1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn ngân hàng thương mại đề tài cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại ở việt nam

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Các Ngân hàng Thương Mại Ở Việt Nam
Tác giả Trịnh Xuân Hùng, Lê Thị Hải Anh, Lê Thị Kim Ngân, Bùi Nhật Hà Anh, Bùi Khắc Trung, Lê Ngọc Huyền, Đỗ Thị Hồng Ngọc, Lê Văn Duy
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Ngân hàng Thương mại
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Người tiêu dùng có thể đạt được rất nhiều lợi ích trong quá trình tín dụng miễn là họ không lạm dụng để chi tiêu nằm ngoài khả năng chi trả trong tương lai- Vai trò đối với ngân hàng: Ch

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

ĐỀ TÀI: CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI

CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn:

Nhóm 4: Trịnh Xuân Hùng -11217688

Lê Thị Hải Anh - 112

Lê Thị Kim Ngân - 112 Bùi Nhật Hà Anh- 112 Bùi Khắc Trung - 112

HÀ NỘI, T11/2023

Trang 2

MỤC LỤC

I Giới thiệu về hoạt động cho vay cá nhân 2

1 Khái niệm hoạt động cho vay đối với KHCN 2

2 Đặc điểm của hoạt động cho vay đối với KHCN 3

3 Vai trò của hoạt động cho vay đối với KHCN 4

4 Phân loại nghiệp vụ cho vay KHCN đối với NHTM 5

II Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank 6

1 Giới thiệu chung 6

2 Các sản phẩm cho vay KHCN 7

3 Quy trình cho vay KHCN 11

4 Tình hình cho vay 20

III Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân toàn ngành 30

1 Quy mô và tăng trưởng 30

2 Cơ cấu tín dụng cho vay tiêu dùng 31

3 Lãi suất 32

4 Hạn chế 33

5 Giải pháp 35

LỜI KẾT 40

Trang 3

I Giới thiệu về hoạt động cho vay cá nhân

1 Khái niệm hoạt động cho vay đối với KHCN

Cho vay khách hàng cá nhân là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Cho vay là hoạt động sinh lời lớn nhất, song rủi ro cao nhất của ngân hàng thương mại Để ngân hàng tồn tại và phát triển vững chắc, hoạt động cho vay phải an toàn và hiệu quả

Với xu hướng phát triển của nền kinh tế, để đáp ứng nhu cầu vay vốn của ngân hàng ngày càng gia tăng, hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng mở rộng, đòi hỏi ngân hàng phải có quy trình quản lý chặt chẽ Mục tiêu quản lý khoản mục cho vay thống nhất với mục tiêu chung của ngân hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn Có thể hiểu ngắn gọn: “Hoạt động cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định” Ngân hàng trao quyền sử dụng vốn cho kháchhàng, khách hàng dùng số vốn này đầu tư vào sản xuất kinh doanh kiếm lời, đảm bảo trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng

2 Đặc điểm của hoạt động cho vay đối với KHCN

Đối tượng: Khách hàng của cho vay khách hàng cá nhân là các cá nhân

và hộ gia đình, bao gồm cả người có thu nhập ổn định và người có thu nhập không ổn định

Mục đích vay: Cho vay khách hàng cá nhân được sử dụng để phục vụ

các nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình, chẳng hạn như mua sắm, du lịch, chữa bệnh, giáo dục,

Rủi ro cao: Rủi ro của cho vay khách hàng cá nhân bao gồm:

+ Rủi ro không trả nợ: Rủi ro cao nhất đối với cho vay khách hàng cá nhân Khách hàng có thể không trả nợ do mất việc làm, thu nhập giảm,

+ Rủi ro biến động trong thu nhập: Rủi ro mà thu nhập của khách hàng có thể thayđổi bất ngờ, khiến khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ

+ Rủi ro biến động trong chi tiêu: rủi ro mà chi tiêu của khách hàng có thể thay đổi bất ngờ, khiến khách hàng khó có thể trả nợ

Thời hạn vay: Thời hạn vay khách hàng cá nhân thường ngắn hơn cho

vay doanh nghiệp do nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình thường là ngắn hạn

Trang 4

Lãi suất vay: Lãi suất trong hợp đồng cho vay phụ thuộc mỗi ngân hàng

và thời kỳ kinh tế khác nhau, áp dụng tùy trường hợp cụ thể, lãi suất được ấn định ngay từ đầu đến khi hết kỳ hạn chỉ điều chỉnh mỗi năm một lần dựa trên lãisuất huy động cộng thêm với một biên độ nhất định

Phương thức trả nợ linh hoạt: Phương thức trả nợ cho vay khách hàng

cá nhân thường linh hoạt hơn cho vay doanh nghiệp Khách hàng có thể lựa chọn phương thức trả nợ phù hợp với khả năng tài chính của mình, chẳng hạn như trả gốc lãi đều đặn hàng tháng, trả góp theo dư nợ giảm dần,

3 Vai trò của hoạt động cho vay đối với KHCN

Cho vay khách hàng cá nhân bên cạnh những lợi ích chung như hoạt động của ngân hàng thương mại còn có những vai trò cụ thể đối với nền kinh tế nói chung và đối với khách hàng cá nhân cũng như ngân hàng nói riêng

- Vai trò đối với khách hàng: Hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại có

nhiều hình thức và kỳ hạn khác nhau, do đó, khách hàng có thể căn cứ trên mụctiêu cá nhân để tiến hành lựa chọn phương án vay phù hợp Đây là là phương ánhiệu quả giúp các cá nhân thỏa mãn yêu cầu tài chính khi cần, đồng thời cũng góp phần đẩy mạnh tiêu dùng của khách hàng cá nhân khi họ được tiêu dùng trước khi có khả năng thanh toán ở hiện tại Người tiêu dùng có thể đạt được rất nhiều lợi ích trong quá trình tín dụng miễn là họ không lạm dụng để chi tiêu nằm ngoài khả năng chi trả trong tương lai

- Vai trò đối với ngân hàng: Cho vay khách hàng cá nhân góp phần đa dạng hóa

sản phẩm cho vay của ngân hàng, đồng thời giúp giới thiệu các tiện ích khác của ngân hàng Từ đó, giúp ngân hàng mở rộng, đa dạng hóa kinh doanh và gia tăng sức cạnh tranh từ các ngân hàng khác, góp phần nâng cao thu nhập và phântán rủi ro cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng

- Vai trò đối với xã hội và nền kinh tế:

+ Cho vay để góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, ổn định trật tự xã hội Sản xuất kinh doanh phát triển sẽ thu hút nhiều lực lượng lao động của xã hội, tạo công việc làm, góp phần ổn định trật tự xã hội

+ Cho vay nhằm cung ứng vốn cho nền kinh tế và góp phần thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa phát triển Bằng cách thức huy động vốn, tín dụng ngân hàng tập trung được lượng vốn nhàn rỗi trong xã hội và phân phối, làm tăng hiệu suất

sử dụng vốn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa.+ Cho vay góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả Tạo điều kiện cho sản xuất ngày càng phát triển, tạo ra lượng hàng hóa ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội; góp phần ổn định giá cả của thị trường

Trang 5

4 Phân loại nghiệp vụ cho vay KHCN đối với NHTM

Hiện nay, hoạt động cho vay phát triển rất đa dạng và phong phú Tuỳ theo tiêu chí phân loại mà hoạt động cho vay có thể chia thành các loại như sau:

- Dựa trên mục đích sử dụng vốn vay:

+ Cho vay tiêu dùng

+ Cho vay kinh doanh

- Dựa trên phương thức cho vay:

+ Cho vay từng lần

+ Cho vay theo hạn mức tín dụng

+ Cho vay thấu chi

+ Cho vay trả góp

+ Cho vay gián tiếp

+ Cho vay hợp vốn

+ Cho vay theo dự án đầu tư

- Dựa trên tính chất bảo đảm của khoản vay:

+ Cho vay không bảo đảm

+ Cho vay có bảo đảm

- Dựa vào thời hạn cho vay:

+ Cho vay ngắn hạn

+ Cho vay trung hạn

+ Cho vay dài hạn

II Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank

1 Giới thiệu chung

a Về Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) được thành lập ngày 26/03/1988 theo Nghị định số 53/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đến nay, Agribank là NHTM duy nhất Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có quy mô và mạng lưới hoạt động lớn nhất hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam

Đến 31/12/2022, Agribank tiếp tục là ngân hàng có mạng lưới rộng lớn nhất, bao trùm tất cả các tỉnh, thành phố, với 2.225 chi nhánh và phòng giao dịch; 1 chi nhánh tại Campuchia; 3 văn phòng đại diện khu vực; đặc biệt là hiện diện tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo trong cả nước giúp cho bà con

Trang 6

nông dân có thể tiếp cận dịch vụ tài chính, thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển tài chính toàn diện của Chính phủ

b Về VPBank

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập vào 6/12/1993, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có lịch sử lâu đờinhất ở Việt Nam.Trải qua nhiều thăng trầm cùng năm tháng, chứng kiến sự lên ngôi của Internet, sự thay đổi trong hành vi, tâm lý của khách hàng, và gần đây

là làn sóng số hóa ngành tài chính - ngân hàng mạnh mẽ, VPBank đã và đang vận động không ngừng để thích nghi và đón bắt các xu hướng và vận hội mới Thành công trong các giai đoạn chạy đà (2012-2017) và bứt phá (2028-2022), VPBank hiện đã vươn mình trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam tại thời điểm 31/12/2022 (79.000 tỉ đồng) , mạng lưới hoạt động phủ rộng trên cả nước với 222 chi nhánh/phòng giao dịch đặt tại 45 tỉnh thành toàn quốc

Vay thấu chiVay dành cho cán bộ, nhân viên ngân hàng

Sản phẩm khác biệt Cho vay lưu vụ

Cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp

Cho vay ưu đãi lãi suấtCho vay qua tổ vay vốn/tổ liên kết – tổ cho vay lưu động

Cho vay phục vụ chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn

Vay tín chấp ưu đãi giáo viên

Vay lại khoản đã trảVay nhanh tín chấp bằng khoản vay thế chấpVay nhanh bằng bất động sản gửi giữ tại VPBankVay tín chấp làm đẹp và chăm sóc sức khỏe BeautyUp

Cho vay hỗ trợ tài chính

du học

Trang 7

Bảng so sánh sản phẩm cho vay KHCN của Agribank và VPBank năm 2022

Agribank luôn bám sát chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, phát huy vai trò tiên phong của ngân hàng thương mại 100% vốn Nhà nước trong việc thực thi nghiêm túc, có hiệu quả chính sách tiền tệ và chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Hoạt động trong lĩnh vực được cho là nhiều rủi ro, nhưng Agribank luôn nỗ lực đa dạng kênh dẫn vốnđến địa bàn “Tam nông”, mang nguồn vốn tín dụng đến tận tay người dân Hiện nay, Agribank đang triển khai hiệu quả một số chương trình tín dụng chính sách

và 03 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nên các sản phẩm cho vay KHCN chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nàyCòn tại VPBank có các sản phẩm riêng biệt như vay tín chấp ưu đãi giáo viên, vay lại khoản đã trả, vay nhanh tín chấp bằng khoản vay thế chấp (Vay tín chấp bằng khoản vay thế chấp là chương trình vay không có tài sản đảm bảo dành riêng cho khách hàng đang có khoản vay thế chấp bằng bất động sản tại các ngân hàng khác), vay nhanh bằng bất động sản gửi giữ tại VPBank (Cho vay đối với Khách hàng sử dụng dịch vụ bảo quản tài sản là giấy chủ quyền của Bất động sản tại VPBank (kể cả bất động sản chưa đủ điều kiện thế chấp)), Vay tín chấp làm đẹp và chăm sóc sức khỏe Beauty Up (Vay tín chấp làm đẹp và chăm sóc sức khỏe Beauty Up là chương trình vay dành riêng cho khách hàng

có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ làm đẹp/ nha khoa/ nhãn khoa/ chăm sóc thai sản tại các đối tác của VPBank), cho vay hỗ trợ tài chính du học…

Bảng tỷ trọng các sản phẩm cho vay KHCN theo kỳ hạn Agribank và

VPBank năm 2022

Trang 8

Như vậy, thời hạn cho vay phổ biến nhất tại Agribank là dưới 1 năm, chiếm tỷ trọng 49,8% Thời hạn cho vay từ 1 năm đến 5 năm chiếm tỷ trọng 40,2% và thời hạn cho vay trên 5 năm chiếm tỷ trọng 10,0% Cơ cấu cho vay cánhân theo kỳ hạn của Agribank được phân bổ khá hợp lý, với tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm đa số, đáp ứng nhu cầu vốn tiêu dùng của khách hàng cá nhân

Tỷ trọng cho vay trung hạn và dài hạn cũng ở mức khá cao, góp phần hỗ trợ khách hàng cá nhân thực hiện các mục tiêu tài chính dài hạn

Khác biệt với Agribank, VPBank chủ yếu tập trung cho vay các gói ngắn hạn với thủ tục tối giản và thời gian hoàn trả nhanh Trong đó, dư nợ cho vay tiêu dùng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 45.983 tỷ đồng, tăng 25,6% so với năm 2021 Dư nợ cho vay mua nhà và cho vay mua xe đạt lần lượt 15.448 tỷđồng và 5.016 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 23,7% và 24,8%

=> Như vậy, cả Agribank và VPBank đều có cơ cấu cho vay cá nhân theo

kỳ hạn khá hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn của nhiều đối tượng khách hàng cá nhân

3 Quy trình cho vay KHCN

a Tại Agribank

Khách hàng có thể đăng ký vay vốn tại Agribank thông qua các kênh sau:

- Đăng ký trực tiếp tại quầy giao dịch của Agribank: Đây là kênh đăng ký truyền thống và phổ biến nhất Khách hàng có thể đến bất kỳ điểm giao dịch Agribank nào trên toàn quốc để đăng ký vay vốn

- Đăng ký trực tuyến trên website của Agribank: Agribank đã triển khai dịch vụ đăng ký vay vốn trực tuyến trên website của ngân hàng Khách hàng có thể truy cập vào website của Agribank, lựa chọn sản phẩm vay vốn phù hợp và điền đầy

đủ thông tin theo hướng dẫn

- Đăng ký qua ứng dụng Agribank E-Mobile Banking: Khách hàng có thể đăng

ký vay vốn qua ứng dụng Agribank E-Mobile Banking Để đăng ký, khách hàngcần tải ứng dụng Agribank E-Mobile Banking về điện thoại thông minh của mình, đăng nhập vào ứng dụng và lựa chọn sản phẩm vay vốn phù hợp

- Đăng ký qua tổng đài của Agribank: Khách hàng có thể gọi điện đến tổng đài của Agribank để đăng ký vay vốn Tổng đài của Agribank là 1900558818

Điều kiện và hồ sơ cho vay của Agribank đối với KHCN:

- Đối với khoản vay không có tài sản đảm bảo (vay tín chấp):

Ngân hàng Agribank quy định điều kiện cơ bản để vay vốn không có tài sản đảm bảo như sau:

Trang 9

+ Khách hàng từ 18 – 60 tuổi, đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam

+ Có giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD

+ Khách hàng cần có nguồn thu nhập ổn định mỗi tháng và đảm bảo khả năng đủ trả nợ

+ Khu vực đang sinh sống gần hoặc cùng nơi có chi nhánh ngân hàng Agribank+ Không có nợ xấu ngân hàng

*Hồ sơ vay tín chấp: Bản gốc giấy tờ

+ Mẫu giấy đề nghị vay vốn tại ngân hàng Agribank

+ Các loại giấy tờ tài sản có giá trị khác theo quy định của ngân hàng

- Đối với khoản vay có tài sản đảm bảo (vay thế chấp):

Ngân hàng Agribank quy định điều kiện cơ bản để vay vốn có tài sản đảm bảo như sau:

+ Công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

+ Giấy tờ chứng minh thu nhập

+ Giấy tờ chứng minh mục đích vay vốn

+ Giấy tờ chứng minh tài sản đảm bảo

+ Giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản đảm bảo

*Điều kiện tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo cho khoản vay thế chấp tại Agribank có thể là bất động sản, động sản, giấy tờ có giá

+ Bất động sản

● Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

● Không có tranh chấp, không bị kê biên, phong tỏa

● Có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị khoản vay

Trang 10

+ Động sản

● Có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của tài sản

● Không có tranh chấp, không bị kê biên, phong tỏa

● Có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị khoản vay

+ Giấy tờ có giá

● Là giấy tờ có giá hợp pháp

● Có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị khoản vay

Quy trình vay vốn ngân hàng

Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị vay

Đây là bước mà các nhân viên tín dụng hướng dẫn khách hàng chuẩn bị

hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Cụ thể:

- Đối với hồ sơ pháp lý:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, xác nhận có kinh doanh

+ Chứng minh nhân dân khách hàng và vợ/chồng khách hàng

+ Sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn

+ Hợp đồng lao động

+ Các giấy tờ khác theo quy định của Ngân hàng

- Đối với hồ sơ đề nghị vay:

+ Bảng sao kê tài khoản thanh toán tại các tổ chức thanh toán

+ Hợp đồng kinh tế/ Hợp đồng liên doanh…

+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính (nếu có)

+ Phương án vay vốn/Dự án đầu tư

+ Các hồ sơ liên quan khác…

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Nhân viên kiểm tra tổng thể hồ sơ, đảm bảo hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trung thực; sau đó xác định khách hàng có thuộc nhóm khách hàng có lịch sử tín dụngkhông tốt theo quy định của Agribank hay không Sau đó, cán bộ tín dụng thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, phương án sử dụng vốn vay, khả năng trả

nợ và biện pháp bảo đảm của khách hàng; đánh giá lợi ích, các rủi ro tiềm ẩn, đưa ra đề xuất cho vay hoặc từ chối cho vay

Trang 11

Bước 3: Quyết định cấp tín dụng

Hồ sơ được chuyển tới Giám đốc hoặc Phó giám đốc chi nhánh vài luân chuyển qua các phòng ban liên quan theo quy định Nhân viên thông báo kết quả chấp thuận hoặc từ chối cấp tín dụng đến khách hàng sau đó tiến hành soạn thảo Hợp đồng tín dụng

Bước 4: Giải ngân

Toàn bộ hợp đồng tín dụng sau khi có phê duyệt và ký kết đầy đủ sẽ được

rà soát hồ sơ giải ngân và tiến hành hạch toán giải ngân theo quy định

Bước 5: Kiểm tra, giám sát tín dụng và quản lý thu hồi nợ

Bước này đóng vai trò tối thiểu hoá rủi ro tín dụng có thể xảy ra thông qua việc tăng cường nhận biết, kiểm soát và liên tục giám sát thu hồi nợ, kịp thời Đến hàng kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc 6 tháng tùy vào tính chất khoản vay, nhân viên tín dụng có trách nhiệm kiểm tra giám sát tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng nhắc nhở khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn

Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Ngân hàng soạn thảo Biên bản thanh lý hợp đồng, hai bên cùng ký Biên bản và lưu hồ sơ, đồng thời thực hiện giao giải chấp biện pháp bảo đảm cho khách hàng

b Tại VPBank

Khách hàng có thể đăng ký tại VPBank qua các kênh sau:

- Tại các điểm giao dịch của VPBank trên toàn quốc

- Qua hotline của VPBank

- Qua website/app của VPBank

Điều kiện và hồ sơ cho vay của VPBank đối với KHCN

- Đối với khoản vay không có tài sản đảm bảo (vay tín chấp):

Ngân hàng VPBank có điều kiện vay tín chấp như sau:

+ Là công dân Việt Nam có độ tuổi từ 23 - 60 tuổi;

+ Phát sinh thu nhập từ 5 triệu đồng/tháng đối với cán bộ - công nhân - viên chức;+ Phát sinh thu nhập trên 7 triệu đồng/tháng đối với thu nhập bằng tiền mặt;

*Hồ sơ vay tín chấp

Trang 12

+ Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực;

+ Sổ hộ khẩu/Bằng lái xe;

+ Bảng sao kê lương 03 tháng gần nhất có xác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặc giấy tờ chứng minh thu nhập;

+ Hợp đồng lao động (nếu có)

+ Giấy tờ khác tùy theo gói vay

- Đối với khoản vay có tài sản đảm bảo (vay thế chấp):

Ngân hàng VPBank có điều kiện vay thế chấp như sau:

+ Là công dân Việt Nam có độ tuổi từ 23 - 60 tuổi;

+ Phát sinh thu nhập từ 5 triệu đồng/tháng đối với cán bộ - công nhân - viên chức;+ Có đầy đủ giấy tờ chứng minh tính pháp lý của tài sản đảm bảo;

+ Nguồn vốn giải ngân của gói vay không thấp hơn 70% giá trị tài sản đảm bảo (con số này có thể chênh lệch tùy theo gói vay)

*Hồ sơ vay thế chấp:

+ Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực;

+ Sổ hộ khẩu/Bằng lái xe;

+ Bảng sao kê lương 03 tháng gần nhất có xác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặc giấy tờ chứng minh thu nhập:

+ Hợp đồng lao động (nếu có);

+ Các giấy tờ pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo: giấy tờ đất, giấy đăng ký xe, các loại giấy tờ có giá (cổ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, );

Quy trình vay vốn ngân hàng

Bước 1: Lựa chọn sản phẩm vay vốn phù hợp

Khách hàng cần lựa chọn sản phẩm vay vốn phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình VPBank cung cấp đa dạng các sản phẩm vay vốn KHCN, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng với nhiều mục đích khác nhau

Bước 2: Đăng ký vay vốn

Khách hàng có thể đăng ký vay vốn tại các điểm giao dịch của VPBank trên toàn quốc Khi đăng ký vay vốn, khách hàng cần cung cấp các giấy tờ sau:

- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu

- Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú

- Giấy tờ chứng minh thu nhập

- Giấy tờ chứng minh tài sản (đối với các sản phẩm vay thế chấp)

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ vay vốn

Ngày đăng: 13/08/2024, 16:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN