1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thảo luận nhóm 3 đề bài định giá tài nguyên rừng

20 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Định giá tài nguyên rừng
Tác giả Nguyễn Quynh Anh, Kiều Thị Mai Chỉ, Nguyễn Bớch Hồng, Vũ Thị Linh Chỉ, Điờu Thu Ha, Nguyen Thi Minh, Phạm Thị Ánh Thơ, Lờ Thị Phương Trang
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Bất động sản và Kinh tế tài nguyên
Thể loại Bài thảo luận nhóm
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Giá trị nội tại của rùng được biểu hiện thông qua lợi ích từ các hoạt động khai thác, sử dụng rừng vào mục đích lâm nghiệp và phi lâm nghiệp trong phạm vi khu rừng đó, như khai thác lâm

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN KHOA BAT DONG SAN VA KINH TE TAI NGUYEN

BAI THAO LUAN NHOM 3

DE BAI: DINH GIA TAI NGUYEN RUNG

Nguyễn Quynh Anh — 11190348 Kiều Thị Mai Chỉ — 11190814 Nguyễn Bích Hồng — 11192131

Vũ Thị Linh Chỉ — 11190886 Điêu Thu Ha — 11191505 Nguyen Thi Minh — 11193430 Phạm Thị Ánh Thơ — 11194921

Lê Thị Phương Trang — 11208048

Ha Noi, thang 11 nim 2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 55 2221222112221122111221112111121121112111211 1111111112121 re 3

hï9800 in, Ũ7 4

I DAC ĐIÊỄM CỦA ĐỊNH GIÁ TÀI NGUYÊN RỪNG Ặ nh Hee 4

1 Giá trị của rừng c n LH HT TH TH Tn ng ng 11k HT k xen 01x ket 4

3 Nguyên tắc và căn cứ xác định các loại giá rừng 5à net eye 4

4 Các loại giá rừng L Q1 TH HT TH TH TH 1101111111111 1111k kh tk ckg 5

Il CAC NGUYEN TAC ĐỊNH GIÁ RỪNG TRÊN THÊ GIỚI 5-55: 7

2 Các phương pháp định giá rừng trên thể giới Án ngang 8

II PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ RỪNG TẠI VIỆT NAM sec 10

Trang 3

MỞ ĐẦU

Chính phủ Việt Nam coi rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái quan trọng, có giá trị cho

sự phát triển kinh tế xã hội và hạnh phúc của cộng đồng trên đất nước Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc thích nghỉ với biến đối khí hậu thông qua những chức năng môi trường như chống xói mòn, và đảm bảo tuần hoàn nước Lâm sản và lâm sản ngoài gỗ cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng Rừng cũng có một vai trò xã hội, góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập Hiện nay có khoảng 25 triệu người Việt Nam có 20%-40% thu nhập hàng năm đến từ rừng Vai trò của rừng cũng được thể hiện ở vùng sâu vùng xa, vùng cao nơi 10% dân cư sống bên trong hoặc gần các khu rừng (diện tích xấp xi 12 triệu hecta) là người nghèo hoặc người dân tộc thiểu số Trên phương diện quốc tế, việc xem xét đánh giá giá trị của rừng được nhìn nhận theo quan điểm “Tông giá trị kinh tế” Nghĩa là giá trị của rừng bao gồm các lợi ích trực tiếp như gỗ, củi, lâm sản và môi trường như các chức năng sinh thái của

rừng trong việc điều hòa khí hậu, kiểm soát xói mòn và lũ lụt, bảo tồn đa dang sinh học, vẻ

đẹp cảnh quan, v.v

Chính vì thế nhóm chúng em lựa chọn chủ đề “định giá tài nguyên rừng” là chủ để nghiên cứu, bài thuyết trình sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm về định giá rừng, các phương pháp định giá rừng và đi vào ví dụ định giá cụ thể

Vậy định giá rừng nhằm xác định giá trị của các loại rừng phù hợp với điều kiện thực tiễn

trên cơ sở khung pháp lí hiện hành của nhà nước đê phục vụ công tác quản lí bảo vệ và sử

dụng tài nguyên rừng trên lãnh thô Việt Nam

Trang 4

NỘI DUNG

I DAC DIEM CUA DINH GIA TAI NGUYEN RUNG

1 Gia tri cha rung

Hai cach tiếp cận về giá trị rừng là tiếp cận theo sử dung va tiếp cận theo tổng lợi ích Tiếp cận theo sử dụng, giá trị rừng được hiệu là tổng thể những lợi ích

mà rừng trực tiếp hoặc gián tiếp mang lại Xem xét về khía cạnh lợi ích, lợi ích kinh tế tổng thể của khu rừng được phân chia thành những bộ phận gắn liền

VỚI quyền đại điện hoặc sở hữu của một chủ thẻ nhất định là Nhà nước hoặc

chủ rừng khi những chủ thể này tham gia vào các quan hệ pháp lý về rừng Hay nói một cách khác, giá trị toàn bộ của rừng là tông thê những lợi ích mà

rừng mang lại cho xã hội, bao gồm gia trị nội tại của rừng và giá trị ngoại tác

© Gia trị nội tại của rừng là tổng thể những lợi ích mà rừng tạo ra trong

giới hạn phạm vi dia giới và không gian khu rừng nhất định Giá trị nội tại của rùng được biểu hiện thông qua lợi ích từ các hoạt động khai

thác, sử dụng rừng vào mục đích lâm nghiệp và phi lâm nghiệp trong phạm vi khu rừng đó, như khai thác lâm sản, nông sản, kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

® - Giá trị ngoại tác của rung la gia tri cua rừng vượt ra ngoài phạm vi ổịa giới và không gian khu rừng (như giá trị về môi trường, phòng hộ) mang lại lợi ích cho những tô chức, cá nhân khác (sinh sống và hoạt động kinh tế trong và ngoài phạm vi khu Từng) Trong quan hệ giao dịch

về rừng, các bên tham gia vào sự trao đổi trên thị trường không được

hưởng những giá trị ngoại tác tích cực do chính hoạt động gây trồng, bảo vệ rừng tạo ra

Thị trường rừng

Thị trường quyền sử dụng rừng phòng hộ, rùng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên Quyền sở hữu rừng trồng đây được hiểu là việc Nhà nước giao hoặc cho các tô chưc, cá nhân, hộ gia đình thuê đất rừng với mục đích sản xuất lâm nghiệp.Diện tích rừng được giao trong cả nước chiếm 77,5% tông diện tích đất lâm nghiệp Trong tông diện tích đã giao, tô chức kinh tế, ban quản lý Từng phòng hộ và gia đình chiếm phần lớn và cơ bản tập trung vào các vùng miền núi phia Bắc, Bắc Nam Trung bộ và Tây Nguyên Đây cũng chính là 3 vùng có diện tích rừng lớn trong tổng diện tích rừng của cả nước Diện tích được giao cho các hộ gia đình cơ bản tập trung tại vùng miền núi phía Bắc, Bắc và Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Nếu xét về nguôn cung các giao dich thì đây là những vùng có nguồn cung tiềm năng lớn Tại các vùng khác, diện tích rừng giao cho các hộ gia đình là không đáng kể Như vậy, rõ ràng là để phát triển thị trường đất rừng trong cả nước cần đây mạnh việc giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình

Nguyên tắc và căn cứ xác định các loại giá rừng

- Đảm bảo công khai, mình bạch, khách quan và khoa học

4

Trang 5

- Sat voi gia chuyên nhượng quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng, giá cho thuê quyền sử dụng rừng thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường: khi giá quyền sử dụng rừng, giá quyên sở hữu rừng trồng thực tế trên thị trường có biến động lớn thì phải điều chỉnh cho phù hợp

- Căn cứ vào vị trí khu rừng, trạng thái rừng; trữ lượng, chất lượng lâm sản tại thời điểm định giá

- Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng rừng: chế độ quản lý và sử dụng

của từng loại rừng; tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật do Nhà nước ban

hành

- Các khu rừng cùng loại, cùng chức năng, tương đương về vị trí khu rừng, có trạng thái rừng, trữ lượng, chất lượng lâm sản như nhau thì có cùng mức giá Cac loai gia ring

- Giá quyền sử dụng rừng: là giá trị mà chủ rừng có thể được hưởng từ rừng trong khoáng thời gian được giao, được thuê rừng tính bằng tiền trên một héc

ta (ha) rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên

- Giá quyền sở hữu rừng trồng: là giá trị mà chủ rừng có thê được hưởng từ rừng trong khoảng thời gian được giao, được thuê rừng tính bằng tiền trên một héc ta (ha) rừng sản xuất là rừng trồng

- Giá chuyền nhượng quyền sở hữu rừng trồng, quyền sử dụng rừng sản xuất là

rừng tự nhiên thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường là số tiền tính

trên một héc ta rung san xuat la rimg trong, rừng sản xuất là rừng tự nhiên được hình thành từ kết quả giao dịch thực tế mang tính phô biến trên thị trường giữa người chuyển nhượng và người được chuyển nhượng trong điều kiện không bị ảnh hưởng bởi các yếu tô tăng hoặc giảm giá do đầu cơ, thay đôi quy hoạch, chuyên nhượng trong tình trạng bị ép buộc, quan hệ huyết thông

- Giá cho thuê quyền sử dụng rừng thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường là số tiền tính trên một héc ta rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên được hình thành từ kết quả giao dịch thực tế mang tính phố biến trên thị trường giữa người cho thuê và người thuê trong điều kiện không bị ảnh hưởng bởi các yếu tô tăng hoặc giảm giá do đầu cơ, thay đôi quy hoạch, cho thuê trong tình trạng bị ép buộc, quan hệ huyết thông

Thuận lợi và khó khăn khi định giá rững

* Thuận lợi và thành tựu đem lại từ chính sách định giả rung

- Nhu cầu thuê rừng và dịch vụ rừng ngày càng tăng tạo ra những tín hiệu tích

cực từ thị trường Tại Thanh Hóa, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc, các doanh

nghiệp có nhu cầu rất cao về thuê rừng và đang kỳ vọng những chính sách mới tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả trên đất rừng, thúc đây phát triển kinh tế địa phương

- Tiềm năng hỗ trợ công tác bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả hơn Tại nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn (ví dụ vườn quốc gia Ba Vì, vườn quốc gia Cúc Phương ), diện tích rừng bị suy thoái hoặc đất trồng được các công ty du

5

Trang 6

lịch thuê lại, đầu tư nhờ đó nâng cao đáng kê chất lượng dịch vụ môi trường rừng Các công ty thuê rừng có các đội bảo vệ, phòng chống cháy rừng nên việc giám sát và báo cáo với cán bộ kiêm lâm kịp thời và hiệu quả hơn so với khi không có các công ty này tại địa phương Người dân cho răng định gia rừng giúp họ có hiểu biết tốt hơn về diện tích rừng họ đang bảo vệ và tạo thêm động lực bảo vệ rừng và có thê giảm tình trạng chuyền đổi rừng tự nhiên sang rừng trồng

- Tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho người dân địa phương Khi việc định giá rừng và cho thuê rừng được tiễn hành, nhiều công ty và doanh nghiệp thuê rừng tại địa phương đã cung cấp các dịch vụ du lịch và tạo việc làm cho người dân địa phương Một số doanh nghiệp ở Ba Vì đã tạo công ăn cho khoảng 100 người hàng năm với thu nhập trung bình khoảng 6 triệu/tháng Năng lực của các cán bộ trẻ về phương pháp định giá rừng đã cải thiện theo thời gian Tại một SỐ nơi những cán bộ kiểm lâm trẻ, nhiệt huyết, chuyên môn tốt đã thực hiện các hướng dẫn định giá rừng khá hiệu quả Phần lớn các cán

bộ trực tiếp xây dựng khung giá rừng (ví dụ, tại Thanh Hóa) hiểu rõ phương pháp và cho rằng các phương pháp được ban hành hiện nay khong hé kho Bén cạnh đó, người dân địa phương có kiến thức sâu và hiểu biết về rừng sẽ giúp

thực hiện định giá rừng hiệu quả hơn

* Thách thức trong việc thực hiện Dịnh giả rững

- Khó khăn với các cơ quan nhà nước (các sở ban ngành) Thiếu đồng bộ trong chính sách và phối hợp hiệu quả giữa các ngành Theo đại diện của chính quyền địa phương tham gia phỏng vấn, mặc dù cần phải hạn chế việc phá rừng

và chuyên đổi rừng sang các mục đích khác nhưng các quy định về gia dén bi rừng khi thủy điện lấy đất rừng lại quá thấp nên nhiều thủy điện của tư nhân phát trién 6 at va nan phá rừng diễn ra tại nhiều tỉnh Tại các tỉnh khảo sát, mặc

dù Chi cục kiểm lâm đã công bồ giá rừng từ các nghiên cứu định giá rừng của

họ, nhưng các bên liên quan không tuân thủ mà cho rằng họ sẽ chỉ thực hiện nếu đơn giá này là do Sở Tài chính quy định

- Thủ tục hành chính mắt nhiều thời gian Quá trình thực hiện định giá rừng và phê duyệt kết quả mắt nhiều thời gian (theo các đại điện phỏng van mat

khoảng 2-3 năm) Thủ tục hành chính chậm dẫn đến khi kết quá định giá rừng

được phê duyệt và công bồ đã không còn thê hiện đúng giá trị của rừng tại thời điểm ban hành văn bản Hơn nữa, diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhiều thay đôi nên giá rừng không chính xác khi chính thức được áp

dụng

- Năng lực thực hiện định giá rừng không đồng đều giữa các cấp Cho tới nay, theo đại diện của chính quyền địa phương tham gia phỏng vấn, cách hiểu về định giá rừng và năng lực thực hiện định giá rừng giữa các cấp là rất khác

nhau Chính sự khác nhau này tạo ra nhiều khó khăn trong việc thực hiện do

không có sự đồng bộ và thông nhất trong cách thực hiện

6

Trang 7

IL

- Công khai minh bạch kết quả Định giá rừng Tại các hội thảo tổ chức tai 2 tính Thái Nguyên và Thanh Hóa, các Sở Ban Ngành đều rất mong muốn nhận được kết quả và các thông tin liên quan đến định giá rừng nhưng cho rằng các thông tin này ít được chia sẻ và chỉ có Sở Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn biết chứ các Sở ban ngành thường không được chia sẻ thông tin cập nhật

và đầy đủ dẫn đến việc phối hợp giữa các ban ngành chưa thực sự hiệu quả

CAC NGUYEN TAC ĐỊNH GIÁ RỪNG TRÊN THÊ GIỚI

1 Các nguyên tắc định giả tài nguyên rừng

Do định giá rừng và dịch vụ môi trường yêu cầu tính toán đầy đủ từ nhiều nhân tô và thường yêu cầu sự điều phối liên ngành và liên bộ, chính phủ các nước châu Âu và Mỹ chỉ đặt ra nguyên tắc bao quát về việc hoạch định chính sách và khuôn khổ pháp lý chứ không chỉ tiết hóa cụ thể từng hạng mục Mặc

dù các nước này có khác nhau về sự ưu tiên đối với môi trường, xã hội và

chính trị, những nguyên tắc chung sau đây đều được đề cập trong chính sách

định giá rừng của họ

- Nguyên tắc 1: dịch vụ môi trường cần được định giá thông qua góc nhìn về khả năng sử dụng đa mục đích, xem xét cả gỗ va giá trị ngoài gỗ và trong bồi cảnh đóng góp của rừng và ngành lâm nghiệp cho tăng trưởng xanh

Thay vì chỉ chú trọng đến các giá trị sử dụng trực tiếp của rừng, các giá trị phi thị trường được tạo ra bởi các chức năng sinh thái của rừng đã được xem xét

và đánh giá Theo đó, xem xét và xác định tông giá trị của rừng thì phải xem

xét toàn bộ giá trị của rừng, các dòng dịch vụ môi trường và các đặc tính của toàn bộ hệ sinh thái như một thể thống nhất Tổng giá trị kmh tế của rừng được

mô tả như hình 1 Theo đó, tổng giá trị của rừng bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp và giá trị chưa sử dụng Trong mỗi giá trị này, các khái niệm của các loại giá trị được hiểu như sau:

e Giá trị sử dụng trực tiếp (Direct Use Value — DUV): Bao gém giá trị của những nguyên liệu thô và những sản phẩm vật chất được lấy ra từ rừng

và sử dụng trực tiếp trong các hoạt động sản xuất, tiêu dùng và mua bán của con người như gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ, vật liệu gen, wv

®- Giá trị sử dụng gián tiếp (Indirect Use Value — IUV): Là giá trị kinh tế của các dịch vụ môi trường và chức năng sinh thái mà rừng tạo ra như duy trì và điều tiết nguồn nước, hạn chề lũ lụt, kiêm soát xói mòn, hấp

thụ các bon, điều hòa khí hậu, bao tén da dang sinh hoc

® Các giá trị lựa chọn (Option Value — OP): La những giá trị ¡ chưa được biết đến của nguồn gien, các loài động vật hoang dã trong rừng và các chức năng sinh thái rừng khi chúng được đưa vào ứng dụng trong lĩnh vực giải trí, dược phẩm, nông nghiệp, trong tương lai

e Cac gia tri dé lai (Bequest Value — BV): Là những giá trị trực tiếp hoặc

gian tiếp mà các thế hệ sau có cơ hội được sử dụng

Trang 8

® Các giá trị tồn tại (Existence Value — EV): Là giá trị nội tại đi kèm với

sự tôn tại của các loài trong rừng và hệ sinh thái rừng mà không kê đên việc sử dụng trực tiếp như ý nghĩa về văn hoá, lịch sử, thâm mỹ, di sản,

kế thừa,

Tống giá trị kinh tế (Total economic value - TEV)

Giá trị sử dụng Giá trị chưa sử dụng (Use value - UV) (Non use value - NUV)

Giá trị sử dụng Giá trị sử dụng Giá trị lựa chọn Giá trị để lại Giá trị tồn tại trực tiếp gián tiếp (Option value - (Bequest value- (Existence value - (Direct use value- (Indirect use value - Ov) BV) Ev)

Hình 1 Khung đánh giá tổng giá trị kinh tế của rừng

Ngoài giá trị sử dụng trực tiếp của rừng, các giá trị gián tiếp của rừng cũng rất đa dạng và phụ thuộc vào địa điểm cụ thé Nghiên cứu đã chia ra các loại giá trị gián tiếp của rừng và ty lệ giá trị của nó trong tong giá trị kinh tế của rừng như sau: (l) Giá trị phòng hộ đầu nguồn điện quan đến chức năng sinh thái của rừng là kiêm soát xói mòn đất, duy trì và điều tiết nguồn nước) chiếm 21%; (2) Giá trị hấp thụ các bon và điều hòa khí hậu chiếm 27%; (3) Giá trị cảnh quan cho tham quan, dich lịch, nghỉ dưỡng chiếm 17%; (4) Giá trị bảo tồn đa dạng sinh học chiếm

25%: (5) Các giá trị khác chiếm 10%

- Nguyên tắc 2: Định giá dịch vụ môi trường rừng cần được đặt trong các chính

sách lâm nghiệp khuyến khích rừng đa mục đích và chủ rừng cần được thúc đầy thậm chí đên bù đề cung câp và đảm bảo tính đa chức năng của rừng

- Nguyên tắc 3: Định giá dịch vụ môi trường cần được dựa trên cả phương pháp

đo lường khoa học và tham vân cộng đồng về vai trò và tác động của dịch vụ môi trường tới sử dụng đât hiện tại và tương lai và sinh kê của người dân địa phương

- Nguyên tắc 4: Xem xét sự hài hòa giữa các dịch vụ môi trường khác nhau quan

trọng hon giá trị kinh tê của những dịch vụ đơn lẻ

2 Các phương pháp định giá rừng trên thế giới

Các phương pháp định giá nói chung và định giá rừng nói riêng là khá phức tạp, đời hỏi kiên thức đa ngành như kinh tê, xã hội, lâm nghiệp, vv Hệ thông phương

8

Trang 9

pháp luận về định giá đã được phát triển khá toàn diện Tuy nhiên, khả năng áp dụng các phương pháp định giá lại phụ thuộc lớn vào khả năng cung cấp các thông tin đầu vào Có 2 phương pháp định giá chủ yếu đang được sử dụng là:

- Phuong pháp định giá bằng giá thị trường: Đây là phương pháp định giá đơn giản nhất, thường được áp dụng cho việc lượng giá các sản phâm và dịch vụ của một hệ sinh thái đang được tiêu thụ trên thị trường như gỗ, củi, cây thuốc, thức

ăn, v.v Giá trị của các sản phẩm này có thể được tính bằng cách lấy giá bán của sản phẩm trừ đi các chi phí khai thác, vận chuyên đề có được giá ròng (net-price) của các sản phẩm đó Tông giá trị của một loại sản phẩm được tính bằng cách nhân trữ lượng của sản phâm đó với giá thuần của một đơn vị sản phẩm Hiện nay, việc mua bán tín chỉ các bon đã bước đầu hình thành thị trường, nên việc tính toán giá trị hấp thụ các bon của rừng cũng được áp dụng theo phương pháp này

© Ưu điểm: Ưu điểm chính của phương pháp này là dễ thu thập số liệu và dễ tính toán

® - Nhược điểm: Nhược điểm chính của phương pháp này là không tính toán được giá trị của nhiều tài nguyên rừng không được trao đôi, mua bán trên thị trường, như giá trị cảnh quan, giá trị đa dạng sinh học của rừng

- Phương pháp định giá không dựa vào thị trường: là giá hoặc giá trị quy đỗi của

hàng hóa và dịch vụ khi chủng không được xác định một cách chính xác do thiếu

thị trường bình thường để hình thành giá cả, hoặc do có sự biến dạng của giá cả trên thị trường Việc quy đôi giá một hàng hóa thực chất là tìm ra con số ước tinh chính xác nhất cho nó với giả định rằng hàng hóa đó được mua bán bình thường

trên thị trường

Các phương pháp không dựa vào thị trường

Non-market valuation methods

Các phương pháp đánh giá dựa Các phương pháp đánh giá Các phương pháp đánh giá trên bộc lộ sở thích dựa trên tuyên bô sở thích dựa trên lợi ích - chi phí (Revealed preference methods) (Stated preference methods) (Cost-benefit methods)

Cac phuong phap danh gia Các phương pháp đánh - Định giá ngẫu nhiên - Chi phi thay the

dựa vào thị trường thay thé giá dựa trên chức năng (Contingent Valuati (Replacemen

(Surrogate market methods) san pham - Xếp hạng ngẫu nhiên - Chi phi bảo

- Phuong phap chi phi du (Contingent ranking) (Defensive expenditures

lich (Travel cost method) - Lựa chọn thực nghiệm

- Phương pháp giá trị hưởng (Choice experiments)

thu (Hedonic pricing)

N - Phương pháp Chuyên đổi lợi ích ⁄

(Benefit transfer)

- Phương pháp Phân tích tông hợp (Meta analysis)

Trang 10

- Ngoài ra còn có những phương pháp định giá khác như:

Phương pháp lượng giá thông qua bất động sản (Hedonic Price Method):

Phương pháp này được sử dụng để định giá một dịch vụ môi trường mà sự xuất hiện của nó có ảnh hưởng trực tiếp tới một thị trường khác - thị

trường bát động sản Thông thường, giá của thị trường bất động sản bị chi phối bởi các yếu tố kích thước, vật liệu xây dựng, vị trí và chất lượng môi trường xung quanh Khi đã có đầy đủ các số liệu, chúng ta hoàn toàn có

thể kiểm soát được yếu tô kích thước, vật liệu xây dựng, vị trí và một số nhân tố khác Như vậy, sự chênh lệch về giá cả của bat động sản chỉ có thé

là do yêu tô môi trường tạo ra

Phương pháp lượng giá thông qua sự thay đổi năng suất (Production Fuction Method): Sự tăng lên về năng suất, chất lượng của một đối tượng

được thụ hưởng lợi ích do các dịch vụ môi trường hoặc chức năng sinh

thái mà rừng phòng hộ cung cấp được coi là giá trị của dịch vụ môi trường hoặc chức sinh thái đó

Phương pháp lượng giá ngẫu nhiên (Contegent valuation): Trong các trường hợp không có giá trị thị trường đề có thê sử dụng làm các số đo trực tiếp hoặc các mức thay thế giá trị một các thoả đáng, chúng ta có thê tạo dựng các thị trường thay thế thông qua mức bằng lòng chỉ trả của các đôi tượng được hưởng lợi Bản chất của phương pháp này là thực hiện xây

dựng thị trường vào mức sẵn long chi tra để cải thiện môi trường hoặc mức

săn lòng chấp nhận để phòng ngừa suy thoái môi trường của một cá nhân

đối với việc chuyển đổi một tỉnh trạng này sang một tình trạng khác của

môi trường

Phương pháp chi phí du lich (Travel Cost Method): Day la phuong phap được sử dụng đề đánh giá giá trị cảnh quan hoặc giải trí của một khu rừng thông qua các chi phí mà du khách đã bỏ ra đề đến tham quan tại khu rừng

đó Phương pháp này được sử dụng rất phố biến ở nhiều quốc gia

1 Các nguyên tắc định giá rừng ở Việt Nam

Trong diéu 5 chuong 1 của Nghị định về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng số: 48/2007/NĐ-CP có nêu những nguyên tắc và căn cứ xác định giá các loại rừng:

Đảm bảo công khai, mình bạch, khách quan và khoa học

Sat voi gia chuyên nhượng quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu Từng trồng, giá cho thuê quyền sử dụng rừng thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường; khi giá quyên sử dụng rừng, giá quyên sở hữu rừng trồng thực tế trên thị trường có biến động lớn thì phải điều chỉnh cho phù hợp Căn cứ vào vị trí khu rừng, trạng thái rừng: trữ lượng, chất lượng lâm sản tại thời điểm định giá

10

Ngày đăng: 13/08/2024, 16:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w