với trách nhiệm hành chính – là nền tảng của CSKH Việt Nam Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định 75/2019/NĐ-CP ngày 26/09/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh cho các TTHCCT không áp dụng cho cá nhân,

do đó CSKH trong Luật Cạnh tranh Việt Nam năm 2018 chỉ hướng đến các doanh nghiệp vi phạm

Hiện nay, Pháp luật của một số nước trên thế giới thừa nhận cá nhân như là đối tượng được hưởng CSKH CSKH của Hoa Kỳ đang áp dụng song song cho cả doanh nghiệp (The Corporate Leniency Policy) và cá nhân (Leniency Policy for Individual) Vì CSKH áp dụng cho doanh nghiệp cũng có thể áp dụng cho các cá nhân là giám đốc, nhân viên và người lao động của doanh nghiệp được hưởng khoan hồng, theo đó nếu doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện để được hưởng khoan hồng loại A, tất cả các giám đốc, nhân viên và người lao động thừa nhận sự liên quan của

họ đối với hành vi vi phạm Pháp luật Chống độc quyền cũng sẽ nhận được sự khoan hồng như đã phân tích ở trên Do đó, để hạn chế sự chồng chéo giữa hai CSKH, CSKH áp dụng cho cá nhân quy định chỉ áp dụng cho các cá nhân nộp đơn xin hưởng khoan hồng nhân danh chính cá nhân đó và không phải là một phần trong sự thú nhận của doanh nghiệp hoặc là đề nghị của doanh nghiệp Cá nhân nếu nhân danh chính mình tự nguyện khai báo sẽ được miễn truy tố trách nhiệm hình sự Tuy nhiên, khác với việc miễn trừ trong CSKH dành cho tổ chức, việc miễn trừ đối với cá nhân chỉ cấp cho cá nhân nào khai báo hành vi vi phạm trước khi Vụ chống độc quyền Hoa

Kỳ (AD – Antitrust Division) bắt đầu cuộc điều tra Việc không đáp ứng các điều kiện để được khoan hồng theo CSKH áp dụng cho cá nhân không loại trừ khả năng được khoan hồng với tư cách là người quản lý, nhân viên hoặc người lao động của doanh nghiệp được khoan hồng theo CSKH dành cho doanh nghiệp, trong trường hợp, cá nhân không đáp ứng đủ các điều kiện để được áp dụng CSKH cho cá nhân,

Ngày đăng: 14/08/2024, 09:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Hồ Chiêu Dương, (2021), Pháp luật về CSKH trong xử lý các hành vi TTHCCT – lý luận, thực tiễn và kiến nghị, tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về CSKH trong xử lý các hành vi TTHCCT – lý luận, thực tiễn và kiến ngh
Tác giả: Phạm Hồ Chiêu Dương
Năm: 2021
2. Trần Ngọc Hiếu, (2019), CSKH trong pháp luật chống độc quyền của Hoa Kỳ – kinh nghiệm cho Việt Nam, tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: CSKH trong pháp luật chống độc quyền của Hoa Kỳ – kinh nghiệm cho Việt Nam
Tác giả: Trần Ngọc Hiếu
Năm: 2019
3. Trần Hải Thịnh, (2017), CSKH trong thực thi pháp luật hạn chế cạnh tranh ở một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam Tạp chí, bài đăng website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần Hải Thịnh, (2017)," CSKH trong thực thi pháp luật hạn chế cạnh tranh ở một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam
Tác giả: Trần Hải Thịnh
Năm: 2017
1. “Báo cáo thường niên 2021”, Bộ công thương – Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo thường niên 2021”
2. Cục Quản lý cạnh tranh (2016), Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực của nền kinh tế năm 2015, &lt; Báo cáo đánh già cạnhtranh trong 10 lĩnh vực (aus4reform.org.vn) &gt;, truy cập 17/04/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực của nền kinh tế năm 2015
Tác giả: Cục Quản lý cạnh tranh
Năm: 2016
3. Luật sư Phạm Hoài Huấn, 27/02/2020, CSKH và vấn đề phá vỡ thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh, &lt;https://diendandoanhnghiep.vn/chinh-sach-khoan-hong-va-van- de-pha-vo-thoa-thuan-su-dung-gia-de-han-che-canh-tranh-167088.html &gt;, truy cập 09/04/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: CSKH và vấn đề phá vỡ thỏa thuận sử dụng giá để hạn chế cạnh tranh
4. Ths. Trần Thị Phương Liên, (2020), “TTHCCT theo chiều ngang bị cấm tuyệt đối theo luật cạnh tranh Việt Nam hiện hành”, Tạp chí Công thương - Cơ quan thông tin lý luận của bộ công thương, &lt; https://tapchicongthuong.vn/bai- Sách, tạp chí
Tiêu đề: TTHCCT theo chiều ngang bị cấm tuyệt đối theo luật cạnh tranh Việt Nam hiện hành”, "Tạp chí Công thương - Cơ quan thông tin lý luận của bộ công thương
Tác giả: Ths. Trần Thị Phương Liên
Năm: 2020
6. Trần Thị Nguyệt, Bàn về CSKH trong Luật Cạnh tranh Việt Nam năm 2018, trang 38-39, truy cập 09/04/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về CSKH trong Luật Cạnh tranh Việt Nam năm 2018
7. Nguyễn Anh Tuấn, 2013, Cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng chính sách khoan hồng theo luật cạnh tranh của một số nước trên thế giới và đề xuất bổ sung cho Việt Nam, &lt; Cơ sở lý luận và thựctiễn áp dụng CSKH theo Luật Cạnh tranh của một số nước trên thế giới và đề xuất bổ sung cho Việt Nam (hcmulaw.edu.vn) &gt;, truy cập 09/04/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng chính sách khoan hồng theo luật cạnh tranh của một số nước trên thế giới và đề xuất bổ sung cho Việt Nam
8. Phan Công Thành, CSKH và tác động phá vỡ các-ten, Thế giới luật, &lt; https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/chinh- sach-khoan- hong-va-tac-dong-pha-vo-cac-%E2%80%93-ten-7542/ &gt;, truy cập 09/04/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới luật
9. Phùng Văn Thành, (2019), “Khái niệm, bản chất và đặc trưng pháp lý của TTHCCT theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam”, Bộ Công Thương Cục Cạnh Tranh Và Bảo Vệ Người Tiêu Dùng, &lt;https://www.bvntd.gov.vn/tintuc_sukien/khai-niem-ban- chat-va-dac-trung- phap-ly-cua-thoa-thuan-han-che-canh-tranh-theo-phap-luat-canh-tranh-vietnam/ &gt;, truy cập 09/04/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm, bản chất và đặc trưng pháp lý của TTHCCT theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam”, "Bộ Công Thương Cục Cạnh Tranh Và Bảo Vệ Người Tiêu Dùng
Tác giả: Phùng Văn Thành
Năm: 2019
10. ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân, (2011), “Cạnh tranh và các dạng thức thỏa thuận hạn chế cạnh tranh”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 11(196) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cạnh tranh và các dạng thức thỏa thuận hạn chế cạnh tranh”
Tác giả: ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân
Năm: 2011
12. Ths. Nguyễn Hoàn Hảo, 2022, Nhận diện và xử lý TTHCCT bị cấm trong Luật Cạnh tranh năm 2018, &lt; http://lapphap.vn/Pages/TinTuc/210955/Nhan-dien-va-xu-ly-thoa-thuan-han-che-canh-tranh-bi-cam-trong-Luat-Canh-tranh-nam-2018.html &gt;, truy cập 06/05/2023 Tài liệu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận diện và xử lý TTHCCT bị cấm trong Luật Cạnh tranh năm 2018
11. Nguyễn Minh Phú, 2023, Hoàn thiện quy định về TTHCCT trong Luật Cạnh tranh năm 2018, &lt; https://lsvn.vn/hoan-thien-quy-dinh-ve-thoa-thuan-han-che-canh-tranh-trong-luat-canh-tranh-nam-2018-1680495031.html &gt;, truy cập 06/05/2023 Link
1. Elvira Aliende Rodriguez and Ruba Noorali, 2022, Cartels &amp; Leniency Laws and Regulations European Union 2023, &lt;https://iclg.com/practice-areas/cartels-and-leniency-laws-and- regulations/european-union &gt;, truy cập 09/04/2023 Link
2. Peter Crowther Partner, 2022, Leniency Notice: Updated Guidance from the European Commission, &lt;https://www.winston.com/en/competition-corner/leniency-notice-updated-guidance-from-the-european-commission.html &gt;, truy cập 09/04/2023 Link
3. Chris Mayock, Gerald Miersch, Competition Policy, &lt; https://competition-policy.ec.europa.eu/cartels/leniency_en &gt;, truy cập 09/04/2023 Link
4. Joseph Bial, 2023, Cartels &amp; Leniency Laws and Regulations USA 2023, &lt; https://iclg.com/practice-areas/cartels-and-leniency-laws-and-regulations/usa &gt;, truy cập 09/04/2023 Link
5. Cravath, Swaine &amp; Moore LLP, 2023, Spotlight: cartel leniency programmes in USA, &lt;https://www.lexology.com/library/detail.aspx?g=1677ceca-f5d4 4f65b5eeb9c51dadbb24#:~:text=A%20leniency%20applicant%20must%20 admit,completely%20with%20the%20Antitrust%20Division&gt; truy cập 09/04/2023 Link
3. Bộ Luật Hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w