1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại của malaysia đến năm 2021 bài học kinh nghiệm cho việt nam

35 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại của Malaysia đến năm 2021
Tác giả Nguyễn Thị Hiền Trang, Nguyễn Hồng Bảo Cách, Cầm Thị Kiều, Bùi Nguyễn Tú Uyên, Đinh Trọng Nghĩa
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Xuân Hưng
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Chính sách kinh tế đối ngoại
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 3,14 MB

Nội dung

Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài: “Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại của Malaysia: Thực trạng và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” để tìm hiểu rõ hơn về những đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

ện hương mại v ế quốc tế

Bài tập nhóm môn: Chính sách kinh tế đối ngoại 1

Đề tài:

Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và

tự do hóa thương mại của Malaysia đến năm 2021

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Lớp học phần

Giảng viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Xuân Hưng

Nhóm sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hiền TrangNguyễn Hồng Bảo CáchCầm Thị KiềuBùi Nguyễn Tú UyênĐinh Trọng Nghĩa

Hà Nội, tháng 04/2022

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

I Tổng quan về Malaysia

1.1 Giới thiệu chung

1.2 Điều kiện tự nhiên

1.3 Kinh tế

II Thực trạng tự do hoá thương mại và xuất khẩu của Malaysia

2.1 Thực trạng tự do hóa thương mại của Malaysia

2.2 Thực trạng xuất khẩu của Malaysia

3.3.2 Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu và tự do hoá thương mại của Malaysia

IV Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

4.1 Điểm tương đồng và khác biệt trong chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

4.2 Bài học rút ra cho Việt Nam

Câu hỏi và câu trả lời

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

Ờ Ở ĐẦ

Malaysia là một quốc gia quân chủ lập hiến tại Đông Nam Á với dân số 32.98 triệu người (2021) Nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế bền vững và ổn định chính trị đã khiến cho Malaysia trở thành một trong những nước năng động và giàu có nhất trong khu vực Ngày nay, Malaysia

có một nền kinh tế thị trường công nghiệp mới, có GDP xếp thứ 6 Đông Nam Á Sự thành công của Malaysia không chỉ bắt nguồn từ những điều kiện bên ngoài thuận lợi, mà còn do những tác động tích cực của chính sách kinh tế đối ngoại Cụ thể là chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nước

này Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài: “Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và tự do hóa thương mại của Malaysia: Thực trạng và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” để tìm hiểu rõ

hơn về những điểm tương đồng và khác biệt trong chính sách của Malaysia và Việt Nam, từ đó rút ra bài học cho nước ta

Trang 4

ổ ề

1.1 Giới thiệu chung

Tên đầy đủ:

Thể chế chính trị: Quân chủ lập hiến

Thủ đô : Kuala Lumpur

Malaysia nằm ở trung tâm Đông Nam Á, giữa vĩ độ 1° và 7° Bắc bán cầu, trong khoảng 100° đến 119° kinh tuyến đông, tạo thành hình lưỡi liềm, diện tích khoảng 329.733km² bao gồm

● Bán đảo Malaysia có diện tích 131,573 km², phía Bắc giáp Thái Lan, phía Nam

● Hải đảo, gồm 2 bang Sabah và Sarawak, có diện tích 73,711km² và 124.449 km² nằm ở phía Bắc đảo Borneo, phía Nam giáp Kalimantan

đường bờ biển trải dài từ Biển Đông sang Ấn Độ dươngKhí hậu: nhiệt đới nóng ẩm

Tài nguyên: thiếc, dầu , gỗ, quặng sắt, khí đốt, bauxite

1.2 Điều kiện tự nhiên

Các sản phẩm dầu mỏ như dầu thô là tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất của đất nước Những trữ lượng này cũng bao gồm tiền gửi khí đốt tự nhiên và khí đốt tự nhiên hóa lỏng Tất

cả những sản phẩm này chiếm phần lớn nhất trong doanh thu của đất nước từ xuất khẩu Hầu hết các địa điểm chứa trữ lượng dầu khí đều ở ngoài khơi ở những nơi như bờ biển phía tây của Sabah và bờ biển phía tây bắc của Sarawak Những nguồn tài nguyên to lớn này đóng một phần rất lớn trong thế hệ quyền lực của đất nước Các ngành sản xuất điện khác đóng góp một phần nhỏ hơn so với dầu mỏ nhưng tất cả các nguồn năng lượng kết hợp lại để biến Malaysia thành một quốc gia tự cung tự cấp Những nguồn khác bao gồm gỗ và than và thủy điện

Hầu hết các nguồn tài nguyên dầu ở Malaysia nằm trong lưu vực bán đảo trong khi phần lớn trữ lượng khí đốt tự nhiên nằm ở khu vực phía đông của đất nước

Trang 5

Ngày nay, đất nước này là nước xuất khẩu hàng đầu về cả tài nguyên nông nghiệp và tự nhiên trên thế giới Một số sản phẩm mà nước n xuất khẩu bao gồm gỗ, dầu cọ, cao su tự nhiên, thuốc lá và hạt tiêu.

Dữ liệu cho thấy Malaysia có độ che phủ rừng khổng lồ khoảng 22,2 triệu ha Xét về tổng diện tích của đất nước, đất có rừng chiếm khoảng 67, 6% Trong phạm vi bảo hiểm này, phần lớn hơn, khoảng 20 triệu ha, được bao phủ bởi rừng tự nhiên trong khi phần còn lại được tạo thành từ rừng trồng Gỗ để xuất khẩu được khai thác từ rừng trồng, rừng tự nhiên hoặc từ các khu vực nông nghiệp

1.3 Kinh tế

Malaysia là nước có thu nhập trung bình, nền kinh tế đã được chuyển đổi từ những năm

70 từ sản xuất các nguyên vật liệu thô thành nền kinh tế đa ngành nghề Xuất khẩu của Malaysia, đặc biệt trong ngành điện tử vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế Malaysia tiếp tục thu được nhiều lợi nhuận từ việc xuất khẩu dầu, khí đốt do giá năng lượng trên thế giới đang tăng cao

Kinh tế Malaysia phát triển mạnh mẽ, nhưng đại dịch Covid 19 xảy ra đã làm thay đổi đáng kể nền kinh tế nước này Mức độ tăng trưởng kinh tế Malaysia 2018 tính theo GDP là 358,71 tỷ USD, năm 2019 là 364,68 tỷ USD Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Malaysia vào năm 2020 là 336,66 tỷ USD theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới Theo đó tốc độ tăng trưởng GDP của Malaysia là 5.59% trong năm 2020, giảm 9.89 điểm so với mức tăng 4.30 % của năm 2019

Trang 6

ự ạ ự do hoá thương mạ ấ ẩ ủ

2.1 Thực trạng tự do hóa thương mại của Malaysia

Malaysia đã ký 16 FTA và thực hiện 15 FTA (7 FTA song phương và 8 FTA khu vực)

Bảng 1 Các FTA song phương

Ngày có hiệu lực (EIF)

1 Hiệp định Đối tác Kinh tế Malaysia Nhật Bản (MJEPA) Ngày 13 tháng 7 năm 2006Hiệp định Đối tác Kinh tế chặt chẽ hơn Malaysia Ngày 1 tháng 1 năm 2008

3 Hiệp định Thương mại Tự do Malaysia Ngày 1 tháng 8 năm 2010

4 Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện Malaysia Ấn Độ áng 7 năm 2011

5 Hiệp định thương mại tự do Malaysia Ngày 25 tháng 2 năm 2012

6 Hiệp định Thương mại tự do Malaysia Ngày 1 tháng 1 năm 2013

7 Hiệp định Thương mại tự do Malaysia Thổ Nhĩ Kỳ (MTFTA) 8 năm 2015

Nguồn :MITI

Bảng 2 Các FTA đa phương

Ngày có hiệu lực (EIF)

1 Khu vực mậu dịch tự do

2 Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc (ACFTA)Ngày 1 tháng 7 năm 2003

3 Hiệp định Thương mại Tự do Quốc (AKFTA Ngày 1 tháng 7 năm 2006

4 Đối tác kinh tế toàn diện Nhật Bản (AJCEP) Ngày 1 tháng 2 năm 2009

5 Hiệp định Thương mại Tự do – Ngày 1 tháng 1 năm 2010

6 Hiệp định Thương mại Tự Ấn Độ (AIFTA Ngày 1 tháng 1 năm 2010

Trang 7

7 Hiệp định Thương mại Tự do Hồng KôngNgày 13 tháng 10 năm 2019

8 Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) Ngày 18 tháng 3 năm 2022

Nguồn :MITI

FTA đang chờ phê chuẩn: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình

Dương (CPTPP)

FTA đang đàm phán: Hiệp định Đối tác Kinh tế Hiệp hội Thương mại Tự do Châu Âu

Malaysia tham gia vào các FTA bắt nguồn từ chính sách “hướng đông” của nguyên thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad Đây cũng là việc làm nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào các đối tác thương mại Anh và phương Tây Thực chất, Malaysia không coi tham gia các FTA song phương là ưu tiên mà thay vào đó là tham gia vào các cơ chế khu vực

Thương mại quốc tế đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Malaysia Malaysia đã tham gia cam kết WTO, ASEAN, APEC và nhiều cam kết song phương khác nhằm tự do hóa nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu của hàng hóa, dịch vụ

và nền kinh tế Động lực kinh tế chính của Malaysia khi tham gia các FTA tại các khu vực châu – Thái Bình Dương là để hội nhập sâu hơn vào mạng lưới sản xuất khu vực, thông qua cắt giảm thuế quan và hài hòa các quy tắc xuất xứ, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử và ô tô.Bên cạnh việc được hưởng lợi từ các ưu đãi về thuế, FTA góp phần nâng cao tính minh bạch và khả năng dự báo trong hoạt động đầu tư của Malaysia FTA cũng sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh cho Malaysia so với các đối thủ trong khu vực cũng như đa dạng thị trường và tạo dựng niềm tin cho các nhà đầu tư vào Malaysia

Để tăng cường khả năng cạnh tranh và thúc đẩy thương mại, Malaysia đã tăng cường mở rộng thêm 10% thương mại miễn thuế với các thị trường chưa có FTA với Malaysia Các nhà xuất khẩu Malaysia rất quan tâm đến thị trường Mỹ và Canada, đặc biệt khi Malaysia đã bị loại

ra khỏi danh sách các nước được hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP (2014) Thagia hàng loạt hiệp định thương mại tự do không chỉ giúp Malaysia giảm thuế xuất khẩu mà còn nhiều cơ hội khác giúp doanh nghiệp giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh

Trang 8

2.2 Thực trạng xuất khẩu của Malaysia

2.2.1 Giai đoạn 1990

ạch xuất khẩu của Malaysia giai đoạn 1990 2005 (tỷ USD)

Nguồn: World Bank

Kim ngạch xuất khẩu của Malaysia năm 1990 ở mức 32,78 tỷ USD Nhìn chung giai đoạn này, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh lên đến 162 tỷ USD vào năm 2005, kết quả này có được do thị trường xuất khẩu được mở rộng sang các thành viên của các tổ chức thương mại Malaysia tham gia như ASEAN, WTO Năm 1998, chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, kim ngạch xuất khẩu của Malaysia giảm nhẹ nhưng đã phục hồi ngay sau đó Tương tự như vậy với kim ngạch xuất khẩu năm 2005

có trữ lượng thiếc chiếm 62% trữ lượng thiếc thế giới, có mỏ đá đen quý làm đồ trang sức nổi tiếng được nhiều người ưa chuộng Về nông nghiệp, ngoài trồng lúa, Malaysia còn phong phú về cây công nghiệp như cao su, cọ lấy dầu, hồ tiêu, cacao và các loại cây ăn quả như dừa, sầu riêng, măng cụt Hơn 50% sản phẩm dầu cọ của Malaysia lúc này đã có mặt trên các thị trường thế giới

Chính phủ Malaysia đặc biệt khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để người Malaysia nắm giữ các khu vực kinh tế quan trọng như sản xuất dầu mỏ, khai khoáng, thương mại, tài chính, dệt may và điện tử Vì vậy Malaysia xuất khẩu chủ yếu là hàng hóa chế tạo (điện

tử, nhựa và hóa chất, sản phẩm gỗ, sắt thép, dầu mỏ) Xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường:

Trang 9

Hoa Kỳ (chiếm 19,8%), Singapore (15,6%), Trung Quốc (11,5%), Nhật Bản (8,4%), Thái Lan (4,6%), Hồng Kông (4,2%) (năm 2005).

● Kim ngạch xuất khẩu

Hình 3: Kim ngạch xuất khẩu của Malaysia giai đoạn 2006 2014 (tỷ USD)

Nguồn: World Bank

Từ những năm 2005 Malaysia đã có thặng dư trong cán cân thanh toán quốc tế, mức thặng

dư này được duy trì từ thời gian đó đến hết giai đoạn này và mức thặng dư khá cao, và là mức thặng dư rất ấn tượng khi mà trước đó khoảng chục năm Malaysia vẫn là nước nhập siêu trong thời gian dài, cho thấy tác động của các hiệp định tự do hóa thương mại là khá rõ ràng.Kim ngạch xuất khẩu của Malaysia tiếp tục tăng mạnh và đều đến 2008 Tuy nhiên năm

2009, chịu tác động nặng nề của khủng hoàng kinh tế thế giới, kim ngạch có bước sụt giảm đáng chú ý nhất trong giai đoạn 9 năm từ 2006 đến 2014, nhưng ngay sau đó, bằng những biện pháp can thiệp kịp thời và theo xu thế phục hồi chung, kim ngạch xuất khẩu Malaysia lại tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và chưa có dấu hiệu bị chững lại, đạt 249 tỷ USD vào năm 2014

Trang 10

Hình 4: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu năm 2014

Nguồn: matrade.gov.my

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Malaysia năm 2014 bao gồm: sản phẩm điện tử (33,4%, tăng 0,5% so với năm 2013), thành phẩm xăng dầu (9,2%), khí gas hóa lỏng (8,4%), các chất hóa học (6,7%), dầu lá cọ (6,1%)

Các bạn hàng chủ yếu của Malaysia bao gồm Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan, Hồng Kông, Úc, Indonesia, Ấn Độ, Hàn Quốc Những nước này chiếm 71,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Malaysia

Những bạn hàng chính đóng góp cho tăng trưởng thương mại của Malaysia chính là các nước ASEAN Năm 2014, thương mại của Malaysia với các nước ASEAN tăng 3,9% so với năm

2013 Tiếp theo là Liên minh châu Âu tăng 6,2% (8,35 MYR), Mỹ tăng 7,4% (8,01 tỷ MYR), Australia tăng 16,4% (7,48 tỷ MYR), HongKong (Trung Quốc) tăng 14,5% (6,05 tỷ MYR), Đài Loan (Trung Quốc) tăng 11,2% (5,94 tỷ MYR) và Trung Quốc tăng 2,2% (4,54 tỷ MYR) Mặt khác, thương mại của Malaysia với các nước FTA đạt 906,6 tỷ MYR, tăng 3,9%, trong đó xuất khẩu đạt 491,35 tỷ MYR tăng 4,7%

2.2.3 Giai đoạ

Vào đầu những năm 2000, Malaysia là một trong 20 quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới Mặc dù xuất khẩu hàng hóa là định hướng tăng trưởng của nền kinh tế Đông Nam Á này trong thập kỷ qua, nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chậm đã khiến Malaysia mất dần thị phần vào

Trang 11

tay các nước khác Theo Matrade, kể từ năm 2010, vị trí của Malaysia trong bảng xếp hạng xuất khẩu toàn cầu đã dao động từ 23 25 và đã dần bị các nước láng giềng như Thái Lan, Việt Nam vượt qua.

Trong bảng xếp hạng xuất khẩu toàn cầu năm 2004, Malaysia ở vị trí thứ 18 rồi rớt xuống

vị trí thứ 23 vào năm 2010, nhưng xếp trên Thái Lan (vị trí thứ 25) Tuy nhiên, năm 2015, Malaysia ở vị trí thứ 23 trong khi Thái Lan đã chiếm vị trí thứ 21 Vào năm 2019, Malaysia đã rơi xuống vị trí thứ 26, trong khi Việt Nam quốc gia láng giềng chỉ ở vị trí 50 trong những năm

đã vượt lên và chiếm vị trí thứ 22 và Thái Lan chiếm vị trí thứ 25

Hình 5: Kim ngạch xuất khẩu của Malaysia giai đoạn 2015 2021 (tỷ USD)

Nguồn: World Bank

ạch xuất khẩu của Malaysia đạt 209.29 tỷ USD năm 2015, giảm 16.11% so với năm 2014 Do chịu tác động của đại dịch COVID 19 kéo dài, kim ngạch xuất khẩu chạm đáy

207 tỷ USD năm 2020 Năm 2021 nhu cầu thế giới tiếp tục phục hồi cùng với việc thực hiện các ương trình hỗ trợ của Chính phủ, hoạt động kinh tế ở Malaysia đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng, trong đó có lĩnh vực thương mại Xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm 2021 của nước này đã đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 1998

Cục Thống kê Malaysia (DOSM) cho biết, xuất khẩu của nước này đã ghi nhận giá trị hàng tháng cao nhất là 110,8 tỷ MYR vào tháng 9/2021, tăng 15,9% so với tháng 8 và tăng 24,6%

so với cùng kỳ năm trước Đây là tháng thứ 13 liên tiếp ghi nhận mức tăng trưởng (so với cùng

Trang 12

kỳ năm trước) kể từ tháng 9/2020 và cũng là tháng thứ 4 trong năm xuất khẩu đạt giá trên trên

100 tỷ MYR Động lực chính đến từ xuất khẩu trong nước và tái xuất khẩu Trong đó, xuất khẩu nội địa đạt 87,7 tỷ MYR, đóng góp 79,1% vào tổng xuất khẩu, tăng 22,4% so với thá

Còn tái xuất khẩu đạt giá trị 23,2 tỷ MYR, tăng 34,1% so với cùng kỳ năm ngoái

Cũng theo DOSM, cùng với sự tăng trưởng hàng năm, 168 trong số 254 nhóm hàng xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước Về sản phẩm, DOSM cho biết việc mở rộng xuất khẩu được thúc đẩy bởi các sản phẩm dầu mỏ, sản xuất kim loại bên cạnh dầu cọ và các mặt hàng điện và điện tử (E&E) Trong đó, dẫn đầu là doanh thu của ngành khai khoáng (48,1%), nông nghiệp (47,6%) và lĩnh vực sản xuất (21,6%) Sự mở rộng trong lĩnh vực sản xuất chủ yếu được thúc đẩy bởi xuất khẩu cao hơn các sản phẩm điện và điện tử (5,6%), tiếp theo là các sản phẩm hóa chất (38,7%) và các sản phẩm dầu mỏ (148,0%)

Các thị trường xuất khẩu chính là: Trung Quốc (15,5%), tiếp theo là Singapore (14%),

Trang 13

Thực hiện mô hình chính sách thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, lao động và công nghệ thích hợp

Thực hiện mô hình hệ thống doanh nghiệp tự do trong chính sách thương mại quốc tế Doanh nghiệp Malaysia được tự do xuất nhập khẩu đến tất cả các quốc gia thân thiện, mà không liên quan đến hệ thống chính trị xã hội của nước đó

Trong giai đoạn này, các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Malaysia gồm có: cao su, dầu

cọ, gỗ, dầu khí, dệt may, giày dép,… Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Malaysia là các nước phát triển: Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU,…

3.1.2 Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu và tự do hoá thương mại của Malaysia

3.1.2.1 Các biện pháp thực hiện tự do hoá thương mại

(i) Tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế và các liên kết khu vực.

01/01/1995, Malaysia chính thức gia nhập WTO Đây là một trong những bước ngoặt quan trọng nhất đánh dấu quá trình hội nhập quốc tế của Malaysia

Không chỉ vậy, Malaysia hiểu được tầm quan trọng của hợp tác khu vực và tiếp tụgia một cách năng động vào các liên kết khu vực đa dạng, như: ASEAN, APEC, G 15 và đảm bảo duy trì các cam kết trong liên kết khu vực phù hợp và tương thích với quy định của WTO

Do đó, Malaysia đã đóng góp quan trọng trong đàm phán đa phương và tăng cường liên kết toàn cầu

(ii) Tự do hoá thuế quan và thực thi các cam kết quốc tế.

Phạm vi cắt giảm thuế quan của Malaysia tăng từ 1% lên 65% theo kết quả đàm phán Uruguay Trong đó, 3.426 dòng thuế quan được cắt giảm, trong đó có 988 sản phẩm công nghiệp

và 49 sản phẩm nông nghiệp Đặc biệt tập trung chính vào các sản phẩm nhựa, hóa chất, sản phẩm từ gỗ hoặc từ giấy, phương tiện và phụ tùng, máy móc thiết bị Nhiều sản phẩm nông nghiệp được hưởng mức cắt giảm thuế quan nhanh chóng và thậm chí thấp hơn thuế tối huệ quốc, như là sản phẩm hoa quả tươi hoặc hoa quả chế biến

Tổng số dòng thuế được miễn giảm thuế trong khuôn khổ CEPT đã tăng lên 57,1% năm

1998, 59,51% năm 1999, và 58,53% năm 2000 so với 13% năm 1993

Trang 14

Malaysia nỗ lực tăng cường và mở rộng thương mại nội khối ASEAN trong khuôn khổ CEPT, cùng các nước ASEAN khác cũng chủ động đàm phán để mở rộng thêm các lĩnh vực hợp tác khác như: thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng, truyền

Rút dần trợ cấp xuất khẩu trong lĩnh vực sản xuất đến năm 2003

Kể từ tháng 1/2004, Chính phủ Malaysia đã bãi bỏ các quy định về tỉ lệ nội địa hóa do trái với các qui định của Hiệp định TRIMS

Các tiêu chuẩn Malaysia đang tồn tại được rà soát để đồng bộ với các tiêu chuẩn quốc

tế Đồng thời, từng bước thay đổi các chính sách và văn bản pháp lý đang tồn tại cũng như giới thiệu hệ thống các văn bản luật pháp mới để xác nhận điều khoản của WTO về nâng cao luật lệ trong thương mại

(iii) Tự do hoá thương mại dịch vụ.

Malaysia thực hiện các cam kết tự do hóa thương mại dịch vụ theo điều khoản trong GATS

Malaysia cam kết với các nhà dịch vụ nước ngoài về việc thực hiện đầy đủ phần thuế

Các ngân hàng cổ phần nước ngoài được phép giao dịch các hàng hóa dịch vụ ngân hàng điện tử vào tháng 01/2002

3.1.2.2 Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu

Đặc biệt, để thúc đẩy xuất khẩu trong giai đoạn này, chính phủ Malaysia đã thực hiện các biện

(i) Hỗ trợ về tài chính.

Miễn giảm thuế doanh thu, thuế đầu vào sản xuất đối với các ngành hàng xuất khẩu và các sản phẩm xuất khẩu có sử dụng nguyên liệu trong nước: các loại thuế này góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh vì thuế đánh bao nhiêu thì cộng vào giá thành sản phẩm (cơ hội để doanh nghiệp giảm giá bán sản phẩm); doanh nghiệp được tự do nhập khẩu những yếu tố đầu vào sản xuất, từ đó, từng bước thực hiện xuất khẩu những sản phẩm chế tạo: hàng dệt may, giày dép

Trang 15

Trợ cấp về thuế và chi phí cho những hàng hóa liên quan đến xuất khẩu Mức thuế trung bình cho các ngành công nghiệp chỉ còn 13% và rào cản phi thuế quan gần như không tồn tại.

Hỗ trợ tín dụng cho vay thông qua bảo lãnh và cho vay với lãi suất thấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu Ngoài ra, còn thực hiện biện pháp khấu hao nhanh đối với các doanh nghiệp xuất khẩu chiếm tỷ lệ trên 20% tổng doanh thu hàng năm

(ii) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và tăng cường thu hút FDI.

Xây dựng và phát triển các khu mậu dịch tự do, khu chế xuất nhằm tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu và để khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài, bổ sung nguồn tài chính, đổi mới công nghệ, đồng thời, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hàng hoá được sản xuất tại Malaysia

Ngoài ra, Chính phủ Malaysia tiến hành đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như: xây dựng hệ thống kho hàng miễn phí tại những khu vực có quy mô sản xuất hàng xuất khẩu lớn, đặc biệt là đối với hàng hoá xuất khẩu mà chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên cần có chế độ bảo quản đặc biệt: rau quả, thuỷ sản,… Hệ thống kho sẽ đảm bảo đầu mối, tiêu thụ sản phẩm kịp thời, đảm bảo chất lượng sản phẩm

(iii) Xúc tiến thương mại

Thông qua Thúc đẩy vai trò của Trung tâm Xúc tiến Thương mại MATRADE (1985), tổ chức hội chợ hàng xuất khẩu, tạo ra những kênh thông tin về sản phẩm trên thị trường các quốc gia khác nhau, hỗ trợ thương mại, tư vấn

3.2 Giai đoạn 2006

Malaysia thực hiện tự do hóa thương mại kết hợp với thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế tạo và chế biến (điện tử, ô tô, thép,…) dựa trên động lực chính là khu vực tư nhân Malaysia mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực (Trung Quốc), đặc biệt là thị trường các nước ASEAN (Singapore) Đồng thời, nâng cao vị thế của Malaysia trên các thị trường truyền thống như: Hoa Kỳ, Ấn Độ, Trung Đông và các thành viên mới của Liên minh Châu Âu

3.2.2 Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu và tự do hoá thương mại của Malaysia

3.2.2.1 Các biện pháp tự do hoá thương mại

Trang 16

(i) Tích cực tham gia các ký kết các hiệp định thương mại tự do, tăng cường hợp tác quốc tế, khu vực.

Nếu giai đoạn trước, Malaysia chưa có FTA song phương nào, thì giai đoạn này Malaysia

có tới 06 FTAs song phương với các nước đối tác như: Nhật Bản, Pakistan, New Zealand, Ấn

Độ, Chi Lê, Úc Là một thành viên của ASEAN, Malaysia cũng tích cực tham vào các FTAs mà ASEAN ký kết với bên ngoài

(ii) Tiếp tục thực hiện tự do hoá thuế quan và đa dạng hoá thị trường theo các cam kết

Cắt giảm thuế nhập khẩu của một số mặt hàng theo AFTA (tiền thân là CEPT) Thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm CBU (nhập khẩu nguyên chiếc từ nước ngoài) giảm xuống 5% (01/01/2008) còn đối với tất cả sản phẩm CKD (xe lắp ráp trong nước với 100% nguyên liệu nhập khẩu) cũng giảm nhẹ

3.2.2.2 Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu

(i) Phát triển các Cụm công nghiệp cạnh tranh

Bằng cách tập hợp các ngành công nghiệp then chốt, các nhà cung cấp, ngành công nghiệp

hỗ trợ, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh chủ chốt, cung cấp các điều kiện cơ sở hạ tầng và tổ chức điều hành

riển cụm liên kết ngành trong quy hoạch vùng ở Malaysia với tên gọi là Iskandar Malaysia Mục đích của Iskandar Malaysia nhằm phát triển một vùng lãnh thổ trở nên có sức cạnh tranh mạnh, năng động và có tính toàn cầu Có 09 cụm liên kết ngành, trong đó phải kể đến một số ngành đóng vai trò trụ cột trong xuất khẩu như: công nghiệp chế tác (điện và điện tử, hoá chất và hoá dầu, chế biến lương thực thực phẩm); dịch vụ (logistic, sáng chế, sáng tạo) Phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ như cơ khí, chế tạo, các dịch vụ liên quan đến chế tác

Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng tại 03 vùng trọng điểm (vùng Kinh tế Hành lang phía Đông, phía Bắc và địa bàn phát triển vùng Iskandar Johor): xây dựng cảng biển, sân bay, khu công nghệ cao, đường giao thông, các trung tâm chăn nuôi, chế biến lương thực thực phẩm

(ii) Công nghiệp hoá, hiện đại hoá các lĩnh vực, đồng thời áp dụng các công nghệ mới

và hiện đại.

Trang 17

Malaysia đã công nghiệp hóa, hiện đại hóa các lĩnh vực, áp dụng các công nghệ mới, hiện đại vào dây chuyền sản xuất, với mục tiêu đa dạng hóa các hoạt động sản xuất và phát triển thành khu vực kinh tế tri thức, công nghệ cao, đặc biệt trong các lĩnh vực dược phẩm, thiết bị máy móc, không gian vũ trụ, công nghệ sinh học và công nghiệp chế biến thực phẩm

Hiện đại hóa quy trình hải quan được thực hiện tập trung vào một số vấn đề như nâng cao năng lực, phát triển hệ thống, quá trình cải cách hệ thống hải quan nhằm hiện thực hóa tầm nhìn, tiến đến một hệ thống quản lý hải quan hiện đại bậc nhất thế giới

(iii) Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại.

Chính phủ Malaysia đã nâng cao sự công nhận quốc tế đối với các tiêu chuẩn thuộc về Luật Hồi giáo và tạo nên thương hiệu riêng liên quan đến Đạo luật này Đây là biện pháp nhằm hài hòa văn hóa và các tiêu chuẩn quốc tế để tạo điều kiện cho ngành công nghiệp thực phẩm của Malaysia phát triển trên thị trường quốc tế

MATRADE tiếp tục tạo thuận lợi cho các hoạt động thúc đẩy xuất khẩu đối với các doanh nghiệp địa phương thông qua hội chợ triển lãm quốc tế, các chương trình kết nối kinh doanh, tìm kiếm đối tác nước ngoài, nhà cung cấp cho các hàng hoá, dịch vụ của Malaysia

Ngoài ra, Malaysia còn đưa ra một số ưu đãi khác như:

Tiếp tục miễn, giảm thuế cho các dự án sản xuất hàng xuất khẩu để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu

Cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu 100% vốn cổ phần của xí nghiệp nếu xuất khẩu được từ 80% sản phẩm trở lên

Thực hiện tín dụng xuất khẩu trong đó có cả bảo hiểm các rủi ro trong xuất khẩu

3.3 Giai đoạn 2015

Tiếp tục thực hiện tự do hoá thương mại kết hợp thúc đẩy xuất khẩu, đồng thời đổi mới

cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, trọng tâm là xuất khẩu các sản phẩm dịch vụ, công nghệ thông tin truyền thông, giảm dần sự phụ thuộc quá mức vào các sản phẩm điện tử và thuộc về điện tử

Ngày đăng: 13/08/2024, 16:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w