1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khái quát những vấn đề chung của chính sách thuế sử dụng đất

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khái quát những vấn đề chung của chính sách thuế sử dụng đất
Tác giả Tạ Bảo Huy, Hàn Sơn Tùng, Đặng Lê Trà My
Người hướng dẫn Trần Thu Thủy
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản lý Nhà Nước về Đất Đai
Thể loại Bài luận
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,47 MB

Nội dung

Đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệpCăn cứ Điều 1 Nghị định 74 CP, tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, g

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC

DÂN

Khoa môi trường, biến đổi khí hậu và đô thị

Tên đề tài: Khái quát những vấn đề chung của chính

sách thuế sử dụng đất

Bộ môn: Quản lý Nhà nước về đất đai Lớp học phần: TNDC1142(223)_01 Giảng viên hướng dẫn: Trần Thu Thủy Sinh viên thực hiện:

Tạ Bảo Huy-11222821 Hàn Sơn Tùng-11226729 Đặng Lê Trà My-11224346

Trang 2

1

M c l c ụ ụ

I Tổng quan 2

1.Khái niệm, vai trò của pháp luật thuế với đất đai 2

1.1 Khái niệm pháp luật thuế đối với đất đai 2

1.2 Vai trò của pháp luật thuế đối với đất đai 2

II Nội dung của chính sách thuế và sử dụng đất 3

1 Thuế sử dụng đất nông nghiệp 3

1.1 Đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp 3

1.2 Đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp .3

2 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 6

2.1 Đối tượng chịu thuế: 6

2.2 Người nộp thuế: 6

2.3 Đất không chịu thuế 6

2.4 Các trường hợp được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp .8

2.5 Thời hạn nộp thuế sử dụng đất 9

III Thực trạng 10

1.Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật thuế đối với đất đai 10

1.1 Thực trạng áp dụng pháp luật đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp .10

1.2 Thực trạng áp dụng pháp luật đối với thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 11

2 Những tồn tại của hệ thống pháp luật thuế áp dụng đối với đất đai 14

IV Những đề xuất, kiến nghị đối với chính sách thuế sử dụng đất 15

1 Đối với đất phi nông nghiệp : 15

1.1 Những vướng mắc phát sinh: 15

1.2 Những đề xuất kiến nghị: 16

2 Đối với đất nông nghiệp: 17

2.1 Những vướng mắc phát sinh: 17

2.2 Những đề xuất kiến nghị: 17

Tài liệu tham khảo 18

Trang 3

2

I Tổng quan

1.Khái niệm, vai trò của pháp luật thuế với đất đai

1.1 Khái niệm pháp luật thuế đối với đất đai

Cơ sở pháp lý để áp dụng thuế mới: Việc áp dụng bất kỳ loại thuế nào, bao gồm thuế đối với đất đai, cần có cơ sở pháp lý để đảm bảo tính cưỡng chế

Văn bản pháp luật về thuế đất đai: Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật về thuế đối với đất đai để làm nền tảng pháp lý cho việc thực thi

Pháp luật thuế đối với đất đai: Là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến việc thu thuế đất đai vào ngân sách nhà nước

Mục đích: Tập trung các khoản thu về thuế có liên quan đến đất đai vào ngân sách nhà nước

1.2 Vai trò của pháp luật thuế đối với đất đai

Kể từ khi được phát hành pháp luật thuế đối với đất đai đã phát huy được một số tác động tích cực, hỗ trợ cho công tác quản lý đất đai

Thứ nhất:

• Pháp luật thuế đối với đất đai là công cụ quan trọng giúp nhà nước quản lý hoạt động sử dụng đất, khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả

• Vai trò này do pháp luật thuế sử dụng đất nông nghiệp và pháp luật thuế nhà đất đảm nhiệm

Thứ hai:

• Vai trò: Đảm bảo sự động viên công bằng giữa các tầng lớp dân cư sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp

• Cách thức: Áp dụng thuế đối với đất đai để điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng

xã hội

Thứ ba:

• Vai trò:

• Tạo nguồn thu thường xuyên, ổn định cho ngân sách địa phương

• Hỗ trợ việc quản lý và điều tiết kinh tế ở địa phương

• Minh chứng: Giai đoạn trước đây, thu từ thuế đất đai đã đáp ứng hầu hết nhu cầu chi tiêu của chính quyền cấp huyện và cấp xã

2 Phân loại, đặc điểm

Pháp luật thuế sử dụng nông nghiệp và phi nông nghiệp

Trang 4

3

II Nội dung của chính sách thuế và sử dụng đất

1 Thuế sử dụng đất nông nghiệp

1.1 Đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp

Căn cứ Điều 1 Nghị định 74 CP, tổ chức, cá nhân sử dụng đất vào sản xuất nông -nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất nông -nghiệp, gồm:

- Các hộ gia đình nông dân, hộ tư nhân và cá nhân

- Các tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất dành cho nhu cầu công ích của xã

- Các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản bao gồm nông trường, lâm trường, xí nghiệp, trạm trại và các doanh nghiệp khác, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức xã hội và các đơn vị khác sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản

1.2 Đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

• Người sử dụng đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm; diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm; diện tích đất làm muối

• Diện tích được miễn thuế: Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm; diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm; diện tích đất làm muối

• Diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm bao gồm diện tích đất có quy hoạch, kế hoạch trồng ít nhất một vụ lúa trong năm hoặc diện tích đất có quy hoạch, kế hoạch trồng cây hàng năm nhưng thực tế có trồng ít nhất một

vụ lúa trong năm

• Hộ nghèo được giao hoặc công nhận đất nông nghiệp

Thời gian được miễn thuế: Đến hết ngày 31/12/2025

*Cách tính thuế sử dụng đất nông nghiệp

Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp dựa trên quy định tại Điều 5 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993, cụ thể như sau:

“Điều 5

Căn cứ tính thuế sử dụng đất nông nghiệp:

- Diện tích;

- Hạng đất;

- Định suất thuế tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất.” Theo đó, cách tính thuế đất nông nghiệp dựa vào công thức sau:

[Thuế sử dụng đất nông nghiệp] = [Diện tích] x [Hạng đất] x [Định suất thuế]

Trong đó:

Diện tích đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp

Trang 5

4

− Tại Điều 6 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993 quy định: “Diện tích tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là diện tích giao cho hộ sử dụng đất phù hợp với sổ địa chính Nhà nước Trường hợp chưa lập sổ địa chính thì diện tích tính thuế là diện tích ghi trên tờ khai của hộ sử dụng đất.”

− Theo đó, diện tích đất tính thuế là diện tích thực tế sử dụng được ghi trong sổ địa chính hoặc diện tích ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Trường hợp chưa lập sổ địa chính thì diện tích tính thuế

là diện tích ghi trên tờ khai của hộ sử dụng đất

− Diện tích đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp gồm diện tích thực tế sử dụng đất

kể cả bờ xung quanh của từng thửa ruộng, đất phục vụ trực tiếp cho sản xuất, không kể phần bờ dùng cho giao thông nội đồng hoặc dùng chung cho từ một cánh đồng trở lên Đối với các nông trường, trạm trại quốc doanh thì diện tích đất tính thuế là diện tích thực tế sử dụng phù hợp với luận chứng kinh tế - kỹ thuật được duyệt và thực tế địa hình

Hạng đất

Hạng đất nông nghiệp được phân hạng dựa theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp, cụ thể như sau:

“Điều 7

1 Đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản được chia làm 6 hạng, đất trồng cây lâu năm được chia làm 5 hạng

Căn cứ để xác định hạng đất gồm các yếu tố:

• Chất đất;

• Vị trí;

• Địa hình;

• Điều kiện khí hậu, thời tiết;

• Điều kiện tưới tiêu

2 Chính phủ quy định tiêu chuẩn hạng đất tính thuế theo các yếu tố nói tại Điều này và

có tham khảo năng suất bình quân đạt được trong điều kiện canh tác bình thường của 5 năm (1986 - 1990)

3 Hạng đất tính thuế được ổn định 10 năm Trong thời hạn ổn định hạng đất, đối với vùng mà Nhà nước đầu tư lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao, Chính phủ điều chỉnh lại hạng đất tính thuế

Điều 8

Căn cứ vào tiêu chuẩn của từng hạng đất và hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác định hạng đất tính thuế cho từng hộ nộp thuế trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.”

Trang 6

5

Như vậy, tiêu chuẩn của từng yếu tố xác định hạng đất nông nghiệp được xác định như sau:

Chất đất: Tức là độ phì của đất thích hợp với từng loại cây trồng

Vị trí: Là khoảng cách so với nơi cư trú của người sử dụng đất, khoảng cách so với thị trường tiêu thụ nông sản phẩm theo từng trường hợp cụ thể

Địa hình: Là độ bằng phẳng, độ dốc, độ trũng hoặc ngập úng của mảnh đất

Điều kiện khí hậu, thời tiết: Là nhiệt độ trung bình, lượng mưa trung bình hàng năm và các tháng trong năm; số tháng khô hạn trong năm; tần suất xuất hiện lũ, bão, sương muối, gió khô nóng trong năm và từng tháng; độ ẩm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng Điều kiện tưới tiêu: đối với đất trồng cây hàng năm là mức độ tưới tiêu chủ động; đối với đất trồng cây lâu năm là mức độ gần, xa nguồn nước hoặc không có nguồn nước và điều kiện thoát nước

Định suất thuế

Định suất thuế một năm tính bằng kilôgam thóc trên một đơn vị diện tích của từng hạng đất Căn cứ Chương 2 Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993, Chương 2 Nghị định

74-CP, định suất thuế được tính như sau:

- Đối với đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản:

- Đối với đất trồng cây lâu năm:

- Đối với cây ăn quả lâu năm trồng trên đất trồng cây hàng năm chịu mức thuế như sau: + Bằng 1,3 lần thuế sử dụng đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 1, hạng 2 và hạng 3;

+ Bằng thuế đất trồng cây hàng năm cùng hạng, nếu thuộc đất hạng 4, hạng 5 và hạng 6

- Đối với đất trồng các loại cây lâu năm thu hoạch một lần chịu mức thuế bằng 4% giá trị sản lượng khai thác

Trang 7

6

Hộ sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức diện tích theo quy định của Luật đất đai

2013, thì ngoài việc phải nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, còn phải nộp thuế bổ sung

do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định đối với phần diện tích trên hạn mức

Ví dụ thuế sử dụng đất nông nghiệp:

Hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp trồng cây ăn quả lâu năm với diện tích ghi trên sổ địa chính là 2ha, được UBND cấp xã xác định hạng đất 3 với định suất thuế là 400 Vậy thuế sử dụng đất nông nghiệp hộ gia đình phải nộp là: 2 x 3 x 400 = 2400 (kg)

2 Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

2.1 Đối tượng chịu thuế:

• Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất phi nông nghiệp, bao gồm:

• Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị

• Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

• Loại trừ: Đất sử dụng vào mục đích công cộng, đất làm nghĩa trang, nghĩa địa,…

2.2 Người nộp thuế:

• Người có quyền sử dụng đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

• Trường hợp chưa có Giấy chứng nhận: người đang sử dụng đất

• Trường hợp cho thuê đất: người nộp thuế được xác định theo thỏa thuận trong hợp đồng

• Trường hợp tranh chấp: người đang sử dụng đất

• Trường hợp nhiều người cùng sử dụng: người đại diện hợp pháp

• Trường hợp góp vốn kinh doanh bằng quyền sử dụng đất: pháp nhân mới

• Trường hợp thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước: người cho thuê nhà

• Trường hợp được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án xây nhà ở:

• Người được giao đất, cho thuê đất là người nộp thuế trước khi chuyển nhượng

• Người nhận chuyển nhượng là người nộp thuế sau khi chuyển nhượng

2.3 Đất không chịu thuế

Đất phi nông nghiệp không sử dụng vào mục đích kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế bao gồm:

a Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm:

• Đất giao thông, thủy lợi:

• Đất xây dựng đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, đường sắt

• Cảng hàng không, sân bay (bao gồm cả đất quy hoạch chưa xây dựng)

• Hệ thống cấp nước (không bao gồm nhà máy sản xuất nước)

• Hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thủy lợi, đê, đập

• Hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thủy lợi

Trang 8

7

• Đất xây dựng công trình văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao:

• Nhà trẻ, trường học, bệnh viện, chợ

• Công viên, vườn hoa, khu vui chơi trẻ em, quảng trường

• Công trình văn hóa, điểm bưu điện văn hóa

• Tượng đài, bia tưởng niệm, bảo tàng

• Cơ sở phục hồi chức năng cho người khuyết tật.Cơ sở dạy nghề, cai nghiện

ma túy, trại giáo dưỡng, trại phục hồi nhân phẩm

• Khu nuôi dưỡng người già, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

• Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh: Đã được xếp hạng hoặc được UBND tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương quyết định bảo vệ

• Đất xây dựng công trình công cộng khác:

• Đất sử dụng cho mục đích công cộng trong khu đô thị, khu dân cư nông thôn

• Kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế

• Hệ thống đường dây tải điện, mạng truyền thông, dẫn xăng, dầu, khí

• Hành lang bảo vệ an toàn các công trình trên

• Trạm điện, hồ, đập thủy điện

• Nhà tang lễ, nhà hỏa táng, lò hỏa táng

• Đất để chất thải, bãi rác, khu xử lý chất thải được cơ quan nhà nước cho phép

• Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng:

• Đất thuộc nhà chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện

• Trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở tổ chức tôn giáo

• Các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động

b Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa

c Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng

d Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ bao gồm diện tích đất xây dựng công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ theo khuôn viên của thửa đất có các công trình này Trường hợp này, đất phải thuộc diện đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận

e Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp

f Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh

g Đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình của hợp tác xã phục vụ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất tại đô thị sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép;

h Đất xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; đất xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống, xây dựng nhà, kho của hộ gia đình, cá nhân chỉ để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp

Trang 9

8

2.4 Các trường hợp được miễn thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Theo Điều 9 Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 và Điều 10 Thông tư 153/2011/TT-BTC, những trường hợp sau đây được miễn thuế đất phi nông nghiệp:

- Đất của dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư (đặc biệt ưu đãi đầu tư); dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư - thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư (ưu đãi đầu tư) tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; đất của doanh nghiệp sử dụng trên 50% số lao động là thương binh, bệnh binh

- Đất của cơ sở thực hiện xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường

- Đất xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, cơ sở nuôi dưỡng người già cô đơn, người khuyết tật, trẻ mồ côi, cơ sở chữa bệnh xã hội

- Đất ở trong hạn mức tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn-

Cách tính và mức nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

* Cách tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

Căn cứ Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Thông tư 153/2011/TT BTC, tiền thuế sử dụng đất phi -nông nghiệp phải nộp đối với diện tích đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất phi -nông nghiệp khác sử dụng vào mục đích kinh doanh được xác định như sau:

Số thuế phải nộp (đồng) = Số thuế phát sinh (đồng) Số thuế được miễn, giảm (nếu có)- Trong đó:

Số thuế phát sinh = Diện tích đất tính thuế x Giá của 1m2 đất (đồng/m2) x Thuế suất % Như vậy, để tính được số thuế phát sinh phải biết: (1) Diện tích đất tính thuế, (2) Giá của

01 m2 đất và (3) Thuế suất %

* Diện tích đất tính thuế:

− Điều 5 Thông tư 153/2011/TT-BTC thì diện tích đất tính thuế là diện tích đất phi nông nghiệp thực tế sử dụng

* Giá của 1m2 đất tính thuế:

− Giá của 1m2 đất tính thuế là giá đất theo mục đích sử dụng của thửa đất tính thuế

do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định và được ổn định theo chu kỳ 5 năm, kể từ ngày 01/01/2012

− Trường hợp trong chu kỳ ổn định có sự thay đổi người nộp thuế hoặc phát sinh các yếu tố dẫn đến thay đổi giá của 1m2 đất tính thuế thì không phải xác định lại giá của 1m2 đất tính thuế cho thời gian còn lại của chu kỳ

− Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trường hợp chuyển mục đích

sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp hoặc từ đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp sang đất ở trong chu kỳ ổn định thì giá của 1m2 đất tính thuế là giá đất theo mục đích sử dụng do UBND cấp tỉnh quy định tại thời

Trang 10

9

điểm được giao đất, cho thuê đất hoặc thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất và được ổn định trong thời gian còn lại của chu kỳ

* Thuế suất:

– Căn cứ điểm a, khoản 1, Điều 7 Thông tư 153/2011/TT-BTC thì với đất ở (bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần) thuế suất sẽ được xác định như sau:

Bậc thuế Diện tích tính thuế (m2) Thuế suất (%)

1 Diện tích trong hạn mức 0,03

2 Phần diện tích vượt không

quá 3 lần hạn mức

0,07

3 Phần diện tích vượt trên 3

lần hạn mức

0,15 – Các loại đất khác:

1 Đất sản xuất, kinh doanh

phi nông nghiệp, đất phi nông nghiệp khác sử dụng vào mục đích kinh doanh

0,03%

2 Đất sử dụng không đúng

mục đích, đất chưa sử dụng theo đúng quy định

0,15%

* Mức thuế sử dụng phải nộp hàng năm

Mặc dù cách tính khá phức tạp nhưng căn cứ vào biên lai thu thuế sử dụng đất hàng năm

mà hộ gia đình, cá nhân nộp thì mức thu dao động vài chục đến vài trăm nghìn đồng

2.5 Thời hạn nộp thuế sử dụng đất

Khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định thời hạn nộp thuế như sau:

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

- Thời hạn nộp thuế lần đầu: Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp thuế

Từ năm thứ hai trở đi, người nộp thuế nộp tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp một lần trong năm chậm nhất là ngày 31/10

- Thời hạn nộp tiền thuế chênh lệch theo xác định của người nộp thuế tại Tờ khai tổng hợp chậm nhất là ngày 31/3 năm dương lịch tiếp theo năm tính thuế

Ngày đăng: 13/08/2024, 16:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w