Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một vấn đề cơ bản của chương Khái Niệm trong môn Logic học đại cương.. Để có thể làm được những điều như trên, thì chúng ta cần phải có nền tảng, chư
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TIỂU LUẬN NHÓM 1: KHÁI QUÁT VỀ KHÁI NIỆM.
TÊN THÀNH VIÊN:
LÊ MỸ Ý - MSSV: 2356230070
LÊ THỊ LIÊN HƯƠNG - MSSV: 2356240025
NGUYỄN SỸ HOÀNG - MSSV: 2356240022 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: T.S PHẠM THỊ LOAN.
TP Hồ Chí Minh, 2024
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
HOÀN THÀNH
GHI CHÚ
Lê Mỹ Ý 2356230070 - Nhóm trưởng
- Soạn tiểu luận
- Thuyết trình phần
2
- Duyệt tiểu luận, Powerpoint
100%
Lê Thị Liên
Hương
2356240025 - Soạn Powerpoint
- Thuyết trình phần
Hoàng
2356240022 - Soạn câu hỏi
Minigame
- Thuyết trình phần 3
- Chỉnh sửa tiểu luận
100%
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN.
….………
….………
….……….
….………
….……….
….………
Trang 3TPHCM, ngày tháng năm 2024
Giảng viên hướng dẫn.
Trang 4MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
KHÁI QUÁT VỀ KHÁI NIỆM 5
I Khái niệm 5
1 Khái niệm là gì ? 5
2 Mối quan hệ giữ khái niệm và từ 5
3 So sánh từ và khái niệm 5
II Kết cấu của khái niệm 6
1 Nội hàm 6
2 Ngoại diên 6
3 Số lượng đối tượng trong ngoại diên 6
III Mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên 7
KẾT LUẬN 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tiên xin được gửi lời chào đến bạn đọc Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một vấn đề cơ bản của chương Khái Niệm trong môn Logic học đại cương Trước tiên chúng ta sẽ khái quát sơ lược về môn học này Logic học là môn được ra đời từ rất sớm, có vai trò trong cách nhìn nhận vấn đề của mỗi người về thế giới xung quanh Đây là môn khoa học nghiên cứu về các quy luật và hình thức của tư duy con người một cách khoa học Môn học này sẽ có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách nhìn nhận thế giới, chúng ta sẽ được trang bị những thông tin cần thiết để có thể đánh giá cũng như đưa ra quyết định đúng đắn Để có thể làm được những điều như trên, thì chúng ta cần phải có nền tảng, chương Khái Niệm sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về “ khái niệm”, “ mối quan hệ giữa khái niệm”, cũng như “ kết cấu của khái niệm” Sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu những vấn đề trên
Trang 6KHÁI QUÁT VỀ KHÁI NIỆM
I Khái niệm
1 Khái niệm là gì ?
Khái niệm là hình thức cơ bản nhất của tư duy trừu tượng, phản ánh đối tượng thông qua các đặc trưng cơ bản của nó, làm cơ sở, nền tảng cho phán đoán và suy luận
Khái niệm giúp con người phân biệt được đối tượng này với đối tượng kia, nhờ khái niệm con người mới có khả năng trao đổi thông tin với nhau
2 Mối quan hệ giữ khái niệm và từ
Khái niệm bao giờ cũng gắn với từ Thế nhưng từ không phải là khái niệm Cùng một từ như nhau nhưng có thể biểu thị nhữung khái niệm khác nhau Những khái niệm khác nhau cùng được thể hiện bằng một từ chính là cái mà ta vẫn gọi là những cách hiểu khác nhau về từ này
Tuy nhiên, chúng có những điểm khác biệt nhất định
3 So sánh từ và khái niệm
- Điểm giống nhau:
Khái niệm và từ đều là những phản ánh của thế giới khách quan Cả hai đều được hình thành thông qua quá trình nhận thức của con người đối với các đối tượng trong thực tế
Khái niệm và từ đều là những công cụ để tư duy giao tiếp Chúng ta
sử dụng khái niệm để suy nghĩ, và sử dụng từ để diễn đạt những suy nghĩ
đó cho người khác hiểu
- Điểm khác nhau:
Khái niệm là những hình thức tư duy trừu tượng, trong khi từ là những đơn vị ngôn ngữ cụ thể Khái niệm chỉ phản ánh những thuộc tính chung, bản chất của sự vật, hiện tượng, trong khi từ có thể phản ánh cả những đặc điểm cụ thể, riêng biệt
Khái niệm tồn tại trong tâm trí con ngươgi, trong khu từ được thể hiện bằng ngôn ngữ Chúng ta có thể hình thành nhưung khái niệm đó với người khác, chúng ta cần phải sử dụng từ
* Một số từ biểu thị nhiều khái niệm
Ví dụ:
Từ “công bằng” biểu thị nhiều khái niệm khác nhau như cào bằng, mọi người được đối xử như nhau, hoặc hiểu theo nghĩa ai làm nhiều hưởng nhiều, ai làm ít hưởng ít
Từ “quá” biểu thị nhiều nghĩa như: hơn so với mức bình thường, mức
độ không thể chấp nhận được
* Nhiều từ biểu thị một khái niệm
Ví dụ:
Trang 7Khái niệm “ yêu” được biểu thị bằng nhiều từ khác nhau như “ thương”, “mến”, “quý”,
* Từ không biểu đạt khái niệm
Ví dụ:
Từ “đó”, “đống”, “ kia”, “này”, “nọ”,
Như vậy, khái niệm và từ có mối quan hệ mật thiết và tương tác lẫn nhau trong quá trình tư duy và giao tiếp của con người Hiểu rõ về mối quan hệ này sẽ giúp chúng ta sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả hơn và
tư duy logic hơn
II Kết cấu của khái niệm
1 Nội hàm
Nội hàm ( nội dung cơ bản hàm chứa bên trong khái niệm) là toàn bộ những thuộc tính đặc trưng cơ bản được phản ánh vào trong khái niệm Nội hàm của khái niệm được xem là tính chất của khái niệm
Ví dụ:
Nội hàm của khái niệm “ hình chữ nhật” là “ hình bình hành”, “ có một góc vuông”
Nội hàm của khái niệm “ con người” là “ có khả năng chế tạo và sử dụng công cụ lao động”, “ có khả năng tư duy trừu tượng”,
Nội hàm của khái niệm “ trường học” là “ nơi học tập”, “ có giáo viên”, “có học sinh”,
2 Ngoại diên
Ngoại diên của khái niệm là tập hợp tất cả những phần tử có những thuộc tính đặc trưng được phản ánh vào trong khái niệm
Xác định được ngoại diên của khái niệm giúp con người nhận biết được những đối tượng nào được phản ánh vào trong khái niệm nhất định
và ngược lại, một khái niệm nhất định phản ánh được tập hợp đối tượng nào xác định
Ví dụ:
Khái niệm “ thực vật” ngoại diên là tất cả các thực vật đã, đang và sẽ sống trong tương lai
Khái niệm “ phương tiện giao thông” ngoại diên là tập hợp các phương tiện giao thông
3 Số lượng đối tượng trong ngoại diên
3.1 Khái niệm có ngoại diên rất rộng ( vô hạn)
Ví dụ:
Khái niệm “ động vật”, “ thực vật”, “ số tự nhiên”,
3.2 Khái niệm có ngoại diên hẹp ( hữu hạn )
Ví dụ:
Trang 8Khái niệm “Việt Nam”, “ Trung Quốc”, “ Vệ tinh tự nhiên của Trái Đất”, “ số tự nhiên bé nhất”,
3.3 Khái niệm có ngoại diên rỗng ( không có đối tượng nào)
Ví dụ:
Khái niệm “thần thánh”, “ Mặt trời quay quanh Trái đất”, “ Vệ tinh của Mặt trăng”,
III Mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên
Khái niệm bao giờ cũng thống nhất hai yếu tố: nội hàm và ngoại diên Mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên có tỷ lệ nghịch với nhau: nếu một khái niệm có nội hàm phong phú thì ngoại diên sẽ rất hẹp, và ngược lại, nếu một khái niệm có ngoại diên rộng thì nội hàm của nó sẽ rất nghèo nàn, ít thuộc tính và đặc trưng
Ví dụ:
Khái niệm “ động vật” có ngoại diên rộng hơn “con người” Ngược lại, nội hàm của khái niệm “con người” có thêm dấu hiệu “ ý thức”, “ có quan hệ xã hội”, “ biết sử dụng công cụ lao động”, mà nội hàm của khái niệm “ động vật” thì không có
1 So sánh mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên
Toàn thể những tính chất đặc trưng
thể hiện bản chất của đối tượng mà
khái niệm phản ánh
Toàn thể các phần tử có cùng đặc trưng mà khái niệm bao quát
Một hay nhiều dấu hiệu Không / Một / Vô số các phần tử
Nội hàm càng rộng thì ngoại diên
càng hẹp
Ngoại diên càng rộng thì nội hàm càng hẹp
Nhận xét: nội hàm và ngoại diên có mối quan hệ mật thiết nhưng lại tỷ lệ nghịch với nhau
Trang 9KẾT LUẬN
Tóm lại, sau khi cùng nhau tìm hiểu về một số vấn về cơ bản của “ chương Khái Niệm” chúng ta phần nào hiểu rõ hơn về chúng Bên cạnh việc hiểu những khái niệm cơ bảng và nền tảng ấy thì sẽ dễ dàng hơn cho việc tiếp thu và vận dụng kiến thức cho môn Logic học đại cương Môn học cũng như các khái niệm khá lạ và có tính trừu tượng cao, nên chúng
ta cần kiên trì hơn trong quá trình học tập Phần tài liệu trên do nhóm chúng mình tìm hiểu và tổng hợp lại, nên có thể có những sai sót Chúng mình rất mong nhận được những góp ý từ bạn đọc để hoàn thiện nhất
Trang 10TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Anh Tường, Phạm Thị Loan, Logic học, NXB Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh
2 Đinhnghia.vn - Tìm hiểu định nghĩa và mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên: https://dinhnghia.vn/moi-quan-he-giua-noi-ham-va-ngoai-dien-la-gi.html
3 Trường Đại học Mở TPHCM - Logic học:
http://khoaluat.ou.edu.vn/public/uploads/ck/media/files/Slide%20Logic
%20hoc.pdf